Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Chôm chôm sấy thăng hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794 KB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
Các sản phẩm trái cây nhiệt đới luôn là một thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt
Nam như: nhãn, vải, chôm chôm,…trong đó chôm chôm là loại trái cây dễ ăn và
mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên do các loại trái cây này chỉ có theo
mùa và thời gian bảo quản trái cây tươi không dài, nên cần thiết áp dụng các công
nghệ từ đơn giản đến phức tạp để kéo dài thời gian bảo quản và giữ được tối đa
chất lượng trái cây sau chế biến. Với mỗi phương pháp chế biến sẽ cho ra sản
phẩm với chất lượng khác nhau, sấy thăng hoa là một trong số các phương pháp tối
ưu để giữ lại hương vị và chất lượng của trái cây tươi nhưng chi phí cho sản xuất
và giá thành sản phẩm lại là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trong bài báo
cáo này, nhóm sẽ trình bày về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới “Chôm
chôm sấy thăng hoa”.
Do sản phẩm này sẽ có giá thành cao và thị trường ở Việt Nam chôm chôm tươi
vào mùa sẽ rất nhiều, nên nhóm chọn thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nhật Bản, và
sản phẩm mới này sẽ được phát triển như là một sản phẩm thuộc thương hiệu nổi
tiếng là Vinamit.
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG
1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VINAMIT
1.1.

Vinamit - quá trình hình thành và phát triển

Tên đầy đủ là CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMIT
Tên giao dịch quốc tế: VINAMIT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Vinamit

1


Logo:


Slogan: “Spice of life from natures” - Hương vị cuộc sống từ thiên nhiên
Website: www.vinamit.com
Nhà sáng lập: Nguyễn Lâm Viên (sinh năm 1961)
Giám đốc Kinh Doanh: Nhuyễn Văn Hải
Công ty TNHH TM Đức Thành, thành lập năm 1992, là tiền thân của Công ty
Vinamit bây giờ, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và mua bán các mặt
hàng nông phẩm và trái cây. Và là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng công nghệ
sấy thăng hoa trong điều kiện chân không đối với trái cây và hàng nông sản. Sự
xuất hiện của công nghệ tiên tiến này đã một phần nào loại trừ sự cản trở về vụ
mùa vì sản phẩm có thể bảo quản trong một thời gian dài mà không sợ hư hỏng. Từ
đó mà giá trị sản phẩm được nâng cao và cung cấp rộng rãi trên thị trường trong và
ngoài nước.
Đến đầu năm 2005, công ty đổi tên thành công ty TNHH TM Vinamit và tập trung
vào phát triển thị trường quốc tế cùng với việc thiết lập các chi nhánh của công ty
cũng như các hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh trong nước.
Tháng 11 năm 2007, công ty TNHH TM Vinamit chính thức chuyển đổi hình thức
kinh doanh sang công ty Cổ phần Vinamit. Hiện nay, công ty là một tên tuổi lớn
trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao trong khai thác và chế biến nông
sản tại Việt Nam.
1.2.

Hệ thống các công ty trực thuộc VINAMIT:

2


Vinamit hiện có hai cụm nhà máy chế biến hoàn chỉnh: nhà máy sản xuất tại Bình
Dương và nhà máy sản xuất tại Đắc Lắc với quy mô 10 hecta, công xuất 20 tấn
thành phẩm/ngày.
1.3.


Sản phẩm chủ yếu

Hiện tại Vinamit có 6 dòng sản phẩm chính với 25 loại sản phẩm được bán trong
và ngoài nước.

1.4.

Chứng nhận chất lượng:

Đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vể quản lý chất lượng.
Đạt chuẩn HACCP - Tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm.
Đạt tiêu chuẩn HALAL – Tiêu chuẩn thực phẩm trong cộng đồng Hồi giáo.
3


Được tổ chức chất lượng quốc tế BVQI công nhận về chất lượng.
Đạt tiêu chuẩn GMP – Tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất
1.5.

Tình hình kinh doanh hiện nay của VINAMIT:

Trong vòng 5 năm qua, với mức 35% với tăng trưởng tỷ trọng xuất khẩu chiếm
60% doanh số. Năm 2008, bất chấp những diễn biến kinh tế không thuận lợi do
khủng hoảng kinh tế, doanh thu 8 tháng đầu năm của Vinamit tăng 60% so với
cùng kỳ năm trước, đạt hơn 200 tỷ đồng. Trong đó hàng xuất khẩu vẫn chiếm tỷ
trọng 50% doanh số của Vinamit, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
Vinamit hiện đang liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các trung tâm khuyến
nông, viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các trường đại học ngay tại các địa
phương, tổ chức các cuộc thi về giống cây và trái cây ngon để tìm ra và thiết lập

những bộ giống tốt. Từ đó phát triển và nhân giống đại trà, cung cấp cho bà con
nông dân cùng các chi tiết kỹ thuật để cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt
nhất
2. SẢN PHẨM MỚI
2.1.

