Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN AN TOÀN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 113 trang )

VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG XÂY DỰNG
MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN AN TOÀN DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG
Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Đình
Minh,
Hà Nam Thắng, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Huệ
Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế
ABSTRACT
Data were collected on 67 households and 32 case-studies in safe aquaculture zone
model. The results were coducted in different roles of stakeholders to join in management of
aquaculture planning, technical approaches and social activities and awarness of farmers in
production, reproduction and community activities, as shown a highest role of provincial level
in aquaculture planning, 38.57%; technical approaches, as 38.92; 25.59; 25.59; 25.52 % for
pond preparation, disinfection, seed and disease control and water quality, respectively. While
feedstuff alternatives and feeding was a highest rate of cooperative role, 24.42 and 26.17%
and used chemical and medicines for ponds was a highest rate of province, 21.49%. Results
were showed that strong effect of individual on harvesting time, selling price and income,
expenditures, health care and also community activities. Commune, district and province will
influence on credit loans, community health but not more than 30%. Interesting variables in
community roles and activities were showed the farmer individual, profesional groups, village
and cooperative; 21.11; 19.35; 17.56; 17.95%, respectively.
Key words: Individuals, cooperative, village, profesional, role, and quaculture
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào
sự phát triển kinh tế xã hội và xuất khẩu có ý nghĩa. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ
chỗ chỉ có 262.000 ha mặt nước được đưa vào NTTS, cho sản lượng chưa đầy 200.00 tấn từ
năm 1980, đến năm 2009, diện tích NTTS đã có hơn 1 triệu ha và sản lượng đạt gần 2,45 triệu
tấn, tăng gấp 12 lần so với năm 1980. Với sự đóng góp chủ yếu của sản phẩm từ NTTS, giá trị
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt trên 5 tỷ USD, đứng thứ hai trong xuất khẩu
và đóng góp lớn cho dân sinh và phát triển kinh tế đất nước. Vậy nhưng, do phát triển ồ ạt và
thiếu quy hoạch bài bản, từ đó sinh ra nhiều rủi ro như môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xẩy ra


liên miên và ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người. Ý thức được những vấn đề này, người
dân nhiều nơi đã thay đổi hình thức nuôi, phương thức nuôi và đối tượng. Tuy nhiên, các rủi ro
vẫn xẩy ra và ngày càng gay gắt, Bộ NN & PTNT và các cơ quan nghiên cứu đã đề xướng nuôi
trồng thủy sản bền vững. Để có được một hệ thống nuôi bền vững đòi hỏi các cộng đồng nuôi
phải áp dụng hàng loạt các biện pháp cả kỹ thuật và các giải quyết các vấn đề xã hội. Một trong
những mô hình nuôi phù hợp với quy mô phân tán, nhỏ lẻ là mô hình nuôi an toàn dựa vào cộng
7


đồng. Chính vậy, việc xây dựng mô hình nuôi an toàn và phát huy vai trò cộng đồng, các bên
liên quan là rất cần thiết và cấp bách. NTTS an toàn là mô hình nuôi thủy sản với các giải pháp
ngăn ngừa dịch bệnh, thân thiện với môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản và
tiến tới xây dựng thương hiệu cho vùng nuôi, bảo đảm phát triển thủy sản bền vững.

Ai là các
bên liên
quan

Năng lực
của họ
như thế
nào

Vai trò của các bên liên
quan và đóng góp của họ
như thế nào vào việc xây
dựng vùng nuôi trồng
thủy sản an toàn

Mức độ

quan tâm
của họ

Khôn
g

Chiến lược
phát triển
và xây
dựng năng
lực của các
bên liên
quan



Hình 1. Quá trình của các bên liên quan tham gia
Một số nghiên cứu ở Phillipines và Ấn Độ khi phân tích các bên liên quan trong cộng
đồng vùng nuôi cho thấy rằng vai trò khác nhau từ chổ mức độ quan tâm và năng lực tham gia
hay điều phối của mỗi một bên, De los Angeles, M.S. (2000); del Castillo, R. A. (1992). Ở nước
ta, việc xây dựng vai trò của mỗi một bên liên quan hay nói cách khác sự tham gia khác nhau
của các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội hoặc các tổ chức nhà nước và đoàn thể được
minh chứng qua nhiều hoạt động khác nhau. Đối với hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn lợi
tự nhiên cũng được quan tâm từ chính sách chủ trương, cơ chế quản lý và các những hương
ước, quy chế (Donoghue, E.M., 1999; La Vina, A.G.M, 1999). Nghiên cứu vai trò của các bên
liên quan trong cộng đồng nuôi trồng thủy sản nhằm khẳng định vai trò cá nhân, nhóm nghề và
các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng... Nghiên cứu cũng nhằm
đánh giá quá trình tham gia, sự quan tâm của các bên liên qua vào việc quản lý theo cộng đồng
và xác định trách nhiệm của mỗi một bên, sự tham gia tư vấn của các cơ quan nghiên cứu hay
đào tạo vào sản xuất thủy sản. Từ đó, đề xuất chính sách thích hợp trong việc xây dựng vùng

nuôi an toàn.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu thực tế hoạt động NTTS và đời sống của người dân
Thông qua điều tra, chúng tôi tìm hiểu tình hình NTTS, ý thức bảo vệ môi trường, khả
năng tham gia các hoạt động xã hội, và điền kiện sống của người dân xã Vinh Hưng, Thừa
Thiên Huế.
2. Xác định các bên liên quan trong xây dựng vùng nuôi an toàn dựa vào cộng đồng
Các bên liên quan trong xây dựng vùng nuôi an toàn được xác định gồm 9 bên: Tỉnh,
8


huyện, xã, hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ, thôn, tổ đội nghề cá và cá nhân.
3. Xác định vai trò của các bên liên quan đến các chỉ tiêu xây dựng vùng nuôi an toàn
dựa vào cộng đồng
Trong xây dựng vùng nuôi an toàn có nhiều các tiêu chí về kỹ thuật, xã hội để đánh giá
vùng nuôi trồng thủy sản an toàn. Nhiều tiêu chí liên quan đến hoạt động cộng đồng, đời sống
tinh thần của người dân. Vậy nhưng, có 22 chỉ tiêu quan trọng hơn cả cho việc xây dựng và
đánh giá vùng nuôi an toàn. Từ những tiêu chí liên quan đến quản lý và khả năng tham gia
của cộng đồng, các bên liên quan từ cơ quan Nhà nước, đến các tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học... Từ đó, nghiên cứu khảo sát
sự tham gia và quản lý của các bên liên quan.
Vai trò các bên liên quan quyết định đến quy hoạch vùng nuôi, cải tạo ao, muôi giống
và kiểm dịch, sử dụng thức ăn, vay vốn sản xuất, loại thức ăn, sử dụng thuốc và hóa chất, thời
điểm thu hoạch, bán sản phẩm, xử lý vi phạm, thu nhập, các chi phí trong gia đình, tham gia
cộng đồng, mua sắm, đời sống tinh thần. Đặc biệt các chỉ tiêu liên quan đến môi trường nước,
phương thức và hình thức nuôi, đối tượng nuôi, mật độ nuôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, chuyên đề này là một sự kết hợp giữa nghiên cứu định
tính thông qua các nghiên cứu trường hợp (là các đại diện các bên liên quan) và định lượng
quan phỏng vấn. Nguồn số liệu bao gồm 2 nguồn: Sơ cấp và thứ cấp.

- Thông tin và số liệu thứ cấp: Báo cáo khoa học, các tham luận trong hội thảo về xây
dựng vùng nuôi an toàn. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của xã Vinh Hưng.
- Thông tin và số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi với quy mô 50
hộ tham gia NTTS tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu điều tra được quản lý qua chương trình và phần mềm SPSS.16 và xử lý các số liệu
theo tỷ lệ % và kiểm tra quan crosstab theo hàm Cramer’s V, với P < 0,05 cho các chỉ tiêu và mối
quan hệ chéo giữa các yếu tố theo nhóm nuôi trồng thủy sản, thu nhập và kinh tế hộ.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Vai trò quyết định quy hoạch vùng nuôi an toàn của các bên liên quan
Nuôi trồng thủy sản có rất nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn đều phải được xem xét
và có quyết định chính xác để có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả và bền vững. Quy hoạch
vùng nuôi; thiết kế hệ thống ao nuôi; hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ nghề cá; hệ thống nuôi trồng
thủy sản. Còn các khâu kỹ thuật như chọn giống và kiểm tra chất lượng giống, mật độ thả,
mùa vụ thả, chọn thức ăn, nuôi dưỡng, sử dụng hóa chất hay các thuốc phòng trừ dịch bệnh.
Trong đó, quy hoạch vùng nuôi là công tác khá quan trọng và có tính quyết định lớn đến sự
thành công của nghề nuôi trồng thủy sản. Chính vậy, mỗi một khi quy hoạch và thiết kế vùng
9


nuôi, cần phải có sự tham gia của các ban ngành, chính quyền, người dân và các tổ chức sản
xuất như HTX, tổ đội nghề. Từ bảng 1 có thể nhận thấy rằng mỗi cơ quan chính quyền có vai
trò khác nhau trong công tác quy hoạch vùng nuôi. Tỉnh là cơ quan đề ra kế hoạch, phê duyệt
các đề án, định hướng, tính toán việc xây dựng vùng nuôi an toàn, phân phối nguồn kinh phí
xuống các đơn vị một cách hợp lý. Do vậy, tỉnh giữ vai trò quan trọng nhất trong công tác quy
hoạch vùng nuôi (chiếm tỉ lệ 38,57%). Huyện là nơi tiếp nhận các chỉ thị, quyết định của tỉnh
và cụ thể hóa trong quy hoạch nuôi trồng cho từng xã.

