Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Năng lượng hạt nhân- Vấn đề toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.56 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
A./ ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN.........................................5
I./ Lịch sử năng lượng hạt nhân:.......................................................................5
II./ Kiến thức cơ bản:........................................................................................5
1./ Cấu tạo hạt nhân:.....................................................................................5
3./ Phản ứng hạt nhân:..................................................................................7
a./ Phản ứng nhiệt hạch :..........................................................................8
B./ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN......................................................................10
I./ Năng lượng hạt nhân: Nguồn năng lượng của tương lai...........................10
1./ Năng lượng hạt nhân-giải quyết các vấn đề môi trường, kinh tế, tình
trạng “khát” năng lượng..........................................................................................10
a./ Khái niệm:..........................................................................................11
b./ Lịch sử phát triển điện hạt nhân(ĐHN) trên thế giới:......................11
c./ Tình hình phát điện bằng năng lượng hạt nhân:...............................12
d./ Xu thế điện hạt nhân trên thế giới:....................................................13
II./ Năng lượng hạt nhân - giá phải trả quá đắt..........................................15
1./ Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl năm 1986:..........................15
a./ Hậu quả:.............................................................................................15
b./ Hướng khắc phục:.............................................................................16
2./ Chiến tranh hạt nhân:............................................................................16
2.1./ Vũ khí hạt nhân:.............................................................................16
Vũ khí hạt nhân (Tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch
gây ra...................................................................................................................16
2.3./ Hậu quả:..........................................................................................20
I./ Châu Á:.......................................................................................................21
1./ Tình hình chung:....................................................................................22
Cùng với xu hướng phát triển nhà máy điện hạt nhân của thế giới nói
chung và châu Á nói riêng, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam
càng được chú trọng để giảm bớt gánh nặng về năng lượng và ô nhiễm..............22




Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu
III./ QUẢN LÝ CHẤT THẢI:........................................................................25
PHẦN 3: KẾT LUẬN........................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................27

Trang 2


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

PHẦN 1 . MỞ ĐẦU
1./ Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống của chúng ta trên trái đất hiện nay đang dựa vào các quá trình
không tái tạo, luôn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng
cao điện năng và các dạng nhiên liệu khác nhau do nhu cầu của cuộc sống. Trữ
lượng khai thác các nhiên liệu này như dầu mỏ, khí tự nhiên, than…, dù có lớn
đến đâu thì cũng đến lúc phải cạn kiệt. Đến lúc đó cuộc sống của con người rồi
sẽ ra sao? Trước tình hình đó, không ít các nhà khoa học đã tìm đến nguồn năng
lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn
đề khủng hoảng năng lượng trên Trái Đất; hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi
trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngành năng lượng hạt nhân
phát triển sẽ cho phép dành riêng nguồn hữu cơ cho việc thỏa mãn nhu cầu nhân
loại về năng lượng hóa học, sinh học và nhiều năng lượng khác…
Ngược lại, có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng hạt nhân
là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến chỗ phá hủy môi trường sống... Mặc dù năng lượng
hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm hoạ
nếu có sự cố xảy ra. Vì vậy, những người ủng hộ và phản đối sử dụng năng
lượng hạt nhân vẫn tiếp tục có những tranh luận về vấn đề này và dường như

khó đạt được sự đồng thuận. Những người ủng hộ cho rằng: năng lượng hạt nhân
hầu như không phát tán chất gây nhiễm không khí vì ít chất thải hơn nhiều so
với các nhà máy chạy bằng nhiên liệu than, khí, dầu mà hiệu quả kinh tế lại hơn
nhiều. Ngược lại, những người tham gia chiến dịch chống hạt nhân quả quyết
rằng lợi ích về chi phí không là gì so với các mối lo ngại về an toàn liên quan
đến chất thải hạt nhân trước mắt cũng như lâu dài, ảnh hưởng đến tính mạng con
người...
Tóm lại “Năng lượng hạt nhân- Vấn đề toàn cầu” - vấn đề nóng bỏng
hiện nay, đã được không ít các nhà khoa học và sinh viên quan tâm. Tôi chọn đề
tài này với hy vọng sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu đó của các bạn.

Trang 3


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

2./ Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này ta đi sâu tìm hiểu 3 vấn đề lớn:
+

Những kiến thức cơ bản về năng lượng hạt nhân

+

Vì sao năng lượng hạt nhân được đánh giá là nguồn năng lượng của

tương lai.
+

Vì sao nó cũng là mối nguy hiểm với con người.


3./ Mục đích và nhiệm vụ:
a./ Mục đích:
+ Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về hạt nhân nguyên tử.
+ So sánh thế mạnh, tác hại mà năng lượng hạt nhân mang lại; để từ đó
đưa ra cách phát triển, giải quyết và khắc phục nguồn năng lượng này.
b./ Nhiệm vụ:
Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, và cấu tạo của hạt nhân để có
thể hiểu hơn về cơ chế hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.
4./ Phạm vi nghiên cứu:
+ Các vấn đề về năng lượng hạt nhân.
+ Tìm hiểu 1 số nhà máy điện hạt nhân nguyên tử.
+ Xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới và ở Việt nam.
5./ Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết.
+ Phương pháp tìm tài liệu trực tuyến trên internet.

