Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lí giải 3 thuyết âm mưu và một số vấn đề về nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.24 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA NGỮ VĂN

VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Chủ đề:
CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TÔN NGỘ KHÔNG
TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN

Vĩnh Long, 2015


Giảng Viên Hướng Dẫn:
Trần Thị Thanh Nguyên
Sinh Viên Thực Hiện (NHÓM 10):
Họ Tên

MSSV

1. Huỳnh Diễm My

1411061100

2. Lê Ngọc Hân

1411061065

3. Nguyễn Thị Mỹ Hiền

1411061116

4. Trần Thị Mộng Thường



1411061105

5. Dương Thu Nguyệt

1411061071

6. Trịnh Thị Thanh Thoản

1421161015

7. Nguyễn Kim Trúc Ly

1411061017


CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TÔN NGỘ KHÔNG
TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN
Đặt vấn đề
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Giới thiệu sơ lược tiểu thuyết Tây du ký
2.2 Những nhận định về nhân vật Tôn Ngộ Không
2.2.1 Tôn Ngộ Không là ai - Liệu Tôn Ngộ Không có thật hay
không có thật trong lịch sử
2.2.1.1
Tôn Ngộ Không là ai?
2.2.1.2
Tôn Ngộ Không có thật hay không có thật trong lịch sử
2.2.2 Tôn Ngộ Không có thật đã chết trong trận chiến phân tranh
thật - giả?

2.2.3 Sao không cử Tôn Ngộ Không một mình đến Tây Trúc thỉnh
kinh
2.3 Vai trò của nhân vật Tôn Ngộ Không
3. Kết thúc vấn đề
1.

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT TÔN NGỘ KHÔNG


TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN
Nhóm 10 – 28/8/2015
1.

2.

Đặt vấn đề
Trung Quốc là đất nước có kho tàng văn học cổ điển phong phú đến
nỗi được coi là chiếc nôi của văn hóa thế giới. Nỗi bật nhất có tứ đại kỳ thư
bao gồm các tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử
(Thi Nại Am), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần) và đặc biệt là tiểu thuyết
Tây du ký (Ngô Thừa Ân) - một tiểu thuyết khá quen thuộc với người dân
Việt Nam, được đông đảo người đọc đón nhận. Nhắc đến Tây du ký, có lẽ ai
trong chúng ta đều không quên nói đến nhân vật Tôn Ngộ Không - nhân vật
góp phần thành công cho quá trình đi thỉnh kinh. Đồng thời, Tôn Ngộ
Không cũng là nhân vật có lượt yêu thích nhiều nhất so với các nhân vật còn
lại trong tiểu thuyết.
Giải quyết vấn đề
2.1 Giới thiệu sơ lược tiểu thuyết Tây du ký
Tây du ký vốn bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời
Đường Thái Tông là Trần Huyền Trang năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn

Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi năm 629 đến năm 645 mới trở về, tổng cộng
mất 17 năm. Đường đi trên vạn dặm, qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 4
năm, ở lại Ấn Độ tìm thầy học đạo 13 năm, đặc biệt lưu học những 6 năm ở
chùa Na Lan Đà vốn là trung tâm phật học thời bấy giờ. Khi về nước ông
phải dùng 24 ngựa tải, mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt
Phật), 6 tượng Phật. Ông để ra 19 năm trời, dich được 75 bộ kinh Phật, cho
đến khi mất. Ông còn để lại một bộ Đại Dương tây vực ký 12 quyển, ghi
chép đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi
qua. Khi ông mất có đến 1 triệu người đưa tang và 3 vạn Phật tử đã dựng lều
cư tang gần phần mộ ông.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền
tụng rộng rãi trong dân gian. Lâu ngày nó trở thành truyền thuyết và thần
thoại hoá. Có nhiều người đã thử tài viết về hành trình đi thỉnh kinh của nhà
sư Trần Huyền Trang nhưng không thành công lắm. Duy chỉ có Ngô Thừa
Ân là tạo ra một tiểu thuyết Tây du ký hết sức mới mẻ và đặc sắc. Nó góp
phần đánh dấu tên tuổi của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân kể chuyện Tôn Ngộ Không
cùng với Trư Bát Giới và Sa hòa thượng phò Đường Tăng sang phương Tây


