Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tiểu luận: TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT VMWARE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.94 KB, 10 trang )

1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Bài tiểu luận:
TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT VMWARE
Nhóm:25

VMware Workstation


2

MỤC LỤC
I.

II.

Giới thiệu……………………….......................................3
1. Tính năng ……………………………………………..4
a. Tính năng cho người dùng…………………………4
b. Tính năng chính…………………………………….5
2. Phương pháp trao đổi giữa máy thật và máy ảo………6
a. Kéo thả……………………………………………..6
b. Thư mục dùng chung………………………………6
c. Sao chép & dán file………………………………..8
d. Sử dụng dữ liệu máy ảo trên máy thật……………...8
Hướng dẫn sử dụng VMware Workstation……………..9
1. Cài đặt VMware Workstation trên Windowns……….9
2. Tạo máy ảo…………………………………………10



TÌM HIỂU PHẦN MỀM VMWARE :
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ CẤU HÌNH.
I.

GIỚI THIỆU:

VMware Workstation là một phần mềm ảo hóa desktop mạnh mẽ dành cho các
nhà phát triển/kiểm tra phần mềm và các chuyên gia IT cần chạy nhiều HĐH một lúc
trên một máy PC. Nó là sản phẩm của công ty VMware Inc là một công ty phần mềm
lớn vốn thuộc tập đoàn EMC chuyên làm phần mềm tạo máy ảo cho các hệ thống máy
tính tương thích chíp x86 của Intel. Các phần mềm tạo máy ảo của VMware được coi là
tốt nhất trên thế giới bởi nó hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau như GNU/Linux, Mac
OS X và Microsoft Windows. Các phần mềm máy ảo khác như Virtual PC chỉ hoạt
động trên hệ điều hành Microsoft Windows. Đặc biệt VMware là công ty hàng đầu
cung cấp các giải pháp ảo hóa cho các trung tâm dữ liệu với các sản phẩm như:
VMware vSphere, VMware vCloud, VMware Director,....


3

Công ty VMware Inc. có trụ sở chính ở thành phố Palo Alto, California, Hoa Kỳ và
văn phòng nghiên cứu, phát triển ở Palo Alto, San Francisco, Massachusetts và
ở Bangalore(Ấn Độ).
Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin bằng tiếng Việt về các giải pháp ảo hóa của
VMware tại website: www.vmware.vn
VMware giúp người dùng có thể chạy các HĐH Windows, Linux, Netware hay
Solaris x86 trên các máy ảo di động mà không cần phải khởi động lại hay phân vùng ổ
cứng.
Người dùng có thể cài đặt các hệ điều hành khau để sử dụng, thử nghiệm thay vì

cài đặt song song hoặc cài hệ điều hành khác cho chiếc máy tính của mình. Với sự phát
triển mạnh mẽ của mình, VMware Workstation luôn đứng đầu trong tốp các phần mềm
được sử dụng nhiều nhất.
VMware Workstation cho phép bạn chạy nhiều máy ảo trên máy tính, giúp thử
nghiệm rộng rãi và phát triển các ứng dụng máy chủ cấp mạng phức tạp. Thông qua các
công cụ mạng mẽ sẵn có, nó dễ dàng giúp cho các nhà phát triển trong việc giới thiệu
cơ sở hạ tầng ảo cho một công ty làm tăng năng suất làm việc hiệu quả.
VMware Workstation cung cấp khả năng hoạt động tuyệt vời và nhiều tính năng
thiết yếu mới như mạng ảo, chụp ảnh nhanh trực tiếp, kéo thả, chia sẽ thư mục và hỗ
trợ PXE khiến VMware Workstation trở thành công cụ mạnh mẽ nhất và không thể
thiếu cho các nhà doah nghiệp phát triển tin học và các nhà quản trị hệ thống.
VMware hoạt động bằng cách cho phép nhiều HĐH và ứng dụng của chúng chạy đồng
thời trên một máy duy nhất. Các HĐH và ứng dụng này được tách ra vào trong các
máy ảo. Những máy ảo này cùng tồn tại trên một phần cứng duy nhất. Các layer ảo của
VMware sẽ kết nối các phần cứng vật lý với các máy ảo, do đó mỗi máy ảo sẽ co
CPU , bộ nhớ , các ổ đĩa, thiết bị nhập/xuất riêng.
1. Tính năng của VMware:
a.Tính năng cho người dùng:


4

o

Thiết lập và thử nghiệm các ứng dụng đa lớp, cập nhật ứng dụng và các lớp

o

vá cho HĐH chỉ trên một CPU duy nhất.
Dễ dàng phục hồi và chia sẻ các môi trường thử nghiệm được lưu trữ; giảm


o

thiểu các thiết lập trùng lặp và thời gian thiết lập.
Làm cho việc học tập trên máy tính thuận lợi hơn do sinh viên luôn được sử
dụng máy trên tình trạng luôn sạch sẽ và thử nghiệm với nhiều HĐH ứng

o

dụng cùng các công cụ trên những máy ảo an toàn và độc lập.
Chạy các mảng demo phần mềm với các thiết bị phức tạp hoặc đa lớp trên

o

một chiếc laptop.
Tăng tốc độ giải quyết các rắc rối của người dùng cuối dựa trên một thư
viện các máy ảo được thiết lập sẵn.

b.Những tính năng chính:
o

Hỗ trợ nhiều màng hình – bạn có thể thiết lập để một VM trãi rộng ra nhiều

o

màng hình, hoặc nhiều VM với mỗi VM trên một màng hình riêng biệt.
Hỗ trợ các thiết bị USB 2.0 _ Bây giờ bạn đã có thể sử dụng các thiết bị
ngoại vi yêu cầu tốc độ làm việc cao trên VM , như máy MP3 và các thiết bị

o


lưu trữ di động khác .
VM Record/Relay_Bạn có thể sử dụng tính năng này để thu lại những hoạt

o

động của VM và được đảm bảo là tái lập lại tình trạng VM chính xác 100%.
Intergrated Virtual Debugger _ Workstation được tích hợp Visual Studio và
Eclipse nên bạn có thể trực tiếp sử dụng, chạy và vá các lổ hỏng của các

o

chương trình, trong một VM từ một IDE ưa thích.
Automation APIs (VIX API 2.0) _ Bạn có thể viết script hay chương trình

o

để VM tự động thực hiện việc kiểm tra.
Với VMware Workstation, bạn có thể thực hiện các hành động giữa các máy
ảo, chẳng hạn như cắt, sao chép và dán văn bản, hình ảnh hoặc các file đính
kèm Email (đặc biệt hữu ích trong chế độ Unity). Chương trình hỗ trợ


5

phương pháp kéo/thả tập tin, văn bản hoặc hình ảnh giữa các máy chủ (như
việc quản lý tập tin, quản lý các file Zip).
2. Phương thức trao đổi giữa máy thật và máy ảo:
Dưới đây là 4 phương thức trao đổi qua lại dữ liệu giữa máy thật (hay còn gọi là máy
chủ) với máy ảo.

a.

Kéo thả
Rất nhanh chóng bạn chỉ cần kéo thả một file , thư mục từ máy thật vào giao diện

máy ảo để sử dụng. Đặc biệt VMware 7 còn hỗ trợ bạn kéo thả một đoạn text (kèm theo
đầy đủ định dạng), hình ảnh , file đính kèm trong email sang máy ảo . Để kích hoạt tính
năng này bạn vào Menu VM> Settings. Tại thẻ options bạn chọn mục Guest Isolation
đánh dấu vào ô Enable drag hay drop rồi nhấn OK.
b.Thư mục dùng chung:
Tính năng shared folders giúp bạn tạo ra một thư mục chứa dữ liệu dùng chung cho
máy thật và máy ảo. Bạn vào menu VM> settings chọn options> shared folders đánh
dấu vào mục always Enabled để luôn kích hoạt tính năng shared folders . Nếu muốn bật
tính năng chia sẻ thư mục trong một phiên làm việc cho đến khi tắt máy ảo bạn đánh
dấu vào Enabled Until Next power off or suspend. Ngoài ra bạn nên chọn một thư mục
Map as a network drive in windows guests để có thể truy cập nhanh vào thư mục dưới
dạng ổ đĩa mạng trong My computer của máy ảo.Tiếp theo bạn nhấn add rồi nhấn Next
trong hộp thoại Welcome To The Add Shared Folders Wizard hiện ra. Tại mục Host
Path bạn nhấn Browse và tìm chọn thư mục cần chia sẻ với máy ảo đặt tên cho thư mục
(tên hiển thị trên máy ảo) tại ô Name và nhấn Next.
Trong cửa sổ Specify Shared Folders Attributes bạn đánh dấu vào ô Enable this
share ( cho phép máy tính ảo truy nhập vào thư mục) . Nếu muốn an toàn hơn bạn đánh


