Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ SỮA PHÙ HỢP TRONG NÔNG HỘ TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI
_______________________

NGUYỄN VĂN TUẾ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
BÒ SỮA PHÙ HỢP TRONG NÔNG HỘ TỈNH BẮC NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI
_______________________

NGUYỄN VĂN TUẾ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
BÒ SỮA PHÙ HỢP TRONG NÔNG HỘ TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đặng Vũ Bình
2. PGS.TS. Mai Văn Sánh

HÀ NỘI – 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một luận án nào khác.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các
trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Văn Tuế


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Tập thể thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Vũ Bình và PGS.TS Mai

Văn Sánh đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả và hoàn thành luận án.
Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của Viện Chăn nuôi - Bộ Nông
nghiệp và PTNT – Phòng Đào tạo Viện Chăn nuôi đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, cán bộ công
nhân viên Công ty TNHH NUTRECO, cán bộ nhân viên Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Bắc Ninh, Đảng uỷ, UBND và các hộ chăn nuôi bò sữa 2 xã: Cảnh
Hưng, Tri Phương - huyện Tiên Du, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về tinh thần và
cơ sở vật chất để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận
án.
Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012

Nguyễn Văn Tuế


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1

cs

Cộng sự

2

HF


Holstein Friesian

3

X

Giá trị trung bình

4

VCK

Vật chất khô

5

DXKĐ

Dẫn xuất không đạm

6

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

7

ĐC


Đối chứng

8

VCK

Vật chất khô

9

TMR (Total Mixed Ration)

Khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

10

KLCT

Khối lượng cơ thể

11

TN

Thí nghiệm


iv


MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CÁM ƠN

ii

DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

iii

MỤC LỤC

iv
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

2.1 Mục tiêu chung


2

2.2. Mục tiêu cụ thể

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

3.1. Ý nghĩa khoa học

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

4. Những đóng góp mới của luận án

3

5. Phạm vi nghiên cứu

3

Chương 1. TỔNG QUAN CỦA TÀI LIỆU
1.1.GIỐNG VÀ LAI TẠO GIỐNG BÒ SỮA


4

1.2. ĐẶC ĐIẺM TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI

6

1.2.1. Phân giải thức ăn

7

1.2.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn

8

1.2.2.1. Tiêu hoá thức ăn ở miệng

8

1.2.2.2 Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày

9

1.2.2.3. Tiêu hoá thức ăn ở ruột

11

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG SỮA

12



v
1.3.1. Ảnh hưởng của giống tới năng suất sữa

12

1.3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới năng suất và chất lượng sữa.

13

1.3.3. Tuổi của gia súc

16

1.3.4. Giai đoạn tiết sữa

17

1.3.5. Kỹ thuật vắt sữa

18

1.3.6. Điều kiện môi trường

18

1.3.7. Trạng thái sức khỏe và đặc điểm cá thể vật nuôi

20


1.4. TẠO NGUỒN, DỰ TRỮ, BẢO QUẢN CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG
THỨC ĂN CHO BÒ SỮA

21

1.4.1. Ủ chua thức ăn

21

1.4.2. Rơm ủ urê

21

1.4.3. Tỷ lệ tinh/thô hợp lý trong khẩu phần

22

1.4.4. Sử dụng thức ăn hoàn chỉnh (TMR)

24

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

25

1.5.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

25


1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ta

27

1.6. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH
BẮC NINH
1.6.1. Vị trí địa lý

29
29

1.6.2. Khí hậu, thời tiết

31

1.6.3. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu tới chăn nuôi bò sữa

32

1.6.4. Đánh giá nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đại

32

gia súc nói chung, bò sữa nói riêng.
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

34


2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

34


vi
2.2.1. Gia súc
2.2.2. Thức ăn

34
34

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

35

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu

35

2.3.2. Thời gian nghiên cứu

35

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

2.4.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò lai
1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi trong nông hộ tỉnh Bắc Ninh

2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định tỷ lệ tinh/thô hợp lý trong khẩu phần
bò đang vắt sữa nuôi trong nông hộ
2.4.3. Thí nghiệm 3: Sử dụng khẩu phần ăn hoàn thiện (TMR) cho bò
sữa với kỹ thuật cho ăn khác nhau
2.4.4. Thí nghiệm 4: Sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần thức ăn
thô xanh trong vụ đông cho bò sữa
2.4.5. Thí nghiệm 5: Sử dụng cây ngô ủ chua thay thế một phần thức

