Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 96 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Thách thức của thị trường nông sản là rất khó xác định được tác nhân sản
xuất, nguồn gốc sản phẩm và kiểm soát chất lượng nông sản trong toàn chuỗi cung
ứng. Thực hành nông nghiệp tốt (viết tắt là GAP) đã được chứng minh là một công
cụ hiệu quả để vượt qua các thách thức trên. Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt
được thừa nhận và thực hiện ở cả cấp độ toàn cầu (EUREPGAP/ GlobalGAP), cấp
độ khu vực (AseanGAP) và cấp độ quốc gia (ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP,...).
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và
Khu vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hòa cùng với mối
quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó,
nước ta phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh, an
toàn thực phẩm. Đây là một cơ hội lớn cho nông sản nước ta thâm nhập thị trường
thế giới. Đồng thời, đây cũng là rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu
muốn xuất khẩu sang các nước khác là phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở
nước nhập khẩu, phải truy được xuất xứ hàng hóa nông sản, phải đủ về lượng,
thường xuyên và liên tục. Hiện nay, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm
đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được
sản phẩm, thì phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, khi đó
GAP giải quyết rất tốt vấn đề này. Trong bối cảnh toàn cầu đó, để góp phần đẩy
mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng phục
vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số
379/QĐ-BNN-KHCN: “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,
quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)”. Quy trình này được xây dựng dựa
theo AseanGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát tới hạn
(Hazard Analysis and Critical Control Point; HACCP), các thực hành sản xuất


1


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EUREPGAP/ GLOBALGAP
(EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đây là một quy trình có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng,
bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những
nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình
sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến nông sản. Chính vì những
lợi ích trước mắt và lâu dài nói trên mà quy trình VietGAP được Bộ NN & PTNT
khuyến khích ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị và diện tích áp dụng sản xuất quy trình
còn rất hạn chế. Tính đến tháng 1/2010 cả nước mới chỉ có 15 mô hình sản xuất áp
dụng VietGAP được cấp chứng nhận, trong đó, trên địa bàn Hà Nội có 1 giấy
chứng nhận dành cho sản xuất rau an toàn (Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT).
Thực trạng này xuất phát từ: (1) việc áp dụng quy trình VietGAP đòi hỏi người
nông dân phải tăng vốn đầu tư để cải thiện điều kiện sản xuất, ngoài ra còn đầu tư
thêm chi phí quản lý chất lượng, giấy chứng nhận và một số khoản chi phí phát
sinh khác. Đây là rào cản lớn cho nông dân, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất
nhỏ; (2) lợi nhuận từ RAT VietGAP chưa đáp ứng được nguyện vọng của người
sản xuất bởi người tiêu dùng chưa có được thông tin đầy đủ để tin tưởng vào sự
khác biệt giữa RAT VietGAP và rau thường. Dẫn đến, giá bán của nó chưa tương
xứng với lợi ích mang lại cho người tiêu dùng cũng như công sức và chi phí mà
người sản xuất đã bỏ ra. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để cải thiện tình trạng
đó? Làm thế nào để sản xuất rau theo quy trình VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân?

Hợp tác xã Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội là mô hình
liên kết thí điểm của nông dân quy mô nhỏ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP do dự án
Superchain (IFAD/MALICA) tài trợ, dưới sự tư vấn của Trung tâm nghiên cứu
Phát triển Hệ thống Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Rau quả từ tháng 11/2008.
2


