Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kị (huyện gia lâm) đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại khu vực xung quanh bãi rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.07 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế
giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang xuống cấp
cục bộ, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng
sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ở nước ta những năm gần đây,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Số liệu thống kê mới đây của các cơ quan môi trường cho thấy: thành phố
Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố Hồ
Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay
dự kiến đến năm 2020, tổng lượng rác thải mà 3 thành phố Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng sẽ thải ra là vào khoảng 3.318.823 tấn/năm Và hiện
tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã
trở thành vấn đề báo động. Hầu như tất cả các bãi rác của thành phố của
nước ta đều trong tình trạng quá tải. Với các nước công nghiệp phát triển
như Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan... việc xử lý rác chủ yếu sử dụng phương
pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem đi chôn lấp. Trong khi đó,
nước ta vẫn phổ biến cách chôn lấp lộ thiên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng,
mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước(nước
mặt và nước ngầm), ô nhiễm đất và bầu không khí xung quanh khu vực.
Page 1


Hiện nay, tình trạng suy giảm chất lượng nước dưới đất tại những
nơi chôn lấp rác thải đã trở nên khá phổ biến như bãi rác Nam Sơn, bãi
rác Đông Thạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bãi rác chưa đáp


ứng được các tiêu chuẩn chính của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh như tiêu
chuẩn về địa điểm, địa hình địa chất, thuỷ văn, thiết kế bãi chôn lấp, lớp
lót chống thấm, hệ thống đê kè, hệ thống thu gom nước rác và khí gas.
Trong khi đó, khi mà sự phát triển kinh tế và đô thị hóa càng cao,
các thành phố lớn, thị xã, thị trấn mới được mọc lên, hàng loạt khu dân
cư, khu chế xuất đi vào hoạt động càng nhiều ...thì tất yếu sẽ kéo theo yêu
cầu về cấp nước nói chung và yêu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất là
rất lớn và rất cần thiết đặc biệt ở những khu vực khan hiếm nước mặt.
Như vậy là nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho các hoạt động kinh
tế cũng như sinh hoạt của người dân là rất lớn, và có xu hướng ngày càng
gia tăng. Trong khi đó, tình trạng suy thoái chất lượng và số lượng nước
dưới đất đã diễn ra ở nhiều khu vực, đặc biệt là xung quanh các bãi chôn
lấp rác thải không hợp vệ sinh.
Bãi rác Kiêu Kị là nơi chứa đựng rác thải của huyện Gia Lâm và
một phần của Quận Long Biên với diện tích giai đoạn 1 là 6,1ha, đi vào
hoạt động tháng 9/1999; công suất xử lý là 150 tấn rác thải sinh hoạt và
10 tấn bùn cống/ ngày. Hiện nay bãi rác đã ngừng hoạt động và đang tiếp
tục triển khai giai đoạn 2 cũng với diện tích khoảng 6 ha bao gồm cả lò
đốt rác. Ở đây vấn đề xử lý rác mặc dù đã có sự quan tâm xong chỉ là
những công nghệ xử lý đơn giản như phân loại sơ bộ và chôn lấp lộ thiên
hiệu quả thấp và chưa có công nghệ xử lý nước rác. Do đó, việc ảnh
hưởng từ bãi rác tới chất lượng nước dưới đất các khu vực xung quanh là
Page 2


không thể tránh khỏi. Trong khi đó, theo điều tra thì ở khu vực này 100%
dân cư sử dụng nguồn nước là nước dưới đất từ các giếng khoan và bước
đầu xuất hiện những dấu hiệu tác động có hại đến sức khoẻ cộng đồng.
Tuy nhiên cho tới nay lại chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về ảnh
hưởng của bãi rác này tới chất lượng nước dưới đất , để từ đó có thể đưa

ra biện pháp cảnh báo cho người dân và giải pháp nâng cao chất lượng
nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác.
Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của bãi rác Kiêu Kị (Huyện Gia Lâm) đến chất lượng nước
dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại khu vực xung quanh bãi
rác”.
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu các nguồn có khả năng gây ô nhiễm từ hoạt động chôn
lấp rác thải của bãi rác Kiêu Kị tới chất lượng nước dưới đất và sức khỏe
người dân khu vực xung quanh.
Đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác Kiêu
Kị để đưa ra các biện pháp cảnh báo.
2.2 Yêu cầu.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động chôn lấp rác thải tới
chất lượng nước dưới đất và áp lực của chúng tới sức khoẻ người dân khu
vực xung quanh bãi rác Kiêu Kị thông qua một hoặc một số thông số đặc
trưng cho sự ảnh hưởng từ bãi rác.

Page 3


Đánh giá được chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác
Kiêu Kị thông qua một số thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước
ngầm(pH, EC, Eh, Fe, Mn,COD, NO3, NH4, SO4, PO4), sử dụng TCVN
5944-1995 và tiêu chuẩn mới để đánh giá.
Đưa ra các biện pháp cảnh báo và giải pháp nâng cao chất lượng
nước ngầm khu vực nghiên cứu.

