Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

An sinh xã hội chính sách đối với người có công-thực trạng và giả pháp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”
Là một truyền thống tốt đẹp, một đạo lý cao cả của người Việt Nam. Để
có được cuộc sống hạnh phúc hoà bình như ngày hôm nay biết bao người đã ngã
xuống cùng với những nỗi đau mất mát, nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong
lòng mỗi thân nhân gia đình chính sách, người có công với nước. Nhằm mục
đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp hi sinh của những người có công và
các gia đình chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện để bù đắp
phần nào về giá trị vậy chất và tinh thần cho họ. Chính từ đó mà chính sách ưu
đãi, chăm sóc người có công đã ra đời và đi vào cuộc sống góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao đời sống của người có công, từ đó góp phần ổn định kinh tế,
chính trị của đất nước.
Phòng Lao Động – TBXH Quận Hồng Bàng nói riêng và ngành LĐXH
nói chung là một ngành đơn vị có tầm quan trọng rất lớn trong việc tổ chức, triển
khai, thực hiện chính sách cho các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội. Trong
năm 2010, công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công
tại phòng LĐTB&XH quận Hồng Bàng đạt được nhiều thành tích nổi bật; góp
phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công trên địa bàn
quận; đưa chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước đến với mọi
người. Song trong quá trình thực hiện còn gặp phải những khó khăn, công tác tổ
chức thực thi chính sách người có công với nước tại phòng còn có những hạn chế
cần được khắc phục trong thời gian tới để phát huy và nâng cao hiệu quả của
chính sách.
1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC.
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm an sinh xã hội
2. Các khái niệm có liên quan.
3. Đặc điểm chung về người có với nước.
Người có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là người


đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà
nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công với nước, huân
chương kháng chiến, huy chương kháng chiến.
Theo Pháp Lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL – UBTVQH, quy
định người có công với nước bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; Người hoạt
động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19
tháng 8 năm 1945;Liệt sĩ, thân nhân liệt sỹ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng huân chương
kháng chiến, huy chương kháng chiến; Người có công giúp đỡ cánh mạng.
4. Nhu cầu và đặc điểm tâm lý của người có công với cách mạng
4.1. Nhu cầu
Cũng như mọi người, người có công với cách mạng rất cần có một cuộc
sống vật chất và tinh thần đầy đủ, no ấm và hạnh phúc. Mặt khác họ đã có nhiều
cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc,
do đó họ cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên
họ nhiều hơn để họ vơi đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và mất người thân.
4.2. Đặc điểm tâm lý
2
Họ luôn có ý thức về quá khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh
thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ
phận những người có công luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện
thái độ trung thành với chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra chiến đấu,
bảo vệ. Khi hoà bình lập lại cho đến nay nhiều trong số họ dù mang trong mình
những thương tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm

cho mình một công việc phù hợp để vượt qua cái đói nghèo, góp phần xây dựng
tổ quốc và nhiều người đã trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sỹ thi đua,
nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín.
Họ có tâm trạng mặc cảm thấy thua thiệt, mất mát so với những người
xung quanh nên họ thích được mọi người quan tâm. Ngoài ra, những thương
binh, bệnh binh họ còn có những đặc điểm tâm lý riêng:
- Đối với thương, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp: hiện nay số
còn sống rất ít, tuổi đã cao, họ sống khiêm tốn, giản dị ít đòi hỏi quyền lợi cá
nhân. Nhu cầu vật chất giản dị, nhưng tinh thần thông tin thời sự, chính trị lại
khá cao, họ thích tìm hiểu và tham gia bình luận tình hình thế giới và trong nước,
muốn có nhiều bạn bè để cùng nhau ôn lại kỉ niệm về tháng năm hào hùng đã
qua.
- Đối với thương, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đại đa số họ ở
đọ tuổi trung niên, có trình độ văn hoá và chính trị, nhạy cảm với các chính sách,
chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới họ. Họ có ý
thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động
xã hội cũng như các công tác khác được giao. Bên cạnh đó có một số ít đối
tượng có tư tưởng công thần, ỷ vào công lao cống hiến để đòi hỏi, thậm chí một
số ít còn lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để làm trái pháp luật.
- Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: chủ yếu
là những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phần
lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao, họ vẫn nặng nề về tâm lý thua thiệt những
người xung quanh nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng và một số thương binh
còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm
3
- Đối với thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng: sự mất mát
người thân là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha, người mẹ, người vợ,
người con liệt sỹ mà không gì có thể bù đắp được. Họ rất muốn được sự quan
tâm chia sẻ, động viên nhất là vào các dịp ngày lễ, ngày tết bởi họ cũng muốn sự
đầm ấm hạnh phúc trong những ngày này.

