Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng Keo và Thông nhựa đến môi trường tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.29 KB, 73 trang )

1

Bộ giáo dục & Đào tạo

Bộ Nông nghiệp & PTNT

Trường đại học lâm nghiệp
*********

Nguyễn Thanh Tùng

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng Keo (Keo
lai ,keo lá tràm, keo tai tượng) và Thông nhựa (pinus
merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
Chuyên ngành : lâm học
Mã số : 60.62.60
Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Ngô Đình Quế


2

Hà tây. 2007
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nền công nghiệp thế giới ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng
lâm sản của con người ngày càng cao thì diện tích và tốc độ các rừng trồng
công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Các rừng trồng công nghiệp đã và
đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà lâm nghiệp, các nhà môi trường và các


nhà kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu về nguyên liệu gỗ, các rừng trồng cây mọc
nhanh ngày càng được trồng nhiều hơn. Một số nơi đã từng phá rừng tự nhiên
để phục vụ cho trồng rừng công nghiệp với luân kỳ ngắn. Các rừng công
nghiệp cũng có ý nghĩa kinh tế – xã hội không nhỏ, chúng mang lại nhiều lợi
nhuận cho các doanh nghiệp và góp phần tạo việc làm cho người dân. Các
rừng này cũng có những ý nghĩa môi trường nhất định trong việc hấp thụ khí
nhà kính nếu việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng cũng như sử
dụng sản phẩm rừng một cách hợp lý. Nếu không, chúng sẽ gây tổn hại đến
môi trường sống của chúng ta – đó là nguy cơ tiềm ẩn cho cộng đồng.
Để cân đối hài hòa giữa các lợi ích ngắn và dài hạn – lợi ích kinh tế –
xã hội và lợi ích môi trường, cần phải có các giải pháp thích hợp cho trồng
rừng. Đó chính là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nhà nghiên cứu và các nhà sản
xuất cùng hợp tác để xây dựng được những tiêu chuẩn về môi trường cho các
rừng trồng cây mọc nhanh phục vụ công nghiệp.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của một
số loại rừng trồng cây mọc nhanh đại diện là các loài Keo ở vùng đồi và vùng
thấp và Thông nhựa là cây bản địa loài còn ít được nghiên cứu về tác động
môi trường của chúng, nhưng cũng đã được nhận định bước đầu là có ý nghĩa
về mặt môi trường. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu đề xuất một số tiêu chuẩn
đánh giá môi trường thích hợp cho các loại rừng này.


3

PHẦN 1 .TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI.
Ở các nước phát triển trên thế giới việc nghiên cứu ảnh hưởng của rừng
trồng đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vai
trò và lợi ích của rừng trong việc phòng hộ và cải thiện môi trường được giới
thiệu nhiều trong các tài liệu khoa học và diễn đàn Quốc tế.

Mấy chục năm gần đây, do nhu cầu về gỗ giấy, gỗ củi, các loài cây gỗ
mọc nhanh như bạch đàn, Keo đã được gây trồng trên những diện tích lớn ở
các nước nhiệt đới. Việc thay thế các rừng rậm nhiệt đới bằng các rừng thuần
loại, mọc nhanh, với chu kỳ khai thác ngắn đã gây ra những lo ngại về sự
thoái hoá đất và giảm năng suất ở các luân kỳ sau.
Nghiên cứu của Keeves (1966) [17]đã bước đầu cho thấy sự thoái hóa
lập địa do khai thác rừng thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo tác
giả, có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai
thác. Turvey (1983) cũng cho rằng sự thay thế rừng bạch đàn tự nhiên ở Úc
bằng rừng trồng thông (Pinus radiata) với chu kỳ chặt 15 – 20 năm (400m 3/
ha) cũng làm giảm độ phì đất do khai thác gỗ. Mặt khác tầng thảm mục dày
và khó phân giải của thông cũng làm chậm sự quay vòng các nguyên tố
khoáng và đạm ở các lập địa này.
Theo Smith.C.T (1994)[21] thì việc trồng rừng có thể đem lại những
ảnh hưởng tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện. Ngược lại nó đem lại
ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất. Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy
nhiên việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không
chỉ ở việc tiêu thụ dinh dưỡng. Một yếu tố quan trọng hơn là có sự đảo lộn


4

quá trình trao đổi vật chất giữa rừng và đất khi thay các hệ sinh thái tự nhiên
đa dạng, bằng một hệ sinh thái nhân tạo độc canh.
Trong những năm gây đây Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR ) đã
tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở
các nước nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là bạch

đàn, thông, keo trồng thuần loại trên các dạng lập địa ở các nước Brazil, Công
Gô, Nam Phi, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau
và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì đất,
cân bằng nước, sự phân huy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường rừng đã được khởi động từ khá lâu.
Tuy nhiên do nhiều lý do. Các nghiên cứu về môi trường rừng chưa được chú
ý xứng đáng với vị trí của nó. Những năm gần đây, vấn đề môi trường rừng
mới được xem xét nghiêm túc trở lại. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của nước
ta cũng như khó khăn chung của toàn xã hội. Vấn đề nghiên cứu môi trường
nói chung và môi trường rừng nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập và cần thiết
phải có nhiều công trình nghiên cứu.
* Những Lịch sử nghiên cứu về Thông Nhựa và Keo ở Việt nam
1.2.1. Thông nhựa (pinus merkusii):
Mặc dù đến nay diện tích trồng Thông nhựa cũng khá lớn, nhưng số
công trình nghiên cứu về Thông nhựa thì còn ít, đặc biệt là các nghiên cứu về
ảnh hưởng của rừng Thông nhựa tới môi trường, mặc dù đây không là vấn đề
mới mẻ.
Năm 1965, Nguyễn Kha [2]với luận văn Tiến sĩ “Động thái đất dưới
rừng Thông ba lá và Thông nhựa trong quan hệ với thảm thực bì ở cao


5

nguyên Trung phần Việt Nam” cũng mới chỉ mô tả một số phẫu diện và đưa
ra một số nhận xét rất sơ bộ.
Năm 1971, Tổng cục Lâm nghiệp đưa ra Quy trình trồng Thông nhựa
dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong một số năm trồng rừng, chủ yếu là
về tạo cây con và chăm sóc.

