Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.85 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------

CHUYÊN ĐỀ:
“PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG”

Môn học

: Quản lý lưu vực

Giảng viên : TS. Phùng Văn Khoa
Học viên

: Đồng Thanh Lâm - Cao học 20A - QLBVTNR


2

Hà Nội: 2013


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
- Hồ Cấm Sơn thuộc hệ thống thủy lợi Cầu Sơn, là hệ thống thủy nông liên
tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và các nhu cầu
nước khác cho dân sinh kinh tế của 3 huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng
và Thành phố Bắc Giang.
Hồ Cấm Sơn là nơi thắng cảnh thiên nhiên (sinh thái) nổi tiếng trong nước


có thể kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng sân gôn và phát triển các
hình thức du lịch như: bơi thuyền, du ngoạn, leo núi, câu cá, nghỉ dưỡng, chữa
bệnh…và về Khuôn Thần hoặc đi chợ Tân Sơn, đi hang Dơi, hang Gió thuộc
Đồng Mỏ của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) sát với Cấm Sơn. Đã có rất nhiều
đoàn khách trong nước, quốc tế và nhân dân các xã trong huyện, tỉnh đến thăm,
chơi đều có nhận xét về cảnh quan đẹp.
Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và
màu xanh biếc của mặt hồ, Cấm Sơn thực sự là một bức tranh thiên nhiên sơn
thủy hữu tình, non xanh nước biếc. Cùng nhiều nét đặc sắc trong đời sống và
văn hoá của đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí, những
nét độc đáo trong điệu hát Sli - Lượn, Shoong hao; các lễ hội xuống đồng, cầu
mùa, mừng năm mới, nhà mới, Cấm Sơn có tiềm năng mang lại giá trị to lớn về
kinh tế, văn hóa và du lịch sinh thái.
Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu, sức ép gia
tăng dân số, phát triển kinh tế, cơ chế thị trường mà môi trường lưu vực hồ Cấm
Sơn đang đối mặt nhiêu nguy cơ như dung tích hồ giảm, mực nước ngầm trong
lưu vực giảm, xói mòn mạnh dẫn đến bồi lắng lòng hồ, hàm lượng các chất thải
rắn, chất thải hữu cơ trong nước tăng nhanh, bắt đầu xuất hiện các chất thải độc
hại,...
Nhằm bảo vệ và cải thiện lưu vực hồ Cấm Sơn, phát huy các giá trị tiềm
năng to lớn của hồ Cấm Sơn. Sau khi học xong môn học “quản lý lưu vực”,
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy giáo, Tiến sĩ Phùng Văn Khoa, chúng tôi
nghiên cứu và làm bài tiểu luận với chuyên đề “Phân tích thực trạng và đề
xuất một số giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trường lưu vực hồ Cấm Sơn,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi các thiếu sót. Chúng Tôi rất mong được các Thầy, Cô giáo
và các bạn đóng góp để bài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn.



4

Phần I
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN.
I. Vị trí địa lý.
- Vị trí lưu vực:
+ Từ 106°29'59,299"E - 106°45'5,539"E.
+ Từ 21°26'29,07"N - 21°42'28,561"N.
- Vị trí đập chính:

+ 106030’36,971”E; 21032’38,04”N.

II. Bản đồ lưu vực hồ Cấm Sơn
1. Nguồn tư liệu xây dựng bản đồ:
Bản
đồ
DEM:
WGS_84_UTM_zone_48N);

ASTGTM2_N21E106

(hệ

tọa

độ

- Ảnh vệ tinh SPOT lưu vực hồ Cấm Sơn;
- Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn (hệ tọa độ

VN-2000);


5

Bản đồ DEM: ASTGTM2_N21E106

2. Phương pháp xây dựng bản đồ:
- Khoanh vẽ lưu vực, đường đồng mức, hệ thống sông suối bằng phần mềm
ArcGIS Desktop 10.1,
- Khoanh vẽ che phủ bề mặt bằng phần mềm ENVI 4.7;
- Chuyển hệ tọa độ
(VN2000_UTM_zone_48N)

