Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 122 trang )

PHẦN 1I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam được coi là một trong 5năm
ngành kinh tế quan trọng nhất đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội. Việt
Nam có tiềm năng lớn để phát triển NTTS, với bờ biển dài 3260km, 112 cửa
sôong, lạch và 12 đầm phá, eo vịnh và hệ thống sôong phong phú đã tạo ra
hàng vạn ha mặtmăth nước ao hồ, đầm, hàng trăm con song lớn nhỏ tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển NTTS quanh năm. NTTS được coi như một giải
pháp hữu hiệu trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân,
cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, tăng
kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách, tận dụng và phát huy một cách
hợp lý nguồn lực tự nhiên sẵn có mà không ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên
thì việc NTTS Việt Nam trong những năm gần đây đã được phát triển mạnh
và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là lĩnh vực
đã và đang được đảng và nhà nước ta tạo điều kiện phát triển để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người. Tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam năm
2008 là 2465,6 nghìn tấn đạt giá trị sản xuất 76895,1 tỷ đồng .[19]
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông
nghiệp hàng hoá bền vững, Bắc Giang khuyến khích phát triển nghề nuôi
trồng thuỷtuỷ sản cả diện tích, năng suất và chất lượng. Những năm qua nghề
NTTS đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn
hộ dân trong tỉnh.
Là một tỉnh miền núi nhưng Bắc Giang có lợi thế lớn vể NTTS, từ
4.643 ha ao hồ nhỏ nhưng đến nay toàn tỉnh có 11.966ha mặt nước đang được
khai thác và chăn nuôi thuỷ sản. Năm 2009 sản lượng thuỷ sản hàng hoá đạt

1


14.122 tấn tăng gấp 2 lần so với năm 2001.


Nhằm khai thác tiềm năng NTTS những năm gần đây UBND tỉnh đã
ban hành nhiều cơ chế, chính sách như: trợ giá 40% giá giống đối với các loại
giống mới, 60% giá con giống và 2 triệu đồng hỗ trợ cho làm lồng đối với hộ
nuôi cá lồng…
Nhận thức rõ hiệu quả kinh tế của chăn nuôi thuỷ sản những năm qua
tỉnh đã có chủ trương chuyển hàng nghìn ha ruộng trũng cấy một vụ lúa
không ăn chắc sang nuôi thuỷ sản, hơn 3.500ha ao hồ được cải tạo thành
những vùng có quy mô tập trung. Đến nay toàn tỉnh có 47 HTX chuyên nuôi
thuỷ sản.
Đi đôi với chủ trương mở rộng diện tích mặt nứơc, Bắc Giang coi trọng
việc tuyển chọn, quản lý sản xuất cá giống để cung cấp cho các cơ sở nuôi
thuỷ sản. Hiện toàn tỉnh có 12 cơ sở sản xuất cá giống với sản lượng 2 tỷ cá
bột, 420 triệu con cá giống đủ để cung cấp cho nhu cầu chăn thả cá trong tỉnh
và các tỉnh bạn. Năm 2008 và 6 thánh đầu năm 2009 toàn tỉnh sản xuất hơn
3,8 tỷ con cá bột các loại cung cấp ra thị trường.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp người xưa có câu: “nhất nước –nhì phân -– tam cần - tứ giống” nhưng trong hoạt động NTTS ngày nay thì
giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công vụ nuôi.
Nhằm đảm bảo hoạt động NTTS ngày càng phát triển thì nhu cầu con giống
ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Phi Mô là một xã miền núi của tỉnh Bắc Giang có nghề ương nuôi cá
giống từ lâu đời, là nguồn cung cấp con giống cho các cơ sở trong tỉnh và ngoài
tỉnh. Bên cạnh nhữg điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề ương nuôi cá
giống thì vần còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận
KHKT về ương nuôi cá giống của các hộ nông dân còn hạn chế, bên cạnh đó do
một số yếu tố khách quan như dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm, thị trường…

2


Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ƯThực

trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông
dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang: thực trạng và kiến nghị”.
Nhằm tìm hiểu rõ thực trạng nghề ương nuôi cá giống tại địa phương từ đó có
cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều
kiện cho nghề ương nuôi cá tại địa phương ngày càng phát triển.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng ương nuôi cá giống qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hiệu quả ương nuôi cá giống tại xã
Phi Mô – huyện Lạng Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ương nuôi cá
giống.
(2) Thực trạng nghề ương nuôi cá giống từ đó phân tích điểm thuận lợi
và khó khăn ảnh hưởng đến kết quả ương nuôi cá giống của các hộ.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề ương nuôi cá
giống tại địa phương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Báo cáo tập trung nghiên cứu thực trạng, giải pháp phát
triển và nâng cao hiệu quả nghề ương nuôi cá giống tại các hộ nông dân xã
Phi Mô – Lạng Giang - Bắc Giang.
- Chủ thể: các hộ ương nuôi cá giống tại địa phương, các đối
tượng liên quan.

3


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ương nuôi cá

giống, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả
nghề ương nuôi cá giống tại địa phương.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Phi Mô -– huyện
Lạng Giang -– Bắc Giang.
- Về thời gian: Thực hiện từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm
2010.
- Số liệu khảo sát từ năm 2007 -– 2009, và dự kiến năm 2010

4


PHẦN 2II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Sản xuất
Khái niệm về sản xuất
Sản xuấtX là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (Tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất SX để tạo ra sản phẩm SP hàng hoá hoặc
dịch vụ (đầu ra)).
Nếu giả thiết sản xuất diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử
dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ đầu vào và đầu ra bằng một
hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,X3...Xn)
Trong đó:
Q: Biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định.
X1,X2,X3...Xn: là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Ta cần chúý ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến

đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị
bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thi tổng sản phẩm là
lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia
tổng sản phẩm có số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ cxó AP. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm này càng nhỏ đi.