(Ấn Độ ở về phía Tây Trung Quốc). Đường đi gặp biết bao gian nan trắc trở,
tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở của Phật tổ, mang kinh Phật
truyền bá về phương Đông. Cốt truyện có thể tóm tắt như sau:
- Từ hồi 1 đến hồi 7: kể về lai lịch của Tôn Ngộ Không.
- Từ hồi 8 đến hồi 12: Giải thích nguyên do việc đi thỉnh kinh, giới thiệu lai
lịch Huyền Trang và các đệ tử.
- Từ hồi 13 đến 98: Thuật lại quá trình đi thỉnh kinh.
- Hồi 99 và 100: Kể lại quá trình thắng lợi trở về.
2.2 Những nhận định về nhân vật Tôn Ngộ Không
2.2.1 Tôn Ngộ Không là ai - Liệu Tôn Ngộ Không có thật hay không có

thật trong lịch sử
2.2.1.1
Tôn Ngộ Không là ai?
Theo các thi thoại đời Tống nghĩa là văn kiện liên hệ sớm nhất với
Tâu du ký, tiền thân Tôn Ngô Không là con khỉ tánh linh ở động Tử Vân núi
Hoa Quả, tự xưng Bát Vạn Tứ Thiên Đồng Đầu Thiết Ngạch Mi (Di) Hầu
Vương, năm 800 tuổi ăn trộm ở Tây Vương Mẫu Trì 10 quả bàn đào, bị Tây
Vương Mẫu sai đánh 3800 thiết bổng. Về sau dưới dạng bạch y tú tài gặp
đoàn thỉnh kinh của Huyền Trang và xin đi theo. Huyền Trang bèn đặt tên
cho là Hầu Hành Giả.
Bản Tây du ký đời Nguyên thu lục được một phần trong Phác Thông
Sự Ngạn Giải cho biết quê quán Tôn Ngộ Không ở động Thủy Liêm, núi
Hoa Quả. Tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, trên thiên cung trộm bàn đào và áo
tiên, đánh nhau với Lý Thiên Vương và Đại Lực Thần. Quán Khẩu Nhị
Lang Thần xuất binh theo lời mời của Thái Tử Mộc Xoa, đánh bắt được. Cự
Linh Thần theo lệnh Quan Âm giam dưới núi Hoa Quả, được Huyền Trang
trên đường thỉnh kinh cứu gỡ, đặt cho pháp danh Ngộ Không, sau đổi thành
Tôn Hành Giả.
Trong các kịch bản đời Minh, Tôn Ngộ Không quê ở động Tử Vân
La, hiệu Thông Thiên (Đạo Thiên) Đại Thánh, xưng là Tôn Hành Giả. Có
anh là Tề Thiên Đại Thánh, em là Yêu Yêu Tam Lang, chị là Lê Sơn Lão
Mẫu. Bắt cóc được nữ vương nước Kim Đỉnh đem về làm vợ. Ăn trộm tiên
y, tiên mạo, tiên đào, tiên tửu. Đem áo và nón tiên tặng vợ, mở Khánh Tiên
Y Hội. Bị Quan Âm và Lý Thiên Vương bắt. Quan Âm giam dưới núi Hoa
Quả. Được Huyền Trang giải cứu trên đường thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không là
pháp danh Quan Âm ban cho.


Bản Tây du ký đời Minh của Ngô Thừa Ân cho biết Tôn Ngộ Không
sinh ở núi Hoa Quả nước Ngạo Lai và sống ở động Thủy Liêm. Xưng Mỹ

Hầu Vương, hiệu Tề Thiên Đại Thánh. Trộm kim đan của Lão Quân và bàn
đào của Tây Vương Mẫu. Đánh nhau với Mộc Xoa (Huệ Ngạn, đệ tử Quan
Âm và con thứ 2 Lý Thiên Vương), Hiển Thánh Nhị Lang Chân Quân, và
Na Tra Thái Tử. Cuối cùng bị chó của Nhị Lang cắn và Lão Tử dùng thiết
luân bắt được. Ngọc Đế ra lệnh xử tử nhưng trốn khỏi lò bát quái của Lão
Quân. Cuối cùng bị Như Lai ập bàn tay đè dưới Ngũ Hành Sơn. Năm trăm
năm sau, Huyền Trang cứu thoát, cùng đi thỉnh kinh. Tên Tôn Ngộ Không
do thầy là Tu Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Huyền Trang gọi là Tôn Hành Giả.
Tôn Ngộ Không có thật hay không có thật trong lịch sử
Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang
lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. Theo như
cách viết trong tiểu thuyết Tây du ký thì Ngô Thừa Ân đã mạnh dạn biến tấu
các yếu tố lịch sử Trung Hoa. Cụ thể là trong lịch sử có ghi chép là Đường
Tam Tạng đi thỉnh kinh không có các đệ tử nữa người nữa quỹ, không có bị
yêu ma ăn thịt… còn trong tiểu thuyết của ông có xuất hiện nhân vật khác
như Trư Bát Giới, Sa Tăng, Tôn Ngộ Không, các yêu ma, thần tiên…
Chính vì thế, những ý kiến cho rằng Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật
trong lịch sử thì không thể chấp nhận được. Chúng ta chỉ nên công nhận là
rất có thể Ngô Thừa Ân xây dựng nhân vật Tôn Ngộ Không dựa trên một
nhân vật có thật nào đó. Tức là Ngô Thừa Ân rất có thể dựa vào một phần
nào hình dáng, tính cách, … của một người ông biết hoặc nghe kễ trong giai
đoạn lúc đó để đưa vào tiểu thuyết. Minh chứng là dân gian xưa đã đồn thổi
về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc).
Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là
“hầu hình nhân”. Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh
nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền
Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa,
nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. Với dữ kiện này,
phải chăng khỉ đá Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô
Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Nếu đúng là vậy thì nhân vật

