Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP MÔN HÓA HỌC THỰC PHẨM Đề tài: ĐỘC TỐ TỪ THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.93 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC
NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP MÔN HÓA HỌC THỰC PHẨM
Đề tài: ĐỘC

TỐ TỪ THỦY SẢN

GVHD: TÔN NỮ MINH NGUYỆT

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Dương Trường Giang Nam: 61202227
2. Trần Thị Kim Ngân: 61202335
3. Lê Thị Mỹ: 61202212

TP.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2013


Độc tố từ thủy sản

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 4
Chương 1.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGỘ ĐỘC DO THỦY SẢN .............................................. 5
1.

Tình hình ở các nước: .......................................................................................................... 5

2.



Đặt vấn đề: ........................................................................................................................... 5

Chương 2. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN ĐỘC ...................................................................... 6
1.

Phun độc: ............................................................................................................................. 6

2.

Nhiễm độc: ........................................................................................................................... 6

Chương 3. MỘT SỐ LOẠI ĐỘC TỐ ............................................................................................. 7
Độc tố trong các loại cá ....................................................................................................... 7

1.
a.

Cá nóc:.............................................................................................................................. 7
Tetrodotoxin (Puffer Fish poisoning) .............................................................................. 8

b.

Cá bống vân mây: ............................................................................................................. 9

2.

Độc tố trong bạch tuộc đốm xanh: ..................................................................................... 10

3.


Độc tố trong Ốc cối: ........................................................................................................... 10
a.

Ốc cối địa lý: .................................................................................................................. 10

b.

Ốc cối hoa lưới: .............................................................................................................. 11
Conotoxins: .................................................................................................................... 11

4.

Độc tố trong sứa biển: ........................................................................................................ 12
Histamin: ........................................................................................................................ 13

5.

Độc tố trong cua mặt quỷ: .................................................................................................. 14
Saxitoxin: ....................................................................................................................... 14

Chương 4.CÁCH SƠ CỨU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ................................................. 15
1.

Cách sơ cứu:....................................................................................................................... 15

2.

Cách phòng tránh ngộ độc: ................................................................................................ 15


Tài liệu tham khảo: ....................................................................................................................... 15

2


Độc tố từ thủy sản

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng phân bố chất độc trong cá nóc .................................................................................. 7

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cá nóc chuột vân bụng
Hình 2. Cá nóc sao .............................................................. 8
Hình 3. Cấu trúc hóa học của tetrodotoxin ..................................................................................... 8
Hình 4. Cá bống vân mây ............................................................................................................... 9
Hình 5. Bạch tuộc đốm xanh......................................................................................................... 10
Hình 6. Ốc cối hoa lưới
Hình 7. Ốc cối địa lý....................................................................... 11
Hình 8. Cơ chế hoạt động của conotoxins .................................................................................... 12
Hình 9. Sứa biển ........................................................................................................................... 12
Hình 10. Phân tử histamine ........................................................................................................... 13
Hình 11. Quá trình decarboxy hóa axit amin histidine ................................................................. 13
Hình 12. Cua mặt quỷ ................................................................................................................... 14
Hình 13. Cấu trúc hóa học của Saxitoxin ..................................................................................... 14

3


Độc tố từ thủy sản


LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người,
thủy sản có những thế mạnh như: giàu protein, chứa ít mỡ (nhưng giàu mỡ không bão
hoà), cholesterol gần như không đáng kể (trừ tôm, mực), vitamin và chất khoáng phong
phú... Vì thế, nguồn thực phẩm này ngày càng trở nên hấp dẫn và được các nhà khoa học,
chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ khuyến cáo ăn để phòng và chữa bệnh.Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích thiết thực, thủy sản cũng có mặt trái của nó. Nhiều loại thủy sản chứa độc
tố có khả năng gây ngộ độc cho con người, những trường hợp nguy hiểm sẽ dẫn đến tử
vong. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và độc tính của các loại độc tố này, cũng
như chưa nhận biết được loại thủy sản nào có chứa độc tố, khi ăn phải sẽ có thể gây nguy
hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Đề tài Độc tố từ thủy sản của nhóm chúng tôi sẽ đi nghiên cứu và làm rõ về nguồn gốc,
bản chất của các loại độc tố, các loại thủy sản chứa độc tố thường gặp cũng như triệu
chứng và cách sơ cứu khi bị ngộ độc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Tôn Nữ Minh Nguyệt đã hướng dẫn và góp ý để
chúng em hoàn thành đề tài này. Do thời gian ngắn, kiến thức còn hạn chế, tài liệu thu
thập không nhiều nên trong quá trình thực hiện còn nhiều sai lầm và thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
Nhóm sinh viên thực hiện!