36
37
40
43
46

ăn thô cho bò sữa
2.5. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU

49

2.6. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU

50

2.6.1. Mẫu sữa

50

2.6.1.1. Phương pháp lấy mẫu

50


2.6.1.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

50

2.6.2. Mẫu thức ăn

51

2.6.2.1. Phương pháp lấy mẫu

51

2.6.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

51

2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

53

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÍ NGHIỆM 1: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA

54


vii
CỦA BÒ LAI 1/2HF; 3/4HF VÀ 7/8HF NUÔI TRONG NÔNG HỘ
TỈNH BẮC NINH

3.1.1. Sản lượng và chất lượng sữa chưa quy chuẩn 305 ngày

54

3.1.2. Sản lượng sữa chưa quy chuẩn qua các tháng

58

3.1.3. Sản lượng sữa quy chuẩn

63

3.1.4. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất 1 kg sữa

64

3.2.THÍ NGHIỆM 2: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TINH/THÔ HỢP LÝ TRONG
KHẨU PHẦN BÒ ĐANG VẮT SỮA NUÔI TRONG NÔNG HỘ

67

3.2.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

67

3.2.2. Năng suất và chất lượng sữa

69

3.2.3. Thay đổi khối lượng bò


71

3.2.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn thức ăn cho sản xuất 1 kg sữa

73

3.3. THÍ NGHIỆM 3: SỬ DỤNG KHẨU PHẦN ĂN HOÀN THIỆN
(TMR) CHO BÒ SỮA VỚI KỸ THUẬT CHO ĂN KHÁC NHAU

75

3.3.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

75

3.3.2. Năng suất và chất lượng sữa

76

3.3.3. Thay đổi khối lượng bò

80

3.3.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa

81

3.4. THÍ NGHIỆM 4: SỬ DỤNG RƠM Ủ URE THAY THẾ MỘT
PHẦN THỨC ĂN THÔ XANH TRONG VỤ ĐÔNG CHO BÒ SỮA


83

3.4.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

84

3.4.2. Năng suất và chất lượng sữa

86

3.4.3. Thay đổi khối lượng bò

89

3.4.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa

90

3.5. THÍ NGHIỆM 5: SỬ DỤNG CÂY NGÔ Ủ CHUA THAY THÊ
MỘT PHẦN THỨC ĂN THÔ XANH CHO BÒ SỮA
3.5.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

93
93


viii
3.5.2. Năng suất và chất lượng sữa


95

3.5.3. Thay đổi khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm

97

3.5.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa

98

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận

101

2. Đề nghị

102

Nh÷ng c«ng tr×nh liªn quan ®Õn luËn ¸n ®· ®−îc
c«ng bè

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

104

B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI


112


ix
PHỤ LỤC

Trang

1. Tóm tắt quy trình ủ thân cây ngô trong nông hộ

119

2. Tóm tắt quy trình ủ rơm với urê trong nông hộ

119

3. Giá thức ăn tinh hỗn hợp thí nghiệm 2

121

4. Giá thức ăn tinh hỗn hợp thí nghiệm 3

121

5. Giá thức ăn tinh hỗn hợp thí nghiệm 4

121

6. Giá thức ăn tinh hỗn hợp thí nghiệm 5


122

7. Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa (NRC, 2001)

122


x
DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và chi phí
thức ăn cho 1kg sữa bò

14

Bảng 1.2

Sự tích luỹ năng lượng và một số vật chất trong bào thai, trong tử
cung, và trong tuyến sữa

15


Bảng 1.3

Khối lượng phụ phẩm lúa, ngô sau thu hoạch tỉnh Bắc Ninh

32

Bảng 1.4

Khối lượng phụ phẩm lúa, ngô sau thu hoạch của huyện Tiên Du

33

Bảng 1.5

Khối lượng phụ phẩm lúa, ngô sau thu hoạch của xã Cảnh Hưng

33

Bảng 2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

36

Bảng 2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

38


Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm 2 (n = 8)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm 3 (n = 8)

39
41
42

Bảng 2.6

Khẩu phần của bò trong thí nghiệm 3

43

Bảng 2.7

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4

44

Bảng 2.8

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm 4 (n = 8)