Mô tả sản phẩm

 Hình dạng, kích thước và thể tích sản phẩm:
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa ở dạng khô, dạng ngấm nước trở lại (sau khi
ngâm), đồng nhất về hình dạng và giống nhau về kích thước.
Hình dáng của chôm chôm sấy thăng hoa có dạng hình của quả, loại bỏ vỏ.
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa giống nhau về hình dạng, kich thước nhưng
có thể khác nhau về thể tích vì thể tích của sản phẩm sấy còn phụ thuộc vào hàm
lượng chất khô, phương pháp sấy (thể tích sản phẩm sấy thăng hoa khác với sản
phẩm sấy bằng phương pháp nhiệt ở áp suất bình thường) và điều kiện chế biến.
4


 Màu sắc:
Màu sắc là một trong những tính chất quan trọng của thực phẩm sấy khô. Riêng
đối với sản phẩm này thì màu sắc có ý nghĩa lớn hơn cả đặc tính của vị, phải tuân
theo những nguyên tắc thương mại quốc tế, loại thực phẩm khô này chỉ được bán
ra thị trường sau khi đã trưng cầu ý kiến bằng các mẫu chuẩn. Tính chất và chất
lượng của sản phẩm không được khác biệt so với tính chất và chất lượng của mẫu
chuẩn.
Chôm chôm sấy thăng hoa có màu vàng kem.
Để giữ được màu sắc cho sản phẩm thì việc kiểm tra màu sắc cần tiến hành đầy đủ
từ nguyên liệu ban đầu, trong quá trình bảo quản, làm sạch nguyên liệu, chần làm
nguội, sấy và bảo quản thành phẩm, cũng như trước khi đem sử dụng.

2.2.

Ưu, nhược điểm sản phẩm

 Ưu điểm:
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thể cất giữ bình thường trong nhiều năm ở
điều kiện nhiệt đới.
Khối lượng sản phẩm nhẹ nên thuận tiện trong vận chuyển.
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có chất lượng cao, không làm biến chất
albumin.
Không xảy ra các quá trình vi sinh, bảo toàn lượng vitamin trong quá trình sấy rau
quả.
Giữ nguyên thể tích ban đầu của vật liệu nhưng xốp hơn nên dễ hấp phụ nước trở
lại dạng ban đầu.
Kết cấu của sản phẩm tốt, ít bị co ngót và không có hiện tượng cứng vỏ.
Thời gian sấy nhanh.
5


Thời gian bảo quản lâu dài nếu thực phẩm chứa trong bao bì chống ẩm và không
phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
Có thể thưởng thức sản phẩm chôm chôm ở bất kì mùa nào trong năm ngay khi đó
không phải là mùa của trái cây này.
 Nhược điểm:
Giá thành thiêt bị cao, tiêu hao năng lượng lớn nên giá thành sản phẩm cao.
Vận hành phức tạp, thao tác kỹ thuật cao.
3. THỊ TRƯỜNG
3.1.

Lí do lựa chon thị trường tiêu thụ


Người Nhật rất có ý thức giữ gìn sức khỏe thông qua việc lựa chọn các loại thực
phẩm và đồ uống ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất polyphenol,
nhiều chất xơ. Chôm chôm sấy thăng hoa là sản phẩm có nguồn gốc từ trái cây
thiên nhiên cho nên sản phẩm chắc chắn ít đường, nếu có lượng đường cũng là
đường thiên nhiên nên ít béo, ít calo và không cholesterol. Quy trình chế biến sản
phẩm theo công nghệ hiện đại cho nên bảo đảm vẫn lưu giữ ở sản phẩm chất xơ và
các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Như vậy, sản phẩm chôm chôm sấy thăng
hoa vào Nhật là phù hợp thị hiếu người dân Nhật.
Chôm chôm sấy thăng hoa là sản phẩm được chế biến từ trái cây, mà hiện nay, nhu
cầu về trái cây đang gia tăng rất mạnh tại thị trường Nhật. Nguyên nhân là do xu
hướng muốn trung hòa lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giữa một bên là các thực
phẩm thức ăn nhanh, chứa nhiều cholesterol với một bên là các sản phẩm rau, quả,
trái cây nhằm thanh lọc, làm mát và bổ sung chất xơ cho cơ thể. Mặt khác, lo ngại
bị mắc các bệnh tim mạch hay béo phì ở Nhật đang ngày càng tăng cao. Chính vì
vậy, trái cây là thực phẩm ăn kiêng đã và đang rất được ưa chuộng tại xư sở hoa
anh đào.
6


Tuy nhiên, nhu cầu trái cây hiện nay ở Nhật đang vượt quá cung. Việc sản xuất
nông sản ở Nhật đang sút giảm, sản xuất trong nước chỉ đảm bảo khoảng 39% nhu
cầu trái cây nên hằng năm. Tuy nhiên, gần đây người Nhật Bản e ngại dùng các
mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc do vấn đề thuốc trừ sâu, chất kích
thích và dư lượng chất bảo quản thực vật còn tồn đọng trên sản phẩm. Chính vì
vậy, nhà nhập khẩu Nhật Bản đang có xu hướng chuyển các đơn hàng của mình
sang các nước ASEAN để tìm kiếm bạn hàng mới và đưa vào Nhật những loại thực
phẩm an toàn hơn. Đây là cơ hội cho các nước ASEAN nói chung, Viêt Nam nói
riêng và cũng là cơ hội của công ty Vinamit mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, môi trường xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật rất thuận lơi.