5


- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi
thì tăng tổng vốn sẽ dẫn tới tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá. Tuy
nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hoá còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn như chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất
là lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nhgiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất
lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp và dịch
vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư
thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên
rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng xuất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng

trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao
động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế
của xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất,
các hình thức tổ chức sản xuất mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau
giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên
liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...cũng có tác động tới quá trình sản xuất.

* Phát triển

6


- Phát triển là một quá trình nhiều mặt liên quan đến những thay đổi cơ
bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ thông, thể chế quốc gia cùng
với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công, giảm nghèo đói. Phát triển
về bản chất phải thể hiện sự thay đổi đồng bộ, trong đó xã hội đảm bảo những
nhu cầu cơ bản những mong muốn của các cá nhân, các nhóm dân cư trong xã
hội đó; Chuyển từ trạng thái mà người dân ơhải đối mặt với sự thiếu thốn,
không thỏa mãn sang trạng thái mà người dân được hưởng cuộc sống vật chất
cũng như tinh thần tốt hơn.
- Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến của
một nền kinh tế từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Có rất nhiều
khái niệm về phát triển kinh tế do các nhà tổ chức và các nhà kinh tế đưa ra.
+ Theo Ngân hàng thế giới phát triển kinh tế trước hết là sự tăng trưởng
kinh tế nhưng còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do của con người.
+ Theo Malcom Gillis cho rằng phát triển kinh tế, bên cạnh sự tăng thu
nhập bình quân đầu người còn bao gồm sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế.

+ Hiện nay, xuất hiện tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị
khai thác cạn kiệt nên phát triển còn đi đôi với khái niệm phát triển bền vững,
đã hình thành hai khái niệm phổ biến về phát triển kinh tế và phát triển bền
vững như sau:
- Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
- Phát triển bền vững
Khái niệm của Heman Daly (World Bank) một thế giới bền vững
là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nước,
thổ nhưỡng, sinh vật… nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững

7


cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tạo như nhiên liệu hóa
thạch, khoáng sản… nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không
thải ra ngoài môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ
và vô hiệu hóa chúnh.
Khái niệm của Bumetlend: Phát triển bền vững là loại phảt triển lành
mạnh vừa đáp ứng nhu cầu hiện đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của
thế hệ tương lai.
Tóm lại, phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong
đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân
khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến sự phát triển của cộng
đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không ảnh thiệt hại đến lợi ích
của cộng đồng người khác và sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm
phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người thì không
đe dọa sự sống còn hay làm suy giảm điều kiện sống của cá loài sinh vật khác
trên hành tinh.

* Hiệu quả kinh tế là một phần cơ bản của kinh tế học, nó phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động kinh tế. Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế có
những dòng quan điểm khác nhau và nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nhìn
chung chúng được hệ thống thành bốn dòng quan điểm cụ thể sau:
- Dòng quan điểm thứ nhất xem xét hiệu quả kinh tế dựa trên tỷ số giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Culicop cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất là tính đến kết quả của một nền
sản xuất nhất định. Chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt
được kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia vốn sản xuất ta được hiệu suất
vốn, tổng sản phẩm chia cho số vật tư ta được hiệu suất vật tư”
- Dòng quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh tế được so sánh trên
cơ sở số liệu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Đỗ Trịnh cho rằng: “ Thông thường hiệu quả được biểu hiện như số

8


liệu giữa kết quả và chi phí…tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp
không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do vậy nói
một cách linh hoạt hơn hiệu quả là kết quả phù hợp mong muốn”.
Định nghĩa trên đã tính đến yếu tố không thể tính toán được hoặc tính
toán không có nghĩa, những những yếu tố này vẫn tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh như khí hậu, điều kiện địa lý, điều
hiện xã hội.
- Dòng quan điểm thứ ba cho rằng hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa
phần kết quả tăng thêm và phần chi phí tăng thêm để tạo ra kết quả đó.
- Dòng quan điểm thứ tư: Đây là dòng quan điểm mang tính chất tổng
hợp nói lên quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí.[5]
Nguyễn Thị Thu cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh
giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất xã hội. Phạm trù hiệu quả kinh tế là thể

hiện phương pháp chất lượng kinh doanh vốn của một phương thức sản xuất
kinh doanh. Đó là sự so sánh về lượng giữa kết quả sản xuất và chi phí sản
xuất”.
Lệ Thu cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất
lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được và
chi phí bỏ ra”.
Thực chất đây là dòng quan điểm tổng hợp của ba dòng quan điểm trước,
nó phản ánh một cách khái quát mối tương quan giữa kết quả và chi phí.
Khi xem xét hiệu quả kinh tế trên dòng quan điểm thứ nhất: hiệu quả là
tỷ số giữa kết quả và chi phí, quan điểm này phản ánh được mức độ hiệu quả
kinh tế nhưng chưa phản ánh được quy mô của nó.
Ngược lại dòng quan điểm thư hai, nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong
mối quan hệ hiệu số giữa kết quả và chi phí, quan điểm này phản ánh được
quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng lại không phản ánh được mức độ của nó.

