Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

LỢI ÍCH VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HÓA - XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI VỚI CISPLATIN MỖI TUẦN TRONG UNG THƯ VÒM HẦU GIAI ĐOẠN TIẾN XA TẠI CHỖ TẠI VÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.33 KB, 14 trang )

LỢI ÍCH VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HÓA - XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI
VỚI CISPLATIN MỖI TUẦN TRONG UNG THƯ VÒM HẦU
GIAI ĐOẠN TIẾN XA TẠI CHỖ TẠI VÙNG
Đặng Huy Quốc Thịnh*
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá lợi ích và độc tính cấp của xạ trị đồng thời với cisplatin
mỗi tuần trong ung thư vòm hầu tiến xa tại chỗ tại vùng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 121 bệnh nhân ung thư vòm hầu
giai đoạn III, IVA hoặc IVB được điều trị bằng phác đồ cisplatin 30 mg/m2 da
tuần x 6 tuần phối hợp xạ trị ngoài vào bướu nguyên phát và hạch 66 - 70 Gy,
phân liều 2 Gy, 5 phân liều/tuần.
Kết quả: 85,1% trường hợp hoàn tất 6 chu kỳ cisplatin mỗi tuần với liều 30
mg/m2. Độc tính huyết học độ 3 là 2,5%. Độc tính không huyết học chủ yếu độ 1
- 2, riêng độ 3 chủ yếu là viêm niêm mạc miệng (24,8%), viêm da (18,2%) và
sụt cân (19,8%). Không có trường hợp nào độ 4 và tử vong. Tỷ lệ đáp ứng hoàn
toàn đạt 81,8%.
Kết luận: Xạ trị đồng thời với cisplatin 30 mg/m2 mỗi tuần trong 6 chu kỳ
cho thấy khả năng dung nạp tốt và có lợi ích về mặt lâm sàng.
Từ khóa: Ung thư vòm hầu, hóa-xạ trị, Cisplatin, độc tính.


ABSTRACT
ACUTE TOXICITIES AND FEASIBILITY OF WEEKLY LOW DOSE
CISPLATIN CONCURRENT CHEMORADIOTHERAPY FOR LOCALLY
ADVANCED NASOPHARYNGEAL CARCINOMAS
Dang Huy Quoc Thinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No
4 – 2010 : 167 - 173
Purpose: To evaluate acute toxicities and feasibility of concurrent
chemoradiotherapy using weekly low dose cisplatin in patients with locally
advanced nasopharyngeal carcinomas (NPC).
Materials and methods: A prospective study was perfomed to enroll 121


patients with previously untreated stage III, IVA or IVB NPC. Patients received
6 cycles of weekly cisplatin 30 mg/m2. Radiation was targeted to begin on the
starting day of cisplatin. The total dose to primary tumor and neck nodes was
between 66 – 70 Gy in 33 - 35 fractions.
Results: The compliance of 6 cycles of cisplatin was 85.1%. The main
hematological toxicity was neutropenia (grade 3, 2.5%). The non-hematological
toxicities were mainly grade 1 - 2, following by grade 3 oral mucositis (24.8%),
grade 3 dermatitis (18.2%) and grade 3 weight lost (19.8%). There was no
grade 4 seen in this study. The complete response rate was 81.8%.
Conclusion: This concurrent chemoradiotherapy with weekly low dose
cisplatin 30 mg/m2 was safe and well tolerated. The high complete response was
significant, however, the future studies are needed for analysis of overall
survival and long-term complications.
Key words: Nasopharyngeal carcinomas, chemoradiotherapy, cisplatin,
toxicity.