Page 4



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊU CỨU.
1.1 Tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất ở Việt Nam.
1.1.1 Khái niệm về nước dưới đất.
Nước dưới đất (nước ngầm) là nước tồn tại trong các tầng chứa
nước dưới mặt đất. Nước dưới đất có loại nước mặn, nước lợ và nước
ngọt, trong đó nước ngọt chỉ có lưu lượng nhất định. Nước dưới đất được
tàng trữ trong các lỗ hổng và khe hở đất đá.

Hình 2: Các tầng chứa nước dưới đất
a) Tầng chứa nước:
Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính
thấm nước, dẫn nước tốt mà con người có thể khai thác nước phục vụ cho
nhu cầu của mình gọi là các tầng chứa nước.
b) Tầng cách nước:
Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ,
khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu, khả năng khai thác nước trong
tầng này thấp.
Page 5


1.1.2 Trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam
Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về nước phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, trong vòng 30 năm qua, các liên đoàn Địa chất thuỷ văn và
Địa chất công trình thuộc Cục địa chất Việt Nam, các xí nghiệp chuyên
ngành Địa chất thuỷ văn thuộc Bộ xây dựng, Bộ NN và PTNT, Bộ quốc
phòng… đã tiến hành tìm kiếm thăm dò đánh giá trữ lượng nước trên 100
mỏ khác nhau. Tổng trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét
duyệt đến cuối năm 1998 là 139 mỏ với diện tích 33.531km2.

Tổng trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và phê duyệt trữ
lượng ở các cấp có thẩm quyền là 14.574.446 m 3/ngày, được phân bố theo
lãnh thổ như sau:
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh: 5.058.915 m3/ngày.
Huế - Đà Nẵng: 944.843
Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Vũng Tàu: 1.591.182
Các vùng khác: 6.979.515.
Theo kết quả của Liên Đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công
trình miền Bắc: Vùng thành phố Hà Nội có nguồn nước dưới đất phong
phú với trữ lượng khai thác tiềm năng vào khoảng 6 triệu m 3/ngày, chủ
yếu phân bố trong các tầng chứa nước các trầm tích bở rời Đệ Tứ.
Trữ lượng khai thác tiềm năng của vùng gồm Trữ lượng động tự
nhiên, Trữ lượng tĩnh đàn hồi, một phần Trữ lượng tĩnh trọng lực, trữ
lượng cuốn theo.

Page 6


Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước khu vực thành
phố Hà Nội. (Đơn vị tính: 1000 m3/ ngày.)
S Tầng chứa nước

Q tĩnh trọng Q động tự Q cuốn theo

1
qh
2
qp
3 Toàn vùng


lực
473 000
297 000
770 000

TT

nhiên
820
619
1439

820
5 032
5 852

Trong đó:
Qh: Tầng chứa nước Holocen.
Qp: Tầng chứa nước Pleitocen.
Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Liên đoàn Địa chất thuỷ
văn - Địa chất công trình miền Nam, tiềm năng nước dưới đất khu vực
Nam Bộ không phải là vô hạn, khả năng tái tạo rất hạn chế như khu vực
nam TP Hồ Chí Minh, thị xã Sóc Trăng, TP Cà Mau, thị xã Bạc Liêu.
Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất Đồng bằng Nam bộ ( 1000
m3/ngày).
STT

Tầng chứa nước
1 QII-III


Q trọng lực
15.68

Q đàn hồi
1.783

Tổng
20.054

0
2 QI
3 N2
4 N31

16.262
27.464
15.09

1.401
1.813
1.756

19.379
29.708
16.856

0
5 Bazan
6 Đá gốc


2.264
1.273

3.814
1.506
Page 7


Tổng

78.03

6.753

91.317

3
Trữ lượng khai thác nước dưới đất cấp A,B,C1 đã được phê duyệt.
(m3/ ngày).
ST

Tầng Cấp A

Cấp B

Cấp C1

Cấp A+B+C1

1

2
3
4

QI-III
N22
N12
N32

32.509
10.500

55.600
184.540
18.180

43.009

258.320

104.700
172.782
79.223
1.157
357.862

160.300
389.831
107.903
1.157

659.191

T

Tổng

Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng
nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059m3/ngày. Phân bổ như
sau: Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (đơn vị
tính:1000m3/ngày)