9


Dòng quan điểm thứ ba, xem xét hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ
giữa chi phí tăng thêm. Quan điểm này sẽ đưa ra được điểm dừng tối ưu cho
sự đầu tư, nhưng nó không phản ánh được tổng thể hiệu quả kinh tế chung.
Dòng quan điểm thứ tư, phản ánh khái quát chung về hiệu quả kinh tế,
do vậy có thể xem nó như một lý luận chung nhất về hiệu quả kinh tế. Các
dòng quan điểm khác sẽ là sự cụ thể và chi tiết của dòng quan điểm này có thể
xem nó như những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.
Như vậy khi xem xét hiệu quả kinh tế, chúng ta phải căn cứ trên những
quan điểm khác nhau để phản ánh một cách đầy đủ, cụ thể nhất, đồng bộ nhất
về hiệu quả kinh tế.
Theo tôi hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mối tương

quan đó cần xem xét cả về tương đối và tuyệt đối.[1]
2.1.2 Đặc điểm ương nuôi cá giống
2.1.2.1a)* Khái niệm cá giống:
Những năm trước đây từ "cá giống" được dùng một cách chung chung,
như vậy nên khó nhận biết qui cỡ cụ thể của từng loại cá. Hiện nay tên gọi và
cỡ cá đã được qui định cụ thể tuỳ theo thời gian nuôi và qui cỡ cá tương ứng.
Cá bột nở sau 2 - 3 ngày, đem ương nuôi 21 - 25 ngày, gọi là cá hương. Cá
hương ương nuôi tiếp sau 55 - 60 ngày, có kích thước 5 -6 cm gọi là cá giống
cấp 1. Cá giống cấp 1 nuôi tiếp từ 70 - 80 ngày, có kích thước 8 - 12 cm gọi là
cá giống cấp 2. Để có thể khái quát qui cỡ cá giống có bảng tiêu chuẩn ngành
mang số hiệu 28TCN 59 - 79 ban hành từ ngày 1 - 3 -– 1979.
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn ngành mang số hiệu 28TCN 59 - 79 ban hành từ
ngày 1 - 3 -– 1979.
Lloài cá

Cá bột

Cá hương

Cá giống

Cá giống cấp

(cm)

(cm)

cấp 1 (cm )

2 (cm)


10


Mè trắng
Mè hoa
Trăm cỏ
Chép
Trôi, Rohu, Mrigal
Rô phi (Or. niloticus)

0,5 -– 0,7
0,5 - – 0,7
0,5 -– 0,7
0,5 -– 0,7
0,5 -– 0,7

2,5 -– 3
2,5 -– 3
2,5 -– 3
2,5 -– 3
2,5 -– 3

5 -– 6
5 -– 6
5 -– 6
5 -– 6
5 -– 6

10 -– 12

10 -– 12
10 -– 12
8 -– 10
8 -– 10

0,5 -– 0,7

1,2 -– 2,5

4-6

8 -– 10

Như vậy quá trình ương nuôi từ cá bột lên thành cá giống hoàn chỉnh mất từ
146 -– 165 ngày.[7]
2.1.2.2 b)* Kỹ thuật ương nuôi cá giống
Ương nuôi cá giống gồm 2 giai đoạn:
Cá bột

Giai đoạn 1

Cá hương

11

Giai đoạn 2

Cá giống



a) ● a) Giai đoạn 1 ưƯơng cá bột lên thành cá hương
○1.1 Điều kiện môi trường ao ương
1.1.1◦ Chọn ao ương
Ao là môi trường sống, sinh trưởng và phát triển của cá, điều kiện môi
trường ao nuôi hay xấu đều ảnh hưởng đến đời sống của cá. Ở giai đoạn ương
từ cá bột lên cá hương thì môi trường có ý nghĩa nhiều hơn. Ao ương cá bột
lên cá hương cần đảm bảo tốt một số yêu cầu sau đây:
Nguồn nước: nguồn nước lấy vào ao phải chủ động, sạch, không có cá
tạp, lấy nước và tiêu nước thuận tiện, ở giai đoạn này yêu cầu không gian hoạt
động của cá ngày càng tăng, vì vậy phải thường xuyên thay nước mới nhằm
mục đích sau:
+ Điều chỉnh màu nước trong ao
+ Cấp nước mới vào ao làm tăng hàm lượng ôxy tạo điều kiện cho cá
sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Cấp nước mới vào làm tăng thể tích nước trong ao, làm tăng không
gian hoạt động của cá, cá sinh trưởng nhanh.
1.1.2◦ Chất đáy thích hợp:
- Chất đáy ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước của ao, nó điều chỉnh độ
béo của nước.
- Nếu chất đáy là bùn cát, pH = 7 - 8 dễ gây màu nước, vi sinh vật, thực
vật phù du phát triển mạnh.
- Nếu chất đáy là cát sỏi hoặc chua mặn pH giảm 7 - 8 khó gây màu nước,
vi sinh vật phù du phát triển kém. Độ dày bùn đáy từ 15 - 20cm, độ dày bùn đáy
dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình ương nuôi.
◦ 1.1.3 Diện tích và độ sâu của ao:
- Diện tích ao ương cá bột lên cá hương quá nhỏ hoặc quá lớn đều ảnh
hưởng xấu đến tỷ lệ sống ở giai đoạn này. Ao có diện tích lớn khó gây màu