Quan hệ Việt – Nhật trong thời gian gần đây có những bước tiến đáng kể . Như
Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu hàng
hóa sang nước Nhật. Đông thời, nước này đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94%
giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm.
3.2. Các tiêu chí đánh giá chung về thị trường
 Điều kiện kinh tế:
- Mức sống: Nhật bản là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới với GDP
(2008) là 4.900 tỷ USD, GDP (PPP) 6,4%, dự trữ ngoại tệ thứ hai thế giới,
dân số chưa đến 100 triệu người. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người
của Nhật Bản hiện vào khoảng 40.000 USD.
- Trình độ cơ sở hạ tầng: Nhật bản là một nền kinh tế phát triển ổn định và
hoàn thiện, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển vượt bậc.
Đến với Nhật, các doanh nghiệp hoàn toàn không phải bận tâm đến việc phải
tốn thêm chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng hay phát triển nguồn cung ứng
nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất cũng như kinh doanh của mình
- Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật: Trong hệ thống phân phối hàng hóa
của Nhật Bản, từ khi sản phẩm được sản xuất cho đến khi giao cho các cửa
hàng bán lẻ, tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian. Trung bình ở Nhật có
7


2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và người sản xuất, cao gấp 2 lần
so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ. Hệ thống phân phối hàng hóa khép kín
và qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng đáng kể khi tới tay người
tiêu dùng. Gía bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Anh
là 55%, điều này hạn chế sự thâm nhập thị trường Nhật Bản của các công ty
nước ngoài.
 Điều kiện chính trị:
- Tình trạng tham nhũng ở Nhật:
Ở Nhật rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội

ngũ công chức trong sạch, liêm khiết. Để ngăn chặn sự hoành hành của nạn
tham nhũng, chính phủ Nhật kiên quyết thực hiện nguyên tắc công khai,
minh bạch trong các thủ tục hành chính; trang bị những công cụ điều tra đặc
biệt nhằm phát hiện ra bằng chứng của tham nhũng; trả lương cao để công
chức bảo đảm cuộc sống mà “không cần tham nhũng”. Chính những lý dó
đó mà các nhà kinh doanh nước ngoài đến Nhật không phải lo phần “chi phí
phụ gia bôi trơn” cho hoạt động kinh doanh.
- Mức độ bình ổn của xã hội:
Chính quan niệm quân nhân - thần trung và chữ tín trong Nho giáo đã làm
nên thành công trong phát triển kinh tế, xã hội và bình ổn chính trị ở Nhật
Bản. Những quan niệm đó làm giảm xung đột giữa giới chủ và công nhân,
người công nhân tuân theo lệnh của lãnh đạo tổ chức một cách tuyệt đối, còn
các tổ chức thì giành chế độ tuyển dụng suốt đời cho nhân viên. Chữ tín
cũng giúp xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhật bản với
nhau, Giữa các công ty sản xuất và nhà xung ứng. Chính những yếu tố đó
làm nên một xã hội Nhật khá là bình ổn.
- Quan hệ Việt – Nhật:
8


Tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Nhật Bản ngày càng tăng. Hiện nay,
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Tính
đến hết tháng 7 năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt xấp xỉ 10
tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất
siêu trên 180 triệu USD. Hình thành các cơ quan như cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật bản (JICA), Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam – Nhật Bản từ
tháng 1/2007 và đến nay đã trải qua 7 phiên đàm phán chính thức; thông qua
một loạt các chương trình hợp tác kinh tế nhằm cải thiện môi trường pháp lý,
môi trường kinh doanh và các cơ sở hạ tầng phần mềm cho phát triển thương
mại. Ngoài ra, Nhật Bản còn thuế ưu đãi GSP cho các mặt hàng nông sản

các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
 Điều kiện pháp lý :
- Quyền sở hữu trí tuệ:
Là một quốc gia Châu Á có bề dày phát triển hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Ngày 3 tháng 7 năm 2002, thủ tướng Junichiro Koizumi đã thành lập hội
đồng chiến lược quyền sở hữu trí tuệ, thảo ra những nét chính về chiến lược
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhật Bản. Chính vì vậy mà các nhà kinh
doanh khi hoạt động ở Nhật buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về
quyền sở hữu trí tuệ.
- Tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Do vấn đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật quan tâm do đó các
sản phẩm kinh doanh tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường là một lợi
thế. Năm 1989, ban hành dấu Ecomark - dấu chứng nhận sản phẩm không
làm hại sinh thái. Năm 2006, Nhật Bản thực hiện “Luật vệ sinh an toàn thực
phẩm sửa đổi” với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy

9


định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong
thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép.
 Điều kiện văn hoá:
- Văn hóa trong tiêu dùng:
Đặc điểm người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng
cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Nhìn chung người Nhật có những
đặc điểm chung như: người Nhật không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất
thiết phải có độ bền lâu năm mà là các sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng
chất lượng phải tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng....
Nhật Bản là nước có dân số già. Chính vì vậy, thị trường Nhật Bản sẽ hướng
tới phục vụ nhu cầu và sự hưởng thụ của những người già.