Page 8


1.2 Tình hình khai thác nước dưới đất ở Việt Nam.
Ở Việt Nam đã từ lâu yêu cầu khai thác sử dụng nước ngầm đã rất
lớn đặc biệt sử dụng nước ngầm vào mục đích sinh hoạt và chăn nuôi.
Ngoài mục đích khai thác nước ngầm cho sinh hoạt, nước ngầm còn được
khai thác phục vụ cho công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và các ngành
kinh tế khác.
Từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã bắt đầu khai thác nước ngầm để phục
vụ sinh hoạt và công nghiệp ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,
TP Hồ Chí Minh… Ở nông thôn, các hộ gia đình từ lâu đã sử dụng giếng
khoan, giếng đào để khai thác nước ngầm dùng cho sinh hoạt.
Những năm gần đây, ở nước ta tốc độ phát triển kinh tế xã hội và
đô thị hoá rất cao, hàng loạt các thành phố lớn, thị xã, thị trấn mới được
mọc lên, hàng loạt khu dân cư, khu chế xuất đã hình thành và đi vào hoạt
động, các vùng kinh tế mới ở miền núi phía Bắc, cao nguyên và ven biển
được thiết lập. Diện tích trồng trọt trong nông nghiệp tăng nhanh, cây
trồng được đa dạng hóa. Yêu cầu về cấp nước nói chung rất lớn, yêu cầu

khai thác và sử dụng nước ngầm đặc biệt ở những khu vực khan hiếm
nước mặt lại càng lớn và cấp thiết.
Theo thống kê đến năm 2005 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả
nước đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho
sinh hoạt và sản xuất Công nghiệp, Nông nghiệp Dịch vụ.
•Hà Nội :750 000 m3/ngày.
•Thành phố Hồ Chí Minh : 1.600.000 m3/ngày.
•Tây Nguyên : 500 000 m3/ngày.
Page 9


Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất
công trình miền Bắc: Hiện nay Hà Nội có 3 hình thức khai thác nước dưới
đất chủ yếu là: khai thác nước tập trung, khai thác nước đơn lẻ và khai
thác cung cấp nước ở vùng nông thôn.
Khai thác nước tập trung: Khai thác với số lượng lớn, cung cấp cho
các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.
Sớm nhất là nhà máy nước Yên Phụ (1990) với công suất khai thác
ban đầu là 20.000m3/ngày, tiếp theo là các nhà máy nước như Đồn Thuỷ,
Bạch Mai, Ngọc Hà, Ngô Sĩ Liên, Lương Yên, Tương Mai, Hạ Đình, Mai
Dịch, Pháp Vân, Gia Lâm, Cáo Đỉnh… Lưu lượng nước dưới đất khai
thác bình quân tăng rất mạnh theo thời gian.
Hình … Đồ thị biểu diễn lưu lượng khai thác nước dưới đất bình
quân theo thời gian.

Khai thác đơn lẻ tồn tại phổ biến ở vùng thành phố Hà Nội. Kết quả
khảo sát cho thấy:

Page 10



Vùng Nam sông HỒng có 372 giếng khai thác với lưu lượng bình
quân 112.000 m3/ngày.
Vùng Bắc sông Hồng có 56 giếng khai thác với lưu lượng bình
quân 15.600 m3/ ngày.
Vùng Gia Lâm có 85 giếng khai thác với lưu lượng bình quân
22.200m3/ngày.
Như vậy toàn thành phố Hà Nội có khoảng 513 giếng khai thác với
lưu lượng bình quân khoảng 150.000 m3/ngày.
Khai thác nước dưới đất vùng nông thôn: Phát triển ở các huyện
ngoại thành cung cấp cho các huyện ngoại thành ở nông thôn. Kết quả
điều tra năm 2000 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường, vùng
ngoại thành Hà Nội có khoảng 110.900 giếng khoan.
Về tình hình khai thác nước dưới đất ở các tỉnh Nam bộ: Theo kết
quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền
Nam thì lượng khai thác nước dưới đất ở các tỉnh Nam bộ tăng lên hàng
năm. Số lượng giếng khai thác lưu lượng nhỏ năm 1991 có khoảng 5.400
giếng đến năm 2002 đã là 438.900 giếng. Lưu lượng nước khai thác từ các
giếng khoan công nghiệp năm 1991 khoảng 77.000 m 3/ngày đến năm
2001 đạt 637.000 m3/ngày, tăng trên 8 lần, đến nay dự báo đạt trên
800.000 m3/ngày.
Tính riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 100.000
giếng khai thác nước ngầm, khai thác khoảng 600.000 tấn/ngày đêm. Mật
độ trung bình là 46 giếng/km2. Trong đó, chỉ riêng Phú Nhuận đã có 872
giếng/km2. Đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và
Page 11


Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất,
còn lại dùng trong sinh hoạt.

Tuy nhiên việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ
gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không
những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số
lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các
khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia
tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.
Ở khu vực Hà Nội: Tầng khai thác nước chủ yếu là tầng chứa nước
Pleistocen (qp1), có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt.
Tuy nhiên lượng cung cấp này thường nhỏ hơn so với lưu lượng khai
thác(Chỉ tính riêng năm 2006, lượng nước ngầm khai thác khoảng
650.000m3 - 700.000m3/ngày đêm), điều đó dẫn đến mực nước ngầm
hàng năm bị hạ thấp, và đó là một trong những nguyên nhân gây nên sụt
lún mặt đất thành phố. Kết quả quan trắc tại các trạm đo lún bề mặt đất
cho thấy, tại những trạm có tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương
đối lớn như Thành Công là 41,42mm/năm, Ngô Sỹ Liên 31,52mm/năm,
Pháp Vân 22,16 mm/năm …Những trạm không tồn tại lớp đất yếu có tốc
độ lún bề mặt nhỏ như Ngọc Hà là 1,80 mm/năm, Mai Dịch 2,65 mm/năm,
Đông Anh 1,41 mm/năm. Những trạm có vị trí gần sông Hồng có độ lún
bề mặt đất nhỏ hơn vì mực nước ngầm được nước sông bù phụ một phần
như Lương Yên 18,83 mm/năm, Gia Lâm 10,33 mm/năm.
Tại TP Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc mực nước ngầm từ năm
2001 đến nay cho thấy mực nước ngầm trên địa bàn thành phố liên tục hạ
Page 12


