Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

con nười trong truyện ngắn sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.52 KB, 12 trang )

Nhóm 3

1. Khái quát chung
1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975
Sau năm 1975, hiện thực đất nước bước sang một thời kì mới, từ thời kì chiến
tranh chuyển sang thời kì hòa bình. Người nghệ sĩ trở lại với nhịp sống bình
thường, họ có điều kiện nhìn lại và nhận thức lại cuộc sống. Vì thế đòi hỏi văn xuôi
phải đổi mới để bắt kịp nhịp sống thời đại và phù hợp với hiện thực mới. Ý thức cá
nhân đã được đánh thức trở lại với những đòi hỏi cụ thể,bình thường nhất. Nhiều
giá trị trong thời chiến đã đổi khác và thay thế nó là những hệ giá trị mới đang
trong quá trình hình thành. Con người đã “ tự thú” những mặt phức tạp, khuất lấp,
người nghệ sĩ có nhu cầu thức tỉnh, nhìn lại mình. Nhu cầu tái hiện hiện thực
không còn cấp bách mà phải làm mới và tái tạo, phô diện những mặt thật nhất, sâu
sắc nhất của hiện thực.
Cuộc sống đã được soi chiếu dưới góc nhìn đa chiều làm cho giới văn nghệ sĩ
lật trở nhiều vấn đề của cuộc sống, cái nhìn lúc này không còn là đơn tuyến mà là
đa tuyến đòi hỏi sự phối giọng để chế giễu đời, chế giễu mình hay để tự trào.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện. Nhờ vậy, văn học có điều kiện giao lưu, tiếp biến nền văn học trên
thế giới. Nhà văn viết về cái thực, bi hài kịch thời hậu chiến cũng được phanh phui,
mổ xẻ. Văn học vẫn ý thức được từng bước tìm tòi để nối tiếp và hoàn tất sứ mệnh
đổi mới đang còn dang dở.
Tất cả những yếu tố nói trên đã làm biến đổi ý thức nghệ thuật của nhà văn, cả
của công chúng văn học. Trung tâm của sự đổi mới ý thức nghệ thuật đó chính là
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.
1.2. Đặc trưng cơ bản truyện ngắn sau 1975
Vận động theo hướng dân chủ hóa.
Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam vận động theo hướng dân chủ hóa. Văn
học thời kỳ này hướng tới tiếng nói cá nhân, cá thể chứ không hướng về cái chung.
Trước dây sáng tác một chiều nhưng sau khi phong trào dân chủ ra đời, tác phẩm
được đưa ra công chúng, rộng rãi. Đối tượng phản ánh của văn học thay đổi, hướng


đến những mạch ngầm của cuộc sống, chạm đến những vấn đề lưỡng phân, trong
hạnh phúc có mầm móng của nổi đau. Văn học sau 1975 không chỉ là phát ngôn
của dân tộc và thời đại mà còn là phải là diễn ngôn thể hiện tư tưởng, quan niệm
riêng ( khác) của người nghệ sĩ. Đối với đổ mới nghệ thuật …
Thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần xuất bản mạch cảm hứng chủ đạo.
Con người được đặt trong hầu hết các mối quan hệ: lịch sử, xã hội, văn hóa,
gia đình và trong các mối quan hệ bên trong, quan hệ tự thân.
-

-

1


Nhóm 3

-

Lựa chọn thể tài thế sự đời tư, các tác phảm phải đào sâu vào ngõ ngách của
tâm hồn con người.
Phát triển đa dạng, tiếp nối tinh thần hiện đại, hậu hiện đại.
“ Lạ hóa”, đổi mới kỹ thuật viết từ đó tạo ra xu hướng tiếp nhận đa chiều.
1.3. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi 1975.
Văn xuôi giai đoạn 1945–1975 chịu sự chi phối của chiến tranh, chiến tranh
như trở thành thi pháp quy định cái nhìn về con người trong tác phẩm thời kỳ này.
Từ đó, văn xuôi 1945–1975 chú ý đến con người tập thể, con người cộng đồng;
con người này sống, sinh hoạt trong tập thể trong cộng đồng, họ tìm thấy ý nghĩa
của mình khi gắn bó với đời sống của tập thể cộng đồng. Nói chung, đó là con
người xã hội, con người quần chúng.
Sau 1975, lắng nghe những đổi thay của đời sống mới, văn xuôi đã có những