- Văn hóa trong kinh doanh:
Phong cách làm việc, giao dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản rất nghiêm
chỉnh, lễ nghi, tôn trọng nhau. Trong văn hoá kinh doanh giao tiếp của người
Nhật, có 4 vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý coi trọng, đó là
cách chào hỏi nghiêm túc, đúng giờ, làm việc ngoài giờ và phải có danh
thiếp. Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên mà đặc biệt là thiếu danh thiếp vì lý do
quên không mang hoặc không có, coi như việc hợp tác làm ăn sẽ chắc chắc
gặp khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật luôn tìm hiểu trước khi hợp
tác làm ăn. Nếu nóng vội, “mì ăn liền” thì khó có thể hợp tác thành công.
3.3. Các tiêu chí đánh giá về thị trường theo sản phẩm cụ thể
 Quy mô và tiềm năng:
- Quy mô thị trường Nhật:
Khi mới thâm nhập thị trường có lẽ quy mô của thị trường sản phấm sẽ rất
nhỏ, vì thực tế khi nhập một lượng hàng hóa vào nước Nhật thì thường
xuyên bị hạng chế về số lượng. Tuy nhiên, nước Nhật như đã biêt là nền
10


kinh tế đứng thứ hai trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người khá cao
40.000 USD/ng. Mặc dù truyền thống tiết kiệm của người Nhật nên chỉ số
tiêu dùng của nước này thấp hơn so với các nước phát triển khác, nhưng chi
tiêu cho thực phẩm không hề giảm sút, 70% thu nhập của người Nhật được
dùng để chi cho thực phẩm và nhu yếu phẩm hằng ngày. Vì vậy quy mô thị
trường Nhật trong tương lai chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể.
- Tiềm năng thị trường:
Thứ nhất, theo thống kê những năm gần đây, nhu cầu hoa quả của người
Nhật tăng lên gấp 2 lần và cho đến này thì vẫn tiếp tục tăng cao. Điều này là
rất có lợi cho công ty Vinamit khi mà sản phẩm của họ đều có nguồn gốc từ
củ quả. Sự khác biệt ở đây chỉ là phong cách ăn uống còn hương vị thì hoàn
toàn không thay đổi. Đây sẽ là một điểm mới lạ trong dòng sản phẩm của

công ty để thu hút khách hàng. Với sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa của
Vinamit, chỉ trong một gói nhỏ, người Nhật hoàn toàn có thể thưởng thức
được hương vị thơm ngon thật sự của chúng.
Thứ hai, đây là quốc gia có dân số già. Vì thế, tỷ lệ về hưu ngày càng nhiều,
điều này góp phần làm cho du lịch trong nước tăng lên. Hơn nữa, Nhật nổi
tiếng với cái tên xứ sở “hoa anh đào”. Hằng năm, Nhật thu hút hàng nghìn
khách du lịch trên thế giới tham quan, nghĩ dưỡng. Chính vì vậy, nếu sản
phẩm Vinamit tận dụng được thời điểm mùa du lịch để tung sản phẩm ra thị
trường thì chắc chắn sẽ rất thành công. Và đây là một tiềm năng mới của thị
trường.
 Mức độ phù hợp của sản phẩm:
Như chúng ta biết thì Nhật có cơ cấu dân số già lại có mức sống rất cao. Cho
nên, bên cạnh việc chấp nhận thức ăn nhanh do hiện tượng Âu hoá thì họ
11


vẫn rất kỹ tính trong việc lựa chọn loại thức ăn nhanh, có thể vừa đảm bảo
tốt cho sức khoẻ, giàu chất dinh dưỡng, lại không mất thời gian chế biến.
Hơn nữa, theo điều tra thực tế cho thấy, số người béo phì ở nước này ngày
càng có xu hướng tăng lên, phát sinh nhu cầu về một loại sản phẩm chứa ít
chất béo và cholesterol. Do đó, Người Nhật Bản đang có nhu cầu cầu cao về
thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có khả năng chữa bệnh mà không gây
béo phì.
 Mức độ cạnh tranh:
- Khả năng thương lượng với khách hàng:
Trong tương lai, khi sản phẩm Vinamit đã thành công trên thị trường Nhật.
Tất yếu sẽ có các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường, đặc biệt
các đối thủ đến từ Trung Quốc. Họ có lợi thế về chi phí nhân công và chi phí
vận chuyển, chính vì vậy, giá thành của nhà sản xuất Trung Quốc chắc chắn
sẽ thấp hơn Vinamit. Tuy nhiên, với người Nhật nếu phải lựa chọn giữa chất

lượng và giá cả, người Nhật vẫn ưu tiên về chất lượng hơn. Cho nên, việc
không ngừng cải tiến khoa học kỹ thuật là một lợi thế cho Vinamit.
Hơn nữa, dựa trên đặc điểm văn hóa của người Nhật. Họ rất khó tin nhưng
khi đã đặt lòng tin vào ai thì rất trung thành. Khi Vinamit chiếm được lòng
tin của khách hàng Nhật thì công ty sẽ ổn định được thị trường và khách
hàng mục tiêu.
- Khả năng thuyết phục và mở rộng nhà cung ứng:
Nhiều năm qua, công ty Vinamit đã phát động quá trình thu mua trái cây.
Đồng thời công ty cũng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nông dân
không ngừng cải tiến phương thức trồng trọt nhằm đạt năng suất cao. Đông
thời bình ổn tâm lý lo sợ của người dân khi cam kết rằng công ty Vinamit
vẫn sẽ là nhà sản xuất thu mua số một. Chính vì vậy, trong tương lai, nguồn
12