MỞ ĐẦU
Ung thư vòm hầu là loại ung thư thường gặp tại các nước Đông Nam Á. Phân
tích hậu kiểm trên các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên gần đây cho thấy sử
dụng hóa-xạ trị đồng thời dựa trên hóa chất cơ bản là cisplatin đối với ung thư
vòm hầu tiến xa tại chỗ tại vùng làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ tái phát tại
chỗ tại vùng cũng như di căn xa(3,4,8,10,11). Thêm vào đó, phương pháp này cải
thiện có ý nghĩa về sống còn toàn bộ với tỉ lệ rủi ro là 0,48, tương ứng với lợi
ích về sống còn tăng lên 20% sau 5 năm(12,13,14). Phương pháp hóa-xạ trị đồng
thời đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn trong điều trị ung thư vòm hầu
hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc cải thiện kết quả điều trị thì hóa-xạ trị đồng
thời cũng đem lại nhiều độc tính cấp. Nhiều công trình nghiên cứu của các nước
đã phát triển cho thấy khi phối hợp hóa-xạ trị đồng thời độ trầm trọng của độc
tính có thể tăng từ 15 - 25%(12). Mức độ gia tăng độc tính này cũng thay đổi tùy

theo kiểu cách phối hợp hóa-xạ: Đồng thời xen kẽ hay đồng thời liên tục mỗi
tuần, phối hợp hóa trị đơn chất hoặc đa chất, hóa chất liều thấp hay liều cao…
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, do đặc điểm về thể chất cũng
như điều kiện chung khó khăn về kinh tế và hạn chế hiểu biết của phần lớn
người bệnh, cùng với sự khó khăn trong theo dõi, chăm sóc và xử trí các độc
tính liên quan điều trị thì việc tìm ra một phác đồ hóa-xạ trị đồng thời vừa có
hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vừa có thể kiểm soát an toàn các độc tính là
rất cần thiết.
Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là đánh giá lợi ích cũng như độc tính
cấp của hóa xạ trị đồng thời với cisplatin mỗi tuần trong ung thư vòm hầu tiến
xa tại chỗ tại vùng, đồng thời nhằm đưa ra khuyến cáo liều cisplatin nên sử
dụng trong điều kiện VN.


ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP
Bệnh nhân
121 bệnh nhân ung thư vòm hầu giai đoạn III - IV được chẩn đoán và điều
tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM. Bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu
thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh: Mô học được xác định là carcinôm vòm hầu,
giai đoạn III, IVA và IVB (UICC-TNM 2002, tái bản lần thứ 6), tuổi từ 20 đến
70, tổng trạng (PS) 0 - 2, không suy chức năng tủy, gan, thận (bạch cầu ≥
3000/mm3, Hb ≥ 10 g/dl, tiểu cầu ≥ 100.000/mm3, bilirubin toàn phần ≤ 1,5
mg/dl, AST/ALT ≤ 2 lần giới hạn trên bình thường, creatinin huyết thanh ≤ 1,5
mg/dl), phải viết cam kết nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ có xạ trị hoặc hóa trị trước đó, có thai hoặc cho con bú,
hoặc có các bệnh lý nặng đi kèm.
Đánh giá trước điều trị gồm khám thực thể vùng đầu cổ, soi tai mũi họng và
sinh thiết, chụp CT vòm hầu, X quang phổi, siêu âm bụng, xạ hình xương, công
thức máu và sinh hóa máu.
Xạ trị

Xạ trị với máy gia tốc mức năng lượng 6MV hoặc xạ trị máy cobalt 60 với
kỹ thuật xạ trị quy ước. Giới hạn trên của trường chiếu xạ trị ban đầu khoảng 2
cm cách bờ bướu được xác định dựa trên CT và bao gồm toàn bộ đáy sọ và
xoang bướm. Giới hạn sau trường chiếu tối thiểu 1,5 cm bao trùm hạch cổ sờ
thấy được. Giới hạn trước bao gồm xoang sàng sau, 1/3 sau xoang hàm hoặc tối
thiểu 1,5 cm bao trùm bướu thấy được trên CT.
Bệnh nhân được xạ trị bằng kỹ thuật xạ trị quy ước phân liều 2 Gy, 5 phân
liều mỗi tuần. Tư thế điều trị nằm ngửa, dùng hai trường chiếu đối song song
vào vòm hầu và hạch cảnh cao, và một trường chiếu đơn trước sau vào hạch cổ
giữa, thấp và trên đòn 2 bên, có che chì giữa. Sau 40 Gy sử dụng hai trường
chiếu thu nhỏ đối song song tập trung vào bướu nguyên phát. Hạch cổ lớn được
xạ trị bằng hai trường chiếu đối song song trước sau - sau trước vào hạch vùng


