Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CROPWAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.42 KB, 23 trang )

H−íng dÉn sö dông

Hµ néi, th¸ng 10/2009

1


MỤC LỤC

II.  Giới thiệu chương trình Cropwat 8.0 ............................................................ 3 
III.  Khởi động chương trình ................................................................................ 3 
IV.  Nhập các số liệu khí hậu thời tiết và tính toán lượng bốc thoát hơi nước
tiềm năng ETo ............................................................................................... 4 
V.  Nhập các số liệu mưa tháng .......................................................................... 7 
VI.  Nhập các tài liệu về cây trồng và thời vụ canh tác ..................................... 10 
VII.  Nhập các số liệu về đất đai ......................................................................... 14 
VIII. Tính nhu cầu nước và nhu cầu tưới ............................................................ 16 
IX.  Lập kế hoạch tưới (Schedule) ..................................................................... 17 
X.  Thành lập dữ liệu đầu vào để tính toán hệ số tưới cho toàn hệ thống ........ 19 

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
I.

Giới thiệu chương trình Cropwat 8.0

Cropwat 8.0 là một phần mềm tính toán nhu cầu nước và nhu
cầu tưới cho cây trồng dựa trên các tài liệu về đất đai, khí hậu
và cây trồng. Chương trình còn cho phép phát triển các kế hoạch tưới trong


những điều kiện quản lý khác nhau và tính toán cung cấp nước cho những thời
vụ khác nhau. Cropwat 8.0 cũng được sử dụng để đánh giá các hoạt động tưới
của người nông dân.
Cropwat 8.0 viết bằng ngôn ngữ Delphi, chạy trên môi trường windows phát
triển trên các phiên bản cũ chạy trên môi trường DOS. Chương trình có giao
diện đồ hoạ rất dễ sử dụng.
II.

Khởi động chương trình

Khởi động Cropwat 8.0 bằng cách click đúp vào biểu tượng
trên Destop
hoặc vào Start Æ Programs Æ CROPWAT Æ CROPWAT 8.0
Ngay sau khi khởi động chương trình CROPWAT 8.0 thì màn hình giao diện
xuất hiện như hình 1.

Hình 1: Màn hình giao diện chính của chương trình CROPWAT 8.0
3


Thường thì môi trường làm việc trên Cropwat gồm 4 thành phần chính:
− Cửa sổ hiển thị số liệu nhập từ các mô đun và hiển thị kết quả: Là nơi
để nhập số liệu và trình bày các kết quả tính.
− Hệ thống bảng chọn (menu): chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của
Cropwat trong khi làm việc.
− Hệ thống thanh công cụ: bao gồm một số thanh công cụ, mỗi thanh
công cụ bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó.
Thanh công cụ đứng chứa các mô đun nhập liệu và tính toán.
− Thanh trạng thái: cho biết các trạng thái khi làm việc. Khi làm việc với
các mô đun thì tên các mô đun được hiển thị trên thanh trạng thái.

Để tính toán nhu cầu nước cho các loại cây trồng và tính toán chế độ tưới
cho một hệ thống trong trường hợp chưa có bất cứ file số liệu ban đầu nào thì
đầu tiên là nhập số liệu.
III.

Nhập các số liệu khí hậu thời tiết và tính toán lượng bốc thoát hơi
nước tiềm năng ETo
Cropwat 8.0 sử dụng công thức Penman để tính toán lượng bốc hơi nước
tiềm năng:
ET0 =

900
v 2 (ea − ed )
273 + t
∆ + γ(1 + 0,34v2 )

0,75∆(Rn − G) + 1,84.γ

(mm/ngày)

Trong đó:
− t: Nhiệt độ trung bình ngày tính toán (0C);
− ∆: Độ nghiêng của của đường quan hệ của nhiệt độ với áp suất hơi bão
hoà tại nhiệt độ t (K.Pa.0C-1);
2
− Rn: Bức xạ mặt trời (MJ/m ngày);
− G: Thông lượng nhiệt của đất (MJ/m2ngày);
− γ: Hằng số biểu nhiệt độ;
− v2: Tốc độ gió ở độ cao 2m so với mực nước biển;
− (ea-ed): Chênh lệch giữa áp suất hơi bão hoà ở nhiệt độ trung bình của

không khí và áp suất hơi thực tế đo được.
Để tính toán ETo, dữ liệu khí tượng tương ứng cần được thu thập từ các
trạm khí tượng gần nhất và đại diện cho hầu hết các trạm khí tượng quanh vùng
nghiên cứu.
4