thấp. Mực nước tĩnh tại giếng 11A (huyện Bình Chánh) là 12m (2001) đã
hạ xuống mức 35m (2004), giếng 10B (huyện Bình Tân) 20m, giếng 9A
(quận 11) 15m, giếng 8B (Bàu Cát, quận Tân Bình) khoảng 12m…( Chi
cục Bảo vệ môi trường TPHCM)
1.3 Hiện trạng ô nhiễm nước dưới đất (nước ngầm) ở một số

khu dân cư kinh tế quan trọng ở Việt Nam.
Trong vòng khoảng 15 – 20 năm trở lại đây nền kinh tế của nước ta
phát triển với tốc độ cao, tốc độ đô thị hoá ngày một nhanh. Cùng với sự
phát triển xã hội và sự bùng nổ về dân số, các tác động đến môi trường
trong đó có nước dưới đất (nước ngầm) ngày càng gia tăng. Khi kinh tế
tăng trưởng, nhu cầu sử dụng nước dưới đất (nước ngầm) của các ngành
kinh tế tăng lên, đồng thời các chất thải, nước thải cũng tăng lên dẫn đến
nguy cơ suy thoái cả về lượng và chất của nước dưới đất (nước ngầm).
Thực tế cho thấy lượng nước dưới đất (nước ngầm) đang được khai thác
rất lớn chỉ nói riêng ở đồng bằng Bắc bộ ngoài các công trình khai thác
nước dưới đất (nước ngầm) tập trung với quy mô lớn ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây... còn có hàng
trăm lỗ khoan công nghiệp, mỗi lỗ khoan từ 100 đến 200m3/ ngày, ngoài
ra còn có 200 lỗ khoan nhỏ kiểu UNICEF do trương chình nước sạch
nông thôn các tỉnh và nhân dân thực hiện. Ngoài công trình khai thác
nước dưới đất (nước ngầm) còn có hàng nghìn lỗ khoan xuyên vào tầng
dự trữ nước với các mục đích khác nhau: thăm dò địa chất, khảo sát phục
vụ xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi... Nhìn chung các công trình
này ít được kiểm tra quản lý một cách nghiêm ngặt về mặt phòng hộ vệ
Page 13


sinh và bảo vệ môi trường. Mặt khác sự có mặt và đang hoạt động của
hàng nghìn xí nghiệp, nhà máy, hàng trăm bệnh viện và các điểm dân cư
mỗi ngày thải ra hàng vạn mét khối chất thải, nước thải, đổ trên mặt đất
hoặc vào các sông ngòi, hồ, ao. Ở những vùng canh tác nông nghiệp, mỗi
ngày có hàng trăm tấn phân bón và thuốc trừ sâu rải trên cánh đồng.
Chính tất cả các hoạt động phát triển mạnh mẽ đó đã, đang và sẽ làm thay
đổi sự trong sạch vốn có của nước dưới đất (nước ngầm) theo chiều hướng
xấu. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm và mối đe doạ của nó tới môi trường có

khác nhau ở mỗi khu vực, chúng phụ thuộc vào hai yêu tố trọng yếu đó là
điều kiện tự nhiên và tác động của con người.
Có thể lấy khu vực Hà Nội làm ví dụ:
Hà Nội là khu tập trung dân cư và trung tâm kinh tế lớn: mật độ dân
trung bình 3000 người/km2, hiện có gần 300 nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp và hàng trăm các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Loại hình
sản xuất đa dạng từ cơ khí mạ điện, hoá chất, sơn, phân bón, năng lượng,
thuỷ tinh, vật liệu xây dựng đến các ngành dệt nhuộm, thuộc da, chế biến
thực phẩm... đang là nguồn tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt vùng ngoại ô còn có vành đai nông nghiệp chủ yếu trồng rau
xanh, lúa nước và chăn nuôi gia súc. Việc sử dụng phân bón và hoá chất
bảo vệ thực vật vẫn đang diễn ra thiếu sự quản lý chặt chẽ đã tạo ra các dư
lượng hoá chất trong môi trường đất và nước. Quá trình đô thị hoá và
công nghiệp hoá đang diễn ra ở khu vực với tốc độ cao kéo theo các hoạt
động khoan, đào phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra con đường xâm
nhập vào nước ngầm của các chất bẩn phát sinh từ chất thải, nước thải
công nghiệp, sinh hoạt và phân bón. Trong bối cảnh trên lại thêm tình
Page 14