4


Độc tố từ thủy sản

Chương 1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGỘ ĐỘC DO THỦY SẢN
1. Tình hình ở các nước:
 Hàng năm, tại Mỹ có 3,3 đến 12,3 triệu trường hợp ngộ độc, dẫn đến 3.900 trường
hợp tử vong do tác nhân gây bệnh bắt nguồn từ thủy sản.
 Ở các nước đang phát triển, tình hình còn bi đát hơn. Tại Việt Nam chưa có thống

kê chính xác các trường hợp ngộ độc thủy sản. Nhưng những trường hợp chết
người do ăn cá nóc hay các loài nhuyễn thể (cua, sò, ốc...) vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo các báo cáo về tình hình ngộ độc thực phẩm những năm qua ở các tỉnh miền
Trung, số trường hợp ngộ độc thực phẩm gây tử vong nhiều nhất vẫn bắt nguồn từ
nguyên nhân ănthủy hải sản có độc. Theo chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản thành phố hiện tại xác định được 39 loài sinh vật chứa độc tố có
khả năng gây chết người tại biển Việt Nam, bao gồm một loài mực tuộc, hai loài ốc
cối, ba loài cua hạt, một loài sam, hai mươi hai loài cá và mười loài rắn biển. Đa số
chúng là những loài có phân bố rộng, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan như cá
nóc, cá bống vân mây, rắn biển, một vài loài mực đốm xanh…
2. Đặt vấn đề:
Nhiều người cho rằng: đã đến lúc cần xây dựng bản đồ về thủy sản độc hại bao
gồm cả việc xác định danh mục thủy sản độc, cũng như vùng cư trú của chúng. Tuy
nhiên, các nhà khoa học cũng phải thừa nhận một thực tế: đây vẫn là công việc khá
mới mẻ đối với khoa học Việt Nam. Ngoại trừ cá nóc - đến lúc này về cơ bản việc
nhận dạng có thể làm được, còn các loại thủy sản mang độc tố khác, đối với người
dân vẫn còn mơ hồ.Thậm chí một loài thủy sản như vẹm xanh vốn rất quen thuộc
nhưng đôi lúc cũng gây ngộ độc đối với người tiêu dùng.

5


Độc tố từ thủy sản

Chương 2. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN ĐỘC
1. Phun độc:
Chất độc chứa trong cơ quan riêng, khi cần thiết nó phóng ra để tự vệ. Phương thức
phóng chất độc của chúng có 3 cách:
 Một là khi cắn đối phương chất độc phun ra từ răng. Ví dụ: đẻn ( rắn biển ), cá
mũi ống…

 Hai là đâm đối phương chất độc sẽ phun ra từ gai. Ví dụ: cá mặt quỷ, cá ngạnh,
cá ngát…
 Ba là chất độc nằm ở các tuyến dưới da, khi bị đối phương bắt thì tiết chất độc
ra. Ví dụ như cá dưa 8 mắt…
2. Nhiễm độc:
Chất độc nằm trong thành phần của cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể động vật thủy
sản như trứng độc, dầu độc, tinh cá độc…con người vì thiếu hiểu biết đã sử dụng
chúng làm thức ăn mà bị trúng độc.

6


Độc tố từ thủy sản

Chương 3. MỘT SỐ LOẠI ĐỘC TỐ
1. Độc tố trong các loại cá
a. Cá nóc:
 Chứa độc tố: tetrodotoxin, chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
 Họ cá nóc có vài chục loài, những loài có độc tính cao là: cá nóc đầu thỏ chấm
tròn (cá nóc thu), cá nóc chuột chấm son, cá nóc sao, cá nóc chuột vân bụng, cá
nóc vằn… Theo thống kê số người ngộ độc cá nóc chiếm ½ trong tổng số người
chết hàng năm vì ăn phải thực phẩm ngộ độc.
 Cùng một loài cá nóc nhưng sức độc của nó ở các vị trí trên thân cũng khác nhau
và khác nhau theo thời tiết nữa, trứng ở giai đoạn trưởng thành sức độc mạnh
nhất, và sau khi sinh thì giảm xuống. Sức độc của các bộ phận trong cá nóc như
sau: noãn sào ( trứng ) > tụy > gan > máu > mắt > mang > da > tinh sào > thịt.
Như vậy trứng chứa nhiều độc tố nhất.