Nhấn con trỏ chuột máy tính vào

nằm ở góc trên cùng của thanh

toolbar nằm bên phải màn hình. Các số liệu khí tượng cần nhập vào
Climate/ETo như trên hình 2 ở trang sau:

Hình 2: Giao diện của module Climate/ETo

Các thông số cần nhập như sau:
− Country: Tên quốc gia;
− Station: Tên trạm khí tượng;
− Altitude: Cao trình trạm khí tượng (m);
− Latitude: Vĩ độ Bắc;
− Longitude: Kinh độ Đông;
− Min Temp: Nhiệt độ không khí nhỏ nhất bình quân tháng (oC);
− Max Temp: Nhiệt độ không khí lớn nhất bình quân tháng (oC);
− Humidity: Độ ẩm không khí bình quân tháng (%);
− Wind: Tốc độ gió bình quân tháng (km/ngày);
− Sunshine: Tổng số giờ nắng bình quân trong tháng (giờ).
5



Chú ý: Trước khi nhập các số liệu về vĩ độ Bắc (Latitude) và kinh độ Đông
(Longitude) phải đổi sang số thập phân.
Khi đã nhập xong các dữ liệu cần thiết thì cột ETo sẽ tự động được tính. Đến
đây kết thúc công việc nhập số liệu và tính toán ETo. Các số liệu khí hậu thời
tiết được sử dụng làm ví dụ trong hướng dẫn này là số liệu đo đạc thực tế tại
trạm khí tượng Lạng Giang (Tỉnh Bắc Giang). Kết quả tính toán ETo bình quân
là 2,99 mm/ngày cùng với các số liệu nhập vào thể hiện trên hình 3.

Hình 3: Các số liệu nhập vào và kết quả tính ETo

Khi đã nhập số liệu và tính toán lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng ETo xong
thì nhấn con trỏ chuột vào nút lệnh Save để ghi vào file số liệu khí hậu thời tiết.
Có thể đánh vào một số ký tự đặt tên cho file dữ liệu rồi nhấn con trỏ chuột vào
nút lệnh Save.

6


Hình 4. Cách đặt tên file và ghi số liệu thời tiết

Các file số liệu về thời tiết và kết quả tính toán ETo có đuôi là .pem và mặc
định ghi vào thư mục climate nằm trong thư mục data của chương trình
Cropwat.
Muốn in các số liệu khí hậu thời tiết và kết quả tính toán lượng bốc thoát hơi
nước tiềm năng ETo ở dạng đồ thị thì nhấn mũi tên con trỏ chuột vào nút Chart
trên thanh toolbar. Kết quả như hình 5.

Hình 5. Màn hình đồ thị các yếu tố thời tiết và bốc thoát hơi nước tiềm năng

IV.


Nhập các số liệu mưa tháng

Lượng mưa có ảnh hưởng nhất định nhiều hay ít trong chương trình tính nhu
cầu tưới (CWR). Khi mưa, một phần lượng nước mưa bị tổn thất do chảy tràn đi
nơi khác hoặc do thấm sâu khỏi tầng đất mà dễ cây không thể sử dụng được.
7


Lượng mưa hiệu quả là lượng nước mưa cuối cùng được sử dụng để cung cấp
cho cây.
Nhấn con trỏ chuột vào biểu tượng
sẽ xuất hiện màn hình giao diện nhập
các số liệu mưa tháng (hình 6). Ghi tên trạm đo mưa và đánh vào tổng lượng
mưa các tháng rồi ghi lại các số liệu đã nhập theo cách làm tương tự như khi ghi
các số liệu về khí hậu thời tiết.