cái nhìn khác, có cách thể hiện khác, mới mẻ hơn về con người so với trước đó.
Con người trong văn xuôi sau 1975 là những số phận bình thường trong cuộc sống
bình thường, là con người cá nhân với tất cả những gì vốn có của nó trong các mối
quan hệ xã hội. Tuy chú ý đề cao con người cá nhân nhưng con người cá nhân
trong văn xuôi sau chiến tranh không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân, của
cái tôi cực đoan, mà những số phận ấy luôn nằm trong mối quan hệ với xã hội;
đằng sau mỗi thân phận luôn là những vấn đề có ý nghĩa thời đại. Với sự thay đổi
quan niệm nghệ thuật về con người, văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã có những cách
tân trong nghệ thuật biểu hiện, nhằm tạo dựng con người trong tác phẩm như
những nhân cách toàn vẹn giống với đời sống thực của nó. Trên khuynh hướng chú
ý đến con người cá nhân, trong văn xuôi từ sau 1975 đến nay, nhiều nhà văn đã
làm rõ nét, sinh động hơn quan niệm này.
Về nhân vật – hiện thân trực tiếp của quan niệm nghệ thuật về con người
trong tác phẩm văn học. Đối với văn xuôi thời kỳ này, yêu cầu sáng tác để cổ vũ
chiến đấu và chiến thắng không còn là vấn đề gay gắt, sự thể hiện đời sống không
còn bị hạn chế trong đề tài chiến đấu và sản xuất như trước đây mà mở rộng theo
những đề tài tâm lý xã hội với tất cả lĩnh vực của đời sống con người, tất cả những
mối quan hệ của con người trong cuộc sống mới nhiều phức tạp. Điều đó đã khiến
cho nhà văn xây dựng con người trong tác phẩm của mình rất phong phú đa dạng.
Nếu như con người trong văn xuôi giai đoạn 1945–1975 là những nhân vật đơn
chiều, phân tuyến rõ ràng thiện - ác, địch – ta, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm
trong tính cách thì con người trong văn xuôi giai đoạn này là những nhân vật đa
chiều, với nhiều phức tạp trong tâm hồn, và ít có sự nhất quán.
Chỉ có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người mới tạo ra sự đổi mới
toàn diện của văn xuôi. Quan niệm nghệ thuật về con người được xem như là cách
tân quan trọng nhất của văn học nói chung ở mọi thời kỳ. Văn xuôi từ sau 1975
2


Nhóm 3


đến nay, quan niệm nghệ thuật về con người đang dần hướng về con người cá
nhân, con người của những số phận riêng tư trong mối quan hệ nhiều chiều của đời
sống xã hội. Nhờ đó các nhân vật tồn tại như một nhân cách, chứ không còn là
một ý niệm. Và nó đã trở thành đối tượng thẩm mỹ quan trọng của văn xuôi Việt
Nam đương đại.
2. Những con người trong truyện ngắn sau 1975
2.1. Mẫu người cô đơn
Sau năm 1975 văn học có một sự chuyển mình mạnh mẽ từ quỹ đạo chiến
tranh sang quỹ đạo hòa bình. Các nhà văn dành tất cả tâm lực của mình cho một
cuộc đổi mới toàn diện văn chương, nhà văn phải nhìn con người trong những mối
quan hệ đời thường đa đoan và phức tạp, khám phá con người ở khía cạnh đời tư
bằng cặp mắt nhiều chiều. Ở truyện ngắn, ta thấy được sự đào sâu vào nỗi đau của
con người, cày sới những vết thương sau chiến tranh, những vết thương vẫn đau
dai dẳng, vẫn không thể lành miệng. Đặc biệt trong các tác phẩm truyện ngắn ta
hay bắt gặp mẫu người cô độc, lạc lõng.
Mẫu người cô đơn là những con người luôn rơi vào tình huống là “con
người thừa”. Họ không tìm thấy vị trí của mình trong gia đình, xã hội, không tìm
được người tri âm tri kỷ, những hy vọng, mong ước của họ không trở thành hiện
thực và họ luôn ở trong tình trạng lạc lõng giữa cuộc đời. Truyện ngắn đương đại
thường quan tâm đến nỗi cô đơn của con người cá nhân khi những vấn đề lớn của
dân tộc, của thời đại đã được giải quyết nhưng giữa đời thường, đời tư, con người
lại phải đối mặt với những “bi kịch nhỏ”. Giữa sự sôi động, ồn ào của cuộc sống
thường nhật, giữa vòng xoáy của các mối quan hệ phức tạp, loại hình nhân vật cô
đơn thường cảm thấy chơ vơ, lạc lõng, tuyệt vọng trong cuộc kiếm tìm sự bình
yên, an nhiên của tâm hồn, kiếm tìm bản sắc và vị trí của cá nhân.
Con người cô độc, lạc lõng giữa mênh mông cõi người cũng đã xuất hiện
trong văn học nhân loại từ trước đó. Nhưng sau 1975 thì nó được khai thác ở một
con mắt đa chiều, những suy tư của cuộc sống thời bình. Như truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp khai thác nhiều về kiểu người này để phản ánh một sự thật rằng khi

kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như một cơn
gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Con người trở nên bơ vơ, lạc loài
vì không thể thích ứng được với nó. Đó có thể là sự trăn trở, day dứt ở tâm hồn
nhân vật ông Thuấn trong tác phẩm “ Tướng về hưu” – vị tướng về hưu trở về với
cuộc sống gia đình, chính ông đã phải thốt lên “ sao tôi cứ mãi lạc loài” . Ông
từng là một người lính, một vị chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt
mọi người: “ Ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự,
tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi cũng được mọi người
3


