BẢN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT
SƠN
I.Giới thiệu chung
Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xi măng được thành lập từ năm 1996. Đến
ngày 23/3/2006 chuyển thành công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 900 tỷ
đồng. Công ty được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
từ ngày 2/12/2006, với tỷ lệ nắm giữ của nhà nước là 78,91%.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; Sản xuất và
kinh doanh vật liệu xây dựng khác.
Đây là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, phạm vi kinh doanh
tương đối hẹp nhưng lại có nhiều các công ty khác cùng tham gia thị trường
do đó có thể phân tích theo diễn biến của các tỷ số tài chính của công ty qua
các năm để thấy được xu hướng phát triển của công ty, nhưng khó có thể tìm
thấy những chỉ số trung bình ngành cần thiết, do vậy hướng phân tích chủ
yếu vẫn là phân tích theo xu hướng vận động qua các năm của công ty.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
II.Phân tích cơ cấu
1. Phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
STT TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tài sản 100 100 100
I Tài sản ngắn hạn 24,46 27,73 54,16
1 Tiền mặt 2,12 4,66 3,00
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 10,85 9,22 5,3
4 Hàng tồn kho 11.45 13,36 45,3
5 Tài sản ngắn hạn khác 0,4 0,49 0,54
II Tài sản dài hạn 75,54 72,27 45,84
1 Phải thu dài hạn 0,19 0,17
2 Tài sản cố định 74,72 71,38 44,98
3 Các khoản đầu tư dài hạn 0,63 0,72
Nguồn vốn 100 100 100
I Nợ phải trả 54,10 56,08 73,18
1 Nợ ngắn hạn 38,02 35,75 20,63
Vay ngắn hạn 22,52 28,08 12,37
Phải trả người bán 3,27 4,46 5,63
Phải trả người lao động 0,34 0,62 0,5
Chi phí phải trả 0,38 1,8 1,78
Phải nộp ngân sách 0,08 0,5 0,3
Phải trả ngắn hạn khác 11,24 0,14 0,043
Người mua trả trước 0,19 0,15 0,05
2 Nợ dài hạn 16,08 20,33 52,55
II Vốn chủ sở hữu 45,9 43,92 26,82
1 Vốn đầu tư của CSH 42,26 38,36 21,7
2 LNST chưa phân phối 3,44 4,14 2,4
3 Nguồn kinh phí và quỹ 0,2 1,42 2,72
Qua bảng cân đối kế toán và cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong
vòng 3 năm có thể thấy được một số xu hướng sau:
Quy mô của tài sản công ty tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2007 đến năm
2008. Năm 2006, quy mô là 2.129.344.562.519tỷ, năm 2007 tăng lên
2.345.775.582.438 tỷ, thì đến năm 2008, con số này vọt lên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
4.186.483.159.249 tỷ.Sở dĩ quy mô tổng tài sản của công ty tăng nhanh như
vậy là do công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn ,từ 2006 đến
2008, quy mô tài sản ngắn hạn đã tăng xấp xỉ 4 lần. Nguồn hình thành nên
tài sản cũng tăng với quy mô tương tự, trong đó công ty chủ yếu dung nợ để
tài trợ cho các tài sản tăng thêm. Không chỉ biến động về quy mô mà tỷ
trọng của các khoản mục trên bảng cân đối cũng thay đổi rõ rệt. Khoản mục
tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng liên tiếp trong 3 năm, đặc biệt từ 2007
đến 2008 tỷ trọng tăng gần 2 lần từ 27,74% lên 54,16%. Đây là nguyên nhân
dẫn đến quy mô tổng tài sản tăng vọt. Nguyên nhân tăng tỷ trọng chủ yếu do
hàng tồn kho tăng, từ 13,36% lên 45,3%. Tình trạng này có thể do công ty
không tiêu thụ được hàng ở thời điểm lập báo cáo.Các khoản mục khác như
phải thu ngắn hạn có diễn biến tốt, tỷ trọng giảm dần qua các năm, chứng tỏ
công ty quản lý khoản phải thu tốt. Tuy nhiên tỷ lệ tiền mặt còn ít, tăng giảm
không ổn định qua các năm, năm 2006 là 2,12%,năm 2007 là 4,66%, 2008 là
3%, các khoản đầu tư ngắn hạn không có, điêù này có thể ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tài sản dài hạn của công ty có xu
hướng giảm dần và giảm đột ngột trong năm 2008, còn 45,84% so với
72,27% năm 2007. Tài sản dài hạn tập trung chủ yếu vào tài sản cố định vì
đây là một doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Sở dĩ có sự giảm về tỷ trọng
qua các năm trên là do công ty đã khá ổn định về các tài sản cố định và bắt
đầu tập trung vào sản xuất. Các khoản đầu tư và phải thu dài hạn chiếm tỷ
trọng không đáng kể, có thể cho đây là một dấu hiệu tốt vì vốn được tập
trung tối đa cho sản xuất. Bên nguồn vốn tỷ trọng nợ không ngừng tăng, đến
năm 2008 tăng vọt lên 73,18% tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn tỷ
trọng lại giảm dần,từ 38,02% năm 2006 còn 20,63% năm 2008. Như vậy nợ
dài hạn tăng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn( do tài sản dài hạn tăng
không nhiều), điều này mang lại sự an toàn cho công ty nhưng đồng thời nó
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
tạo ra chi phí rất lớn. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, trong
đó lợi nhuận chưa phân phối giảm dần qua các năm, nguyên nhân là công ty
bắt đầu trích các quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển…tuy
nhiên các quỹ này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ.