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Hơn một năm đi vào hoạt động, HTX Tiền Lệ là đơn vị đầu tiên được cấp chứng
chỉ VietGAP trên quy mô diện tích 2,5 ha với 18 hộ thành viên tham gia. Nằm
trong khu vực vành đai 4, có đất đai màu mỡ, ven sông Đáy là những điều kiện
thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy
nhiên, việc sản xuất rau an toàn VietGAP còn rất nhiều khó khăn đối với các hộ
nông dân, đặc biệt là về khâu tiêu thụ.
Với mục đích đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề xuất các giải pháp
cải thiện và mở rộng quy mô sản xuất RAT VietGAP tại Tiền Lệ squa một năm
triển khai áp dụng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền
Yên, Hoài Đức, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất rau theo quy trình VietGAP
của các hộ nông dân tại HTX Tiền Lệ và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị trong
kênh hàng rau an toàn VietGAP; Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP để đề xuất những giải pháp phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất rau VietGAP
- Phân tích được thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của
các chuỗi giá trị rau tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội.
- Phân tích được những thuận lợi và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ rau
VietGAP.
3


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rau theo
quy trình ViệtGAP tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1) Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là gì? Quá trình
hình thành và phát triển GAP ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam như thế
nào?
2) Thực trạng sản xuất rau tại HTX Tiền Lệ trước và sau khi áp dụng quy
trình VietGAP?
3) Việc áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau tại HTX Tiền Lệ
mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Có sự khác nhau như thế nào giữa những
hộ sản xuất RAT VietGAP và những hộ sản xuất rau thường?
4) Những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ RAT VietGAP
5) Những đề xuất giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ
sản xuất rau theo quy trình VietGAP?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- 3 chuỗi giá trị rau: rau dền, cải cúc và cải mơ
- Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm 18 hộ
- 30 hộ sản xuất rau thường được lựa chọn điểu tra ngẫu nhiên tại xã Tiền
Yên
- Các tác nhân tham gia phân phối trong chuỗi giá trị rau: thu gom; người
bán buôn, người bán lẻ; người tiêu dùng; các nhà hàng, khách sạn & bếp ăn tập thể.
1.32 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và đánh giá
hiệu quả kinh tế trong khâu sản xuất và khâu thương mại rau an toàn (RAT) theo
tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Tiền Lệ; Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong
quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP từ đó có khuyến cáo và đề xuất
4


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

một số giải pháp nâng cao thu nhập đồng thời nhân rộng mô hình cho người dân
sản xuất RAT tại địa phương.
- Về địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội
và các Quận trong nội thành của TP. Hà Nội
- Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến
năm 2009. Số liệu về kết quả sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP được thu
thập thông qua kết quả điều tra hộ trồng rau ở xã vào tháng 4 năm 2010. Các kiến
nghị đưa ra có thể áp dụng cho năm 2010 đến năm 2015.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng

2.1.1. 1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1.1 Chuỗi sản xuất – cung ứng
Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu chính là
sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà kinh tế khác
nhau đã kết luận rằng: một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia
vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu để tạo ra một sản phẩm hoàn
chỉnh và chuyển gia sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng.
Trong một chuỗi sản xuất – cung ứng: dòng luân chuyển thông tin thường không
phải chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất
thường tập tring vào các sản phẩm, hàng hóa cơ bản. Định hướng của chuỗi sản
xuất – cung ứng chủ yếu là hướng cung. Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất
chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là
các tác nhân tham gia độc lập.
2.1.1.1.2 Chuỗi giá trị

5


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Chuỗi giá trị hàng hóa – dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để
biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn khái niệm khác nhau, đến khi
phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi
giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách
nhiệm tạo ra giá trị tối đa cho toàn chuỗi.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc
một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản

xuất. Hay nói cách khác, một chuỗi giá trị gồm một loạt cá hoạt động thực hiện
trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt
động này tạo thành một “ chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt
khác mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Nếu hiểu “ chuỗi giá trị theo nghĩa rộng” thì đó là một phức hợp những hoạt động
do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho
người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến
lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
2.1.1.1.3 Ngành hàng
Theo Fabre “ Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ
trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra
sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của
một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình
gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mực độ người
tiêu thụ”. Nói cách khác: “ Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp
trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị
trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp.
6