Nhóm 3

ngưỡng vọng”. Rèn luyện trong quân đội, ông có một lối sống trong sạch, ngay
thẳng, không vụ lợi. Thế nhưng khi giã từ con đường binh nghiệp để trở về cuộc
sống đời thường, ông phải đối mặt với bao nhiêu bộn bề, ngang trái. Ông không
hòa hợp được với cái lạnh lùng của lối sống thực dụng. Cuộc sống không còn chỗ
cho ông, ông trở thành người thừa, xa lạ với chính những người thân trong gia
đình. Một khối cô đơn khổng lồ đè nặng lên tâm hồn vị tướng của một thời lửa
đạn. Ông khóc khi chứng kiến người con dâu mang các rau thai nhi ở bệnh về nấu
trong nồi cám cho súc vật trong nhà, ông đã phải thốt lên : “ Khốn nạn, tao không
cần sự giàu có này”. Ông luống cuống khổ sở trong một đám cưới ngoại ô lố lăng
và dung tục. Ông nhận ra một sự thật cay đắng rằng “Đàn ông thằng nào có tâm
thì nhục… tâm càng lớn càng nhục”. Sự cô đơn, lạc lõng của ông Thuấn xuất phát
từ sự mâu thuẫn của lý tưởng cao đẹp một thời và sự thật trần trụi của một thời
khác. Một người như ông, từng được đặt trong “bầu không khí vô trùng” của thời
trước chắc chắn không đủ sức đề kháng để đối chọi với sự thật của thời này. Chính
vì sự cô đơn ngay trong căn nhà mình, không tìm được tiếng nói chung mà ông đã
quyết định ra đi, rời xa gia đình, xa người thân, trở về với cuộc sống quân đội trước
kia và hi sinh tại đây.

Hay trong tác phẩm “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn
Minh Châu cũng là một ví dụ cho mẫu người cô đơn, tác phẩm mang đến cho
người đọc nhiều ám ảnh. Qùy là con người cô đơn, suốt đời “lang thang đi tìm cái
chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ”. Ở đó, Qùy có nhu cầu khát vọng trở
thành một thánh nhân trong đời sống và trong tình yêu. Người ta chỉ trở thành
thánh nhân khi làm được những việc lớn lao phi thường mà vẫn nhẹ nhàng, thanh
thản. Còn Qùy, chị đã trở thành một người đàn bà mộng du không thể hạnh phúc
với những gì mình đang có. Giữa cuộc đời mới, Qùy lại tiếp tục sống với những
hoài niệm, mộng du, và hành trình của Qùy mãi mãi là hành trình mang âm hưởng
cô đơn với dằn vặt, hối tiếc trong lòng…..
2.2. Mẫu người tự thú
Từ sau 1975, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã xây dựng khá
thành công nhân vật tự nhận thức – đó là những mẫu người tự thú. Có thể xem đây
là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống
tinh thần xã hội. Nhân vật tự thú là sản phẩm của tinh thần đi sâu nghiền ngẫm,
khám phá các vấn đề đặt ra trong đời sống hiện thực và đời sống cá nhân con
người. Hay nói một cách khác, nhân vật tự thú là kiểu nhân vật tự phán xét hành
động của mình, tự đối thoại, thức tỉnh chính mình với những xung động của nội
tâm trước sự dồn đẩy âm thầm, quyết liệt của lương tâm.
Con người tự thú trong truyện ngắn “ I am đàn bà” của Y Ban bắt đầu bằng
hình ảnh một người đàn bà thuần Việt, dù nhà rất nghèo, vẫn sẵn sàng nuôi “người
4


Nhóm 3

dưng” - một đứa trẻ bị bỏ rơi, trong sự phản ứng của bao người. Rồi vì nghèo,
người đàn bà ấy thay chồng đi kiếm tiền, đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan.
Ở nơi đất khách quê người, với công việc là làm “ô sin”, chị bị nhốt vào một
căn nhà như một hoang đảo - nơi chỉ có chị và người đàn ông bị liệt và câm. Ngôn