Nhìn chung người có công có những đặc điểm tâm lý khác nhau đòi hỏi
công tác chăm sóc cũng khác nhau và phải tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu của họ.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc, hỗ trợ
phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến
to lớn của người có công với cách mạng.
4.3. Sự cần thiết chăm sóc người có công.
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ Uống nước nhớ
nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp ( năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 là ngày
Thương binh - Liệt sĩ để tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với thương binh, bệnh binh,
gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn
các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hi sinh xương máu vì tổ quốc. Vì vậy,
chăm sóc, ưu đãi xã hội với người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị,
xã hội to lớn và rất cần thiết trở thành một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều
67 - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đảng và Nhà nước
ta đã khẳng định: “ Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi với người có công với
nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao
mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công”.
Người có công với cách mạng được toàn xã hội quan tâm chăm lo về vật
chất, tinh thần; được trân trọng, tôn vinh, biết ơn, đền ơn đáp nghĩa…Ưu đãi xã
hội, chăm sóc người có công với nước là tình cảm và trách nhiệm của Nhà nước
và toàn xã hội. Đây là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn
định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát
triển.
5. Chính sách chăm sóc người có công với nước.
4
Để qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu
đãi người có công với nước của Chính phủ, Liên Bộ Lao Động – Thương binh và
Xã hội - Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan đã ban hành các thông tư hướng
dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Chính sách

ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ là đạo lý truyền thống mà còn là
vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, vấn đề xã hội lớn; không chỉ là vấn đề cáp
bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài của một thể chế chính trị. Nhà nước đã
ban hành bổ sung hàng loạt văn bản pháp quy nhằm xử lý những bất hợp lý về
chính sách, chế độ và những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống phù hợp với sự
chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế, hướng tới sự bảo đảm công bằng trong
việc thực hiện ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có
công với cách mạng.
Chính sách người có công nhằm tưng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người có công với cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, tiếp tục xây dựng nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa – xã hội
của đất nước.
6. Hình thức thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước.
- Đối với chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội: thực hiện ưu đãi trong giáo dục,
đào tạo theo đúng chính sách của Nhà nước, cung cấp sổ trợ cấp theo đúng kì
hạn, giải quyết những chế độ ưu đãi một cách nhanh chóng, trung thực để các đối
tượng có thể thuận lợi trong học tập và công việc.
- Chế độ chăm sóc sức khỏe: Phòng LĐTB&XH thực hiện mua BHYT
cho các đối tượng theo Nghị định số 54 và Quyết định số 290 của Nhà nước; đưa
người có công đi điều dưỡng theo từng đợt tại các trung tâm điều dưỡng người
có công của tỉnh, thành phố; cung cấp các dụng cụ chỉnh hình phù hợp cho các
thương binh, bệnh binh thuận tiện trong sinh hoạt.
- Hỗ trợ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
thương, bệnh binh, gia đình người có công. Các gia đình chính sách phải được
ưu tiên cấp ruộng đất tốt, thuận lợi cho sản xuất, miễn giảm thuế,…hỗ trợ về nhà
ở bằng hình thức sửa chữa, xây dựng mới nhà tình nghĩa.
5
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CHĂM
SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI QUẬN HỒNG BÀNG - HẢI PHÒNG.

1. Đặc điểm chung về người có công của Quận
1.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng người có công thuộc phòng Lao động –
Thương binh & Xã hội quận Hông Bàng quản lý.
- Người hoạt động trước cách mạng tháng 8 năm 1945 là 10 người trong
đó: Cán bộ lão thành 3 người; cán bộ tiền khởi nghĩa là 7 người. Liệt sỹ chống
Pháp là 1118 người, liệt sỹ chống Mỹ là 1847 người, liệt sỹ XDBVTQ là 168
người.
- Số gia đình liệt sỹ là 3109 gia đình trong đó thương binh là 1060 người,
bệnh binh là 448 người.
Thương binh 1060 người Bệnh binh 448 người
( Nguồn: Theo kết quả điều tra, thống kê đối tượng thương binh, bệnh binh
trên địa bàn thành phố năm 2009 của phòng LĐTB&XH).
1.2. Thực trạng đời sống của người có công trong huyện.
Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát triển kinh tế
của Đảng và chính quyền nhân dân thành phố Hải Phòng, trong những năm gần
đây đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận người có công
trong thành phố nói riêng đã từng bước được cải thiện và nâng cao.
1.2.1. Thực trạng về kinh tế gia đình
Những người có công đa số hiện tại đều là những người cao tuổi, sưc khoẻ
yếu, giảm sút, thêm vào đó là những thương tật, bệnh tật, di chứng của chiến
tranh để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ,
Hạng Số người
¼ 31
2/4 67
¾ 447
4/4 515
Hạng Số người
1/3 07
2/3 339
3/3 102