hoặc sử dụng bằng chùm electron với mức năng lượng thích hợp. Tổng liều 70
Gy đối với bướu nguyên phát, 60 – 70 Gy đối với hạch vùng trên đại thể.
Hóa trị
Cisplatin bắt đầu từ tuần đầu với 6 chu kỳ liên tiếp trong suốt quá trình xạ trị.
Liều cisplatin là 30 mg/m2. Bệnh nhân được truyền nước tổng cộng khoảng
1500 ml NaCl. Xạ trị được tiến hành 2-giờ sau khi bắt đầu truyền cisplatin.
Phòng ngừa nôn ói bằng thuốc chống nôn thông thường hoặc kháng thụ thể 5HT3. Hóa trị tạm ngưng khi số lượng bạch cầu < 3000/mm3 số lượng tiểu cầu <
75000/mm3, sốt > 380C, PS 3 - 4 hoặc nôn độ 3. Truyền lại cisplatin khi độc
tính huyết học phục hồi mức độ 1.
Đánh giá đáp ứng và độc tính
Tất cả các bệnh nhân đều được đánh giá mức độ đáp ứng bằng CT scan vòm
hầu, nội soi vòm hầu kiểm tra vào thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc xạ trị.
Đánh giá độc tính cấp dựa trên Tiêu chuẩn đánh giá độc tính chung của
Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI-CTC) phiên bản 2.0.



KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Có tổng cộng 121 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung vị là 48.
Có 45 trường hợp được điều trị bằng máy gia tốc mức năng lượng 6MV, 76
trường hợp được xạ trị bằng máy cobalt. Đặc điểm bệnh nhân được mô tả qua
bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm
Giới
Tuổi

PS

Yếu tố – T

Yếu tố – N

Giai đoạn

Mô học

Số trường hợp (%)

Nam

79 (65%)

Nữ

42 (35%)


Trung vị

48 (30 - 65)

0

17 (14%)

1

84 (69,5%)

2

20 (16,5%)

1

7 (5,8%)

2

30 (24,8%)

3

58 (47,9%)

4


26 (21,5%)

2

76 (62,8%)

3

45 (37,2%)

III

50 (41,3%)

IVA

26 (21,5%)

IVB

45 (37,2%)

Type 1

23 (19%)

Type 2

34 (28,1%)


Type 3

64 (52,9%)


Sự tuân thủ điều trị
Bảng 2 cho thấy sự tuân thủ hóa trị theo liều cisplatin. Tuy tất cả bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu này đều sử dụng liều 30 mg/m2/tuần tuy nhiên trong
thực tế liều cisplatin mỗi tuần sử dụng rơi vào 02 nhóm là 50 mg/tuần và 60
mg/tuần. Chúng tôi dựa vào 02 nhóm này để thử phân tích tính tuân thủ điều trị
cũng như độc tính. Hóa trị đủ số chu kỳ (6 chu kỳ) tính chung cả 02 nhóm là
85,1% (103/121 bệnh nhân), chiếm 90,5% (76/84) trường hợp đối với nhóm sử
dụng cisplatin 50 mg/tuần và 73% (27/37) đối với nhóm sử dụng cisplatin 60
mg/tuần. Xạ trị tạm ngưng có 21 trong số 121 trường hợp (17,4%). Trung vị
thời gian bị gián đoạn là 7 ngày, trong khoảng 4 - 10 ngày. Có 10 trường hợp
gián đoạn xạ trị do viêm niêm mạc độ 3 ở chu kỳ hóa trị thứ 5 của liệu trình
điều trị và 5 trường hợp do thiết bị xạ trị bị hư. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều
hoàn tất quá trình xạ trị.
Bảng 2. Sự tuân thủ số chu kỳ Cisplatin
Cisplatin
(mg/tuần)