45

Bảng 2.9

Khẩu phần của bò trong thí nghiệm 4

46

Bảng 2.10

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5

47

Bảng 2.11

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng

48

Bảng 2.12

trong thí nghiệm 5 (n = 8)
Khẩu phần của bò trong thí nghiệm 5

49

Bảng 2.13


Các công thức tính TDN của thức ăn cho gia súc nhai lại

52


xi
Bảng 3.1

Sản lượng và chất lượng sữa chưa quy chuẩn 305 ngày (kg)

54

Bảng 3.2

Sản lượng sữa bò chưa quy chuẩn (kg) qua các tháng

59

Bảng 3.3

Tỷ lệ (%) sản lượng sữa qua các tháng so với cả chu kỳ

62

Bảng 3.4

Sản lượng sữa quy chuẩn 4% mỡ sữa (kg)

63


Bảng 3.5

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sữa

64

Bảng 3.6

Lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày

68

Bảng 3.7

Năng suất và chất lượng sữa

70

Bảng 3.8

Thay đổi khối lượng bò (kg)

72

Bảng 3.9

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1 kg sữa

73


Bảng 3.10

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

75

Bảng 3.11

Năng suất và chất lượng sữa

77

Bảng 3.12

Thay đổi khối lượng bò (kg)

80

Bảng 3.13

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1 kg sữa

82

Bảng 3.14

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

85


Bảng 3.15

Năng suất và chất lượng sữa

86

Bảng 3.16

Thay đổi khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm (kg)

89

Bảng 3.17

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1 kg sữa

91

Bảng 3.18

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

93

Bảng 3.19

Năng suất và chất lượng sữa

95


Bảng 3.20

Thay đổi khối lượng bò (kg)

97

Bảng 3.21

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa

99


xii
DANH MỤC biÓu ĐỒ, ĐỒ THỊ
TT

Tên biểu đồ, đồ thị

Trang

Sản lượng sữa qua các tháng của bò 1/2HF, 3/4HF và

61

Đồ thị 3.2

7/8HF
N¨ng suÊt sữa của bò trong thí nghiệm 2


71

Đồ thị 3.3

N¨ng suÊt sữa của bò trong thí nghiệm 3

78

Đồ thị 3.4

N¨ng suÊt sữa của bò trong thí nghiệm 4

87

Biểu đồ 3.1


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2010, dân số Việt Nam đã là 86.936.464 người, tổng đàn bò sữa ở
nước ta là 128.538 con, trong đó có 65.194 bò cái sữa và lượng sữa khai thác
306.662 tấn đáp ứng được 28% nhu cầu sữa (Niên giám thống kê, 2010). Nhà
nước đã có chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò sữa,
đến năm 2020 đàn bò sữa ở Việt Nam đạt 500 ngàn con, lượng sữa sản xuất
trong nước khoảng 1.012,5 nghìn tấn sẽ đáp ứng được 10,2 kg sữa tươi/người,
Hoàng Kim Giao (2007).
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn, ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng luôn có vị trí quan trọng. Phát triển chăn
nuôi bò sữa là một giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thu hút lao động
dôi dư ở nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động,
đồng thời sử dụng tài nguyên và nguồn lực lao động một cách có hiệu quả.
Bắc Ninh là tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng
bằng sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 822,7 km2 (trong
đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 67%), dân số 1.034.200 người. Với vị trí địa
lý như vậy, Bắc Ninh trở thành vành đai thực phẩm của thủ đô Hà Nội và các
khu công nghiệp quanh vùng. Chăn nuôi bò sữa Bắc Ninh được bắt đầu từ năm
1995 với quy mô 15 con, đến nay đàn bò sữa của tỉnh đã phát triển đạt trên 500
con đã tạo thêm việc làm cho nhiều hộ nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao,
đàn bò sữa được phân bố tập trung ở các huyện Tiên Du, Thuận Thành, Từ Sơn
và một số huyện khác.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bò sữa như: Lê Đăng Đảnh
(1996) nghiên cứu tính năng sản xuất sữa bò lai hướng sữa ở thành phố Hồ Chí
Minh; Nguyễn Quốc Đạt (1999) nghiên cứu một số đặc điểm về giống của đàn
bò cái lai hướng sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Trạch (2004)