ngữ bất đồng, không tiếp xúc với xã hội, thế giới của chị chỉ còn lại là hết lòng
chăm sóc người xa lạ bằng nghĩa vụ kẻ làm thuê và đặc biệt là bằng thiên chức làm
mẹ, làm chị thuần khiết.
Như một bí ẩn khoa học, người bệnh đàn ông kia bỗng hồi phục một phần
thân thể, đặc biệt là hồi phục cái “chất người” nguyên thủy. Việc gì phải xảy ra đã
xảy ra: carmera tự động của bà chủ đặt ở góc nào đó đã tố cáo chị, chị bị đưa ra toà
với tội danh “quấy rối tình dục”. Trước vành móng ngựa, chị không biết cãi cho
mình, chỉ biết nói mỗi câu: “I am đàn bà” và lời cầu khẩn không bị cắt lương để
gửi về cho chồng con… Câu chuyện bỏ lửng như một tiếng than buồn.
Với tác giả Nguyễn Minh Châu thì các nhân vật tự thú dùng để khai thác đề
tài cuộc đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính
trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”. Trước hết
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cái nhìn về các nhân vật được tôn vinh như
các anh hùng, con người thánh thiện vẫn không tránh khỏi những điều nhỏ nhen,
đớn hèn… Trong tác phẩm “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” Qùy đã vượt
qua nỗi đau và mất mát trong chiến tranh đã sống rất đẹp. Trong mắt nhiều người
anh được coi như bật thánh nhân. Nhưng chính Qùy đã tự thú nhận những khuyết
điểm ở ngay trong con người mình: “ Tôi đã nhầm lẫn. Đời tôi là một chuỗi những
điều lầm lẫn dại dột khiến xúc phạm đến chung quanh. Lắm lúc tôi thấy chung
quanh vẫn quý mến, vẫn cho tôi là một người tốt vì lòng độ lượng của người đời
quá lớn, chỉ vì những người chung quanh quá rộng lượng đối với tôi”.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, chuyện người đàn bà
lam lũ bị chồng hành hạ tàn nhẫn thường xuyên là vô lí, nhưng người đàn bà ấy
không muốn bỏ chồng lại rất có lí. Vấn đề tưởng chừng đơn giản hóa ra lại chất
chứa nhiều điều phức tạp. Là người lính xuất ngũ về làm chánh án tòa án huyện
vùng biển, Đẩu vẫn giữ nguyên chất lính thẳng thắn, nhiệt tình chống lại cái ác, cái
xấu. Phẫn nộ trước sự ngược đãi của người chồng, xót thương người vợ bị bạo
hành “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nên anh đã đi ngược với
phương châm lấy hòa giải làm đầu trong khi giải quyết các vụ án li hôn mà bảo
thẳng với người đàn bà : “Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu !” .

Anh thực thi luật pháp bằng lí thuyết sách vở và những nguyên tắc đạo đức. Chính
vì vậy mà anh đã phán quyết có phần đơn giản trước cảnh ngộ đặc biệt của người
đàn bà hàng chài. Đáp lại lòng tốt của anh, người đàn bà đã năn nỉ xin tòa : “ đừng
bắt con bỏ nó”. Người đàn bà dân chài thất học nhưng bằng sự từng trải sâu sắc đã
khiến một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công phố huyện. Thị cảm thấy thị
5


Nhóm 3

cũng có lỗi, Có phần nào trách nhiệm trong bi kịch bạo hành gia đình, cảnh đói
nghèo, bế tắc trong cuộc sống:
“ - Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ
ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc (2), ông trời làm
động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc
chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng
cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.”
Sau khi gặp và nghe người đàn bà bất hạnh nói về chính mình ở tòa án huyện
thì Phùng mới vỡ lẽ ra nhiều điều về con người và cuộc sống xung quanh. Anh đã
hiểu vì sao người đàn bà ấy cam chịu đến nhẫn nhục, cắn răng chung sống với
người đàn ông coi việc đánh vợ như phương thức duy nhất để giải tỏa khổ đau, uất
ức. Thì ra, trên thuyền rất cần có một người đàn ông bởi nhiều khi biển động, sóng
to gió cả. Vả lại, ông trời sinh ra người đàn bà để đẻ con và nuôi con khôn lớn.
Người vợ cần có một người chồng để cùng làm lụng nuôi con. Chị ta hiểu rất đúng
rằng chỉ vì đói nghèo, túng quẫn mà chồng mình hóa ra hung bạo. Tình thương con
và lòng vị tha khiến chị quên đi nỗi đau triền miên như sóng biển, còn niềm hạnh
phúc hiếm hoi như châu ngọc thì chị giữ lấy làm nguồn an ủi: Trên thuyền cũng có
lúc vợ chồng con cái hòa hợp vui vẻ,… Chị nói thật lòng: Vui nhất là lúc ngồi nhìn
đàn con được ăn no.
Ta đi sâu hơn vào tác phẩm “Bức tranh” với nhân vật tôi( họa sĩ) là nhân vật

