Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.53 KB, 7 trang )

Tự sự học: Tên gọi,
lược sử và một số vấn đề
lí thuyết
Phần 1




1. Lược sử Tự sự học
Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa Ngữ văn, ĐHSPHN) và sau đó là
việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb ĐHSP, 2003)
dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một chuyên ngành nghiên cứu
văn học quan trọng ở Âu - Mỹ, chuyên ngành Tự sự học - Narratology.
Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Nói theo
một cách khác, khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự (câu nói quen thuộc ở phương Tây
- History is a story/ L’Histoire est unrécit). Thế nhưng nghiên cứu tự sự chỉ thực sự trở
thành một khoa độc lập dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái Cấu trúc luận Pháp trong
khoảng thập niên những năm 60 thế kỉ trước. Do vậy, có cách gọi tự sự học cấu trúc luận.
Năm 1966, tạp chí Giao tế xuất bản tại Paris đã dành hẳn kì số 8 cho chuyên san Nghiên
cứu kí hiệu học - Phân tích cấu trúc tác phẩm tự sự giới thiệu tập trung lí luận căn bản của
tự sự học. Và phải đến năm 1969, Tezvetan Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu
trúc luận Pháp mới chính thức khai sinh danh xưng Tự sự học (Narratologie - tiếng Pháp)
khi xuất bản công trình Ngữ pháp Chuyện mười ngày
(1)
. Cái mà Todorov gọi là ngữ pháp
ở đây chính là kết cấu tự sự của tác phẩm. Thực ra nghiên cứu cấu trúc tự sự là một truyền
thống lâu đời trong văn học phương Tây. Hoàn toàn có thể xem Thi pháp học của Aristote
là một trong những khởi đầu của truyền thống đó. Ngọn nguồn của truyền thống lí luận tự
sự phương Tây có thể truy đến tận Platon và Aristote, trong lúc khởi nguồn của tự sự học
Âu Mỹ thường được quy về ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức Nga. Thậm chí cho đến
ngày nay, khi tự sự học đã đi đến giai đoạn hậu cấu trúc luận, người ta vẫn phát hiện thấy


trong tác phẩm Đọc giải tự sự (Reading Narative) - một cuốn tiêu biểu cho lập trường giải
cấu trúc luận của James Hillis Mille sự kết hợp giữa thao tác của chủ nghĩa hình thức và lí
luận giải cấu trúc chủ nghĩa. Đương nhiên ta cũng không thể không nói đến những dính
dáng giữa tự sự học và trường phái phê bình mới cùng truyền thống tu từ học tiểu thuyết
trong văn học phương Tây.
Tự sự học kinh điển thường được hiểu là tự sự học giai đoạn những năm 60 kéo dài
đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy thực sự đã trở thành một trào lưu nghiên
cứu có tính quốc tế, nhưng vai trò tiên phong vẫn thuộc về các học giả Pháp. Rất nhiều khái
niệm nền tảng cũng như một số mô thức lí thuyết của tự sự học kinh điển bắt nguồn từ Cấu
trúc luận Pháp. Trong khoảng thập niên từ 70 đến 80 tự sự học bắt đầu thịnh hành ở Mỹ, thế
nhưng chủ yếu vẫn là ứng dụng và phát huy các mô thức lí luận của Pháp. Tự sự học tạo
nên một không gian lí tưởng cho đối thoại và hoà nhập giữa truyền thống phê bình Mỹ và lí
luận văn học châu Âu. Có thể nêu vài ví dụ về đóng góp cho tự sự học hiện đại của các học
giả Mỹ. Chẳng hạn, Gerald Prince là người tiên phong đề xuất khái niệm “đối tượng tiếp
nhận tự sự” hoặc “người thụ thuật”: naratee. Khái niệm này được chấp nhận rộng rãi và
được xem như là một bổ sung cho mô thức tự sự học Pháp. “Người thụ thuật” là đối tượng
hướng tới của người trần thuật, một nhân tố kết cấu đối ứng với người trần thuật, không liên
quan đến ngữ cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó có độc giả bằng xương bằng thịt. James
Phelan, một nhà tự sự học Mỹ khác giải thích khái niệm này như sau: kẻ thụ thuật là loại
độc giả mà người trần thuật (narator) trực tiếp giao lưu cùng, nó có khả năng mà cũng có
thể không có khả năng “trùng khít” với độc giả lí tưởng. Hoặc một đóng góp khác,
Seymour Chatman đề nghị phân biệt cái gọi là trường tri cảm có tính cách như một bộ thấm
lọc (filter) thông tin trần thuật của nhân vật với cái gọi là tầm nhìn hoặc nói quan điểm riêng
của người trần thuật khi phân tích góc nhìn tự sự (focalization)
(2)
. Thế nhưng Mỹ chỉ thực
sự trở thành trung tâm của nghiên cứu tự sự học quốc tế vào khoảng những năm 90 trở về
sau. Khi đó tự sự học bước sang giai đoạn hậu kinh điển. So với Mỹ, tự sự học ở Anh
thường vẫn được coi là “chậm tiến”. Hai ấn phẩm lớn về tự sự học của Anh năm
2005, Bách khoa toàn thư lí luận tự sự (Routledge xuất bản) và Chỉ nam lí luận tự sự (Nxb.