WGS_84_UTM_zone_48N

sang

VN-2000

- Biên tập bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 11.0
III. Đặc điểm tự nhiên.
- Lưu vực hồ Cấm Sơn nằm trên địa bàn các xã Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong
Vân, Hộ Đáp, Sơn Hải, một phần các xã Biên Sơn, Thanh Hải, Kiên Thành
thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và các xã Lâm Sơn, Quan Sơn, một phần
các xã Hữu Kiên, Chiến Thắng thuộc huyện Chi Lăng; một phần các xã Hòa
Lạc, Hòa Sơn thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng diện tích lưu vực 386.800 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chiến khoảng
65% trong đó diện tích có rừng che phủ khoảng 45% và 20% là đất trống chưa
có rừng. Diện tích mặt nước 3.009 ha;

- Địa hình: lòng chảo với các dãy đồi cao tạo thành 2 cánh cung bao
quanh, đỉnh cao nhất 744m, độ dốc trung bình 15,640, phổ biến từ 25-300.


6

- Loại đất: chủ yếu là Feralit nâu đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, tầng
trung bình, hàm lượng mùn 2-5%, đất có tính chất cơ lý hoá thuận lợi cho các
loài Keo và nhiều loại cây bản địa lá rộng khác.
- Khí hậu: Khu vực thuộc vùng núi Đông Bắc mang khí hậu nhiệt đới gió
mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô hanh từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ cao tuyệt đối
vào mùa hè là 380C. Do có 1 mùa đông dài, khu vực chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong mùa đông có khi tụt xuống
tới dưới 50C, thường có sương muối vào tháng 1-2 mỗi năm khoảng 7-8 ngày.
- Thuỷ văn: do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa trong khu vực thấp
hơn đáng kể so với lượng mưa trung bình ở nhiều địa phương trên miền Bắc,
lượng mưa bình quân 1.292 mm/năm tập trung vào tháng 7 tháng 8, độ ẩm
không khí bình quân 82%. Hướng gió chính là Đông - Nam và Đông - Bắc tuỳ
theo mùa.
IV. Dân sinh, kinh tế, xã hội.
Dân số sinh sống trong lưu vực khoảng 40.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên ≈ 1,2%, bình quân mỗi hộ gia đình có 5,0 người. Người trong độ tuổi lao
động chiến 57,16% dân số, lao động nông lâm thủy sản ≈ 90%.
Hiện nay tất cả các xã trong lưu vực đều đã có đường ô tô đi đến trung tâm
xã, tuy nhiên do bị hồ Cấm Sơn chia cắt nên đường đến các thôn bản còn rất khó
khăn, nhiều thôn bản chỉ có thể đi đến bằng thuyền. Tất cả các xã đều đã có
điện, trường, trạm y tế, điện thoại cố định và di động.
Đất nông nghiệp trong lưu vực ít do phần lớn đã bị ngập dưới đáy hồ, đời
sống nhân dân chủ yếu là canh tác nương rẫy và đánh bắt thủy sản. Đời sống còn

nhiều khó khăn.
V. Các cơ quan quản lý liên quan đến môi trường lưu vực hồ Cấm Sơn
- Công ty khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn quản lý Hồ Cấm Sơn cùng
với hệ thống thủy lợi Cầu Sơn gồm các công trình đầu mối: Hồ Cấm Sơn, đập
dâng nước Cầu Sơn, các trạm bơm tưới, tiêu, hệ thống kênh mương và các công
trình trên kênh.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện các hoạt động về quản lý, bảo vệ
và phát triển vốn rừng trên toàn diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao; tạo
vùng rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Cấm Sơn ổn định, bền vững, lâu dài; tạo môi
trường sinh thái, bảo vệ nguồn gen thực vật, động vật rừng.