Hình 6. Màn hình nhập các số liệu mưa tháng

Hình 7. Tổng lượng mưa hiệu quả theo USDA
8


Ngay sau khi nhập xong số liệu mưa thì cột lượng mưa hiệu quả (Effective)
và tổng các lượng mưa cũng được tính ra xong. Lượng mưa hiệu quả đó được
tính theo một trong 5 phương pháp được kể tên trên hình 8. Để lựa chọn phương
pháp tính lượng mưa hiệu quả chỉ việc nhấn mũi tên con trỏ chuột vào nút lệnh
Option ở trên thanh toolbar nằm ngang phía trên màn hình nhập số liệu mưa. Ở
hình 6, lượng mưa hiệu quả được tính toán theo phương pháp USDA của Mỹ.
Việc lưu trữ và in các màn hình liên quan đến mưa tháng và mưa hiệu quả

cũng tương tự như khi in các màn hình khác.

Hình 8. Màn hình lựa chọn các phương pháp tính lượng mưa hiệu quả

File dữ liệu và kết quả tính mưa hiệu quả có đuôi là .crm và mặc định nằm trong
thư mục rain.

Hình 9. Ghi file số liệu mưa

9


V.

Nhập các tài liệu về cây trồng và thời vụ canh tác

Nhấn con trỏ chuột vào biểu tượng
để nhập các số liệu về cây trồng và
thời vụ canh tác. Màn hình hiện ra như hình 10.

Hình 10. Nhập số liệu cây trồng và thời vụ canh tác

Các số liệu cần nhập vào cho module Crop bao gồm:
− Crop name: Tên cây trồng;
− Planting date: Ngày bắt đầu trồng;
− Kc Values: Giá trị hệ số cây trồng. Nhập vào 3 giá trị:
o Kc initial – hệ số cây trồng giai đoạn đầu. Trong thời gian này,
diện tích của lá cây còn nhỏ, sự bốc thoát hơi nước chiếm ưu thế
chủ yếu là bốc hơi khoảng trống. Tuy nhiên, Kc trong giai đoạn
đầu lớn khi đất bị ướt do tưới hoặc mưa và thấp khi lớp đất bề mặt

bị khô;
o Kc mid-season – hệ số cây trồng giai đoạn giữa. Trong giai đoạn
này Kc có giá trị lớn nhất;
o Kc late season – hệ số cây trồng giai đoạn cuối.

10


Hình 11. Hệ số cây trồng Kc điển hình cho 4 giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

− Stage: Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng (ngày). Gồm 4
giai đoạn:
Initial: Giai đoạn đầu;
Development: Giai đoạn phát triển;
Mid-season: Giai đoạn phát triển giữa;
Late season: Giai đoạn phát triển cuối.
− Rooting depth: Chiều dài bộ rễ cây trong quá trình sinh trưởng (m);
− Cropheight: Chiều cao lớn nhất của cây (m).
Ghi chú:
Hệ số cây trồng Kc trong các thời đoạn sinh trưởng của cây trồng (Theo FAO) sơ
bộ được tính toán theo 3 giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai
đoạn cuối. Ở Việt Nam, Kc cho một số loại cây trồng đã được nghiên cứu nên có thể
thừa kế để sử dụng. Trong trường hợp Kc các cây trồng chưa được nghiên cứu thì có
thể lấy theo kết quả nghiên cứu của FAO. Tuy nhiên phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp
với điều kiện vị trí và khí hậu của Việt Nam. FAO cũng đưa ra một số công thức hiệu
chỉnh cho các vùng địa lý khác nhau; do đó trước khi đưa hệ số Kc vào để tính nhu
cầu nước cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp. Trường hợp không có tài liệu để tính toán
hiệu chỉnh thì có thể sơ bộ lấy theo FAO.
− Hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên Kcini


11


Kcini phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố là: khoảng cách trung bình giữa hai lần đất
được làm ẩm (tưới, mưa), chiều sâu lượng đất thấm, lượng bốc hơi chuẩn ET0 và loại
đất.
+ Trường hợp độ sâu thấm nhỏ hơn 10
mm, Kcini có thể tra trực tiếp từ hình 11a
Kcini không phụ thuộc vào loại đất mà
chủ yếu phụ thuộc vào khoảng cách giữa
hai lần cấp nước và lượng bốc hơi chuẩn
ET0.
+ Trường hợp độ sâu tầng đất thấm lớn
hơn 40 mm, Kcini tra trực tiếp từ các hình
11b hoặc hình 11c và phụ thuộc vào loại
đất, khoảng cách giữa hai lần cấp nước
và bốc hơi chuẩn ET0.