6
đời sống kinh tế khó khăn. Nên nguồn thu nhập chủ yếu của họ là khoản trợ cấp
ưu đãi của Nhà nước.
1.2.2. Thực trạng về học vấn, văn hoá.
Cùng với sự phát triển kinh tế có nhiều đổi mới thì công tác giáo dục cũng
được chăm lo cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng thuộc diện gia đình chính sách
được chú trọng quan tâm. Các trung tâm cơ sở giáo dục trong quận đã thực hiện
đúng, đầy đủ, nghiêm túc theo quy định, nội dung của ưu đãi đối với học sinh,
sinh viên là con em các hộ chính sách, có nhiều hình thức giúp đỡ, động viên các
em trong học tập tốt hơn. Chính vì vậy mà trình độ học vấm của người có công
được nâng cao và đã có nhiều em là con em chính sách học tại các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
1.2.3. Thực trạng về sức khoẻ.
Do nhậu quả của chiến tranh để lại nên đa số người có công bị thương tật,
bệnh tật, nhiễm chất độc hoá học, hay đau yếu, bệnh cũ hay tái phát khi trở về
sinh sống cùng gia đình, nên nhu cầu của người có công rất cần khám và chữa
bệnh nhiều hơn. Trong năm 2009 vừa qua, quận đã tổ chức cấp phát thẻ BHYT
cho người có công, đã tổ chức được nhiều đợt thăm khám sức khoẻ, khám điều
trị và phát thuốc tại nhà cho các đối tượng người có công với cách mạng.
1.2.4. Thực trạng về việc làm.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để
có việc làm có hiệu quả thì khả năng hoàn thành công việc của người lao động
và những thông tin về việc làm rất quan trọng. Nhận thức được điều này chính
quyền, các cơ quan chức năng địa phương như Trung tâm dạy nghề, hỗ trợ việc
làm, trung tâm giới thiệu việc làm đã dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho nhiều người
dân trong quận, đặc biệt là người có công với cách mạng, Trang bị cho họ những
hiểu biết cần thiết, để tìm công việc phù hợp và làm việc có hiệu quả.
Những công việc chủ yếu của người có công trong quận là làm nông
nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và làm tiểu thủ công nghiệp đan lát, hầu hết đều
là những công việc đơn giản lao động thủ công, những công việc mang tính thời

vụ và không ổn định về thời gian. Vì vậy, chính quyền nhân dân quận cần quan
tâm hơn nữa cho người có công có việc làm phù hợp để họ tiếp tục cống hiến
7
những công sức của mình cho quê hương theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại: “
Thương binh tàn nhưng không phế”.
1.2.5. Thực trạng về hoàn cảnh sống và nhà ở.
Các đối tượng là người có công trong quận chủ yếu là sống và sinh hoạt
cùng gia đình, chỉ còn một số ít đối tượng sống cô đơn, đó là những bà mẹ Việt
Nam anh hùng và con của liệt sỹ mồ côi. Vì vậy các tổ chức đoàn thể, cá nhân
cần phát triển mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống người có công như:
nhận phụ dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi để
cho các đối tượng bớt cô đơn, tin tưởng vào chính sách quan tâm của Đảng, Nhà
nước và chính quyền địa phương.
Về nhà ở: quận đã chăm lo đến việc sửa chữa, hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho
người có công đã được trợ giúp để có chỗ ở ổn định hơn. Tuy nhiên nhà các hộ
gia đình chính sách đã xuống cấp và chật chội, số lượng gia đình người có công
cần hỗ trợ về nhà ở còn nhiều.
Nhìn chung thực trạng đời sống người có công trên địa bàn quận trong
những năm gần đây đã được cải thiện đáng kểm đa số các hộ gia đình chính sách
có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình so với mức sống của cộng đồng
dân cư địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người có công gặp khó
khăn trong cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương và toàn
thể cộng đồng nơi sở tại tích cực quan tâm hơn nữa tới đời sống hộ gia đình
chính sách người có công với cách mạng để nhằm thực hiện tốt các chính sách,
quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, nó cũng thể
hiện truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Quá trình thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng
LĐTB&XH quận Hồng Bàng - Hải Phòng.
Phòng LĐTB&XH quận Hồng Bàng là cơ quan chịu trách nhiệm chính
trong quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước tại