chính của tác phẩm, được tác giả đặt vào tình huống không ngờ, hết sức khó xử
đến mức trớ trêu. Tình huống đầu tiên là vừa lạnh lùng từ chối vẽ bức chân dung
anh chiến sĩ của một trạm giao liên trưa hôm trước thì sáng hôm chính anh chiến sĩ
đó nhận nhiệm vụ đến “thồ” tranh cho mình vượt qua một chặng đường nguy
hiểm. Tình huống thứ hai là từ chiến trường ra, sau khi tham dự triển lãm tranh trở
thành người nổi tiếng, đã quên khuấy lời hứa đem bức tranh đến trao tận tay người
mẹ của anh chiến sĩ thì bất ngờ gặp lai ,không phải đó là ai khác mà chính là người
cắt tóc cho chính mình. Đó là hai hoàn cảnh đặc biệt đã làm thức tỉnh trong nhân
vật tôi. Lần thức tỉnh đầu tiên là nhân vật hoạc sĩ đã can đảm xin lỗi người chiến sĩ
về việc từ chối vẽ chân dung. Lần thứ hai là khi ở trong tiệm cắt tóc, họa sĩ đã nhân
ra người chiến sĩ năm nào thì“ chỉ muốn có một cái mặt nạ, hoặc bé tí lại như một
hạt đậu, trên cái ghế cắt tóc”. Qua hai lần này thì người nghệ sĩ đã có cuộc tự thú
trong lương tâm và bị đẩy lên đỉnh điểm thông qua đoạn đối thoại trong tưởng
tượng , một bên là người họa sĩ , một bên là người lính sau cuộc chiến tranh.
Nhưng cốt lõi là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả về lòng tin con
người, họ có tự nhận ra, tự thú với chính lương tâm mình. Chính cuộc tự vấn đấy là
điều kiện là điều kiện để người nghệ sĩ nhận ra “ trong con người tôi đang sống
lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Tuy thế
ông vẫn được người cắt tóc đối xử tử tế, chính hành động ấy lại khiến người nghệ
6


Nhóm 3

sĩ lại tự thú, day dứt trong lòng “ sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy”. Cứ thế
cuộc tự thú với chính mình lại được diễn ra trong tư tưởng nhân vật họa sĩ:
“ – Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ của tao khóc đã lòa hai con mắt kia!
Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của các nước.
Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: “ Chân dung
chiến sĩ giải phóng”. Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc
người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải phục vụ một
người! Anh chỉ là một cá nhân, với tôi cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để
cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn…”
Thực ra, nếu có một cuộc trừng phạt, một cuộc “ngồi lại để hỏi cái món nợ
tám năm về trước” thì sẽ có những lần người họa sĩ ngổn ngang tâm trạng khi trở
lại quán cắt tóc. Trước thái độ cao thượng và tấm lòng nhân hậu của người lính,
người họa sĩ càng thấy “ da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên”. Hơn thế nữa “ Bức
tranh” kết thúc bằng hình ảnh đôi mắt “ Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt
mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm”. Nhờ thế,
“ khuôn mặt bên trong được lột ra khỏi cái mặt nạ hằng ngày, đang phản chiếu
trong tấm gương”, để họa sĩ nhìn thấy con người thật của mình. Truyện ngắn
“ Bức tranh” đã cho ta những lời tự thú của anh ta đã khiến anh họa sĩ trừng phạt
chính mình, lương tâm của mình. Sự thất tín của mình đã gây ra hậu quả cho người
đồng đội anh đã từ chịu ơn.
Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện ngắn thời kỳ đổi mới, nhân vật
tự thú là một trong số các kiểu nhân vật nổi bật, cho thấy tính phức điệu và đa diện
trong mỗi cá nhân con người, được thể hiện ở các trạng thái và màu sắc khác nhau.
Từ sau 1975, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã xây dựng khá thành
công nhân vật tự thú– một kiểu nhân vật biết vươn lên chính mình với mong muốn
tự hoàn thiện nhân cách trong đời sống vốn sinh động và đầy thách thức hôm nay.
2.3. Mẫu người sám hối
Mẫu người xám hối xuất hiện khá phổ biến trong nhiều truyện ngắn thời kỳ
sau năm 1975. Người nghệ sĩ có nhu cầu thức tỉnh, nhìn lại mình, nhìn lại những
mặt đẹp lẫn mặt đớn hèn từ đó họ ăn năn hối hận về những tội lỗi của mình.
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện sau 1975 đã gây nên tranh
luận khá sôi nổi. Nhiều người cho rằng anh đã "xa đề tài trung tâm", rằng trong
sáng tác của anh "chủ đề không rõ ràng", rằng những nhân vật mà anh đề cập là
"dị thường", "không có trong hiện thực", v.v… và v.v… Thật ra Nguyễn Minh
Châu đã tiếp cận hiện thực từ một cách khác, cách nhìn nghiêng về khía cạnh đời

tư, khía cạnh đời sống cá nhân phức tạp. Từ đó nhằm nêu lên những vấn đề có ý
nghĩa nhân sinh rộng lớn, không chỉ dừng lại ở chiến đấu và xây dựng. Những ai
7