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với
nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành
hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi tác nhân và cũng là một chuỗi những thị

trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
2.1.1.1.3 Tác nhân
Tác nhân là một “ tế bào “ sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động
độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay những
doanh nghiệp tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ.
Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần
có tính tượng trưng. Theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp
các đơn vị có cùng một hoạt động.
2.1.1.1.4 Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là
sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra
quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản
phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các
sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của các tác
nhân đầu tiên.
2.1.1.2 Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
Có 8 nội dung hay được gọi là 8 “công cụ” dùng để phân tích. Trong đó, 4 công cụ
đầu tiên được coi là “ công cụ cốt yếu” cần được thực hiện để đạt được phân tích
tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn công cụ tiếp theo là “ các công cụ nâng cao” cói thể
tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về một số mặt của chuỗi giá trị.
* Lựa chọn các chuỗi giá trị ngành hàng ưu tiên để phân tích

7


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A


Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, chúng ta cần phải quyết định xem sẽ ưu
tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các
nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên cần phải lập ra phương
pháo để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa
chọn chúng ta có thể lựa chọn được.
Đối với đề tài này, ngành hàng rau của HTX Tiền Lệ có lợi thế như sau: Cây rau là
cây trồng chủ đạo của người dân địa phương và được sản xuất tập trung thành các
vùng với diện tích lớn. Cây rau đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống,
kinh tế, xã hội của người dân địa phương. Mặt khác, cây rau có sự đa dạng các
kênh thị trường và các tác nhân tham gia. Sản xuất rau không chỉ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hà
Nội và các vùng lân cận.
* Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các mô
hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm
và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị
sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu.
* Xác định chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số
khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu
tiếp. Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận, xác định số tiền mà một người tham gia
trong chuỗi giá trị bỏ ra và xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá
trị nhận được có ý nghĩa hơn cả.
Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng rau sản xuất theoeo quy trình VietGAP tại
HTX Tiền Lệ được xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp
như giống, phân bón, công lao động và các khoản chi phí dịch vụ đây chính là mức
vốn đầu tư cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để làm rõ cách xác định
8



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau, tôi sẽ phân
tích chi tiết hơn trong phần hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
* Phân tích công nghệ, kiến thức
Công nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến công nghệ truyền thống (thường được
tự phát triển bởi người sử dụng dựa trên kinh nghiệm), công nghệ cao (được hình
thành thông qua nghiên cứu và phát triển mở rộng). Phân tích công nghệ và kiến
thức nhằm phân tích tính hiệu quả của và hiệu lực của công nghê, kiến thức dùng
trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình công nghệ đang áp dụng so với
những đòi hỏi công nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để thấy được mức độ hợp lý
của công nghệ đang áp dụng. Từ đó, đưa ra những giải pháo cho sự lựa chọn cải
tiến nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm đầu ra, tiết
kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị.
Công nghệ, kiến thức được nói đến trong chuỗi giá trị ngành hàng rau sản xuất
theo quy trình VietGAP là những kỹ thuật mới trong quy trình được người dân
HTX Tiền Lệ áp dụng thông qua tập huấn.
* Phân tích thu nhập
Mục tiêu của phân tích thu nhập là: Phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong và
giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động của
hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng.
Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và các tác động đến chuỗi giá
trị.
* Phân tích việc làm
Phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân
tham gia chuỗi. Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng
động của việc làm dọc theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động của việc làm dọc
theo chuỗi giá trị. Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá


9


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

trị đến sự phân bổ việc làm. Phân tích sự tác động của các chiến lược khác nhau
của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.
* Quản trị và các dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham gia trong
chuỗi giá trị phối hợp với các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên
tắc chính thức và không chính thức. Hiểu sự tuân thủ nguyên tắc được giám sát
như thế nào, phân tích những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá
trị nhân những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các
tiêu chuẩn yêu cầu.
* Sự liên kết giữa các tác nhân
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa những người
tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài chuỗi.
Miêu tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự áp
dụng đối với sự phát triển chung của chuỗi.
2.1.1.5 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong số các
tác nhân tham gia trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các
công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước…Bốn khía cạnh trong phân tích
chuỗi giá trị nhưng được áp dụng trong nông nghiệp, mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các
bên tham gia vào sản xuất phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ
thể

- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân
phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Điều này quan trọng đối với
các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn
cầu hóa.