Trang 4


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

PHẦN 2. NỘI DUNG
A./ ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

I./ Lịch sử năng lượng hạt nhân:
Lịch sử của năng lượng hạt nhân khởi đầu với việc xây dựng mô hình
nguyên tử. Năm 1912, nhà vật lý Ernest Rutherford (1871 - 1937) người Anh,
sau khi phát hiện ra hạt nhân nguyên tử đã cùng với nhà vật lý Niels Bohr (1885

- 1962) người Đan Mạch đề xuất một mô hình nguyên tử: Nguyên tử gồm một
hạt nhân tích điện dương được bao quanh bởi các electron. Năm 1913,
Rutherford phát hiện ra proton. Năm 1932, nhà vật lý James Chadwick (1891 1974) người Anh phát hiện ra nơtron.
Năm 1939, nhà vật lý Frederic Joliot-Curie (1900 - 1958) người Pháp
cùng với các trợ lý là Lew Kowaski và Hans Von Halban đã chứng minh rằng
hiện tượng phân rã hạt nhân (phân hạch) urani kéo theo sự toả nhiệt rất lớn. Việc
phát hiện ra phản ứng dây chuyền sau này cho phép khai thác năng lượng hạt
nhân.
Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ II (1939-1945), các nghiên cứu
về hiện tượng phân hạch được tiếp tục tiến hành ở Mỹ. Kế hoạch Mahattan được
phát động với mục đích chế tạo vũ khí hạt nhân mà hệ quả là các vụ nổ hạt nhân
(bom nguyên tử) ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8
năm 1945.
Ngay sau chiến tranh, những nghiên cứu về năng lượng phân hạch được
tiếp tục tiến hành để sử dụng vào mục đích dân sự; phục vụ nghiên cứu, y tế,
năng lượng, công nghiệp, an ninh và quốc phòng…
II./ Kiến thức cơ bản:
1./ Cấu tạo hạt nhân:
- Theo giả thiết của Ivanenko-Haidenbec đưa ra năm 1932 thì hạt nhân
nguyên tử cấu tạo bởi hai loại hạt sau:

Trang 5


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu



Proton (ký hiệu: p) là hạt mang điện dương, về trị số tuyệt đối bằng


điện tích nguyên tố e của electron (1,6.10-19C ), có khối lượng nghỉ
mp=1,67252.10-27 kg.


Nơ tron (ký hiệu: n) là hạt không mang điện, có khối lượng nghỉ

mn=1,67482.10-27 kg.
- Hai loại hạt proton và notron có tên gọi chung là nuclon. Số proton trong
hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng tuần hoàn Mendeleep. Điện
tích của hạt nhân là +Ze. Tổng số các nuclon trong hạt nhân gọi là số khối lượng
(ký hiệu: A ).
Như vậy số notron trong hạt nhân là: N=A-Z. Người ta thường ký hiệu hạt
nhân nguyên tử là

A
Z

X . Trong nguyên tử, hầu như toàn bộ khối lượng đều tập

trung ở hạt nhân vì khối lượng của các electron là quá bé so với khối lượng hạt
nhân. Có thể coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu bán kính R.

( R phụ

thuộc vào số khối theo công thức: R=1,2.10-15A1/3 (m) ).
- Trong hạt nhân, các nuclon tương tác nhau bằng lực hút, gọi là lực hạt
nhân. Lực hạt nhân không phài là lực tĩnh điện, vì nó không phụ thuộc vào điện
tích của nuclon. So với lực điện từ và lực hấp dẫn, lực hạt nhân có cường độ rất
lớn (còn gọi là lực tương tác mạnh) và chỉ có tác dụng khi hai nuclon cách nhau
một khoảng rất ngắn, bằng hoặc nhỏ hơn kích thước hạt nhân. Điều đó có nghĩa

là, bán kính tác dụng của lực hạt nhân khoảng 10 -15 m. Muốn tách nuclon ra khỏi
hạt nhân, cần phải tốn năng lượng để thắng lực hạt nhân.
2./ Quan hệ giữa năng lượng và khối lượng :
- Bằng những kỹ thuật chính xác, người ta có thể đo khối lượng của một
hạt nhân, của một proton hoặc một nơtron riêng lẻ. Người ta đã chứng minh rằng
khối lượng m của hạt nhân bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng tổng của các
nuclon một lượng: ∆m =Zmp +(A-Z)mn, ∆ m được gọi là độ hụt khối của hạt
nhân.
- Theo định luật bảo toàn khối lượng, đây là vấn đề không thể chấp nhận
được. Vậy khối lượng thiếu hụt đó đi đâu?

Trang 6


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

- Thực ra khối lượng đó không mất đi, mà tồn tại ở dạng năng lượng.
Công thức nổi tiếng của Albert Einstein (1879 - 1955): E = mc 2 cho phép xác
định năng lượng này. Trong công thức này, E là năng lượng, m là khối lượng, và
c là vận tốc ánh sáng trong chân không (300.000 km/s).
- Trong trường hợp thiếu hụt khối lượng nêu trên, năng lượng tương ứng
bằng độ hụt khối nhân với c2. Năng lượng này được gọi là năng lượng liên kết,
có giá trị bằng năng lượng cần cung cấp cho hạt nhân để tách nó ra thành các
nucleon riêng rẽ: Wlk = ∆m.c 2
- Năng lượng liên kết đối với một nucleon (tương ứng với mức thiếu hụt
khối lượng đối với nucleon đó) được gọi là năng lương liên kết riêng và không
cùng giá trị đối với các hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng này đặc trưng cho độ
bền vững của hạt nhân. Năng lượng đó nhỏ đối với các hạt nhân nhẹ (ví dụ như:
natri, nhôm); tăng dần lên cho đến các hạt nhân trung bình vào khoảng 56 (sắt),
sau đó giảm dần. Điều đó chứng tỏ rằng các nguyên tử liên kết chặt chẽ nhất là

các nguyên tử trung bình. Do đó, tất cả những biến đổi có xu hướng tạo ra các
hạt nhân trung bình cho phép giải phóng năng lượng hạt nhân. Những sự biến
đổi ấy gọi là phản ứng hạt nhân.
3./ Phản ứng hạt nhân:
Phản ứng hạt nhân là một quá trình vật lý, trong đó xảy ra tương tác
mạnh của hạt nhân với một hạt nhân khác hoặc với một nuclon, qua quá trình
này hạt nhân nguyên tử thay đổi trạng thái ban đầu (thành phần, năng lượng...)
hoặc tạo ra hạt nhân mới hay các hạt mới(các tia phóng xạ) và giải phóng năng
lượng. Chính nhờ các phản ứng hạt nhân mà con người ngày càng hiểu biết sâu
sắc hơn về cấu trúc vi mô của thế giới vật chất muôn hình muôn vẻ.
Ví dụ: Bắn phá hạt nhân nguyên tử Liti (6Li) bằng hạt hydro (2H) được 2
nguyên tử Heli (4He) và giải phóng 22,4 MeV.
6