họ Thạch kia chỉ là người phàm mắt thịt, chẳng thể nào là một Tôn Ngộ
Không tinh thông phép thuật như Ngô Thừa Ân đã xây dựng trong tiểu
thuyết được. Thế nên, đa phần mọi người khi đọc tiểu thuyết đều nghỉ ngay
là Tôn Ngộ Không là nhân vật hư cấu do Ngô Thừa Ân tạo ra.
2.2.2 Tôn Ngộ Không có thật đã chết trong trận chiến phân tranh thật giả?
2.2.1.2


Ở hồi 57 và 58 có nhắc tới chuyện Tôn Ngộ Không thật và giả, cả hai đã
có trận chiến phân tranh rất giữ dội. Nhìn lại tiểu thuyết, vào thời điểm mà
Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tảng đá, thì cũng là lúc Lục Nhĩ Mỹ Hầu
được xuất hiện. Điểm đặc biệt của con thạch hầu này là cùng nơi sinh ra,
cùng họ và đều có pháp lực ngang với Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên theo nhận
xét của nhiều người, Lục Nhĩ Mỹ Hầu thực sự còn có pháp lực cao hơn cả
Tôn Ngộ Không. Bởi vì Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung, đã được
hưởng một số không nhỏ kim đan, đào tiên nên pháp lực tăng muôn phần.
Trong khi đó Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại tự tu luyện để có pháp lực cao siêu. Vậy
mà khi giao đấu, hai người đều ngang ngửa nhau, nên suy ra Lục Nhĩ Mỹ
Hầu vốn có pháp lực cao hơn Tôn Ngộ Không.
Nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã
giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh. Sau đó
Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả. Điều này đã
tạo nên một cuộc chiến “kinh thiên động địa” của hai con khỉ “khủng” nhất
tam giới. Cả hai đánh nhau ngày đêm không ngừng nhưng vẫn không phân
định thắng bại. Cuối cùng đã đến gặp rất nhiều vị thần, tướng khắp tam giới
để nhờ phân định. Tuy nhiên vẫn không cách nào tìm ra ai là kẻ giả mạo.
Mọi chuyện mới chỉ thực sự kết thúc khi cả hai đến trước mặt Phật Tổ
Như Lai, chân tướng của Lục Nhĩ Mỹ Hầu mới lộ nguyên hình và bị Tôn
Ngộ Không một gậy đánh chết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng điều
này không thể xảy ra và dựng nên những “thuyết âm mưu” đáng sợ:

Thứ nhất: “Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu giống nhau như đúc,
đến cả gậy Như Ý cũng bị “copy” thì việc phân định thật giả thật không dễ.
Nếu nhân lúc đó mà Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh chết Tôn Ngộ Không thì cũng
không có ai đối chứng. Và như đã nêu ở phần đầu, Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có
pháp lực mạnh hơn Tôn Ngộ Không, nên không thể có chuyện Tôn Ngộ
Không một gậy đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu được”.
Thứ 2: “Trước khi đến gặp Phật Tổ, cả hai đã đến gặp Đế Thính, người
này đã nói: “Ta nghe ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế
Thính sợ nói ra sẽ khiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu nổi loạn? Hay là sợ thế lực đứng
sau con thạch hầu nguy hiểm này?”.
Thứ 3: “Ai cũng biết trước sự kiện Tôn Ngộ Không đại chiến Lục Nhĩ
Mỹ Hầu thì Tôn Ngộ Không luôn là một con thạch hầu ngang ngược, hạ sát
người không ghê tay, thường xuyên bất đồng với sự phụ mình, vì thế mới