2. Phân tích cơ cấu BCKQKD
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu thuần 100 100 100
Giá vốn hang bán 64,34 65,57 75,53
Lợi nhuân gộp 35,66 34,43 24,47
Chi phí bán hàng 13,8 15,10 4,13
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,56 4,54 5,44
Lợi nhuận từ SX,KD 17,30 14,79 14,90
Doanh thu tài chính 0,04 0,13 0,14
Chi phí tài chính 6,21 6,41 5,06
Lợi nhuận hoạt động tài chính -6,17 -6,28 -4,92
Doanh thu bất thường 1,08 1,00% 0,19
Chi phí bất thường 0,04 0,007 0,012
Lợi nhuận bất thường 1,04 0,993 0,178
Tổng lợi nhuận trước thuế 12,17 9,5 10,16
Thuế TNDN - - 1,42
Lợi nhuận sau thuế 12,17 9,5 8,74
Qua bàng BCKQKD tính theo tỷ lệ ta thấy cơ cấu của các thành phần trong
bảng biến động rất phức tạp và không có xu hướng rõ ràng qua 3 năm. Xét
về quy mô, doanh thu thuần qua 3 năm đã tăng đều từ 603.108.325.894 đồng
lên 1.195.058.669.695 đồng năm 2008. Tuy nhiên khoản mục giá vốn hàng
bán cũng tăng rất nhanh, cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2006 giá vốn hàng
bán là 388.069.463.736 đồng, chiếm 64,34% doanh thu thuần, đến năm 2008
giá vốn hàng bán là 902.662.058.669.695 đồng, chiếm 75,53% tổng doanh
thu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng giá vốn, nhưng quan trọng nhất đó
là trong năm 2008 hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, đẩy giá vốn hàng
bán lên cao. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu ngoài nguyên nhân
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
trên còn do xi măng là một mặt hàng chịu sự điều tiết đầu ra của nhà nước
trong khi đầu vào các doanh nghiệp phải tự chủ, do đó giá bán thấp trong khi
chi phí vẫn tăng cao. Chi phí bán hàng tăng nhẹ trong năm 2007 rồi giảm
mạnh trong năm 2008, có thể do công ty đã xây dựng xong các kênh phân
phối và đại lý từ năm 2007, năm 2008 công ty không bán được nhiều hàng.
còn chi phí quan lý doanh nghiệp tăng khá nhiều từ 2007 đến 2008,những
điều này làm lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh có giảm nhưng ít hơn so với
mức tăng của giá vốn hàng bán. Đối với hoạt động tài chính, chi phí tài
chính của công ty chủ yếu là lãi vay chiếm tỷ trọng khá nhiều, tăng giảm
không rõ ràng, đến năm 2008 tỷ trọng lãi vay so với doanh thu còn 5,06%.
Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nợ vay nhiều, năm 2008 vay dài hạn tăng
lãi chưa đến kỳ trả nên mới có sự sụt giảm như vậy. Doanh nghiệp không có
khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn nên doanh thu tài chính không đáng kể.
Điều này làm lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn âm, dẫn đến giảm lợi
nhuận trước thuế. Các hoạt động bất thường trong doanh nghiệp có xu
hướng giảm, chứng tỏ tình hình trong doanh nghiệp đã đi vào ổn định.
II. Phân tích tỷ số
1. Phân tích tỷ số thanh khoản
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hệ số thanh toán hiện hành 0,643 0,778 2,625
Hệ số thanh toán nhanh 0,342 0,402 0,429
Hệ số thanh toán tức thời 0,056 0,13 0,145
Qua 3 năm tình hình thanh khoản của doanh nghiệp đã tăng dần nhưng vẫn
trong tình trạng yếu kém . Nếu như ở năm 2006 và 2007, hệ số thanh toán
hiện hành của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1, một đồng tài sản ngắn hạn
không đủ trang trải cho 1 đồng nợ ngắn hạn, tình trạng rất nguy hiểm thì đến
năm 2008, 1 đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bằng 2,625 đồng tài sản
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5