Số
bệnh

Số chu kỳ
1

2


3

4

5

6

nhân

50

84

0

0

0

1

7

76

60

37


0

0

0

7

3

27

Độc tính cấp
Độc tính huyết học và không huyết học được liệt kê bảng 3 và 4. Không có
trường hợp nào tử vong liên quan điều trị. Nhìn chung độc tính huyết học
thường ở độ 1 - 2, chỉ có 3 trường hợp độc tính huyết học độ 3 gặp ở nhóm
cisplatin 60 mg/tuần, phải ngưng hóa trị ở chu kỳ thứ 5. Không có trường hợp
nào độc tính huyết học độ 4. Độc tính không huyết học chủ yếu là độ 1 - 2, tuy
nhiên độc tính độ 3 nhiều hơn so với nhóm độc tính huyết học, chủ yếu là viêm
niêm mạc miệng (24,8%), viêm da (18,2%) và sụt cân (19,8%).


Bảng 3. Độc tính huyết học
Cisplatin
(30mg/m2)

NCI-CTC Grade
Độc tính


1

2

3

4

52

5

0

0

45

5

0

0

Thiếu máu

60

2


0

0

Giảm tiểu cầu

12

2

0

0

Giảm bạch cầu

29

7

1

0

20

5

1


0

Thiếu máu

26

7

1

0

Giảm tiểu cầu

10

2

0

0

Giảm bạch cầu
Nhóm 50mg/tuần (n=84) Giảm bạch cầu hạt

Nhóm 60mg/tuần (n=37) Giảm bạch cầu hạt

Bảng 4. Độc tính không huyết học
Cisplatin


NCI-CTC Grade

Độc tính
1

2

3

4

Viêm da

12

60

12

0

Viêm niêm mạc

9

63

12

0


32

40

12

0

Nôn

10

9

1

0

Sụt ký

30

40

14

0

Viêm da


0

27

10

0

Viêm niêm mạc

0

19

18

0

3

24

10

0

Nôn

4


3

0

0

Sụt ký

8

19

10

0

Nhóm 50mg/tuần,(n = 84) Khô miệng

Nhóm 60mg/tuần,(n = 37) Khô miệng


Kiểm soát bướu
Trong suốt liệu trình điều trị không có ca nào tử vong do độc tính của điều
trị. 100% bệnh nhân được đánh giá vào thời điểm 06 tháng sau điều trị. Việc
đánh giá chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, CT scan vòm hầu và soi vòm hầu
kiểm tra. Đếm tế bào máu, xquang phổi, siêu âm bụng chậu hoặc vùng cổ khi
lâm sàng nghi ngờ. Kết quả cho thấy có 99 trường hợp (81,8%) đáp ứng hoàn
toàn, 6 trường hợp còn bướu, 8 trường hợp còn hạch, 3 trường hợp vừa bướu
vừa hạch, 5 trường hợp có di căn xa. Với trung vị thời gian theo dõi là 32 tháng,

khoảng thời gian theo dõi là 14 - 36 tháng, có 97 trường hợp còn sống không có
biểu hiện bệnh tại thời điểm thực hiện phân tích này. 15 trường hợp tái phát tại
chỗ tại vùng, 4 trường hợp di căn xa và 4 trường hợp vừa tái phát tại chỗ tại
vùng và di căn xa 5 trường hợp tử vong do bướu tiến triển.
BÀN LUẬN
Trong nhiều năm qua có khá nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên pha III về hóa-xạ
trị đồng thời ung thư vòm hầu tiến xa tại chỗ tại vùng được báo cáo. Cisplatin là
thuốc được dùng nhiều nhất trong các phác đồ phối hợp hóa-xạ trị. Các nghiên
cứu này phần lớn sử dụng theo kiểu phối hợp xen kẽ hóa-xạ trị mỗi 03 tuần, đơn
chất liều cao hoặc đa hóa chất phối hợp 5 FU-Cisplatin(4,5,6,15). Có nghiên cứu đã
công bố về hóa xạ trị sử dụng liều thấp mỗi ngày, liều trung bình mỗi tuần hoặc
liều cao một lần trong 3 tuần(7,8). Tuy nhiên, cách thức phối hợp nào tối ưu giữa
cisplatin và xạ trị vẫn chưa được thống nhất. Rất ít nghiên cứu có giá trị về ý
nghĩa của hóa xạ trị đồng thời liều thấp mỗi tuần. Nghiên cứu này nhằm đánh
giá lợi ích và độc tính của hóa xạ trị đồng thời bằng cisplatin mỗi tuần cho bệnh
nhân ung thư vòm hầu tiến xa tại chỗ tại vùng.
Chan và cộng sự là những người tiên phong trong đánh giá phác đồ sử dụng
cisplatin liều thấp mỗi tuần (40 mg/m2 mỗi tuần trong 8 tuần, không kết hợp với
hóa trị hỗ trợ) đồng thời với xạ trị cho carcinôm vòm hầu tiến xa tại vùng. Tại
thời điểm theo dõi trung vị là 5,5 năm, hóa-xạ trị đồng thời cho kết quả cải thiện
sống còn là 12% gần như có ý nghĩa với p = 0,049. Trong nghiên cứu này, sự