nhiều lần bị Đường Tăng đuổi đi. Nhưng rõ ràng sau khi hạ được Lục Nhĩ
Mỹ Hầu, Tôn Ngộ Không lại rất ngoan ngoãn nghe theo Đường Tăng và phò
trợ đến nơi thỉnh kinh. Vậy đó thực sự là Tôn Ngộ Không hay Lục Nhĩ Mỹ
Hầu?”.
Thứ 4: “Lục Nhĩ Mỹ Hầu được mô tả là con thạch hầu có pháp lực cao
cường, có thể biết trước tương lai, thấu được quá khứ. Nếu như vậy thì tại
sao nó lại chấp nhận đến trước mặt Phật Tổ Như Lai nếu biết trước mình bị
vạch trần và bị đánh chết? Như vậy rõ ràng là có sự vô lý ở đây”.
Tất cả bốn điều trên, khi đọc thoáng qua điều khiến chúng ta suy nghĩ
thấy có lý. Nhưng khi đọc kĩ lại và suy ngẫm thì tất cả điều không hoàn toàn
đúng.
Ở thuyết âm mưu thứ nhất đúng là “Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu
giống nhau như đúc, đến cả gậy Như Ý cũng bị “copy” thì việc phân định
thật giả thật không dễ”. Nhưng theo tiểu thuyết thì hai bên đánh nhiều hiệp
mà không phân thắng bại, cả hai đi tìm Bồ tát, các thiên thần, Thượng đế,

Thác Tháp Lý Thiên Vương, Tam Tạng, mười Diêm Vương vẫn không
chứng minh được ai là thật, ai là giả mạo. Riêng Đế Thính biết mà không
giám nói ra. Cả hai mới đến chùa Lôi Âm, tìm Thích Ca Như Lai. Tại đây,
Như Lai vừa gặp hai Tôn Ngộ Không đã biết ngay ai là thật, ai là giả. Ngộ
Không giả nghe Như Lai nói: “đúng bản tướng của mình, sợ quá run bần bật,
vội vàng tung người nhảy đi định chạy trốn” liền bị các vị thần phật quay
kín. Ngộ Không giả là “Con di hầu sợ quá lông tóc dựng đứng, biết chừng
khó thoát, vội vàng lắc mình một cái, biến thành một con ong mật, bay vút
lên không, bị Như Lai tung ngay chính chiếc bát bằng vàng lên úp chụp, con
ong rơi xuống”. Sau đó, mọi người mở chiếc bát ra, “Tôn Đại Thánh không
kiềm chế nổi, vung gậy sắt nện một phát trúng đầu chết tươi”. Chính vì thế,
thuyết âm mưu thứ nhất nhận định: “Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có pháp lực mạnh
hơn Tôn Ngộ Không, nên không thể có chuyện Tôn Ngộ Không một gậy
đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu được” là hoàn toàn sai. Bởi lúc đó, Lục Nhĩ Mỹ
Hầu đã biến thành một con ong mật nên việc Ngộ Không đánh chết Lục Nhĩ
Mỹ Hầu là chuyện bình thường.
Ở thuyết âm mưu thứ 2, đúng là Đế Thính nghe ra được, ai là Ngộ Không
thật, ai là Ngộ Không giả và không giám nói ra. Ở đây Đế Thính không giám
nói ra vì Đế Thính biết: “Yêu quái này thần thông chẳng kém gì Tôn Đại


Thánh, quỷ thần cõi u minh có bao nhiêu pháp lực đâu, nên không thể bắt
nổi” chứ không phải vì “sợ thế lực đứng sau con thạch hầu nguy hiểm này”.
Ở thuyết âm mưu thứ 3 có nói: “Ai cũng biết trước sự kiện Tôn Ngộ
Không đại chiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu thì Tôn Ngộ Không luôn là một con thạch
hầu ngang ngược, hạ sát người không ghê tay, thường xuyên bất đồng với sự
phụ mình, vì thế mới nhiều lần bị Đường Tăng đuổi đi. Nhưng rõ ràng sau
khi hạ được Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Tôn Ngộ Không lại rất ngoan ngoãn nghe
theo Đường Tăng và phò trợ đến nơi thỉnh kinh. Vậy đó thực sự là Tôn Ngộ
Không hay Lục Nhĩ Mỹ Hầu?”. Xin thưa, đó là Tôn Ngộ Không chứng minh