cung ứng của công ty sẽ tăng lên đáng kể, ổn định và có thể cắt giảm chi phí
đầu vào nhờ lợi thế về quy mô.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ần:
Đối thủ cạnh tranh chính chưa xuất hiện, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều đối thủ
tiềm ẩn. Đó là dòng sản phẩm “snack” từ Coca Cola hay Pepsi vốn rất được
ưa chuộng tại Nhật. Dòng sản phẩm này có cùng đặc điểm là thức ăn nhanh,
cùng có phân khúc thị trường là giới trẻ. Tuy nhiên, dòng “snack” không
phải là sản phẩm “thân thiện” với sức khỏe người tiêu dùng trong khi
Vinamit thì ngược lại. Cho nên, Vinamit hoàn toàn có cơ sở để tự tin vào
dòng sản phẩm trái cây sấy của mình.
Nguy cơ tiềm ẩn còn xuất phát từ các công ty chuyên cung cáp thức ăn
nhanh lớn ở Nhật Bản. Nếu thị trường mục tiêu mà Vinamit ngày càng tăng
lên và mở rộng, chắc chắn các công ty lớn sẽ nhảy vào thị trường béo bở này
và thực hiện chiến lược định giá thâm nhập. Đây thực sự là đòn phủ đầu đối
với Vinamit. Để tránh hậu quả này, Vinamit cần phải không ngừng quảng bá

hình ảnh của mình rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng Nhật.
4. KỸ THUẬT
4.1.

Thời gian sản xuất

Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa được sản xuất từ trái cây tươi, mà chôm chôm
chỉ có mùa từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch mỗi năm, ngoài thời gian đó, tuy vẫn
có thể tìm được nguồn nguyên liệu nhưng chất lượng không tốt. Do đó, các vấn đề
lớn khi sản xuất là:
- Tìm được nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
- Bảo quản tốt nguồn nguyên liệu.

13


Nếu đảm bảo được hai vần đề trên thì thời gian sản xuất sẽ có thể diễn ra 12
tháng / 1 năm, khi đó việc đầu tư sản xuất chôm chôm sấy thăng hoa sẽ khả thi.
4.2.

Giá thành sản phẩm

Công nghệ sấy thăng hoa sẽ đảm bảo chất lượng tuyệt với cho sản phẩm nhưng bù
lại chi phí cho quá trình sấy rất cao, từ đó giá thành sản phẩm sẽ cao, mặc dù giá
thành nguyên liệu khá thấp. Do đó, vấn đề giá sẽ là một vấn đề lớn cho doanh
nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường.
4.3.

Khả năng sản xuất


Với dây chuyền công nghệ hiện đại và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các sản
phẩm về trái cây chất lượng cao, nếu tìm đúng thị trường tiềm năng, Vinamit hoàn
toàn có khả năng đầu tư và phát triển sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa đem lại
hiệu quả về mặt doanh thu và thương hiệu.
5. PHÂN TÍCH SWOT
5.1. STRENGS (các mặt mạnh)
5.1.1. Uy tín:
Hiện nay, Vinamit là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông sản thực
phẩm khô và trái cây sấy. Vinamit đã giành được nhiều chứng chỉ cũng như nhiều
giải thưởng chất lượng trong và ngoài nước. Các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế như HALAL – của các quốc gia Hồi giáo, BVQI, ISO, HACCP, GMP. Vừa
qua, trong lễ tôn vinh hàng nông lâm sản Việt Nam, Vinamit xuất sắc dẫn đầu với 8
sản phẩm đạt giấy chứng nhận và cúp. Hơn nữa, Vinamit còn được lựa chọn tài trợ
sản phẩm thức ăn nhanh cho hội nghị APEC 2006 và nhận được nhiều phản hồi
tích cực.
Vinamit đã có mặt và điều hành hoạt động của mình ở hầu hết 64 tỉnh và thành phố
trên toàn quốc. Bên cạnh đó công ty còn có mạng lưới đại lý đặt tại nhiều quốc gia
14


như: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hongkong, Thailand,
Philippines, Nhật Bản, Mỹ.
5.1.2. Kỹ thuật:
Công ty đã thành công trong việc áp dụng công nghệ sấy gia tốc và chân không
được nhập tại Mỹ và Đài Loan, đảm bảo nguồn dinh dưỡng và hương vị thơm
ngon tự nhiên của sản phẩm.
Hiện nay, Vinamit đã có website chính thức với hai ngôn ngữ Anh – Việt cập nhật
đầy đủ các thông tin về công ty và sản phẩm, giúp quảng bá hình ảnh công ty
nhanh chóng đến với các đối tác và khách hàng của công ty trong, ngoài nước.
5.1.3. Độ ngũ lao động:

Vinamit có 600 nhân viên chính thức và 3000 nhân công thời vụ và khoảng 500
nhân sự chuyên nghiệp trong hệ thống văn phòng, nhà máy, bán hàng và chăm sóc
khách hàng… phủ rộng trên tòan quốc. Công ty xây dựng nhà máy ở tỉnh Bình
Dương - một tỉnh tập trung đến 31 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp và
trung bình mỗi năm có 30.000 lao động nhập cư, cho phép công ty tuyển chon và
thu hút nguồn lao động một cách dễ dàng.
5.1.4. Sản phẩm:
sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa của Vinamit sản xuất từ thiên nhiên và thân
thiện với môi trường là một lợi thế khi sản phẩm xuất khẩu tới một quốc gia quan
tâm đến môi trường như Nhật.
5.1.5. Nguồn nguyên liệu:
Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước: Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai,
Vĩnh Long,…

15


Hiện nay, Vinamit sở hữu khoảng 50,000 hecta đất nông nghiệp được phân bố tại
các tỉnh nông nghiệp trọng điểm trên toàn quốc. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu
vào của Vinamit đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, Vinamit còn kết hợp với
người nông dân trong việc canh tác, cải tạo giống và bao tiêu sản phẩm sau khi thu
họach. Việc làm này tạo tâm lý ổn định trong người nông dân tiếp tục là người
cung ứng nguyên liệu đáng tin cậy, vừa đảm bảo duy trì đều đặn nguồn nguyên
nhiên liệu đầu vào cho công ty.
5.2.

WEAKNESSES (các điểm yếu)

Đầu tiên, nguồn nguyên nhiên liệu nhỏ lẻ và mang tính thời vụ, ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất, sản lượng trong sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vì hầu hết các

nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của Vinamit mang tính chất mùa vụ cao.
Bên cạnh đó, người nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, thiếu liên kết nên không
tạo ra sản phẩm đa dạng với khối lượng lớn theo nhu cầu của các doanh nghiệp.
Thứ hai, Vinamit bán hàng trên thị trường nước ngoài với cái tên Đức Thành hay
một cái tên bất kỳ do đại lý bán sỉ lựa chọn, trong khi thương hiệu Vianmit đã là
một thương hiệu nông sản hàng đầu Việt Nam không được tiếp tục sử dụng và phát
huy. Vậy thì sẽ rất khó khăn cho công tác xúc tiến thương mại cũng như tận dụng
những lợi thế mà công ty đã xây dựng được trong thời gian qua.
Cuối cùng, nhân sự Marketing thay đổi thường xuyên lại thiếu kinh nghiệm nên từ
trước đến nay Vinamit thường marketing theo kiểu “du kích” bằng các chiến dịch
kích hoạt thương hiệu, CSR như các hoạt động bán hàng tại hội chợ, các hoạt động
cộng đồng...Vinamit cần xây dựng một đội ngũ nhân sự Marketing chuyên nghiệp
hoặc hợp tác với những công ty Marketing chuyên nghiệp để có thể đưa ra một
chiến dịch Marketing toàn diện.
5.3.

OPPORTUNITIES (các cơ hội)
16


Quan hệ Việt – Nhật trong thời gian gần đây có những bước tiến đáng kể. Như
Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này,
đặc biệt là hàng nông phẩm.
Thị trường nông sản của Nhật giảm trong thời gian gần đây. Hơn nữa, Trung Quốc
– quốc gia nhập khẩu chủ yếu lượng hoa quả vào Nhật – đang dần bị người Nhật
Bản tẩy chay do không đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu Nhật Bản
đang có xu hướng chuyển các đơn hàng của mình sang các nước ASEAN để tìm
kiếm bạn hàng mới và đưa vào Nhật những loại thực phẩm an toàn hơn. Đây là cơ
hội cho Vinamit.
Thói quen của người Nhật đang thay đổi và bị “Âu hóa”. Hơn nữa, sau cuộc khủng

hoảng kinh tế, người Nhật đi làm nhiều hơn và bận rộn hơn để cải thiện tài chính.
Số lượng phụ nữ Nhật đi làm cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, nhu cầu về
thức ăn nhanh cho người Nhật đã tồn tại và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Điều đó có nghĩa là người Nhật sẽ dễ dàng chấp nhận hơn một sản phẩm trái cây
đóng gói như Vinamit.
5.4.

THREATS (những rủi ro)

Hiện nay, nền kinh tế Nhật đang trong giai đoạn khó khăn. Chi tiêu cho tiêu dùng
giảm, phân khúc thị trường của Vinamit chắc chắn bị thu hẹp do lượng khách hàng
sẵn sàng chi trả cho sản phẩm sẽ giảm và khách hàng sẽ khắt khe hơn trong quyết
định lựa chọn sản phẩm, đặc biết đối với dòng sản phẩm còn quá mới mẻ như
Vinamit.
Hệ thống phân phối ở Nhật quá nhiều tầng lớp, cao gấp 2 lần so với Pháp và Mỹ.
Cho nên Vinamit phải đối mặt với rất nhiều thủ tục rườm rà cũng như vấn đề chiết
khấu cho các đại lý. Mặt khác, với tình trạng hàng hóa qua tay nhiều trung gian, sẽ