Bảng 1. Bảng phân bố chất độc trong cá nóc
Tên cá nóc


Thịt

Da

Gan

Ruột

Trứng

Tinh

Hàm lượng
độc tố ( µg )

Nóc chấm cam

++

++

+++

++

++

++


42.5

Nóc đầu thỏ chấm tròn

+

+

+++

++

++

+

6.93

Nóc chuột vằn mang

+

+

++

++

+++


+

Đực: 31.16
Cái: 149.84
Nóc chuột vân bụng

+

++

+

+

+++

++

23.53

Ghi chú: +++ độc rất mạnh
++ độc mạnh
+ độc nhẹ
 Mặc dù chưa phát hiện thấy độc tố trong các loài còn lại, nhưng để đi tới nhận
định chính xác chúng là loài độc hay không độc, cần phải có những nghiên cứu
tiếp tục trong thời gian tới. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng các loài này làm
thực phẩm, ngay cả phần thịt (cơ).

7



Độc tố từ thủy sản

Hình 1. Cá nóc chuột vân bụng

Hình 2. Cá nóc sao

 Đặc điểm phân bố: Cá Nóc phân bố rộng khắp trên thế giới, tập trung nhiều ở
biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam cá nóc phân bố dọc bờ biển từ Bắc
vào Nam, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát
đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô, đôi khi có cả ở cửa sông, nước
lợ. Mùa xuất hiện cá nóc ở Việt Nam gần như quanh năm nhưng nhiều nhất từ
tháng 5-6 và tháng 9-10.
 Tetrodotoxin (Puffer Fish poisoning)

Hình 3. Cấu trúc hóa học của tetrodotoxin
 Công thức: C11 H17 O8 N3
 Tính chất: dạng bột màu trắng, dễ tan trong nước, không tan trong những dung
môi hữu cơ thông thường, chịu được nhiệt độ cao, chịu được axit, không tan
trong bazo.

8


Độc tố từ thủy sản

 Tetrodotoxin có tính bền vững rất cao: Cho vào dung dịch HCl (axitclohidric) 0,2
đến 0,3% sau 8 giờ mới bị phân huỷ, đun sôi (100°C) thì sau 6 giờ mới giảm
được một nửa độc tính, muốn phá hủy hoàn toàn độc tính phải đun sôi ở 200°C
trong 10 phút.

 Nếu chỉ tính theo khối lượng thì TTX độc gây chết gấp 10 lần nọc rắng hổ mang,
và hơn 275 lần so với cyanua.
 Chỉ số LD-50: 8-20 mg/kg.
 Cơ chế gây độc của TTX: ức chế hoạt động bơm kênh Na+ và K+ qua màng tế
bào thần kinh cơ, ngừng dẫn truyền thần kinh cơ gây liệt cơ xương, cơ hô hấp và
có nguy cơ tử vong cao…
 Triệu chứng: đau nhói trên mặt và chân tay, thở gấp, tê, ngứa môi và phía trong
miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, vỡ mạch máu, cuối cùng liệt
cơ hô hấp, trụy tim mạch và có nguy cơ tử vong cao.
 Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau khi ăn 10-45 phút.Có thể gây tử vong trong
vòng 30-60 phút.
 Đường nhiễm độc: ăn uống, hít phải, dính vào da.
Ứng dụng của Tetrodotoxin:
 Sản xuất thuốc có thành phần chiết xuất từ da cá nóc để chữa các bệnh gan, tuyến
tụy và một số bệnh khác.
 Điều chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị các bệnh viêm phế quản, kích thích hoạt
động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, rượu, thuốc
lá...
 Điều chế thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư.
b. Cá bống vân mây:
 Chứa độc tố tetrodotoxin tương tự cá nóc, tập trung ở da.
 Mức độ gây độc: 100 g da của cá này có thể làm 9 - 10 người tử vong.
 Biểu hiện nhận dạng loài cá này là toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn
vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm
đen. Loài cá bống vân mây hiện có nhiều ở Thừa Thiên - Huế và các vùng nước
lợ khác.