ở thuyết âm mưu thứ nhất rồi. Mặt khác, chúng ta phải nhìn nhận rằng Tôn
Ngộ Không từ một con khỉ đá không biết gì về con người, dần dần sống
cùng con người và học cách làm người. Tôn Ngộ Không sống rất tình cảm.
Nhất là lúc Ngộ Không theo Tổ sư Bồ Đề học đạo 20 năm và khi bị Tổ sư
đuổi đi, “Ngộ Không nghe nói, ứa hai hàng lệ”. Nếu Ngộ Không không quý,
không kính trọng Tổ sư thì đã không khóc khi bị đuổi đi. Trở lại vấn đề,
chúng ta đều biết Ngộ Không đi theo Tam Tạng cũng khá lâu. Lúc đầu, Ngộ
Không thường bị Tam Tạng chửi và đuổi đi nên thường tỏ ra bức xúc.
Nhưng sau khi trải qua bao sóng gió, tình cảm thầy trò thay đổi và Ngộ
Không rất ngoan ngoãn nghe lời sư phụ thật ra cũng rất bình thường, bởi
Ngộ Không sống rất tình cảm.
Ở thuyết âm mưu thứ 4, đúng là “Lục Nhĩ Mỹ Hầu được mô tả là con
thạch hầu có pháp lực cao cường, có thể biết trước tương lai, thấu được quá
khứ” nhưng ở đoạn gặp Phật Như Lai, Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại tỏ ra “run bần
bật, vội vàng tung người nhảy đi định chạy trốn” khi bị Như Lai nói đúng
nguyên hình. Nếu như Lục Nhĩ Mỹ Hầu biết trước được chuyện xảy ra khi
gặp Như Lai thì tại sao lại “run bần bật”? Điều đó, gợi cho ta suy nghĩ Lục
Nhĩ Mỹ Hầu có thể không biết trước chuyện sẽ xảy ra khi gặp Như Lai. Và
nếu ngay lúc đó, Lục Nhĩ Mỹ Hầu lo sợ, không đi cùng Ngộ Không thật thì
sẽ chứng tỏ cho mọi người biết mình là giả mạo nên Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh
liều đi cùng Ngộ Không thật.
 Nhìn ở góc độ khác, chúng ta sẽ cảm thấy Lục Nhĩ Mỹ Hầu là một
hình tượng có hàm sắc phi thường. Đó là cách ám chỉ của tác giả đối với
những người tu hành nhưng trong tâm tính vẫn còn tà niệm, đến với tu hành
chỉ vì mong muốn được đến cõi niết bàn, sung sướng không lo nghĩ. Nhưng
thực chất việc tu hành là phải xuất phát từ ngộ tính của bản thân, từ trong
tâm niệm chứ không phải ham muốn.


2.2.3


Sao không cử Tôn Ngộ Không một mình đến Tây Trúc thỉnh kinh

Như chúng ta được biết, Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa,
đáng lẽ nên để Tôn Ngộ Không đi lấy kinh cho nhanh. Mặt khác, Tuy Tôn
Ngộ Không có tài cao nhưng sống thiếu kỷ cương, đúng sai đều nhận biết
được nhưng xử lý thường tuỳ tiện, hay sử dụng lối trừng phạt mà không có ý
thức giáo hoá. Ngộ Không tính lại nhiều lúc tự cao, tự đại cứ nghĩ mình ở
trên mọi người. Vả lại, Tôn Ngộ Không lại sống quá tự do, thích thì làm
không thích lại bỏ về Hoa Quả Sơn cùng với các huynh đệ, con cháu. Cử
Tôn Ngộ Không đi lấy kinh thì nhanh thật, nhưng lấy kinh mà không trải
qua gian khổ thì giống như là không được thành tâm, tu như thế sao thành
chính quả được.
Ngược lại, Đường Tăng là người có lòng từ bi rộng lớn, thanh tịnh đến
vô cùng, lòng tham được triệt từ vĩnh viễn, lại có khát vọng sâu tựa lòng đất,
cao tựa bầu trời, lại có trách nhiệm tột đỉnh đối với Vua Đường trong việc
khai mở tư tưởng và Đạo sống cho muôn dân xã tắc, lại có lòng hy sinh vì
nghiệp lớn của đất nước mà gạt bỏ mọi riêng tư... nên có đủ đức để đại diện
một quốc gia đi lấy kinh.
2.3

Vai trò của nhân vật Tôn Ngộ Không
Theo sự ghi chép của lịch sử Trung Hoa, thì Trần Huyền Trang là người
góp phần cho sự thành bại của việc đi thỉnh kinh. Thế nhưng, theo sự biến
tấu của Ngô Thừa Ân thì ông lại để Trần Huyền Trang – nhân tố quyết định
việc lấy kinh, trở thành nhân vật phụ. Thay vào đó, Tôn Ngộ Không là nhân
vật không có thật trong lịch sử lại trở thành nhân vật không thể thiếu trong
quá trình đi thỉnh kinh. Với tài năng xuất chúng, có phép thuật vô biên, Tôn
Ngộ Không trở thành nhân vật góp phần cho sự thành bại của việc đi thỉnh
kinh.

Tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ thấy rõ trí tuệ của Tôn Hành Giả (nặng
phần tự độ) cần phải được tu tập cùng với bi tâm độ sinh (phần độ tha của
Ðường Tăng) thì mới thiện xảo, mới tiến gần giải thoát tối hậu. Cũng thế, bi
tâm cần được trí tuệ vô ngã dẫn đường, nếu không thì dễ lạc đạo. Tác giả
Ngô Thừa Ân diễn đạt điểm giáo lý này qua sự xây dựng hai nhân vật
Ðường Tăng và Tôn Hành Giả. Khi nào mà Ðường Tăng không nghe Tôn
Hành Giả thì phái đoàn tây du trở nên buồn bã ảm đạm như một phái đoàn
đưa ma (như cảnh quỷ Hoàng Bào hãm hại Ðường Tăng sau khi Ngộ Không
bị đuổi về núi Hoa Quả). Bên cạnh đó, Đường Tăng mà rời xa Ngộ Không