4
nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò Holstein Friesian (HF) thuần nuôi tại
Lâm Đồng; Vũ Chí Cương và cộng sự (2005) đánh giá kết quả chọn lọc bò cái
3/4 và 7/8HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 kg/chu kỳ v.v...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu đánh giá về khả
năng sản xuất của bò lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi tại Bắc Ninh. Bên cạnh
đó, những giải pháp kỹ thuật về tạo nguồn, chế biến và dự trữ thức ăn thô xanh
từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp cũng như xác định được tỷ lệ tinh/thô hợp lý, sử
dụng thức ăn hoàn chỉnh với cách cho ăn một cách khoa học nhằm tăng năng
suất sữa của bò sữa trong điều kiện cụ thể của Bắc Ninh cũng đang là những đòi
hỏi cấp bách.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số

giải pháp kỹ thuật chăn nuôi sữa phù hợp trong nông hộ tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển chăn
nuôi bò sữa phù hợp và có hiệu quả trong nông hộ tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giải pháp về giống
Xác định được con lai có tỷ lệ HF phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông
hộ của Bắc Ninh.
- Giải pháp về nuôi dưỡng
+ Xác định được tỷ lệ tinh/thô hợp lý trong thức ăn nuôi dưỡng bò sữa và
sử dụng thức ăn hoàn chỉnh với cách cho ăn một cách khoa học nhằm tăng năng
suất sữa của bò sữa.
+ Sử dụng nguồn thức ăn thô xanh tại chỗ phong phú từ nguồn phụ phẩm
nông nghiệp cho chăn nuôi bò sữa, đặc biệt trong mùa đông.


5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Khẳng định được con lai 3/4HF là phù hợp nhất với sản xuất chăn nuôi bò
sữa nông hộ ở Bắc Ninh.
Đưa ra được một số giải pháp kỹ thuật về khẩu phần và phương thức cho
ăn hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại chỗ làm
thức ăn cho bò sữa trong nông hộ ở Bắc Ninh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp kỹ thuật về giống, khẩu phần ăn, phương thức cho ăn hợp lý,
giải quyết thức ăn thô xanh góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa trong nông hộ tỉnh
Bắc Ninh đạt hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững.
4. Những đóng góp mới của luận án

4.1. Đề tài đã xác định được con lai 3/4 HF phù hợp với điều kiện chăm sóc
và nuôi dưỡng của chăn nuôi bò sữa trong nông hộ tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Xác định được tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần, phương thức cho
ăn hợp lý khi thực hiện cho bò sữa ăn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh (TMR), góp
phần tăng năng suất sữa và hiệu quả chăn nuôi bò sữa.
4.3. Xác định được tỷ lệ và cách cho ăn hợp lý trong việc sử dụng rơm ủ
urê và thân cây ngô ủ chua cho bò sữa, giúp cho người chăn nuôi tận dụng có
hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp phát triển chăn nuôi bò sữa.
4.4. Tính tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sữa không bao gồm tiêu tốn
thức ăn cho duy trì và thay đổi khối lượng của bò trong thời giam thí nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm giải pháp về giống và giải pháp nuôi dưỡng với
nhiều yếu tố thí nghiệm khác nhau.
Đề tài đã thực hiện thí nghiệm trong sản xuất tại các nông hộ thuộc hai xã
Cảnh Hưng, Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Các phân tích thành phần
hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thực hiện tại Viện Chăn nuôi.


6
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỐNG VÀ LAI TẠO GIỐNG BÒ SỮA
Trong hệ thống phân loại động vật, bò sữa ôn đới thuộc loại Bos taurus và
bò nhiệt đới thuộc loại Bos indicus của cùng một loài (Species), thuộc chủng
(Gennus) Bos, họ (Family) Bovidae, bộ (Order) Artiodactyla, lớp (Class)
Mamamlia, ngành (Phylum) Chordata, giới (Kingdom) Animal.
Bò sữa ôn đới (Bos taurus) được tạo ra ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có khí
hậu ôn hoà, khô và lạnh, gồm nhiều giống khác nhau như: HF, Jersey, Brown
Swiss, Red Dane v.v...
Bò HF là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới tạo ra từ thế kỷ thứ