Năm 1977, Lâm Công Định [1]viết cuốn "Trồng rừng Thông", trong đó
tác giả đề cập các kết quả của các cơ sở sản xuất và nghiên cứu từ tạo cây con
đến tỉa thưa, chăm sóc và chích nhựa. Tác giả cũng đưa ra các điều kiện tự
nhiên (khí hậu, đất đai) để phát triển Thông nhựa cả các đặc điểm thuận lợi và
khó khăn tuy vẫn chưa thật cụ thể.
Một số công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp về
Thông nhựa chủ yếu ở giai đoạn vườn ươm như "Hỗn hợp ruột bầu để tạo cây
con Thông nhựa" của Nguyễn Xuân Quát và Ngô Đình Quế (1973-1976) [8],
nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng vi lượng, chế độ nước; Nghiên cứu bệnh
rơm lá, bệnh vàng còi cây con Thông nhựa của Trương Thị Thảo, Nguyễn
Ngọc Tân, Nguyễn Sỹ Giao, Nguyễn Tiến Đạt (1973-1978)[14]; và "Tiêu
chuẩn cây con đem trồng" của Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (1982)[9].
Nhiều kết quả nghiên cứu của các Trạm thực nghiệm như Trạm Lâm sinh Yên
Lập (Quảng Ninh) chủ yếu ở giai đoạn cây con và một số thí nghiệm về thâm
canh rừng, tái sinh rừng…
Việc trồng rừng Thông nhựa có theo dõi kết quả sinh trưởng được thực
hiện ở nhiều chương trình, dự án như dự án trồng rừng Việt - Đức tại Quảng
Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh.


6

Các nghiên cứu của Hoàng Minh Giám & CS (2001), chủ yếu tập trung
vào nghiên cứu các biện pháp lâm sinh để có rừng Thông nhựa đạt sản lượng
nhựa cao.

*Đặc điểm sinh thái và phân bố Thông Nhựa ở Việt Nam:
Thông nhựa là cây gỗ cao 25-30m và có thể cao hơn, đường kính 5060cm, có cây tới 1m. Thông nhựa thích hợp ở những vùng có nhiệt độ trung
bình năm 22-25oC. Lượng mưa trung bình 1500mm/năm. Là loài cây dễ tính,
mọc tự nhiên trên đất xấu, khô kiệt. Thích hợp với đất có thành phần cơ giới

nhẹ (sa thạch), thoát nước và thoáng. Không ưa đất sét nặng, đất kiềm và đất
đá vôi.
Cây ưa sáng hoàn toàn, rễ có nấm cộng sinh. Thông nhựa sinh trưởng
chậm, đặc biệt lúc nhỏ, sau 4-5 năm cây chỉ cao khoảng 1,5-2m, đường kính
3-4cm. Sau 10 tuổi thì mọc nhanh hơn. Bắt đầu ra hoa từ 10-12 tuổi.
Đất trồng rừng Thông nhựa là đất feralit vùng đồi và trung du ở độ cao
<200m ở miền Bắc và miền Trung, và 600-800m ở miền Nam có đặc điểm:
Đất chua (pH3-5,5), thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thoát nước tốt, độ
dày tầng đất sản xuất >20cm; hàm lượng dinh dưỡng trung bình trở lên.
Khoảng 30 năm trở lại đây, Thông nhựa được gây trồng trên phạm vi
rộng ở các tỉnh vùng trung du miền Bắc và khu IV cũ với diện tích trên
105.000 ha, nhiều nơi trồng thành rừng. Sinh trưởng rừng Thông nhựa rất
khác nhau ở các vùng và có ảnh hưởng khác nhau đến môi trường.
Ở Việt Nam, Thông nhựa có phân bố ở cả miền Bắc và Nam từ Lâm
Đồng tới Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. ở
vùng Bắc Trung Bộ, Thông nhựa được trồng chủ yếu. Diện tích trồng rừng
Thông ở Bắc Trung Bộ và khoảng 90.863 ha, chiếm tới 39,7% diện tích và trữ


7

lượng bằng khoảng 46,1% trữ lượng Thông trong cả nước. Theo số liệu kiểm
kê rừng Việt Nam năm 1999 (Ban chỉ đạo kiểm kê rừng trung ương, 2001) thì
diện tích và trữ lượng rừng trồng Thông nhựa như sau:

Bảng 1.1: Diện tích trồng và trữ lượng rừng Thông các loại theo cấp tuổi
(Đv: ha, m3)
Cấp tuổi

Tổng


Vùng

I

Bắc
Trung
Bộ

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

90.863

3.744.807

33.527

II

Trữ
lượng

III


IV

V

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

Trữ
lượng

14.772


406.765

20.008

1.285.139

18.269

1.571.718

4.287

481.185

Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu về Thông nhựa ở Việt Nam đều tập
trung nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng đạt năng suất
cao, sản lượng tốt, chứ ít quan tâm đến việc nghiên cứu đánh giá các tác động
môi trường của rừng trồng Thông nhựa.
1.2.2.Keo:
Có nhiều công trình nghiên cứu về Keo ở Việt Nam bắt đầu từ những
năm 1980, trong đó phải kể đến rất nhiều nghiên cứu của tác giả Lê Đình
Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Ngọc Tân, Lưu Bá
Thịnh, Phạm Văn Tuấn và các nhiều tác giả khác về lai giống, nhân giống,
khảo nghiệm giống Keo[6].
Các nghiên cứu về đánh giá khả năng cải tạo đất của một số loài Keo
khi trồng trên đất đồi trọc của Ngô Đình Quế, Lê Đình Khả (1999)[11].