10


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp
trong chuỗi giá trị.
- Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi
giá trị
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án,
chương trình hay hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt
được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một
quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định,
bền vững.
2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Trong thực tế để đánh giá tính so sánh hiệu quả kinh tế thu được từ các đầu
tư lựa chọn, nhiều nhà kinh tế đã sử dụng các chỉ tiêu so sánh nhằm so sánh kết
quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất đã sử dụng để tạo ra kết quả sản xuất đó.
 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả:
- Năng suất rau: là khối lượng rau tươi sản xuất ra trên 1 đơn vị diện tích
trong 1 chu kỳ sản xuất nhất định (1 vụ tính từ thời điểm sản xuất đến khi

thu hoạch).
Công thức tính: NS = SL/ DT*360 ( kg/sào)
- Sản lượng: Sản lượng của một loại rau là khối lượng rau tươi trên 1 mảnh
lớn nhất trong số các mảnh có cùng trồng loại rau đó của hộ:
Q = Q1 + Q2 + …+ Qn
Trong đó: Q1, Q2,…, Qn: số lần bán
- Chi phí lao động: CL = P*PL
Trong đó: L: Số công lao động đi thuê để sử dụng trong 1 chu kỳ sản xuất
trên một đơn vị diện tích của 1 loại rau.
11


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Công lao động gia đình (V): là thời gian mà lao động của gia đình đã bỏ ra
trong cả quá trình sản xuất bao gồm công làm đất, nhặt cỏ, bón phân, phun
thuốc, tưới (bơm) nước, thu hoạch và đem bán. Công lao động gia đình được
tính là số ngày người tham gia lao động, mỗi công là một ngày tương ứng
với 8 giờ lao động.
- Chi phí lao động gia đình: bằng tổng số công lao động mà gia đình bỏ ra
trong 1 chu kỳ sản xuất của một loại rau nhân với giá thuê nhân công với giá
thuê lao động năm 2009 là 60 000 đồng.
Chi phí lao động gia đình = V*60
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản
phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một năm.
GO = ∑Qi*Pi

( Với i = 1 đến n )


Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, BVTV,...
IC =
Trong đó :

∑ Pi * mi
mi là lượng vật tư loại i
Pi : Giá đơn vị vật tư loại i

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất
được trên 1 sào:
VA = GO – IC
- Tổng chi phí:

TC = IC + A + V*60

Trong đó: V là số công lao động gia đình
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất gồm công lao
động của hộ và lợi nhuận khi người sản xuất trên một đơn vị diện tích trong
một vụ hay trong một năm.
12


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A
MI = VA – (A + T)


Trong đó: T: thuế nông nghiệp
A: Hao mòn tài sản cố định
 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tỷ suất sử dụng chi phí trung gian: GO/IC, VA/IC, MI/IC
- Hiệu quả sử dụng lao động: GO/V, VA/V, MI/V
2.1.3 Vị trí, vai trò của cây rau đối với đời sống kinh tế - xã hội
- Giá trị dinh dưỡng: Tuy không phải là nguồn cung cấp calo chính cho các hoạt
động sống của con người, nhưng rau xanh được biết đến như một yếu tố đóng vai
trò cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ khi nhu cầu về các loại lương thực,
thực phẩm giàu Protein đã được đảm bảo. Các loại rau cung cấp một lượng lớn
Vitamin (C, B1-B6, E, K,… ) và nhiều Provitamin A, D… Ngoài ra, rau còn cung
cấp các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng cần thiết cho cấu tạo của tế bào, cấu
tạo các Enzim, tác nhân xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ
thể người. Đồng thời, rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ có khả năng
làm tăng hoạt động của nhu mô ruột và hệ tiêu hoá.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, một số loại rau xanh như: hành, tỏi, nghệ, tía
tô, mướp đắng,… còn được coi như những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ
con người. Chính vì thế, trong cuộc sống con người, rau xanh đóng một vai trò hết
sức quan trọng và là sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ với số lượng lớn. Các kết
quả nghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy, mức độ tiêu thụ rau xanh trên thế giới
tính theo đầu người ngày càng có chiều hướng tăng cao. So với những nước đang
phát triển thì các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau bình quân đầu người
cao hơn.
Đối với sản xuất nông nghiệp, rau là loại cây trồng quan trọng và không thể
thiếu trong hệ thống trồng trọt. Với lợi thế có thời gian sinh trưởng ngắn, kích
13