XIV ở tỉnh Friesian của Hà Lan, là nơi có khí hậu ôn hoà, mùa hè kéo dài và
đồng cỏ rất phát triển. Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng
suất và hiện nay chúng được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới nhờ có khả
năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò khác theo hướng sữa rất tốt. Cũng
chính vì vậy mà các nước thường dùng bò HF thuần để lai tạo với bò địa
phương tạo ra giống bò sữa lang trắng đen của nước mình và mang những đặc
điểm khác nhau như bò lang trắng đen Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Nhật, Trung
Quốc, Australia, New Zealand, Cuba.
Bò HF có 3 dạng màu lông chính: lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang
trắng đỏ (ít) và toàn thân đen riêng đỉnh trán và khấu đuôi trắng. Thân có hình
nêm đặc trưng của bò sữa. Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ. Tầm vóc
bò khá lớn, khối lượng bê sơ sinh khoảng 35 - 45kg, bò trưởng thành con cái 450
- 750kg, con đực 750 - 1.100kg. Bò HF thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15
- 20 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ khoảng 12 - 13 tháng.


7
Năng suất sữa trung bình khoảng 7.000 - 8.000 kg/chu kỳ 10 tháng, tỷ lệ
mỡ sữa thấp bình quân 3,3 - 3,6%, đến nay một vài nước như Hà Lan, Mỹ... do
chú ý đến việc nâng cao tỷ lệ mỡ sữa trong công tác chọn giống bò HF nên đã
đưa tỷ lệ này lên trên 4%. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện nuôi
dưỡng và thời tiết khí hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước. Tại Nhật
Bản năng suất đạt 27kg/con/ngày (8.500kg cho 1 chu kỳ sữa 300 ngày). Tại Việt
Nam, bò HF thuần được nuôi tại Đức Trọng - Lâm Đồng cho năng suất đạt
5.000kg cho 1 chu kỳ sữa.
Bò HF chịu nóng và chịu kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt
là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF thuần chỉ nuôi tốt
ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân dưới 210C.
Bò nhiệt đới được tạo ra ở các vùng có khí hậu nóng, ẩm, điều kiện dinh
dưỡng kém nên năng suất sữa và thịt không cao, thường là các giống kiêm dụng.

Tuy nhiên chúng thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu kham
khổ và khả năng chống chịu bệnh cao. Có 5 loại bò nhiệt đới chính: bò Vàng, bò
Zebu, bò Bali, bò Mithun và bò Yak. Trong đó nổi tiếng nhất và phân bố rộng
nhất là bò Zebu. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Pakistan. Ở Ấn Độ có 4
giống bò Zebu cho sữa là: Gir, Sahiwal, Red Sindhi và Tharparrkar, trong đó
Red Sindhi có sản lượng sữa 305 ngày từ 1.500 đến 2.000kg với tỷ lệ mỡ sữa 4,9
- 5,0%. Pakistan có 2 giống bò Zebu cho sữa là Red Sindhi và Sahiwal. Năm
1991, sản lượng sữa trung bình của bò Zebu nhiệt đới ở Pakistan là 1.118kg trên
một chu kỳ cho sữa.
Về mặt di truyền, cả hai loại Bos taurus và Bos indicus là cùng loài và đều
có 60 cặp nhiễm sắc thể. Do đó khi lai với nhau chúng có khả năng sinh sản bình
thường và con lai có đặc điểm di truyền trung gian giữa bố và mẹ. Khi điều kiện


8
ngoại cảnh thuận lợi, có ưu thế lai ở mức độ 7 - 15%, con lai giữa hai loại bò đó
thích nghi với điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm, khả năng sản xuất cao
hơn hẳn bò nhiệt đới.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI
Bò là loài gia súc nhai lại, bất kỳ loại thức ăn nào đi qua đường tiêu hoá
vào cơ thể đều phải trải qua quá trình tiêu hoá cơ học, sinh học và hoá học mới
có thể hấp thu được.
Thức ăn chủ yếu của bò là thức ăn thô xanh, việc thu nhận loại thức ăn
này bò có những đặc điểm thích hợp: lưỡi dài và cơ động, mặt lưỡi có nhiều gai
sừng để thu nhận thức ăn thô nhám, không có răng cửa hàm trên mà chỉ có 8
răng cửa hàm dưới thuận lợi cho việc gậm và cà dứt thức ăn. Việc nhai nghiền
thức ăn được thực hiện hai lần: Lần thứ nhất, khi ăn thức ăn thô xanh, những
loại thức ăn này được thu nhận và được cắt ra nhào trộn với nước bọt rồi nuốt
xuống dạ cỏ, tốc độ nhai nghiền từ 70 - 90 động tác trong một phút. Nước bọt
vừa có tác dụng làm ướt thức ăn vừa trung hoà axit béo trong quá trình tiêu hoá