Bảng 1. Vai trò quyết định của các bên liên quan trong các hoạt động nuôi trồng (%)
Các

bên
Chỉ tiêu
Quy hoạch
vùng nuôi
Kỹ thuật cải
tạo ao
Mua giống
và kiểm tra
dịch bệnh
Môi trường
nước
Loại thức ăn
Nuôi dưỡng
Sử dụng
thuốc hoặc
hóa chất

Tỉnh

Huyện



Hội
nông
dân

Hội
phụ
nữ


Hợp
tác


Thôn

Tổ
đội
nghề cá


nhân

38,57

35,86

25,57

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


0,00

2,1

4,37

18,06

0,00

0,00

26,47

0,25

9,83

38,92

15,95

9,37

16,46

1,24

0,00


21,59

1,74

8,06

25,59

9,44

15,23

19,94

0,00

0,00

4,9

22,92

2,05

25,52

2,37

5,83


21,45

0,00

0,00

24,42

10,34

18,65

16,94

1,53

4,58

22,12

0,00

0,00

26,17

10,15

19,01


16,44

21,49

18,6

17,71

1,15

0,00

12,24

4,74

7,46

16,61

Tuy nhiên, điều quan trọng cả tỉnh và huyện đều hạn chế về kinh phí, chính vậy thông
qua các kênh khác việc quyết định quy hoạch hay điều chỉnh cũng có thể diễn ra. Qua điều tra
cho thấy rằng cơ quan địa phương có vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch (chiếm
35,86%). Trong quá trình quy hoạch vùng nuôi, xã là cơ quan theo sát người dân, trực tiếp
tham gia chỉ đạo, thực hiện, phổ biến các quy định, chính sách của cấp trên, vì thế xã giữ vai
trò tương đối quan trọng trong công tác này (chiếm tỉ lệ 25,57%). Cũng theo điều tra, các bên
liên quan khác như hợp tác xã, thôn, cá nhân đều không có vai trò quyết định đối với công tác
quy hoạch vùng nuôi. Giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, cải thiện năng suất và chất lượng môi
trường nước là những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản. Chính vậy, cải
tạo ao là khâu quan trọng và bước đầu triển khai quy trình nuôi. Hầu hết người dân đều ý thức

10


tầm quan trọng của khâu cải tạo ao và bằng kinh nghiệm vốn có cùng với việc tiếp thu kỹ
thuật mới, họ tự tìm ra cho mình kỹ thuật cải tạo ao phù hợp và có hiệu quả. Do vậy, vai trò
của cá nhân nông dân quyết định đến cải tạo ao là quan trọng nhất (38,92%). Thông qua các
hoạt động thực tế, hợp tác xã luôn có những phương án kịp thời, phù hợp, giúp người dân tiếp
thu kỹ thuật cải tạo ao mới, có hiệu quả, khắc phục dịch bệnh, nâng cao năng suất. Hợp tác xã
đã có vai trò quan trọng tương đối lớn với tỉ lệ 26,47%. Cơ quan có vai trò quan trọng tiếp
đến là xã (chiếm 18,06%), là nơi tiếp thu các kỹ thuật cải tạo ao từ nơi khác, kết hợp tình hình
thực tế của địa phương từ đó có các kế hoạch riêng cho xã mình, đồng thời vừa tuyên truyền
giáo dục ý thức cho người dân về vai trò của kỹ thuật cải tạo ao. Thông qua bảng 2 chúng tôi
nhận thấy rằng, các tổ chức khác cũng đóng vai trò nhất định trong cải tạo ao như: Tỉnh
(2,1%), huyện (4,37%), thôn (0,25%), tổ đội nghề cá (9,83%).
Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất vụ nuôi. Nguồn giống
tốt, sạch bệnh kết hợp với yếu tố môi trường thuận lợi sẽ mang lại lợi nhuận cao cho người
nuôi. Ngược lại, giống kém chất lượng sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng
lớn đến NTTS. Kết quả đánh giá vai trò quyết định đến mua giống và kiểm tra dịch bệnh.
Theo kết quả tại bảng 1 cho thấy vai trò của người dân trong mua và kiểm tra dịch bệnh
(25,59%). Nguồn giống được bà con nông dân tự quyết định, tự mua và mua chủ yếu ở các
trại tư nhân trong hay ngoài địa phương, việc kiểm tra dịch bệnh chưa được người dân chú
trọng. Do vậy, chất lượng con giống không đảm bảo. Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi các cấp
chính quyền quan tâm và có phương án phù hợp. Để cải thiện nguồn giống và hạn chế dịch
bệnh, cơ quan chính quyền có nhiều biện pháp can thiệp trong mua giống và kiểm tra dịch bệnh
của địa phương như: (1) Thành lập các trại giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho người nuôi;
(2) Tuyên truyền, tập huấn cho người dân về lựa chọn con giống tốt, sạch bệnh. Trong đó, tác
động của hợp tác xã trong công tác này là quan trọng hơn cả (chiếm 21,59%), tiếp theo là xã
(16,46%), tỉnh (15,95%), huyện (9,37%), tổ đội nghề cá (8,06%). Một số tổ chức khác cũng
đóng góp vai trò trong việc mua giống và kiểm tra dịch bệnh nhưng với tỉ lệ thấp: Hội nông dân
(1,24%), thôn (1,74%).

NTTS là một trong những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước. Tình
trạng sử dụng thuốc và hóa chất không hợp lý, lượng thức ăn dư thừa, nuôi với mật độ cao
khiến nguồn nước ô nhiễm ngày càng nặng. Tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi trồng thủy
sản nên cá nhân người nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định ảnh hưởng
đến môi trường nước (chiếm tỉ lệ 25,52%). Thực tế cho thấy, ý thức bảo vệ môi trường của
người dân còn kém: sử dụng nguồn thức ăn không hợp lý, nuôi với mật độ cao, khâu xử lý nước
thải chưa an toàn. Vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền phải có biện pháp xử lý kịp thời. Cơ
quan có vai trò quan trọng thứ hai là hợp tác xã (24,90%), đây là cơ quan trực tiếp điều phối
hoạt động nuôi trồng của người dân, phổ biến kiến thức về môi trường, tuyên truyền giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Kết hợp với hợp tác xã, chính quyền thôn cũng tích
cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, vận động người dân xây dựng vùng nuôi an toàn, do
vậy vai trò của thôn quyết định đến môi trường nước khá cao (22,92%). Các bên liên quan khác
11


cũng có vai trò đối với việc quyết định môi trường nước như: Tỉnh (9,44%), huyện (5,23%), xã
(9,94%), tổ đội nghề cá (2,05%).
2. Vai trò quyết định đến sử dụng các loại thức ăn, nuôi dưỡng và phương thức nuôi,
thuốc hóa chất
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và sử dụng thức ăn hợp lý, các cơ quan, tổ
chức thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho người dân về: phương thức cho ăn,
lượng thức ăn và loại thức ăn phù hợp. Trong đó, đóng vai trò quan trọng phải kể đến xã
(chiếm 26,17%), hợp tác xã (21,12%), tổ đội nghề cá (19,01%). Ý thức cá nhân trong sử dụng
thức ăn cũng là nhân tố quyết định, mỗi người có một quan điểm, sở thích và kinh nghiệm
riêng. Do đó, vai trò cá nhân trong sử dụng thức ăn tương đối cao (16,44%). Các bên liên
quan có vai trò khác nhau trong việc quyết định sử dụng thức ăn như: với vai trò của tỉnh
(1,53%), huyện (4,58%), thôn (10,15%), như vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng vai trò của
hợp tác xã thể hiện khá rõ nét. Hiện nay có rất nhiều loại thức ăn cho thủy sản. Bên cạnh thức
ăn tự chế, thức ăn công nghiệp với đủ các loại thương hiệu đang ào ạt tấn công vào thị trường
Việt Nam. Việc lựa chọn thức ăn phù hợp và hiệu quả cho từng địa phương, từng đối tượng

cần có sự giúp đỡ của chính quyền các cấp. Theo kết quả điều tra, xã là cơ quan đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc lựa chọn loại thức ăn (24,42%), tiếp đó là hợp tác xã (2,45%).
Thông qua việc quản lý các hoạt động NTTS của địa phương, hai cơ quan này nắm bắt được
tình hình nuôi, đối tượng nuôi và phương thức nuôi của địa phương mình, từ đó có những
khuyến cáo hợp lý về công tác lựa chọn loại thức ăn phù hợp với tình hình nuôi của các vùng
trong xã. Tổ đội nghề cá cũng có vai trò tương đối lớn trong hoạt động lựa chọn loại thức ăn
của địa phương (chiếm 18,56%). Rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất, tổ chức này đưa ra
loại thức ăn thích hợp với vùng nuôi của mình, khuyến cáo các thành viên trong vùng lựa
chọn và sử dụng. Cá nhân người nuôi thường lựa chọn loại thức ăn cho hoạt động NTTS của
mình theo khuyến cáo của các cơ quan, tổ chức có uy tín như xã, hợp tác xã, tổ đội nghề cá.
Tuy nhiên, một bộ phân người nuôi lại có sự lựa chọn theo kinh nghiệm và sở thích riêng. Do
đó, vai trò của cá nhân trong lựa chọn loại thức ăn chiếm tỉ lệ đến 16,94%. Ngoài ra, các bên
liên quan khác cũng có vai trò nhất định trong việc lựa chọn loại thức ăn như: Thôn (10,34%),
huyện (5,83%), tỉnh (2,37%).
Thuốc, hóa chất dùng trong NTTS thường gây tác động xấu đến môi trường. Sử dụng
thuốc, hóa chất hợp lý hiện đang là vấn đề nan giải của các cấp chính quyền. Kết quả ở bảng 7
cho thấy, vai trò của cá nhân trong sử dụng thuốc là khá lớn chiếm tỉ lệ 26.61%. Người nuôi tuy
ý thức được tác động xấu của thuốc và hóa chất, song vì lợi ích họ vẫn tùy tiện sử dụng. Thực tế
này đặt ra cho cơ quan chức năng những giải pháp hữu hiệu hơn trong quản lý thuốc và hóa
chất. Để giải quyết tốt khâu sử dụng thuốc, hóa chất, cơ quan chính quyền thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục ý thức cho người dân và có các biện pháp xử phạt đích đáng với người vi
phạm. Và đi đầu trong công tác này phải kể đến hợp tác xã với tỉ lệ đóng góp là 22,24%, kế đến
là huyện (18,16%), tỉnh (11,49%), xã (7,71%). Các tổ chức liên quan khác cũng có những đóng
góp nhất định trong việc quyết định sử dụng thuốc và hóa chất như: hội nông dân (1,15%), thôn
(4,74%), tổ đội nghề cá (7,46%).
12


