Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ HELICOBACTER PYLORI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.32 KB, 9 trang )

CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ HELICOBACTER PYLORI
Bùi Hữu Hoàng

MỞ ĐẦU
Những năm đầu thế kỷ XX, người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của LDDTT là
do sự mất cân bằng giữa hệ thống phá hủy (acid dịch vị, pepsin) và hệ thống bảo
vệ (lớp mucin, niêm mạc dạ dày). Do vậy, việc điều trị tập trung chủ yếu làm giảm
tiết acid và tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặc dù các ổ loét được
trị lành khi dùng các thuốc ức chế tiết acid mạnh như thuốc ức chế bơm proton
(PPI) nhưng loét lại rất dễ bị tái phát sau khi ngưng thuốc, cho nên cần được điều
trị duy trì lâu dài(8).
Từ hơn 100 năm trước đây, Gulio Bizzozero lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện
diện của một loại vi sinh sống ở dạ dày của chó. Tiếp theo, nhiều nhà khoa học
cũng tìm thấy một loại xoắn khuẩn hiện diện trong lớp nhầy của dạ dày nhưng lại
thất bại trong việc nuôi cấy vi khuẩn. Mãi đến năm 1982, Robin Warren cùng với
người học trò của mình là Barry Marshall đã thành công trong việc nuôi cấy vi
khuẩn và đặt tên là Campylobacter pylori. Năm 1983, sự phát hiện
ra Campylobacter pylori và mối liên quan của nó với bệnh LDDTT đã chính thức
được công bố trên báo Lancet(8). Từ đó đã mở ra những thay đổi về quan niệm
bệnh sinh và cách điều trị LDDTT. Nhờ công phát hiện ra Hp, hai nhà khoa học
người Úc này đã được trao giải thưởng Nobel Y học vào năm 2005.


HELICOBACTER PYLORI LÀ GÌ?

Đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm, có từ 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi
khuẩn có thể chui sâu và sống được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày.
Khi nghiên cứu kỹ hơn về các đặc tính di truyền của vi khuẩn, người ta nhận thấy
nó không hoàn toàn giống như Campylobacter. Do vậy, vi khuẩn đã được chính
thức đổi tên thành Helicobacter pylori (Helix: xoắn, bacter: khuẩn, pylori: sống ở
hang môn vị). Hp còn có khả năng tiết ra men urease làm thủy phân urê thành


CO2 và amôniắc (NH3) tạo nên một lớp có tính kiềm bao bọc xung quanh vi khuẩn.
Khi gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu,
tạm ngưng hoạt động và ngưng tiết men urease. Đến khi gặp điều kiện thích hợp,
nó sẽ hoạt động trở lại. Đây là những đặc tính thích nghi khá độc đáo giúp vi
khuẩn tồn tại được trong môi trường acid dạ dày.
DỊCH TỄ HỌC
Nhiễm Hp là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người.
Tần suất nhiễm Hp thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng kinh tế-xã hội và chủng tộc.
Người ta ước tính có hơn nửa dân số trên thế giới đã bị nhiễmHp, chủ yếu ở các
nước đang phát triển với tần suất nhiễm rất cao từ 50-90% ở lứa tuổi > 20 và hầu
hết trẻ em bị nhiễm ở độ tuổi từ 2- 8 (5,6,8). Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ
nhiễm Hp cao, vào khoảng > 70% ở người lớn. Trong khi đó, ở các nước phát triển,
tuổi bị nhiễm thường > 50 tuổi, chiếm hơn 50% dân số. Tần suất này tăng thêm 10%
mỗi năm. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân-miệng) hoặc lây trực
tiếp (miệng-miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và
thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban đầu(8).
NHIỄM HELICOBACTER VÀ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN
Hp có một thời kỳ nhiễm tiềm ẩn lâu dài chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng vẫn
gây tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Mỗi chủng Hp có khác biệt nhau về khả
năng gây bệnh. Người ta ghi nhận nhiễm Hp xảy ra > 90% loét tá tràng và 70%