Hình 11a. Quan hệ ETo và Kcini

+ Trường hợp độ sâu tầng đất thấm nước từ 10 mm đến 40 mm, giá trị Kcini có thể ước
lượng từ các hình 11a, 11b, 11c theo công thức:
Kcini=Kcini(Figa) +

[

I − 10
Kcini(Figb,c) − Kcini(Figa)
40 − 10


]

(a)

Trong đó:
Kcini: hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên;
Kcini(Figa): hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên ứng với chiều sâu tầng
thấm nhỏ hơn 10 mm thể hiện ở hình 11a;
Kcini(Figb,c): hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng đầu tiên ứng với chiều sâu tầng
thấm lớn hơn 40 mm thể hiện ở hình 11b hoặc hình c tùy thuộc loại đất;
I: chiều sâu tầng thấm trung bình (mm);
Giá trị 10 và 40 là chiều sâu thấm hút trung bình, thể hiện ở hình hình 11a, 11b, 11c.

Hình 11b

12

Hình 11c


− Hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng giữa Kcmid
h
3

Kcmid=Kcmid(Tab) + [0,04(u 2 − 2) − 0,004(RH min − 45)] ( ) 0.3

(b)

Trong đó:
Kcmid: hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng giữa;

Kcmid(Tab): hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng giữa ở điều kiện chuẩn (có độ
ẩm trung bình nhỏ nhất ngày bẳng 45%, tốc độ gió trung bình ngày 2m/s) theo FAO
Kcmid(Tab) = 1,25;
u2: giá trị tốc độ gió trung bình ngày ở độ cao 2m so với mặt đất trong giai đoạn giữa,
1m/s ≤ u2 ≤6 m/s;
RH min : giá trị độ ẩm không khí nhỏ nhất trung bình ngày trong thời đoạn sinh trưởng

giữa của cây trồng (%), 20%≤RHmin≤80%;
h: chiều cao trung bình của cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng giữa của cây trồng
(m).
− Hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng cuối Kcend
h
3

Kcend=Kcend(Tab) + [0,04(u 2 − 2) − 0,004(RH min − 45)] ( ) 0.3

(c)

Trong đó:
Kcend: hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng cuối;
Kcend(Tab): hệ số cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng cuối ở điều kiện chuẩn (có độ
ẩm trung bình nhỏ nhất ngày bẳng 45%, tốc độ gió trung bình ngày 2m/s).
u2: giá trị tốc độ gió trung bình ngày ở độ cao 2m so với mặt đất trong giai đoạn cuối,
1m/s ≤ u2 ≤6 m/s;
RH min : giá trị độ ẩm không khí nhỏ nhất trung bình ngày trong thời đoạn sinh trưởng

cuối của cây trồng (%), 20%≤RHmin≤80%;
h: chiều cao trung bình của cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng cuối của cây trồng
(m).


13


VI.

Nhập các số liệu về đất đai
Nhấp đúp chuột vào biểu tượng

để vào module số liệu về đất đai.

Trên màn hình trình đơn nhập số liệu đất đai (Soil) ở hình 12. Nhập số liệu mới
hoàn toàn từ hình 10 bằng cách điền vào các thông tin theo yêu cầu.