12



nước, quản lý chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn nhưng thuận lợi là ôxy phong
phú, không gian hoạt động rộng, cá lớn nhanh. Ngược lại ao có diện tích quá
nhỏ dẫn đến điều kiện lý hoá học dễ thay đổi, nhất là vào mùa hè. Vì vậy chọn
ao ương từ cá bột lên cá hương có diện tích từ 400 - 1000 m2 là thích hợp.
- Độ sâu mức nước trong ao dao động từ 1,0 - 1,2 m nước là vừa phải,
nước nông quá hoặc sâu quá đều ảnh hưởng đến cá bột ở giai đoạn này.
◦ 1.1.4 Bờ ao phải cắc rắn không dò rỉ:
- Nếu bờ ao dò rỉ tạo nên dòng chảy làm cho cá tập trung lại nhiều dẫn
đến cường độ bắt mồi của cá giảm, mặt khác các loài cá dữ khác như cá quả,
cá rô, cá trê thường ngược dòng chảy vào ao làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
- Ao bị dò rỉ làm mất đi một lượng lớn muối dinh dưỡng và thức ăn của
cá trong ao. Vì thế bờ ao cần phải chắc chắn, không dò rỉ và cao hơn mực
nước cao nhất hang năm là 50cm.
◦1.1.5 Ánh sang đầy đủ:
- Thức ăn của cá ở ao ương chủ yếu là dinh vật phù du, đặc biệt là động
vật phù du cở nhỏ. Sự phát triển của thực vật phù du lại không thể thiếu ánh
sáng mặt trời vì thế ao ương phải có độ thoáng lớn, ánh sáng nhiều, cá sinh
trưởng nhanh.
Tóm lại: Việc chọn ao ương đúng tiêu chẩn kỹ thuật sẽ nâng cao được
năng suất ương nuôi trong giai đoạn này. Trong thực tế việc lụa chọn được ao
ương khó đảm bảo được các tiêu chuẩn trên. Vì thế tuỳ điều kiện của từng cơ
sở mà bố trí cho hợp lý.
○ 1.2 Chuẩn bị ao ương
◦1.2.1 Tẩy dọn ao:
- Lợi ích của việc tẩy dọn ao ương nhằm: biến ao ngèo dinh dưỡng
thành ao giàu dinh dưỡng, diệt trừ cá dữ và thực vật có hại, diệt ký sinh trùng
gây bệnh, biến ao dò nước thành ao giữ được nước.

13



- Phương pháp tu bổ và tẩy dọn ao:
+ Tháo hết nước trong ao, sữa lại bờ ao, vét bớt bùn đáy, trang đáy
bằng phẳng. Việc tu bổ ao phải được tiến hành trước khi thả cá 7 - 10 ngày
hoặc có thể trước 15 ngày, tuỳ diều kiện của từng cơ sở.
+ Tẩy ao bằng vôi bột hoặc vôi sống: lượng vôi thường dùng là 7- 10
g/ao (vôi bột) hoặc 10 - 15 kg/ao (vôi tôi) tuỳ theo độ pH của ao để xác định
lượng vôi bón cho thích hợp.

1.2.2 ◦ Bón phân
- Sau khi tẩy vôi, tiến hành tháo nước vào ao, nước đưa vào ao phải
được lọc qua lưới động vật phù du hoặc qua vài lần vải màn. Mực nước ban
đầu lấy vào là 30- 40cm nước, rồi tiến hành bón phân chuồng, phân xanh.
+ Phân chuồng 30 -– 50 kg/ao (rãi đều khắp ao)
+ Phân xanh 30 -– 50 kg/ao (bó thành từng bó đặt xuống 1 - 2 góc ao)
- Sau khi tẩy trùng, bón lót tiến hành ngâm ao, thời gian ngâm ao dài
hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiệt độ. Sau khi lá dầm phân huỷ hết, vớt bỏ những
phần cứng không phân huỷ được lên bờ rồi cho nước tiếp tục vào ao đảm bảo
mực nước trong ao từ 0,8 - 1,2m khi dó mới tiến hành thả cá bột.
1.3 ○ Thả cá bột
Thường thả cá bột vào buổi sáng hoặc chiều tối. Nếu nhiệt độ lớn hơn
300C thì không thả cá ra ao. Mật độ cá thả tuỳ theo từng loại, thường dao
động từ 200 - 300 con/m2. Mật độ cá thả còn phụ thuộc vào từng vùng: vùng
đồng bằng mật độ thả 250 - 300 con/m2, ở miền núi, trung du mật độ thả 200 250 con/m2.
1.4 ○ Chăm sóc và quản lý
1.4.1 ◦ Bón phân và cho ăn thức ăn tinh:

14



- Đối với ao ương cá bột lên hương phải thuờng xuyên có nguồn thức
ăn sinh vật phù du phong phú, màu nước trong ao phải có màu lá chuối non
và vỏ đậu xanh.
- Chế độ bón phân: đối với ao cá đã bón lót, sau khi thả được 4 - 5 ngày
phải tiến hành bón phân.
+ Bón phân chuồng 1 tuần bón 2 lần, mỗi lần 6 - 7 kg/ao.
+ Phân xanh 1 tuần bón 1 lần, mỗi lần 10 - 13 kg/ao.
Ngoài phân hữu cơ ra còn phải bón bổ sung thêm phân đạm (urê), lân
với lượng từ 100 - 200 g/ao theo tỷ lệ 2: 1 hoặc 1: 1.
- Đối với ao không bón lót, ngay sau khi thả cá xong phải tiến hành bón
phân gây màu nước ngay. Lượng phân bón bằng lượng phân bón lót ban đầu.
Cách bón:
+ Phân chuồng cho xuống 2 góc ao.
+ Phân xanh bó thành từng bó đưa xuống 1 hoặc 2 góc ao còn lại.
+ Phân vô cơ phải hoà tan vào nước rồi té đều khắp mặt ao.
- Thức ăn tinh: loại thức ăn tinh dùng ở giai đoạn này bao gồm: lòng đỏ
trứng, cháo nghiền, bột gạo xay nhỏ, bột mì… khi cho ăn, thức ăn phải được
hoà loãng té đề xung quanh ao. Cuối giai đoạn cá hương, cá chuyển sang ăn
thức ăn của cá trưởng thành.
- Chú ý: Bón phân phải kết hợp xem màu nước, tình trạng cá nổi đầu và
tốc độ lớn của cá trên cơ sở đó để điều khiển thích hợp.
1.4.2 ◦ Quản lý ao ương
- Hàng ngày phải thăm ao vào sáng sớm, chiều tối để quan sát hoạt
động của cá trong ao, màu nước, bệnh cá, địch hại, trên cơ sở đó có biện pháp
xử lý kịp thời.
+ Nước trong ao phải thường xuyên có màu lá chuối non hoặc vỏ hạt
đậu xanh là tốt nhất.

