Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Năng lượng – vai trò của năng lượng đối với cuộc sống con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.15 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Vật Lý- lớp Lý 3A
  
Bài Tiểu Luận Cuối Khóa:
Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Đề Tài:
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Hoàng
Sinh viên thực hiện:
1. Ngô Thị Thuỳ Dung
2. Nguyễn Ngọc Thanh Ngân
3. Nguyễn Lâm Hữu Phước
4. Trần Hồng Nghĩa
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 – 2009
Mục Lục
Mục Lục
1
Mở đầu
2
Chương 1: Đại cương về năng lượng 3
1
Năng lượng – vai trò của năng lượng đối với cuộc sống con người
3
2
Năng lượng hóa thạch 3
3
Năng lượng tái tạo 3
Chương 2: Năng lượng sinh học
3
1
Năng lượng sinh khối
3


1.1 Thành phần và nguuồn gốc của sinh khối
3
1.2 Sự chuyển hoá sinh khối sang năng lượng hữu ích. 3
2
Năng lượng nội nhân
3
Tổng kết
3
Tài liệu tham khảo 3

Mở đầu
Môi trường hiện nay đã và đang bị ô nhiễm với mức độ ngày càng tăng,
đe doạ trực tiếp đến sự sống của tất cả các loại sinh vật trong đó có con
người. Nhiệt độ ngày càng tăng lên, hàng loạt các thiên tai như động đất,
sóng thần, lũ lụt… tàn phá các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar,…
đó là cảnh báo đối với con người chúng ta về một thảm cảnh không xa
khi mà môi trường sống bị tàn phá tới mức không còn cứu chữa được


nữa. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tìm cách khắc phục những nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Thủ phạm chính gây ô nhiễm môi
trường đó là các khí nhà kính cacbon điôxít, mêtan, nitơ oxít,…được thải
ra chủ yếu trong các quá trình đốt nhiên liệu như xăng dầu, than đá,… để
thu năng lượng và năng lượng ấy gọi là năng lượng bẩn. Vậy làm thế nào
để có năng lượng để sử dụng mà không làm ô nhiễm môi trường? Một
loạt các loại năng lượng sạch đã được thế giới nghiên cứu và đưa vào sử
dụng. Trong đó có năng lượng sinh học. Năng lượng sinh học mới được
nghiên cứu gần đây và thực sự là niềm hy vọng mới cho con người về vấn
đề bảo vệ môi trường và là một phương hướng giải quyết cho vấn đề
nhiên liệu hoá thạch hiện nay đang dần trở nên cạn kiệt.

Trong đề tài này, nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu về nguồn năng lượng sinh
học này. Năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái tạo gồm hai loại
năng lượng đó là năng lượng sinh khối và năng lượng nội nhân. Về bản
chất hai loại năng lượng này giống nhau đều được lấy từ sinh vật, tuy
nhiên về mức độ ứng dụng thì rất khác nhau. Năng lượng sinh khối chỉ
mới được nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là khí mêtan và êtanol sinh
học. Khí mêtan – sản phẩm phân huỷ của vi sinh vật – và là một trong các
khí nhà kính có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường còn etanol sinh học là
một loại nhiên liệu nhân tạo tương lai có thể dùng làm nhiên liệu thay cho
xăng và than đá, do đó năng lượng sinh khối hiện nay đang được đánh giá
cao và là phương hướng áp dụng của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong
khi đó năng lượng nội nhân đã được nghiên cứu từ rất lâu là năng lượng
điện được lấy trực tiếp từ bên trong cơ thể của con người, nguồn năng
lượng này chỉ được thể hiện ở một số ít người “có khả năng đặc biệt” và
một số trường hợp đặc biệt nên nó vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà khoa
học. Bên cạnh đó không ít người cho rằng năng lượng nội nhân là không
có thật, đó chẳng qua chỉ là sản phẩm của mê tín dị đoan.
Như vậy, nguồn năng lượng sinh khối có thật sự là một là một nguồn
năng lượng hy vọng cho con người nhằm đảm bảo vấn đề môi trường và
thay thế cho nguồn năng lượng hoá thạch đang cạn kiệt? Việt Nam ta có
tiềm lực sử dụng năng lượng sinh khối hay không và đã sử dụng được
loại năng lượng này hay chưa? Nghiên cứu năng lượng nội nhân liệu có
phải là một sự nghiên cứu khoa học đúng đắn hay chỉ là sản phẩm của
tưởng tượng? Việc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như trên thực sự
có ý nghĩa quan trọng và mang tính thực tiễn cao. Từ những vấn đề được
nêu ra ở trên và do tính giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến thức của
đề tài, chúng tôi đã định hướng và lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về năng
lượng sinh học”. Trong đó chúng tôi sẽ tìm hiểu về cả hai loại năng lượng
sinh học và nội nhân và tập trung tìm hiểu kỹ về vấn đề sử dụng của hai
loại năng lượng này ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Mục đích chính của đề tài là sử dụng thông tin và số liệu mà chúng tôi thu
thập được trên sách, báo và Internet để trả lời cho câu hỏi: “Năng lượng


sinh học là gì và vấn đề sử dụng năng lượng sinh học trong việc bảo vệ
môi trường sinh học là như thế nào ?” từ đó đưa ra nhận định đánh giá về
việc sử dụng năng lượng sinh học ở Việt Nam và đề xuất xuất phương
hướng phát triển cho loại năng lượng này.
Để đạt được kết quả cuối cùng như mong muốn, nhóm chúng tôi thấy
rằng cần phải thực hiện được những nhiệm vụ cần thiết sau:
Tìm tài liệu liên quan.
Nghiên cứu về năng lượng một cách tổng quát.
Nghiên cứu nguyên tắc sử dụng năng lượng sinh khối để chuyển
thành điện năng.
Tìm hiểu năng lượng sinh khối góp phần bảo vệ môi trường như
thế nào.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam và
thế giới.
Tìm hiểu về năng lượng nội nhân.
Với các nhiệm vụ cụ thể nêu trên, chúng tôi đã từng bước tìm hiểu được
các kiến thức nền tảng về năng lượng sinh học, vấn đề sử dụng năng
lượng sinh học nhằm bảo vệ môi trường cũng như vần đề sử dụng năng
lượng sinh học ở Việt Nam và thế giới. Kết quả tìm hiểu cho thấy:
Năng lượng sinh khối quả thật là một nguồn năng lượng sạch, nó
có tác dụng triệt tiêu khí nhà kính mêtan trong bầu khí quyển của Trái
Đất và trên thế giới hiện đang sử dụng mêtan như là một chất đốt để thu
điện năng. Còn êtanol sinh học đang được dùng để thay thể cho xăng,
dầu, than đá không chỉ bởi các nhiên liệu hoá thạch này đang ngày càng
cạn kiệt mà việc sử dụng êtanol sinh học thay xăng cũng làm giảm lượng
khí nhà kính đi nhiều lần.

Năng lượng nội nhân đó là năng lượng điện có được từ sự phóng
điện chỉ xảy ra ở số ít người có sự sắp xếp tế bào ở một cầu trúc đặc biệt
nào đó. Tuy nhiên con người có thể đạt được sự sắp xếp cấu trúc ấy bằng
sự tập luyện mỗi ngày các môn như yoga, khí công, dưỡng sinh… Mặc
dù vẫn có nhiều dư luận cho rằng đây là một điều phản khoa học nhưng
việc nghiên cứu về năng lượng nội nhân là một vấn đề nghiên cứu khoa
học nghiêm túc, cần được phát triển.
Việc ứng dụng năng lượng sinh học này trên thế giới phát triển rất
mạnh. Ở Việt Nam, năng lượng sinh học còn quá mới mẻ. Việt Nam có
tiềm lực rất lớn cho việc phát triển năng lượng sinh khối và đã có nhiều
dự án sử dụng năng lượng sinh học sẽ được hoàn tất trong thời gian
không xa. Năng lượng nội nhân ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhân
chứng cho các trường hợp về nhân điện, tuy nhiên vẫn chưa có một ngiên
cứu nào về loại năng lượng này ở Việt Nam.
Kết quả, nhóm chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu đưa ra của đề tài
này. Tuy nhiên do thời gian là không nhiều nên những gì mà chúng tôi
thực hiện còn mang tính tổng quát mà chưa đi sấu vào cụ thể. Chúng tôi


nghĩ đây là một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa với thực tiễn và có khả năng
mở rộng. Với mức độ nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ chia đề tài này
làm hai đề tài riêng biệt hoàn toàn: “Năng lượng sinh khối” và “Năng
lượng nội nhân” để từng vấn đề nghiên cứu được sâu hơn, cụ thể hơn và
có giá trị hơn.
Đề tài này được chia là 2 phần chính:
Đại cương về năng lượng: sẽ được trình bày ở chương 1. Trong
chương này, chúng tôi sẽ trình bày những kiến thức tổng quát nhất về
năng lượng, năng lượng hoá thạch và các loại năng lượng sạch.
Năng lượng sinh học: sẽ được trình bày ở chương 2. Chương này
sẽ trình bày về nguồn gốc, nguyên tắc sử dụng, tình hình sử dụng ở Việt

Nam, thế giới của năng lượng sinh khối và những nghiên cứu mà khoa
học đã đạt được về năng lượng nội nhân.