hình xử lý chất thải, nước thải rất kém, có tới 96% số xí nghiệp công
nghiệp không có trạm xử lý nước thải. Số bệnh viện ở Hà Nội có trạm xử
lý chỉ có từ 3 – 4 trong tổng số hơn 20 cơ sở chữa bệnh. Ngoài ra còn
những bãi rác thải của thành phố đều trong tình trạng quá tải cộng thêm
công nghệ xử lý hiệu quả thấpvà công tác quản lý yếu kém. Đây là những
khu vực có nhiều nguồn phát sinh chất bẩn gây ô nhiễm môi trường.
Về điều kiện tự nhiên, khu vực Hà Nội có địa hình khá bằng phẳng,
xen kẽ những khu trũng, hiện trạng ao hồ, sông không thuận lợi cho việc
tiêu thoát nước nhanh, trong mùa mưa thường có những vùng úng cục bộ.
Ở nhiều khu vực dân cư và điểm công nghiệp do hệ thống tiêu thoát nước

chưa hoàn chỉnh, khi có mưa lớn nước bị dềnh lên cùng với phân rác từ
cống, rãnh, hồ, ao lan rộng ra bề mặt làm tăng khả năng tiếp cận và hoà
tan các chất bẩn có sẵn trên mặt đất gây ô nhiễm môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của
chất bẩn vào nước dưới đất. Hiện tại độ sâu khai thác nước dưới đất (nước
ngầm) nói chung ở Hà Nội khoảng 60 – 80 m bao hàm 2 tầng trữ nước
Holocen và Pleistocen. Tầng Holocen có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với
các nguồn nước mặt, tầng Pleistocen trữ lượng nước phong phú và có áp
lực yếu.
Sự ô nhiễm nước dưới đất được xem xét chủ yếu ở hai tầng chứa
nước này và cũng được đánh giá theo bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản:
Hợp chất Nitơ.
Nguyên tố kim loại.
Hợp chất hữu cơ.
Page 15


Vi sinh.
Với tầng trữ nước Holocen(qh)
Ô nhiễm các hợp chất Nitơ: Trong khu vực này chủ yếu là NH 4 với
diện phân bố khá tập trung ở địa phận huyện Thanh Trì (Pháp Vân, Yên
Sở, Văn Điển, Cầu Bươu) và khu Thượng Đình ven sông Tô Lịch, sông
Lừ. Khu vực Mễ Trì, Gia Lâm, Sài Đồng mức ô nhiễm từ nhẹ đến trung
bình.
Với NO2 chỉ thấy biểu hiện ở Pháp Vân, Đức Giang, Triều Khúc với
tính cục bộ (có 15 -18 % số mẫu có hàm lượng vượt quá giới hạn cho
phép.)
Ô nhiễm do các nguyên tố kim loại: Trong nhóm này chủ yếu là ô
nhiễm thuỷ ngân (Hg) phổ biến thành diện và có hàm lượng cao ở khu vực
Thanh Trì và đông nam quận Hai Bà Trưng. Chì (Pb) và Crôm (Cr) thấy

xuất hiện ở một số mẫu rải rác trong vùng. Sắt (Fe) và mangan (Mn) ở
một số nơi số mẫu đã vượt quá giới hạn cho phép chiếm tỷ lệ khá cao (48
– 73% tổng số mẫu phân tích). Hàm lượng alumin (Al) vượt quá giới hạn
cho phép tới 46% tổng số mẫu. Nói tóm lại nước ngầm ở khu vực Hà Nội
bị ô nhiễm Hg phổ biến theo diện và mức độ tương đối tương đối nặng.
Các hợp chất hữu cơ độc hại: Chỉ tiêu đáng chú ý nhất là cianua
(CN) và phenol. Diện phân bố ô nhiễm các chất này biểu hiện ở nhiều
cụm điểm: Pháp Vân, Yên Sở, Vĩnh Tuy, phía đông quận Hai Bà Trưng,
khu công nghiệp Đức Giang – Gia Lâm, và rải rác ở các điểm Tam Hiệp,
Thượng Đình, Nghĩa Đô…Đặc biệt trong nhóm này còn thấy xuất hiện ô
nhiễm thuốc trừ sâu và tổng thuốc trừ sâu. Những nơi có hàm lượng cao
điển hình là Pháp Vân, Mai Dịch, Vĩnh Quỳnh, Yên Sở, có tới 70% số
Page 16


mẫu có chứa DDT với hàm lượng lớn hơn 6Mg/l trong khi giới hạn cho
phép chỉ là 1 Mg/l. Đánh giá chung mức độ ô nhiễm các hợp chất thuộc
nhóm này khá nặng, phổ biến thành diện.
Ô nhiễm vi sinh: Tổng số mấu có tới 60% vượt quá tiêu chuẩn hàm
lượng vi khuẩn cho phép (coliform và fecalcolirforms). Diện phân bố thấy
tập trung ở phía nam sông Hồng và thị trấn Đức Giang – Gia Lâm.
Ở các vùng khác, kết quả điều tra về tình trạng ô nhiễm nước dưới
đất (nước ngầm) cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, tình trạng ô nhiễm
nước ngầm ở nước ta đặc biệt ở các vùng tập trung dân cư, trung tâm kinh
tế, các đô thị là tương đối trầm trọng.
Bảng... Mức độ ô nhiễm nước ngầm tại khu vực Hải Phòng.
Nhóm