loét dạ dày(8). Trong khi đó, 90% viêm dạ dày và 50% chứng khó tiêu không do
loét cũng có sự hiện diện của Hp(8). Đặc biệt, viêm dạ dày mạn tính do
nhiễm Hp có thể làm teo niêm mạc dạ dày, giảm khả năng tiết acid và gây ra hiện
tượng chuyển sản ruột, rồi thành loạn sản, nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tuyến
ở dạ dày. Tần suất nhiễm Hp xảy ra khoảng 90% ung thư dạ dày với nguy cơ cao
gấp 2-6 lần so với những người chưa bị nhiễm. Ngòai ra, nhiễm Hp còn liên quan
đến một loại lymphôm tế bào B ở dạ dày, được gọi là u MALT (Mucosa
Associated Lymphoid Tissue). Gần 75% các u MALT có thể được điều trị khỏi

bằng kháng sinh diệtHp nếu phát hiện sớm(2,5,6, 8).
Ngoài các bệnh lý nêu trên, nhiễm Hp còn liên quan đến một số bệnh khác như:
1) Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Người ta ghi nhận ở những BN
bị GERD mà có nhiễm Hp mạn tính, triệu chứng ợ nóng rất nhẹ, có khi không xuất
hiện. Do vậy, nhiễm Hp được xem là yếu tố “bảo vệ” của GERD. Hiện tượng này
có thể là do tình trạng nhiễm Hp mạn tính đã gây viêm teo dạ dày, làm tổn thương
các tuyến tiết acid nên lượng acid trào ngược không đủ gây triệu chứng trên thực
quản. Do đó, người ta không khyến cáo phải tìm và điều trị Hp thường quy ở BN
GERD có triệu chứng ợ nóng nặng(2,6,8).
2) Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vấn đề liên quan giữa nhiễm Hp với bệnh tim
thiếu máu cục bộ vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số tác giả cho rằng tình trạng viêm
mạn tính ở dạ dày góp phần tạo ra một số yếu tố tăng đông như fibrinogen, gây tổn
thương thành mạch và hình thành các mãng xơ vữa, làm tắc nghẽn mạch vành gây
thiếu máu cục bộ ở tim. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân-quả giữa hai bệnh lý này vẫn
chưa được xác lập rõ ràng(3).
3) Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP): Gasbarrini lần đầu tiên nêu lên
mối liên quan giữa nhiễm Hp với ITP vì ông nhận thấy sau khi tiệt trừ Hp, số
lượng tiểu cầu của BN ITP được tăng lên rõ rệt. Cơ chế của hiện tượng này vẫn
chưa được biết rõ ràng nhưng có giả thuyết cho rằng một vài chủng Hp có biểu


hiện kháng nguyên Lewis. Kháng nguyên này có thể bám trên tiểu cầu, cho nên
tiểu cầu dễ bị kháng thể kháng Lewis phá hủy(7).
4) Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân có thể gặp ở BN nhiễmHp mạn
tính nhưng lại không đáp ứng với điều trị bổ sung sắt. Có nhiều cơ chế được đưa ra
để giải thích cho vấn đề: viêm dạ dày mạn tính có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tình
trạng vô toan do viêm teo dạ dày làm giảm hấp thu sắt, H,p sử dụng sắt như một
yếu tố tăng trưởng và ảnh hưởng đến dự trữ sắt từ lactoferrin ở dạ dày. Do vậy,
việc bổ sung sắt phải đi đôi với tiệt trừ Hp mới cải thiện được tình trạng thiếu máu
thiếu sắt kháng trị(4).

CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HP
Hiện nay để phát hiện Hp, người ta có thể sử dụng các phương pháp không xâm
lấn:
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng Hp.
Xét nghiệm này có giá trị trong lần chẩn đoán nhiễm đầu tiên (độ chính xác
chẩn đoán khoảng 90%(6)) nhưng không thể dùng xét nghiệm này để theo dõi sau
khi điều trị Hp vì kháng thể vẫn còn tồn tại trong máu trong nhiều tháng. Test
huyết thanh còn giúp phát hiện nhiễm Hp trong những trường hợp các xét nghiệm
khác bị âm tính giả như khi BN bị xuất huyết tiêu hóa, teo niêm mạc dạ dày, u
MALT, mới vừa dùng kháng sinh hoặc PPI(6).
Tìm kháng nguyên đơn dòng của Hp trong phân
Người ta có thể tìm kháng nguyên đơn dòng của Hp trong phân của BN với độ
nhạy và độ chuyên lần lượt là 91% và 93%(6,8). Cần lưu ý mẫu phân phải giữ ở
nhiệt độ -20oC(6) và phải ngưng kháng sinh ít nhất từ 6-12 tuần trước khi xét
nghiệm(8).
Test hơi thở sử dụng 13 C- hoặc 14 C-urea
Để gián tiếp phát hiện sự hiện diện của Hp thông qua đặc tính tiết men urease
của vi khuẩn(6,8). 14C-urê do có họat tính phóng xạ nên không được dùng ở trẻ em
và phụ nữ mang thai(8). Để tránh kết quả âm tính giả, bệnh nhân phải ngưng thuốc


PPI ít nhất 2 tuần và ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần(6,8). Test hơi thở có độ chính
xác chẩn đoán > 95% và thường được dùng để đánh giá kết quả sau khi tiệt
trừ Hp(5).
Tìm kháng thể kháng Hp trong nƣớc bọt và trong nƣớc tiểu
Ngoài ra, người ta còn tìm kháng thể kháng Hp trong nước bọt và trong nước
tiểu. Xét nghiệm này tuy đơn giản nhưng độ nhạy lại không cao(6).
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một xét nghiệm xâm lấn, có thể giúp chúng ta lấy các mẫu
sinh thiết niêm mạc ở dạ dày để làm CLO test (test urease nhanh), PCR, cấy vi

khuẩn hoặc nhuộm để phát hiện vi khuẩn Hp…(8)
ĐIỀU TRỊ
Chỉ định tầm soát và điều trị Hp được đa số các đồng thuận ở các nơi trên thế
giới đề nghị là LDDTT, viêm teo niêm mạc dạ dày, sau phẫu thuật cắt ung thư dạ
dày ở giai đoạn sớm, u MALT, tiền sử gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị
em ruột bị ung thư dạ dày(1,2,5,6,8). Ngoài ra, cần xem xét thêm một số chỉ định tương
đối như: BN bị chứng khó tiêu không do loét, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản
cần được điều trị dài hạn bằng các thuốc PPI, BN có tiền sử LDDTT hoặc xuất
huyết tiêu hóa (XHTH) do loét mà hiện đang dùng các NSAID dài hạn, BN đang
dùng aspirin dài hạn mà bị XHTH hoặc khi BN yêu cầu được tầm soát Hp để điều
trị(5,6,8).Hiện nay, người ta mở rộng thêm các chỉ định như: Ban xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch, thiếu máu nhược sắc không rõ nguyên nhân(5,6,7)… Ở những
vùng dân cư có tỷ lệ ung thư dạ dày cao, việc tầm soát và điều trị Hp có một ý
nghĩa chiến lược “hiệu quả-kinh tế” để phòng ngừa ung thư dạ dày(2,6).
Các phác đồ điều trị
Phác đồ chuẩn đầu tiên được đề nghị là PPI-amoxicillin-clarithromycin hoặc
metronidazole (nếu tỷ lệ kháng tiên phát đối với clarithromycin ở vùng đó <1520%) hoặc thay amoxicillin bằng metronidazole nếu tỷ lệ kháng metronidazole
< 40%(5,6,8). Trên thực tế, phác đồ chuẩn có tỷ lệ tiệt trừ Hp từ 60-80%(8). Mặc