Hình 12. Màn hình nhập số liệu đất đai

Trong trường hợp không có đầy đủ số liệu đo đạc thực tế trong điều kiện
Nước ta thì nên kết hợp tham khảo các tài liệu cần thiết như trong bảng 1.
Bảng 1: Một số đặc trưng về lượng nước trong đất
Tổng lượng nước sẵn có
trong đất (TAM)

TT

Loại đất

1

Đất cát sỏi

60


2

Đất cát

100

3

Đất thịt pha

140

4

Đất sét

180

(mm/m)

Ghi chú

Qua thực tế sử dụng chương trình CROPWAT cho thấy: loại số liệu về đất
cần nhập vào là vấn đề gây trở ngại và có ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác
của kết quả đầu ra. Một số lý do cơ bản liên quan đến vấn đề này như sau:
14


1. Một số khái niệm và đơn vị đo các đặc trưng về lượng nước trong đất còn

gần như là mới lạ, chưa được các cán bộ khoa học kỹ thuật Việt Nam sử dụng
một cách thông thường (quen thuộc và định tính cảm nhận...). Đó là:
a) Tổng lượng nước sẵn có trong đất (Total Available Soil Moisture - ký hiệu
là TAM hay FC-WP) tính theo đơn vị mm/m chiều sâu. Theo định nghĩa: tổng
lượng nước sẵn có trong đất (TAM) là lượng nước chênh lệch giữa khả năng
chứa nước tối đa đồng ruộng và lượng nước trong đất ứng với điểm héo. Đại
lượng này biểu thị lượng nước sẵn có lớn nhất/tối đa đối với cây trồng. Nó phụ
thuộc vào cấu tượng/kết cấu, cấu trúc của đất và hàm lượng chất hữu cơ trong
đất.
b) Hệ số thấm nước mưa lớn nhất (Maximum Rain Infiltration Rate): là lượng
mưa lớn nhất có thể thấm vào đất trong thời gian một ngày (mm/ngày). Hệ số
này phụ thuộc vào cường độ mưa, loại đất và độ dốc mặt đất.
Trong điều kiện Việt Nam, thiếu các tài liệu quan trắc, đo đạc thực tế về hệ số
thấm nước mưa lớn nhất có thể sử dụng các số liệu đo đạc trên các khu thí
nghiệm bãi dòng chảy để tính toán. Cũng có thể mượn các hệ số thấm bão hoà
tầng đất canh tác để nhập số liệu...
c) Lượng nước sẵn có trong đất đầu thời vụ (Initial Available Soil Moisture)
tính theo đơn vị mm/m chiều sâu. Ở nước ta, lượng nước sẵn có trong đất đầu
thời vụ thường biểu thị thông qua độ ẩm đất chứ không biểu thị theo lớp nước...
d) Mức độ khô của đất đầu thời vụ hay mức thiếu hụt độ ẩm đất đầu thời vụ
(Initial Soil Moisture Depletion) ký hiệu là ID tính theo % của tổng lượng nước
sẵn có trong đất (% TAM). Theo định nghĩa: mức độ khô của đất đầu thời vụ là
tỷ số % của (lượng nước) chênh lệch giữa khả năng chứa nước tối đa đồng
ruộng và lượng nước trong đất ứng với độ ẩm đất đầu vụ so với tổng lượng
nước sẵn có trong đất (TAM). Khi độ ẩm đất đầu vụ bằng độ ẩm tối đa đồng
ruộng thì ID = 0 %, còn khi độ ẩm đất đầu vụ bằng độ ẩm cây héo thì ID = 100
%.
2. Cách chuyển đổi và tính toán các đặc trưng về lượng nước trong đất để nhập
vào file số liệu đất khá trừu tượng, phức tạp và dễ nhầm lẫn:
a) Tính toán tổng lượng nước sẵn có trong đất (TAM):

15


Công thức tính toán tổng lượng nước sẵn có trong đất là:
TAM = 100A(βđr - βh)

(mm/m)

b) Tính toán mức độ khô của đất đầu thời vụ (mức thiếu hụt độ ẩm đất đầu thời
vụ):
ID = 1000A(βđr - βo)/TAM (%)
hay ID = 100(βđr - βo)/ (βđr - βh)
3. Ở Nước ta, còn chưa có nhiều số liệu đo đạc thực tế về các thông số cần
thiết cho việc tính toán những đặc trưng về lượng nước trong đất.
4. Các khái niệm đặc trưng về lượng nước trong đất đã trình bày trên đây cũng
còn có liên quan đến những chỉ tiêu hay những yêu cầu cần đảm bảo khi tính
toán chế độ tưới.
VII.