3. Vai trò quyết định đến hình thức nuôi, phương thức, đối tượng và mật độ của các bên
liên quan

Bảng 2. Vai trò quyết định đến hình thức, đối tượng và
mật độ nuôi của các bên liên quan (%)
Chỉ tiêu
Tỉnh

Huyện



Hội
nông
dân

Hình thức
nuôi

4,13

7,67

20,62

0,00

0,00

19,34

11,13


15,7

21,41

Phương
thức nuôi

28,89

26,0

26,92

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

18,19

Đối tượng
nuôi

22,35


20,62

18,94

2,06

0,00

5,62

9,04

7,08

14,29

Mật độ
nuôi

5,17

17,12

28,2

0,00

0,00

9,36


0,00

7,1

33,05

Hội
phụ nữ

Hợp
tác xã

Thôn

Tổ đội
nghề cá


nhân

Hình thức nuôi phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần vào phát triển nuôi trồng thủy
sản bền vững của địa phương. Mỗi người dân thường chọn hình thức nuôi riêng dựa trên sự
hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Điều này giải thích vì sao kết quả điều tra cho thấy vai trò
quyết định đến hình thức nuôi của cá nhân là cao nhất, chiếm 21,41%. Xã và hợp tác xã là 2
cơ quan trực tiếp tham gia chỉ đạo hoạt động nuôi trồng của người dân. Do vậy, cơ quan này
nắm được tình hình thực tiễn cũng như ưu thế của địa phương mình, từ đó đưa ra hình thức
nuôi có hiệu quả và vận động người dân áp dụng các hình thức nuôi hợp lý đó. Với tầm quan
trọng như vậy nên xã và hợp tác xã có vai trò tương đối cao trong việc quyết định hình thức
nuôi (chiếm tỉ lệ tương ứng là 20,62% và 19,34%).

Bên cạnh đó, một số bên liên quan khác cũng góp phần quyết định đến hình thức nuôi
của địa phương như: tổ đội nghề cá (15,7%), thôn (11,13%), huyện (7,67%), tỉnh (4,13%).
Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về nguồn nước, khí hậu, địa hình, nên phù hợp với
những phương thức nuôi nhất định. Việc đề xuất phương thức nuôi là nhiệm vụ của các cấp
chính quyền mà trước hết là vai trò của tỉnh (28.89%), tiếp là xã (26.92%), vai trò của huyện
là 26%. Trên thực tế, một số người dân nhận thức được vai trò quyết định của phương thức
nuôi phù hợp và thực hiện theo quy định của các cấp chính quyền. Một số khác tiến hành nuôi
theo phương thức riêng dựa vào sở thích và kinh nghiệm, do đó vai trò quyết định của cá nhân
trong việc lựa chọn phương thức nuôi cũng khá cao (chiếm 18,19%). Theo kết quả điều tra,
các tổ chức liên quan khác chưa thể hiện vai trò của mình trong công tác này. Cũng như hình
thức nuôi, cơ quan chính quyền tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các đối tượng nuôi thích hợp,
có triển vọng của địa phương. Người dân phần lớn lại lựa chọn dựa vào sở thích và kinh
13


nghiệm của mình. Do vậy, vai trò của các bên liên quan trong lựa chọn đối tượng nuôi cũng
khác nhau: cao nhất là vai trò của cá nhân (24,29%), tiếp đến là xã (18,94%), hợp tác xã
(15,62%), tỉnh (12,35%), huyện (10,46%), thôn (9,04%) và tổ đội nghề cá (7,08%).
Với xu hướng NTTS kết hợp bảo vệ môi trường, mật độ nuôi được khuyến khích nên
giảm xuống so với mật độ nuôi hiện nay. Theo kết quả điều tra, vai trò quyết định đến mật độ
nuôi của cá nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (33.05%). Mặc dù chính quyền địa phương đưa ra các
chỉ tiêu và khuyến cáo mật độ nuôi thích hợp, song vì lợi ích, phần lớn người dân tự ý thả với
mật độ cao hơn quy định. Trước vấn nạn môi trường nước ô nhiễm ngày càng nặng, các cơ
quan chức năng đã có những biện pháp nhằm hạn chế mật độ nuôi thông qua tuyên truyền,
giáo dục ý thức đối với người dân. Do đó, cơ quan chính quyền cũng có vai trò nhất định đến
đến mật độ nuôi: hợp tác xã 29,36%, huyện 17,12%, xã 8,2%, tổ đội nghề cá 7,1%.
4. Vai trò quyết định vay vốn sản xuất, thu hoạch, bán sản phẩm, thu nhập và sử dụng
thu nhập cho các chi phí khác nhau của các bên liên quan
Vay vốn là một trong những chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ người dân có vốn để
sản xuất làm ăn. Nguồn kinh phí chủ yếu từ cơ quan chính quyền cấp cao và chuyển dần

xuống địa phương. Vai trò quyết định vay vốn sản xuất của các bên liên quan được thể hiện ở
bảng 3. Tỉnh, huyện, xã là nơi tiếp nhận và phân phối lại nguồn vốn cho người dân. Vì thế,
vai trò của 3 cơ quan này rất lớn trong vay vốn sản xuất: Tỉnh chiếm tỉ lệ 29,97%; huyện là
27,37%; xã là 23,79%. Ngoài ra, nguồn vốn còn được huy động từ 2 hiệp hội là hội nông dân
và hội phụ nữ. Hai tổ chức này đóng vai trò quyết định trong việc vay vốn sản xuất của người
dân với tỉ lệ là 11,83% và 7,04%.
Thời điểm thu hoạch chủ yếu do người nuôi tự định đoạt, phần lớn người dân thu hoạch
dựa vào tình hình của thị trường, điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh khách quan của gia đình.
Do thế, vai trò của cá nhân quyết định đến thời điểm thu hoạch lên đến 95,65%. Bên cạnh đó
tổ đội nghề cá cũng góp phần quyết định đến thời điểm thu hoạch thông qua việc đề ra lịch
thời vụ cho từng vùng, tuy nhiên vai trò quyết định của tổ đội nghề cá chưa cao (chỉ chiếm
khoảng 4,44%). Kết quả trên cho thấy, thời điểm thu hoạch của địa phương chưa đồng bộ,
tiếng nói của tổ chức chính quyền trong công tác này chưa đủ mạnh. Giá sản phẩm được
quyết định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, vai trò cá nhân trong
quyết định giá bán là rất lớn, lên đến 84,60%. Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy giá bán sản
phẩm còn phụ thuộc vào tổ đội nghề cá, tổ chức này đưa ra giá bán trung bình cho sản phẩm
và người dân lấy giá này làm chuẩn nhằm hạn chế tình trạng bán với giá thấp hơn giá thị
trường. Tuy nhiên vai trò của tổ chức này trong việc quyết định giá bán sản phẩm chưa cao
chỉ chiếm 15,40%. Thực tế cho thấy người dân rất dễ bị ép giá, bị thiệt thòi và thường phải
chịu giá thấp khi bán sản phẩm, trong khi thị trường tự do không có thể có tổ chức nào hay
các ban ngành có thể can thiệp. Trong thực tế của việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân cần
phải có những điều kiện như số lượng sản phẩm có chất lượng tốt và thực sự có vùng nguyên
liệu ổn định, người dân mới có thể có các hợp đồng bán cho các nhà máy hay xí nghiệp chế
14


biến. Trong cộng đồng hay trong vùng nuôi, việc quyết định đến các hoạt động có tính thương
mại thông thường có thể xẩy ra 2 khuynh hướng: (1) Các hộ sản xuất theo nhau và xu thế của
thị trường; (2) Họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tổ chức kinh doanh như HTX hay các chủ
thu mua sản phẩm..


Bảng 3. Vai trò quyết định vay vốn sản xuất của các bên liên quan (%)
Các bên
Hội
phụ
nữ

Hợp
tác


Thôn

Tỉnh

Huyện



Hội
nông
dân

Vay vốn sản xuất

29,97

27,37

23,79


11,83

7,04

0,00

0,00

0,00

0,00

Thời điểm thu hoạch

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4,44


95,56

Giá bán sản phẩm

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

15,4

0,00

84,60

Thu nhập

0,00

0,00

6,52


0,00

0,00

21,99

0,00

0,00

71,49

Chi phí trong gia đình

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


100,0

Mua tài sản cố định

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,0

Chăm lo sức khỏe

20,0

21,25

23,75


0,00

15,93

0,00

11,53

0,00

37,54

Hoạt động cộng đồng

0,00

0,00

9,08

11,88

3,07

17,95

17,56

19,35


21,11

Chỉ tiêu

Tổ đội Cá
nghề cá nhân

Qua điều tra, vai trò của cá nhân quyết định đến thu nhập là chủ yếu, chiếm 71,49%.
Nguồn thu nhập của người dân trong xã chủ yếu từ NTTS, bên cạnh còn một số nguồn thu
khác từ buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt. Thu nhập cao hay thấp là do quá trình làm việc của
mỗi cá nhân quyết định. Hợp tác xã là cơ quan tiếp xúc, gần gũi với dân, tạo điều kiện thuận
lợi trong công việc, chuyển giao các biện pháp khoa học kĩ thuật, là nơi giúp người dân tiếp
cận với phương thức làm ăn mới có hiệu quả. Vì thế sự ảnh hưởng của hợp tác xã đến thu
nhập cũng tương đối cao, chiếm 21,99%. Các khoản chi phí trong gia đình hầu như đều do cá
nhân trong gia đình tự quyết định, các cơ quan, tổ chức không tham gia vào. Do vậy, cá nhân
đóng vai trò tuyệt đối (100%).
5. Vai trò quyết định đến xử phạt vi phạm của các bên liên quan
Xử phạt vi phạm là biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các qui định
về NTTS. Vai trò của các bên trong xử phạt hành chính được trình bày ở bảng 4. Việc xử phạt
vi phạm các quy tắc hay quy định trong các cộng đồng và vùng nuôi do các bên có thẩm
15


quyền thực hiện: Tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã. Trong đó xã có vai trò cao nhất (chiếm tỉ lệ
35,62%), đây là cơ quan chịu trách nhiệm xử phạt, giải quyết vi phạm cũng như các tranh
chấp trong toàn xã. Nếu các vi phạm mang tính chất nặng, vượt ngoài phạm vi xử lý của xã
thì huyện sẽ tham gia giải quyết và xử phạt vi phạm. Với nhiệm vụ như vậy, huyện đóng vai
trò lớn trong xử phạt hành chính, chiếm tỉ lệ 29,93%. Cơ quan đóng vai trò không kém phần
quan trọng trong công tác này nữa là hợp tác xã (28,83%). Luôn theo sát từng người dân

nên hợp tác xã phát hiện, điều chỉnh cũng như xử lý các sai phạm một cách kịp thời và
nhanh chóng. Bên cạnh đó, tỉnh và tổ đội nghề cá cũng tham gia xử phạt vi phạm, tuy nhiên
vai trò không lớn.