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Thu Giang – KT51A

thước các loại rau thường nhỏ nên cây rau rất phù hợp trong cơ cấu trồng xen hay
trồng gối với những loại cây trồng khác, cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng đất
(Tạ Thu Cúc, 1993). Chính vì thế, thu nhập từ sản xuất rau cũng cao hơn nhiều so
với thu nhập từ sản xuất lúa cũng như một số cây trồng khác. Trong đó, các loại
rau ăn lá thường có thời gian sinh trưởng ngắn và dễ chăm sóc, khả năng khai thác
năng suất/đơn vị diện tích/đơn vị thời gian nhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh tế
lớn hơn.
Như vậy, có thể nói, rau là loại thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản
phẩm không thể thay thế bởi rau xanh cung cấp rất nhiều các chất quan trọng cho
sự phát triển của con người như các loại vitamin, các loại chất khoáng, chất xơ…
trong đó có 2 thành phần chủ yếu đó là: các loại vitamin và chất khoáng. Các chất
này có tác dụng điều hòa, cân bằng kiềm toan trong máu, là những chất cần thiết
cấu tạo máu và xương. Ngoài ra trong rau còn có một khối lượng lớn các loại chất
xơ có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Qua thực tế sản xuất cho thấy giá trị sản xuất trên 1
ha rau màu thường cao hơn gấp 2 - 3 lần so với 1 ha lúa nên rau được xem là cây
trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra rau còn có
nhiều ý nghĩa kinh tế khác như là loại cây lương thực, là loại hàng hóa có giá trị
xuất khẩu cao và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Về y học: Một số loại rau được coi là loại dược liệu quý và chữa được nhiều
bệnh.
- Về mặt xã hội: Khi ngành sản xuất rau phát triển thì sẽ có nhiều mặt tác động
tích cực đối với đời sống của con người như: góp phần tăng thu nhập cho người lao
động, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội; khi sản xuất rau được phát
triển với quy mô lớn sẽ là điều kiện cho việc sắp xếp lao động nông nhàn một cách
hợp lý; hơn nữa phát triển sản xuất rau còn tạo điều kiện để hỗ trợ cho các ngành
kinh tế khác phát triển.


14


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Chính vì rau có những vị trí và vai trò quan trọng như vậy mà hiện nay ngành sản
xuất này đang được chú trọng để phát triển, năng suất, sản lượng rau không ngừng
tăng lên qua các thời kỳ với nhiều chủng loại phong phú đa dạng và tạo ra nguồn
thu nhập không nhỏ cho những người sản xuất. Nhưng bên cạnh những mặt tích
cực đó thì việc sản xuất rau cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm như
tình trạng ngộ độc thực phẩm, môi trường sống bị ô nhiễm.
2.1.4 Những nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau trồng
- Do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV)
Việc sử dụng nhiều loại thuốc BVTV một mặt có tác dụng tiêu diệt được các
loại sâu bệnh hại, bảo vệ được năng suất cây trồng đồng thời tiết kiệm được chi phí
công lao động. Chính vì vậy mà ngày nay con người đang sử dụng thuốc BVTV
quá mức cho phép, gây nên các tác động xấu cho sức khỏe con người cũng như
môi trường sống.
Theo Viện Bảo vệ thực vật năm 1998 đến nay nước ta đã và đang sử dụng
khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12
loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày
càng gia tăng .
Một điều đáng lo ngại hiện nay nữa đó là thời gian cách ly thuốc BVTV còn
chưa được đảm bảo.
- Hàm lượng NO3- quá cao
Nguyên nhân làm dẫn đến hiện tượng này đó là do việc sử dụng các loại phân bón
hoá học nhất là đạm, mặc dù theo một số nhà khoa học thì lượng phân hoá học
được sử dụng trong trồng trọt ở nước ta thấp hơn rất nhiều so với các nước trong