7

Phần II
CÁC CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN
1. Diện tích lưu vực A = 386,8 km2.
2. Chu vi lưu vực: P = 112,9 Km
3. Chỉ số hình dạng lưu vực Kc:
Kc = 0,28 x

P

= 0,28 x

112,9

A0,5


= 1,61.

386,80,5

4. Chiều dài sông Ls: 38,54 Km.
5. Hệ số uốn khúc sông:
K=

Ls

=

ls

38,54

= 1,41

27,27

6. Tổng chiều dài sông suối ∑l = 295,9 Km.
7. Mật độ sông suối:
ρ=

Ʃl

= 295,9

A


386,8

= 0,76 Km/Km2.

8. Chiều dài lưu vực Llv: 34,04 Km.
9. Độ rộng trung bình lưu vực:
Btb =

A

= 386,8

Llv

= 11,36 Km.

34,04

10. Độ rộng lớn nhất của lưu vực: Bmax = 18,32 Km.
11. Hệ số đối xứng lưu vực:
a=

Atr - Aph

= 226,8 - 160 = 0,35.

(Atr + Aph)/2

386,8/2


12. Hệ số giãn lưu vực δ:
δ=

L2

=

A

38,542

= 3,84.

386,8

13. Độ cao trung bình của lưu vực

: 207 m.

14. Điểm thấp nhất

: 34 m.

15. Điểm cao nhất

: 744 m.

16. Độ chênh cao

: 710 m.



8

17. Chiều dài trung bình của sườn dốc:
ltb =

A

=

2,25*Llv

386,8

= 5,05 Km.

2,25 x 34,04

18. Độ dốc trung bình của lưu vực

: Itb = 15,640.

19. Độ dốc cao nhất

: IMax = 56,660.

20. Độ dốc nhỏ nhất

: IMin = 00.


21. Hệ số ao hồ:
δah =

Ʃfah
A

=

30,09 x 100% = 7,8%
386,
8

23. Lượng mưa trung bình năm: 1.321mm


9

Phần III
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN.
Hiện nay do nhiều nguyên nhân bao gồm biến đổi khí hậu, sức ép gia tăng
dân số, phát triển kinh tế, cơ chế thị trường mà môi trường lưu vực hồ Cấm Sơn
đang bị suy giảm nhanh chóng như dung tích hồ giảm, mực nước ngầm trong
lưu vực giảm, xói mòn mạnh dẫn đến bồi lắng lòng hồ, hàm lượng các chất thải
rắn, chất thải hữu cơ trong nước tăng nhanh, bắt đầu xuất hiện các chất thải độc
hại. Nguồn lợi thủy sản trong hồ suy giảm nghiêm trọng so với trước đây do bị
khai thác và đánh bắt quá mức, sử dụng các biện pháp hủy diệt,...
1. Mất rừng tự nhiên.
Diện tích rừng tự nhiên trong lưu vực hiện nay còn rất ít, chủ yếu là rừng
nghèo kiệt, nên tác dụng phòng hộ, giữ nước và chống xòi mồn rất hạn chế,

trong lưu vực chủ yếu là rừng trồng Bạch đàn, Keo và một tỷ lệ ít rừng Thông,
chất lượng rừng trồng không cao. Bên cạnh đó còn một tỷ lệ diện tích khá lớn là
đất trống và canh tác nương rẫy. Đây là nguyên nhân chính đẫn đến suy thoái
môi trường trong lưu vực.
2. Xói mòn lưu vực và bồi lắng lòng hồ.
Hiện nay trong lưu vực và hồ Cấm Sơn đang phải đổi mặt với nguy cơ xói
mòn mạnh dẫn đến bòi lắng lòng hồ do các nguyên nhân suy giảm diện tích và
chất lượng rừng tự nhiên, hoạt động đào bới khai thác và tuyển lọc khoáng sản
trong lưu vực.
3. Suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Hồ Cấm Sơn, trước đây với nguồn lợi thuỷ sản gần như vô tận, việc đánh
bắt được cá to hàng chục cân là chuyện thường, các loại cá nhỏ, tôm, cua… thì
nhiều vô kể. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng cá, tôm trong vùng hồ đã
giảm đáng kể do lượng người khai thác nhiều, lại sử dụng nhiều phương pháp
tận thu, hủy diệt. Trong khi đó, nguồn thuỷ sản bổ sung không đáng kể so với
diện tích lòng hồ quá lớn. Việc bảo vệ và phát huy nguồn lợi từ lòng hồ luôn
được đặt ra như là yêu cầu cấp thiết của các cấp chính quyền địa phương.
4. Ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay nước hồ Cấm Sơn vẫn còn tương đối trong sạch, đạt tiêu chuẩn
loại A
Tuy nhiên trong những năm gần đây theo quan trắc và đánh giá của các cơ
quan môi trường, nước hồ Cấm Sơn cũng đang dần bị ô nhiễm và suy giảm chất
lượng. Một số chỉ tiêu như độ đục, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng tăng cao
hơn trước đây và có xu hướng tăng nhanh