15



+ Vào lúc sang sớm cá nổi đầu từ 2 -– 3 giờ, nếu động nhẹ không thấy
cá lặn chứng tỏ trong ao thiếu ôxy.
+ Cá bơi lờ đờ, bơi lẻ từng con như vậy là có hiện tượng bị bệnh.
+ Diệt địch hại có trong ao: Ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương, một
trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống của cá là yếu tố địch hại, địch
hại của cá ở giai đoạn này là bọ gạo, nòng nọc, bắp cầy và các sinh vật địch
hại đối với cá khác.
- Định kỳ cấp nước vào ao với mục đích nhằm cải thiện môi trường
nước trong ao, sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển mạnh, mặt khác còn kích
thích cho cá tăng trưởng nhanh. Bình thường cứ 3 - 5 ngày thêm nước vào ao
một lần, mỗi lần dâng 20 - 30 cm nước. Nếu ương với mật độ dày, trong quá
trình ương có thể thay 1 - 2 lần, mỗi lần bằng 1/3 lượng nước trong ao.
- Phòng trị bệnh cho cá: Thường xuyên quan sát cá trong ao, nếu thấy
cá bơi theo đàn hoạt động nhanh nhẹn là cá khoẻ. Nếu thấy nhiều con bơi lờ
đờ trên mặt nước, bơi tản mạn ven bờ chứng tỏ cá có hiện tượng bị bệnh. Kịp
thời bắt cá lên kiểm tra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Trường hợp
nghiên trọng nếu thấy cá chết trong ao phải thay nước, ngừng bón phân và
cho cá ăn.
- Kiển tra tốc độ sinh trưởng: Trong quá trình ương, định kỳ kiểm tra
tốc độ tăng trưởng của cá. Một tuần kiểm tra tốc độ tăng trưởng 1 lần. Cách
làm: dung vợt cá bột bắt lên 15 - 30 con kiểm tra chiều dài và trọng lượng
(nếu có điều kiện). Quan sát độ no của cá, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn,
phân bón cho hợp lý.
- Luyện cá: Sau khi ương được 1 tuần, cứ 4 - 5 ngày dung cào đẩy sát
đáy ao 1 lần hoặc dung trâu đùa luyện. Cuối giai đoạn cá hương có thể dung
lưới cá hương để luyện cá: dùng lưới kéo cá vào góc ao sau 10 - 15 phút thả
cá ra. Tác dụng luyện cá là:
+ Làm cho cá quen với điều kiện môi trường thiếu ôxy.


16


+ Kích thích cá hoạt động, làm cho khả năng chịu đựng của cá dẻo dai hơn.
+ Xáo trộn chất dinh dưỡng giữa tầng mặt và tầng đáy, tạo điều kiện
cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển
Chú ý: luyện cá vào những ngày nắng ráo vào thời gian 8- 9 giờ sáng.
- San cá: Khi cá đạt kích cỡ 2,5 - 3 cm phải kịp thời san thưa, san cá là
một trong những biện pháp lớn làm giảm tỷ lệ chết trong quá trình ương nuôi
cá giống. Cách làm: trước khi san cá 3 - 4 ngày phải luyện cá liên tục, mỗi
ngày 1 lần vào 8 - 9 giờ sang.
- Chú ý:
+ Trước khi thu cá ngừng cho cá ăn 2 - 3 ngày.
+ Khi san cá phải thao tác nhẹ nhàng, tránh gây xây sát cho cá.
+ Dùng lưới thu cá 2 - 3 lần, sau đó tát cạn thu toàn bộ, tiếp tục chu kỳ
ương lần hai.
b)● Giai đoạn 2 ương nuôi cá hương thành cá giốngb.KỸ THUẬT
ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG THÀNH CÁ GIỐNG
○ * Điều kiện môi trường ao ương
Ở giai đoạn này cá đã lớn, vì thế cá đòi hỏi không gian hoạt động rộng. Vì
vậy ao ương từ cá hương lên cá giống có diện tích 1000 m 2 trở lên, độ sâu mực
nước 1,2 - 1,5 m, chất đáy là bùn cát hoặc cát bùn, độ dày bùn từ 15 - 20 cm.
○ * Chuẩn bị ao ương.
Công việc chuẩn bị ao ương tương tự như ở giai đoạn ương từ cá bột
lên cá hương. Tuy nhiên ở giai đoạn này yêu cầu tẩy dọn ao không đòi hỏi
khắt khe như ở giai đoạn trước, vì nòng nọc, bọ gạo, bắp cày không phải là
đối tượng địch hại nữa, mà chỉ là đối tượng cạnh tranh thức ăn.
○ * Mật độ thả
Mật độ dao động từ 15 - 30 con/cm2 (tuỳ theo điều kiện ương nuôi,