Loại chỉ


Số

Giá trị mg/l

tiêu

lượng

Trung

Số mẫu có

Tỉ lệ %
mẫu

Min

Max

hàm

lượng

bình
Hợp

NH4

17


0.1297

0.002

2.0

0

0

chất

NO2

31

0.4933

0.012

2.0

15

48.4

Nitơ

NO3


25

1.036

0.003

4.8

0

0

Nguyên

Fe

35

4.575

0.04

17.56

28

80

tố


Al

32

0.883

0.196

0.8

25

78.1

Mn

42

0.6

0.1

3.58

14

33.3

Cu


30

0.0688

0.009

0.8

0

0

Pb

21

0.011

0.001

0.028

0

0

Zn

20


0.035

0.011

0.086

0

0

Hg

36

0.0049

2

0.009

36

100

As

36

0.013


0.001

0.096

1

2.8

Cr

19

0.0133

0.001

0.101

1

5.3

loại

kim

Page 17


7

0.001
Hữu cơ

-

17

0.0173

0.002

0.065

4

23.5

Phenol

11

0.0005

0.001

0.0025

1

9


H2S

11

0.0031

0.001

0.0051

0

0

5

28

CN

Vi sinh

18

Bảng... Mức độ ô nhiễm nước ngầm tại khu vực Nam Định.
Nhóm

Loại chỉ


Số

Giá trị mg/l

tiêu

lượng

Trung

Số mẫu có

Tỉ lệ %
mẫu

Min

Max

hàm

lượng

bình
Hợp

NH4

23


10.854

0.004

40

11

47.8

chất

NO2

20

1.054

0.01

16.5

6

30

Nitơ

NO3


20

0.334

0.01

1.5

0

0

Nguyên

Fe

23

10.325

0.28

28.9

19

82.6

tố


Al

23

2.07

0.113

2.95

16

69.6

Mn

32

0.573

0.001

3.75

13

40.6

Cu


23

0.0572

0.003

0.23

0

0

Pb

24

0.0051

6

0.016

0

0

Zn

16


0.0726

0.000

0.031

0

0

Hg

31

0.0036

1

0.010

27

87.1

As

32

0.0038


0.019

1

0

0

Cr

12

0.3256

0.0002

0.016

7

58.3

0.000

1

1

1.762


kim

loại

0.001
9
Vi sinh

13

92

Page 18


1.4 Nguyên nhân ô nhiễm nước dưới đất (nước ngầm).
1.4.1 Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị
hoá cao.
Khi tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá cao cộng với sự gia tăng
về dân số yêu cầu sử dụng nước sạch rất lớn. Các khu chế xuất lần lượt
mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp lần lượt ra đời, các ngành công nghiệp
khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất…các nhà máy chế biến
hàng tiêu dùng như nhà máy giấy, dệt may…đều yêu cầu tiêu thụ một
khối lượng nước sạch rất lớn mỗi ngày để duy trì hoạt động. Sự bùng nổ
dân số, tốc độ tăng dân số nhanh, đặc biệt tập trung dân ở các thành phố
lớn với sức tiêu thụ nước sạch từ 100 – 200l/ngày đêm mỗi đầu người làm
lượng nước yêu cầu cho sinh hoạt tăng rất lớn.
Ở Việt Nam theo số liệu thống kê, trong thời gian từ năm 1930 đến
năm 1992 dân số nước ta tăng khoảng 4 lần trong khi đó mức sử dụng
nước tăng khoảng 28 lần. Trong khi đó, nhu cầu nước sử dụng cho nông

nghiệp chiếm 60 – 62%, cho công nghiệp chiếm 25 – 29%, sinh hoạt 10
-12%. Tổng nước tiêu thụ năm 1990 ước tính 12km 3 tương đương với lưu
lượng 381m3/s.
Nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp chủ yếu là được khai thác
từ nguồn nước ngầm, sự khai thác quá mức sẽ làm cạn kiệt nguồn nước,
nước ngầm hạ thấp và dễ dàng bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn từ nguồn nước
khác như nước biển.
Bên cạnh việc sử dụng một khối lượng lớn nước sạch, việc bùng nổ
dân số và tốc độ đô thị hoá, phát triển kinh tế cao còn phát sinh một khối
lượng chất thải, nước thải rất lớn chứa đựng nhiều chất độc, chất bẩn làm
Page 19


ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước mặt chính là con đường trực
tiếp dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
1.4.2 Việc khai thác nước ngầm không được quy hoạch quản
lý một cách hợp lý.
Việc khai thác nước ngầm một cách bừa bãi không theo một quy
hoạch cẩn thận trên cơ sở có xét một cách toàn diện các ảnh hưởng và tác
động qua lại giữa việc khai thác nước ngầm với môi trường xung quanh
như khai thác nước ngầm quá tập trung, khai thác quá mức làm suy giảm
nguồn nước ngầm và suy thoái chất lượng nước như ở các khu tập trung
dân cư, ở các thành phố, thị trấn hoặc các vùng khan hiếm nước. Mặt khác
do khai thác nước ngầm một cách tự phát nên việc khoan thăm dò, quản lý
các lỗ khoan không theo đúng quy trình, quy phạm nghiêm ngặt như lập
lỗ khoan theo đúng quy định hoặc xử lý các giếng khai thác nước ngầm đã
hết tác dụng, vì thế tạo ra những cửa sổ thuỷ văn là con đường thuận lợi
cho các nguồn chất độc và chất bẩn từ mặt đất xâm nhập vào các tầng trữ
nước làm ô nhiễm nước ngầm.
1.4.3 Các loại chất thải, nước thải không được xử lý thích

đáng.
Hiện nay kinh tế các nước trên thế giới đang thi nhau phát triển với
tốc độ chóng mặt, các chất thải độc hại, nước thải ngày càng nhiều đặc
biệt ở các khu chế xuất, các đô thị. Nếu các chất thải, nước thải không
được xử lý, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, sẽ làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm tầng đất nằm trên nước ngầm và là
nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nước ngầm.
Page 20


Trong đó không thể không nói đến tác động từ các bãi chôn lấp rác
đến chất lượng nước ngầm ở những khu vực xung quanh bãi rác.
Thông thường, nếu được thiết kế, xây dựng và vận hành theo đúng
tiêu chuẩn hợp vệ sinh và các yêu cầu kỹ thuật, bãi chôn lấp sẽ là một giải
pháp xử lý chất thải rắn kinh tế nhất đối với các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
Trường hợp bãi chôn lấp không được thiết kế, xây dựng theo đúng
tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh cũng như quá trình vận hành và
quản lý không tốt, sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường cũng
như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các tác động tới môi trường
của một bãi chôn lấp không hợp vệ sinh diễn biến khá phức tạp và rộng
lớn theo không gian và thời gian.
Ô nhiễm nguồn nước: nước rỉ rác và nước bề mặt của bãi chôn lấp
có thể ngấm xuống tầng dưới, gây ô nhiễm nước ngầm, hoặc nước rỉ rác
và nước bề mặt của bãi chôn lấp có thể theo nước mưa chảy tràn gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
Lượng nước rỉ rác thấm qua các lớp chất thải rắn trong bãi chôn lấp
sẽ kéo theo những chất rắn lơ lửng, hòa tan các thành phần có trong chất
thải nhất là các sản phẩm hữu cơ đã được phân hủy bởi các vi sinh vật.
Thành phần các chất độc hại có trong nước rỉ rác phụ thuộc vào thành

phần của chất thải. Ví dụ nước rỉ rác sinh ra từ các bãi chôn lấp chất thải
xây dựng có mức độ nguy hại thấp hơn với nước rỉ rác sinh ra từ bãi chôn
lấp chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
Các nghiên cứu ở các bãi rác chôn lấp khác nhau ở những thời điểm
khác nhau cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước rỉ rác phụ
Page 21


thuộc rất nhiều vào thời gian chôn lấp. Ví dụ khi bãi rác mới chôn lấp thì
giá trị pH trong nước rỉ rác thấp, nồng độ các chất ô nhiếm theo BOD,
COD, chất dinh dưỡng và kim loại nặng đều cao. Tại các bãi chôn lâp đã
chôn nhiều năm, giá trị pH thường dao động trong khoảng 6.5 - 7.5, nồng
độ các chất ô nhiễm theo BOD, COD, chất dinh dưỡng thấp và nồng độ
kim loại nặng cũng thấp do kim loại nặng thường ít hòa tan trong môi
trường trung tính.
Chính vì sự khác nhau về tính chất nước rỉ rác tại các thời điểm
khác nhau của bãi chôn lấp nên giải pháp xử lý nước rỉ rác cũng rất phức
tạp. Nếu không có giải pháp xử lý thích hợp, nước rỉ rác sau khi thải ra sẽ
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe cộng đồng. Trong nước thải có chứa hàm lượng hữu cơ
càng cao thì cần lượng oxy hòa tan càng lớn phục vụ quá trình phân hủy
chất hữu cơ. Lâu dần lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị cạn kiệt, các loài
thủy sinh sẽ không có oxy phục vụ cho quá trình hô hấp, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các loài thủy sinh vật.