10

5. Khai thác khoáng sản
Trong lưu vực có một số điểm quặng vàng nhỏ, tất cả các điểm này chưa

được quản lý và cấp phép khai thác dẫn đến tình trạng đào đãi khai thác trái
phép gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường lưu vực. Việc đào đãi vàng
gây sạt lở, bồi lăng lòng hồ, bồi lấp thay đổi dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó
việc sử dụng các loại hóa chất để tuyển lọc, tinh luyện quặng gây nguy cơ rất
lớn cho nguồn nước trong lưu vực. Đã xuất hiện một số loại hóa chất độc hại
như Xyanua,...
Một số cơ sở khai thác quặng đồng chưa có hệ thống xử lý xử dụng nước
nội bộ khép kín mà vẫn chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt trong lưu vực sau đó
lại xả thải trực tiếp vào lưu vực mà không qua xử lý.
Theo đánh giá của chúng tôi thì hoạt động khai thác khoảng sản là các nguy
cơ gây ô nhiễm lớn nhất đối với nguồn nước và môi trường trong lưu vực hồ
Cấm Sơn cần phải được quản lý và giám sát chặt chẽ.
6. Canh tác nông nghiệp, làm nương rẫy và chăn nuôi
Sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân,
nâng cao dân trí, văn hóa xã hội góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng
góp phần làm suy thoái môi trường lưu vực đó là:
- Canh tác nương rẫy gây thoái hóa đất, tăng dòng chảy mặt, giảm dòng
chảy ngầm dẫn đến xói mòn bồi lấp dòng chảy, lòng hồ.
- Sản xuất nông nhiệp sử dụng một lượng nước lượng mặt lớn
- Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm xung quanh hồ được xả
thải trực tiếp vào nước hồ.
7. Chất thải độc hại.
Hiện nay lưu vực hồ Cấm Sơn cũng đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các
chất thải độc hại:
- Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn chưa được phân loại và xử lý tập
trung mà thải bùa bãi trực tiếp vào lưu vực.
- Tồn dư phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác
nông nghiệp.
- Rác thải và các hợp chất polyme khó phân hủy do khánh du lịch mang
đến.

- Hóa chất sử dụng trong khai thác khoáng sản và đánh bắt thủy sản.


11

Phần IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC HỒ CẤM SƠN
I. Công tác quy hoạch:
1. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất nhằm xây dựng một cơ cấu các loại đất hợp lý phục
vụ việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai bền vững, nâng
cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Quy hoạch sử dụng đất lưu vực Hồ Cấm Sơn bao gồm các loại đất chủ yếu
sau:
- Đất dân cư;
- Đất giao thông;
- Đất nông nghiệp;
- Đất lâm nghiệp: + Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng sản xuất;
- Đất công nghiệp;
- Đất an ninh quốc phòng;
- Đất mặt nước;
- Đất khai thác khoáng sản;
- Đất chuyên dùng.
2 Quy hoạch lâm sinh, phục hồi hệ sinh thái rừng
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: Đẩy nhanh quá trình tái sinh tự nhiên trên đất
trống Ib, Ic, có điều kiện xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung cây bản
địa để rừng phục hồi trở thành rừng tự nhiên sau này.
- Làm giầu rừng: Tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây trồng để