dù hiện nay tỷ lệ kháng clarithromycin đang có khuynh hướng gia tăng ở một số
quốc gia nhưng các đồng thuận vẫn nhất trí chọn phác đồ ưu tiên sử dụng lần
đầu là PPI-amoxicillin-clarithromycin. Thời gian điều trị là 7-14 ngày. Tuy
nhiên thời gian điều trị 14 ngày cho tỷ lệ thành công cao hơn 7 ngày và 10
ngày(6). Khi thất bại với phác đồ đầu tiên, chúng ta không nên lặp lại phác đồ đó
nữa



nên


sử

dụng

phác

đồ

4

thuốc:

PPI-tetracycline-

metronidazole/tinidazolebismuth. Thời gian điều trị nên là 14 ngày. Phác đồ này
thường không được dễ chịu cho lắm vì phải uống nhiều thuốc, uống nhiều lần
và có nhiều tác dụng phụ(8). Nếu vẫn thất bại với phác đồ 4 thuốc, người ta phải
sử dụng đến phác đồ cứu cánh gồm: PPI-amoxicillin kết hợp với levofloxacin
(hoặc furazolidone, rifabutin). Thời gian điều trị là 10 ngày. Trong những
trường hợp thất bại liên tiếp và bị kháng nhiều kháng sinh, chúng ta nên cấy vi
khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh thích hợp (6). Một số nghiên
cứu, đặc biệt ở Ý đã ghi nhận phác đồ tiếp nối (sequential therapy) có hiệu quả
tốt trong việc tiệt trừ Hp so với phác đồ chuẩn(1,6,8). Phác đồ này bao gồm điều
trị 5 ngày đầu bằng PPI và amoxicillin, sau đó, tiếp nối bằng PPI kết hợp
clarithromycin và metronidazole trong 5 ngày kế tiếp. Tuy nhiên, phác đồ trên
cần được kiểm chứng thêm bằng thực nghiệm ở nhiều nơi. Gần đây, một số biện
pháp điều trị bổ trợ, ví dụ như sử dụng thêm các probiotics (Lactobacillus,
Bifidobacterium…), lactoferrin hoặc các thuốc ly giải chất nhầy cũng được báo
cáo có thể làm tăng thêm hiệu quả tiệt trừ Hp của kháng sinh(8). Tuy nhiên,

chúng ta cần có thêm các bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Caselli M. et al., Cervia II Working Group Report 2006: Guideline on diagnosis
and treatment of Helicobacter pylori infection in Italy, Digestive and Liver Disease
2007, 39: 782-789.

2.

Chey WD. et al. American College of Gastroenterology Guideline on the
Management of Helicobacter pylori Infection, American Journal of Gastroenterology
2007, 102:1808-1825

3.

Franceschi F. et al., Helicobacter pylori infection and ischaemic heart disease: An
overview of the general literature, Digestive and Liver Diseases 2005, 37: 301-308

4.

Kearney DJ, Helicobacter pylori infection and iron deficiency anemia:
Accumulating evidence in support of a real association, Indian Journal of
Gastroenterology, 2005 24: 147-150

5.

Lam SK et al., Report of the 1997 Asia Pacific Consensus Conference on the

managenment of Helicobacter pylori infection, Journal of Gastroenterology and
Hepatology, 1998, 13:1-12

6.

Malfertheiner P. et al., Current concepts in the Managenment of Helicobacter
pylori infection: the Maastricht III Consensus Report,Gut 2007, 56: 772-781

7.

McCrae KR., Helicobacter pylori and ITP: many questions, few answers, Blood,
2004, 103:752-753

8.

Vilaichone RK et al., Helicobacter pylori Diagnosis and Management,
Gastroenterology Clinical of North America 2006, 35: 229-247.





×