Blackwell) trên thực tế từ chủ biên cho đến các tác giả biên soạn chủ yếu đều mời từ Mỹ.
Ngay từ năm 2000, Brian Richardson, một nhà tự sự học đã dự đoán trên tạp chí Văn
thể (Style) của Mỹ: “Lí luận tự sự đang đạt tới một tầm cao mới toàn diện hơn. Lí luận
tự sự rất có khả năng sẽ chiếm địa vị trung tâm trong nghiên cứu văn học khi mà những hệ
hình (paradigm) phê bình vốn từng có vị trí chủ đạo bắt đầu suy yếu đi cùng lúc mô thức
(model) phê bình mới (chí ít cũng không giống như cũ) đang thịnh hành dần lên”
(3)
. Cái
mà Richardson gọi là lí luận tự sự ở đây chính là tự sự học hậu kinh điển xuất hiện như
bước kế tiếp của giai đoan tự sự học kinh điển Cấu trúc luận. Tự sự học kinh điển cấu trúc
luận Pháp kích thích tự sự học hậu kinh điển Mỹ cũng giống như sau đó không lâu giải cấu
trúc luận Pháp lại gợi ý cho công cuộc giải tự sự học (ananarratology) ở Mỹ
(4)
. Ở Trung
Quốc
(5)
, lí thuyết tự sự học phương Tây bắt đầu được giới thiệu từ những năm 80 thế kỉ
trước. Cuối thập niên 80, nghiên cứu tự sự học tại Trung Quốc đã đạt đến cao trào. Phần
lớn các tác phẩm tự sự học quan trọng của tự sự học kinh điển xuất bản trong thập niên 70,
80 của phương Tây đều được dịch ra tiếng Trung. Thế nhưng tính đến những năm gần đây,
tự sự học Trung Quốc không kể dịch thuật hay trước tác nhìn chung vẫn đang còn dừng ở
trong phạm vi tự sự học kinh điển. Lí luận tự sự học hậu kinh điển thập niên 80 về sau chưa
được giới thiệu rộng rãi. Nỗ lực của nhóm Tân tự sự học lí luận dịch tùng (Trực thuộc Vị
Minh dịch khố - Đại học Bắc Kinh) trong việc xuất bản bản dịch tiếng Trung các công trình
tự sự học hậu kinh điển quan trọng của các học giả Mỹ, nói như chủ biên của bộ dịch tùng
này là nhằm giúp cho người Trung Quốc ý thức được bước tiến mới của tự sự học trong
bối cảnh Bắc Mỹ đã trở thành trung tâm của tự sự học hậu cấu trúc luận thay thế cho trung
tâm Pháp trong thời kì tự sự học kinh điển cấu trúc luận. Và cũng như ở Việt Nam ta, ngay
từ buổi đầu giới thiệu và dịch thuật tự sự học, việc xác định thuật ngữ, chọn dùng khái
niệm tương đương đòi hỏi những cố gắng nhất định. Trong tình hình mà một số thuật ngữ