Li + 2H → 2 4He + 22,4 MeV

Trong đó: mLi = 6,015 u, mHe = 4,0026 u và mH = 2,014 u (u: đơn vị khối
lượng nguyên tử).
chênh lệch khối lượng: Δm = mLi + mH - 2.mHe = 0,0238 u
Trang 7


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

→ năng lượng giải phóng = năng lượng chênh lệch: ΔE = Δm.c 2 =
22,4MeV .
- Có hai loại phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng:
a./ Phản ứng nhiệt hạch :
Phản ứng nhiệt hạch hay tổng hợp nhiệt hạch là việc kết hợp các hạt nhân
nhẹ để tạo nên các hạt nhân nặng hơn. Phản ứng này kéo theo sự giải phóng

năng lượng rất lớn. Ví dụ:

1
1

H + 13 H → 24 He + 01n

Phản ứng này tỏa ra năng lượng khoảng 18 MeV.
Phản ứng nhiệt hạch rất khó thực hiện, bởi các hạt nhân đều là những hạt
tích điện dương, muốn cho chúng kết hợp được với nhau thì ta phải cung cấp cho
chúng một động năng đủ lớn để thắng được lực đẩy Cu-lông giữa chúng. Đó là
trường hợp khi chúng bị đưa lên nhiệt độ rất cao. Chính vì phản ứng xảy ra ở
nhiệt độ rất cao nên nó có tên là phản ứng nhiệt hạch.
*

Tổng hợp trong tự nhiên:

Trong tự nhiên, tổng hợp hạt nhân tồn tại trong
các môi trường có nhiệt độ cực cao ở các ngôi sao, ví
dụ như mặt trời. Bên trong mặt trời, nhiệt độ lên tới
hàng chục triệu độ cho phép xảy ra sự tổng hợp các
hạt nhân nhẹ như hạt nhân hyđrô thành hạt nhân hêli:
1
1

H + 13 H → 24 He + 01n . Những phản ứng nhiệt hạch này

giải phóng rất nhiều năng lượng, điều này giải thích vì
sao nhiệt độ mặt trời rất cao. Chỉ một phần nhỏ của
năng lượng bức xạ từ mặt trời đi đến trái đất.

Trên những ngôi sao có khối lượng lớn hơn mặt
trời, nhiệt độ còn cao hơn nữa cho phép tổng hợp
những hạt nhân nặng hơn hyđrô. Những hạt nhân đó
tạo nên các hạt nhân của cacbon, oxy và cả của sắt nữa
trong lòng các ngôi sao nóng nhất.

Trang 8

Hình A.1 Sự
phân hạch của


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

*

Tổng hợp trên trái đất: Trên trái đất, con người đã thực hiện được

phản ứng nhiệt

hạch dưới

dạng không kiểm

soát được. Đó



sự nổ của bom nhiệt hạch (bom khinh khí hay bom H - Bom hidro). Vì năng
lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch là rất lớn, và vì nhiên liệu nhiệt hạch có

thể coi là vô tận trong tự nhiên, nên vấn đề đặt ra là làm thế nào thực hiện được
phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được, để đảm bảo cung cấp năng
lượng lâu dài cho nhân loại.
*

Hai hướng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

- Với nồng độ nhỏ, hỗn hợp đồng vị khí hyđro (đơteri và triti) có thể chứa
được bên trong những vách ngăn vô hình tạo nên bởi từ trường. Các hạt nhân
được đưa lên nhiệt độ trên 100 triệu độ trong thiết bị tổng hợp kiểu Tokamak.
- Với nồng độ lớn, hỗn hợp đồng vị hyđro được chứa trong một viên bi rất
nhỏ được chiếu bởi những chùm tia laser rất mạnh.
b./ Phân hạch và phản ứng dây chuyền :
Phân hạch xảy ra khi một hạt nhân nặng (ví dụ hạt nhân nguyên tử 235U )
bị va đập bởi một nơtron thì tách thành hai hạt nhân nhỏ hơn. Phản ứng phân
hạch hạt nhân – còn gọi là phản ứng phân rã nguyên tử - là một quá trình vật lý
hạt nhân và hoá học hạt nhân mà trong đó hạt nhân nguyên tử bị phân chia
thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhỏ hơn và vài sản phẩm phụ khác. Sự phân hạch
của các nguyên tố nặng( ví dụ

235

U ) là một phản ứng toả nhiệt và có thể giải

phóng một lượng năng lượng đáng kể dưới dạng tia gama và động năng của các
hạt được giải phóng; đồng thời có hai hoặc ba nơtron được tạo ra. Các nơtron
này đến lượt chúng lại gây ra sự phân hạch của các hạt nhân khác và quá trình đó
cứ thế tiếp diễn. Như vậy là xuất phát từ một sự phân hạch trong khối urani, nếu
ta không khống chế các nơtron, thì có thể sinh ra ít nhất là hai sự phân hạch, rồi
4, 8, 16, 32 . Những phân hạch thành chuỗi như vậy được gọi là phản ứng dây

94
140
1
chuyền. 01n + 235
92 U → 38 Sr + 54 Xe + 2 0 n

Hai ứng dụng chủ yếu của phản ứng dây chuyền là lò phản ứng hạt nhân
và bom hạt nhân. Trong lò phản ứng hạt nhân, phản ứng dây chuyền được giữ ổn
Trang 9


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

định ở mức đã định, có nghĩa là một phần lớn nơtron bị bắt giữ lại, để không
sinh ra phân hạch. Mỗi lần phân hạch chỉ cần một nơtron gây ra một phân hạch
mới để giải phóng năng lượng liên tục.Nhiên liệu phân hạch trong phần lớn các
lò phản ứng hạt nhân là

235

U hay

239

Pu .Còn đối với bom hạt nhân, phản ứng dây

chuyền phải thật mạnh trong thời gian ngắn nhất.
B./ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