17


xuất hiện tình trạng không minh bạch về định giá sản phẩm, làm cho giá sản phẩm
tăng lên đáng kể đến mức người tiêu dùng khó lòng chấp nhận.
Hàng rào thuế quan của Nhật Bản được cho là “khó tính” nhất trong các quốc gia
phát triển trên thế giới. Với hàng rào này, Vinamit phải vượt qua những quy định
nghiêm ngặt về chất lượng từ khâu gieo trồng giống, đến khâu chế biến và tạo ra
thành phẩm. Yêu cầu này đặt áp lực cho công ty phải hoàn thiện quy trình quản lý
chất lượng của mình trong suốt quá trình sản xuất và đem đi tiêu thụ.
Người Nhật rất khó tính trong lựa chọn sản phẩm. Họ ý thức rất rõ các tiêu chuẩn
vệ sinh thực phẩm và rất nhạy cảm với những gì họ ăn. Và trên thực tế, người

Nhật rất khó thay đổi quyết định của mình, đặc biệt là các quyết định với việc lựa
chọn thực phẩm. Cho nên nếu Vinamit đánh mất hình ảnh của mình ngay từ ban
đầu thì khó lòng tiếp tục thâm nhập thị trường Nhật.
Qua phân tích trên ta thấy sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa là một phương pháp
sấy có rất nhiều ưu điểm. Đây là một trong những phương pháp tốt nhất đối với các
sản phẩm sấy khô. Nhưng giá thành đắt chính là nguyên nhân chủ yếu khiến từ
trước đến nay phương pháp này chỉ được áo dụng để sấy các loại thực phẩm đắt
tiền và không thể sấy bằng phương pháp khác.
PHẦN 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. TỔNG QUAN VỀ CHÔM CHÔM
1.1. Xuất xứ
Chôm chôm, tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào
(Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm được đặt dựa trên trạng thái lông của quả loài
cây này, vậy nên người Trung Quốc gọi nó là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là
rambutan (trái có lông).

18


Chôm chôm được biết
đến khi trồng tại khu
vực Đông Nam Á đầu
tiên sau đó mới được
nhân giống và trồng ở
nhiều nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, chôm chôm
được trồng chủ yếu ở
các tỉnh thuộc lưu vực
sông Đồng Nai và khu
vực Nam Trung Bộ. Trên thế giới chôm được trồng chủ yếu trong các vùng có vĩ

độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc
biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm
chôm đặc biệt thích ứng với những vùng đất không bị ngập nước.
1.2.

Đặc tính

Thân cây chôm chôm thường cao từ 12 đến 15m, tán cây hình nón, rộng.
Lá chôm chôm là lá đơn, phiến lá trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, màu xanh hoặc
xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ.
Hoa chôm chôm có mùi thơm dịu, nhỏ, màu trắng, dài từ 3 đến 5 mm.
Trái chôm chôm mọc thành chùm có màu vàng, vàng cam hay màu đỏ, đường kính
4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm trắng trong, dầy, ít nước hơn vải,
mùi vị ngon, vị chua hoặc ngọt tùy giống, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau
khi kết quả. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau
đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm. Đối với
cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg).
19


Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển
cây chôm chôm.Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như:
Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes. Chôm chôm có rất
nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có 3 giống chính: chôm chôm Java, chôm chôm
Thái và chôm chôm nhãn. Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam
Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100
ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 62%sản lượng chôm chôm cả nước. Đông Nai là
địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến
Tre, Vĩnh Long...
Chôm chôm là cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với một số loại hoa màu

khác, nhiều hộ đã làm giàu từ việc trồng chôm chôm trái vụ. Trên thị trường nhu
cầu tiêu thụ trái chôm chôm cũng rất lớn. Vì vậy cần nghiên cứu, có những giải
pháp để phát triển cây chôm chôm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao
đời sống người nông dân.
1.3.

Gieo trồng

Có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh. Tuy nhiên chôm chôm
trồng hột chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây hột lâu ra trái và cho trái ít, gần ba
phần tư cây hột lại là cây đực, các cây hột là cây cái cũng ít đậu trái vì ít thụ phấn.
Nhân giống bằng hột thì không giống cây mẹ và lâu ra trái nên người dân hay trồng
chôm chôm bằng cách triết cành hoặc chôm chôm tháp. Cây chôm chôm tháp
thường thấp hơn cây hột, khoảng 4-5m, nhưng tàng cây sum xuê hơn cây hột.
Chôm chôm đòi hỏi, đất tốt, đất sâu. Lá chôm chôm đòi hỏi mùa nắng tương đối
ngắn, khoảng 2 đến 3 tháng, khí trời khô hạn để tượng hoa và hoa sẽ nở sau trận
mưa lớn đầu tiên của mùa nắng kế tiếp. Hoa chôm chôm hoặc có giống đực hoặc
có 2 giống, nên không có khả năng tự thụ phấn để tạo quả nên cần có côn trùng
như ong, bướm để phân nhụy.
20


Mật độ trồng hợp lý là từ 300 đến 500 cây/ha; trồng xen chôm chôm đực; nuôi ong
để tăng khả năng thụ phấn và xử lý ra hoa trái vụ…
1.4.

Lợi ích từ trái chôm chôm

Chôm chôm là loại cây có rất nhiều lợi ích khác nhau, người ta có thể khai thác
mọi bộ phận của cây chôm chôm để mang lại lợi ích cho con người.