8


Nghiên cứu về nốt sần và vi khuẩn cố định đạm ở Keo lai của Lê Đình
Khả, Lê Quốc Huy (1999)[4].
Một số nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng (bón phân) cho cây Keo của
các tác giả Nguyễn Đức Minh, Phạm Văn Tuấn, Phạm Thế Dũng, Lê Quốc
Huy...[13]

* Đặc điểm sinh thái và phân bố 3 loài keo ở Việt nam
Keo Acacia (Keo lá tràm, Keo tai tượng) thuộc họ Đậu Fabaceae, là
những loài cây mọc nhanh. Acacia có phân bố rộng ở khắp châu á, Phi, Mỹ,
Úc, và đặc biệt tốt ở châu Phi và châu Úc. Thường mọc tự nhiên thành những
diện tích lớn ở vùng nhiệt đới, ít khi xuất hiện ở vùng sương giá. Là loài cây
ưa ẩm và ưa sáng. Mọc được trên đất xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua,
chịu được trên nhiều loại đất khác nhau. Các loài Keo có khả năng cố định
nitơ trong khí quyển.
Các loài Keo có kích thước rất khác nhau từ cây bụi đến cây gỗ lớn.
Keo lá tràm và Keo tai tượng có chiều cao tối đa tới 30m, Keo lai có sinh
trưởng vượt trội hơn cây bố mẹ.
Cây keo có thể cho các sản phẩm gồm gỗ, bột giấy, than củi, tanin, keo
dán, nước hoa, nuôi ong.
Nhiều loài Keo được đưa vào gây trồng ở Việt Nam từ năm 1960, trong
đó Keo lá tràm loài cây trồng rừng quan trọng, đặc biệt được trồng phổ biến ở
các tỉnh phía Nam. Keo tai tượng được đưa vào trồng từ những năm 1980 trên
diện rộng cả nước. Hai loài Keo này chiếm tỷ trọng lớn trong số các loài cây
trồng rừng. Keo lai được khảo nghiệm khoảng 10 năm gần đây và hiện nay
bắt đầu được đưa vào trồng rừng ở nhiều vùng trong cả nước.


9


Keo lá tràm được trồng nhiều ở miền Trung cho mức sinh trưởng khá.
ở Đông Nam Bộ, Keo lá tràm đạt với mức tăng trưởng H vn 2,4-2,8 m/năm và
D1.3 2,5-2,8 cm/năm, còn ở miền Bắc thì có thể đạt tới H vn 2 m/năm và D1.3 2,5
cm/năm rất có triển vọng. Tuy nhiên, ở vùng khô (Ninh Thuận, Bình Thuận)
cây này có tăng trưởng trung bình hoặc thấp.
Hiện nay, các loài Keo vẫn được trồng phổ biến trên nhiều vùng khắp
cả nước. Thống kê diện tích trồng và trữ lượng rừng Keo (Theo số liệu kiểm
kê rừng Việt Nam năm 1999 của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng trung ương, 2001)
như sau:
Bảng 1.2: Diện tích trồng và trữ lượng rừng Keo các loại theo cấp tuổi
(Đv: ha, m3)
Cấp tuổi

Tổng
Vùng
I

Bắc Trung Bộ

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

43.60
6


259.424

32.062

II
Trữ
lượng

Diện
tích

III
Trữ
lượng

10.221 218.541

IV

Diện
tích

Trữ
lượng

Diện
tích

Trữ

lượng

1.010

31.717

313

9.166

Số công trình nghiên cứu ở Việt Nam về Keo cũng rất phong phú từ
chọn, tạo, nhân giống, gây trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chăm sóc
và khai thác. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng trồng các loài
Keo với môi trường thì đến nay còn rất ít.


10

PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ.
2.1.1. Vị trí địa lý:
Khu vực nghiên cứu vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 3 tỉnh Quảng Bình –
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là một trong những vùng có điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.
Khu vực nghiên cứu vùng Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí toạ độ từ 16 010’
đến 16000’vĩ Bắc và 103010’ đến 106015’ kinh Đông, giữa hai con đèo lớn ở
Việt Nam. Phía Bắc là đèo Ngang tiếp giáp với Hà Tĩnh, phía Nam là đèo Hải
Vân tiếp giáp với Đà Nẵng, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp Lào.
Ba tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có bờ biển dài
hơn 200km với các bãi cát, cồn cát nối tiếp nhau rất khó khăn cho canh tác

Nông nghiệp nơi mà con người cũng gần như sắt lại dưới cái nắng, gió Lào
cháy bỏng vùng cát rộng lớn này.
- Địa hình vùng này rất đa dạng từ bờ biển, đồng bằng đến gò đồi và
dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đây là vùng núi thấp, hẹp ngang, dốc mạnh, kéo dài
từ hường Tây Bắc - Đông Nam bao gồm nhiều dẫy núi song song và so le
nhau có nhiều nhánh đâm ra biển chia cắt đồng bằng hẹp ven biển ra từng
vùng.
Độ cao trung bình toàn vùng khoảng 600 -700m chia cắt mạnh có các
kiểu chính sau đây:
- Vùng núi trung bình tạo thành dải chạy dọc biên giới Việt - Lào gồm
các dãy núi có độ cao từ 1000m trở lên, núi Tra Phong Quảng Trị cao
1.739m, đỉnh Bạch Mã Thừa Thiên Huế cao 1.448m...
- Vùng đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích có độ cao dưới 1.000m,
do quá trình xâm thực bào mòn mạnh tạo nên địa hình thoải, ít dốc.