Chương 1: Đại cương về năng lượng
1
Năng lượng – vai trò của năng lượng đối với cuộc sống con người
“Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công
của một vật” [14]. Chúng ta biết rằng năng lượng được bảo toàn nhưng có
thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Trong thực tiễn năng lượng
được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: gỗ, khí đốt, dầu mỏ, than,..
thường ở các dạng năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, hóa năng,.. và
được chuyển hóa chủ yếu dưới dạng điện năng, để đưa vào sử dụng trong
đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cuộc cách mạng công nghiệp Anh vào thế
kỷ XVIII, với thành tựu đầu tiên là chiếc máy hơi nước và tiếp theo là
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với phát minh động cơ đốt trong và
động cơ điện đã giúp con người phát triển với trình độ ngày càng cao
hơn, năng suất lao động ngày càng tăng, đời sống con người ngày càng
cải thiện.Vai trò của năng lượng trong cuộc sống ngày càng được khẳng
định, năng lượng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong xã hội ngày
nay, nó quyết định đến sự phát triển của cả xã hội loài người. Chúng ta
thấy rằng, vấn đề khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội
của tất cả các nước trên thế giới và việc giải quyết bài toán năng lượng là
một trong những vấn mang tính chất cấp thiết đối với mỗi quốc gia và thế
giới. “Năng lượng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia” [13]
2
Năng lượng hóa thạch
Nguồn năng lượng hóa thạch: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,.. được
hình thành cách đây vài trăm triệu năm do thực vật và vi sinh vật sinh
trưởng từ xa xưa, trải qua những biến động của vỏ trái đất ở những điều
kiện áp suất, nhiệt độ và một số yếu tố khác thích hợp. Con người đã biết

đến chúng từ xa xưa: “người Ai Cập dùng dầu để bảo quản xác ướp,
người Trung Quốc dùng dầu để đóng gạch và sưởi ấm nhà,..”[16]. Việc


sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch trở nên cần thiết và thành nhu cầu
không thể thiếu của con người kể từ khi động cơ hơi nước ra đời. Từ đây
con người bắt đầu khai thác và sử dụng triệt để các nguồn nhiên liệu hóa
thạch để phuc vụ: nấu ăn, sưởi ấm, phục vụ cho sản xuất,.. các nguồn
nhiên liệu này có được do sự khai thác các quặng, mỏ có trong tự nhiên.
Mức tiêu thụ năng lượng của con người ngày càng tăng lên rất nhanh,
“chỉ trong hơn một thế kỷ, chúng ta đã tiêu thụ một lượng lớn trữ lượng
nhiên liệu hóa thạch mà tự nhiên đã kiên trì hàng trăm triệu năm để sản
xuất ra. Sẽ cần phải hàng trăm triệu năm nữa mới có thể tái tạo được trữ
lượng này” [16], “mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới đã tăng lên rất
nhanh trong thế kỷ XX, từ năm 1900 đến năm 2000, năng lượng tiêu thụ
đã tăng lên 10 lần, trong khi dân số toàn cầu tăng 4 lần, từ 1,6 tỷ lên đến
6,1 tỷ người” [15] trong khi các nguồn năng lượng này không phải là vô
hạn.
Khu vực
Than Dầu Khí
Bắc Mỹ
Châu Âu
Châu Phi
Trung Đông
Liên Xô (cũ)
Viễn Đông và Châu Úc
Mỹ Latinh 130,1
61,0
34,2
114

159
10,5 7,5
4,0
12,7
90,8
6,9
5,1
13
6,6
5,3
10,9
51,5
50,8
11,6
6,5
Toàn thế giới
508,8 128,0 143,2
“Trữ lượng các nguồn năng lượng cổ điển của thế giới tính đến ngày 01/
01/ 2003 (tính theo đơn vị là tỷ tấn dầu tương đương” [14]


Việc khai thác quá mức các nguồn nhiên liệu này đã để lại những hậu quả
nặng nề mà con người phải gánh chịu: ô nhiễm môi trường, mưa axít, phá
hủy tầng ôzôn, giảm chất lượng nguồn nước, biến đổi khí hậu,.. “trong
suốt quá trình tiến hóa của nhân loại, có lẽ loài người chưa bao giờ đứng
trước một thách thức nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay đó là hiện
tượng biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó. Những hệ lụy đó đã và
đang sẽ làm đảo lộn cuộc sống của nhân loại làm tiêu tán bao nhiêu công
phu mà con người đã bỏ ra để xây dựng thế giới giàu đẹp trên các mặt vật
chất và tinh thần”[15].

Để giải quyết bài toán năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và những
hậu quả của nó thì chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và cần tìm
ra nguồn năng lượng mới để đảm bảo nhu cầu của con người và đồng thời
ít tác động đến môi trường. “Vấn đề đi tìm những nguồn năng lượng mới
thay thế các nguồn năng lượng cổ điển đang cạn dần là một vấn đề có tầm
quan trọng rất lớn nhằm bảo đảm lâu dài nguồn năng lượng cho con
người”[14]
3
Năng lượng tái tạo
Ngày nay con người đang tìm cách thay thế các nguồn năng lượng hóa
thạch đang dần cạn kiệt và bộc lộ những mặt hạn chế. Năng lượng tái tạo
là ứng cử viên sáng giá cho việc hạn chế các loại khí thải gây ô nhiễm và
mỗi quốc gia có khả năng chủ động trong việc tự cung cấp năng lượng
cho mình. Dưới những tác động của khoa học kỹ thuật thì năng lượng tái
tạo thu được chủ yếu từ những nguồn sau:
Năng lượng mặt trời: bức xạ phát ra từ mặt trời đến Trái Đất dưới dạng
những tia sáng và chúng ta có thể thu lại và chuyển thành các dạng năng
lượng khác (nhiệt năng, điện năng,..).
Năng lượng gió: do sự chênh lệch của áp suất khí quyển của các vùng
trên Trái Đất và sinh ra gió. Chúng ta có thể thi lấy nguồn năng lượng này
bằng các tua-bin gió. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nguồn năng
lượng này: thuyền buồm, cối xoay gió,..
Năng lượng đia nhiệt: nhiệt độ cao trong các địa tầng do các phản ứng hạt
nhân gây ra trong lòng đất và được con người khai thác và chuyển hóa
thành nhiệt năng và điện năng.
Thủy năng: dưới sự vận động của các dòng nước và những điều kiện tự
nhiên thì chúng ta có thể tạo ra điện năng từ chúng. Thủy năng bao gồm:
năng lượng nước của sông, và năn lượng nước ngoài đại dương. Đối với
năng lượng nước của sông thì chúng ta dựa vào thế năng để tạo làm quay
tua-bin và tạo ra dòng điện, đối với năng lượng nước ngoài đại dương thì

chúng ta dựa vào động năng của sóng biển, thủy triều,.. thông qua các hệ
thống thu và chuyển hóa năng lượng thì ta có được điện năng.
Năng lượng sinh học: lấy từ các sinh vật trong tự nhiên và các chất thải
trong nông nghiệp, sinh hoạt,... các nguồn này có thể đốt trực tiếp hoặc
chuyển sang dưới dạng các chất mang năng lượng ở thể khí, lỏng, rắn.


+ Nguồn sinh khối cổ điển: củi, cành cây, gỗ, rơm rạ,.. việc sử
dụng nguồn sinh khối này đã có từ khi loài ngoài biết đến lửa, sản phẩm
thu được là nhiệt năng.
+ Nguồn sinh khối hiện đại: do sự tác động của con người vào các
nguồn sinh khối cổ điển nhưng với trình độ kỹ thuật cao, tạo ra nhiều sản
phẩm năng lượng đa dạng như: nhiên liệu dưới dạng lỏng, khí,.., có tính
thân thiện với môi trường. Nguồn sinh khối hiện đại đã trải phát triển qua
ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: nguồn sinh khối được sử dụng chủ yếu là ngô, khoai,
mía, củ cải đường, dầu thực vật, mỡ động vật,.. nhược điểm của nguồn
nhiên liệu này là việc khai thác chúng ảnh hưởng trực đến vấn đề an ninh
lương thực. “Xe tải chỉ đổ một lần đầy bình nhiên liệu bioethanol 100%
(tức loại E – 100) là đã lấy đi số lượng ngũ cốc nuôi sống một người
trong một năm”[17].
Giai đoạn 2: nguồn sinh khối sử dụng chủ yếu là các phụ phẩm
hoặc phế phẩm trong sinh hoạt và trong sản xuất như: rơm, vỏ trấu, bã
mía, thân ngô,.. chúng có ưu điểm là tận dụng được các phế phẩm, phụ
phẩm, hông ảnh hưởng đến an ninh lương thực nhưng nguồn cung ứng
chưa đáp ứng được nhu cầu và việc chuyển hoá năng lượng không đạt
hiệu suất cao.
Giai đoạn 3: nguồn nguyên liệu được khai thác từ các loại tảo, cỏ
(cỏ Jatropha cuurcas, cỏ switchgrass,..) chúng có ưu điểm tuyệt đối là
không gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng cũng như về nguồn cung

ứng.
+ Năng lượng nội nhân: là nguồn năng lượng tồn tại một cách tiềm ẩn bên
trong con người tạo ra những khả năng đặc biệt cho một số người. Đây
vẫn còn là một vấn đề bí ẩn cần các nhà khoa học nghiên cứu.
Các nguồn năng lượng tái tạo có thể chia thành 3 nhóm sau:
Năng lượng tái tạo
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Năng lượng gió
Năng lượng sông
Năng lượng đại dương: sóng, thủy triều
Năng lượng quang điện và năng lượng quang điện hóa học trên cơ sở ánh
nắng mặt trời
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa mặt trời Năng lượng sinh khối
Năng lượng chất thải
Bảng “Phân loại các nguồn năng lượng tái tạo” [17]
Dựa vào sự phân nhóm chúng ta thấy rằng:


Nhóm I: các nguồn năng lượng này có đặc điểm là chúng ta không thể
chứa hay tích trữ nhưng trữ lượng của chúng là vô hạn. Chúng ta thu
được điện năng khi khai thác nguồn năng lượng này.
Nhóm II: về mặt trữ lượng thì nguồn năng lượng này là vô hạn, không thể
tích trữ nhưng bên cạnh việc thu được điện năng chúng ta còn có nhiệt
năng.
Nhóm III: chúng ta có thể tồn trữ được nguồn năng lượng này, bằng cách
đốt trực tiếp thì ta có thể thu được nhiệt và điện hoặc thông qua các quá
trình chuyển hóa ta thu được năng lượng dưới dạng nhiên liệu sinh học và

được sử dụng trong nhiều mục đích.
Với những ưu điểm về trữ lượng, tính ốn định, không ảnh hưởng đến môi
trường, biến đổi khí hậu thì việc sử dụng năng lượng tái tạo trong đời
sống ngày càng phổ biến, năng lượng tái tạo đã dần thay thế vị trí của
năng lượng hóa thạch.