Hình 4. Cá bống vân mây
9



Độc tố từ thủy sản

2. Độc tố trong bạch tuộc đốm xanh:

Hình 5. Bạch tuộc đốm xanh
 Chứa độc tố: tetrodotoxin cực độc trong tuyến nước bọt, lượng chất độc chứa
trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng
một lúc.
 Bạch tuộc đốm xanh được xếp vào một trong 10 loài vật có nọc độc khủng khiếp
nhất thế giới. Bạch tuộc đốm xanh (có tên khoa học là Hapalochlaena lunulata) là
một loài bạch tuộc rất nhỏ, chỉ bằng một quả bóng chơi golf (kích thước tối đa
không quá 50mm); có 8 tay ngắn, sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn
san hô ven bờ. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đốm màu xanh
đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn.
 Đặc điểm phân bố: Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình
Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.
3. Độc tố trong Ốc cối:
Ở vùng biển Việt Nam hiện có 2 loài ốc rất độc là ốc cối địa lý và ốc cối hoa lưới.
a. Ốc cối địa lý:
 Chứa độc tố: Conotoxins có trong miệng, đây là một hợp chất có hoạt tính sinh
học cao, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ con người, có tác dụng làm tê liệt cơ thể,
ức chế hô hấp dẫn đến tử vong.
 Nhận dạng: vỏ có dạng trứng dài. Vỏ mỏng, nhẹ, dễ vỡ. Vỏ có màu trắng hơi
xanh chuyển sang hơi tím. Hoa văn của vỏ hình mạng lưới màu nâu và hai hàng
vệt lớn màu nâu.
 Đặc điểm phân bố: phân bố nhiều ở ven biển phía Nam Việt Nam từ Đà Nẵng
đến Kiên Giang và các hải đảo (Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo…).

10



Độc tố từ thủy sản

b. Ốc cối hoa lưới:
 Chứa độc tố: Conotoxins cực độc ở trong miệng.
 Nhận dạng: vỏ có dạng hình trứng thuôn. Vỏ dày, chắc và nặng. Màu sắc của vỏ
thay đổi, thường là trắng hơi xanh. Hoa văn màu nâu hơi vàng có hình mạng lưới
không đều, điểm những vệt màu nâu lớn.
 Đặc điểm phân bố: Chúng sống ở những nơi hiểm hóc vùng biển Đà Nẵng –
Kiên Giang và các hải đảo ngoài khơi xa.

Hình 6. Ốc cối hoa lưới

Hình 7. Ốc cối địa lý

 Conotoxins:
 Conotoxins thuộc nhóm độc thần kinh peptide, bao gồm từ 10 đến 30 acid
amin dư, thường có một hoặc nhiều liên kết disulfide .
 Số lượng conotoxins có cơ chế hoạt động đã được xác định cho đến nay là năm:
α (alpha) -, δ (denta ) -, κ (kappa) -, μ (micro) -, và ω (omega) - . Mỗi loại
conotoxins tấn công một mục tiêu khác nhau:
 α-conotoxin ức chế các thụ thể nicotinic acetylcholine ở các dây thần
kinh và cơ bắp , gây ra tê liệt
 δ-conotoxin làm chậm sự ngưng hoạt của kênh Na+
 κ-conotoxin ức chế kênh K+, gây run cơ, run rẩy
 μ-conotoxin ức chế kênh Na+ trong cơ bắp.
 ω-conotoxin ảnh hưởng trên các kênh Ca2+ liên quan đến sự dẫn truyền
luồng thần kinh tại các điểm tiếp giáp , điều này thu hút các nhà nghiên cứu
trong việc tìm ra các loại thuốc giảm đau mới hoạt động trên cơ chế tác

động lên kênh Ca2+ để ngăn chặn việc truyền tín hiệu báo các kích thích
gây đau về hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau rất tốt nhất là
các chứng đau dai dẳng do ung thư và AIDS. Omega conotoxin MVIIA là
conotoxin đầu tiên được phép sử dụng làm thuốc giảm đau ở Mỹ và châu
Âu có tên là Prialt hay Zinocotid.