11

- Vùng núi đá vôi thấp có độ cao từ 700 -800m phân bố rải rác thể hiện
quá trình Kastơ đang phát triển mạnh (Quảng Bình).
- Vùng thung lũng và trũng chiếm diện tích nhỏ thuộc các thung lũng
sông Gianh, sông Ngàn Sâu, sông Rào.
- Vùng đồng bằng Bình Trị Thiên là vùng đồng bằng bồi tụ khá rõ nét
trên một khu vực hẹp giữa đồi núi và biển.
Do đặc điểm trên nên vùng này có nhiều tiểu vùng sinh thái đặc biệt chi
phối cơ cấu cây trồng Nông Lâm nghiệp cả vùng tạo nên tính đa dạng hoá cây
trồng có năng suất và sản lượng khác nhau.
- Vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ địa hình rất đa dạng được thể hiện
bằng các cồn cát, các bãi phù sa biển các vụng phá và bậc thềm biển rất phổ
biến ở nơi đây, sóng biển và gió tạo nên các đụn cát và cồn cát di chuyển tạo

thành 1 kiểu địa hình rất độc đáo tại vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ với hơn
10 vạn ha.
2.1.2. Khí hậu thời tiết.
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có thời tiết đặc biệt nhất ở Việt Nam là vùng
nằm giữa hai đèo Ngang và đèo Hải Vân nên có thời tiết khí hậu khác hẳn so
với khu vực Bắc đèo Ngang và Nam đèo Hải Vân đó là vùng có khí hậu gió
mùa nhiệt đới nóng và ẩm có hai mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 lượng
mưa chiếm đến 70 – 80% cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8
năm sau. ( Xem bảng 3)


12

Bảng 2.3: Số liệu khí tượng ở một số trạm chính vùng khảo sát
Trạm
Quảng
0

Nhiệt độ trung bình năm ( C)
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (0C)
Nhiệt độ tối thấp(0C)
Lượng mưa năm TB (mm)
Lượng mưa năm min (mm)
Lượng mưa năm max (mm)
Số ngày mưa (ngày)
Độ ẩm (%)
Số giờ nắng (h)
Tốc độ gió (m/s)
Số cơn bão

Số ngày gió nóng

Bình
24,6
28,2
16,1
7,7
2153,1
1443,0
3000,0
129,0
83
1750
2,8
1-2
27-30

Quảng Trị
24,8
28,7
21,9
9,8
2375,6
1379,0
3014,0
152,0
82
1886
2,5
2-3

28-30

Thừa
Thiên Huế
25,3
29,1
22,1
8,8
3030,0
1822,0
4937,0
162,0
81
1486
3,2
2-3
28-30

(Nguån tõ : Tµi liÖu khÝ tîng thuû v¨n cña ViÖn KhÝ Tîng Thuû V¨n. )
Lượng mưa lớn, phân bố không đều lượng mưa bình quân năm ở Đồng
Hới là > 2000mm trong khi ở Huế và Đông Hà trên dưới 3000mm mưa lớn
tập trung lớn vào 3 tháng 9,10,11 chiếm từ 50,3 – 65,2 % lượng mưa cả năm
trong khi đó lượng bốc hơi mạnh là từ tháng 5 đến tháng 8 trong vòng 4 tháng
lượng bốc hơi bình quân lên tới 55 – 60% lượng bốc hơi cả năm chính vì khí
hậu đặc biệt như vậy mà ảnh hưởng tới sản xuất Nông Lâm nghiệp ở trong
vùng nhất là khu vực các bãi cát ven biển.
Khu vực Bắc Bắc Trung Bộ còn bị ảnh hưởng bởi gió lào và gió phơn
Tây Nam khi vượt qua dẫy trường sơn tạo thành gió lào tập trung vào tháng 6
đến tháng 8 hàng năm gió lào về mang theo thời tiết khô nóng làm táp cả lá
cây, ngon cỏ đốt cháy cả hoa mầu trong vùng lúc đó nhiệt độ có thể lên tới 39

–41oC lượng bốc hơi có thể lên tới > 200mm/tháng, độ ẩm giảm còn 70 –
75% hiện hướng gió Lào này ảnh hưởng đến mùa nóng và cây trồng nhất là ở
vùng cát ven biển.


13

Như vậy vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng xấu của gió
lào và gió mùa Đông Bắc về mùa đông lại mang tới không khí lạnh ấm và
mưa lớn ở vùng này. Đây là vùng sinh thái rất đặc thù khắc nghiệt chịu nhiều
thiên tai gió bão ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái toàn vùng và
gây nhiều khó khăn cho sản xuất Nông Lâm nghiệp.
- Bão: Vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, thường
xuất hiện muộn hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng mật độ và tốc độ gió
thường cao hơn.
Mưa bão thường xuất hiện vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 10.
- Thuỷ văn: Vùng Bắc Trung Bộ tập chung nhiều sông ngòi hướng
chầy chính là Tây Bắc hoặc Tây Bắc - Đông Nam.
Các hệ thống sông lớn là sông Gianh, sông Bến Hải, sông Hương.
Phần lớn các sông đều ngắn và dốc trừ sông Mã dài 476 km, còn các
sông khác từ 100 -200km.
Lưu lượng trung bình mùa mưa thường lớn nhất của các sông đạt
1.000m3/s, lưu lượng lớn nhất tuyệt đối đạt 10.200m3/s. Do thảm thực vật ở
thượng nguồn các con sông bị phá hoại nghiêm trọng nên các con sông bị xói
lở và co hẹp, bồi đầy nhanh chóng, khả năng chứa nước vào mùa khô kém.
Lưu lượng nước trung bình ở mùa khô kiệt ở các con sông lớn là 64 -65
m3/s, sông nhỏ 10 -15m3/s.
Chênh lệch giữa các tháng lớn nhất và nhỏ nhất là 10 -15 lần.
2.1.3. Đặc điểm đất đai.
Vùng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được phủ một

lớp phủ thổ nhưỡng hầu như thuần các loại đất từ chua đến gần trung tính, rất
nghèo muối và các chất dinh dưỡng khoáng khác như NPK.
Dựa vào điều kiện hình thành và đặc trưng hình thái có thể thấy vùng
này có 31 loại đất, tổng hợp thành 12 nhóm đất chính sau:


14

Đất cát biển, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa được bồi, đất phù sa
không được bồi, Đất xám bạc mầu, đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, Đất đỏ
vàng trên đá trầm tích, phiến, biến chất, trên phù sa cổ, Đất đỏ vàng trên đá
macma axit và đá cát, Đất đỏ vàng trên đá macma badơ, siêu badơ trung bình,
đá vôi, Đất mùn vàng đỏ trên núi, Đất xói mòn trơ sỏi đá, Đất cồn cát trắng
vàng
- Tỷ lệ đất phân bố trên địa hình bằng phẳng, dốc thoải chỉ chiếm dưới
20% trong đó thuận lợi cho sản xuất Nông nghiệp không quá 15%.
- Các loại đất cần được cải tạo như đất mặn, đất cát, đất phèn mặn, xói
mòn trơ sỏi đá chiếm 7,64% diện tích của cả vùng.
* Kết quả phân tích nhiều năm tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho
thấy:
Mùn rất nghèo 0,4 – 0,8%, các chất tổng số và chỉ tiêu đều nghèo, nồng
độ phân dải chất hữu cơ mạnh (C/N = 5 - 9)
Nhóm đất đỏ vàng thường có phản ứng chua pHKCl 4,0 – 5,5, Riêng
nhóm đất phát triển trên macma badơ và trung tính, đỏ nâu trên đá vôi, ít chua
hơn thường từ 4,5 -5,5, độ no badơ thấp 20 -35%.
Nhóm đất phát triển trên đá sét và biển chất có độ phì tương đối khá,
mùn 2 - 4%, đạm từ 0,1 -0,3% lân 0,005 – 0,1%, Kali 0,1 -0,4%.
Nhóm đất đỏ vàng trên macma axit và đá cát có thành phần cơ giới nhẹ,
độ phì thấp.
Đất mùn vàng đỏ trên núi có phản ứng ít chua pH KCl 4,2 – 4,7. Lượng

Cation trao đổi thấp (dưới 5lđl/100g) chua thuỷ phân cao ( 7 – 8lđl/100g đất)
nên độ no badơ thấp dưới 40% hàm lượng mùn trung bình đến giầu (3 - 8%),
đạm tổng số khá (0.1 -0.2%), lân và kali đều nghèo.
Nhìn chung dinh dưỡng trong đất có mức độ biến động khá lớn đặc biệt
độ phì đất ở các vùng núi trung bình và thấp có độ dốc cao, thảm thực vật tự


15

nhiên bị tàn phá nặng nề gây nên xói mòn và rửa trôi mạnh. Đất trống đồi trọc
phân bố rải rác khắc nơi ảnh hưởng rất xấu đến đời sống và môi trường.
2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê của Cục Lâm nghiệp thì tỷ lệ che phủ hiện nay
của vùng Bắc Trung Bộ chỉ có 30,7%. ( Xem bảng 4 )
Bảng 2.4 : Hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu vùng Bắc Trung
Bộ
Tên tỉnh

Diện tích Diện tích Trong đó
tự nhiên có rừng Rừng tự
nhiên
(ha)

Rừng

Độ

Diệntích

Diện tích


che

đất trống đất Lâm

trồng tập
trung

(ha)
Quảng Bình 789.350
243.890
223.344
20.546
30,5 269.500
509.390
Quảng Trị
459.200
93.835
81.875
11.960
20,4 193.900
286.735
Thừa-T-Huế 500.917
172.246
160.365
11.881
34,3 165.478
337.724
Toàn vùng
5.105.000 1.570.605 1.426.785 143.820

30,7 1.744.747 3.215.352
(nguồn : Kết quả kiểm kê rừng của Cục lâm nghiệp phát hành năm 2003 )

Kết quả ở bảng 4 cho thấy: độ che phủ của rừng thấp nhất là ở tỉnh
Quảng Trị, chỉ đạt 20,4%. Cao nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế độ che phủ trên
30%. Mặt khác diện tích rừng tự nhiên cho đến nay vẫn càng ngày càng bị thu
hẹp, hàng năm mất đi trung bình khoảng 6.000ha. Rừng gỗ quý hiếm ngày
càng bị khai thác mạnh. Các rừng gỗ pơ mu, sa mu, lát hoa, lim xanh, sến,
táu, chò còn lại rải rác ở các vùng sâu, xa. Phổ biến hiện nay chỉ gồm các loại
cây gỗ từ nhóm IV đến nhóm VII.
Rừng tự nhiên còn lại: rừng giầu 12%, rừng trung bình 28%, Rừng non
7,4%, còn rừng nghèo khoảng 52%. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên, trong đó việc tăng dân số nhanh, phương thức canh tác còn lạc hậu,
phương thức canh tác du canh du cư còn phổ biến ở miền núi, việc chấp hành
về bảo vệ rừng chưa tốt. Các chính sách phát triển về rừng còn chậm là các