một bước thì bị họa liền một bước. Chẳng hạn ở hồi 64: Ðường Tăng mắc
vào cảnh mê thơ, rượu và tình. Bấy giờ, khi Ngộ Không xuất hiện kịp thời
thì ma cảnh liền tan biến, Ðường Tăng được cứu, v.v…
Tôn Ngộ Không là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tác phẩm và là
một nhân vật điển hình không chỉ nổi bật ở những biểu hiện kỳ lạ về vòng
đời, về hình tướng, năng lực mà còn biểu hiện rất nhiều đặc điểm kỳ lạ về
tính cách. Điểm dễ thấy nhất ở Tôn Ngộ Không là ngạo nghễ, ngang tàng,
xem thường quyền uy. Thực ra, trong bất cứ xã hội nào, khi kẻ thống trị luôn
dựa vào quyền uy, bất chấp lẽ phải và đạo lý thì tất yếu sớm muộn cũng sản
sinh ra những nhân vật mang đặc điểm tính cách này. Do đó, bản thân sự
ngạo nghễ, ngang tàng, xem thường quyền uy không phải là lạ, mà chỗ lạ
chính là ở những biểu hiện cụ thể về mức độ và tính chất của nó. Tôn Ngộ
Không từ quả trứng đá sinh ra đã biểu lộ mầm mống xuất chúng qua hình
ảnh “mắt dọi hào quang, chiếu lên tân cung Đẩu”. Vì muốn được trường
sinh bất tử, Ngộ Không đã lênh đênh vượt biển, tầm sư học đạo 20 năm trời,
được Bồ Đề tổ sư truyền cho diệu quyết trường sinh và phép tránh “ba tai
hại”, thông thạo cả 72 phép Địa sát biến hóa lẫn phép “cân đẩu vân”. Bẩm
sinh đã có tính ngang tàng, lại thêm bản lĩnh thần thông quảng đại, nhờ công
phu tu luyện như thế, nên trước khi bị phật tổ Như Lai đè dưới núi Ngũ

Hành, Ngộ Không càng ngày càng kiêu căng ngạo mạn, không coi ai ra gì.
Hết náo long cung lại địa phủ, hết náo địa phủ lại liên tiếp ba lần đại náo
thiên cung.
Sau khi quy y đạo Phật, trở thành hòa thượng, Ngộ Không vẫn thường
xuyên bộc lộ cái tính khí ngạo nghễ, ngang tàng, xem thường quyền uy ấy.
Chỉ có điều, tư cách của Ngộ Không sau này đã khác, không còn là “yêu
tiên” ngông cuồng, phá phách, chỉ vì cá nhân mình nữa mà đã trở thành đại
đồ đệ của Đường Tăng. Ngộ Không thực hiện nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là
hộ vệ một trưởng lão “người trần mắt thịt” nhưng lại được tất cả tiên, phật,
thần thánh trên trời, dưới đất, âm phủ, long cung dốc lòng phò trợ sang Tây
Trúc. Ngộ Không luôn luôn giữ thái độ ngạo nghễ của người anh hùng,
không bao giờ cúi đầu xu nịnh. Mỗi lần gặp Ngọc Hoàng, Ngộ Không chào
to: “Chào lão quan, phiền ngài, phiền ngài!”. Có lần Ngộ Không vạch trần
sự kiềm thúc bất minh của Thái Thượng Lão Quân để hai đứa đồng tử coi lò
vàng, lò bạc lấy trộm bảo bối xuống hạ giới làm điều bậy bạ. Ở hồi 51 khi
qua núi Kim Đẩu, Ngộ Không đấu phép với con Tỷ Quái, bị mất gậy bịt
vàng, Ngộ Không nghĩ: “Yêu tinh này có biết ta. Ta nhớ khi ở trận đánh, nó


ngợi khen: “Thực là tài giỏi của một người đã náo Thiên cung”. Cứ xem như
thế, quyết không phải quái vật ở phàm gian, tất nhiên là hung tinh ở trên trời,
còn tơ tưởng phàm trần hạ giới”. Thế là Tôn Ngộ Không tự mình bày mưu
tính kế rồi vươn mình nhảy lên mây, thẳng tới ngoài cửa Nam Thiên Môn,
tìm Ngọc Hoàng hỏi cho ra nhẽ.
Có thể nói, từ khi quy y đạo Phật, cái tính khí ngạo nghễ, ngang tàng,
xem thường quyền uy của Ngộ Không chẳng những không bị triệt tiêu mà
còn nâng cao bởi một tầm tư tưởng lớn mang nội dung xã hội sâu sắc. Qua
đó mà bộc lộ mạnh mẽ lòng tự tôn, tinh thần khẳng khái, phẩm chất kiên
trinh và lòng trung thành, tận tụy của bản thân. Nhìn Đường Tăng lúc nào
cũng cung kính, sụp lạy thần thánh, Ngộ Không cảm thấy buồn cười và đã