Tính nhu cầu nước và nhu cầu tưới
CROPWAT tính toán xác định nhu cầu tưới dựa vào phương trình cân bằng
nước có dạng như sau:
IRR = (ETc + LPrep + Prep) - Peff

(mm/ngày)

Trong đó:
− IRR: Lượng nước cần tưới cho cây trồng trong thời đoạn tính toán
(mm/ngày).
− ETC: Lượng bốc hơi mặt ruộng trong thời đoạn tính toán (mm).

− Peff: lượng mưa hiệu quả cây trồng sử dụng được trong thời đoạn tính toán
(mm).
− Prep: lượng nước ngấm ổn định trong đất trong thời đoạn tính toán
(mm/ngày).
− LPrep: lượng nước làm đất (mm).
Khi tính toán nhu cầu nước thì các mô đun Climate, Rainfall, Crop and Soil
phải có giá trị (tức là các mô đun này phải được mở). Nếu một trong các mô đun
trên chưa được mở thì Cropwat sẽ hiện một thông báo và đóng mô đun CRW.
Nhấp đúp chuột vào biểu tượng
để vào module tính toán nhu cầu
nước và nhu cầu tưới. Màn hình kết quả hiện ra như hình 13.
16


Hình 13. Kết quả tính nhu cầu nước và nhu cầu tưới

Cropwat 8.0 tính nhu cầu nước ở cột ETc và nhu cầu tưới ở cột Irr. Req dựa vào
lượng bốc hơi (ETc), lượng mưa hiệu quả và khả năng thoát nước của đất. Các
kết quả tính toán cho thời đoạn 10 ngày (Decade) và tổng lượng nước cần cho
cả vụ của cây trồng. Ví dụ, kết quả tính nhu cầu nước cho cây ngô vụ Đông
trong khu vực hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn – Bắc Giang; tổng nhu cầu nước toàn
vụ là 283,1 mm tương đương 2.831 m3/ha và nhu cầu tưới là 1.744 m3/ha.
VIII.

Lập kế hoạch tưới (Schedule)

Lập kế hoạch tưới là mô đun rất quan trọng trong phần mềm Cropwat8.0. Mô
đun Schedule có khả năng ứng dụng để lập kế hoạch tưới cho các dịch vụ thuỷ
nông để vận hành tốt hơn và để đánh giá thực tiễn hiệu quả tưới.
Mô đun Schedule được kích hoạt bằng cách kích chuột vào biểu tượng

nằm ở thanh toolbar phía bên trái cửa sổ chính của Cropwat. Các mô đun
climate, rainfall, Crop và soil phải được kích hoạt đồng thời. Nếu thiếu một
trong các mô đun đó thì chương trình Cropwat sẽ hiện lên một thông báo và
đóng mô đun Schedule lại.

17


Ví dụ thống báo lỗi trên hình 14 hiện lên
trên hình bên là mô đun Climate chưa kích
hoạt, vì giá trị ETo chưa được tính.
Hình 14. Lỗi thiếu file dữ liệu

Mô đun Schedule về cơ bản bao gồm tính toán cân bằng nước trong đất với thời
đoạn tính là ngày. Những thông số dưới đây được sử dụng:
- Mưa hiệu quả;
- Hệ số sử dụng nước;
- Bốc thoát hơi nước của cây trồng (ETc);
- Sự tháo nước vùng dễ cây;
- Tưới mặt ruộng;
- Độ thiếu hụt;
- Tổn thất tưới;
- Tổng lượng nước tưới
- Dòng chảy.
Tính toán lịch tưới cho lúa thì có một số khác biệt. Đối với cây lúa nước, có một
lớp nước được duy trì trên ruộng trong hầu hết thời kỳ sinh trưởng, như vậy sẽ
có một lượng nước tưới đòi hỏi không chỉ bị tổn thất do bốc hơi mà còn tổn thất
do thẩm lậu trên ruộng ngập nước. Hơn nữa, việc cung cấp nước cho giai đoạn
làm đất và mạ đòi hỏi phải có. Các thông số dưới đây được tính toán thêm vào:
− Thời đoạn ngâm ruộng;

− Chiều dày tầng đất ngâm;
− Sự suy giảm độ ẩm đất….
Một ví dụ về lịch tưới cho cây ngô ở Cầu Sơn như hình 15 dưới đây.