xây dựng rừng với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế, hỗn loại với cây sẵn có
trong rừng tự nhiên.
- Nâng cao chất lượng rừng trồng và khả năng phòng hộ của rừng bằng
rừng trồng hỗn giao cây bản địa và những loài cây có khả năng phòng hộ cao,
cải tạo đất, chống xói mòn.
- Bảo vệ rừng: Gồm toàn bộ diện tích có rừng.


12

3. Quy hoạch sử dụng các dịch vụ môi trường rừng
Các loại dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực cần thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ.
a. Các đối tượng sử dụng, hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả
phí môi trường rừng:
Công ty Cổ phần thủy điện Cấm Sơn, công suất lắp máy 4,5 MW, sử dụng
nguồn nước mặt hồ Cấm Sơn.
Công ty cấp thoát bước Bắc Giang sử dụng nguồn nước mặt Sông Thương có
một phần lưu vực là lưu vực hồ Cấm Sơn.
b. Các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng được hưởng tiền dịch vụ
môi trường rừng:
Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn;
Các hộ gia đình, các nhân, công đồng dân cư có rừng trong phạm vi lưu vực
hồ Cấm Sơn.
4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.
Vùng hồ Cấm Sơn còn lưu giữ nhiều nét đặc sắc trong đời sống và văn hoá
của đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí. Đây là những dân
tộc bản địa cư trú lâu đời và có gắn bó mật thiết với vùng đất này cách đây hàng
trăm năm. Có thể thấy những nét độc đáo trong điệu hát Sli - Lượn, Shoong hao;

lễ hội xuống đồng, cầu mùa, mừng năm mới, nhà mới; những nếp nhà sàn ẩn
khuất sau những thân gỗ lớn, những cánh rừng trồng xanh mướt mát đang toả
khói lam chiều; cũng có thể lênh đênh trên thuyền giữa lòng hồ nhấn nhá những
khúc chè lam, nắm xôi bảy màu bắt mắt hay xôi trứng kiến thơm lựng; vào mùa
quả thì nơi đây bạt ngàn vải thiều, nhãn, na, hồng ngọt lịm; thịt lợn cắp nách, gà
leo núi và cá lòng hồ nhắm với chút rượu quê nút lá chuối sẽ mang đến cảm giác
lâng lâng như giữa chốn bồng lai.
Đầu tư, xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, du lịch truyền thống nhằm
bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, giúp cho các khu rừng
thực hiện tốt chức năng bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và là đòn bẩy để
phát triển kinh tế. Quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái, du lịch truyền thống
nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Mục tiêu du lịch: Xây dựng khu vực Hồ Cấm Sơn bao gồm cả lưu vực và
các khu vực xung quanh thành Trung tâm Du lịch kết nối với các Tour du lịch của
tỉnh và của cả nước có tính cạnh tranh cao, có sức thu hút khách du lịch và liên
doanh, liên kết, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước tham gia kinh doanh du
lịch đầu tư vào các khu rừng.


13

- Mục tiêu kinh tế: Khai thác các giá trị tài nguyên sinh thái, mặt nước, hệ
động thực vật rừng và những đặc điểm nổi bật của lưu vực thu hút khách du lịch
làm cơ sở quy hoạch phát triển du lịch sinh thái toàn vùng, tăng nguồn thu cho khu
bảo tồn để tái đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ môi trường lưu vực, góp phần
định hình cơ chế tài chính giảm dần kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong khu vực.
- Mục tiêu xã hội, nhân văn: Khai thác tiềm năng tự nhiên, môi trường để
phục vụ du khách tận hưởng không khí trong lành, khí hậu mát mẻ của núi rừng.
Đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo công ăn việc làm, nâng cao nguồn thu nhập