từng vùng và từng loài cá khác nhau). Chú ý cá đưa vào ương nuôi ở giai

17


đoạn tiếp theo phải chọn những con đồng cỡ, khoẻ mạnh, đúng tiêu chuẩn để
ương nuôi thành cá giống. Ở giai đoạn này có thể ương đơn hoặc ương ghép
nhiều đối tượng trong cùng một ao (mè trắng + mè hoa, trắm cỏ + mè trắng,
mè trắng + trôi).
○ * Chăm sóc và quản lý
- Bón phân và cho ăn:
+ Ao ương cá mè trắng, mè hoa có chế độ bón phân tương tự như thời
kỳ ương từ cá bột lên cá hương.
+ Ao ương cá trắm cỏ hàng ngày cho ăn bèo tấm, bèo hoa dâu, cỏ non,
cây họ đậu (băm nhỏ) lượng thức ăn hàng ngày 30 - 40 kg/1 vạn cá, kết hợp
cho ăn thức ăn tinh với lượng 300 - 400 g/ao/ngày. Cá tra cho ăn ốc xay + lá
gón, những sản phẩm của lò sát sinh lượng thức ăn tinh từ 5 - 10% trọng
lượng thân cá.
Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá, sự hoạt động
của cá. Đối với cá tra, cá trắm cỏ phải thường xuyên vệ sinh sáng ăn, nơi cho
cá ăn, thường xuyên làm tốt công tác phòng trừ địch hại cho cá. Định kỳ cho
nước mới vào ao để cải thiện môi trường sống của cá trong ao. Định kỳ kiểm
tra tốc độ tăng trưởng của cá.
- Trước khi thu cá 4 - 5 ngày phải tiến hành luyện cá. Công việc luyện
cá được tiến hành vào 8 - 9 giờ sang, đồng thời ngừng cho cá ăn trước khi thu
hoạch 1 ngày. Khi thu hoạch phải cân đo, đong đếm chính xác, trên cơ sở đó
nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm cho chu kỳ ương nuôi sau.[3], [10], [8]
● c) KỸ ỹ thuật vận chuyển cáTHUẬT VẬN CHUYỂN CÁ
○ *Phương pháp vận chuyển hở
◦ • Vận chuyển bằng thùng tôn, sọt chở bằng xe đạp:

- Phương pháp vận chuyển bằng thùng tôn, sọt có thể thực hiện
trên một quãng đường dài, thời gian vận chuyển được dài. Nhược điểm của

18


phương pháp này là mật độ vận chuyển thấp và phải tạo sóng trong quá trình
vận chuyển.
-Tuỳ theo nhiệt độ, đối tượng vận chuyển, cỡ cá vận chuyển và
quãng đường vận chuyển dài ngắn khác nhau mà xác định mật độ vận chuyển
khác nhau.
+ Cá bột mật độ vận chuyển từ 4- 5 vạn/thùng (thùng 20 lít)
+ Cỡ cá 4- 5 gam/con mật độ vận chuyển từ 0,5- 1,0 kg/thùng
+ Cỡ cá 10- 15g/con mật độ vận chuyển 1,0- 1,5 kg/thùng.
-Nếu vận chuyển sọt chở bằng xe đạp thì mật độ vận chuyển có thể cao
hơn. Sau khi vận chuyển từ 3- 4 giờ phải thay nước. Vận chuyển bằng phương
pháp này tỷ lệ sống có thể đạt tới 80- 90%.
◦ • Vận chuyển bằng ôtô quây bạt
- Ưu điểm của phương pháp này là chở được nhiều, thời gian vận
chuyển ngắn, trang thiết bị vận chuyển đơn giản. Nhược điểm là hao phí sức
lao động lớn.
- Phương tiện và dụng cụ vận chuyển bao gồm: xe ôtô, tre cây,
dây buộc, bạt, dây thừng...
- Nguyên tắc của phương pháp này là lợi dụng lúc xe chạy tạo
sóng trên mặt nước làm tăng khả năng hoà tan ôxy vào trong nước vận
chuyển.
- Mật độ vận chuyển như sau:
+ Cá bột: 50- 70 vạn/1m3 nước
+ Cơ cá 4- 5 g/con mật độ 60- 80 kg/1m3 nước
+ Cỡ cá 10- 15 g/con mật độ vận chuyển 90- 100 kg/1m3 nước

+ Cỡ cá 300- 700 g/con mật độ vận chuyển từ 120- 150 kg/1m 3
nước.
- Vận chuyển 5- 6 giờ phải thay nước, lượng nước thay bằng 1/2

19


lượng nước trong bạt. Nếu sau 15 giờ phải thay nước toàn bộ, trong khi thay
nước phải cho ca nghỉ và cho cá ăn.
○ * Phương pháp vận chuyển kín
- Vận chuyển bằng túi PE (polyetylen) hay PVC (polivininclo)
hoặc vận chuyển bằng can nhựa là phương pháp vận chuyển tiên tiến nhất
hiện nay, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
- Ưu điểm của phương pháp: phương tiện vận chuyển đa dạng
như xe đạp, ôtô, máy bay, tàu hoả... vận chuyển được mật độ dày, trên một
quãng đường dài, tỷ lệ cá sống cao, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các
phương pháp khác.
◦ • Vận chuyển bằng túi PE hay PVC:
- Túi có độ dày 0,14- 0,18 mm, túi thường có màu trắng, dạng
hình ống, chiều dài túi1,2- 1,4 m chiều cao 60- 70 cm.
- Cấu trúc phụ của túi:
+ Ống cao su ở đầu để tiếp ôxy, đường kính từ 0,5- 0,6 cm, chiều
dài từ 20- 25 cm. Trong ống cao su có lắp thêm một ống trúc với mục đích khi
buộc ống cao su khồn bị tắc.
+ Dây cao su để buộc túi
+ Bình ôxy: bình ôxy có nhiều cỡ khác nhau (10, 20, 40 lít), bình
to nếu chứa đầy, áp suất có thể lên tới 150at, bình này có thể bơm cho 150180 túi.
+ Phương tiện vận chuyển: ôtô, máy bay, tàu hoả, xe máy...
- Khâu chuẩn bị cá: Khi cá được luyện ép trong giai, trong bể,
cần phải xác định mẫu cá trước khi đóng cá vận chuyển.

- Mức nước đóng cá vận chuyển:
+ Nếu thời gian vận chuyển không quá 8 giờ thì mức nước chiếm
khoảng 4/5 thể tích của túi khi đóng.