I./ Năng lượng hạt nhân: Nguồn năng lượng của tương lai

Trong khi nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng phục vụ sản xuất đời sống
ngày càng cao, nguồn nguyên liệu hoá thạch, dầu thô, than đá, khí đốt... ngày
càng khan hiếm, giá cả ngày càng tăng buộc nhiều Chính phủ tìm đến nguồn
năng lượng hạt nhân thay thế cho các nguồn nguyên liệu khác. Giá trị kinh tế
đem lại từ năng lượng hạt nhân không nhỏ nên các Chính phủ vẫn xác định năng
lượng hạt nhân vẫn là nguồn năng lượng của tương lai.
1./ Năng lượng hạt nhân-giải quyết các vấn đề môi trường, kinh tế, tình trạng
“khát” năng lượng.
Hiện nay giá dầu thô đang ở mức cao, vấn đề khí thải do sử dụng nhiên
liệu hoá thạch ở các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện cũng là một trở ngại.
Theo nghị định thư Kyoto được ký năm 1997, đến năm 2010 các nước công
nghiệp hoá sẽ phải giảm 5,2% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính so với năm
1990 vì những khí này bị nghi là gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu. Chính vì
những lý do trên đã đe doạ đến an ninh năng lượng, làm thiệt hại về kinh tế đối
với nhiều nước. Phụ thuộc nguồn dầu mỏ, khí đốt, than đá từ bên ngoài buộc
Chính phủ các nước phải suy nghĩ nghiêm túc đến nguồn năng lượng hạt nhân.
Theo báo cáo thường niên của IAEA, năm 2003 năng lượng hạt nhân đã
cung cấp 16% sản lượng điện toàn cầu. Vào cuối năm 2003, trên toàn thế giới có
439 nhà máy điện hạt nhân đã đi vào hoạt động. Độ an toàn của các nhà máy
điện hạt nhân, các thiết bị có liên quan liên tục được tăng cường, cho nên sự cố
về phát điện hạt nhân trên toàn thế giới xảy ra không đáng kể.
Vấn đề: Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng
các Chính phủ đều biết hiểm hoạ nếu có sự cố xẩy ra. Vì vậy, những người ủng
Trang 10


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

hộ và phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục có những tranh luận về
vấn đề này và dường như khó đạt được sự đồng thuận.

2./ Nhà máy điện nguyên tử:
a./ Khái niệm:
Nhà máy điện nguyên tử hay nhà máy
điện hạt nhân là một nhà máy tạo ra điện
năng ở quy mô công nghiệp, sử dụng năng
lượng thu được từ phản ứng hạt nhân.
Các loại máy điện nguyên tử phổ biến
hiện nay thực tế là nhà máy nhiệt điện,
chuyển tải nhiệt năng thu được từ phản ứng

Hình B.1 Nhà máy điện hạt nhân

phân hủy hạt nhân thành điện năng. Khi quá trình sản xuất và xử lý chất thải
được bảo đảm an toàn cao, nhà máy điện nguyên tử sẽ có thể sản xuất năng
lượng điện tương đối rẻ và sạch so với các nhà máy sản xuất điện khác, đặc biệt
nó có thể ít gây ô nhiễm môi trường hơn các nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí
thiên nhiên.
b./ Lịch sử phát triển điện hạt nhân(ĐHN) trên thế giới:
- Giai đoạn những năm 1950-1960: Là giai đoạn khởi đầu, khi công
nghệ chưa được thương mại hoá. Đã xuất hiện những nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên ở Mỹ, Đức và Anh… Phát triển ĐHN
trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ khoa
học, công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt
nhân bảo đảm an ninh quốc gia.
- Giai đoạn 1970-1980:
Giai đoạn này nhiều quốc gia đẩy
nhanh tốc độ phát triển ĐHN khi công
nghệ đã được thương mại hoá cao và do

Hình B.2 Nhà máy điện hạt nhân ở Nhật


khủng hoảng dầu mỏ. Tỷ trọng ĐHN toàn cầu tăng gần hai lần, từ 9% lên 17%.
Bước vào thập niên 1980 và 1990, sau sự cố Chernobyl, sự phản đối của công
chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do việc tăng cao các
Trang 11


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm mạnh, một số
nước có chủ trương loại bỏ ĐHN như Đức và Thuỵ Điển.
- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI tới nay:
Khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định và công nghệ ĐHN ngày
càng được nâng cao thì xu hướng phát triển ĐHN đã có những thay đổi tích
cực.Ví dụ: Tầm nhìn 2020 của Mỹ về phát triển ĐHN đề nghị tăng 10.000MW
cho 104 nhà máy ĐHN hiện có. Anh quay trở lại phát triển ĐHN do thiếu hụt
năng lượng, trong khi Indonesia đã lập dự án khả thi và dự kiến sẽ đưa tổ máy
ĐHN đầu tiên vào vận hành năm 2015…
*

Ưu điểm:
ĐHN cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền, thay thế điện năng được sản

xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Nó có thể cung cấp điện năng với giá thấp hơn 5080% so với các nguồn năng lượng truyền thống, giải quyết tình trạng thiếu điện
cũng như thoả mãn nhu cầu gia tăng trong tương lai. Ngoài ra, lò phản ứng hạt
nhân thực sự không phát thải khí nhà kính, góp phần kiềm chế nạn ấm hoá toàn
cầu và thay đổi khí hậu.
c./ Tình hình phát điện bằng năng lượng hạt nhân:
Các nước Châu Á, vẫn là trung tâm mở rộng và phát triển điện hạt nhân,
hiện có 20 trong số 31 lò phản ứng đang được xây dựng. Trên thực tế, 19 trong

số 28 lò phản ứng mới nhất được kết nối vào mạng lưới điện nằm ở Nam Á và
Viễn Đông.
Ở Tây Âu, công suất phát điện hạt nhân vẫn tương đối ổn định cho dù có
những cắt giảm ở Đức và Thụy Điển; Bỉ đã thông qua luật cắt giảm phát điện hạt
nhân vào tháng 1/2003.
Trong năm 2003, Liên bang Nga vẫn tiếp tục chương trình gia hạn cấp
phép cho 11 nhà máy điện hạt nhân.
Ở Hoa Kỳ, Ủy ban Quản lý Hạt nhân (NRC) đã thông qua 9 loại giấy gia
hạn cấp phép mỗi lần là 20 năm đối với nhà máy điện hạt nhân có tuổi thọ là 60
năm, nâng tổng số giấy gia hạn cấp phép là 19. Ngoài ra còn thông qua việc
nâng công suất cho 8 nhà máy điện hạt nhân, cho phép tăng sản lượng điện tối
Trang 12