cho cộng đồng địa phương góp phần vào sự ổn định kinh tế, an ninh chính trị trên
địa bàn, thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giải trí chính đáng của nhân dân và du
khách, đáp ứng được các nhu cầu về tham quan, nghỉ dưỡng,
- Mục tiêu sinh thái: Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và giá trị tự nhiên khác
của lưu vực.
- Mục tiêu về môi trường: Bảo vệ môi trường, tránh những tác động tiêu cực
tới môi trường tự nhiên, thông qua công tác du lịch thúc đẩy công tác giáo dục,
nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương cũng như học sinh,
sinh viên về ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo
vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hoá, di sản cách mạng. Chống mọi tác động xấu
làm ô nhiễm môi trường sinh thái.Cung cấp tài liệu, thông tin về giáo dục môi
trường để làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác bảo tồn cho học sinh,
sinh viên và cộng đồng dân cư.
II. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về tổ chức, quản lý
Kiện toàn lại tổ chức bộ máy, biên chế của 2 đơn vị tham gia quản lý, khai
thác và bảo vệ môi trường lưu vực hồ Cấm Sơn là Công ty khai thác công trình
thủy lợi Cầu Sơn và Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, bổ sung thêm chức năng
khai thác, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cho các đơn vị.
2. Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư
a. Vốn ngân sách
Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các chương trình quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng theo các chương trình mục tiêu, dự án của Nhà
nước đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất như Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng
Chính phủ; Chương trình trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/QĐ-TTg và
Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg; Đề án thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQCP; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020,....


14


Lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư của các ngành
để tập trung vốn cho bảo vệ và phát triển rừng như Chương trình xây dựng nông
thôn mới và các chương trình dự án khác trên địa bàn…
b. Nguồn vốn thu từ các hoạt động dịch vụ
Nguồn vốn thu từ các hoạt động dịch vụ, hoạt động liên doanh, liên kết,
kinh doanh dịch vụ trong lưu vực, cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ
môi trường rừng và các dịch vụ khác.
c. Vốn huy động khác
- Vốn huy động tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp trong nước và Quốc tế.
- Vốn phát triển du lịch do các tổ chức kinh doanh du lịch đầu tư.
- Vốn của các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ
3. Giải pháp về bảo tồn, phát triển rừng và đa dạng sinh học
a. Nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương
thông qua hội thảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đối với
người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham
gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các
nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của
cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng như sách báo, áp phích, panô, phim ảnh...
b. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích:
+ Tạo việc làm thông qua hợp đồng giao khoán trồng rừng, bảo vệ rừng để
tăng thu nhập cho người dân vùng đệm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
lưu vực.
+ Hỗ trợ trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ
thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi từ khu bảo tồn, xây dựng các mô hình phát
triển du lịch cộng đồng.

c. Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng: Vận động các
thôn/bản xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn,
làng, chính quyền địa phương (Ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn.
Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng nhằm chia
xẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật
pháp trong quản lý bảo vệ rừng và quản lý lưu vực.


15

4. Giải pháp về sử dụng đất và sử dụng bền vững tài nguyên rừng
- Thực hiện việc giao rừng và đất lâm nghiệp trong lưu vực hồ Cấm Sơn
cho Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn và các chủ rừng khác theo Thông tư
số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn trình tự,
thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng dân cư thôn.
- Đóng mốc ranh giới các loại rừng, chủ rừng và thực hiện các thủ tục giao
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng trong lưu vực.
- Hoàn thiện công tác khoán bảo vệ đến từng hộ dân sống trong lưu vực,
thực hiện mô hình "Đồng quản lý" trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý
lưu vực.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách
a. Chính sách về đất đai: Áp dụng các điều khoản liên quan đến giao khoán
bảo vệ rừng. Thực hiện đúng quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt.
b. Chính sách đầu tư và tín dụng: Khuyến khích các Nhà đầu tư trong và
ngoài nước, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tổ chức đấu thầu các
công trình theo quy định hiện hành về công tác đầu thầu. Riêng nguồn vốn tín
dụng cho nhân dân sống trong lưu vực vay để sản xuất, đề nghị tăng thời gian
vay vốn để phù hợp, do thời gian xây dựng cơ bản thường dài, tối thiểu thời gian
cho vay là 5 - 7 năm.

6. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Nghiên cứu mô hình quản lý rừng, quản lý lưu vực bền vững với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương. Điều cần thiết chính là phải đạt được
tiếng nói chung, đạt được sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền, các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lưu vực. Kết hợp chặt chẽ giữa "5 nhà: nhà
nông, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà làm chính sách".
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường lưu vực. Thường
xuyên cập nhật diễn biến môi trường, tài nguyên rừng. Xây dựng hệ thống quan
trắc môi trường và cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc.
- Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh
học, giá trị cảnh quan của lưu vực nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác
quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và
khu vực.
- Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm
cùng với chính quyền lôi kéo người dân địa phương tham gia công tác quản lý
và bảo vệ lưu vực cũng như củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan,
đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ
trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.


16

- Hợp tác với các trường đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức trong và
ngoài nước để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
7. Giải pháp về chia sẻ lợi ích thực hiện cơ chế đồng quản lý nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý lưu vực
Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, Công ty khai thác công trình thủy lợi
Cầu Sơn, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trong lưu vực phối hợp với
UBND xã, cộng đồng dân cư xây dựng phương án chia sẻ lợi ích.
- Nguyên tắc chia sẻ lợi ích: Đảm bảo sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện

giữa các bên thông qua hợp đồng kinh tế.
- Lợi ích được chia sẻ: Lợi ích được chia sẻ gồm: Nông, lâm, thủy sản
trong lưu vực.
8. Giải pháp về ổn định dân cư, quản lý, sử dụng lưu vực của người dân
trong lưu vực
a. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ và phát triển bền
vững lưu vực
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn
thiên nhên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững lưu vực tới tất cả các tầng
lớp nhân dân (hội phụ nữ, thanh niên, hội cựu chiến binh, học sinh…) sống
trong KBT và vùng đệm, thông qua hình thức tuyên truyền trên Đài Phát thanh,
Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang, các tạp chí, bản tin, Website của các ngành,
các địa phương. Ngoài ra còn tuyên truyền lưu động, tuyên truyền thông qua pa
nô, áp phích, khẩu hiệu và xây dựng các bảng nội qui để nhắc nhở mọi người
luôn ghi nhớ.
b. Tăng cường chương trình khuyến nông khuyến lâm
Phối hợp với trạm khuyến nông, khuyến lâm của huyện mở các lớp tập
huấn phổ biến kỹ thuật chọn giống cây, con có năng suất chất lượng cao, cách
phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, các biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây
trồng mùa vụ giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất.
c. Tham quan học tập các mô hình
Tổ chức cho người dân tham quan các mô hình chăn nuôi các loài đặc sản như
Nhím, Lợn rừng, Hươu... của các địa phương lân cận và các mô hình sản xuất có
hiệu quả tại địa phương.
d. Mở rộng liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế
Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế để tranh thủ sự hỗ trợ của họ đối với công tác quản lý lưu vực.