Nguồn
Sản lượng (Exajoule)
1 Exajoule = 1018 Joule Tăng trưởng
2001 2004 2005 %/ năm
Năng lượng sinh khối hiện đại 8,32 9,01 9,18 2,5
Năng lượng địa nhiệt
0,6 1,09 1,18 18,37
Thủy điện nhỏ
0,79 1,92 2,08 27,47
Điện gió
0,73 1,50 1,86 26,56
Năng lượng mặt trời
Nhiệt mặt trời nhiệt độ thấp
Điện mặt trời (nhiệt)
Quang điện
0,73
0,68
0,01 2,5
2,37
0,01
0,06 2,96
2,78
0.01
0,1 41,83

41,92
0,46
55
Năng lượng biển 0,01 0,01 0.01 0,46
Tổng cộng năng lượng tái tạo 11,16 16,02 17,26 11,51
Tổng cộng năng lượng sơ cấp(*)
418,85
469 477,10
Phần trăm năng lượng tái tạo 2,7 3,4 3,6

1,6


Bảng “Năng lượng tái tạo, sản xuất và tăng trưởng” [15]
(*) Năng lượng sơ cấp là năng lượng chứa trong tài nguyên thiên nhiên,
thông qua việc chuyển hóa năng lượng chúng ta thu được các chất mang
năng lượng để sử dụng phù hợp với mục đích và yêu cầu. Ví dụ từ dầu
mỏ thông qua việc chưng cất ta thu được xăng, dầu hỏa, dầu diesel, nhựa
đường,.. như vậy dầu mỏ là một trong những nguồn năng lượng sơ cấp.
Như vậy: Các nguồn năng lượng này ngày càng khẳng định vị trí và vai
trò của mình trong cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp như vũ bão hiện
nay với những ưu điểm: gần như vô tận và hạn chế gây ô nhiễm môi
trường. “Khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo chính là giải
pháp cứu cánh cho thách thách khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí
hậu. Vì vậy nguồn năng lượng tái tạo ngày nay còn được gọi nhiều tên
khác nhau như: nguồn năng lượng mới (của loài người), nguồn năng
lượng lựa chọn (cho thế kỷ), nguồn năng lượng thay thế (cho nguồn năng
lượng truyền thống) hay nguồn năng lượng xanh (của hành tinh)”[17].

Chương 2: Năng lượng sinh học

Trong các nguồn năng lượng sạch đã được con người phát hiện và sử
dụng, thì nguồn năng lượng sinh học là khá mới mẻ, chỉ được sử dụng
gần đây và triển vọng tương lai là rất hứa hẹn. Nguồn năng lượng sinh
học này bao gồm hai loại:
Năng lượng sinh khối: là loại năng lượng được lấy các nguồn động
vật và thực vật.
Năng lượng nội nhân: còn gọi là nhân điện, là nguồn năng lượng
điện tồn tại bên trong cơ thể con người.
Năng lượng sinh học tuy đã được đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn có rất
nhiều tiềm ẩn và cần được nghiên cứu. Cụ thể là nguồn năng lượng sinh
khối đã được đưa vào sử dụng trên thế giới nhưng năng lượng nội nhân
vẫn đang là một bí ẩn cần được các nhà khoa học nghiên cứu.
1
Năng lượng sinh khối
1.1 Thành phần và nguồn gốc của sinh khối
Sinh khối được lấy từ xác bả thực vật và động vật là những cơ thể có tổ
chức sống, thành phần chủ yếu gồm có carbon, hydro, oxi, nitơ, các oxít
bazơ. Trong thực tế sinh khối chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn
như: xác động vật, gỗ, hoá chất thải, khí thải.
Nguồn sinh khối gỗ được lấy từ các loại cây nông nghiệp như: cây
gai dầu, cây dương, cây mía, cây ngô, cây liễu, cây lúa miến … và các
cây công nghiệp như cây bạch đàn và cây cọ dầu.
Các nguồn sinh khối khác như xác chết hay phân thối rữa của động
vật, các chất thải sinh hoạt của con người khi bị vi sinh vật phân hủy sẽ
tạo ra mêtan và nhiều chất khí khác gọi là chất khí thải sinh học (biogas)


Thành phần hoá học của biogas rất khác nhau tuỳ thuộc vào quá trình
phân huỷ. Các biogas sản sinh ra trong quá trình phân hủy gồm có mêtan
(CH4) chiếm khoảng 50 – 70%, khí cacbonic (CO2) chiếm khoảng 20 –

50%, Nitơ (N2) chiếm khoảng 0 – 10%, Hydro (H2) chiếm khoảng 0 –
1%, Hydro Sunfít (H2S) chiếm khoảng 0 – 3% và còn lại là Oxi (O2).
“Với kỷ thuật phân hủy tiên tiến thì lượng methane sinh ra có thể lên đến
khoảng 55 – 75% hoặc từ 80 – 90%” [8]. Trong quá trình phân hủy còn
kèm theo một lượng nhỏ hơi nước có tác dụng giữ nhiệt cho biogas.
Trong một vài trường hợp, biogas còn chứa siloxane. Siloxane là một hợp
chất hoá học có công thức là R2SiO với R là nguyên từ Hydro hay gốc
hydro cacbon. Siloxane này thường xuất hiện trong sự phân hủy các chất
như xà phòng và thuốc tẩy trong chất thải sinh hoạt. Khi bị đốt cháy,
silloxane giải phóng ra silic (Si), Si sẽ kết hợp với Oxi trong không khí để
tạo thành SiO2 hoặc silicat.
1.2 Sự chuyển hoá sinh khối sang năng lượng hữu ích.
Sinh khối có thể được cải tạo để trở thành các dạng năng lượng hữu ích
phục vụ cho đời sống thực tế. Ví dụ như: “etanol sinh học có thể thay
xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong mà không gây ô nhiễm môi
trường, hay methane sinh học có thể tự đáp ứng đủ nhu cầu chất đốt cho
điện khí hóa ở các vùng nông thôn”[18] làm giảm sự phụ thuộc vào
nguồn nhiên liệu hoá thạch đang làm ô nhiễm môi trường và ngày càng
cạn kiệt.
Có nhiều cách để chuyển hoá năng lượng từ sinh khối sang các dạng năng
lượng sử dụng khác như: nhiệt năng, điện năng, hoặc các nguồn nhiên
liệu sạch mới như nhiên liệu sinh học hay khí đốt sinh học. Trong đó việc
sử dụng năng lượng sinh khối để chuyển hoá sang điện năng đang là một
vấn đề nóng được nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi hiện nay điện
năng là nguồn năng lượng chính cần thiết nhất cho sinh hoạt trong khi các
nguồn cung cấp năng lượng từ hoá thạch gây ô nhiễm quá nhiều và hiện
đang có nguy cơ cạn kiệt.
Trong mục này chúng tôi chỉ đề cập đến sự chuyển hoá năng lượng từ
biogas sang điện năng và dùng biogas để làm nhiên liệu động cơ đốt
trong.

a)
Chuyển hoá điện năng.

Nguyên tắc sản xuất điện năng từ biogas
Việc sản xuất điện năng từ sinh khối chủ yếu nhờ vào sự biến đổi khí sinh
học (biogas). Trong đó chủ yếu là khí methane (CH4). Trong quá trình
phân huỷ các chất thải, methane bị lẫn với các chất khí khác như H2S,
CO2… Do đó, trước khi được đưa vào sản xuất điện năng, methane phải
được làm sạch.
Quá trình làm sạch methane có tên gọi là quá trình nâng cấp biogas
(Biogas Upgraders). Theo đó, các biogas tự nhiên được đưa qua một lò
làm sạch, lò làm sạch này có tác dụng khử CO2, H2S, H2O và các chất


bẩn khác bằng phương pháp gọi là xử lý amin (Amine Gas treating). Quá
trình xử lý amin được thực thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Sơ đồ xử làm sạch Mêtan
Hệ thống làm sạch gồm hai bộ phận là lò hấp thụ và lò tái tạo. Khí biogas
cần được làm sạch được dẫn vào ngăn dưới của lò hấp thụ. Chất làm sạch
amin đậm đặc và nước được dẫn vào ngăn trên của lò hấp thụ. Bên trong
lò hấp thụ, sẽ xảy ra các phản ứng giữa H2S, CO2 với dung dịch amin tạo
thành dung dịch muối amin.
RNH2 + H2S = RNH3HS
RNH2 + CO2 +H2O = RNH3HCO3
Khí methane không phản ứng được dẫn ra ngoài theo ngăn trên của lò hấp
thụ. Dung dịch muối amin được dẫn ra từ ngăn dưới của lò đến ngăn trên
của lò tái tạo, Tại đây chúng được làm đông đặc lại và tách ra trở lại
thành H2S, CO2 và dung dịch amin. H2S và CO2 được dẫn ra ngoài, còn
dung dịch amin được bơm trở lại vào ngăn trên, đi xuống ngăn dưới của
lò. Từ ngăn dưới, dung dịch amin được đưa qua lò đun để làm hoá hơi

nước trở thành amin đậm đặc như ban đầu.
Sau khi được làm sạch thì khí methane lúc này được gọi là methane sinh
học (biomethane) hay còn gọi là methane sạch. Từ đây, methane sạch sẽ
được dẫn vào một hệ thống khác để tạo ra điện năng. Quá trình tạo ra
điện năng được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. Sơ đồ sản xuất điện năng từ biogas
Mêtan sinh học được bơm lên cho vào 3 lò nung để đốt cháy. Đồng thời,
nước từ bộ trích nhiệt cũng được dẫn vào bên trong lò để làm tăng thêm
lượng hơi nước. Trong lò sẽ xảy ra phản ứng đốt cháy methane tạo CO2
và hơi nước cùng một nhiệt lượng cực lớn.
CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O + Q
với Q = 891kJ/mol CH4
Nhiệt lượng toả ra sẽ làm các phân tử hơi nước chuyển động mạnh gọi là
hơi siêu nóng. Hơi siêu nóng sẽ được dẫn qua bộ phận máy phát điện. Tại
đó, hơi này sẽ làm quay tua bin máy phát điện với tốc độ khoảng 7500
vòng/phút, tua bin quay sẽ sản sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng 20
000 Vôn. Sau khi làm quay tua bin, hơi nước lúc này không còn nóng nữa
sẽ được dẫn qua bộ phận làm lạnh để làm ngưng tụ hơi nước thành nước
để rồi từ đây, lại cung cấp nước cho bộ phận trích nhiệt đưa nước vào lò.