Nhóm 3

quen với cách đọc cũ, cách tiếp cận cũ dễ dàng từ chối cách viết này. Tính nhiều
chiều trong cách nhìn hiện thực đó trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã làm
cho truyện ngắn của ông trở nên có chiều sâu, đậm chất triết. Theo quan niệm của
Nguyễn Minh Châu, sáng tác văn học thực ra là “sự săn đuổi nhân cách của chính
mình”, là thể hiện “sự săn đuổi nhân cách con người”. Truyện ngắn Bức tranh đi
sâu khám phá diễn biến quá trình tự nhận thức của nhân vật họa sĩ. Tác phẩm được
thể hiện như một “tự thú” và “sám hối” của nhân vật sau một quá trình tự lộn trái,
tự phán xét mình trước lỗi lầm trong quá khứ. Vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đặt
ra là con người cần phải trung thực với chính mình, nhìn thẳng vào lương tâm
mình, nhận thức được những giới hạn để vươn lên tự hoàn thiện nhân cách.
Bức tranh chân dung người chiến sĩ có thể làm người họa sĩ được giải thưởng
quốc tế, mà cũng có thể vì nó mà bao bà mẹ trở thành mù lòa vì khóc con. Và đấy
chính là nỗi ân hận day dứt suốt đời của ngưới họa sĩ đã từng được giải quốc tế.
Thì ra đằng sau chân dung người chiến thắng có nỗi đau của các bà mẹ (Bức
tranh).
Sự đấu tranh gay gắt của ông họa sĩ về chính bản thân của mình phần nào
khắc họa rõ hơn tính cách của ông. Người họa sĩ tự nói: “Đấy là tôi muốn tự
nguyện đến nạp mình cho lương tâm”. Sự day dứt lương tâm hình như càng làm
cho ông nhận rõ mình hơn: Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn
người tốt kẻ xấu, rồng phượng rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Một con người thật
khó hiểu mà cũng lại thật dễ hiểu, một tâm trạng cũng thật khó hiểu và thật dễ hiểu
như thế đã hòa nhập trong ông họa sĩ. Ông họa sĩ không nói chuyện trực tiếp với
người chiến sĩ năm xưa, nay là thợ cắt tóc, mà ông đã tự để cho lương tâm

nói chuyện với lương tâm, lương tâm cắn rứt lương tâm: Tôi xin nhận đã gây thêm
đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được tiền của và tiếng
tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi, anh xử tôi thế nào
cũng được. Một kịch tính đã xảy ra trong nội tâm con người, để rồi qua đó, nhà văn
muốn nhắn nhủ bạn đọc: mỗi con người hãy cảnh tỉnh với chính mình. Xin mọi
người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu chen lấn để tự suy nghĩ về
chính mình. Lời của anh thợ cắt tóc trong suy nghĩ của người họa sĩ cũng chính là
lời của ông, đồng thời cũng là lời nhắn gửi của nhà văn. Tất cả những gì diễn ra
trong câu chuyện để được ông họa sĩ giải thích: Tôi đang đối mặt với chính mình
để viết lên dòng chữ này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa, thể
hiện cái mặt người rất lớn. Nguyễn Minh Châu đã xây dựng rất thành công nội
dung của câu chuyện Bức tranh, với nhiều vấn đề cuộc sống con người được đặt
ra.
Cũng như nhân vật họa sĩ trong “Bức tranh”, hành động tự thú của Lực trước
linh hồn Phi trong thiên truyện “Cỏ lau” là sự chiến thắng của lương tri, là bằng
chứng của sự “vượt ngã” đầy tính nhân văn khi con người tự soi chiếu, đối diện với
cái tôi của chính mình. Đây là biểu hiện của “sám hối” của nhân cách làm người, là
8


Nhóm 3

kết quả của sự trăn trở, ăn năn, thể hiện sự mẫn cảm, đầy niềm tin vào phẩm giá
con người của Nguyễn Minh Châu. Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
thường xuất hiện những nhân vật luôn tự đấu tranh với phần khuất tối của mình,
đối diện với chính mình để tự ý thức về bản thân trong sự chân thực của bản ngã.
Đó là nét đẹp của con người muốn vượt lên chính mình cũng là muốn trở về với
chính mình, trong “Bến quê”. Nhĩ (truyện ngắn Bến quê) từng đi không sót một xó
xỉnh nào trên trái đất nhưng đến lúc ốm liệt giường mới phát hiện ra “một chân trời
gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay

trước cửa sổ nhà mình” và mơ ước được đặt chân lên bờ bên kia dù chỉ giây lát. Sự
tự nhận thức về sai lầm của mình, về khả năng hữu hạn của bản thân đã làm Nhĩ ân
hận, đau đớn, nhìn nhận lại mình, ăn năn, hối lỗi. Tia hi vọng cuối cùng của anh là
nhờ con trai mình sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình nhưng vì ham chơi
người con trai đã bỏ lỡ chuyến tàu cuối để sang sông. truyện ngắn Bến quê lại là
một nghịch lí trong đường đời và cuộc đời của Nhĩ. Đặc biệt tác giả đã xây dựng
một chi tiết nghịch lý rất đắt, đó là sự vô tâm của người chồng sau bao nhiêu năm
chung sống, lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy vợ mình – Liên– đang mặc tấm áo vá!
Và nghịch lý cuối cùng mà cũng là lúc Nhĩ đã ngộ ra chân lý cuộc đời chính là sự
oái oăm khi nhận ra được chân lí thì lại không còn khả năng để thực hiện... Nhĩ đã
không thể làm được gì để bù lấp nổi sự trống vắng, thiếu hụt của đời người vì đã đi
con đường vòng chùng chình. “Con người sám hối” trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu được thể hiện khá rõ nét, mẫu con người tự nhận thức, đấu tranh trong
tư tưởng để nhìn nhận ra sai lầm và từ đó ăn năn, sám hối những sai lầm của mình.
Từ sau 1975, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đang đi vào chiều
sâu của đời sống. Sống như thế nào trong mối tương quan giữa con người và hoàn
cảnh là vấn đề cần thiết, luôn đặt ra cho mỗi thế hệ.Khác với nhân vật tính cách
được chú trọng bồi đắp đầy đặn về mặt cá tính, nhân vật này thường đưa ra một
cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá chính mình và đời sống mang đậm chính kiến
và suy ngẫm cá nhân, kiểu nhân vật biết nhìn nhận lại bản thân, đấu tranh trong tư
tưởng để từ đó nhận ra sai lầm và mong muốn được sửa chữa lỗi lầm. Ở đây, nói
ngắn gọn lại là mẫu người “sám hối”.
2.4. Mẫu người có hành trình tư tưởng hướng tới sự hoàn thiện
Con người trong truyện ngắn sau 1975 đã có sự thay đổi so với trước 1975,
con người lý tưởng biến mất, con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần
mà hội tụ cả những ham muốn tầm thường, thấp hèn. Thay vào đó là con người của
nhà văn đã thay đổi theo hướng tiến dần đến hiện thực hơn.
Với khát vọng hướng con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách, bảo vệ cái
thiện, cái đẹp, chế ngự cái ác, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng những nhân vật tự
nhìn nhận, phán xử hành động của mình. Khi con người đã tự soi xét mình trước

9


Nhóm 3

“tòa án lương tâm” để nhận thức về mình, ý thức được tội lỗi mà mình đã mắc với
ai đó thì chí ít anh ta cũng thấy rằng mình chưa hoàn thiện và mong muốn vươn tới
sự hoàn thiện. Ta có thể thấy rõ điều này qua truyện ngắn “Bức tranh” ở quá trình
tự nhận thức của nhân vật họa sĩ. Toàn bộ truyện xoay quanh sự ra đời và số phận
của một bức kí họa chân dung chiến sĩ giải phóng mà người họa sĩ đã vẽ vội trong
nửa giờ theo nguyện vọng của anh. Và điều đáng nói ở đây đó là bức kí họa chân
dung ấy lại là đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của người họa sĩ, đồng thời chính ông là
kẻ bội tín dẫn đến sự mù lòa của mẹ anh giải phóng. Do vậy, nỗi ân hận cứ đeo
đẳng, dày vò lương tâm của ông. Nhân vật họa sĩ trong “Bức tranh” là một con
người đã dám nhìn thẳng vào những hạn chế, lầm lỗi của mình, đồng thời tự phê
phán thái độ vô trách nhiệm của mình với người chiến sĩ. Những gì là tốt đẹp được
ông khẳng định và con người cần rút ra cách sống cho mình đó là ý thức về việc
làm mà mỗi con người đều phải có trách nhiệm với người khác. Vấn đề mà
Nguyễn Minh Châu đặt ra là con người cần phải trung thực với chính mình, nhìn
thẳng vào lương tâm mình, nhận thức được những giới hạn để vươn lên tự hoàn
thiện nhân cách.
Nếu như kiểu nhân vật tự nhận thức của Nguyễn Minh Châu luôn sống trong
day dứt, dằn vặt hay tự thú về lỗi lầm hay một quan niệm, một lối nghĩ, với những
khắc khoải nội tâm thì nhân vật tự nhận thức của Nguyễn Khải lại nghiêng về các
“trạng thái ý thức” của con người trước các “trạng thái đời sống”, là những con
người đang trong quá trình vận động tư tưởng, kiếm tìm chân lý để tự hoàn thiện
mình. Nhà văn thường đặt nhân vật vào những tình huống có vấn đề, gay cấn khiến
nó không thể sống yên ổn mà phải suy tư, tìm hiểu, phải đối thoại, tranh luận nhằm
cọ xát các ý thức, lập trường của nhân vật khác, của tác giả hoặc của chính nó
trong sự phân thân để nhận ra chân lý, sự thật. Các nhân vật trong truyện ngắn của