tuân thủ hóa trị là 78% ở chu kỳ thứ 4 và 44% ở chu kỳ thứ 6. Tác giả cũng cho
thấy sống còn không bệnh tiến triển đối với những bệnh nhân nhận ít hơn 6 chu
kỳ không khác biệt về mặt thống kê so với những bệnh nhân nhận ít nhất 6 chu
kỳ. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Chan, liều cisplatin tối ưu kết hợp mỗi tuần
với xạ trị vẫn chưa được xác định(10,11,12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả
các bệnh nhân được hóa trị bằng cisplatin 30 mg/m2/tuần. Đây là liều lý thuyết,
trong thực tế chúng tôi luôn sử dụng liều cisplatin theo kiểu tròn số nhằm thuận

tiện cho pha chế thuốc. Sau khi tính toán liều cisplatin dựa trên diện tích da thực
tế, nếu liều cisplatin mỗi tuần dưới 55 mg, chúng tôi làm tròn thành 50 mg, nếu
liều cisplatin/tuần > 55 mg chúng tôi làm tròn thành 60 mg. Ở nhóm bệnh nhân
sử dụng liều cisplatin/tuần là 50 mg có 90,5% (76/84) trường hợp hoàn tất đủ 6
chu kỳ cisplatin trong suốt quá trình xạ trị và các độc tính có thể kiểm soát được.
Khi sử dụng liều cisplatin/tuần là 60 mg có 73% (27/37) hoàn tất 6 chu kỳ hóa
trị. Tỷ lệ này là khá cao so với sự hoàn tất phác đồ hóa trị trong nghiên cứu của
Chan. Sự khác biệt có thể ở chỗ Chan sử dụng liều 40mg/m2 da và thực hiện đến
8 chu kỳ cisplatin. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhìn chung các độc tính
huyết học và không huyết học đều ở mức độ thấp, chủ yếu là độ 1 - 2, độ 3 xảy
ra thường xuyên hơn đối với độc tính cấp trên da và niêm mạc, điều này ảnh
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, ăn uống của người bệnh, vì vậy sụt cân cũng
khá phổ biện. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này cho thấy không có trường hợp
nào độc tính huyết học và không huyết học độ 4 trở lên.
Về tỷ lệ đáp ứng trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao, đáp ứng hoàn toàn
là 81,8%, cao hơn nghiên cứu của Lê Chính Đại và cộng sự(9) thực hiện theo
cùng phác đồ này là 79,5%.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa phân tích sống còn, nghiên cứu
0099(1) cho thấy hóa-xạ trị đồng thời có cải thiện sống còn toàn bộ 3 năm là 31%
cao hơn so với xạ trị đơn thuần, dựa trên hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin liều
cao mỗi 3 tuần một lần (100 mg/m2, trong 3 chu kỳ) theo sau bởi hóa trị hỗ trợ
bằng 5FU và cisplatin. Mặc dù phác đồ hóa trị kết hợp nào được coi là tiêu


chuẩn vẫn chưa được thống nhất tại các nước Châu Á, hiện tại cisplatin liều cao
vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân vì các nguyên nhân nhất
định nào đó. Thứ nhất là sự tuân thủ phác đồ chưa cao do liên quan đến độc tính.
Theo số liệu của nhiều nghiên cứu, chỉ có 43 - 71% trường hợp hoàn tất các chu
kỳ hóa trị đồng thời với xạ trị(11). Có thể có độc tính trầm trọng xảy ra làm bệnh
nhân từ chối hóa trị hỗ trợ. Thứ hai theo kinh nghiệm tại bệnh viện Siriraj Thái