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

đa. Ba công ty đã xin cấp giấy phép của NRC xây dựng tại địa điểm mới, đây là
nguồn điện dự trữ để sử dụng trong tương lai.
d./ Xu thế điện hạt nhân trên thế giới:
Điện hạt nhân đã có lịch sử 50 năm, đóng góp to lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
quan điểm của con người hiện vẫn chia thành hai cực: ủng hộ và chống đối.
*

Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu:

Theo thống kê của Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA), vào cuối năm
2002, toàn thế giới có 441 nhà

máy điện hạt nhân (ĐHN) đang
hoạt động. Những nhà máy này
cung cấp 16% tổng sản lượng
điện toàn cầu năm 2002, hay
2.574 tỷ kWh.
Bảy nhà máy ĐHN khác
đã được khởi công xây dựng
trong năm 2002, trong đó có sáu
ở ấn Độ, một ở CHDCND Triều
Tiên, đưa tổng số nhà máy đang
được xây dựng trên toàn thế giới
là 32.

Hình B.3 Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các

Trong năm 2002, cũng đã

nước trên thế giới (tính đến năm 2005).

có 4 nhà máy ĐHN ngừng hoạt
động, với 2 ở Bulgaria và 2 ở Anh.
Tại Tây Âu, có 146 lò phản ứng. Civaux-2 của Pháp là lò mới nhất gia
nhập vào mạng lưới ĐHN từ năm 1999. Cùng với sự nâng cấp và mở rộng, tổng
công suất chắc chắn sẽ vẫn ở gần mức hiện nay, mặc dù Bỉ, Đức và Thuỵ Điển
đã quyết định loại bỏ ĐHN.
Trang 13


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu


Khả năng lớn nhất đối với công suất mới nằm tại Phần Lan. Vào tháng
5/2002, Quốc hội Phần Lan phê chuẩn ''quyết định trên nguyên tắc'' của chính
phủ về xây dựng nhà máy ĐHN thứ năm.
Không có nhà máy ĐHN mới nào được triển khai tại Mỹ kể từ năm 1978
mặc dù nhiều nhà máy, đã ngừng hoạt động, được tái khởi động kể từ năm 1998.
Ở Canada, việc mở rộng sản xuất ĐHN ngắn hạn có thể diễn ra dưới hình
thức tái khởi động một vài hoặc tất cả tám nhà máy (trong tổng số 22 nhà máy)
hiện đã bị đóng cửa.
Tại châu Phi, có 2 nhà máy ĐHN đang hoạt động và cùng nằm ở Nam Phi.
Tại Mỹ La tinh, có sáu nhà máy, chia đều cho ba nước Argentina, Brazil và
Mexico.
*

Chống đối và ủng hộ

Lithuania hiện là nước có tỷ trọng ĐHN cao nhất thế giới (80,1%), tiếp
đến là Pháp (78%), Slovakia (65,4%) và Bỉ (57,3%). Đây là một con số không
nhỏ. Tuy nhiên, các nhóm chống đối lại cho rằng, các nhà máy ĐHN tạo ra chất
thải phóng xạ gây chết người, vì vậy họ kịch liệt phản đối việc vận chuyển
chúng, đặc biệt là nhóm Hoà Bình Xanh. Trong khi đó, những người ủng hộ, đặc
biệt là các nhà khoa học, cho rằng chất thải phóng xạ không phải là một điểm
yếu mà là một đặc thù của năng lượng hạt nhân. So với lượng thải khổng lồ của
nhiên liệu hoá thạch vào khí quyển, lượng chất thải hạt nhân là nhỏ, không đáng
kể và có thể cất giữ mà không gây nguy hại cho con người và môi trường.
*

Bao giờ VN có ĐHN ?.

Một câu hỏi đặt ra nhiều vấn đề nhạy cảm. Trước đây, theo kế hoạch, VN
sẽ có ĐHN vào năm 2017; và sau những cuộc trình diễn do Diễn đàn Công

nghiệp nguyên tử Nhật tổ chức tại VN, thời điểm đó được kéo lại gần hơn, có
thể là năm 2012 - một thời điểm gây tranh luận.
Theo các chuyên gia, VN chưa đủ điều kiện để có ĐHN vào thời điểm nêu
trên. Thứ nhất, nguồn nhân lực thiếu, cần phải đào tạo ngay từ bây giờ. Thứ hai,
hệ thống pháp luật hạt nhân chưa có và văn hóa quản lý công nghiệp chưa hình
thành. Thứ ba, thế hệ công nghệ ĐHN hiện nay (thế hệ thứ 3) chưa an toàn, để
Trang 14


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

một thời gian nữa thế hệ thứ 4 ra đời, có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ
thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành, lúc đó là thời điểm thích hợp để ta có
nhà máy ĐHN.
II./ Năng lượng hạt nhân - giá phải trả quá đắt.
1./ Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl năm 1986:
a./ Hậu quả:
-