khu vực và trên thế giới.
NO3 vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc nhưng khi hàm lượng đã
vượt quá mức cho phép thì lại gây nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa NO 3 bị khử
thành NO2, là một chất chuyển biến oxyheamo - globin thành chất không hoạt
15


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

động được gọi là Methaemoglobin. Ở mức cao NO 2 sẽ làm giảm hô hấp của tế
bào, ảnh hưởng tới họat động của tuyến giáp gây ra đột biến và phát triển các khối
u. Đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với con người.
- Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau
Việc lạm dụng hoá chất BVTV cùng với các loại phân bón hoá học đã làm cho
một lượng N, P, K và hoá chất BVTV bị trôi xuống các con mương và ao hồ,
chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm.
- Vi sinh vật gây hại trong rau xanh.
Nguồn vi sinh vật chủ yếu được sinh ra từ tập quán dùng nước phân để tưới rau
của nông dân.
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên rau trồng và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như đến môi trường sản xuất,
môi trường sống.
2.1.5 Các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn
2.1.4.1 Khái niệm rau an toàn
Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì rau an toàn là loại rau được sản
xuất trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu
nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây độc khi sử dụng.
- Theo quyết định số 67/ 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/04/1998 về các quy

định tạm thời về sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
thì:
“Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả
có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và
mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt là: Rau an toàn ”.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Theo Trần Khắc Thi, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ các yêu
cầu sau:
+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và đóng gói đúng
độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn.
+ Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc BVTV, dư
lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại không vượt quá
ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
2.1.4.2 Các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng nhiều quy trình sản xuất rau an toàn như:
quy trình IPM, quy trình rau hữu cơ... và gần đây nhất Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong
sản xuất rau.
 Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Quy trình này đã được áp dụng từ khá lâu trong sản xuất rau an toàn ở nước ta.
Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng

hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh
thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới
ngưỡng gây hại kinh tế.
IPM trong sản xuất rau an toàn được biểu hiện dưới 3 hình thức cơ bản đó là:
Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng, trồng rau trong điều kiện có che chắn và cuối
cùng là trồng rau trong dung dịch (phương pháp thủy canh).
+ Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với
đặc điểm là quá trình sản xuất diễn ra hoàn toàn ngoài điều kiện tự nhiên nên phụ
thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và thường bị các loại sâu bệnh phá
hại nhưng do chi phí sản xuất thấp nên đây vẫn là hình thức được người nông dân
áp dụng rộng rãi.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

+ Trồng rau an toàn trong điều kiện có che chắn (trong nhà lưới, màng P.E...). Ưu
điểm của phương pháp này là hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại nên ít phải sử
dụng thuốc BVTV đồng thời rút ngắn được thời gian sinh trưởng của rau, mang lại
năng suất cao. Nhược điểm của phương thức này đó là chi phí đầu tư lớn, giá thành
sản xuất cao nên chưa được sản xuất trên diện rộng.
+ Phương pháp thủy canh trong sản xuất rau an toàn mới được áp dụng những
năm gần đây. Phương pháp này có ưu điểm là có thể sản xuất rau sạch, rau an toàn
trong điều kiện thiếu đất, nước hoặc là nguồn đất, nước bị ô nhiễm, giảm được
công lao động do ít phải chăm sóc, ít sâu bệnh và năng suất cao. Hiện nay đầu tư
cho hình thức sản xuất này còn khá cao và còn nhiều vấn đề cần bàn về dung dịch
trồng rau nên trồng rau trong dung dịch chưa được phát triển.