nói với sư phụ một cách tự hào rằng: “Lão Tôn từ nhỏ là một trang hảo hán,
không biết lạy. Ngay cả gặp Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão
Quân, con cũng chỉ vâng một tiếng là xong”. Sự thật đúng là như vậy. Ở bất
kỳ mối quan hệ nào, Tôn Ngộ Không đều thể hiện thái độ, tư thế ngạo nghễ,
ngang tàng rất đặc trưng. Với hạng yêu quái thì bất kể nguồn gốc là gì, thần
thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không đều truy kích đến cùng, nếu bản
thân không hàng phục nổi thì lão lại đi mời tiên phật thần thánh giúp sức.
Với hạng “tiểu thần” như sơn thần, thổ địa, thành hoàng thì mỗi lúc cần
thiết, lão chỉ cần niệm chú “úm” một tiếng là có thể lôi lên hàng tá, chậm trễ
là dọa “giơ mắt cá chân ra” để cho ăn đòn.
Với thần thánh ở trên trời thì tuy có “lịch sự” hơn vì không còn kiểu
quan hệ đối đầu như trước nhưng vẫn cư xử theo lối ngạo nghễ y hệt hồi đại
náo thiên cung. Có lần Ngọc Hoàng sai thiên thần đi bắt yêu quái giúp Ngộ
Không nhưng xong việc, lão chỉ “ngẩng đầu lên chào Ngọc Hoàng thật to,
rồi quay sang các vị thần nói: Chào các vị, tôi đi đây”. Thiên sư tỏ ý trách
móc thì Ngọc Hoàng nói: “Chỉ cần được hắn vô sự, để trên trời được thanh
bình là may rồi”. Ngọc Hoàng ở ngôi chí tôn vô thượng mà còn “ngán” Ngộ
Không như thế, huống hồ là các vị thần thánh khác.
Đối với Đường Tăng, một mặt Ngộ Không luôn một lòng trung thành,
tận tâm tận lực phò tá, kể cả khi ông ta “trở mặt vô tình”, bạc bẽo ruồng bỏ
mình. Mặt khác lại thường xuyên tỏ rõ thái độ bất bình trước lối suy xét,
quyết định hồ đồ và thái độ nhu nhược quá đáng của ông ta. Lòng trung
thành, tận tụy của Ngộ Không được biểu hiện sinh động ở nhiều tình huống
khác nhau. Tác giả tỏ ra rất tinh tế khi thể hiện thái độ của Ngộ Không đối
với sư phụ. Với Đường Tăng, Ngộ Không vừa xác định được ranh giới quan


hệ thầy - trò, vừa ý thức rất rõ sư phụ mình là người trần mắt thịt. Vì vậy,
trước những suy xét, quyết định chủ quan, hồ đồ của Đường Tăng, Ngộ
Không thường là tức tối nhưng vẫn phải miễn cưỡng phục tùng và nhiều khi

tỏ rõ thái độ châm biếm. Mỗi khi oán trách sư phụ, Ngộ Không thường dùng
những lời lẽ nhẹ nhàng, lễ độ, đánh đúng vào chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu
của Đường Tăng.
Cùng với những đặc điểm kỳ lạ về vòng đời, hình tướng, năng lực,
những đặc điểm về tính cách của nhân vật đã nêu ở trên đã góp phần quan
trọng đưa đến sự thành công của tác giả trong việc sáng tạo một nhân vật
hoàn chỉnh, “vừa người vừa thần, vừa khỉ vừa quái” (diệc nhân diệc thần,
diệc hầu diệc yêu). Những đặc điểm về tính cách ấy cho thấy rõ ràng ý nghĩa
của hình tượng Tôn Ngộ Không rộng lớn hơn rất nhiều những khái niệm
trừu tượng từng được dùng để lược quy nhân vật này. Ví như cho rằng, bốn
nhân vật trong tứ chúng là hiện thân của bốn tính mà tính của Tôn Ngộ
Không là tài năng; hay khẳng định Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung là thể
hiện tinh thần đấu tranh dũng cảm, trí tuệ của nhân dân.
Tính cách đó vừa là kết quả, vừa là điều kiện của những tình huống mâu
thuẫn, xung đột phức tạp và gay cấn được mô tả trong tác phẩm. Qua đó mà
thể hiện sâu sắc tình cảm yêu - ghét, khen - chê đối với xã hội đương thời
cũng như lý tưởng xã hội, thẩm mỹ tích cực của nhà văn. Nhờ vẻ đẹp ấy mà
Tôn Ngộ Không xứng đáng là một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn
học. Chính vì thế mà nhân vật Tôn Ngộ Không được nhiều độc giả yêu thích
nhất trong tiểu thuyết Tây du ký.
“Tây du ký” thành công khi mang nhiều giá trị. Nghệ thuật xây dựng
hình tượng nhân vật rất độc đáo. Tác giả nhào nặn khắc họa tính cách thông
qua những chi tiết và hoàn cảnh tưởng tượng kì lạ. Đặc biệt là tính cách Tôn
Ngộ Không. Một mặt tác giả để cho Ngộ Không biết nhiều phép thần thông.
Một mặt tác giả lại để cho Ngộ Không sống cuộc sống đầy khổ cực như con
người. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy rõ: đặc điểm nổi bật của phong
cách nghệ thuật “Tây du ký” là hài hước. Tuy câu chuyện có nhiều cảnh yêu
ma, biến hóa lạ kì nhưng nó không khiến mọi người khiếp sợ. Từ trẻ em cho
tới người già, hầu như ai ai cũng yêu thích “Tây du ký”. Có lẽ vì yêu ma hay
thần tiên ở trong tác phẩm đều mang tính con người, ứng xử theo thế thái