Lợi ích sử dụng biogas sản xuất điện năng
Với việc chuyển hoá sang điện năng từ khí methane, vấn đề về thiếu thốn
năng lượng và ô nhiễm môi trường được cải thiện đáng kế. Vấn đề ô
nhiễm môi trường phải kể đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu
và khi đề cập đến vấn đề này, người ta lại nghĩ ngay đến khí CO2 như là
thủ phạm hàng đầu. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của mêtan CH4 vượt xa
CO2. “Mêtan ảnh hưởng gấp 25 lần so với Cacbon điôxít trong khoảng


thời gian 100 năm”[1]. Nói như thế có nghĩa là với cùng một khối lượng

là như nhau thì methane phá huỷ tầng Ozon và làm tăng nhiệt độ Trái Đất
nhiều hơn cacbon điôxít là gầp 25 lần trong khoảng thời gian là 100 năm.
Hình 1 [19]

Khí Công thức Hàm lượng trong khí quyển
Hơi Nước H2O 36 – 72 %
Cacbon Điôxít
CO2 9 – 26 %
Methane
CH4 4 – 9 %
Ozon O3 3 – 7 %
Bảng 1: Hàm lượng một số khí trong khí quyển [4]
Qua các biểu đồ và bảng trên chúng tôi thấy rằng, hàm lượng mêtan trong
không khí không phải là nhỏ, hầu hết methane tập trung trên bán cầu Bắc
của Trái Đất. Đó cũng là lý do dễ hiểu bởi vì bán cầu Bắc là nơi tập trung
sinh hầu hết dân số trên thế giới, tập trung vô số nhà máy công nghiệp với
lượng lớn chất thải sinh hoạt lẫn chăn nuôi trồng trọt mỗi ngày tạo ra hàm
lượng methane cực kỳ lớn. Hơn nữa những lớp trầm tích nằm sâu bên
dưới lớp băng ở địa cực bắc khi phân huỷ cũng tạo ra một lượng lớn
methane. Vì vậy, nếu không có cách gì triệt tiêu lượng methane này thì
chỉ trong một thời gian ngắn thôi, tầng Ozon sẽ bị phá họai nghiêm trọng.
Và lúc đó, bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại từ mặt trời sẽ không còn rào cản
mà đi đến thẳng bề mặt Trái Đất, làm Trái Đất ngày càng nóng dần lên,
kéo theo một loạt các thiên tai huỷ diệt con người. Và hiện nay, sự tăng
nhiệt độ không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước khác, một loạt các
thiên tai như động đất, sóng thần, ngập lụt…ở một loạt các nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… đó chính là điểm báo cho
một kết cục không xa mà thủ phạm là các khí nhà kính đặc biệt là
methane.
Với việc chuyển hoá sang điện năng từ khí methane, vấn đề về thiếu thốn

năng lượng và ô nhiễm môi trường được cải thiện đáng kể. Vì nhiều lý do
mà con người nên lấy methane làm nhiên liệu thay cho nhiên liệu hoá
thạch:
+ Nguyên liệu hoá thạch không phải là vô tận, chúng đang ngày
càng cạn kiệt trong khi methane là nguồn nguyên liệu tái chế, là vô tận
không bao giờ cạn kiệt.
+ Mặc dù trong quá trình xử lý biogas cũng như chuyển hoá sinh
khối thành điện năng cũng có sinh ra lượng khí nhà kính là CO2, tuy
nhiên chỉ sinh khí CO2 mà thôi trong khi việc đốt cháy nhiên liệu hoá
thạch ngoài việc sinh ra CO2 còn sinh ra nhiều chất cực độc khác như
SO2, CO, H2S, SO3…


+ Đốt cháy methane sản sinh ra lượng CO2 ít hơn là đốt cháy nhiên
liệu hoá thạch trên một cùng một nhiệt lượng giải phóng.
Vd: Cứ 1kg than đá khi đốt cháy sẽ sản sinh ra 1.83 kg CO2 và một
nhiệt lượng là 2kWh = 7.2 x 103 kJ. Tức là ứng với 1.83kg CO2 sẽ có 7.2
x 103 kJ  với 0.23 kg CO2 sẽ có 891 kJ. Trong khi đó, theo như ở trên
ta có nhiệt lượng 891 kJ sẽ ứng với 1 mol CO2, tức là 44g = 0.044 kg
CO2. Như vậy với cùng một nhiệt lượng thì đốt than đá, lượng CO2 sinh
ra sẽ nhiều hơn khi đốt methane là khoảng 5.23 lần.
+ Bản thân methane là một chất gây ô nhiễm, nên việc xử lý
methane là bức thiết hơn.

Vấn đề sử dụng biogas để sản xuất điện năng ở Việt Nam và thế
giới
Tuy được biết methane là chất khí nhà kính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất và cũng tìm ra được những cách để
xử lý methane một cách có ích, nhưng cho đến ngày nay, việc dùng
methane để sản xuất điện vẫn cón khá mới mẻ. Cần có một thời gian đủ

dài để các nước trên thế giới phổ cập và tiến hành thay thế nhiên liệu hoá
thạch bằng nhiên liệu từ sinh khối. Thêm nữa là nguồn năng lượng từ sinh
khối này vẫn chưa được biết đến nhiều, khi mọi người nhắc đến năng
lượng sạch ai cũng nghĩ tới năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng thuỷ triều. Đó là những phát minh rất quan trọng về các loại năng
lượng sạch, tuy nhiên chúng cũng có các nhược điểm như: năng lượng
mặt trời thì giá thành quá mắc, năng lượng thuỷ triều và gió thì phụ thuộc
quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Năng lượng sinh khối tuy mới mẻ
nhưng đang là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam ta. Tuỳ trình độ phát triển và điều kiện kinh tế của các nước
trên thế giới mà nguồn năng lượng sinh khối được đưa vào những dự án
năng lượng với quy mô lớn hay nhỏ.
Hình 2 [9]
Năng lượng sinh khối lấy methane là chủ yếu. Dựa vào biểu đồ trên, ta
thấy rằng phần lớn methane được lấy từ sản phẩm nông nghiệp, từ quá
trình thu hồi nhiên liệu hoá thạch và từ việc xử lý chất thải sinh hoạt. Với
cơ cấu methane như trên, rõ ràng ngay cả những nước kém và đang phát
triển vẫn có thể tận dụng nguồn năng lượng sinh khối này không kém
những nước phát triển. Đặc biệt là đối với nước nông nghiệp như Việt
Nam ta thì tiềm năng cho năng lượng sinh khối là rất lớn. Cho đến nay, ở
nước ta cũng đã có nhiều dự án tận dụng nguồn năng lượng sinh khối này.
Tuy nhiên, các dự án về năng lượng sinh khối ở nước ta là không lớn và
còn được xây dựng lẻ tẻ, mang tính tự phát.
Điển hình nhất là việc xây hầm biogas.
“Tại ĐBSCL, việc xây hầm biogas đã được thực hiện từ khá lâu ở một số
vùng. Tuy nhiên, trừ việc thay thế chất đốt đun nấu, chỉ số ít trang trại


chăn nuôi khai thác khá hiệu quả khí biogas thay thế các loại năng lượng
khác (điện, xăng - dầu...). Nhìn chung, "công năng" từ biogas vẫn chưa

được khai thác hết; việc nhân rộng mô hình xây hầm biogas vẫn chưa
được chú ý đúng mức...”[12]
Với việc xây dựng hệ thống hầm biogas này, không chỉ xử lý được vấn đề
ô nhiễm môi trường bởi các chất khí biogas mà người dân còn nhận thấy
được hệ thống hầm biogas còn mang lại lợi nhuận cho họ, giúp họ tiết
kiệm được từ 4 tới 5 triệu đồng / tháng: “Trang trại của kỹ sư Cao Huỳnh
Lâm ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) nuôi 120 heo nái. Cách đây khoảng
4 năm, ông Lâm xây 5 hầm biogas (20m3/hầm) với mục đích giải quyết
chuyện môi trường. Thế nhưng ngay sau đó, ngoài việc sử dụng khí từ
biogas thay chất đốt đun nấu cho trên 10 công nhân, ông Lâm còn sử
dụng khí biogas vào nhiều "công đoạn" khác của trang trại: Chạy môtơ
máy phát điện, máy nghiền thức ăn cho các hầm nuôi cá tra; sưởi ấm cho
heo con bằng thiết bị chuyên dùng... Ông Lâm cho biết: Việc sử dụng khí
từ biogas thay điện để vận hành các thiết bị liên quan tới hoạt động nuôi
cá, nuôi heo giúp trang trại của ông tiết kiệm bình quân 4 - 5 triệu đồng
tiền điện mỗi tháng. Ấy là kỹ sư Lâm mới sử dụng khí của 2 trong số 5
hầm biogas đã xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng 1 hầm biogas (20m3)
thời điểm ông Lâm thực hiện (năm 2004) khoảng trên 6 triệu đồng (hiện
khoảng 15 triệu đồng - theo ông Lâm). Ngoài hiệu quả từ mục đính chính
(bảo vệ môi trường), lợi ích mà biogas mang lại từ việc tiết kiệm năng
lượng (cho xã hội), tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng (cho gia đình) là
rất rõ; nhất là trong tình hình khó khăn về năng lượng như hiện nay - kỹ
sư Lâm khẳng định. Hiện ông Lâm sẵn sàng cho bà con sống chung
quanh khu vực trang trại của mình sử dụng miễn phí nguồn khí biogas
còn thừa, chỉ với điều kiện: Bà con phải sử dụng các loại ống dẫn khí chất
lượng tốt để đảm bảo an toàn. Vì - ông Lâm nhấn mạnh - khí gas rò rỉ có
thể gây cháy nổ, ngộ độc.”[12]
Tuy nhiên với những hiểu biết như thế, với những lợi nhuận như vậy,
việc sử dụng hầm biogas vẫn còn quá mới mẻ so với người dân. Họ chưa
tận dụng được hết triệt để nguồn năng lượng mà biogas đã mang lại cho