Bảng 4. Vai trò quyết định của các bên liên quan trong các hoạt động xã hội và đời
sống của người dân (%)
Các
bên

Hội
phụ
nữ

Hợp
tác xã

Thôn

Tổ đội
nghề



nhân

Tỉnh

Huyện




Hội
nông
dân

Xử phạt vi
phạm

6,06

19,93

35,62

0,00

0,00

28,83

0,00

9,56

0,00

Đời sống
tinh thần

0,00


0,00

0,00

9,48

1,48

12,78

24,81

21,12

30,33

Tuyên
truyền giáo
dục

15,89

13,25

16,2

9,91

2,29


15,34

7,72

11,96

7,44

CT

Sức khỏe là vốn quí của con người, đặc biệt với người dân vùng sông nước. Ý thức
được vấn đề này, mỗi cá nhân đã tự chăm lo sức khỏe cho mình và gia đình, điều này thể hiện
ở vai trò cá nhân quyết định đến chăm lo sức khỏe với tỉ lệ khá cao: 37,54%. Hiện nay, chăm
lo sức khỏe cho người dân là một trong những mục tiêu quan trọng của các cơ quan, tổ chức
xã hội. Do vậy, hội phụ nữ đóng vai trò tương đối lớn 17,56%, hội nông dân là 11,88%. Các tổ
chức này thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho người dân, tuyên truyền và giáo dục ý thức
về chăm lo, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động
xã hội, hoạt động tinh thần góp phần làm phong phú thêm đời sống của người dân. Vai trò của
các bên liên quan quyết định đến tham gia hoạt động cộng đồng của người dân. Tham gia hoạt
động cộng đồng chủ yếu dựa vào ý thức và sự tự nguyện của cá nhân. Vì thế cá nhân đóng vai
trò quan trọng nhất (chiếm 21,11%). Các cơ quan, tổ chức liên quan có nhiệm vụ tuyên truyền,
động viên, cổ vũ tinh thần cho người dân, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm thu hút sự tham
gia của mọi người. Theo kết quả điều tra, đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác này là tổ
đội nghề cá (19,35%), tiếp đến là hợp tác xã (17,95%), thôn (17,56%), hội nông dân (11,88%),
xã (9,08%). Thu nhập hầu như do chính người dân quyết định, họ làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít. Vì thế, việc mua tài sản cố định cũng do cá nhân hoàn toàn quyết định (chiếm
100%). Tùy vào khả năng, nhu cầu và sở thích mà người dân tự tính toán, mua bán tài sản phục
vụ việc nuôi trồng và sinh hoạt của gia đình.
16



6. Vai trò quyết định đến đời sống tinh thần đối với người dân của các bên liên quan
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao, việc cải thiện đời sống
tinh thần cho cộng đồng là rất quan trọng. Theo kết qua điều tra, cá nhân mỗi người dân đã
nhận thức được giá trị của đời sống tinh thần, họ tích cực tham gia các hoạt động văn hóa của
địa phương. Vì vậy, vai trò của cá nhân quyết định đời sống tinh thần là cao nhất chiếm tỉ lệ
30,33%. Tiếp đến là thôn 24,81%, tổ đội nghề cá chiếm 21,12%, hợp tác xã là 12,78%. Các
cơ quan này thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ có sự tham gia của người
dân nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Vai trò quyết định đến tuyên truyền giáo dục của các bên liên quan đến xây dựng vùng
nuôi an toàn, phát triển bền vững như hiện nay, việc tuyên truyền giáo dục ý thức cho người
dân trong diện NTTS là hoạt động quan trọng vì đa số người dân có trình độ thấp, nhận thức
kém, hiểu biết về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Qua kết quả điều tra, các cơ quan, tổ chức
đã cho thấy vai trò trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, đặc biệt là xã
(chiếm tỉ lệ 16,20%), tỉnh (15,89%), hợp tác xã (15,34%), huyện (13,25%), tổ đội nghề cá
(11,96%). Các bên liên quan khác tuy có tham gia vào hoạt động này song tỉ lệ đóng góp chưa
cao: Tổ đội nghề cá (11,96%), Hội nông dân (9,91%), thôn (7,72%), cá nhân (7,44%).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Trong quy hoạch vùng nuôi, tỉnh, huyện, xã đóng vai trò quan trọng hơn so với các tổ
chức như thôn, hợp tác xã hay các tổ đội và cá nhân. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đề xuất
phương thức nuôi cho các địa phương. Cá nhân có vai trò quan trọng hơn cả trong việc lựa
chọn đối tượng và mật độ nuôi.
- Trong các hoạt động nuôi trồng từ cải tạo ao đến mua giống, kiểm tra dịch bệnh, nuôi
dưỡng, sử dụng các loại thức ăn, thu hoạch, bán sản phẩm, thu nhập, chi phí trong gia đình và
cả các hoạt động cộng đồng, chăm lo sức khỏe người dân đóng vai trò quyết đinh cao nhất, tổ
đội và đến là hợp tác xã. Còn các tổ chức khác như hội nông dân, hội phụ nữ chưa thể hiện vai
trò của họ.
- Vai trò của hợp tác xã có tính quyết định cao hơn trong việc sử dụng các loại hóa chất,
thức ăn và quy trình kỹ thuật nếu hợp tác xã làm được các dịch vụ cung cấp vật tư nông

nghiệp, còn trong vai vốn và tín dụng xã có vai trò quan trọng hơn cả.
- Các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ nên được xây dựng lớn mạnh hơn, tích cực
hoạt động.
- Các cơ quan chính quyền cần tiếp cận sâu hơn với người dân, lấy được lòng tin và tìm
hiểu nhu cầu của dân, nhằm có biện pháp quản lý phù hợp. Cơ quan chức năng và những tổ
chức cộng đồng cần có mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàn hơn để xử lý các công tác
liên quan đến NTTS một cách đồng bộ và hợp lý.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Thị Yến Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển & Phát triển Cộng
đồng (MCD), Quản lý tổng hợp tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững, 2009.
17


Salter, L. 1988 Mandated Science: Science and Scientists in the Making of Standards
Dordrecht, Holland: Kluwer Academic Publisher
Shark Tagger (The) Newsletter of the Apex Predators Cooperative Shark Tagging
Program, Narragansett, RI, 1997.
De los Angeles, M.S, An assessment of natural resources management in the
Philippines, a paper prepared for the World Bank Resident Mission of the Philippines, Pasig
City(2000).
Del Castillo, R. A Opportunities for upland NGOs in the Philippines, in D.A. Taylor, (ed.),
Proceedings of Conference, NGOs and tree-growing programs: working between governments
and farmers, Winrock International Institute for Agricultural Development, Pune, India, (1992), .
Donoghue, E.M, Community support organisations and community-based forest
management in the Philippines, PhD thesis, Graduate Faculty of North Carolina State
University, Raleigh, 1999.
Guiang, E.S. ‘A historical perspective on community forestry in the Philippines’,
unpublished paper ‘Assessment Study on Community-Based Natural Resources Management
in the Philippines’, Institute for Philippine Culture, Ateneo de Manila University and
Department of Social Forestry and Forest Governance, College of Forestry and Natural

Resources, University of the Philippines Los Baños, Laguna, (2001a), .
La Vina, A.G.M, The state of community based forest management in the Philippines
and the role of local governments, Biological Resources Institute, Washington, 1999.

18


BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VÙNG NUÔI TÔM AN TOÀN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VINH HƯNG, PHÚ LỘC,
THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Đức Thành, Hồ Thị Thu Hoài,
Lê Công Tuấn, Nguyễn Ngọc Phước
Khoa Thủy sản,Trường đại học Nông Lâm Huế
SUMMARY
Data were collected from Vinh Hung commune on 108 shrimp ponds of 55 households
with different variables of householder characterists, community ,shrimp farming systems,
technical and social interventions for shrimp farms. The results were conducted that the
diversifications of householder chracterists have impact on shrimp farm income and technical
approaches as education, training, experience and skill. In addition, the situation of shrimp
diseases and outbreak on the field was often occurred and cause for farmers in lost of
investment, income and water pollution, 87,3% infected SWWS and MBV; 69.1% with red
and 20% with black. When BMP based on community management approach to the areas,
there were only one case of infected by parasite and two farms with demage of water quality
by using of fresh feedstuff with no treatment. Particularly, bioproduct (Betel Bokashi) was
used for all of ponds in early feeding stage after nurse period duration of 21 days, all of
farmers have awareness that they must coopered each others in community discussion and
interventions for water quality and disease infection control during the season.
Key words: Households, community, shrimp ponds, education, technical, social
interventions, community management, safe aquaculture zone
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phá Tam Giang - Cầu Hai, với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước, dài 68 km và có tính
đa dạng sinh học cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Xã Vinh
Hưng - Huyện Phú Lộc nằm ở trung tâm của phá, với áp lực gia tăng dân số và nguồn lợi tự
nhiên giảm, nuôi trồng thủy sản đang được chính quyền xã xem như là một phương thức
sinh kế nhằm đảm bảo thu nhập cho người dân. Tổng diện tích nuôi trồng toàn xã là 365 ha;
trong đó có hai hợp tác xã chính: hợp tác xã Đại Thắng với diện tích nuôi trồng thủy sản
275,5 ha chiếm 75,48 % và diện tích nuôi ở hợp tác xã Bách Thắng là 89,5 ha chiếm 24,52
ha. Tổng diện tích nuôi nước ngọt là 15 ha, chiếm 4,1 % và nuôi nước lợ mặn là 350 ha,
chiếm 95,89 % (Báo cáo tổng kết, 2006; 2007; 2008).
Với những ưu điểm vốn có và lợi nhuận mà con tôm mang lại, con tôm trở thành đối
tượng nuôi rất phổ biến. Trong những vụ nuôi đầu, do môi trường ao nuôi chưa bị ô
nhiễm, mật độ nuôi thấp nên người nuôi tôm ở đây đã có những thành công bước đầu.
Trên cơ sở những thàn công đó, người dân xã Vinh Hưng đã mở rộng diện tích nuôi ồ ạt,
không có quy hoạch đã dẫn đến chất lượng môi trường nước bị suy thoái và dịch bệnh
bùng phát nghiêm trọng. Tình hình đó đã tác động xấu đến tình hình nuôi tôm và thu nhập
người dân toàn xã Vinh Hưng nói chung và cho các xã viên của hợp tác xã Đại Thắng nói
riêng, làm cho người nuôi bị thua lỗ trong nhiều năm. Hệ quả là năm 2007, năng suất nuôi
19