quan trọng như tự sự, rồi tự sự học cũng như trần thuật, văn bản, diễn ngôn, thoại ngữ
mà hiện nay ta dùng đều là những từ Hán Việt thì việc tham khảo các học giả Trung Quốc
có lẽ cũng là một việc có ích. Giáo sư Trần Đình Sử có nói: “Chúng ta cần xây dựng cho
mình một hệ thống thuật ngữ tiếng Việt về tự sự học”
(6)
. Liên hệ đến Trung Quốc ông nói
thêm: “Ngay thuật ngữ Narratology người Trung Quốc hiện nay vẫn có hai cách dịch. Tự sự
học vàTự thuật học (tự = kể, thuật = kể). Khái niệm “tự thuật học” dùng tương đồng với
“tự sự học”, nhưng trọng tâm có lúc có phần khác nhau. “Tự thuật học” nghiêng về nghiên
cứu phương diện hành vi kể, lời kể, còn “tự sự học” nghiên cứu cả hai mặt: hành vi lời kể
và cấu trúc sự kiện”
(7)
. Tình hình Trung Quốc quả đúng như nhận xét của ông. Chúng tôi
cho rằng có thể gọi tự thuật học của Trung Quốc là trần thuật học. Thực ra thuật ngữ tự
thuật trong tiếng Trung, đặc biệt là trong ngữ cảnh nhất định của lí luận văn học có nội
dung hàm nghĩa tương đương với thuật ngữ trần thuật trong tiếng Việt (mặc dù trong tiếng
Trung cũng có từ trần thuật, nhưng nó có nghĩa như từ tường thuật của tiếng Việt. Ngược
lại chúng ta không có từ tự thuật mà trong đó chữ tự cũng có nghĩa là kể như trong từ tự sự.
Nói vậy là để phân biệt với từ tự thuật mà trong đó tự có nghĩa như tự trongtự truyện có cả
trong tiếng Trung lẫn tiếng Việt). Nhưng chúng tôi không dám quả quyết rằng vậy thì tự
thuật học Trung Quốc chính là hoặc tương đương với trần thuật học Việt Nam. Nếu chúng
ta đọc kĩ bài của Lại Nguyên Ân Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu
văn học ở Việt Nam (đồng thời tham khảo mục từ Trần thuật trong 150 thuật ngữ văn
học cũng của ông) thì sẽ cảm thấy trần thuật học mà ông chủ trương phải tương đương với
không phải là tự thuật học Trung Quốc mà là tự sự học của họ. Lại Nguyên Ân đề nghị cách
gọi trần thuật học
(8)
. Ông viết: “Trần thuật học (narratologie, naratology) được đề xuất cuối
những năm 60 do việc xem xét lại học thuyết Chủ nghĩa cấu trúc từ quan điểm lí thuyết
giao tiếp về bản chất của nghệ thuật và các dạng thức tồn tại của nó. Do vậy trần thuật