18


Hình 15. Kết quả tính lịch tưới

IX.

Thành lập dữ liệu đầu vào để tính toán hệ số tưới cho toàn hệ thống

Hệ số tưới cho toàn hệ thống được tính toán dựa vào nhu cầu tưới của từng loại
cây trồng và diện tích canh tác tương ứng.
Click vào biểu tượng
trên thanh Toolbar nằm bên trái màn hình, sẽ
hiện ra mô đun nhập liệu như hình 16.

19


Hình 16. Giao diện của mô đun Crop Pattern

Trong mô đun này cần nhập vào một số các thông số như: Đường dẫn tới các
file có đuôi mở rộng .CRO (file số liệu về cây trồng); thời gian gieo trồng
(Planting date) và phần trăm diện tích tương ứng của cây trồng (Area %). Ví dụ
hình 16 là nhập các số liệu để tính toán hệ số tưới cho cây trồng trong hệ thống
Cần Sơn.
Sau khi nhập xong đường dẫn thì nhấn vào biểu tượng

để tính hệ số
tưới cho toàn hệ thống. Hệ số tưới cho toàn hệ thống sẽ được tính cho từng
tháng một cho phần diện tích thực và cho toàn toàn bộ diện tích của hệ thống.
Ví dụ kết quả tính hệ số tưới cho hệ thống Cầu Sơn như bảng 2.

20


Bảng 2. Kết quả tính toán hệ số tưới cho hệ thống Cầu Sơn
Jan

Feb

Mar

Apr

May Jun

Jul

Aug Sep

Oct

Nov Dec

Precipitation deficit
1. LuaXuansom


171.7 57.9 24.3

0

0

0

0

0

0

0

0 78.8

2. LuaXuanTrung

221.2 55.2 22.7

0 54.2

0

0

0


0

0

0

0

3. LuaXuanMuon

213.7 54.8 21.7

0 88.6 65.1

0

0

0

0

0

0

4. Lac Xuan
5. Khoai Xuan

14.7 35.3 17.2


0

0

0

0

0

0

0

0

0

8.4 29.5 17.8

0

9.2

0

0

0


0

0

0

0
0

6. Lua He Som

0

0

0

0 70.5 223.9 50.3 52.4 47.6 10.1

0

7. Lua He Trung

0

0

0


0

0

0 237.2 55.3 48.2 49.5

0

0

8. Lua He Muon

0

0

0

0

0

0 201.6 57.3 48.4 53.9 33.6

0

9. Dau tuong He Thu

0


0

0

0

10. Ngo Dong
11. Khoai Dong
12. Cai Bap

14 46.4 59.2 22.7

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0 17.4 50.5 72.5 33.8

5.3

0

0

0

0

0

0

0 17.2 45.9 72.8 47.2

0

0

0

0


0

0

0

0

3.9

1.4

0.6

0

2

3.7

2.8

1.2

0 36.8 63.7 28.5

Net scheme irr.req.
in mm/day
in mm/month
in l/s/h

Irrigated area
(% of total area)
Irr.req. for actual area
(l/s/h)

120.8 40.4 17.2
0.45 0.17 0.06
91

82

82

0.5

0.2 0.08

0 62.8 111.8 85.6

1.1

37 32.7

1.1

1

0.9

34 30.8 27.7


0 0.23 0.43 0.32 0.14 0.13 0.13 0.12

0.1

0

58

106

93

82

82

85

100

48

0 0.22 0.46 0.39 0.17 0.15 0.13 0.25 0.18

Cropwat 8.0 tính hệ số tưới bình quân theo tháng, cần phải hiệu chỉnh lại lịch
tưới cho phù hợp.

21



22


23



×