xơ. Tính ra cứ mỗi giờ bò tiết ra 1kg nước bọt lúc nghỉ ngơi và 5 kg nước bọt
trong thời gian ăn. Lần thứ 2, thức ăn có kích thước lớn nhờ có sự co bóp của
dạ cỏ được đưa lên miệng để nhai lại, thời gian nhai kéo dài từ 7 - 12 giờ với 12
kg/ngày, nhịp nhai lại chậm và chỉ diễn ra trong thời gian con vật nghỉ ngơi. Vì
vậy để có quá trình nhai lại tốt cần có những điều kiện như: đủ thức ăn thô
xanh và trong môi trường đủ nước.
Trong chăn nuôi để đạt được sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao và
có hiệu quả kinh tế ngoài việc tạo ra những con giống tốt, việc chăm sóc và nuôi
dưỡng cho gia súc là hết sức cần thiết. Đối với động vật nhai lại để nuôi dưỡng
tốt cần có những hiểu biết về các cơ chế trong quá trình lên men thức ăn và các


9
sản phẩm cuối cùng từ các quá trình lên men đó. Sự cân bằng sản phẩm cuối
cùng trong quá trình tiêu hoá để phù hợp với nhu cầu của gia súc trong từng giai
đoạn sinh lý ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các sản phẩm cuối cùng. Hiểu biết
về hệ sinh thái dạ cỏ và những hạn chế của nó giúp ta có kiến thức cần thiết để
xây dựng các phương pháp điều khiển, sao cho sản phẩm cuối cùng của quá trình
tiêu hoá phù hợp với nhu cầu của động vật.
1.2.1. Phân giải thức ăn
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến
đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất
mà cơ thể động vật hấp thụ được. Quá trình phân giải thức ăn ở gia súc nhai lại
diễn ra dưới tác động của phân giải cơ học, sinh học và hoá học. Ba quá trình
trên diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau.
Phân giải cơ học là quá trình nhai nghiền thức ăn ở miệng, nhào trộn ở dạ
dày và vận chuyển qua các phần của bộ máy tiêu hoá. Khi ăn, thức ăn được nhai
cắt thành các mẩu nhỏ, nhào trộn với nước bọt và trôi xuống dạ cỏ, nhờ sự co
bóp của dạ cỏ những mẩu thức ăn có kích thước lớn được đưa trở lại miệng để
nhai lại. Khi thức ăn đã được nhai kỹ và thấm nước bọt lại được nuốt trở lại dạ

cỏ (Lê Viết Ly và cs, 1999). Theo Nguyễn Trọng Tiến và cs (2001), quá trình
nhai lại chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như trạng thái sinh lý của con vật, cấu
trúc khẩu phần, nhiệt độ môi trường... Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì
thời gian nhai lại càng ngắn. Trong điều kiện yên tĩnh gia súc bắt đầu nhai lại,
cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Ở gia súc non hiện
tượng nhai lại bắt đầu xuất hiện khi chúng được cho ăn thức ăn thô.
Phân giải sinh học là quá trình quan trọng nhất của gia súc nhai lại nhờ hệ
vi sinh vật cộng sinh phong phú trong dạ cỏ. Nhờ nhiệt độ và độ pH trung tính


10
khá ổn định trong dạ cỏ, môi trường yếm khí và các chất dinh dưỡng từ thức ăn
trong dạ cỏ đã tạo điều kiện rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Phân giải hoá
học là kết quả tác động của các enzyme trong các dịch tiêu hoá lên các hợp chất
hữu cơ phức tạp để tạo thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được.
1.2.2. Quá trình tiêu hoá thức ăn
Tiêu hoá thức ăn của gia súc nhai lại gồm tiêu hoá thức ăn ở miệng, tiêu
hoá thức ăn ở dạ dầy và tiêu hoá thức ăn ở ruột.
1.2.2.1. Tiêu hoá thức ăn ở miệng
Miệng và răng động vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức
ăn, cây cỏ. Tiêu hoá thức ăn ở miệng gồm ba giai đoạn là: lấy thức ăn, nhai và
tẩm thức ăn với nước bọt và cuối cùng là nghiền thức ăn. Ở miệng diễn ra hai
quá trình tiêu hoá là tiêu hoá cơ học và hoá học do các enzyme có trong nước
bọt. Các tuyến nước bọt ở gia súc nhai lại rất phát triển và tiết ra một lượng lớn.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996), nước bọt có vật chất khô 0,6-1%,
trong đó 2/3 là protein, chủ yếu là mucoproteit tạo nên chất nhày muxin và các
enzyme phân giải gluxit là amilase và maltase, còn lại là các muối clorua,
cacbonat, sunphat của Na, K, Ca, P và urê. Nguyễn Trọng Tiến và cs (2001) cho
biết nước bọt có tác dụng thấm ướt thức ăn giúp cho quá trình nuốt và nhai lại.
Nước bọt chứa urê và photpho có tác dụng điều hoà dinh dưỡng nitơ và