17


9. Sử dụng tài nguyên bền vững
Các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực phải
đảm bảo chức năng bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan,
văn hóa, lịch sử và môi trường.
a. Quản lý khai thác khoáng sản.
Khảo sát, thăm dò xác định phân bố, trữ lượng, điểm mỏ khoáng sản trong
lưu vực. Khoanh định các khu vực được phép, khu vực cấm và khu vực tạm thời
chưa khai thác khoáng sản.
Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trong lưu vực, tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Thường xuyên quan trắc,
đánh giá tác động môi trường các hoạt động khai thác khoáng sản trong lưu vực.
Không sử dụng các loại hóa chất độc hại trong khai thác, tuyển lọc khoáng sản;
không được đổ thải, đất đá bừa bãi trong lưu vực hoặc đổ xuông hồ. Không xả
trực tiếp nước thải trong quá trình khai thác, tuyển lọc khoáng sản vào nguồn
nước trong lưu vực.
b. Quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản hồ Cấm Sơn, đảm bảo cho các loài
thủy sản có khả năng sinh sản và phục hồi. Thực hiện các biện pháp khai thác,
đánh bắt thủ công, khai thác có lựa chọn. Hạn chế khai thác vào mùa sinh sản.
Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp khai thác, đánh bắt mang tính chất hủy
diệt như sử dụng thuốc nổ, xung điện, hóa chất,...
Phat triển nuôi trồng các loại thuỷ sản giá trị cao như: cá tầm, lăng, chiên,
vược, rau câu… Một trong những dự án đầu tiên nuôi cá tầm lòng hồ do Trung
tâm giống thuỷ sản cấp I (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang)
và Công ty Cá Tầm Việt Nam triển khai đã cho kết quả tích cực. Năm 2010, lứa
cá đầu tiên được đưa từ Đà Lạt về nuôi với số lượng khoảng sáu nghìn con lớn
nhanh, thích nghi với môi trường mới. Đến nay, sau hơn hai năm thử nghiệm, cá
tầm nuôi ở Cấm Sơn đã được xuất bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cá thịt giá từ 250-280 nghìn đồng/kg, trọng lượng khoảng 3-4 kg trở lên. Trứng

cá tầm chủ yếu xuất khẩu, giá từ 1.000 -1.800 USD/kg. Trại nuôi ở gần đập Cấm
Sơn hiện có 20 nghìn con cá tầm, bao gồm cá bố mẹ (500 con, con to nhất đạt
trọng lượng 20kg, chiều dài khoảng 1,5 m), cá giống và cá thương phẩm. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là một dự án rất nhỏ giữa lòng hồ mênh mông này.
10. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Trong thời gian tới cần thực hiện thu phí dịch vụ môi trường rừng của 2
đơn vị sử dụng nước mặt từ lưu vực hồ Cấm Sơn là Công ty Cổ phần thủy điện
Cấm Sơn và Công ty cấp thoát bước Bắc Giang để chi trả cho Ban quản lý rừng
phòng hộ Cấm Sơn và các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong lưu vực.


18

11. Phát triển kinh tế – xã hội trong lưu vực.
Lồng ghép vốn của các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển
kinh tế xã hội trong lưu vực.
Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế:
- Tham gia vào việc khoán bảo vệ rừng phòng hộ, trong xây dựng cơ sở hạ
tầng..
- Trồng rừng sản xuất theo nguồn vốn Quyết định 147 của Thủ tướng
Chính phủ, trồng cây phân tán cung cấp gỗ, củi cho người dân.
- Trồng cây lâm sản ngoài gỗ (Ba kích, cây thuốc nam,…) dưới tán rừng
phòng hộ và rừng sản xuất.
- Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất: Hướng dẫn các hộ
dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, sử dụng giống mới, kỹ thuật
thâm canh để tăng năng xuất, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ người dân chăn nuôi các loài đặc sản như cá nước lạnh, Nhím, Lợn
rừng, nuôi Ong...
- Hỗ trợ nhân dân phát triển ngành nghề thủ công: đan lát, thêu thùa, dệt
thổ cẩm,...

- Thu hút người dân tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái
như: nhà nghỉ cộng đồng, làm người đưa đường, các dịch vụ khác...
- Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng
của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao
thông thôn bản, nhà văn hoá…).


19

KẾT LUẬN
Quản lý, bảo vệ môi trường nói chung, môi trường lưu vực Hồ Cấm Sơn
nói riêng là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, nhận thức
của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và
nhân dân trong lưu vực. Trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi xin đưa ra một
số ý kiến đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và cải thiện
môi trường lưu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đây là
những đánh giá sơ bộ và còn nhiều hạn chế, tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng nó
cũng giúp ích phần nào trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường trong lưu vực.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./.



×