học đứng giữa một phía là Chủ nghĩa cấu trúc và một phía khác là Mỹ học tiếp nhận. Như
vậy điều cần lưu ý là Trần thuật học ở phương Tây là một trường phái, một khuynh hướng
học thuật chứ không đơn thuần chỉ là một bộ môn nghiên cứu”
(9)
. Đây là một lưu ý quan
trọng, tuy nhiên cũng chính vì vậy mà chúng tôi nghĩ vẫn càng nên dùng thuật ngữ “tự sự
học”. Nhất là khi ta đã ý thức được đối tượng của trường phái,khuynh hướng học thuật này
không chỉ là nghiên cứu văn học tự sự (trần thuật bằng /thông qua chất liệu ngôn từ) mà là
gần như hầu hết các dạng thức tồn tại của giao tiếp nghệ thuật chất liệu khác. Chúng tôi sẽ
nói đến ý này khi dẫn giải về khái niệm tự sự và trần thuật cũng như giới thiệu qua về tự sự
học hậu Cấu trúc luận hoặc gọi Narratologies (tự sự học số nhiều, nghiên cứu “trần thuật”
của, chẳng hạn, điện ảnh, vũ đạo, sử học, tranh liên hoàn phân biệt với danh từ không
đếm được naratology. Thậm chí đã thịnh hành cách nói cyberagenarratology – tự sự học
mạng internet) tiến đến hình thành một lí thuyết tự sự liên ngành. Tháng 11 năm 2003, một
hội thảo quốc tế về tự sự học tổ chức tại Đại học Hamburg (Đức) với chủ đề: vận dụng các
khái niệm tự sự học truyền thống vào nghiên cứu các loại văn bản phi văn học. Một học giả
Trung Quốc đã dịch cuốnNarratologies (Dvid Herman biên soạn, Ohio State UP, 1999)
là Tân tự sự học (Mã Hải Lương, Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 2002) với hàm ý đây là giai
đoạn mới của tự sự học – giai đoạn tự sự học hậu kinh điển (Herman cho rằng tự sự học
kinh điển đã lạc hậu so với tự sự học hậu kinh điển. Xem Narratologies, Nxb Ohio State,
phần Introduction). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng
giữa Narratology và Narratologies không phải là một tiến hoá mà chỉ là những diễn biến.
Điều chắc chắn là tự sự học hậu kinh điển (postclassicall narratologies) đã mở rộng đối
tượng nghiên cứu, nó không tự giới hạn tầm mắt ở bản thân “văn bản” tự sự. Chính vì thế
từ những năm 1990 trở về sau có người gọi nó là tự sự học chủ nghĩa ngữ cảnh.
Các học giả Trung Quốc nhìn chung ngày càng nghiêng về sử dụng thuật ngữ tự sự
học. Trong dịch thuật dường như họ chủ trương trong trường hợp các tác phẩm đầu đề có
viết từ Narratology thì dịch thành tự sự học. Trường hợp số nhiềuNarratologies thì như ví
dụ đã dẫn ở trên dịch thành tân tự sự học. Những cuốn nghiên cứu về narrative nói
chung (được hiểu là tự sự danh từ, phân biệt với naration - được hiểu là tự sự động từ)