họ:
“Từ sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trường Đại học Cần Thơ, cách đây trên 11
năm, tại làng nghề "làm bột nuôi heo" ở Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc,
Đồng Tháp), bà con đã xây 400 hầm biogas (từ 4 - 18m3/hầm). Ông Trần
Văn Dũng (cán bộ UBND xã Tân Phú Đông) cho biết: Trừ một số hầm
không sử dụng do gia đình không còn nuôi heo, các hầm biogas đều vẫn
đang hoạt động tốt; chỉ xảy ra hư hỏng nhỏ. Một hộ nuôi 5 con heo thì
lượng phân thải ra dư cung ứng cho hầm biogas sử dụng cho gia đình có
10 nhân khẩu. Nếu gia đình đó sử dụng gas bình, thì sử dụng khí từ
biogas thay thế có thể tiết kiệm 4 - 5 trăm ngàn đồng/tháng. Tuy nhiên,
hầu hết hộ xây hầm biogas ở Tân Phú Đông chỉ sử dụng khí biogas thay


chất đốt (gas bình, củi, than, điện) đun nấu. Cái lợi đã rõ, song rõ ràng
vẫn chưa khai thác hết "công năng" mà khí từ biogas có thể mang lại.
Kỹ sư Cao Huỳnh Lâm thì cho biết: khí biogas còn có thể sử dụng chạy
máy nước nóng, tủ lạnh, thắp sáng, các loại máy sử dụng nhiên liệu là
xăng, dầu... Tuy nhiên, trừ việc sử dụng khí thay chất đốt khá đơn giản,
sử dụng khí biogas vận hành các loại thiết bị khác thường phải có chút ít
cải tiến. Ví dụ một số loại máy chạy bằng xăng, dầu; nay muốn thay bằng
khí biogas phải cải tiến bình xăng con, hệ thống lọc... Có lẽ đây chính là
nguyên nhân khiến nhiều hộ dân xây hầm biogas, nhưng chỉ mới sử dụng
khí thay chất đốt đun nấu.”[12]
Đó là những gì mà Việt Nam ta đã đạt được trong vấn để tận dụng sinh
khối để làm năng lượng. Tuy là với quy mô nhỏ nhưng chúng tôi hy vọng
chỉ trong một thời gian ngắn thôi, sinh khối sẽ được biết đến và sử dụng
rộng rãi khắp cả nước. Điều này sẽ góp phần cứu chữa tầng ozon, cứu
chữa môi trường cho Việt Nam và cho toàn thế giới.
Là nước phát triển, không phải là nước nông nghiệp, tiềm năng của
những nước phát triển là không hơn được Việt Nam ta, tuy nhiên, họ đã

có những dự án rất lớn trong vấn đề sử dụng năng lượng sinh khối.
“Hàn Quốc đã xây dựng cho mình một Chiến lược tăng trưởng xanh, thải
ra ít CO2trong vòng 60 năm tới với các công cụ chính là công nghệ,
chính sách và thay đổi lối sống. Đối với lãnh đạo đất nước này, tăng
trưởng xanh không phải là một sự lựa chọn mà là sự lựa chọn duy nhất.
Một trong những mục tiêu mà Chiến lược đề ra là đến 2050, Hàn Quốc sẽ
hoàn toàn không bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giải pháp chính
là tăng cường năng lượng hạt nhân, phát triển năng lượng tái tạo. Năng
lượng sinh học đang được tích cực nghiên cứu, phát triển ở đất nước này
với mục tiêu đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ đạt 11%, trong đó năng
lượng từ sinh khối sẽ đạt 7,12%. Ngoài các công nghệ chế tạo biogas
thông thường như từ sinh khối, từ chất thải chăn nuôi, Hàn Quốc đang
tích cực phát triển bioga từ bùn thải.”[20]
“Ở Nhật Bản, Chính phủ đã ban hành Chiến lược năng lượng sinh khối
(Nippon Biomas Strategy) từ năm 2003 và hiện nay đang tích cực thực
hiện Dự án phát triển các đô thị sinh khối (biomass town) và đã có 208 đô
thị đạt danh hiệu này”[10]
“Ở Đức, Luật Năng lượng tái tạo có hiệu lực từ năm 2000, đã đưa ra cơ
chế khuyến khích ưu tiên phát lên lưới điện quốc gia những nguồn điện từ
năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thuỷ điện, sinh khối và địa nhiệt). Sản
xuất điện từ bioga từ sinh khối hiện nay đang rất phát triển với số lượng
nhà máy đã đạt tới 4600 nhà máy với tổng công suất 1700MW năm 2009,
và dự kiến sẽ tăng lên 5400 nhà máy năm 2015.”[10]
“Trung Quốc đã có Luật năng lượng tái tạo và hiện nay đã có hơn 80 nhà
máy điện sản xuất từ sinh khối với công suất đến 50MW/nhà máy. Tiềm
năng là có thể đạt được 30GW điện từ loại hình năng lượng này và Chính


phủ hiện đang thúc đẩy hợp tác, mời gọi đầu tư. Việc nghiên cứu phát
triển bioga để chạy máy phát điện từ bùn thải từ các trạm xử lý nước thải

cũng đang được thực hiện. Đây là một hoạt động rất có tiềm năng vì hiện
nay trên toàn Trung Quốc đã có đến 1521 nhà máy xử lý nước thải được
xây dựng tính đến năm 2008”[10]
Nhà máy Iwakuni
Điạ điểm: Nhật Bản
Xây dựng năm: 2006
Nhiên liệu: Gỗ
Thông tin: Đây là nhà máy đầu tiên của Nhật bản dùng năng lượng sinh
khối. Công suất của nhà máy vào khoảng 10 MW. Nguồn nhiên liệu gỗ
được lấy từ Iimori Mokuzai
Nhà máy Kina
Điạ điểm: Malaysia
Xây dựng năm: 2009
Nhiên liệu: sinh khối
Nhà máy Laja
Điạ điểm: Chilê
Xây dựng năm: 1995
Nhiên liệu: gỗ
Nhà máy Miyazaki
Điạ điểm: Nhật Bản
Xây dựng năm: 2005
Nhiên liệu: phân chuồng gia cầm
Nhà máy Piratini
Điạ điểm: Brazil
Xây dựng năm: 2001
Nhiên liệu: gỗ, chất thải nông nghiệp
Thông tin: Đây là dự án năng lượng sinh khối đầu tiên tại Brazil, được
phát triển bời Companhia Geral de Distribuicao Electrica và Koblitz Ltda.
Nhà máy Planta Cabrero
Điạ điểm: Chilê

Xây dựng năm: 2009
Nhiên liệu: gỗ
Bảng 2: Một số nhà máy năng lượng sinh khối trên thế giới
b)
Nhiên liệu động cơ đốt trong
Sinh khối ngoài việc dùng để sản suất điện năng còn được dùng để làm
nhiên liệu cho động cơ đốt trong thay cho các nhiên liệu thông thường


hiện nay là xăng. Nhiên liệu sinh học dùng cho động cơ đốt trong mà
chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là ethanol sinh học (C2H5-OH) hay còn
gọi là bioethanol. Ethanol có thể được sản xuất từ khí than hoặc sinh
khối, thuật ngữ ethanol sinh học ở đây chúng tôi muốn đề cập đến ethanol
được sản xuất từ sinh khối.
Ethanol sinh học (Bioethanol) là nguồn nhiên liệu có thể tái chế được và
là nguồn nhiên liệu sạch so với xăng dầu. Bioethanol được điều chế từ sự
phân huỷ glucôzơ hoặc xenlulô lấy từ các nguồn thực vật và hoa màu
trong nông nghiệp như: mía, củ cải đường, bắp, sắn, khoai tây,.... “Tuy
nhiên, việc lấy xenlulô từ hoa màu để sản xuất ethanol hiện nay vẫn đang
bị tranh luận về việc sử dụng ethanol tốt hơn xăng dầu được bao nhiêu
trong khi việc lấy xenlulô từ hoa màu quả thật không kinh tế khi mà
lượng hoa màu bỏ ra là quá lớn có thể sẽ dẫn đến việc không đủ cung cấp
lương thực và cần nhiều diện tích đất trồng hoa màu hơn”[10]. “Mặt
khác, bất lợi chính của các nhiên liệu ethano sinh học là dù chúng được
sản xuất từ sinh khối hay khí than đi nữa...thì 30-40% năng lượng trong
nhiên liệu ban đầu đã bị mất đi cho quá trình chuyển hóa ethanol. Các
tính toán cho thấy, việc sản xuất ethanol từ hoa màu tiêu tốn nhiều năng
lượng cho quá trình trồng trọt, thu hoạch...Vì vậy, nhiên liệu alcohol sản
xuất từ hoa màu không kinh tế.”[18] Do đó, người ta đã chuyển hướng
áp dụng quá trình sản xuất ethanol sử dụng phần xenlulô trong các sinh

khối như cây bông, cây hoa hướng dương, rơm khô, cỏ và các phế thải
nông nghiệp.