Lan sử dụng phác đồ giống như nghiên cứu 0099 cho thấy, chỉ có 12% trường
hợp có thể hoàn tất số chu kỳ hóa trị kết hợp xạ trị. Cuối cùng là có 2 nghiên
cứu tại Châu Á mới đây sử dụng phác đồ tương tự nghiên cứu 0099 cũng cho
thấy kết quả tương tự. Điều này cho thấy việc áp dụng hóa-xạ trị đồng thời với
liều cisplatin cao đơn thuần hoặc phối hợp 5 FU đều khó đạt được hoàn tất các
chu kỳ hóa trị như mong muốn và gia tăng độc tính.
Mối liên quan chính của hóa xạ trị đồng thời là sự gia tăng tỉ lệ viêm niêm
mạc trầm trọng và làm hạn chế ăn qua đường miệng dẫn đến sụt ký(12). Trong
nghiên cứu sử dụng cisplatin liều cao mỗi 3 tuần một chu kỳ trong quá trình xạ
trị, tỉ lệ viêm niêm mạc độ 3-4 gia tăng, thay đổi từ 37 đến 62%. Trong nghiên
cứu của Chan về hóa xạ trị đồng thời với liều 40 mg/m2 mỗi tuần, tỉ lệ viêm
niêm mạc độ 3 - 4 là 49%. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30 trường hợp
viêm niêm mạc miệng độ 3, tương đương 24,8%, thấp hơn so với tác giả Chan.
So sánh với số liệu trong y văn, tỉ lệ viêm niêm mạc miệng trong nghiên cứu
của chúng tôi tương đối thấp hơn trong nhóm sử dụng cisplatin liều thấp 40
mg/m2(13).
Gián đoạn xạ trị ít hơn 10 ngày trong nghiên cứu này là 17,4%. Nguyên
nhân chính gây gián đoạn xạ trị là viêm niêm mạc miệng trầm trọng. Do đó cần
thận trọng khi có độc tính cấp gia tăng có thể vô tình dẫn đến trì hoãn hoặc kéo
dài thời gian điều trị. Và như chúng ta đã biết, việc kéo dài toàn bộ thời gian
điều trị có thể đưa đến khả năng kiểm soát tại vùng và tỉ lệ sống còn kém hơn
đối với ung thư vùng đầu cổ. Như vậy lợi ích của hóa xạ trị đồng thời cũng có
thể bị ảnh hưởng do làm kéo dài toàn bộ thời gian điều trị. Vấn đề này có thể


thấy rõ ràng hơn tại các nước đang phát triển, bệnh nhân có xu hướng đến giai
đoạn trễ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và thiếu các phương tiện chăm sóc nâng đỡ.
Với phương tiện chăm sóc nâng đỡ tích cực có thể làm giảm tối thiểu sự trì hoãn
toàn bộ thời gian hóa xạ trị đồng thời.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin
30mg/m2 mỗi tuần trong 6 chu kỳ cho khả năng dung nạp và lợi ích khá tốt. Các
độc tính cấp có thể chấp nhận được và tỷ lệ tuân thủ hoàn tất liệu trình điều trị
cao. Hơn nữa kết quả đáp ứng sơ bộ của bướu và hạch cho thấy đáng khích lệ.
Tuy nhiên, cần thêm thời gian để phân tích đánh giá lợi ích về mặt sống còn
cũng như các độc tính muộn của phương pháp này.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Al-Sarraf. M (1998). Chemotherapy versus Radiotherapy in patients with
advanced nasopharyngeal cancer: Phase III Randomized Intergroup Study
0099, in Journal of Clinical Oncoloogy, number 16, pp 1310 –
1317, Elsevier Science, USA.