20


+ Nếu thời gian vận chuyển quá 8 giờ thì thể tích trong túi chiếm 2/3
sau khi đóng túi.
- Buộc túi và bơm ôxy:
+ Sau khi cho cá vào túi, dùng tay vuốt không khí ra, rồi
tiến hành bơm ôxy.
+ Khi bơm ôxy vòi xả ôxy được cắm sâu vào trong nước.
+ Tuỳ theo cỡ cá khác nhau mà tốc độ bơm ôxy khác
nhau. Tốc độ bơm ôxy phải được tăng lên từ từ.
- Kiểm tra cá trong túi trước khi vận chuyển:
+ Sau khi bơm ôxy, dùng tay vỗ nhẹ trên túi thấy cá có
phản ứng nhanh như vậy chứng tỏ cá khoẻ. Ngược lại nếu không thấy cá có
phản ứng gì chứng tỏ cá yếu, phải chú ý trong khi vận chuyển.
+ sau khi đóng túi, cá nổi đầu trong túi thì kiên quyết
không thực hiện vận chuyển nữa.
- Xử lý cá dọc đường:
+ Thường xuyên quan xát cá trong túi, cũng như kiểm tra
túi. Nếu thấy túi bị xẹp phải tiếp ôxy hoặc phải thay túi ngay, nếu thấy cá
“đóng đầu” trên mặt nước thì phải thay nước bơm ôxy ngay.
+ Thông thường sau khi đóng túi được 8 giờ phải tiếp ôxy,
sai 12 giờ phải thay nước và bơm ôxy, còn nếu sau 24 giờ vận chuyển phải
cho cá nghỉ và cho cá ăn. Tuy nhiên tuỳ điều kiện cụ thể mà có biện pháp xử
lý kịp thời, linh hoạt.
- Tiếp nhận cá:

+ Khi đến địa điểm tiếp nhận cá, phải đưa túi xuống ao
ngay. Túi được ngâm trong ao từ 5- 10 phút mới tiến hành thả cá ra ao (mục
đích cho nhiệt độ nước trong túi vận chuyển cân bằng với nhiệt độ ngoài môi
trường làmn cho cá không bị sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ trong túi và

21


ngoài môi trường, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển), sau đó mở
túi cho cá từ từ bơi ra ngoài.
+ Cá được thả trực tiếp xuống ao hoặc thả vào giai để hai
bên tiến hành xác định lại số lượng cá, xác định tỷ lệ sống sau khi vận
chuyển.
2.2 Thực tiễn ương nuôi cá giống một số địa phương tai Việt Nam
Theo chương trình giống thuỷ sản vừa được Chính phủ phê duyệt, đến
2010 Việt Nam sẽ có tập đoàn giống thuỷ sản đa dạng, có giá trị kinh tế, xuất
khẩu, Trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt, cả nước sẽ có 3,5 tỷ con giống
tôm càng xanh, trên 700 triệu con giống cá da trơn và khoảng 500 triệu con
giống rô phi đơn tính đực, 12 tỷ cá giống khác. Cũng theo chương trình trên,
sẽ có 6 trung tâm quốc gia giống thuỷ sản được đầu tư xây dựng, hoàn thiện
tại Hải Dương, Đắc Nông, Tiền Giang, Hải Phòng, Khánh Hoà, Vũng Tàu và
16 trung tâm giống thuỷ sản cấp I gồm 5 trung tâm giống hải sản và 11 trung
tâm giống thuỷ sản nước ngọt.
Một trại sản xuất cá giống nằm trong dự án TRẠI CHĂN NUÔI HEO
GIỐNG VÀ CÁ GIỐNG CAO SẢN với tổng diện tích hơn 100 ha tại Xã Hoà
Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, trại cá giống khoảng 40
ha bao gồm khu sinh sản cá tra, khu nuôi cá bố mẹ, hệ thống ao ương nuôi cá
giống…có thể sản xuất trên 70 triệu cá giống/năm. Với định hướng phát triển:
- Xây dựng trại sản xuất và ương nuôi cá giống sạch theo tiêu chuẩn
SQF1000 CM.

- Lai tạo, chọn lọc giống tốt cung cấp cho trại nuôi cá sử dụng thức ăn
GreenFeed.
- Xây dựng thương hiệu cá tra giống Green Feed. [15]
2.2.1 Thực tiễn tại Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có dòng sông Tiền

22


chảy qua với chiều dài 120 km và trên 30 km sông Soài Rạp cùng với hệ
thống sông ngòi chằng chịt trong nội đồng, tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt
động nuôi trồng Thủy sản nước ngọt, đặc biệt là hoạt động nuôi cá Tra thương
phẩm và nuôi cá lồng bè.
Hiện nay, diện tích nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn khoảng 123 ha
tập trung ở địa bàn huyện Cái Bè, Cai Lậy. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có
hàng trăm ha nuôi các loại cá khác như: rô phi, mè, chép, tai tượng, các mô
hình nuôi kết hợp lúa cá, VAC... Một trong những yếu tố quan trọng đem lại
thành công trong nghề nuôi Thủy sản của tỉnh là con giống. Trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp, người xưa có câu “nhất nước- nhì phân-tam cần-tứ
giống” nhưng trong hoạt động nuôi trồng Thủy sản ngày nay thì giống được
xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công vụ nuôi.
Đến thời điểm này, tổng số lượng trại sản xuất giống cá nước ngọt trên
địa bàn tỉnh là 809 trại, trong đó có 2 cơ sở sản xuất cá tra bột và 75 cơ sở sản
xuất giống cá Điêu hồng với quy mô khác nhau đã cung cấp một lượng giống
lớn cho địa bàn trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II đã chủ động được nguồn cá Tra, cá Điêu hồng hậu bị được tuyển
chọn kỹ, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện
phát tán đàn cá bố mẹ nhằm cải thiện chất lượng cá giống của các cơ sở sản
xuất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Hiện nay, hoạt động ương nuôi cá Tra giống trên địa bàn tỉnh là rất lớn

nhưng việc chủ động sản xuất cá Tra bột tại chỗ vẫn còn rất hạn chế.[16]