Nguyên tắc sản xuất và sử dụng ethanol
Quá trình sản xuất ethanol gồm có 3 bước cơ bản: Phân huỷ xenlulô
thành đường đơn, lên men đường đơn để thu ethanol, chưng cất và đề
hydrat hoá ethanol.
Đầu tiên, để tao ra được ethanol, người ta cần phải phân huỷ xenlulô
thành các phân tử đường đơn C6H12O6. Đối với các cây hoa màu thì
đường đơn được tạo thành trong quá trình quang hợp: 6CO2 + 6H2O +
ánh sáng mặt trời → C6H12O6 + 6 O2. Đối với các sinh khối thì đường
đơn được tạo bằng cách thuỷ phân xenlulô: (C6H12O6)n + toC→ n
C6H12O6
Sau đó, người ta tiến hành lên men đường đơn để tạo thành ethanol theo
phản ứng: C6H12O6 → 2 C2H5OH+ 2 CO2 + Q với nhiệt lượng Q vào
khoảng 227 kCal [21]. Đây là quá trình lên men được gây bởi vi khuẩn
lên men. Loại vi khuẩn lên men này chỉ tương tác và làm lên men tinh thể
đường đơn.
Cuối cùng là công đoạn chưng cất và đề hydrat hoá ethanol. Ethanol
muốn được sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong thì nước
phải được loại bỏ hoàn toàn. Quá trình chưng cất chẳng qua chỉ quá trình
đun nóng hỗn hợp dung dịch ethanol hoà tan. Ethanol bay hơi nhanh hơn


nước nên sẽ bốc hơi ở nhiệt độ từ 80 – 90 độ C. Hơi ethanol được dẫn
qua bộ phận làm lạnh để hoá lỏng ethanol thu được ethanol tinh khiết.
Hình 3 [22]
Hầu hết nước bị loại bỏ trong qua trình chưng cất này, mức độ tinh khiết
của ethanol là khoảng từ 95 – 96 %. Tức là vẫn còn từ 4 – 5% lượng nước
vẫn chưa loại bỏ được. Sở dĩ như vậy là vì tồn tại quá trình tạo hỗn hợp

Azeotrope trong khi chưng cất ethanol. Cụ thể, azeotrope là một hỗn hợp
luôn đảm bảo sự cân bằng nhất định của thành phần và áp suất các chất
có trong hỗn hợp. Nguyên nhân gây ra hỗn hợp azeotrope là do sự liên
kết giữa các phân tử của các chất thành phần của hỗn hợp tuân theo định
luật Raoult: “Áp suất hơi của chất hoà tan lý tưởng sẽ phụ thuộc vào áp
suất riêng rẽ của các chất thành phần với tỷ lệ mol giữa chất thành phần
đó so với hỗn hợp”[6]: với là áp suất riêng rẽ của chất thành phần khi
nó nguyên chất và là số mol của chất thành phần đó có trong một mol
hỗn hợp. Với tỷ lệ 95% ethanol và 5% nước, lúc này ethanol vẫn có thể
được sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong tuy nhiên quá trình
đốt và nén sẽ khó khăn hơn, không tốt cho động cơ. Do đó, người ta cần
loại bỏ triệt để lượng nước còn lại bằng quá trình đề hydrat hoá. Có nhiều
cách để đề hydrat hoá ethanol như thêm vào chất như benzen hoặc
cyclohexan vào hỗn hợp để tăng tính dễ bay hơi của ethanol hoặc là cho
hỗn hợp đi qua vật liệu hút nước. Khi đó, chúng ta sẽ thu được ethanol
khan (nguyên chất) sẵn sàng để được sử dụng.
Về nguyên tắc hoạt động của ethanol trong động cơ đốt trong không khác
so với xăng. Ethanol cũng sẽ được đốt cháy như xăng. Nhiệt lượng sinh
ra khi đốt cháy ethanol sẽ đẩy làm cho khí trong piston giản nở, đẩy
piston làm động cơ hoạt động. Sản phẩm của sự cháy chỉ bao gồm hơi
nước và cacbon điôxít: C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O + Q

Lợi ích sử dụng ethanol
Ethanol được nghiên cứu để làm nhiên liệu thay cho xăng dầu là vì xăng
dầu khi bị đốt, ngoài việc thải ra lượng khí nhà kính CO2, còn thải ra
nhiều chất khí độc hại chứa lưu huỳnh. Tính toán cho thấy ethanol khi bị
đốt cháy cũng thải ra CO2 nhưng ít hơn nhiều so với xăng. Cụ thể là khi
đốt xăng thì cứ một lít xăng sẽ giải phóng 2.44 kg khí CO2 trong khi đốt
một lít ethanol chỉ sản sinh ra 1.94 kg CO2 [7]. Dĩ nhiên công đoạn lên
men đường và đốt ethanol cũng sẽ sinh ra khí CO2, nhưng không quá lớn,

lượng khí CO2 này sẽ được cây trồng hấp thụ trong quá trình sinh trưởng
và tạo ra sinh khối.
Hình 4 [5]. Thống kê lượng CO2 từ các nguồn nhiên liệu
Người ta đánh giá chất lượng của êtanol sinh học dựa trên năng lượng thu
được từ êtanol sinh học so với năng lượng thu được khi dùng cùng một


đương lượng nhiên liệu hoá thạch, kết quả đăng trên tạp chí National
Geographic Magazine [3] năm 2007 cho ra trên bảng sau:
Quốc gia
Loại nhiên liệu
Tỷ lệ năng lượng
Hoa Kỳ
Ethanol từ bắp
1.3 : 1
Brazil
Ethanol từ mía
8 :1
Đức Dầu điêsen sinh học
2.5 : 1
Hoa Kỳ* Ethanol từ xenlulô 2 – 36 : 1
(*) hiện đang thử nghiệm, tỷ lệ cân bằng năng lượng tuỳ thuộc vào cách
sử dụng
Bàng 3. Thống kê tỷ lệ năng lượng trên tạp chí National Geographic
Magazine
Tỷ lệ năng lượng cho trong bảng trên có nghĩ là nếu năng lượng thu được
từ nhiên liệu hoá thạch là 1 thì năng lượng thu được từ bắp ethanol là 1.3,
từ mía ethanol là 8, từ dầu sinh học là 2.5 và từ xenlulô ethanol là trong
khoảng từ 2-36.
Về mặt giá cả ethanol sinh học cũng có lợi hơn nhiều so với xăng dầu.

Người ta so sánh giá cả của ethanol về các mặt như tác động đến môi
trường, sức khoẻ con người, tỷ lệ năng lượng và quan trọng nhất là nguồn
nhiên liệu tái tạo. Thống kê tại Mỹ cho thấy rằng: mỗi tỷ galông xăng dầu
tốn khoảng 469 triệu đôla, đối với ethanol từ bắp thì tốn kém hơn: 472 –
952 triệu đôla/tỷ galông do phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố như đất
trồng, nhiệt, kỹ thuật,… tuy nhiên đối với ethanol từ xenlulô thì giá thành
chỉ là 123 – 208 triệu đôla/tỷ galông.[2]
Nhược điểm duy nhất của nhiên liệu ethanol đó là bay hơi khó hơn xăng
do đó động cơ rất khó khởi động khi mùa lạnh. Do đó, để khắc phụ tình
trạng này, êtanol thường được trộn chung với xăng dầu theo một số tỷ lệ
nhất định. Thường thấy là các loại xăng như E10 (10% êtanol, 90%
xăng), E85 (85% êtanol, 15% xăng), E100 (10% êtanol)… “Sử dụng
ethanol, thậm chí với mức hòa trộn thấp (ví dụ E10 : 10% etanol, 90%
xăng), cũng có thể đem lại những ích lợi cho môi trường. E10 sinh ra ít
CO, SO2, CO2 hơn xăng. Tuy nhiên E10 sinh ra nhiều chất hữu cơ bay
hơi và Oxít Nitơ hơn. Ở mức hòa trộn cao hơn (E85, 15% xăng), hay
thậm chí E100 (100% etanol) nhiên liệu cháy với sự giảm gần như tất cả
các chất ô nhiễm kể trên”[18].