6

dấu vào ô Read _Only để thiết lập thuộc tính “chỉ đọc” (không được chỉnh sửa , xóa dữ
liệu có sẵn) đối với máy ảo. Xong bạn ấn Finish.
Từ máy ảo bạn có thể truy cập vào thư mục chia sẻ bằng
cách vào My Computer nhấn vào ổ đĩa Shared Folder dưới trường Networks Drivers rồi

sử dụng tài nguyên có trên thư mục như trong máy thật.
Lưu ý : Nếu không đánh dấu vào ô Map as a network driver in windows guests bạn có
thể truy cập vào thư mục bằng đường dẫn My Network Places> Entire Network >
VMware shared folder> VMware Host> Shared Folders. Muốn nhanh hơn nữa bạn vào
start> Run gõ lệnh \\vmware _host \Shared Folders\<tên thư mục được chia sẻ> ( ví
dụ: \\vmware _host \Shared Folders\Documents, với Documents là tên thư mục).
c.

Sao chép & dán file:

Thay vì kéo và thả file , bạn có thể chia sẻ dữ liệu trên máy thật với máy ảo bằng
cách nhấn chuột phải vào một file , thư mục, đoạn text rồi chọn copy. Chuyển sang
máy ảo nhấn chuột phải chọn Paste.Để kích hoạt, bạn vào VM > Settings. Tại thẻ
Options, bạn chọn mục Guest Isolation, đánh dấu vào ô Enable copy and paste, nhấn
OK. Lưu ý: Bạn chỉ có thể kéo thả, hoặc sao chép/dán đoạn text sử dụngbảng mã
Unicode và file đính kèm trong email có dung lượng không quá 4MB.
d.

Sử dụng dữ liệu máy ảo trên máy thật:

với cách này, bạn sẽ “rinh” được toàn bộ dữ liệu của máy ảo về máy thật dưới dạng một
ổ đĩa trong My Computer. Bạn cần phải tắt máy ảo trước khi thực hiện, rồi vào menu
File > Map or Disconnect Virtual Disks. Trong cửa sổ Map Virtual Disk, bạn nhấn
Browse và tìm chọn file định dạng VMDK của máy ảo (thường nằm trong thư mục My
Documents\Virtual Machines\<Tên máy ảo>). Khung Volume hiển thị các phân vùng
có trên máy ảo kèm theo dung lượng cụ thể, bạn nhấn chọn phân vùng cần mang về
máy thật rồi nhấn OK. Ngoài ra, nếu muốn thiết lập thuộc tính “chỉ đọc” cho các dữ


7


liệu trên, bạn đánh dấu vào ô Open file in read-only mode (recommended). Vào My
Computer của máy thật, bạn sẽ thấy có thêm ổ đĩa với dung lượng bằng với phân vùng
trên máy ảo, chứa toàn bộ dữ liệu có trên máy ảo. Để có thể sử dụng lại máy ảo, bạn
cần phải lấy ổ đĩa ảo ra khỏi máy thật bằng cách: vào menu File > Map or Disconnect
Virtual Disks > nhấn Disconnect (hoặc nhấn phải lên ổ đĩa ảo và chọn Disconnect
Virtual Disk). Kết luận: Khi chia sẻ dữ liệu theo hai phương thức 1 và 3 (kéo thả, sao
chép/dán),dữ liệu sẽ được nhân đôi, việc chỉnh sửa trên máy ảo hoàn toàn không
ảnhhưởng đến dữ liệu trên máy thật (hoặc ngược lại). Với tính năng Shared Folders và
Map Virtual Disk, dữ liệu được dùng chung cho cả hai máy, việc chỉnh sửa trên máy ảo
sẽ ảnh hưởng đến máy thật (và ngược lại). Bạn phải cài đặt VMware Tools để chia sẻ
file theo ba phương thức đầu tiên.