16

nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm sút về số lượng và chất lượng
rừng tự nhiên hiện nay.
Trong nhiều năm qua việc khôi phục rừng, trồng rừng đã có nhiều kết
quả to lớn song còn chậm. Kết quả còn hạn chế. Tỉ lệ rừng trồng so với diện
tích đất tự nhiên chỉ là 3%, so với đất Lâm nghiệp đạt 4,8%. Trong khi đó
diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm 47,7% so với diện tích đất Lâm nghiệp.
(Xem bảng 5)
Bảng 2.5: Tỉ lệ rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống đồi núi trọc so với diện
tích đất tự nhiên (DTĐTN) và diện tích đất Lâm nghiệp (DTĐLN) (%)
Tỉnh
Quảng Bình

Quảng Trị
Thừa-T-Huế
Toàn vùng

Rừng tự nhiên
28,8
44,0
17,6
26,5
30,9
45,9
29,2
44,0

Rừng trồng
3,5
5,3
2,6
3,9
3,4
5,0
3,0
4,8

Đất trống đồi trọc
23,0
34,7
42,2
63,3
32,8

48,8
31,7
47,7

(nguồn : Kết quả kiểm kê rừng của Cục lâm nghiệp phát hành năm 2003 )

Tính chung cả vùng Bắc Trung Bộ đã trồng trên 163.826 ha với nhiều
loài cây nhập nội và bản địa bao gồm tập đoàn cây phục vụ cho công nghiệp
giấy như các loại bạch đàn trắng (Eu. Camaldunensis), thông nhựa (Pinus
Merkusii), thông Caribê (Pinus Caribaea), phi lao (Casuabina equisetionfolia)
các loài tre vầu (Bambus). Các loài cây phục hồi cải tạo đất như keo lá tràm
(Acacia auriculiformis), keo lá to (Acacia mangium)... phát triển tốt ở các các
tỉnh và có ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và môi trường khu vực.
Tập đoàn cây bản địa có giá trị kinh tế cao như quế (Cinamomum
Cassia), trẩu (Aleirites montana), lát hoa (Chukrasia tabularis) và cây ăn quả,
cây dược liệu phát triển mạnh. Các phương thức sản xuất như nông Lâm kết
hợp, khoanh nuôi, làm giầu rừng đang phát triển.


17

2.2. PHẠM VI.
Vùng nghiên cứu là : Một số tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ như (Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) .
2.3. ĐỐI TƯỢNG
Môi trường Lâm nghiệp là một đối tượng rộng lớn gồm nhiều lĩnh vực
đa dạng và phức tạp, trong phạm vi cho phép đề tài chỉ giới hạn tập trung
nghiên cứu về môi trường rừng với các đối tượng cụ thể:
Rừng trồng: Chọn các loại rừng trồng thuần loại hoặc hỗn giao với các
loài cây mọc nhanh, như 3 loại keo (keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai),

Thông nhựa, rừng đã định hình từ 5 năm trở lên


18

PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá được mức độ tác động đến môi trường của các loại hình
rừng chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ (môi trường đất, vi khí hậu, đa dạng sinh
học và hấp thụ khí nhà kính) nhằm làm cơ sở cho các nhà quy hoạch lựa
chọn gây trồng và kinh doanh các loại rừng phù hợp.
- Góp phần xây dựng phương pháp đánh giá môi trường trong Lâm
nghiệp.
3.2. NỘI DUNG.
- Điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rừng trồng đến các yếu tố
môi trường (đất, nước,vi khí hậu, đa dạng sinh học). Đặc biệt là các yếu tố
thoái hoá đất và hấp thụ khí CO2.
+ Thu thập số liệu đánh giá ảnh hưởng của các loại hình rừng đến lý
hoá tính của đất, mức độ xói mòn.
+ Thu thập các chỉ tiêu về năng suất và tăng trưởng của rừng
trồng,năng suất sinh học của rừng, để tính lượng hấp thụ khí các bon
- Phân tích đánh giá diễn biến môi trường do ảnh hưởng của các
phương thức trồng rừng và kinh doanh lâm nghiêp .
- Đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tác động môi trường của rừng
trồng nhằm xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.3.1. Phương pháp tổng quát.
Dùng phương pháp điều tra so sánh các chỉ tiêu môi trường giữa một số
loại rừng trồng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất) đã định hình ( 5 tuổi trở lên)

với đất trống hoặc rừng vừa mới trồng 1- 2 năm. Nghĩa là dùng yếu tố không


19

gian thay cho thời gian để không phải theo dõi quá lâu. Phương pháp tiếp cận
như sau:

Điều tra khảo sát theo các
ô tiêu chuẩn điển hình

Thảm thực vật:
Đặc điểm sinh
thái, sinh trưởng
và khả năng hấp
thụ CO2

Vi khí hậu:
Ánh sáng,
nhiệt độ, ẩm
độ

Đất:
Tính chất
vật lý hoá,
hoá học,
VSV

Phương thức sử
dụng đất:

Các mô hình,
biện pháp tác
động

Tổng hợp phân tích đánh giá ảnh
hưởng của rừng đến các yếu tố
môi trường

Đề xuất các tiêu chuẩn và
chỉ tiêu đánh giá môi
trường của các loại rừng
trên

Sơ đồ 3.1: Phương pháp tiếp cận tổng quát


20

3.3.2. Phương pháp cụ thể.
* Áp dụng phương pháp kế thừa đề xuất định hướng điều tra đánh giá phù
hợp và tránh được việc thu thập số liệu trùng lặp, có liên quan về việc đánh
giá tác động môi trường rừng.
* Áp dụng phương pháp chuyên gia trong việc đánh giá ảnh hưởng của các
loại rừng đến một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học ở một số vùng
trọng điểm.
* Điều tra ngoài hiện trường:
- Áp dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình ở các cấp tuổi khác
nhau với diện tích 400m (20mx20m), đo đếm thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng
của rừngvà môi trường như : ( độ ẩm, lý hoá tính của đất , xói mòn dòng
chảy, đa dạng sinh học vv…)