1.4.4 Trình độ thâm canh nông nghiệp.
Dân số không ngừng tăng cao,do đó nhu cầu lương thực cũng ngày
càng tăng. Lượng nước yêu cầu để phát triển nông nghiệp rất lớn đặc biệt
yêu cầu khai thác nước ngầm sẽ phải lớn hơn. Hơn nữa, trong quá trình
sản xuất, dư lượng của các chất độc hại từ việc sử dụng phân hoá học,

thuốc trừ sâu, các chất kích thích sinh trưởng...còn lại trong đất và nước
Page 22


tưới sẽ ngấm xuống đất và nước tưới sữ ngấm xuống tầng sâu làm ô
nhiễm nước ngầm. Thực tế cho thấy nước ngầm, nhất là nước ngầm tầng
nông ở vùng trồng trọt có mức độ thâm canh cao, những vùng trồng rau
xanh hàm lượng các chất bảo vệ thực vật như Lindan, DDT, hàm lượng
tổng thuốc trừ sâu chứa trong nước ngầm thường vượt quá tiêu chuẩn cho
phép.
1.4.5 Nạn khai thác rừng bừa bãi, thảm phủ bị tàn phá nặng
nề.
Đây là nguyên nhân gây nên ô nhiễm mang tính sinh thái học, khi
thảm phủ bị tàn phá, mặt đất không được bảo vệ gặp mưa lớn gây nên xói
mòn, lở đất, các nguyên tố kim loại bị rửa trôi khỏi đất làm ô nhiễm nước
mặt sau đó theo dòng thầm xâm nhập vào nước ngầm làm suy giảm chất
lượng nước ngầm. Mặt khác do thảm phủ bị tàn phá, khả năng giữ đất, giữ
nước của lưu vực bị suy giảm, lượng nước mưa ngấm vào lòng đất để bổ
sung cho nước ngầm giảm mạnh, trữ lượng nước ngầm ngày càng cạn
kiệt. Bên cạnh nạn phá rừng, việc khai thác các hầm mỏ ở vùng rừng núi,
đào bới làm xáo trộn mặt đất, các chất hoá học dễ dàng hoà vào nước theo
dòng thầm xâm nhập làm ô nhiễm nước ngầm.

Page 23


CHƯƠNG 2:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
2.1 Nội dung nghiên cứu.
2.1.1 Tìm hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu

vực xung quanh bãi rác Kiêu Kị và đặc điểm của bãi rác Kiêu Kị(công
nghệ xử lý và công tác quản lý của bãi rác).
2.1.2 Tìm hiểu được các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động chôn lấp
rác thải tới chất lượng nước ngầm và áp lực của chúng tới sức khoẻ người
dân khu vực xung quanh bãi rác Kiêu Kị thông qua một hoặc một số
thông số đặc trưng cho sự ảnh hưởng từ bãi rác.
2.1.3 Đánh giá được chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh
bãi rác Kiêu Kị thông qua một số thông số cơ bản đánh giá chất lượng
nước ngầm(…) và sử dụng TCVN 5944-1995 và tiêu chuẩn mới để đánh
giá.
2.1.4 Đưa ra các biện pháp cảnh báo và giải pháp nâng cao chất
lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.(cụ thể hơn)
2.2.1 Điều tra phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin thông qua
việc tác động tâm lý trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời nhằm thu
thập thông tin phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Page 24


Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu
thập các thông tin sơ cấp về hiện trạng sử dụng nước ngầm như độ sâu
giếng khoan, cách xử lý nước của người dân, các chỉ tiêu cảm quan đánh
giá chất lượng nước như màu, mùi, vị và tình hình sức khoẻ người dân
trước và sau khi có bãi rác Kiêu Kị. Số hộ phỏng vấn là 24.
Mấu điều tra phỏng vấn kèm theo ở phần phụ lục.
2.2.2 Phương pháp lấy và bảo quản mẫu :
Sử dụng phương pháp chuẩn đối với đánh giá chất lượng
nước ngầm. Tổng số mẫu lấy trên toàn khu vực là 28.

Số lần lấy mẫu là 2 lần: một vào mùa khô và một vào mùa mưa.
Căn cứ vào đặc điểm địa hình và mức độ tập trung dân số, vị trí lấy
mẫu được chọn theo khoảng cách để bước đầu có thể đánh giá mức độ ảnh
hưởng của bãi rác Kiêu Kị tới chất lượng nước ngầm trong khu vực nghiên
cứu. Tổng số mẫu lấy là 28 mẫu và được phân bố như sau: 8 mẫu cách
trung tâm bãi rác ...m, 8 mẫu cách trung tâm bãi rác ...m, 8 mẫu cách trung
tâm bãi rác ...m.
SƠ ĐỒ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU
2.2.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm :
Mẫu được bảo quản và đem về phòng thí nghiệm phân tích. Trên cơ
sở điều tra thực tiễn và phân tích các nguồn ảnh hưởng đến chất lượng
nước ngầm. Tôi tiến hành phân tích một số thông số sau :pH, EC, Eh,, As,
Fe, Mn, NH4+, NO3-, PO43-,SO42-,COD,

Page 25


×