Quả chôm chứa khá nhiều vitamin C và các khoáng chất như Canxi, photpho...
Quả có thể ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu.
Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối
khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, canxi và phốt-pho. Trong 100 gr cùi chôm
chôm có đến 38,6 mg vitamin C, 30 mg phốt-pho, 22 mg canxi, do đó chỉ cần ăn
vài quả là đủ nhu cầu về vitamin C hằng ngày của cơ thể.
Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi
dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Hạt chôm chôm có
thành phần dầu cao như vậy nên thường được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà
phòng, làm nến thắp. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất
dược phẩm và màu.
Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt. Quả
xanh và vỏ quả được dùng trị các bệnh đường ruột, dùng trị sốt rét, trị giun.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g.
Thành phần
Năng lượng
Nước
Đạm
Tinh bột
Tro
Canxi
Sắt
Chất béo

Giá trị dinh dưỡng
72.0 kcal
80.3 g
1.5 g
16.4 g
0.5 g

27.8 mg
0.5 mg
0.0 g

21


Chất xơ
Photpho
Vitamin C

1.3 g
15g

2. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU
Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm
nhãn, chôm chôm đường... Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá
cao hơn cả.
Mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Quả đầu mùa
thường không ngon, còn sang tháng 7 âm lịch là chôm chôm trái vụ nên rất dễ bị
sâu phần cuống.
Quả chôm chôm nhãn lúc vừa chín có màu vàng, khi chín có màu vàng đỏ, gai
ngắn. Trên vỏ quả có một rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy, nom như hai nửa vỏ
ráp lại, cùi dày và tróc khỏi hạt, ăn ngon, giòn, vị ngọt dịu, thơm.
Khi chọn chôm chôm Thái (râu dài) hoặc chôm chôm nhãn, không nên chọn trái
chín đỏ vì thịt sẽ dai, ít tróc. Nên chọn trái vừa chín, còn ửng vàng, hơi xanh thì
cơm trái sẽ rất giòn và dễ tróc. Với chôm chôm thường, có thể chọn trái vỏ đỏ
nhưng gai xanh. Nhìn chung với tất cả các loại chôm chôm, đều cần chọn trái vỏ
giòn, gai cứng, xanh vì đó là những trái còn tươi. Không nên chọn những quả gai
chuyển màu nâu, vỏ mềm.

Nguyên liệu chôm chôm tươi cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
2.1. Yêu cầu về chất lượng
2.1.1. Yêu cầu tối thiểu
Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, tất cả các hạng
chôm chôm phải:
22


-

nguyên vẹn;
lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng, không thích hợp cho sử dụng;
sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;
không có sâu bệnh và không bị sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sản

-

phẩm;
không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi vừa mới đưa ra từ bảo quản lạnh;
không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ;
màu quả tươi;
không bị hỏng do nhiệt độ cao và/hoặc thấp;

Độ phát triển và trạng thái của chôm chôm phải sao cho có thể:
- chịu được vận chuyển và xử lý;
- đến được nơi tiêu thụ với tình trạng tốt.
2.1.2. Phân hạng
Chôm chôm được phân thành ba hạng như sau:
 Hạng “đặc biệt”
Chôm chôm thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng

cho giống và/hoặc hạng thương mại. Chôm chôm không được có các khuyết tật,
trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng tới mã quả, chất lượng, sự duy trì chất
lượng và cách trình bày của sản phẩm trên bao bì.
 Hạng I
Chôm chôm thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho
giống và/hoặc hạng thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không
ảnh hưởng tới mã quả, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản
phẩm trên bao bì:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;

23


- khuyết tật nhẹ trên vỏ không quá 5% tổng diện tích bề mặt, kể cả khuyết tật
trên râu quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.
 Hạng II
Chôm chôm thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao
hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu qui định trong 2.1. Có thể cho
phép chôm chôm có các khuyết tật sau đây với điều kiện vẫn đảm bảo được các
đặc tính cơ bản liên quan đến chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày
của sản phẩm.
- khuyết tật về hình dạng;
- khuyết tật trên vỏ không quá 10% tổng diện tích bề mặt, kể cả khuyết tật trên
râu quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.
2.2.

Yêu cầu về kích cỡ


Kích cỡ được xác định theo số lượng quả trên một kilogam. Có hai dạng thể hiện:
dạng quả rời và dạng chùm, được quy định trong bảng sau:
Bảng 1 – Mã kích cỡ chôm chôm ở dạng quả rời
Mã kích cỡ

Khối lượng quả (g)

Số lượng quả/kg

1

> 43

< 23

2

từ 38 đến 43

từ 23 đến 26

3

từ 33 đến 37

từ 27 đến 30

4

từ 29 đến 32


từ 31 đến 34

5

từ 25 đến 28

từ 35 đến 40

6

từ 18 đến 24

từ 41 đến 50
24


Bảng 2 – Mã kích cỡ chôm chôm ở dạng quả chùm
Mã kích cỡ

Số lượng quả/kg

1

≤ 29

2

từ 29 đến 34


3

từ 35 đến 40

4

từ 41 đến 45

3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÔM CHÔM SẤY THĂNG HOA
Chôm chôm
Bóc vỏ, phân loại
Tách hạt
Sấy thăng hoa
Chần
Bao gói
Lạnh đông nhanh
Xếp khay
Để ráo
Rửa
Sản phẩm
Vỏ, quả hư

Hạt
Nước
T= 90 ÷ 950C

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×