2.2.2 Thực tiễn tại Tân Yên Bắc Giang
Xã Ngọc Thiện có địa hình bằng phẳng, chủ động nguồn nước nhờ hệ
thống kênh Chính chảy qua nên thuận lợi để phát triển nghề ương nuôi cá
giống. Cách đây gần 30 năm, ở Ngọc Thiện đã hình thành trại nuôi cá giống
thuộc HTX nông nghiệp. Năm 1992, thực hiện chủ trương của Nhà nước giao

23


ruộng đất lâu dài cho nông dân, một số xã viên HTX đã mạnh dạn đào ao,
nuôi cá giống ngay trong vườn của gia đình. Do cách làm tự phát, quy mô nhỏ
lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Để phát triển nghề nuôi cá giống, những
năm gần đây, UBND xã đã khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích
ruộng trũng hiệu quả cấy lúa thấp sang nuôi cá giống. Những năm gần đây,
nhiều hộ dân ở xã Ngọc Thiện (Tân Yên) mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích,
nâng cấp hệ thống ao, hồ nuôi cá giống thâm canh mang lại thu nhập cao.
Cùng đó, xã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật
ương nuôi cá giống cho nông dân. Đồng thời liên hệ với Trường Cao đẳng
Thủy sản (Bắc Ninh) mở lớp dạy NTTS cho các hộ nuôi cá trong thời gian
một năm. Do được tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá nên đã hạn
chế được tình trạng cá chết hàng loạt như nhiều năm trước đây. Nhiều hộ dân
mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng trũng, nhận thầu thêm ao, hồ để phát
triển nghề nuôi cá giống. Đến nay, toàn xã có gần 20 ha mặt nước sản xuất cá
giống với 20 hộ tham gia, tập trung ở 4 thôn: Trung, Đồng Lầm, Tam Hà và
Tân Lập 1. Cá được ương nuôi cũng đa dạng với các chủng loại: mè, trôi,
trắm, rô phi đơn tính, chép lai ba máu, chim trắng, vược…
Hệ thống ao nuôi cá giống của các hộ được xây dựng kiên cố, tập trung
trên các khu đồng bao quanh thôn. Gia đình anh Nguyễn Văn Lượng nuôi cá

giống có quy mô lớn nhất xã. Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, nhận thấy cá
giống có thị trường tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao nên đến nay gia đình
anh đã chuyển đổi toàn bộ diện tích cấy lúa và nhận thêm 10 mẫu ruộng để
nuôi cá giống. Trên diện tích này, gia đình anh đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để
xây bờ bao kiên cố, chia thành nhiều ô nhỏ để nuôi các loại cá giống khác
nhau. Theo kinh nghiệm của anh Lượng, để cá giống sinh trưởng phát triển
mạnh và hạn chế dịch bệnh phải cho cá ăn đúng giờ, bảo đảm lượng thức ăn và
thay nước, vệ sinh ao nuôi theo định kỳ. Sau mỗi lứa thu hoạch cá giống cần
tháo hết nước trong ao rồi rắc vôi bột khử trùng. Với cách làm này, nhiều năm
nay gia đình anh đã có thu nhập cao từ ương nuôi cá giống. Năm 2008, gia đình

24


anh thu lãi gần 500 triệu đồng. Không chỉ gia đình anh Lượng, nhiều hộ dân ở
xã Ngọc Thiện nhờ nuôi cá cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Vào thời điểm này, ở Ngọc Thiện những chiếc xe tải nối nhau từ các
nơi về thu mua cá giống. Mỗi năm, toàn xã sản xuất 25 tấn cá giống các loại,
doanh thu hơn 6 tỷ đồng. Ngoài cung cấp cá giống cho các địa phương trong
tỉnh, xã Ngọc Thiện còn cung cấp cho một số tỉnh khác như: Hải Dương, Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ… Dự kiến, mùa cá giống năm nay, toàn xã
Ngọc Thiện sản xuất 30 tấn cá giống các loại. UBND xã Ngọc Diệp phối hợp
với các đơn vị chức năng xây dựng các mô hình điểm nuôi cá giống mới có
năng suất, chất lượng cao và tăng cường tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá
và phòng bệnh. Ngoài ra, địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các
thương nhân, doanh nghiệp tiêu thụ cá giống cho nông dân theo hợp đồng.
Nhiều hộ nuôi cá giống quy mô lớn ở Ngọc Thiện dự định thành lập HTX
nuôi trồng thủy sản để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, giống, vốn và tiêu thụ sản
phẩm. [17]
2.2.3 Mộc Châu Sơn La

Năm 2008 được sự quan tâm của chương trình dự án hỗ trợ ngành thủy
sản FSPS II Sơn La; Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện
Mộc Châu đã tổ chức triển khai dự án hỗ trợ ngành thuỷ sản; trong đó có nội
dung tập huấn kỹ thuật ương nuôi cá giống kết hợp với xây dựng mô hình
trình diễn kỹ thuật tại hiện trường.
Tại 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Mộc Châu đã tổ chức 5 lớp tập
huấn, trong đó mỗi lớp có 20 học viên (là các nông dân nghèo có điều kiện
nuôi trồng thuỷ sản) tham gia, 3 học viên trực tiếp tham gia xây dựng mô
hình. Mỗi khóa tập huấn được tổ chức 6 lần (1 ngày/ lần). Ngày đầu tiên tập
huấn lý thuyết chung về kỹ thuật ương nuôi cá giống. Các lần tập huấn tiếp
theo thực hiện tại hiện trường là chính. Các đợt tập huấn tại hiện trường, học
viên được ra thực địa tại ao ương cá giống của mô hình để học thông qua các
thao tác thực tế theo tiến độ công việc triển khai mô hình trình diễn kỹ thuật

25


×