Vụ tai nạn lúc 01h23 ngày thứ 7,

26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã
gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong
lịch sử thế giới. Sai lầm trong thiết kế và
điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức
thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò
phản ứng

số 4, phát tán vô số chất phóng


(Hình B.4 tàn tích vụ nổ hạt nhân)

xạ vào môi trường sống. Con số thiệt hại về nhân mạng trong thảm họa cho đến
vẫn còn là điều gây tranh cãi. Họ ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau
đó do nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này
cao hơn nhiều và lên đến 93.000 người. Trong khi đó, theo số liệu chính thức
chỉ có 31 nạn nhân thiệt mạng tức thì sau tiếng nổ. Vấn đề nghiêm trọng là Liên
Xô đã cố tình che giấu thảm họa này, âm thầm xây dựng một khối bê tông cốt
thép khổng lồ để lấp chiếc lò phản ứng bị nổ. Nhưng trong thời gian xây, chất
phóng xạ đã kịp lan tỏa ra xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người. Chính quyền Liên Xô, đã cố tình che giấu thảm họa này, không
cho ngừng ngay quá trình sản xuất mà tiếp tục sản xuất thêm 14 năm sau thảm
họa và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng
cách li có bán kính 30km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong
những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất hành tinh hiện nay.
Tới những ngày đầu của tháng 5/1986, các nhóm trực tiếp giải quyết hậu
quả vụ nổ đưa ra cảnh báo về lượng phóng xạ bị rò rỉ bắt đầu tăng trở lại. Họ lo
ngại lõi lò phản ứng bị tan chảy sẽ thiêu đốt cả hệ thống nền móng và làm nó bị
sập, đồng thời khiến số nhiên liệu hạt nhân bên trong bị nổ lần nữa. Các chuyên
Trang 15


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

gia lo sợ vụ nổ thứ hai này sẽ còn lớn hơn nhiều so với vụ đầu tiên. May mắn là
đã không xảy ra một vụ nổ lớn thứ hai như nhiều chuyên gia lo ngại. Thay vào
đó là việc hình thành nên một khối đá bọt tại lò phản ứng. Số nhiên liệu hạt nhân
còn lại đã chảy vào những khoang trống bên dưới lò phản ứng và hoá cứng tại
đây. Nhưng hiện còn 160 tấn chất phóng xạ vẫn đang nằm trong lòng đất
Chernobyl và không ai dám chắc quả bom hẹn giờ ấy có phát nổ hay không hoặc

sẽ phát nổ vào lúc nào.
b./ Hướng khắc phục:
Hai mươi hai năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, một “nhà che” rộng
hơn, kiên cố hơn để che giấu vết tích đổ nát của vụ nổ nhà máy điện hạt nhân
đang được xây dựng. Nhà che mới này còn nhằm ngăn ngừa sự phát tán các chất
độc còn tồn đọng tại đây.
→ Hậu quả của thảm hoạ Chernobyl có thể hình dung qua thực tế rằng,
thế hệ gây ra tai nạn này không thể tự mình giải quyết tận gốc được. Họ chỉ đủ
sức kìm chế những tác hại và chờ thế hệ mai sau có cách giải quyết dứt điểm.
Ngày nay các nhà khoa học đang cố gắng tìm mọi cách để khắc phục triệt để
những tác hại còn tồn đọng của vụ nổ ấy. Việc làm này tốn kém rất nhiều . Theo
các chuyên gia ước tính, lượng phóng xạ từ vụ nổ Chernobyl cao gấp hàng trăm
lần hai quả bom nguyên tủ do Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Ông
Vladimir Chuprov thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh nhận xét: “Năng lượng hạt
nhân đã cho thấy cái giá phải trả cho nó đắt đến như thế nào”.
2./ Chiến tranh hạt nhân:
2.1./ Vũ khí hạt nhân:
(a). Khái niệm:
Vũ khí hạt nhân (Tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc nhiệt
hạch gây ra.
Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị
thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6
tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy, được làm từ uranium; quả sau có tên là
Trang 16


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

Fat Man được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được

làm từ plutonium.
(b). Lịch sử vũ khí hạt nhân:
Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng
về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi
nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu
tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của tự nhiên để
hủy diệt con người.
Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ
của Anh Quốc trong Đệ nhị thế chiến, đó là một phần của dự án Manhattan tối
mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế
tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố
của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu sức tàn phá của những
quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô chế tạo và thử nghiệm vũ
khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ
khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh
ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng
mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian
ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường của chiến tranh lạnh đã chấp nhận một
chiến dịch nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì một nền
hòa bình mong manh lúc đó.
Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này,
đó là Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Vào đầu những năm 1990, nước kế thừa
Liên Xô trước đây là nước Nga cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt
nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt
nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí đầu tiên của họ vào năm 1998,
CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004.
(c). Các loại vũ khí hạt nhân:

Trang 17



Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

Hình B.5 Thiết kế cơ bản của hai loại bom nguyên tử.
- Bom nguyên tử hay còn gọi là bom A
Loại bom này lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã
hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khối lượng tới
hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo
tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ. Quá trình này được
thực hiện bằng cách bắn một mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào một mẫu vật liệu
chưa tới hạn khác để tạo ra một trạng thái gọi là siêu tới hạn
- Bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch.
Loại bom này lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi là
tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt
nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc
lithium, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn
hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.
- Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ
hạt nhân được thực hiện nhờ một luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí hạt
nhân, sự có mặt của các vật liệu phù hợp (như đồng hoặc vàng) có thể gia tăng
độ ô nhiễm phóng xạ. Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép
neutron thoát ra nhiều nhất; những quả bom như vậy được gọi là bom neutron.
2.2./ Sở hữu, kiểm soát và luật pháp về vũ khí hạt nhân

Trang 18


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

Đã có hơn hai ngàn vụ nổ hạt nhân do việc thử nghiệm hạt nhân, chủ yếu

là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc,
Ấn Độ và Pakistan.
Hiện có một hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, hay được biết đến với tên NPT ( viết
tắt của tên tiếng Anh: Nuclear Non-Proliferation Treaty).
Các nước hiện nay công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga,
Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Thêm vào
đó, Israel luôn được cộng đồng quốc tế cho là sở hữu bom hạt nhân mặc dù nước
này chưa bao giờ chính thức khẳng định hay phủ định. Iran và Syria bị Hoa Kỳ
cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Có bốn quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ. Kazakhstan,
Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô,
tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và kí vào NPT.
Có năm quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang
được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Trước
đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này. Các quốc gia này được
Hoa Kỳ chia sẽ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng
cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO.
Cơ quan quốc tế của Liên Hiệp Quốc giám sát các vấn đề liên quan tới vũ
khí hạt nhân là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
* Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân Trung Á có hiệu lực
Hiệp ước này cấm các hoạt động liên quan vũ khí hạt nhân trong những
vùng lãnh thổ tương ứng, bao gồm việc tiếp nhận, sở hữu, triển khai, thử nghiệm
và sử dụng vũ khí hạt nhân.
Được Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đề xuất chính thức năm
1993, hiệp ước này được đưa ra lấy chữ ký từ ngày 8/9/2006 và đến nay đã được
cả 5 quốc gia Trung Á, gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan
và Uzbekistan, phê chuẩn.