tôm sú hợp tác xã Đại Thắng đạt 8,2 tạ/ha/năm, giảm 2,8 tạ/ha/năm. Sản lượng đạt 215
tấn/ năm, giảm 76,5 tấn so với năm 2006. Đến năm 2008 vừa qua, diện tích nuôi trồng
thủy sản bỏ hoang là 35,5 ha ở vụ 1, qua vụ 2 là 195,5 ha dẫn đến diện tích nuôi tôm sú
của hợp tác xã trong năm là 320 ha/năm chỉ bằng 60,95% năm 2007 và bằng 60,37% so
với năm 2006. Trong đó vụ chính đạt 90,56% kế hoạch và vụ phụ đạt 30,18% kế hoạch,
trung bình cả năm đạt 60,37% kế hoạch (Báo cáo tổng kết, 2008).
Cùng với các tác nhân vi sinh vật khác, điển hình là vi khuẩn và nấm gây bệnh trên
tôm. Hiện nay, vi rút là một trong những tác nhân gây ra tác hại nặng nề nhất. Bệnh do vi
rút, đặc biệt là hai loại vi rút type A gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) và
Whispovirus gây bệnh WSSV (White Spot Syndrome Virus) trên tôm sú đang là vấn đề

cấp bách trong những năm gần đây. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp phòng và trị bệnh do
vi rút gây ra trên giáp xác. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhiều cơ quan
nghiên cứu ở trung ương và địa phương đã tiến hành các công trình nghiên cứu về phòng
và trị bệnh do vi rút gây ra và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hàng năm
dịch bệnh vẫn xảy ra trên diện rộng và gây nhiều tổn thất cho người nuôi tôm. Ngoài ra,
vai trò của cộng đồng và các bên liên quan từ các cấp chính quyền tỉnh đến thôn xã, mỗi
một bên đều có vai trò và trách nhiệm chung nhưng việc xác định trách nhiệm cụ thể trong
từng khâu kỹ thuật hay các giải pháp xã hội giúp cho người dân hiểu rõ hơn hay có cơ hội
tốt hơn tiếp cận đến các vấn đề trong nuôi tôm an toàn vẫn rất hạn chế.
II. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM SÚ Ở VINH HƯNG
1. Đặc điểm các hộ nuôi tôm
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã điều tra 55 hộ ương nuôi tôm với 108 ao nuôi. Kết
quả điều tra đã cho thấy sự đa dạng về tuổi tác, trình độ học vấn, khả năng đầu tư, số lượng ao
nuôi cũng như kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Một số đặc điểm chủ yếu của các hộ
điều tra được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Đặc điểm chủ yếu của 55 hộ ương nuôi tôm điều tra ở xã Vinh Hưng
Các chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Độ tuổi

Các chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ (%)


Số vị trí ao nuôi

Từ 20-39

7

12,7

Cao triều

52

98,2

Từ 40 -60

35

63,6

Trung triều

19

34,5

Trên 60

13


34,7

Thấp triều

1

1,8

Trình độ học vấn

Vốn đầu tư

Mù chữ

2

3,6

Tự có 100%

3

5,5

Cấp 1

18

32,7


Vay vốn 100%

0

0

Cấp 2

22

40

Kết hợp

52

94,54

Cấp 3

13

23,7

Đã tập huấn

Đại học

0


0



51

92,7

Chưa

4

7,3

20


- Về độ tuổi: Căn cứ vào những kết quả bảng trên, thì 35/55 (tỷ lệ 63,6%) hộ điều tra
nằm trong độ tuổi trung niên từ 40-60, chỉ có 7 hộ dưới 40 tuổi (tỷ lệ 12,7%) tham gia hoạt
động nuôi tôm. Qua đó ta thấy lực lượng trung niên tham gia nuôi tôm là chủ yếu phản ánh
đúng yêu cầu của ngành nuôi trồng thuỷ sản: có sức khoẻ dẻo dai, cần cù và có kinh nghiệm.
Lý do hạn chế về vốn, vừa mới tách hộ, thiếu đất đai và chưa có kinh nghiệm trong NTTS là
những nguyên nhân hạn chế số hộ trẻ tuổi tham gia vào hoạt động NTTS tại Vinh Hưng. Mặt
khác, điều kiện khó khăn về kinh tế hiện tại đã lôi cuốn lao động trẻ đi kiếm sống ngoài địa
phương như ở miền Nam, các nước Lào, Campuchia với một lượng đáng kể.
- Về trình độ học vấn: Nhìn chung theo tỷ lệ điều tra được các hộ điều tra có trình độ
học vấn từ cấp 3 trở lên là tương đối cao, 13/55 hộ (chiếm 23,6%) học xong phổ thông trung
học, không có hộ nào tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Số hộ mù chữ, không biết viết chiếm tỷ lệ
khá thấp 3,6 % so với tổng hộ điều tra. Đây thực sự là một thuận lợi trong việc tiếp cận với

khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tin và phát triển sản xuất; cũng như nhận thức của người
nuôi về vấn đề xây dựng vùng nuôi tôm an toàn, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, có
sự tham gia cộng đồng nhằm nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế. Các lớp tập huấn kỹ
thuật có vai trò rất quan trọng việc hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật đối
với vùng nuôi của địa phương. Đã có 92,7% chủ ao ương nuôi tham gia các lớp tập huấn kỹ
thuật ương nuôi tôm nhiều lớp tập huấn do Sở Thủy Sản, Dự án IMOLA tổ chức. Một số hộ
có áp dụng chọn lọc các biện pháp kỹ thuật phù hợp trên cơ sở kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm
của họ và đã đem lại hiệu quả trong sản xuất. Trình độ kỹ thuật của người nuôi có ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất và hiệu quả ao nuôi và phụ thuộc vào trình độ học vấn và công tác tập
huấn kỹ thuật. Với tuổi đời các hộ nuôi ở Vinh Hưng, người dân ở đây khó tiếp thu, khá bảo
thủ, đi tập huấn ít người tập trung và không mạnh dạn trong chuyển đổi cách làm mới như áp
dụng các biện pháp kỹ thuật đã được tập huấn. Vì vậy cần mở nhiều lớp tập huấn hơn nữa,
khuyến khích các hộ nuôi tham gia đầy đủ, nhiệt tình với nhiều phương pháp khác nhau.
- Về vốn đầu tư: Số liệu ở bảng 1 cho thấy đa số hộ điều tra điều sử dụng cả hai nguồn
vốn là vốn tự có của gia đình và vốn vay từ ngân hàng. Chỉ có 3 hộ là không vay vốn. Không
có hộ nào vay 100% vốn đầu tư từ ngân hàng. Điều tra chi tiết về tỷ lệ vốn vay và vốn tự có
thì kết quả cho thấy tỷ lệ vốn vay từ ngân hàng là 40 – 60%, điều này chứng tỏ các hộ nuôi
tôm đã có sẵn ít nhất là 1/3 tổng vốn đầu tư cho nuôi tôm. Tổng số vốn đầu tư cho nuôi tôm
biến động tùy theo quy mô ao nuôi và hình thức nuôi. Trong 55 hộ, có 2 hộ đầu tư cao nhất là
80 triệu đồng, 30 hộ đầu tư khá từ 41-60 triệu, 16 hộ đầu tư ở mức trung bình từ 21-40 triệu
và có 7 hộ đầu tư thấp nhất là từ 10 – 20 triệu. Như vậy, so với sản xuất trồng trọt, trên cùng
một diện tích sản xuất thì nuôi tôm cần số vốn đầu tư lớn hơn nhiều. Đây cũng là điểm cần
chú ý trong việc giúp người nghèo phát triển nghề nuôi tôm.
- Số lượng ao: Tổng số ao nuôi của các hộ điều tra là 108 ao, trong đó nuôi cao triều có
52 hộ có ao nuôi và nuôi trung triều có 19 hộ. Như vậy, một hộ có ít nhất là 1 ao nuôi và
nhiều nhất là 3 ao nuôi cao triều, trong đó có 12 hộ có cả 2 loại. Với vị trí đa số là cao triều,
do đó vấn đề quản lý chất thải để tránh ô nhiễm môi trường và lây nhiễm mầm bệnh cho các
ao khác là một yếu tố cần đặc biệt chú ý trong xây dựng vùng nuôi an toàn.
21



2. Hình thức và mật độ nuôi
Kết quả điều tra cho thấy, trong số 108 ao nuôi tôm đã có tới 36 ao được nuôi với hình thức
quảng canh cải tiến, chiếm tỷ lệ 65,5% (bảng 2), chỉ có 3 ao được áp dụng hình thức nuôi bán
thâm canh. Như vậy, với hình thức nuôi quảng canh cải tiến mà các hộ điều tra áp dụng, mật độ
tôm sú được thả chủ yếu là từ 7 – 12 con/m 2 là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng vùng nuôi
an toàn cấp cộng đồng. Cả 2 vụ nuôi trong năm, tất cả các hộ chỉ nuôi tôm sú, kể cả cao triều,
trung triều lẫn thấp triều, các yếu tố như con giống dễ mua, thị hiếu, thị trường, giá cả và lợi
nhuận cao đã khiến cho người dân đến thế nuôi đơn là chủ yếu mà bất chấp đến sự hủy hoại môi
trường nước, dịch bệnh và sự phát triển NTTS bền vững.