ông đều là những con người nếm trải, đã có một quá trình tự nghiệm, khám phá
đời sống, khám phá chính mình trước khi đi đến một quyết định phù hợp hay một
xác tín cho riêng mình.
Trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải hình ảnh con người
Hà Nội, cuộc sống Hà Nội qua sự cảm nhận suy ngẫm, vốn trải nghiệm cuộc sống
sâu sắc của nhân vật Hiền. Điều ai cũng nhận thấy ở truyện ngắn này là qua hình
ảnh cô Hiền, tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh, cốt cách, vẻ đẹp tâm hồn người Hà
Nội biểu lộ qua lối sống lịch lãm, sang trọng thể hiện bản sắc văn hóa Hà Nội. Cô
Hiền là hình ảnh của một người phụ nữ luôn sống triết lí, trân trọng, nâng niu và có
ý thức giữ gìn những nét đẹp của văn hóa.
Trong truyện ngắn từ sau 1975 còn có thể nhận ra kiểu nhân vật tự nhận
thức, mẫu người có hành trình tư tưởng hướng tới sự hoàn thiện trong sáng tác của
Chu Lai, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Y Ban,… Đây là một trong các kiểu nhân vật
gắn với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn trong thời kỳ mới. Nó được thể
10


Nhóm 3

hiện dưới các dạng thái khác nhau tùy thuộc vào cách nghĩ và cách viết của từng
nhà văn.
Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, với sự đổi mới tư duy nghệ
thuật, cuộc sống thời bình với bao vấn đề phức tạp xuất hiện trên từng trang viết
của Ma Văn Kháng. Ý thức được điều đó nên trong các sáng tác, nhà văn thường
đặt nhân vật vào cuộc sống đời thường, trong những tình huống tưởng như vặt
vãnh, tầm thường để bộc lộ quan điểm tư tưởng. Nhân vật tư tưởng hay nhân vật tự
nhận thức của Ma Văn Kháng thường được miêu tả, soi chiếu ở đời sống tinh thần
phong phú, luôn hướng tới cái thanh tao, với tâm lý dưỡng thiện, khẳng định nhân
cách, tài năng trong mọi hoàn cảnh.
Trong truyện ngắn “Trăng soi sân nhỏ”, nhân vật nhà văn Nam đã ý thức một

cách sâu sắc và nghiêm túc về đạo đức, về danh dự nghề nghiệp, danh dự bản thân.
Nam không vụ lợi, không bao giờ muốn gây phiền hà cho người khác nhưng rồi
chính sự rụt rè cả nể cùng vẻ ngờ nghệch của anh lại bị kẻ khác lợi dụng để kiếm
chác, trục lợi. Cái đau đớn, dày vò lương tâm anh chính là sự đơn độc của một
người trí thức trọng danh dự, không tự đánh mất mình. Các nhân vật người thầy
trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng như thầy K. Tình (Thầy K. Tình, Ông Smith
và cụ già hàng xóm), thầy Tụng (Thầy của chúng em) là những nhà giáo tâm huyết
với nghề, khảng khái, có khí phách. Dù có những lúc bị cái xấu ngáng trở nhưng
họ vẫn giữ vững tư cách của một người thầy có lương tâm và trách nhiệm.
Mẫu người có tư tưởng hướng tới sự hoàn thiện đề cao sự thức tỉnh của ý thức
cá nhân, việc nhận thức đúng đắn vị trí của nhân dân trong đời sống xã hội, buộc
nhà văn tìm đến chỗ đứng phát ngôn bình đẳng với công chúng bạn đọc của
mình. Nhìn thẳng vào thực tại, tỉnh táo nhận ra mình, nói hết sự thật với người đọc,
dù sự thật đó có xót xa, đau lòng đến bao nhiêu cũng không bưng bít, giấu giếm –
đó cũng là một biểu hiện của ý thức đối thoại. Đó là niềm tin vào sức mạnh bất diệt
của nhân tính, vào khuynh hướng vươn tới cái thiện và sự sáng suốt đạo đức của
con người.

11


Nhóm 3

1.
2.
3.

Tài liệu tham khảo
Phạm Văn Trọng ( 2004), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục.

Nguyễn Văn Lưu(2002), Nguyễn Minh Châu tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học.
Nguyễn Thị Bình(2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản,
Nxb Giáo dục.
4. Lã Nhâm Thìn- Nguyễn văn Long,Văn học Việt Nam sau 1975 những
vấn đề nghiên cứu, Nxb Giáo dục.
5. />6. />
12



×