 Quy trình sản xuất rau hữu cơ
Dự án trồng rau hữu cơ do Hội Nông Dân Việt Nam kết hợp với tổ chức ADDA
( Đan Mạch ) triển khai tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Cách trồng rau hữu cơ
này khác với cách trồng các loại rau sản xuất theo quy trình an toàn hiện nay ở
chỗ: rau an toàn tuy sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, nhưng vẫn có thể sử
dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm... nếu cần, và chỉ cần đảm bảo đủ thời gian cách
ly nhưng rau hữu cơ là rau trồng với 3 điều kiện cơ bản: không phân bón - hóa
chất; không phun thuốc trừ sâu độc hại, và không có tồn dư chất kháng sinh.
 Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
Là quy trình do Bộ nông nghiệp và nông thôn ban hành vào tháng 1 năm 2008 về
các quy định trong sản xuất rau an toàn từ sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế
biến và vận chuyển rau quả nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hóa học, sinh học
và vật lý.
Những yêu cầu chất lượng của “ rau an toàn ”:
- Chỉ tiêu nội chất quy định cho rau tươi gồm:
18


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Dư lượng thuốc BVTV
Hàm lượng NO3
Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu như Cu, Pb, Hg...
Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột
- Tiêu chuẩn về hình thái
Sản phẩm phải được thu hoạch đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm theo yêu cầu
của từng loại rau, không dập nát, hư hỏng, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao

gói thích hợp.
2.1.4.3 Những điều kiện cơ bản để sản xuất rau an toàn
(Theo quyết định số 04/2007/QĐ- BNN ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn)
2.1.4.3.1 Quy định về rau rau an toàn (RAT)
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản
phẩm rau đặt ra như sau :


Chỉ tiêu hình thái :
Sản phẩm phải được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại

rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không sâu
bệnh và có bao gói thích hợp.


Chỉ tiêu nội chất :
- Dư lượng các loại hoa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng Nitrate (NO3-) tích luỹ trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ

ngân (Hg), asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu) …
- Mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh ( E.coli, Samollela, trứng giun,
sán …).

19


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Thu Giang – KT51A

Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàm
lượng tồn dư của các chỉ tiêu không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn quy định cho
phép.
2.1.4.3.2 Quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn
Điều kiện sản xuất RAT: là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm các
tiêu chí về điều kiện môi trường và qui trình sản xuất của các cơ sở sản xuất để
đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn.
Bao gồm các điều kiện sau:
* Nhân lực:
- Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp
đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất RAT.
- Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
* Đất trồng:
- Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Có đặc điểm lý, hoá, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của
cây rau.
+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa
trang, đường giao thông lớn.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo Tiêu chuẩn TCVN
5941: 1995, TCVN 7209 : 2000
- Đất ở các vùng sản xuất RAT phải đựơc kiểm tra mức độ ô nhiễm định
kỳ hoặc đột xuất.
* Phân bón:
20



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Chỉ sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý và ủ hoai mục bảo đảm
không còn nguy cơ ô nhiễm hoá chất và vi sinh vật có hại.
- Không sử dụng các loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng
tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón và
tưới trực tiếp cho rau.
- Sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân (hữu cơ, vô cơ) số lượng
phân dực trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc
biệt với rau ăn lá phải kết thúc bón trước thu hái ít nhất là 14-15 ngày. Có thể sử
dụng bổ sung phân bón lá (trong danh mục cho phép ở Việt Nam) và phải theo
đúng hướng dẫn sử dụng.
- Hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất kích thích và điều hòa sinh trưởng
cây trồng. Chỉ sử dụng phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng của các cơ
quan đơn vị được phép sản xuất, đã được đưa vào danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng tại Việt Nam, dùng đúng liều lượng và kỹ thuật hướng dẫn.
- Tất cả các loại phân không bón gần thời điểm thu hoạch.
* Nước tưới:
- Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối, hồ lớn... Nước tưới
cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và các hoá chất độc
hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773: 2000.
- Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các
bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia
súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
- Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột
xuất.