Trang 19



Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

Các hiệp ước khu vực phi hạt nhân khác gồm một hiệp ước được thiết lập
năm 1967 tại Mỹ Latinh và Caribe, hiệp ước ở Nam Thái Bình Dương năm
1985, Đông Nam Á năm 1995 và châu Phi năm 1996.
2.3./ Hậu quả:
Chiến tranh hạt nhân đã để lại hậu quả to lớn
không chỉ cho thế hệ ngay lúc đó mà cho cả những thế
hệ sau.
2.4./ Ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân

Hình B.6 Vụ nổ hạt nhân

- Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn
loại sau đây:


Áp lực — 40-60% tổng năng lượng



Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng



Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng




Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng
- Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ

khí và môi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải
thoát sau vụ nổ, trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức.
- Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng
kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ
TNT (tri-nitro-toluen).
- Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích
thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom
càng lớn thì hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm
nhanh chóng trong không khí, nên nó chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân
hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion.
2.5./ Chiến tranh hạt nhân
* Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom
nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ sử dụng vào những ngày gần cuối của Đệ nhị
thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất
mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima - Nhật Bản. Sau
Trang 20


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát
nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
* Quả bom nguyên tử "Little Boy" được thả trên bầu trời trung tâm
Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13
kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có
1,38% khối lượng của chúng phân hạch).

Quả bom "Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống
thung lũng công nghiệp của thành phố Nagasaki. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét
cách mặt đất. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là
3.871°C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ.
* Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không
thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được
được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất
nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí
nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước
tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi
vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người
thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành
phố,phần lớn người chết là thường dân.
* Phải chăng, việc Mỹ ném 2 quả bom
nguyên tử xuống Nhật Bản tàn sát một lúc

Hình B.7 Hơn nửa thế kỷ qua, hình

hàng trăm nghìn người chỉ nhằm mục đích

ảnh này vẫn là một trong những ký ức

duy nhất là đe dọa nhân dân thế giới về “sức

hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo
của con người

mạnh nguyên tử” của Mỹ, mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang, vũ khí nguyên tử
của Mỹ và các nước đế quốc, đe dọa cuộc sống nhân loại.
C./ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN:


I./ Châu Á:
Theo một báo cáo của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA)
đưa ra, với 18 trên 32 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng và nhiều lò
đang dự kiến sẽ xây dựng tại các nước châu Á, khu vực châu Á đang đi đầu
Trang 21


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

trong việc quan tâm sử dụng điện hạt nhân. Bản báo cáo chỉ ra rằng: "Năng
lượng, điện năng và năng lượng hạt nhân cho giai đoạn từ nay tới năm 2030" sẽ
được các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ coi trọng và
các nước này sẽ trở thành tâm điểm trong việc mở rộng năng lượng hạt nhân của
toàn thế giới.
"Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, vấn đề không phải là bùng nổ dân số mà do
sự thiếu thốn tài nguyên dầu lửa và khí đốt và vì vậy, năng lượng hạt nhân trở
nên vô cùng hấp dẫn khi xét đến lý do an ninh năng lượng. Đặc biệt với Nhật
Bản, yêu cầu giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng cũng là một lý do quan
trọng để lựa chọn năng lượng hạt nhân".
Một số nước châu Á khác cũng đang có kế hoạch mở rộng công suất điện
hạt nhân của mình cũng như xây dựng nhà máy đầu tiên hoặc thể hiện sẽ thực
hiện điều đó. Pakistan đã có kế hoạch xây dựng những lò phản ứng hạt nhân mới
bổ xung vào số lượng 2 nhà máy hiện có. Indonesia đang có kế hoạch xây dựng
các lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 1.000MW… Nhìn chung, châu Á là
khu vực phải nhập khẩu năng lượng nên sẽ được lợi khi có sự độc lập về năng
lượng.
II./ Việt Nam:
1./ Tình hình chung:
Cùng với xu hướng phát triển nhà máy điện

hạt nhân của thế giới nói chung và châu Á nói
riêng, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở
Việt Nam càng được chú trọng để giảm bớt gánh
nặng về năng lượng và ô nhiễm.
Do đó, hiện nay Chính phủ đang xem xét việc xây
dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Thực
chất đây là một quyết định mang tính chiến lược,
cần xem xét, cân nhắc kỹ càng vì phát triển điện
nguyên tử đồng nghĩa với việc đưa nước ta từ một nước không hạt nhân thành

Trang 22


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

một nước hạt nhân mặc dù chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sử
dụng năng lượng nguyên tử chỉ cho mục đích hòa bình.
Phát triển điện nguyên tử có nhiều mặt lợi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
khó khăn. Điện nguyên tử phát triển sẽ góp phần đa dạng nguồn cung cấp điện
năng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường vì hoạt động
bình thường của nhà máy không tạo ra các khí ô nhiễm. Phát triển điện nguyên
tử còn có nghĩa là nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp của
Việt Nam... Tuy nhiên các khó khăn cũng không kém phần quan trọng: đó là vấn
đề tài chính; vấn đề đảm bảo an toàn cho hoạt động của nhà máy; vấn đề giao
công nghệ; vấn đề nhân lực cho ngành, cho dự án; vấn đề pháp quy hạt nhân
v.v…Do đó cần xem xét và cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng.
2./ Một số quan điểm và chính sách phát triển điện nguyên tử hiện nay của
Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
- Điện nguyên tử là một thành phần trong chính sách đa dạng hóa nguồn
và chính sách phát triển khoa học công nghệ đảm bảo phát triển năng lượng bền