Bảng 2. Hình thức, đối tượng và mật độ nuôi tôm ở các hộ điều tra
Hạng mục

Số ao

Tỷ lệ (%)

Quảng canh

16

29,1

Quảng canh cải tiến

36

65,5


Bán thâm canh

3

5,4

Thâm canh

0

0

Vụ 1: Tôm sú

55

100

Vụ 2: Tôm sú

55

100

4 - 6 con/m2

11

20,0


7–9

33

60

10 – 12

7

12,7

13 – 15

3

5,5

16 – 20

1

1,8

Hình thức nuôi

Đối tượng nuôi

Mật độ nuôi


3. Con giống và thời vụ
Cũng như các địa phương khác, người dân ở Vinh Hưng nuôi tôm với 2 vụ trong năm,
vụ thứ nhất chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 4 và vụ thứ 2 từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Một
số hộ nuôi vụ 1 chậm hơn 1 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5) và vụ 2 muộn nhất là đến tháng 9 vì
22


tránh lũ lụt. Số ít hộ muốn tránh thiệt hại do lũ lụt nên nuôi rút ngắn thời gian còn 2,5 - 3 tháng/
vụ (vụ 1 từ tháng 1-3 và vụ 2 từ tháng 4-6). Thực trạng về con giống sử dụng được trình bày ở
bảng 3. Số liệu về thực trạng con giống ở bảng 3 cho thấy rằng:
Kích cỡ giống: Các hộ điều tra sử dụng rất đa dạng về kích cỡ giống tùy thuộc vào khả
năng tài chính và nguồn cung cấp. Kích cỡ thường được mua là giống cỡ 3-6 cm (53 hộ thả
giống với kích cỡ này, chiếm tỷ lệ 96,4% số ao của tổng hộ điều tra).
Bảng 3. Thực trạng về con giống được sử dụng ở các hộ điều tra
Các chỉ tiêu

Số ao

Tỷ lệ

Kích cỡ giống

Các chỉ tiêu
Kiểm dịch con giống

Số ao

Tỷ lệ

55


100

P 12, 15

1

1,8

Cơ quan kiểm dịch

3 – 6 cm

53

96,4

Sở thuỷ sản

18

32,7

> 6 cm

1

1,8

Chi cục bảo vệ NLTS


34

61,8

Trại giống

3

5,4

Nguồn
giống

cung

cấp

Trong tỉnh

23

42,8

Phương pháp đánh giá chất
lượng con giống

Ngoài tỉnh

32


47,2

Cảm quan

28

50,9

Sốc formol

3

5,45

24

43,6

Chất lượng con giống
Tốt

24

43,7

Không biết

Trung bình


18

32,7

Vận chuyển giống

Xấu

12

21,8

Xe máy

4

7,3

Không có ý kiến

1

1,8

Ô tô

51

92,7


4. Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp chủ yếu tôm giống cho các hộ nuôi tôm ở Vinh Hưng là các trại giống
từ Đà Nẵng. Theo số liệu điều tra được thì có đến 32 hộ lấy giống từ Đà Nẵng. Ngoài ra, con
giống ở Thừa Thiên Huế cũng được sử dụng ở 22 hộ, chiếm tỷ lệ 40% số hộ điều tra. Như
vậy, về số lượng con giống của các hộ điều tra được đáp ứng 2/3 từ các trại giống ngoài tỉnh và
1
/3 từ trong tỉnh. Về chất lượng con giống theo đánh giá của các hộ điều tra, chất lượng con
giống tốt có ở 24 hộ (43,7%), trung bình ở 18 hộ (32,7%), con giống ở 12 hộ còn lại (21,8%)
các hộ sử dụng chất lượng con giống xấu. Giống tốt quyết định đến năng suất và hiệu quả sản
xuất, 32,4% số ao được sử dụng giống tốt chưa phải là một tỷ lệ thỏa đáng giúp cho người
dân nâng cao lợi nhuận từ nghề nuôi tôm.

23


Việc kiểm dịch con giống được các cơ quan chủ quản là Sở Thủy Sản và Chi cục Bảo
vệ nguồn lợi tiến hành thường xuyên, chiếm tỷ lệ 78,7% số ao có giống được kiểm dịch. Các
phương pháp thường dùng chủ yếu là cảm quan và sốc formol. Tuy nhiên, ở 28 ao nuôi,
người dân không biết phương pháp đánh giá chất lượng đã dùng đối với tôm giống trong ao
của họ. Có lẽ đây chủ yếu là do nguồn giống từ ngoài tỉnh đưa về. Các hộ nuôi tôm thương
phẩm điều tra đã vận chuyển con giống chủ yếu là bằng xe ô tô, với quy mô hợp tác xã
phương tiên này là thuận tiện và chủ động, chi phí mua giống rẻ. Việc tổ chức mua giống
thông qua qua Hợp tác xã đã giúp tiết kiệm được nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, đồng
thời khả năng an toàn về dịch bệnh, sức khỏe, độ đồng đều của tôm giống cũng sẽ được bảo
đảm hơn nhiều so với mua số lượng nhỏ, lẻ.
III. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Trong năm qua, tình hình dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng đối với tôm nuôi ở Vinh Hưng
gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi. Qua điều tra 108 ao nuôi ở 55 hộ, kết quả thu
được về tình hình dịch bệnh đối với tôm nuôi được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Tình hình dịch bệnh đối với tôm nuôi ở các hộ điều tra

Bệnh phổ biến

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Đốm trắng

48

87,3

MBV

8

14,5

Vàng mang

38

69,1

Đen mang

11

20


Bẩn mình

29

52,7

Đỏ thân

16

29,1

Mất trắng

9

16,4

Mất hai phần ba

18

32,7

Mất một nửa

5

27,3


Mất một phần ba

11

20,0

Mất ít, không đáng kể

7

12,7

Không mất

5

9,0

Hậu quả do dịch bệnh

24


Số liệu điều tra cho thấy có 48 hộ nuôi tôm có nhiễm bệnh đốm trắng, chiếm tỷ lệ
87,3% tổng số hộ điều tra; 38 hộ có nhiễm bệnh vàng mang (69.1%); 11 hộ có nhiễm đen
mang (20% tổng hộ điều tra). Bệnh xảy ra làm cho nghề nuôi tôm tại Vinh Hưng bị ảnh
hưởng nặng nề, đặc biệt bệnh đốm trắng đã gây chết hàng loạt tôm nuôi tại địa bàn điều tra,
thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế cho người nuôi. Có đến 32/55 (58,2%) hộ tôm nuôi bị thiệt
hại nặng nề, trong đó 9 hộ mất trắng (16,4% tổng hộ điều tra), 18 hộ (32,7%) bị mất 2/3 sản
lượng. Tuy nhiên, vẫn còn 23/55 (chiếm tỷ lệ 41,8 %) ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi dịch

bệnh. Qua phỏng vấn thì đây chính là những ao được xử lý nguồn nước vào và đã quản lý
tốt ao trong quá trình nuôi. Như vậy, qua các số liệu thống kê được chúng ta có thể thấy tình
hình dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng của toàn huyện và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.
Tuy nhiên người dân vẫn còn rất mù mờ, thiếu những kiến thức về các tác nhân gây bệnh,
cũng như các phương pháp để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi và phương pháp
phòng trị bệnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các hộ nuôi tôm thua lỗ. Bên cạnh ảnh
hưởng của dịch bệnh, các loài địch hại cũng trở thành nỗi lo sợ của người dân, vì chúng ảnh
hưởng đến sản lượng thu hoạch được. Các địch hại phổ biến và hậu quả do địch hại để lại
được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Địch hại phổ biến trong ao ương tôm ở các hộ điều tra
Địch hại phổ biến

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Hậu quả do địch hại

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Cua, còng

24

47,3

Lớn


12

21,8

Tôm, cá tạp

29

80,0

Không ảnh hưởng

36

65,5

Chim, chuột

21

38,2

Không biết

7

12,7

Ốc


24

47,3

Dựa vào bảng số liệu trên, cho thấy địch hại nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng đối với
tôm nuôi là cua, còng và cá tạp, với tần suất xuất hiện là cao nhất là cá tạp 80% (cả 3 loại)
trong các hộ nuôi đề cập đến. Sự xuất hiện của địch hại trong ao nuôi vừ gây ra hao hụt thức
ăn, tôm thiếu thức ăn dẫn đến tôm gầy, yếu và là nguyên nhân sơ cấp để gây ra bệnh tật.
Bên cạnh đó sự có mặt của địch hại còn cạnh tranh không gian sống, ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tôm nuôi. Tuy nhiên, theo 36 hộ dân (chiếm
65,5%) đã đánh giá thì những địch hại này không để lại hậu quả lớn. Điều này chứng tỏ
nhận thực của người dân về địch hại còn thiếu chính xác. Địch hại có thể chưa gây ra thiệt
haị đáng kể nhưng chúng lại là một trong những mối nguy trong việc gây ra sự lây lan dịch
bệnh theo chiều ngang. Qua điều tra thì biện pháp phòng trừ địch hại người nuôi tôm xã
Vinh Hưng đã dùng các hoá chất như: chlorine, saponine để tiến hành diệt tạp trong giai
đoạn cải tạo ao thì trong quá trình nuôi lượng địch hại sẽ giảm đi đáng kể. Người nuôi còn
dùng phương pháp thủ công để diệt tạp (đặc biệt với còng, cua, ốc). Trong quá trình ương
25


nuôi, với suy nghĩ lượng địch hại như tôm tít, cá tạp (bống, nâu...), nòng nọc không ảnh
hưởng lớn đến quá trình nuôi nên các hộ nuôi ở đây không tiêu diệt địch hại. Tuy nhiên, nếu
không tiêu diệt địch hại thì quá trình ương nuôi tôm còn nhỏ sẽ khó khăn trong việc cạnh
tranh thức ăn, không gian sống, Oxy... Vì vậy nên tiêu diệt địch hại trong quá trình nuôi để
nâng cao năng suất.
1. Kết quả kiểm tra bệnh MBV và WSSV trên tôm sú giai đoạn giống tại xã Vinh Hưng
MBV (Monodon Baculovirus) được phát hiện vào năm 1977, là một trong những tác
nhân nguy hiểm trên tôm sú, đặc biệt giai đoạn ấu trùng và thời kỳ đầu của tôm giống. Một
vài nghiên cứu cho thấy MBV tồn tại nhiều dòng. Tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm
trên đàn giống đưa vào ương nuôi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức khoẻ, sức tăng

trưởng của tôm trong ao nuôi. Việc áp dụng quy tắc BMP từ quá trình chọn giống, đến công
tác cải tạo ao ương đã giúp tỷ lệ cảm nhiễm cũng như cường độ cảm nhiễm MBV trên đàn
giống đưa vào ương nuôi rất thấp.Tình hình cảm nhiễm MBV của tôm sau 21 ngày nuôi được
thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Tình hình cảm nhiễm MBV trong quá trình ương nuôi
Giai đoạn