21


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

* Kỹ thuật canh tác RAT :
- Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài
rau, giữa rau với cây trồng khác.
- Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với các cây trồng khác không tạo điều
kiện để sâu bệnh phát sinh, phát triển.
- Vệ sinh đồng ruộng:
+ Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để hạn
chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác.
+ Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp
vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng.
+ Chọn giống rau: không được sử dụng các giống rau biến đổi gen (GMO)
khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.
+ Bón phân: sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách
bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo đảm
thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất mười ngày và ít nhất bảy ngày đối với
phân bón lá.
* Phòng trừ sâu bệnh:
- Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở áp dụng
quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (I.P.M) chính trong hệ sinh thái ruộng rau. Bên
cạnh các biện pháp giống và canh tác, coi trọng biện pháp đấu tranh sinh học (vai
trò của các sinh vật có lợi).
- Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với
nhu cầu sinh trưởng của mỗi loài rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng,

đặc biệt với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tựơng sâu
bệnh hại để phòng trừ kịp thời.
22


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu huỷ các cây, bộ phận của
cây bị bệnh.
- Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh
học, nhất là đối với các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên
địch trong các vùng trồng rau.
- Chỉ được dùng các loại thuốc hóa học ít độc hại và phân giải nhanh khi
cần thiết, sử dụng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly cho phép theo hướng
dẫn của ngành BVTV.Tuyệt đối không được dùng những thuốc BVTV đã cấm sử
dụng, các loại thuốc chưa có danh mục BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường
hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học tuân thủ nguyên tắc 4 đúng :
+ Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành.
+ Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên
bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng .
+ Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo
đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và
môi trường.

+ Đúng thời gian: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát
huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại
thuốc, từng loại rau.
* Thu hoạch và bảo quản RAT:
- Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để
đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

23


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

- Bảo quản: Rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện
pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.
* Công bố tiêu chuẩn RAT:
Trước khi tiến hành sản xuất, Tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu chuẩn chất
lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá ban hành kèm theo
Quyết định số 03/2006/ QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công
nghệ
* Sản phẩm RAT trước khi lưu thông:
Các sản phẩm RAT trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường phải đảm
bảo các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận RAT do tổ chức chứng nhận RATcấp.
- Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, trường hợp không thể bao gói kín phải dùng dây buộc hoặc dụng cụ chuyên
dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.
- Có nhãn hàng hoá gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp vào
từng sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hoá RAT phải thực hiện theo Nghị

định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn
hàng hoá.
* Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát RAT:
- Khuyến khích tổ chức sản xuất RAT theo các hình thức phù hợp với quy
mô sản xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy
định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý
chuyên ngành theo quy định tại văn ban này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất và
cung ứng.
2.1.5 Lí luận về GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP, ASEAN GAP, VietGAP
24


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thu Giang – KT51A

2.1.5.1 GAP
Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu
(Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng
và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.
- GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt.
Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một
môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác
nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa
chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm
phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
- GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, đất đai, phân bón,
nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận

chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
1. An toàn thực phẩm
2. An toàn cho người sản xuất
3. Bảo vệ môi trường
4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
- Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
• Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng
tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi
trường. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gồm: Quản lý phòng trừ dịch hại
tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, giảm thiểu dư lượng hóa chất
• Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để
đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
• Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của
nông dân. Môi trường làm việc gồm: Các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp
cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân, phúc lợi xã hội.
25


×