Vấn đề sử dụng ethanol hiện nay ở Việt Nam và thế giới.
Nhìn chung nguyên liệu điều chế ethanol là khá phù hợp với các nước
nông nghiệp tuy nhiên để điều chế được ethanol cần phải qua nhiều công
đoạn và có những kỹ thuật tiên tiến. Với thế mạnh về nguyên liệu nông
nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, nước ta có một tiềm năng rất lớn về việc
sử dụng ethanol làm nhiên liệu thay thế cho xăng dầu như:
+ Dầu mỡ thải đã qua sử dụng: Gồm các phế phẩm dầu mỡ đi từ các nhà
máy chế biến dầu mỡ, dầu mỡ đã qua sử dụng, được thu hồi sau quá trình
rán, nấu từ các cơ sở chế biến thức ăn.[23]



+ Vi tảo là giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề diện tích đất trồng
vì nó có chu kỳ phát triển rất ngắn, sống được ở khắp nơi có ánh nắng
mặt trời, nước và CO2.[23]
+ Rỉ đường, ngũ cốc, vừng, lạc, dừa, mỡ cá basa...[23]
+ Cây Jatropha, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, di thực sang châu Phi, Ấn Độ
và Nam Mỹ, cây chịu hạn, trồng ở đất khô cằn, có nhiều loại. Nước ta có
thể tận dụng 9 triệu ha đất hoang hóa, dọc ven các đường quốc lộ, trồng
cây Jatropha để lấy dầu.[23]
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật và sự chuyên môn hoá, nhưng
nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến ethanol sinh học này bởi nhiên
liệu xăng dầu hiện nay đã trong tình trạng bị báo động là sẽ cạn kiệt trong
nay mai. Ngày 20/11/2007, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án năng
lượng sinh học. Hiện nay, đã có nhiều dự án xây dựng nhà máy ethanol
sinh học trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Tại miền Bắc, nhà máy sản xuất ethanol sinh học đang được khởi công
xây dựng. “Ngày 21/6/2009, tại Phú Thọ, Công ty cổ phần Hóa dầu và
Nhiên liệu Sinh học Dầu khí (PVB) đã khởi công xây dựng dự án nhà
máy sản xuất cồn nhiên liệu sinh học (bio-ethanol) đầu tiên ở khu vực
phía Bắc. Nhà máy, có tổng vốn đầu tư 80 triệu USD, là dự án có công
nghệ tiên tiến với công suất 100.000m3 ethanol/năm sử dụng nguyên liệu
chính là sắn và mía đường.”[24] “Sự ra đời Nhà máy sản xuất Bioethanol khu vực phía Bắc sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học giá rẻ làm
nguyên liệu chế biến xăng, tiến tới thay thế một phần xăng; giảm bớt
lượng khí thải CO2 của động cơ ra môi trường; góp phần tăng thu nhập
cho người nông dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, chuyển
hướng tích cực từ các cây trồng khác sang cây nguyên liệu; tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho người lao động công nghiệp cũng như nông nghiệp;
tạo hiệu ứng dây chuyền phát triển kinh tế; góp phần xoá đói giảm nghèo,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà
nước.”[25]
Hình 5. Lễ khởi công xây dựng nhà máy ethanol sinh học Phú Thọ ở

miền Bắc.
Ở miền Trung, dự án nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất
cũng đã được khởi công tại Quãng Ngãi. “Chủ đầu tư dự án là Công ty
Cổ phần nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền trung (PCB). Nhà máy sản
xuất Bio-Ethanol nhiên liệu Dung Quất đã được khởi công hồi cuối tháng
4 tại Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án trọng điểm được Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai tại Khu công nghiệp Dung Quất. Nhà
máy được xây dựng trên diện tích 24 ha, công suất thiết kế 100 triệu lít
cồn nhiêu liệu một năm, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu pha trộn xăng sinh
học E5 của Việt Nam. Ngoài ra, nhà máy sẽ còn cung ứng các sản phẩm
phụ khác như cồn công nghiệp, chất độn thức ăn gia súc. Dự án có tổng


vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Nguyên liệu chính phục vụ sản xuất là sắn
lát (nhu cầu khoảng 240.000 tấn một năm). Dự kiến nhà máy sẽ đi vào
hoạt động vào đầu năm 2011.”[26]
Ở miền Nam, đó là dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol
sinh học tại tỉnh Bình Phước, đó là sự thoả thuận hợp tác giữa tập đoàn
dầu khí Việt Nam và Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Phước vào ngày
24/7/2009. “Trước mắt, Petrovietnam và các đơn vị thành viên thuộc Tập
đoàn tập trung đầu tư trên địa bàn tỉnh các dự án sau: Đầu tư xây dựng
Nhà máy sản xuất Bio - Ethanol sinh học; Nghiên cứu đầu tư dự án: khai
thác mỏ sét, mỏ puzơlan; Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng;
Nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính, bảo hiểm trên địa bàn tỉnh;
Nghiên cứu phát triển hệ thống kho LPG, xăng dầu và phát triển mạng
lưới kinh doanh LPG, xăng dầu, phân bón trên địa bàn tỉnh. Về phía tỉnh
Bình Phước, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ban ngành chức năng và các địa
phương liên quan của tỉnh tạo điều kiện tốt nhất, giải quyết các thủ tục
cần thiết cho Petrovietnam và các đơn vị của Tập đoàn trong việc nghiên
cứu lựa chọn dự án đầu tư, bàn giao mặt bằng, các thủ tục đất đai, cấp

chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh để Tập đoàn và các đơn vị của
Tập đoàn thực hiện đầu tư có hiệu quả các dự án trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ
hỗ trợ PV Oil trong việc triển khai dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Bio Ethanol sinh học nhanh chóng và thuận lợi, trước mắt là các thủ tục về
đất đai cho dự án này.”[27]
Hình 6. Lễ ký kết thoả thuận xây dưng nhà máy sản xuất bioethanol tại
Bình Phước
Nhìn chung hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án đầu tư phục vụ cho
nhiên liệu sinh học, tuy chưa có dự án nào thật sự là nổi bật nhưng điều
đó cũng cho thấy Việt Nam chúng ta cũng đã có những tầm nhìn chiến
lược cho tương lai đối với ngành nhiên liệu sinh học.
“Ethanol ở nước ta được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu rỉ mía
đường, với công suất từ 15.000-30.0000 lít/ngày, tập trung ở các nhà máy
đường cùng hàng trăm cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ. Do sản xuất quy
mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và nguyên nguyên liệu thiếu ổn định, sản
phẩm cồn sinh học của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị
trường, trong khi nhu cầu cồn sinh học ngày càng tăng.”[25] Vì thế so với
các nước trên thế giới, mặc dù chúng ta có tiềm năng mạnh về nguyên
liệu sản xuất ethanol nhưng vẫn thua họ về công nghệ và sự đầu tư nghiên
cứu về ethanol sinh học nói riêng và biodiesel nói chung.
“Ở Canada, trường đại học Lakehead hiện đang nghiên cứu chế tạo dầu
sinh học thông qua việc hoá lỏng các loại sinh khối, chất thải trong nông
nghiệp như phần thải từ cây lúa mì, ngô, v.v... Theo đó, qua một quá trình
thủy phân dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao từ các loại sinh khối này
sẽ thu được dầu sinh học (bio-crude oil) có thể dùng để phát triển


biodiesel sau này. Một hướng nghiên cứu khác là thay thế ethanol bằng
butanol sinh học bởi nó cung cấp nhiều năng lượng hơn khi cùng một đơn
vị thể tích. Một số trường đại học, viện nghiên cứu ở Mỹ và Hàn Quốc đã
nghiên cứu để chế tạo butanol sinh học từ các loại sinh khối.”[20]

“Ở Phillipine, Luật nhiên liệu sinh học (Biofuel Act) được ban hành từ
năm 2006 với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Hiện
nay việc sản xuất B2 và E5 là bắt buộc đối với các nhà sản xuất, phân
phối nhiên liệu ở Phillipine.”[20]
“Malaysia và Indonesia là hai quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới,
riêng sản lượng của Malaysia là 15,8 triệu tấn (2008) và việc sản xuất dầu
biodiesel đã được thực hiện từ 20 năm nay, mặc dù Luật công nghiệp
nhiên liệu sinh học mới được ban hành gần đây (2007). Indonesia, ngoài
sản xuất biodiesel từ dầu cọ, hiện cũng đang thúc đẩy thực hiện Dự án
làng tự cung cấp về năng lượng theo đó khuyến khích phát triển năng
lượng từ sinh khối như chất thải vật nuôi, chất thải của sản xuất cacao,
v.v… Ngoài dầu cọ, Indonesia đang phát triển mạnh cây cọc rào
(jatropha) để sản xuất diesel sinh học.”[20]
Một số nhà máy bioethanol trên thế giới
Hình 7. Nhà máy sản xuất bioethanol ở West Burlington, Iowa
Hình 8. Nhà máy bioethanol Santa Elisa Ethanol ở Sertãozinho, São
Paulo, Brazil
Hình 9. Nhà máy bioethanol ở Pischesldorf, Australia
2
Năng lượng nội nhân
Khi nhắc đến năng lượng nội nhân, chúng tôi muốn đề cập đến một loại
năng lượng điện tồn tại bên trong cơ thể con người. Trong mục này chúng
tôi sẽ trình bày về dạng năng lượng này và tìm hiểu xem liệu rằng những
nguồn năng lượng này có thể ứng dụng gì vào thực tế được hay không.
“Trong mỗi người chúng ta có một dòng điện sống. Mỗi tế bào chính là
một chiếc pin, nhưng nguồn điện này lại quá yếu nên con người không bị
điện giật. Đặc biệt ở não bộ, nơi điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con
người, số lượng tế bào nhiều và tập trung hơn bất kỳ bộ phận nào. Nó là
nhà máy phát điện mạnh nhất trong cơ thể”[28]. Nhà máy phát điện tải
dòng điện đến những nơi tiêu thụ là những bộ phận và những cơ quan

hoạt động trong cơ thể thông qua những sợi cáp là những dây thần kinh.
Hình 10 [29][30]. Dòng điện sinh học trong cơ thể con người xuất phát từ
bộ não gồm hàm tỷ tế bào là hàng tỷ pin điện.
“Các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòng điện
khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điện