Hợp tác xã Bách Thắng
TLCN (%)

Hợp tác xã Đại Thắng

CĐCN

TLCN
(%)

CĐCN

0

Toàn xã
TLCN (%)

CĐCN

0

-


Postlarvae 12

0

Sau 10 ngày ương

4

(+)

2

(+)

3%

(+)

Sau 21 ngày ương

7

(+)

4

(+)

5,5%


(+)

Ghi chú: (-) : âm tính; (+): thể ẩn chiếm < 25% tế bào gan.
(++): thể ẩn chiếm từ 25% - 50% tế bào gan.
(+++): thể ẩn chiếm từ 50% - 70% tế bào gan.
Lần kiểm tra đầu tiên được tiến hành trên mẫu tôm ở giai đoạn Postlarvae 12 (Pl12) trước
khi thả nuôi cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, sau 10 và 21 ngày ương tỷ lệ cảm nhiễm có sự
gia tăng là 3% và 5%. Tuy mức độ cảm nhiểm của đàn giống chỉ (+), nhưng điều này chứng
tỏ rằng có sự lây lan mầm bệnh MBV từ môi trường vào cơ thể tôm. Theo Paynter (1992) và
nhiều tác giả khác đã khẳng định rằng: Vi rút này có thể lây nhiễm theo 2 trục, trục dọc và trục
ngang. Trong đó, lây nhiễm MBV theo trục ngang rất mạnh. Liao và cộng sự (1992) thông báo
rằng, MBV có thể nằm trong các thể ẩn (Occlusion bodies), theo phân tôm bị nhiễm, ra ngoài
môi trường, nằm ở đáy ao trong nhiều năm và là nguồn lây nhiễm cho tôm khỏe theo trục
ngang. Các thể ẩn có thể tồn tại ở đáy ao trong một thời gian nếu có cơ hội thích hợp chúng sẽ
xâm nhập vào tôm khỏe mạnh. Như vậy, mặc dù Hợp tác xã Đại Thắng đã áp dụng qui trình
thực hành quản lý tốt (Better Management Practice- BMP), tuy nhiên ở hợp tác xã Bách Thắng
sự thực hành các biện pháp cải thuật trong cải tạo ao, quản lý môi trường nuôi ở các hộ khác
26


nhau (do không áp dụng quy phạm thực hành quản lý tốt hơn) dẫn đến việc tiêu diệt mầm bệnh
MBV trong môi trường chưa triệt để làm cho sự cảm nhiểm MBV tăng lên trong quá trình nuôi.
Mặc dù tỷ lệ cảm nhiễm này không cao, nhưng nó có thể gây ra hiện tượng phân đàn, còi cọc,
chậm lớn và tôm dễ bị bội nhiễm bởi các tác nhân khác. Khi kiểm tra mẫu ép tươi, ngoài sự
xuất hiện các thể ẩn, tế bào còn có xuất hiện các hạt lipit (Hình 3). Đây là dấu hiệu đầu tiên của
sự rối loạn trao đổi chất ở tế bào gan tụy khi bị nhiễm vi rút (Bùi Quang Tề, 2003).
2. Kết quả kiểm tra MBV bằng phương pháp cắt mô tế bào gan tụy
Song song với quá trình kiểm tra sự cảm nhiễm MBV bằng phương pháp soi mẫu tươi,
việc cắt mô tế bào gan tụy cũng được tiến hành nhằm kiểm tra mức độ cảm nhiễm MBV trên
mô một cách toàn diện hơn. Kết quả phân tích mô tế bào gan tụy được thể hiện ở bảng 7.

Bảng 7. Tình hình cảm nhiễm MBV trong quá trình ương nuôi
Giai đoạn

Hợp tác xã Bách
Thắng
TLCN
(%)

CĐCN

Hợp tác xã Đại
Thắng
TLCN
(%)

CĐCN

0

Toàn xã

TLCN (%)

CĐCN

0

-

Postlarvae 12


0

Sau 10 ngày ương

7

(+)

4

(+)

5,5 %

(+)

Sau 21 ngày ương

10

(+)

7

(+)

8,5%

(+)


Từ kết quả bảng 7 cho thấy, tỷ lệ cảm nhiễm của MBV trên tôm giống bằng phương
pháp cắt mô tế bào cao hơn với phương pháp soi tươi. Tỷ lệ cảm nhiễm MBV sau 10 ngày và
21 ngày ương nuôi lần lượt là 5 và 10%. Cường độ cảm nhiễm của bệnh vẫn là (+). Có sự
khác nhau về tỷ lệ cảm nhiễm giữa hai phương pháp này do việc chẩn đoán bệnh MBV bằng
phương pháp soi tươi có độ chính xác không cao (Đỗ Thị Hoà, 2004). Tuy nhiên khi kiểm tra
695 tôm sú bị nhiễm MBV bằng các phương pháp chẩn đoán khác nhau, Uma và cộng sự
(2006) cho biết kết quả chẩn đoán không có sự sai khác đáng kể giữa các phương pháp khác
nhau. Tỷ lệ cảm nhiễm bệnh MBV chẩn đoán bằng phương pháp soi tươi là 11,8%, bằng
phương pháp PCR 1 bước là 13,2%, và bằng phương pháp PCR 2 bước, phương pháp chẩn
đoán có độ nhạy cảm cao nhất là 14,8%.
Như vậy, tỷ lệ cảm nhiễm MBV trong quá trình nuôi tại địa bàn nghiên cứu giữa hai
phương pháp không khác biệt nhiều. Nguyên nhân của cuối quá trình ương tỉ lệ cảm nhiễm cao
hơn giai đoạn này thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều làm cho tôm dễ bị sốc và ít ăn, dẫn
đến bệnh MBV cao hơn. Tuy nhiên, người dân đã tiến hành rải vôi CaCO 3 trước lúc trời mưa nên
hạn chế gây sốc cho tôm, ổn định môi trường, từ đó giảm rất nhiều yếu tố gây bệnh trong ao
ương.

27


(a)

(b)
Hình 1. Hình ảnh mô tế bào gan tụy
(a) Tế bào bình thường
(b) tế bào bị nhiễm MBV
Theo kết quả đạt được ở bảng trên ta có thể thấy, tất cả các bể đều có dấu hiệu âm tính
(-) với bệnh MBV. Nguyên nhân không có sự xuất hiện bệnh là vì tôm bố mẹ có chất lượng
tốt, đảm bảo, và tôm giống là kết quả của lứa đầu tiên, cũng như đàn tôm trước khi đưa vào

nuôi đã được kiểm dịch kỹ càng nên hạn chế được sự cảm nhiễm của MBV. Chỉ riêng hợp tác
xã Bách Thắng, nguồn giống có xuất xứ từ nhiều nơi, khâu kiểm dịch không triệt để nên tỷ lệ
cảm nhiễm của MBV cao hơn vùng nuôi ở Hợp tác xã Đại Thắng.
Tình hình cảm nhiễm bệnh WSS trên tôm sú giai đoạn giống trong quá trình ương nuôi:
Bệnh đốm trắng do tác nhân Whitespotvirus gây ra là một trong những bệnh nguy hiểm nhất
và gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới (Flegel et al.,
1997). Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất hiện nay là phương pháp PCR 2 bước vì có
khả năng phát hiện được vi rút trên tôm bị nhiễm ở mức độ rất nhẹ và hoàn toàn không có
biểu hiện bệnh. Kiểm dịch tôm trước khi ương nuôi và theo dõi sự cảm nhiễm trong thời gian
ương nuôi là rất cần thiết cho quá trình nuôi thương phẩm sau này. Phân tích mô học và PCR
của 40 mẫu tôm ương nuôi (10-15 con/mẫu) gồm 20 mẫu chọn lọc ở vùng nuôi Hợp tác xã
Bách Thắng và 20 mẫu ngẫu nhiên ở vùng nuôi Hợp tác xã Đại Thắng cho kết quả như sau
(Bảng 8).
Bảng 8. Tình hình cảm nhiễm WSSV trong quá trình ương nuôi
Giai đoạn

Hợp tác xã Bách Thắng

Hợp tác xã Đại Thắng

Toàn xã

Tần số
(n=20)

TLCN (%)

Tần số
(n=20)


TLCN (%)

Tần số
(n=40)

TLCN (%)

Postlarvae 12

0

0

0

0

0

0

Sau 10 ngày
ương

8

40

0


0

8

20

Sau 21 ngày
ương

10

50

0

0

10

25

Như vậy, với việc kiểm dịch giống trước khi vào nuôi, cùng như áp dụng qui phạm BMP
trong quá trình nuôi, vùng nuôi của hợp tác xã Đại Thắng không thấy có sự xuất hiện bệnh đốm
28


trắng. Trong khi đó, ở hợp tác xã Bách Thắng thì tỷ lệ tôm bị bệnh WSSV đã tăng lên trong thời
gian ương nuôi, từ 40% ở tuần ương nuôi đầu tiên lên tới 50% sau 3 tuần ương nuôi. Ngoài ra,
từ 20 mẫu chọn lọc chúng tôi đã xác định được 1 ao, với mô học có dấu hiệu đặc thù của bệnh
đốm trắng do vi rút WSSV, có thể mẫu thu là những con chưa nhiễm bệnh, hoặc bị nhiễm nhẹ

chưa hình thành thể vùi (tôm đang chết nhưng thời điểm thu mẫu không thu được những con có
dấu hiệu đặc thù của bệnh). Hai ao đang chết với dấu hiệu bệnh lý có nhiều đốm trắng trên vỏ
kitin phần đầu ngực và đốt đuôi (trong đó một ao còn kèm theo dấu hiệu đỏ thân). Kết quả phân
tích mô học cho thấy chỉ có một ao trên lát cắt mô học có sự hiện diện các thể vùi của WSSV,
có thể mẫu thu là những con chưa nhiễm bệnh, hoặc bị nhiễm nhẹ chưa hình thành thể vùi (tôm
đang chết nhưng thời điểm thu mẫu không thu được những con có dấu hiệu đặc thù của bệnh).
Trường hợp khác, có thể xảy ra là hiện tượng hình thành các đốm trắng trên vỏ kitin là do độ
kiềm của nước cao dẫn đến sự tích đọng canxi trên vỏ hoặc gây ra bởi hội chứng đóm trắng do
vi khuẩn thông báo bởi Wang và cộng sự, (2000) trên tôm sú nuôi ở Thái Lan và Malaysia.
Đồng thời nghiên cứu mô học có những dấu hiệu đặc trưng như: cảm nhiễm đồng thời WSSV
và GAV – like; hoặc 3 loại vi rút WSSV, GAV – like, và HPV). Kết quả nghiên cứu mô về sự
bội nhiễm vi rút trên tôm sú nuôi tại xã Bách Thắng được thể hiện ở bảng 9.
Bảng 9. Các loại vi rút cảm nhiễm trên tôm sú ương nuôi tại Vinh Hưng - Phú Lộc
Tên bệnh