cũng được dịch thành tự sự (học). Chẳng hạn ReadingNarrative của J. Hillis Mille được
dịch là Giải độc tự sự; Postmodern Narrative Theory của Mark Currie được dịch là Hậu
hiện đại tự sự lí luận; Recent Theories of Narrative của Wallace Martin được dịch
là Đương đại tự sự học; Narrative as Rhetoric: Technique, Audiences, Ethics,
Ideoology của James Phelan được dịch là Tác vi tu từ đích tự sự: Kĩ xảo, độc giả, luân lí,
ý thức hình thái. Cũng có lúc nguyên tác đề Narrative nhưng căn cứ nội dung sách, dịch
giả dùng từ tự thuật(với nghĩa mà Trần Đình Sử đã dẫn giải ở trên; tiếng Việt ở đây có thể
dịch thành trần thuật), ví dụ cuốn Fiction of Authority: Women Writers
and Narrative Voice của Susan Sniader Lanser được dịch là Hư cấu đích quyền uy: Nữ
tính tác gia dữ tự thuật thanh âm. Tất nhiên không phải là không có những trường hợp
gây “bối rối”. Chẳng hạn cuốn Narratology: Introduction to the Theory of Narrative của
Mieke Bal được dịch thành Tự thuật học: Tự sự lí luận đạo luận. Như sự phân định tự sự
hiểu theo nghĩa rộng và trần thuật hiểu theo nghĩa hẹp mà chúng tôi trình bày từ đầu đến
giờ, mà trước hết là theo thông lệ dịch ra tiếng Trung vừa trình bày, ta cảm thấy lí ra nên
nói ngược lại Tự sự học: Tự thuật lí luận đạo luận (Tự sự học: dẫn luận lí luận trần
thuật). Cũng nên nói thêm, nhất quán với chính mình, dịch giả tiếng Trung cuốn này đã
dịch đầu đề cuốn của David Herman - Narratologies: New Perspectives
on Narrative Analysis là Tự thuật học: Tự sự phân tích đích tân thị dã (xem phần Lời
người dịch, tr.5). Trong trường hợp này, thiết nghĩ Narrative dịch thành tự thuật (trần
thuật) hay tự sự là tuỳ, nhưng Narratologies chắc phải được dịch thành tân tự sự học (tự
sự học số nhiều hay tự sự học nghĩa rộng). Đây là nói các cuốn sách dịch, về mặt trước tác
tiếng Trung thì sao? Để càng thấy rõ hơn vấn đề, chúng tôi chỉ lấy ví dụ những trường
hợp mà chính tác giả tự dịch tên sách của mình ra tiếng Anh. Thân Đan một trong những
nhà tự sự học hàng đầu của Trung Quốc hiện nay có viết cuốn Tự thuật học dữ tiểu thuyết
văn thể học nghiên cứu (Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 1998; tái bản 2001). Bản thân bà
dùng hình thức tờ bìa song ngữ khi xuất bản tác phẩm này. Đầu đề tiếng Anh của cuốn
này làNarrtology and the Stylistics of Fition. Nội dung cuốn chuyên luận này cho ta thấy
narratology của nó chính là nghiên cứu bình diện trần thuật của tiểu thuyết trong liên hệ
về mặt thể loại. Đây là một chuyên khảo lí thuyết. Lấy một cuốn chuyên khảo có tính cách
vận dụng lí thuyết vào thực tiễn văn học Trung Quốc làm ví dụ - cuốn Trung Quốc Tự sự

học của A. Plaks. Cuốn này như chúng tôi đã nói không tính là của nghiên cứu tự sự học
của Trung Quốc (xem chú thích 6), nhưng bìa sách cũng dùng hình thức song ngữ thể hiện
một ý thức đối sánh thuật ngữ nhất định. Plaks dùng thêm đầu đề Chinese Narrative bên
dưới đầu đề lớn Trung Quốc Tự sự học. Chúng tôi không hoàn toàn cho rằng đây là hiện
tượng một cách tác giả tự “dịch” tên sách tiếng Trung của mình sang tiếng Anh, điều quan
trọng là một đoạn giới thuyết của ông trong sách này: “Tự sự hay còn gọi tự thuật là
những thuật ngữ vốn có từ lâu trong lí luận văn học Trung Quốc. Những năm gần đây
chúng được dùng để dịch từ narrativetrong tiếng Anh. Hiểu “tự sự” mà chúng tôi nghiên
cứu ở đây theo nghĩa cổ trong Khang Hy tự điển có lẽ không xác đáng cho bằng nói rõ
đây chính là tìm hiểu một sự vận dụng quan niệm narative phương Tây vào trong văn học
cổ điển Trung Quốc” (Trung Quốc tự sự học, Bắc Kinh đại học xuất bản xã, tr. 4). Nhân
tiện cũng xin nói thêm còn có một cuốn khác cũng gọiChinese Narrative (nhưng với
nghĩa Văn học tự sự Trung Quốc) khác xuất bản ở Mỹ năm 1977 gồm các bài viết về các
tác phẩm tự sự Trung Quốc lựa chọn từ hội thảo Nghiên cứu Trung Quốc tự sự văn tổ
chức năm 1974 cũng ở Mỹ.

×