cực mạnh. Trong mỗi con mắt của một người bình thường cũng có tới
130 triệu tế bào. Ở bộ não, mỗi một cử động nhìn, nghe hay suy nghĩ của
con người được não bộ tiếp nhận và xử lý thông qua hàng triệu các xung
động điện từ của các tế bào thần kinh. Bộ não là nơi duy nhất không sản
sinh thêm các tế bào thần kinh nào, mà chúng mất đi theo tuổi tác.”[28]
“Điện sinh học không chỉ tồn tại trong cơ thể con người mà nó còn có
trong một số loài động vật, điển hình là ở cá đuối. Trên lưng cá đuối có
sẵn 2 nguồn điện sống, có thể phát ra nguồn điện mạnh đến 720 vôn để
săn mồi.”[28]. Ngoài cá đuối còn có một loại cá kình phát ra dòng điện
sinh học trong cơ thể của nó. “Cá kình điện phát ra dòng điện bằng các
bản điện, đó là các nguồn điện sinh học. Bộ nguồn điện của các kình điện
gồm các bản điện được xếp thành 140 dãy, mỗi dãy gồm 5000 bản điện
ghép nối tiếp, mỗi bản có suất điện động khoảng 0.15V và điện trở trong
khoảng 0.25Ω. Như vậy bộ nguồn của cá có suất điện động khoảng 750 V
và điện trở trong khoảng 8.93Ω. Nếu nước có điện trở R = 800 Ω thì dòng
điện mà cá phóng qua nước từ đầu đến đuôi của nó bằng 0.93 A. Nhờ đó
cá kình điện có thể giết chết con cá mà nó bắt làm mồi. Thế nhưng dòng
điện chạy qua bộ phận thân thể của cá điện lại chỉ bằng 0.0066 A mà
thôi!”[11]
Hình 11. Cá đuối điện (trái) và cá kình điện (phải)
Như vậy, mỗi tế bào là một pin điện, tuỳ theo trật tự và cách sắp xếp tế
bào trong cơ thể mà sinh vật có khả năng phóng điện và thu điện mạnh
hay yếu. Chính vì các tế bào trong cơ thể người sắp xếp khác so với cách

sắp xếp tế bào trong cá điện mà con người không có khả năng phóng điện
mạnh như cá điện. Ngay cả trong cơ thể người khác nhau thì cách sắp xếp
các tế bào cũng đã khác nhau, bằng chứng đó là điện trở trong của mỗi
người không ai giống ai.
Tuy nhiên, với một xác suất không lớn, chúng ta vẫn có khả năng tìm ra
được một số người có trật tự sắp xếp tế bào một cách đặc biệt nào đó, họ
có thể phóng điện. Đó sẽ là trường hợp rất đặc biệt và chúng ta chỉ có thể
nghiên cứu và sử dụng loại năng lượng nội nhân này thông qua những cá
thể đặc biệt đó. “Theo các nhà khoa học của Nga, thông thường các tế
bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định và
điều khiển mọi hoạt động bình thường của con người. Nếu ở người nào
các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra
ngoài, thì người đó sẽ có khả năng đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng,
xung quanh những người này luôn xuất hiện một trường điện từ rất mạnh
được điều khiển từ bộ não. Khi muốn thì khả năng đặc biệt mới bộc lộ,
còn bình thường họ không có gì khác biệt với chúng ta.”[28]
Thế giới đã phát hiện ra nguồn năng lượng nội nhân này và hiện đang
nghiên cứu nó một cách nghiêm túc như là một môn khoa học. Công việc
của họ nghiên cứu là làm thế nào để con người ta có thể tự sắp xếp các tế


bào của mình lại để có thể khơi dậy được nguồn năng lượng điện vốn tồn
đã tại bên trong cơ thể. Một khi đã có nguồn năng lượng cơ thể ấy rồi,
con người có thể dùng nguồn năng lượng ấy tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt con
người sẽ có khả năng phóng điện, phóng ra thông tin và tiếp nhận thông
tin từ người khác. Chúng ta hãy thử tưởng tượng, hai người có khả năng
đặc biệt là tiếp nhận thông tin từ đối phương như một bộ máy thu và phát
sóng điện từ, thế thì họ chỉ cần dùng năng lượng, truyền thông tin của
mình đến đối phương mà không cần phải sử dụng qua một chiếc điện
thoại di động nào. Thậm chí còn ưu việt hơn điện thoại di động nữa, ở

chỗ là người nhận thông tin ngoài hiểu được nội dung người gửi mà anh
ta còn có thể biết được những cảm giác mà người kia cảm nhận được từ
các giác quan (màu sắc, mùi vị, âm thanh,…) mà không một thiết bị 3G,
GPRS, MMS, hay Bluetooth nào làm được. Nghiên cứu cho thấy năng
lượng nội nhân có những tính chất sau:
+ Năng lượng nội nhân mang bản chất xung (hạt): “Nguồn năng lượng
sinh học do tập luyện mà có được bức xạ ở bàn tay mạnh hơn bất kỳ một
nơi nào trên thân thể từ 100 đến 1.000 lần. Năng lượng bức xạ dưới dạng
xung theo nguyên lý bức xạ Planck: ( năng lượng bức xạ dưới dạng
xung : E1 - E2 =hv).”[28]
+ Năng lượng nội nhân mang bản chất sóng: “Khi tạo được năng lượng
sinh học ở mức cao, năng lượng này có thể bức xạ và lan truyền dưới
dạng sóng. Đặc biệt loại sóng này định hướng và mang thông tin của chủ
nhân, ít bị tiêu hao”[28]
+ Năng lượng nội nhân mang bản chất là ánh sáng: “Do mang tính chất
xung (hạt ) và tính chất sóng nên năng lượng sinh học mang bản chất ánh
sáng. Thuật ngữ " ánh sáng " phải hiểu theo nghĩa rộng là sóng có bước
sóng từ 0 - 100 μm ( Trong khi đó, loại ánh sáng nhìn thấy bằng mắt
thường có bước sóng 0,38-0,78 μm)”[28]
+ Năng lượng nội nhân có thể là một loại vật liệu mới: Vì năng lượng có
thể được biểu diễn dưới dạng sóng nên theo lý thuyết hạt, năng lượng nội
nhân có thể có tính chất hạt, và hạt này là một trong những hạt cơ bản
hoàn toàn mới so với các hạt ta đã biết. Các hạt này có thể kết hợp tạo
nên một loại vật chất mới. “Loại vật chất này có bản chất : siêu trạng thái
( xung, sóng, ánh sáng) , siêu dẫn định hướng và mang thông tin. Loại vật
chất này mang thông tin của chủ nhân.”[28]
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng có những người có được những năng
lượng nội nhân đặc biệt này. Tất nhiên cũng có những người hoàn toàn
không có năng lượng nội nhân đặc biệt nào nhưng vẫn tỏ ra mình là
người siêu phàm với các mục đích không tốt. Chúng tôi không đề cập đến

những trường hợp đó mà ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến những trường
hợp năng lượng nội nhân thực sự giúp ích cho đời. Đó là phương pháp
phóng điện chữa bệnh của ông Trần Huy Liệu ngụ ở đường Xô Viết Nghệ


Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Có nhiều nhân chứng cho
việc dùng điện sinh học cơ thể chữa bệnh của ông Liệu:
“Ông Nguyễn Văn Trọn, 67 tuổi, chạy xe ba gác máy ở Bến xe Miền
Đông, ở P.25, Q. Bình Thạnh, ba năm trước bị "chết giấc" do bị kiệt sức
khi phụ đám ma nhà hàng xóm. Người nhà ông Trọn ra năn nỉ ông Liệu
vào chữa giúp. "Ổng chỉ giùm có mười lăm phút mà tôi mạnh luôn tới
bây giờ", ông Trọn kể lại.”[31]
“Cũng được ông Liệu trị giúp nên bà Trần Kim Cúc, 80 tuổi, công chức
hưu trí, ở P.26, Q. Bình Thạnh đã hết mờ con mắt phải, tai hết ù. Bốn
năm trước, chứng cao huyết áp đã hành bà Cúc mù hết một con mắt trái.
Con mắt phải bà cũng mờ dần, hai tai bà thêm ù. Đi khám, bác sĩ ở bệnh
viện bảo bà phải chịu tật, có mổ mắt cũng không hết. Hay chuyện, ông
Liệu trị giúp bà gần một tháng đã khỏi bệnh.”[31]
“"Uống thuốc tây nhiều quá riết hình như tôi bị lờn thuốc. Chán đời lắm",
cô Trần Thị Kim Anh, 53 tuổi, giáo viên mầm non ở P.26, Q. Bình
Thạnh, kể. Từ nhỏ cô Anh đã có thể trạng ốm yếu. Lúc trái gió trở trời, cô
hay bị cảm lạnh. Cô đã đi chữa trị chuyên khoa ở nhiều bệnh viện lớn
trong TPHCM, nhưng vẫn không bớt. Khi ông Liệu trị giúp cô hai đợt,
mỗi đợt một tuần, cách nhau nửa năm thì bệnh tình của cô Anh mười
phần đã giảm chín.”[31]
Ngoài ông Liệu ra, ở TP.HCM vẫn còn một người khác có khả năng
phóng điện chữa bệnh. Đó là ông Phan Tương, cán bộ hưu trí ngụ ở
đường Yên Thế Phường 2, Quận Tân Bình. “Thành nếp, cứ 5h30 sáng ở
hồ bơi Hàng Không, số 117 Hồng Hà, Tân Bình có một ông lão mặc độc
chiếc quần bơi, ngồi thiền trên bờ hồ. Ông đang thu năng lượng, nhiều

người quen ông giải thích như thế. Đã 80 tuổi, ông Phan Tương vẫn khỏe
mạnh và minh mẫn. “Nhờ năng lượng sinh học cả đấy”, ông bảo. Lấy bản
thân làm bằng chứng, ông nói: “Mấy năm nay tôi không tốn một đồng
mua thuốc. Kỳ lạ hơn, bây giờ tôi có thể trị giúp một số người thân quen
bị bệnh nhức đầu, đau dạ dày, bướu cổ, viêm xoang... Khi tôi tập trung ý
nghĩ đưa năng lượng thu được về bàn tay, phóng ra các đầu ngón tay thì
những người có đẳng cấp về năng lượng sinh học như tôi sẽ cảm nhận
được, dù họ đứng xa 3 - 4 m” [31]

Hình 12 [31]. Ông Tương đang dùng phương pháp phóng điện chữa trị
người bệnh
Ngay cả ông Liệu và ông Tương để đạt được khả năng kì diệu không hẳn
là do bẩm sinh mà có, mà hai ông vẫn thường xuyên tập luyện để tự mình
có được những khả năng phóng điện hữu ích này. Có thể trong quá trình
luyện tập, sự tập trung tinh thần cao độ có thể gây ra những tác động nào


×