- Số lượng mẫu các ô tiêu chuẩn, các chỉ tiêu theo dõi phải đủ lớn và đại
diện cho vùng sinh thái.
- Đối với các ô tiêu chuẩn điển hình :
+ Đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng về D và H của toàn bộ cây trong ô bằng
thước kẹp kính và thước đo cao Blumbley.
+ Chọn cây có sinh trưởng trung bình trong ô tiêu chuẩn, giải tích, cân
trọng lượng (thân,cành,lá, rễ ) lấy mẫu về phân tích Cácbon trong cây.
+ Mô tả xác định loại đất và lấy mẫu phân tích : Theo phương pháp điều
tra phân loại đất thông thường, đào các phẫu diện đất, mô tả một số yếu tố
như màu sắc , tầng đất, đá lẫn, độ chặt.
+ Lấy mẫu đất : mẫu đất được lấy ở các ô tiêu chuẩn khác nhau và lấy ở độ
sâu : 0 – 10cm, 20 – 30 cm và 40 – 50 cm.
* Phân tích trong phòng Thí nghiệm:
Các chỉ tiêu về môi trường được thu thập và phân tích trong phòng thí
nghiệm của Trung tâm Nghiên Cứu Sinh Thái và Môi Trường Rừng – Viện


21

Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam theo các chỉ tiêu phân tích được thực hiện
theo sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng do Viện nông hoá thổ
nhưỡng biên soạn cụ thể là:
- Lượng rơi rụng: Hong khô không khí và cân bằng cân phân tích điện tử
BD 202 có độ chính xác là 0.01gram.
- Các chỉ tiêu phân tích lý hoá tính đất :
+ Dung trọng đất (D): dùng ống đóng dung trọng có thể tích 100cm3
+ Độ ẩm đất (Wt): theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 105 0C trong 6 giờ
và cân nên cân phân tích điện tử BD 202 có độ chính xác 0.01gram.
+ Thành phần cơ giới: Dùng phương pháp hút 3 cấp của Mỹ .
+ pH(kcl): Phương pháp dùng KCL 1N đẩy, lọc và đo trên máy pH meter

F-21.
+ Độ chua trao đổi : Dùng KCL 1M chiết và lọc, sau đó chuẩn độ bằng
NaOH 0.02 M.
+ Độ chua thuỷ phân : Theo phương pháp Kapen
+ Mùn tổng số: Theo phương pháp Tjurin
+ Đạm tổng số: Theo phương pháp Kjendhal
+ Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi : Theo phương pháp Complexson.
+ K2O dễ tiêu: Theo phương pháp quang kế ngọn lửa.
+ Đánh giá hệ vi sinh vật theo phương pháp nuôi cấy trên thạch đĩa.
- Xói mòn: Thừa kế các nghiên cứu đã có liên quan đến khu vực nghiên
cứu.
- Vi khí hậu rừng: Bằng các thiết bị khí tượng tự ghi cầm tay về: nhịêt độ
không khí và đất, độ ẩm không khí, tốc độ gió.
- Phân tích hàm lượng C trong các bộ phận của cây (thân, cành, rễ, lá, hoa
quả của cây đứng), thảm tươi, thảm mục bằng phương pháp ô xi hoá của
Bôrôdulin.


22

* Xử lý thông tin:
- Dùng phần mềm Exel 2003 để xử lý số liệu.
- Phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp và phương pháp xử
lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông – lâm nghiệp.
- Phương pháp đánh giá khả năng phòng hộ của rừng theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quát (2003) được mô tả trong phần đánh giá
rừng trồng.
- Tính toán năng suất sinh học và khả năng hấp thụ CO2 của rừng:
+ Trữ lượng rừng m3/ha = Thể tích 1 cây (m3) x Mật độ (cây/ha)
(Thể tích cây được tra theo biểu thể tích 2 nhân tố chiều cao và đường

kính)
Năng suất rừng (m3/ha/năm)

Năng suất sinh học (tấn/ha/năm) =

=

Trữ lượng (m3/ha)

Tuổi rừng năm
Khối lượng một cây (tấn) x Mật độ (cây/ha)
Tuổi rừng năm

(Khối lượng 1 cây gồm : Thân, rê, lá , hoa quả)
+ Khối lượng thảm mục(tấn/ha) = Khối lượng thảm mục trên 1 m 2 (tấn/m2)
x 10.000m2
+ Khối lượng thảm tươi (tấn/ha) = Khối lượng thảm tươi trên 1 m 2 (tấn/m2)
x 10.000m2
+ Lượng hấp thụ CO2 hấp thụ trong các phần sinh khối = Hàm lượng CO 2
(%) x Khối lượng các phần cần tính (tấn)
+ Tỷ số tương quan giữa Năng suất - Năng suất sinh học - Lượng CO 2 hấp
thụ hàng năm được tính theo phương pháp xử lý thống kê tương quan hồi quy
tuyến tính của Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2001).