11


Độc tố từ thủy sản

Hình 8. Cơ chế hoạt động của conotoxins
4. Độc tố trong sứa biển:
 Chứa độc tố: thường là chất histamine và các chất giống kinin… có khả năng
gây độc lên khắp cơ thể, gây viêm da hoại tử, độc trên hệ cơ, độc trên tim, hệ
thần kinh và gây tán huyết.
 Sứa là loài thủy sinh ruột khoang, thân hình tán, có nhiều tua, thịt dạng keo trong
suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển. Khi vồ mồi, chúng sử dụng cả
chân và râu túm lấy mồi, đồng thời tiết ra độc tố làm cho con vật chết ngay. Nếu
sứa vồ phải người hoặc vô tình chạm phải, con người sẽ bị dị ứng, có thể bị sốc
phản vệ và tử vong.
Ngoài ra, sứa biển còn là món ăn lạ, ngon miệng, rất tốt cho cơ thể, giải nhiệt,
chữa chóng mặt, nhức đầu nhất là trong cái nắng sớm đầu hè. Đặc biệt đối với
phụ nữ có thai, người đang cho con bú thì đây là liều thuốc hữu hiệu chống lại
chứng nóng trong do căng sữa gây ra.
 Đặc điểm phân bố: sứa có nhiều nhất ở những vùng cồn, vịnh biển lặng sóng như
Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Nha Trang...

Hình 9. Sứa biển
12



Độc tố từ thủy sản

 Histamin:

Hình 10. Phân tử histamine
 Công thức: C5H9N3
 Histamin là một dẫn xuất được sinh ra từ sự phân hủy của histidine, có nguồn
gốc từ quá trình decarboxy hóa của axit amin histidine, phản ứng được xúc tác
bởi enzyme L-histidine decarboxylase. Nó là một amin có tính hút nước và tính
gây giãn mạch.

Hình 11. Quá trình decarboxy hóa axit amin histidine
 Histamin có đặc tính chịu nhiệt nên khi đun nấu hay thanh trùng bằng nhiệt độ
histamin vẫn không bị phá hủy.
 Triệu chứng: Con người khi ăn phải thủy sản có chứa histamin với nồng độ
vượt quá mức cho phép (trên 10mg/kg) thì cơ thể sẻ xảy ra các triệu chứng:
chóng mặt, nhức đầu và nỗi mẫn ngứa trên da, triệu chứng kích ứng trên da là
một triệu chứng dễ nhận biết nhất khi ăn phải sản phẩm thủy sản có chứa
histamin và hệ số gây dị ứng do histamin còn phụ thuộc vào thể trạng của từng
người nên mức độ gây dị ứng là không giống nhau.

13


Độc tố từ thủy sản

5. Độc tố trong cua mặt quỷ:


Hình 12. Cua mặt quỷ
 Chứa độc tố Saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một
số loài cua rạn...), nằm trong thịt và trứng, nhiều nhất là trong thịt càng và chân
cua.
 Loài cua này phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90mm, dài khoảng 55mm, có
nhiều u lồi dẹt. Cua sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu
trắng, nâu và vàng. Ngón các chân kìm có màu nâu đen.
 Đặc điểm phân bố: Cua mặt quỷ có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng
đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.
 Saxitoxin:
 Chỉ số LD-50: 263mg/kg ở chuột.
 Cơ chế gây độc: liên kết với các kênh Na+ trong tế bào thần kinh do đó ngăn
chặn sự tràn vào của các ion Na+.
 Mức độ gây độc: Một người ăn chỉ 0,5g thịt càng cua loại này là có thể ngộ độc
dẫn đến tử vong.

Hình 13. Cấu trúc hóa học của Saxitoxin

14


Độc tố từ thủy sản
Chương 4. CÁCH SƠ CỨU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
1. Cách sơ cứu:
 Loại bỏ nhanh chóng các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống
nước , tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi
cho đến khi nôn được.
 Trong trường hợp không nôn được cho bệnh nhân uống than hoạt tính. Tác dụng
của than hoạt tính là hút hết chất độc không cho ngấm vào máu.
 Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với một gói

orezol hoặc pha với ½ thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường trong một lít
nước.
 Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thì sẽ bình phục lại nên
cho ăn cháo.
 Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay mà còn xuất hiện hiện
tượng tím tái khó thở…cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
2. Cách phòng tránh ngộ độc:
 Tìm hiểu nguồn gốc của các loại thủy sản trước khi sử dụng. Phòng bệnh hơn chữa
bệnh nên trước hết chúng ta cần hết sức thận trọng, tránh tò mò cầm nắm, đụng
chạm vào những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ...
 Tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng an
toàn thực phẩm. Mặt khác, sau khi ăn bất cứ loài ốc biển nào mà bạn cảm thấy có
triệu chứng như đã mô tả ở trên, lập tức phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ
trợ điều trị kịp thời, tránh xảy ra chuyện đáng tiếc.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thủy sản, Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1996.
2. Nguyễn Trọng Cẩn ( 2006 ), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản ( tập 1 ),
NXB Nông nghiệp, 256 trang.
3. />4. />5. />
15



×