nhân tình. Chính sự tự tin, lạc quan của Tôn Ngộ Không đã đem lại nhiều
sắc thái hài hước. Dù ở hoàn cảnh nào thì Ngộ Không vẫn luôn tự tin, nhất là
khi Ngộ Không thách đấu với Như Lai. Khi nói đến nội dung, ta có thể thấy


rõ: “Tây du ký” ngợi ca tinh thần phản kháng. Đồng thời, nói lên khát vọng
tự do của nhân dân, vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội, ngợi ca tinh thần
vượt gian khổ, chinh phục thiên nhiên và khắc họa tinh thần đấu tranh giành
tự do và độc lập đối với bọn quyền thế của nhân dân, v.v… Qua những điều
đó, chúng ta càng thấy rõ nhân vật Tôn Ngộ Không là nhân tố quan trọng
góp phần cho sự thành công của tiểu thuyết “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân.
3.

Kết thúc vấn đề
Từ khi Tây du ký ra đời, nó nhanh chóng thu hút số lượng lớn độc giả và
rồi nó trở thành một tiểu thuyết kinh điển. Tác phẩm kinh điển này đã thực
sự đi vào lòng độc giả bởi những giá trị nhân văn sâu sắc.
Ngay từ nhỏ, nhóm chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với “Tây du ký” trên
phim ảnh. Và ngày hôm nay, chúng tôi may mắn được tìm hiểu sâu hơn về
tiểu thuyết này. Nhóm chúng tôi rất vui về điều đó vì qua nội dung tìm hiểu,
chúng tôi có thể tự trả lời những câu hỏi lúc nhỏ không hiểu khi xem phim,
đại loại là: nhân vật Tôn Ngộ Không có thật hay không? Tại sao không để
cho nhân vật này tự đi thỉnh kinh? V.v…
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về tác giả tiểu thuyết, nhóm chúng tôi nhận
thấy Ngô Thừa Ân đã có những nhận thức sâu sắc về sự hủ bại của quan
trường phong kiến và nhân tình thế thái trong xã hội, trong lòng ông đầy
những nỗi bất bình và tư tưởng chống đối. Ông rất mong thay đổi hiện thực
đen tối, nhưng tuy có tài năng và hoài bão mà không có cơ hội thực hiện,
cho nên chỉ có thể thở dài. Ông dốc nỗi bất bình và nguyện vọng tốt đẹp của
mình vào tiểu thuyết “Tây Du Ký” của mình. Điển hình là cách ông xây

dựng hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, coi điều
gian ác là thù địch, luôn đấu tranh vì chính nghĩa. Trước vũ khí thần bí “gậy
vàng như ý” mọi yêu ma quỷ quái đều bị mất đi uy phong, một là sẽ chết,
hai là phải bó tay chịu trói. Tất cả những điều này đều phản ánh nguyện
vọng muốn quét sạch mọi hiện tượng xấu xa và thế lực ác bá trong xã hội
của Ngô Thừa Ân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thảo Dân, Sao không cử Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh cho nhanh?


( />2. Thái Hà, Người anh hùng Tôn Ngộ Không
( />3. Minh Khánh, 3 "thuyết âm mưu" gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký.
( />4. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Văn học Trung Quốc (Tập 2), NXB Giáo
dục, 1988.
5. Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh dịch, Tây du ký, Nhà xuất bản Văn
học Hà Nội, 1988.
6. Tinh Vân, Tiết lộ về Ngô Thừa Ân-'cha đẻ' của Tây Du Ký.
( />7. Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ, Bốn kiệt tác văn học cổ đại
Trung Quốc – Tứ đại kỳ thư.
( />


×