photpho cho nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ, đặc biệt là khi nguyên tố này thiếu
trong khẩu phần.
Preston và Leng (1991) cho biết: nước bọt được đổ vào dạ cỏ liên tục và
duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo thuận tiện cho vi sinh vật tiêu hoá thức ăn. Khối
lượng nước bọt của động vật nhai lại tiết ra phụ thuộc vào khẩu phần. Cộng đồng
vi sinh vật trong dạ cỏ cũng ảnh hưởng đến lượng nước bọt, sự có mặt của


11
protozoa làm giảm sự tiết nước bọt vì protozoa hấp thu mạnh tinh bột và đường,
do vậy không cần tiết nước bọt nhiều để duy trì pH dạ cỏ. Nước bọt là dung dịch
đệm bicarbonate, pH = 8 có chứa nồng độ ion natri và photphate cao. Nước bọt
và sự di chuyển các ion bicarbonate qua biểu mô dạ cỏ giúp cho ổn định độ pH.
Dịch đệm dạ cỏ là môi trường thích hợp cho sự phát triển của bacteria, nấm,
protozoa yếm khí và cho phép axit béo bay hơi tích tụ trong dạ cỏ.
1.2.2.2. Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày
Trâu bò có thể tiêu hoá một khối lượng lớn cellulose và các dạng nitơ đơn
giản nhờ cấu tạo đặc biệt của cơ quan tiêu hoá. Dạ dày của trâu bò gồm 3 túi ở
phía trước: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách (chúng còn được gọi là dạ dày trước) và
một túi nằm ở phía sau (dạ múi khế - chức năng tiêu hoá của phần này giống như
dạ dày ở động vật dạ dày đơn). Phần dạ dày trước chiếm khoảng 70 - 75% tổng
dung tích của cơ quan tiêu hoá (Theodorou và France, 1993).
Dạ cỏ không có các tuyến tiêu hoá nhưng lại có vai trò rất quan trọng,
không những là nơi chứa thức ăn mà ở đây còn xảy ra rất nhiều quá trình phân
giải và phản ứng hoá học giúp cho việc tiêu hoá chất xơ cũng như quá trình lên
men, phân giải các chất hữu cơ, tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng. Theo
Nguyễn Trọng Tiến và cs (2001), dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của
xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ ở trâu bò trưởng thành chiếm
tới 80 - 90% dung tích toàn bộ dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hoá, có tác
dụng tích trữ, nhào trộn và phân giải thức ăn. Lông nhung ở thành dạ cỏ rất phát

triển đã làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần. Trong dạ cỏ trâu bò
có một lượng lớn vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn và protozoa). Nhờ hoạt động
của hệ vi sinh vật này mà thức ăn (đặc biệt là xơ) được tiêu hoá tạo thành các
axit béo bay hơi, NH3 và axit amin, đồng thời cũng tổng hợp nên một số vitamin