23

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG NHỰA VÀ KEO TẠI MỘT SỐ TỈNH

VÙNG BẮC TRUNG BỘ.
4.1.1 Đặc điểm cấu trúc rừng .
Bảng 4.6 : Cấu trúc các rừng trồng Thông nhựa ở Bắc Trung Bộ
TT

Loại hình rừng

Mật
độ

Kết cấu

1

Thông nhựa 21T – QT

800

2 tầng

2

Thông nhựa 15T – QT

1500

2 tầng

3


Thông nhựa 26T – QB

700

2 tầng

4

Thông nhựa 16T - QB

1300

1 tầng

Đặc điểm rừng
Độ che
Tổ thành loài cây
phủ cây tái
tái sinh
sinh
Lấu, thẩu tấu, lành
0,6
0,65
ngạnh...
Cỏ + cây bụi nhỏ
0,6
0,3
rải rác
Lấu, ba soi, thẩu
0,65

0,45
tấu...
0,6
0,2
Cây bụi nhỏ rải rác

Độ tàn
che

- Thông nhựa: Hầu hết các rừng Thông nhựa trên 15 tuổi đều có cấu trúc
gồm 2 tầng với tầng thảm tươi bên dưới. Chỉ một số trường hợp rừng bị tác
động nhiều của con người (quét lá cành khô, chăn thả gia súc) thì chỉ gồm 1
tầng cây gỗ chính, độ che phủ tầng thảm tươi bên dưới rất thấp, thưa thớt với
cỏ và rải rác cây bụi nhỏ. Tuy nhiên, các rừng nhỏ tuổi nhưng với mật độ
1300-1500 cây/ha đạt độ tàn che rất khá (0,6) tương đương với rừng trên 20
tuổi chỉ còn mật độ 700-800 cây/ha.
Như vậy, xét tổng thể thì các rừng Thông nhựa trên 20 tuổi có cấu trúc
phức tạp hơn và tính đa dạng cao hơn các rừng mới 15-16 tuổi.


24

Bảng 4.7 : Cấu trúc các rừng trồng Keo ở Bắc Trung Bộ
T
T

Loại hình rừng

Mật
độ


Đặc điểm rừng
Độ che phủ
cây tái sinh
0,5-0,75

1

Keo lai 7T – Quảng Trị

1400

1 tầng

Độ tàn
che
0,5

2

Keo lai 8T – Quảng Trị

975

1 tầng

0.5

0,5-0,75


Cây bụi nhỏ

3

Keo lai 4T – Quảng Trị

1650

1 tầng

0,5

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ

4

Keo lai 4T – TT Huế

2075

1 tầng

0.5

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ


5

Keo lá tràm 10T-Quảng Trị

1400

1 tầng

0,55

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ

6

Keo lá tràm 9T – Quảng Trị

1400

1 tầng

0,55

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ

7


Keo lá tràm 9T – Quảng Bình

2000

2 tầng

<0,25

0,5-0,75

< 3 loài

8

Keo lá tràm 7T – Quảng Bình

1250

> 2 tầng

<0,25

0,5-0,75

< 3 loài

9

Keo lá tràm 9T – TT Huế


900

> 2 tầng

0,25-0,5

0,5-0,75

< 3 loài

10

Keo lá tràm 10T – TT Huế

800

2 tầng

0,25

0,5-0,75

< 3 loài

1500

1 tầng

0.5


0,5-0,75

Cây bụi nhỏ

1650

1 tầng

0,35

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ

1250

1 tầng

0,7

0,5-0,75

Cây bụi nhỏ

700

1 tầng

0,5


0,5-0,75

Cây bụi nhỏ

11
12
13
14

Keo lá Tràm
Bình
Keo lá Tràm
Thiên Huế
Keo lá Tràm
Thiên Huế
Keo tai tượng
Trị

4T- Quảng
4T- Thừa
14T- Thừa
8T- Quảng

Kết cấu

Tổ thành loài
cây tái sinh
Cây bụi nhỏ

15


Keo tai tượng10T – Quảng Trị

750

1 tầng

0.65

0,5-0,75

Cây bụi nhỏ

16

Keo tai tượng 7T – Quảng Trị

950

1 tầng

0.6

0,5-0,75

Cây bụi nhỏ

17

Keo tai tượng 4T – Quảng Trị


1600

1 tầng

0,5

0,25-0,5

Cây bụi nhỏ

18

Keo lai + keo lá tràm 9T –
Quảng Trị

1000

> 2 tầng

0,25-0,5

0,25-0,5

< 3 loài

19

Keo lai + bạch đàn 3T –
Quảng Trị


2000

2 tầng

<0,25

0,25

< 3 loài

20

Keo lai + muồng 7T – Quảng
Trị

1100

2 tầng

<0,25

0,25

< 3 loài


25

- Keo: :


Các rừng keo từ 4-10 tuổi có mật độ khác nhau và cấu trúc tầng

cũng rất khác nhau. Kết quả nghiên cứu ở đây cho thấy các rừng có độ tàn che
của cây gỗ thấp thì thường có cấu trúc 2 tầng. Các rừng keo trên 4 tuổi đã có
thể đạt độ tàn che 0,5. Tuy nhiên, các rừng có độ tàn che thấp thì lại đạt độ
che phủ tầng cây tái sinh khá (0,5-0,75). Dưới các rừng keo, tổ thành loài cây
tái sinh rất đơn giản, chỉ <3 loài/m2. Các rừng trồng hỗn loài có cấu trúc >2
tầng do keo thường sinh trưởng nhanh hơn loài cây trồng cùng, đặc biệt là keo
lai.
Như vậy, các chỉ số về độ tàn che, độ che phủ tầng cây tái sinh, tổ
thành cây tái sinh đều có ảnh hưởng đến môi trường rừng (đất, không khí),
nhưng các chỉ số này không phụ thuộc vào tuổi của rừng mà do các yếu tố
khác quyết định, trong đó có vai trò của mật độ trồng và kết cấu rừng (thuần
loài hay hỗn loài).

4.1.2. Đặc điểm đất rừng:
Qua các kết quả khảo sát đánh giá và phân tích trong phòng thí nghiệm
ta có được kết quả đất rừng trồng Thông nhựa và keo ở một số tỉnh vùng Bắc
Trung Bộ được thể hiện ở các bảng sau:


×