Các phiên bản mới nhất của VMware :

Vmware Workstation 11.1.0 Build 2496824(Bản chuẩn cuối)
11/2/2015
Mware Workstation 10.0.4 Build 2249910 - 01/11/2014
VMware Workstation 10.0.3 Build 1895310- 02/07/2014
VMware Workstation 10.0.2 Build 1744117- 18/04/2014
VMware Workstation 9.0.2- 23/08/2013
Chú ý rằng muốn cài đặt máy ảo thì bạn cần có tối thiểu 3GB RAM trên máy thật.
II. Hướng dẫn sử dụng VMware Workstation
1. Cài đặt VMware Workstation trên Windowns
Bạn có thể đăng ký và download bản VMware Workstation 10.0 ở trang:
/>Chạy file tải về với kích thước 491,1 MB (yêu cầu windows XP/Vista/7/8).

Tính năng mới của VMware Workstation phiên bản 10.0.4 Build
2249910:



8

- Sửa chữa, nâng cao các tính năng với Windows 8.1 và Windows Server 2012.
Nhờ áp dụng công nghệ điện toán đám mây, thay vì bạn sử dụng các chương trình có
trên hệ điều hành để kiểm tra các ứng dụng thì nó cung cấp một hệ điều hảnh ảo để
kiểm thử các phần mềm. Các layer ảo do VMware tạo ra được kết nối với các thành
phần vật lý khác trên máy tính, vì vậy, mỗi hệ điều hành ảo cũng sẽ có CPU, bộ nhớ,
các ổ đĩa, thiết bị nhập xuất riêng biệt.
Bước 1: Cài đặt VMware Workstation
Trong màn hình Welcome bạn bấm nút next
Trong màn hình Setup Type, bạn chọn Typical (cài đặt tất cả các thành phần cuả
chương trình).
Trong màn hình Destination Folder, bạn có thể chấp nhận vị trí cài đặt mặc định và
bấm nút Next :
Trong màn hình Software Updates, bạn bấm Next:
Trong màn hình User Experience Improvement Program, bạn nhấn nút Next:
Trong màn hình Shortcuts, bạn chọn vị trí tạo các shortcut cho VMware Workstation,
sau đó nhấn Next:
Tại màn hình Ready to Perform the Requested Operations, bạn nhấn Continue. Sau
bước này VMware Workstation sẽ được cài đặt, quá trình cài đặt mất khoảng 6 phút.
Tại màn hình Enter License Key, bạn nhập Key được cấp qua Email khi bạn đăng ký tải
VMware Workstation, sau đó nhấn Enter:
Bạn nhấn nút Finish ở màn hình Setup Wizard Complete, sau đó khởi động lại máy để
hoàn tất quá trình cài đặt:
2. Tạo máy ảo:
Sau khi mở phần mềm Vmware (ở đây tôi sử dụng phiên bản Vmware 10), bạn vào
File, chọn New Virtual Machine. -Sau đó sẽ xuất hiện 1 hộp thoại:
+ Mặc định của phần mềm là Typical: bạn sẽ tạo được ổ đĩa ảo với cái bước rất

dễ.
+ Còn ở phần Custom thì bạn có thể tạo ổ ảo với những gì mà mình thích. Bạn
nhấn Next.


9

Tiếp theo bảng hộp thoại xuất hiện nhằm hỏi bạn muốn tạo phần mềm gì để chạy
trên hệ thống ổ đĩa ảo của mình và đường dẫn để cài đặt phần mềm đó. Ở đây
chúng ta có 3 sự lựa chọn:
*Install from disc: bạn sẽ cài đặt phần mềm từ đĩa CD
*Installer disc image file (.iso): bạn sẽ cài đặt phần mềm có đuôi là .iso. File iso
hiểu theo một cách thông thường thì đó là 1 dạng file nén. Có thể dùng được bằng
cách giải nén hoặc chạy được trên ổ đĩa ảo.
*chọn loại hệ điều hành (Guest operating system) và phiên bản của hệ điều hành
(Version) mà bạn dự định muốn cài đặt trên máy ảo của mình rồi bấm Next , đặt tên
(Virtual machine name) và chọn nơi lưu trữ cho máy ảo (Location). Bấm nút Next.
Trong Network connection chọn loại kết nối theo từng nhu cầu của bạn. Nếu bạn
muốn thiết lập mạng tương tác giữa máy thật và ảo thì chọn loại kết nối Use bridged
networking. Bấm Next rồi chọn dung lượng cho ổ cứng của máy ảo, mặc định là 8 GB.
Bấm Finish.
Sau khi tạo xong thì máy ảo này cũng sẽ có đầy đủ các thiết bị như một PC bình
thường, nghĩa là bạn có thể vào Bios (ảo) để thiết lập các thông số cho Bios ảo.
Các tùy chọn trên khung Device:

Memory: thiết lập dung lượng Ram cho máy ảo.

Hard Disk (IDE 0:0): Thông số dung lượng về ổ cứng của máy ảo.
CD-ROM (IDE 1:0) :
Bạn chọn Use physical drive để sử dụng ổ CD-ROM vật lý của máy thật . Nếu bạn

muốn cài đặt hệ điều hành từ file ảnh (.ISO) thì chọn Use ISO image. Kinh nghiệm cho
thấy bạn nên tạo file ảnh (.ISO) cho đĩa cài đặt, để có thể tiến hành nhanh hơn.

Ethernet: Bạn có thể chọn các loại kết nối (Network Connection) để phù hợp với
nhu cầu của bạn.

USB Controller : Tùy chọn cho hay không sử dụng kết nối USB trong máy ảo
(mặc định sẽ tự động cho phép sử dụng USB trong máy ảo).

Sound Adapter: Sử dụng Card âm thanh mặc định của máy ảo hay Card âm thanh
của máy thật.
Ngoài ra, bạn có thể vào menu Edit > Preferences để cấu hình thêm về các chế độ của
Keyboard and Mouse, Cursor, phím nóng chuyển giao hiệu lực của bàn phím và con trỏ
chuột giữa máy thật và máy ảo (Hot Keys), chế độ chạy toàn màn hình hay cửa sổ
(Display), tùy chọn về bộ nhớ Ram (Memory), chế độ bảo mật bằng password cho máy
ảo (Lockout)…
Mặc định, dung lượng Ram cho máy ảo là 128 MB. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay


10

đổi cấu hình các thiết bị phần cứng trên máy ảo này, bằng cách nhấp vào nút “Edit
virtual machine settings” (trong mục Commands trên giao diện chính của máy ảo) để
xuất hiện hộp thoại Virtual Machine Settings. Trong hộp thoại này, bạn có thể thay
đổi lại cấu hình phần cứng theo nhu cầu riêng của mình.
Nếu phần tùy chọn CD-ROM bạn chọn Use physical drive thì bạn đưa đĩa hệ điều
hành vào ổ CD-ROM, nếu đĩa CD chứa hệ điều hành không tự boot thì bạn cần vào
CMOS của máy ảo điều chỉnh lại chế độ ưu tiên boot cho CD-ROM (thao tác thực hiện
tương tự như trên máy thật ) bằng cách nhấn phím F2 để vào Setup.
Nếu phần tùy chọn CD-ROM bạn chọn Use ISO image thì không cần đĩa CD.

Lưu ý: để các phím trên bàn phím có hiệu lực trong máy ảo thì phải dùng chuột nhấn
chuột trái vào màn hình của máy ảo, và để chuyển giao hiệu lực bàn phím cùng với con
trỏ chuột sang máy thật trở lại , bạn nhấn Ctrl + Alt.
Bước 2: Chạy VMware Workstation rồi Khởi tạo cấu hình và cài đặt hệ điều hành cho
máy ảo:
Bạn khởi động chương trình VMware-Workstation, trên giao diện chính của chương
trình, bạn nhấp vào menuFile > New > Virtual Machine (Ctrl+N) để tiến hành khởi
tạo cấu hình trên máy ảo.
Bước 3: Khởi động hệ điều hành trên máy ảo:
Để khởi động hệ điều hành trên máy ảo, bạn nhấn “Start this Virtual Machine” và thao
tác tắt máy cũng như bình thường trên máy thật, tức là vào Start > Turn of
Computer -> Turn off.



×