vững và an ninh năng lượng.
- Điện nguyên tử phải được xem xét như một lựa chọn bình đẳng với các
dạng năng lượng khác và phải cạnh tranh được với các dạng năng lượng khác
về giá, môi trường ...
- Phát triển điện nguyên tử phải đảm bảo được điều kiện an toàn và có
phương án tốt xử lý được chất thải phóng xạ.
- Phải có được sự chấp nhận của công chúng, xã hội.
- Dự án điện nguyên tử đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài từ 13-15 năm kể từ
khi quyết định, do đó nhà nước cần có chủ trương sớm.
Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt
Nam được Chính phủ cho phép triển khai thực hiện từ tháng 12/2001. Tháng
11/2003 Viện Năng lượng đã hoàn thành Báo cáo này. Việc tiếp thu ý kiến đóng
góp cho báo cáo của các thành viên Tổ Chỉ đạo dự án điện nguyên tử được thực
hiện đầu năm 2004. Tháng 8/2004, Viện Năng lượng sẽ hoàn chỉnh báo cáo và
trình Bộ Công nghiệp. Bộ sẽ tiến hành thẩm định dự án, hiệu chỉnh và trình
Trang 23


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

Chính phủ Việt Nam. Chính phủ xem xét và sẽ trình Quốc hội. Việc dự án được
Quốc hội phê chuẩn sẽ là cơ sở pháp lý cho các hoạt động triển khai thực hiện.
Giai đoạn tiếp theo sẽ là nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời
thầu, lựa chọn đối tác v.v. Trong trường hợp thực hiện chương trình hạt nhân, số
lượng các nhà máy điện nguyên tử sẽ được xây dựng tùy thuộc vào nhu cầu điện
năng, khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ và cân nhắc kinh tế tài chính
trong tương lai.
Trong trường hợp dự án điện nguyên tử được Chính phủ phê duyệt và
Quốc hội phê chuẩn sớm, một số mốc thời gian quan trọng sau đây có thể sẽ
được ghi nhận:

- Năm 2007: trình Quốc hội xem xét phê duyệt Luật Nguyên tử Cơ bản.
- Năm 2012 - 2013: Bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy điện nguyên tử
đầu tiên.
- Năm 2017 - 2018: Vận hành tổ máy điện nguyên tử đầu tiên tại Việt
Nam.
Một vài kết quả chính của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
- Địa điểm xây dựng nhà máy đang được lựa chọn tại xã Phước Dinh
(Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (Ninh Hải) tỉnh Ninh Thuận.
- Nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp nhận công nghệ lò nước áp lực PWR,
mà hiện nay đang chiếm 60% số lò đang vận hành trên thế giới. Nhà máy đầu
tiên sẽ có 2 tổ máy công suất khoảng 2 x 1000 MW. Tổng mức đầu tư khoảng
3652 triệu USD, với giá thành quy dẫn điện là 3,72 US cent/kWh.
Địa điểm xây dựng bãi thải phóng xạ sẽ tiếp tục khảo sát tại khu vực tỉnh
Ninh Thuận và các khu vực xung quanh.
Thời điểm hiện nay vẫn chưa có quyết định chính thức nào về chương
trình điện hạt nhân. Chính phủ và Bộ Công nghiệp đang tiếp thu ý kiến của các
nhà khoa, của công chúng Việt Nam nói chung và của địa phương khu vực dự
định xây dựng nhà máy nói riêng. Chỉ trên cơ sở có các đánh giá đúng đắn về
cân bằng năng lượng; về khả năng khoa học công nghệ và năng lực công nghiệp
trong nước; về tài chính, tính kinh tế; có được sự hợp tác, ủng hộ của các nước
Trang 24


Tiểu luận: Năng lượng hạt nhân – Vấn đề toàn cầu

và sự chấp thuận của công chúng thì Chính phủ mới quyết định dự án xây dựng
nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ góp phần tích
cực trong sự phát triển kinh tế nước nhà.
III./ QUẢN LÝ CHẤT THẢI:


Thế giới đang có xu hướng sử dụng ngày càng
nhiều năng lượng hạt nhân. Do đó,việc quản lý, xử lý
chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã sử dụng trong các
lò phản ứng hạt nhân vẫn là ''vấn đề cấp bách''. IAEA
đưa ra thời hạn sử dụng các công nghệ hạt nhân và vấn
đề kéo dài thời hạn hoạt động đối với các nhà máy
điện hạt nhân. Ở Liên Bang Nga, luật quản lý chất thải
phóng xạ và an toàn hạt nhân được thông qua, tạo điều

Hình C.2 Thùng chứa chất
thải hạt nhân làm từ gốm ziri-con có thể nhốt phóng xạ

kiện thuận lợi cho sự hợp tác của Nga với các nước

sau 1.400 năm

khác về lưu giữ nhiên liệu đã sử dụng. Luật của Nga vẫn cho phép họ nhập khẩu
nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng từ các nước khác để lưu giữ.
Đáng chú ý là trong năm 2003, cơ sở lưu giữ chất thải hạt nhân HABOG
của Hà Lan, có tuổi thọ vận hành 100 năm, đã được khánh thành. Sự tham gia
của người dân địa phương, trong việc xây dựng cơ sở này có vai trò rất quan
trọng.
Vấn đề được ''quan tâm'' trong hội nghị đánh giá đầu tiên, gồm các Bên ký
kết Công ước chung về An toàn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và
An toàn trong quản lý chất thải phóng xạ được tổ chức ở Viên tháng 11/2003 là
chỉ có một số nước xây dựng chiến lược lâu dài về quản lý nhiên liệu hạt nhân
đã sử dụng và chất thải phóng xạ . Hiện nay số quốc gia tham gia Công ước về
An toàn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và An toàn trong quản lý
chất thải phóng xạ còn ít, vào cuối năm 2003 chỉ có 33% nước tham gia.


Trang 25


×