12
và protein. Dựa trên những nghiên cứu về hệ vi sinh vật dạ cỏ người ta thấy rằng
trâu bò có khả năng tiêu hoá xơ tốt và sử dụng thức ăn thô xanh cao. Dạ cỏ có
các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của quần thể vi sinh vật yếm khí, các điều
kiện này như môi trường dạ cỏ gần trung tính (pH = 6 - 7) và khá ổn định nhờ
tác dụng đệm muối phosphat và bicacbonat của nước bọt, nhiệt độ trong dạ cỏ
khá ổn định từ 38 đến 42OC, yếm khí (Theodorou và France, 1993), thức ăn vào
dạ cỏ cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho vi sinh vật phát triển, dịch dạ cỏ có
khoảng 85 - 90 % nước, thuận lợi cho quá trình lên men của vi sinh vật, nồng độ
O2 dưới 1%, sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn lưu lại lâu, các sản phẩm
của quá trình lên men luôn luôn được trao đổi qua thành dạ cỏ vì thế chênh lệch
nồng độ cơ chất luôn luôn thích hợp cho quá trình lên men (Barcroft và cs,
1944).
Theo Lê Viết Ly và cs (1999), dạ tổ ong là phần tiếp theo, được nối với dạ
cỏ bằng miệng lớn, thức ăn có thể di chuyển dễ dàng. Dạ tổ ong có cấu tạo gồm
rất nhiều ngăn nhỏ như tổ ong để làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật
lạ lại. Chức năng chủ yếu của dạ tổ ong là đẩy thức ăn rắn, thức ăn chưa được
lên men trở lại dạ cỏ và góp phần đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men
thức ăn ở đây cũng tương tự như ở dạ cỏ.
Dạ lá sách là dạ thứ ba tiếp theo dạ tổ ong, có hình cầu, vách được phủ một
lớp nhu mô ngắn và có cấu trúc như một quyển sách nhờ các tấm mỏng xếp với
nhau làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Chức năng chính là nghiền nhỏ hơn
các thức ăn còn to, lọc và hấp thu các chất dinh dưỡng, hầu hết nước và một
phần các chất điện giải được hấp thu ở đây. Có khoảng 10% axit béo hình thành

ở dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được hấp thu ở dạ lá sách. Khoảng 25% Na và
10% K được hấp thu ở đây (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001).


13
Dạ múi khế là dạ dày tuyến, được coi là dạ dày thực, có cấu tạo gồm thân
vị, ở đây có các tuyến và dịch tiêu hoá với quá trình tiêu hoá và hấp thu tương tự
như dạ dày đơn của các loài động vật khác. Trong dịch múi khế có các men tiêu
hoá như pepxin, kimozin, lipaza. Thức ăn ở các túi trước của dạ dày liên tục đi
vào dạ múi khế, các tuyến dịch cũng hoạt động liên tục, vi sinh vật và thức ăn
còn lại có khả năng tiêu hoá sẽ được phân giải bởi các men, tiếp tục tiêu hoá và
hấp thụ tại ruột non (Lê Viết Ly và cs, 1999).
1.2.2.3. Tiêu hoá thức ăn ở ruột
Ruột non là nơi mà nhờ các men tiêu hoá từ dịch ruột, dịch mật, dịch tụy,
những sản phẩm cuối cùng của sự lên men được biến đổi thành những sản phẩm
thích hợp cho nhu cầu cơ thể và chúng được hấp thu theo các phương thức chủ
động, thẩm thấu.
Ruột già là nơi thức ăn tiếp tục được lên men vi sinh vật. Các chất dinh
dưỡng của thức ăn chưa được tiêu hoá, các sản phần còn lại của quá trình lên
men ở dạ cỏ, dịch nhờn, các men tiêu hoá, các tế bào già …được vi sinh vật phân
giải, tiêu hoá và hấp thu như ở dạ dày nhưng với số lượng ít hơn.
Theo Vũ Chí Cương (2002), sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men
thức ăn bao gồm: các vi sinh vật, axit béo bay hơi, CO2, CH4, NH3 và Adenosine
Three Phosphate (ATP). ATP tạo ra trong quá trình lên men bị thuỷ phân cung
cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào vi sinh vật từ các chất trao đổi
trung gian và từ các cơ chất có trong dịch dạ cỏ (ví dụ NH3, các axit amin, các
axit béo bay hơi, CO2, S và các vitamin). Chất dinh dưỡng cung cấp cho những
gia súc ăn khẩu phần có xơ là các axit béo bay hơi và các thành phần có thể tiêu
hoá được của các tế bào vi sinh vật (thường là các axit amin).
Một vài loại thức ăn có tiềm năng lên men mạnh sẽ không bị lên men dạ

cỏ mà được tiêu hoá ở ruột. Những nghiên cứu gần đây cho hay một tỷ lệ lớn các
loại thức ăn không lên men dạ cỏ, mà chuyển xuống phần dưới (như ngô hạt).


×