Tần số (n=20)

Tỷ lệ (%)

WSSV + GAV – like

3

15 %

WSSV + HPV + GAV – like

3

15 %


Baculovirus Type C + GAV – like + HPV

2

10 %

Tất cả các ao này đều tìm thấy sự hiện diện của các thể vùi dạng GAV ở mang, trong đó
một ao bị còi có sự hiện diện của các thể vùi dạng Baculovirus Type C ở mô gan tụy. Những
tơ mang bị đen do nhiễm khuẩn cho thấy sự phân bố dày đặc các thể vùi dạng GAV. Các ao
bị còi cọc, chậm lớn 60-80% những con được kiểm tra mô gan tuỵ bị cảm nhiểm vi rút HPV
nhưng cường độ cảm nhiễm rất nhẹ (+). Sự cảm nhiễm WSSV: là bệnh bắt gặp với tần số
cao nhất (3/20), đa số thể hiện dấu hiệu bên ngoài là đỏ thân, trong đó chỉ có một mẫu xuất
hiện đốm trắng trên vỏ kitin. Như vậy, rất có thể gây bệnh trên tôm sú là chủng vi rút có độc
lực mạnh, thường gây chết cấp tính trong thời gian ngắn khi tôm chưa thể hiện dấu hiệu đặc
thù của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trên vỏ kitin. Trên những lát cắt mô học có thể tìm
thấy thể vùi của đốm trắng ở nhiều cơ quan khác nhau như: biểu mô thành dạ dày, mô
mang, biểu mô dưới vỏ, cơ quan lympho, cơ quan tạo máu… Trong nhân của mỗi tế bào
phình to chứa duy nhất một thể vùi nằm ở trung tâm, giai đoạn sớm và muộn của cảm nhiễm
có sự khác biệt. Giai đoạn sớm thể vùi thường nhỏ và bắt màu hồng của eosin, bao quanh là
vùng không bắt màu thuốc nhuộm, ngoài cùng là vành nhân bắt màu tím của hematocxylin,
hạch nhân thường bị đẩy sát vào màng nhân. Giai đoạn muộn hơn, thể vùi phì đại và chiếm
29


hết thể tích của nhân thường có hình cầu hoặc hình trứng và chuyển dần sang tính kiềm. Số
lượng thể vùi cũng phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh (hình 5).
3. Sự cảm nhiễm của HPV
Kết quả kiểm tra HPV cho thấy HPV cảm nhiễm trong mô gan tụy của 3/20 đàn chiếm tỷ
lệ 15%. Trên cát lát cắt mô học cho thấy trên nhân tế bào gan tụy bị cảm nhiễm vi rút bị phình

to chỉ chứa chất duy nhất một thể vùi hình cầu, hình thành một vùng sáng ở xung quanh, bắt
màu từ màu hồng đến màu tím do tính ưa acid hay ưa kiềm (Hình 5 B,C).
4. Sự cảm nhiễm của GAV
Thể dạng GAV được tìm thấy ở 12 ao nuôi thương phẩm khác nhau, chiếm tỷ lệ 30%
tổng số 20 mẫu được kiểm tra. GAV thường cảm nhiễm đồng thời cùng một số vi rút khác
(3/12 ao) như WSSV, Baculovirus Type C, hoặc HPV. Như vậy, GAV chỉ có thể là tác nhân
cơ hội, nó chỉ thể hiện khi dấu hiệu về mô học đi kèm một số bệnh khác. Thể vùi dạng GAV
thường tìm thấy ở mô mang, mô gan tụy, cơ quan lympho của tôm bệnh. Thể vùi có hình cầu,
nằm ở ngoài nhân, thường bắt màu tím đen của Hematoxylin. Ngoài ra trên lát cắt mô học còn
kèm theo một số biến đổi ở mức tế bào là hiện tượng nhân kết đặc và phân tán giống những
biến đổi mô học do bệnh dầu vàng (Hình 5 E).
5. Sự cảm nhiễm của BaculovirusType C
Thể vùi dạng Baculovirú Type C được tìm thấy ở 5/40 mẫu chiếm tỷ lệ 12,5%. Trên lát
cắt mô học có thể tìm thấy thể vùi dạng này ở mô mang, cơ quan lympho, hay mô gan tụy
(trong đó chỉ có một mẫu tìm thấy trên mô gan tụy).
Độ O xy hòa tan: với mục đích xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối
với sự cảm nhiễm các loại vi rút gây bệnh trên tôm, một số chỉ tiêu môi trường nước như pH,
hàm lượng Oxy hòa tan (DO), độ kiềm (KH) và nhiệt độ đã được kiểm tra trong suốt quá
trình ương nuôi (đồ thị 1,2,3 và 4).
Độ pH: có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi, pH thấp có thể làm tổn
thương phần phụ, mang, quá trình lột xác và cứng vỏ. Chiu (1992) công bố pH <4,5 và >10,5
gây tôm chết, từ 4,5 – 7,0 và 8,5 – 10 thì tôm sinh trưởng kém, hấp thụ thức ăn ít và hậu quả
kéo dài; pH từ 7,5 – 8,5 là phù hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Dựa vào
đồ thị cho thấy pH lúc cao nhất là 8,4 và lúc thấp nhất là 7,2. Sự biến động này cũng không
sai khác nhiều so với ngưỡng thích hợp. pH biến động lớn nhất vào ngày ương thứ 24 và ngày
ương thứ 26 trong quá trình ương nuôi. Nguyên nhân là vào ngày thứ 24, 26 của quá trình
ương nuôi có gió và mưa lớn làm cho pH trong ao giảm, ảnh hưởng đến chất lượng nước ao
ương. Tuy nhiên, trước lúc mưa các hộ ương đã kịp rải vôi xung quanh bờ ao nên pH tăng dần
và ổn định sau 4 ngày tiếp theo.
Yếu tố độ kiềm (KH): nhìn chung hầu hết tất cả các ao trong toàn xã đều có độ kiềm

thấp, dao động từ 58 – 71 mg CaCO3/l. Các hộ nuôi sử dụng dolomite để tăng độ kiềm trong
ao nhằm đạt 80 – 120 mg CaCO3/l nhưng do tiến hành chỉ một lần nên công việc này chỉ giúp

30


ổn định pH và độ kiềm nhất thời. Điều này ảnh hưởng đến sự cảm nhiễm của các loại vi rút
MBV, HPV, GAV.
Yếu tố hàm lượng oxy hoà tan (DO): Hàm lượng oxy hoà tan trong nước là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm cá nuôi. Trong ao
nuôi tôm, lượng oxy thấp sẽ làm tôm chậm lớn có khi chết hàng loạt. Tác hại do hàm lượng
oxy thấp phụ thuộc vào hàm lượng oxy có trong ao và thời gian mà tôm phải chịu đựng. DO
trong ao ương dao động từ 5,2 – 6,6 mg/l. Mặc dù có sự biến động nhưng sự biến động không
lớn và DO luôn >4 mg/l nên không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cũng như không gây ra tình
trạng thiếu Oxy trong ao. Chanratchakool và cộng sự, (1994) công bố khi hàm lượng oxy
<4mg/l tôm sử dụng thức ăn kém và dễ nhiễm bệnh. Chiu (1992), thông báo hàm lượng oxy
<3,5mg/l sẽ gây chết tôm.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản HTX nông nghiệp Đại Thắng, 2006.
[2]. Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản HTX nông nghiệp Đại Thắng, 2007.
[3]. Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản HTX nông nghiệp Đại Thắng, 2008.
[4]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Vinh Hưng, 2008.
[5]. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, Bệnh học
thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
[6]. Đỗ Thị Hoà, Đặc điểm dịch tễ bệnh đốm trắng do vi rút và nghiên cứu mức độ cảm
nhiễm của vi rút này trên tôm sú (P. monodon) nuôi tại Khánh Hoà, Tài liệu 2004.
[7]. Đỗ Thị Hoà, Một số phương pháp chẩn đoán và nghiên cứu bệnh ở động vật thuỷ
sản, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2004.
[8]. Đỗ Thị Hoà, Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm vi rút MBV và tác hại của bệnh này
trên tôm sú (P. monodon) nuôi tại Khánh Hoà và đề ra biện pháp phòng bệnh. Tuyển tập

công trình nghiên cứu khoa học công nghệ Thuỷ Sản, tập IV, 1999.
[9]. Đỗ Thị Hoà, Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm sú (P. monodin) nuôi ở khu
vực Nam Bộ. Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông Nghiệp, 1996 .
[10]. FAO, 402/2. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thuỷ sản châu Á. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp, 2005. NAFIQAVED dịch.
[11]. Nguyễn Ngọc Phước, Bài giảng Bệnh và phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ sản,
2007. Tài liệu lưu hành nội bộ, 2007 .
[12]. Bùi Quang Tề, Bệnh Học Thủy Sản – Phần 2, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2006.
[13]. Bùi Quang Tề, Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản nông
nghiệp, 2003.
[14]. Nguyễn Hữu Dũng, Bài giảng bệnh do vi rút ở động vật thuỷ sản, Tài liệu lưu
hành nội bộ, 2007.
Tài liệu nước ngoài
[15]. FAO, NACA, Diagnosis of shrimp diseases, 1999.
31


×