2.

Beveridge. Roy A (2003). Cancer Chemotherapy Regimens and
associated adverse events, 4th edition, pp 1 – 4, Amgen, USA.

3.

Bonner. A. J. (2000). Interaction of Chemotherapy and Radiation, in
Gunderson. L. L and Tepper. EJ: Clinical Radiation Oncology, 1st edition,
chapter 6, pp 141 – 154; Churchill Livingstone, New York, USA.

4.

Bonner. A. J. (2000). Nasopharyngeal Carcinoma, in Gunderson. L. L
and Tepper. EJ: Clinical Radiation Oncology, 1st edition, chapter 24, pp 471
– 485; Churchill Livingstone, New York, USA.


5.

Chow. E. (2002). Radiotherapy alone in patients with advanced
nasopharyngeal cancer: Comparision with an intergroup Study. Is combined


modality treatment really necessary?, in Radiotherapy and Oncology,
number 63, pp 269 – 274, Elsevier Science, Ireland.
6.

Chua. D.T.T (2002). Concomitant chemo-irradiation for stage III – IV
nasopharyngeal carcinoma in Chinese patients : Results of a matched Cohort
analysis; in International Journal of Radiation Oncology and Biology, vol 53,
number 2, pp 334 – 343, Elsevier Science USA.

7.

Cvitkovic. E (1995). Undifferentiated Nasopharyngeal Cancer (UCNT):
Current diagnostic and Therapeutic Aspects; in International Journal of
Radiation Oncology, vol 32, number 3, pp 859 – 877, Elsevier, USA.

8.

Isobe. R. (2003). Concurrent chemoradiotherapy for locoregionally
advanced nasopharyngeal carcinoma: Is intergroup study 0099 feasible in
Japanese patients?, in Japanese Journal of Clinical Oncology, vol 33, number
10, pp 497 – 500, Japan.

9.


Lê Chính Đại (2005) Kết quả bước đầu của việc sử dụng hóa trị liều thấp
phối hợp đồng thời với xạ trị bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IV
tại bệnh viện K Hà Nội (2002-2003). Y học thực hành, Hội thảo quốc gia về
phòng chống ung thư, số 489, trang 56-59.

10.

Lin. J. C (2003). Phase III study of concurrent chemoradiotherapy versus
Radiotherapy alone for advanced nasopharyngeal carcinoma: Positive effect
on Overall and Progression-free Survival, in Journal of Clinical Oncology,
vol 21, number 4, pp 631 – 637, ASCO, USA.

11.

Lin. J. C (2004). Another way to estimate outcome of advanced
nasopharyngeal carcinoma. Is concurrent chemoradiotherapy adequate?, in
International Journal of Radiation Oncology and Biology, vol 60, number 1,
pp 156 – 164, Elsevier, USA.

12.

Mazeron. J-J (1997). Effet tardifs des radiations ionisants sur les tissus de
la Sphère ORL, dans Cancer Radiothérapie, volume 1, numéro 6; Elsevier,
Paris.


13.

Mizowak. T (2003). Concurrent chemotherapy and radiotherapy with low

dose Cisplatin for nasopharyngeal carcinoma; in American Journal of
Clinical Oncology, vol 26, number 2, pp 155 – 158, Lippicott William and
Wilkins, Phildelphia, USA.

14.

Poon. D (2004). Concurrent chemoradiotherapy in locoregionally
recurrent nasopharyngeal carcinoma; in International Journal of Radiation
Oncology and Biology, vol 59, number 5, pp 1312 – 1318, Elsevier, USA.

15.

Rischin. D (2002). The local Regionally advanced Nasopharyngeal
Carcinoma; Where does the chemotherapy piece fit? In Journal of Clinical
Oncology, vol 20, number 8, pp 1968 – 1970, Elsevier, Australia.

16.

Sanguineti. G (2003). Timing of Chemoradiotherapy and patient
selection for locally advanced Nasopharyngeal Carcinoma, in Clinical
Oncology, Number 15, pp 451 – 460, Elsevier, USA.



×