quận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân
dân, uỷ ban mặt trận tổ quốc quận Hồng Bàng cùng phối hợp với các cơ quan có
liên quan Sở LĐTB&XH thành phố Hải Phòng; Ngân hàng chính sách xã hội,
hội cựu chiến binh, hội cựu thanh niên xung phong, hội phụ nữ, Đoàn thanh
8
niên, trung tâm lao động và giới thiệu việc làm, ngành y tế, giáo dục – đào tạo
trong quận.
2.1. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chính sách
chăm sóc người có công với nước.
Trong năm 2009 phòng LĐTB&XH quận tiếp tục đưa ra các văn bản
hướng dẫn, triển khai tới các xã về thực hiện chế độ ưu đãi xã hội, chăm sóc
người có công dựa theo:
- Nghị định 54/2006/NĐ – CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ để xét duyệt
đề nghị cho đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến có huân, huy chương
không hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp nào khác được cấp thẻ BHYT để khám
chữa bệnh.
- Quyết định số 26/2000/QĐ – TTg ngày 23/2/2000 và quyết định số
120/QĐ – TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, để hướng dẫn triển khai
tới các xã, thị trấn để thụ ký hồ sơ, đề nghị cấp trên xét duyệt cho đối tượng tham
gia hoạt động kháng chiến ở trường học trước ngày 30/4/1975 và con củ họ được
hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định. Quyết định số 41/QĐ – UBNDTP về
trợ cấp cho người già yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả
năng thoát nghèo được trợ cấp hàng tháng.
- Thông tư số 08/2009/TT – BLĐ TBXH về việc thực hiện chế độ ưu đãi
cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
Các văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước hàn thiện hệ thống
chính sách ưu đãi người có công như Nghị định 38 quy định mức trợ cấp, phụ
cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Thông tư 24 về việc hướng dẫn
thực hiện Quyết định 170 về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp ami táng đối với
thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp…và kế hoạch 611 về

giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng, công văn 1932 về giải quyết những hồ sơ
chất độc hoá học bị dừng trợ cấp của Cục người có công.
2.2. Giai đoạn thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công.
Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chính sách chăm sóc người
có công: UBND, phòng LĐTB&XH quận ra những công văn, kế hoạch gửi tới
các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn quận, vận động
9
các đơn vị tham gia đóng góp vào công tác chăm sóc các đối tượng chính sách
như nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con liệt sỹ mồ
côi, đóp góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Ngoài ra, còn thực hiện các cuộc thi
tìm hiểu về quan điểm, chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về
ưu đãi xã hội đối với người có công, các buổi mít tinh kỉ niệm ngày thương binh
liệt sỹ 27/7
Tổ chức được nhiều hội nghị tập huấn triển khai chế độ mới, nội dung
chính sách mới cho cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp làm công tác thương binh
liệt sỹ và người có công với cách mạng ở các xã, thị trấn. Tuyên truyền tới
những người có công và gia đình của họ tiếp tục phát huy truyền thống cách
mạng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển, xây dựng tổ quốc nói chung.
3. Các chương trình, chính sách chăm sóc người có công của quận.
Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa.
Với những chính sách kích thích phát triển kinh tế hợp lý cùng sự quan
tâm của các cấp, uỷ Đảng, các hộ gia đình chính sách của quận cũng đã cải thiện
được cuộc sống của mình. Song bên cạnh đó còn nhiều gia đình vẫn trong hoàn
cảnh khó khăn về nhà ở, vốn sản xuất do họ ảnh hưởng của thương, bệnh tật, sức
khoẻ yếu, thời gian cống hiến dài nên ít có thời gian lao động sản xuất phát triển
kinh tế gia đình, chưa tự giải quyết được nhu cầu cuộc sống của mình, đặc biệt là
vấn đề nhà ở.
Thấy được nhu cầu bức xúc đó, trong nhiều năm qua toàn quận đã thực
hiện mục tiêu chung là hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với
cách mạng, đã làm mới và sửa chữa nhà ở, phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát,

xuống cấp cho các gia đình chính sách. Và không chỉ đóng góp bằng tiền mặt mà
nhân dân trong quận còn đóng góp nhiều công sức để xây dựng nhiều ngôi nhà
tình nghĩa. Nguồn quỹ để xây dựng, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng là
người có công trong quận đều từ ngân sách Nhà nước cấp, xong quận đã trích
thêm từ tiền ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ cùng nhà nước chăm sóc
đời sống người có công có được ngôi nhà khang trang tạo niềm tin, sự phấn khởi
cho họ để ổn định cuộc sống, tập trung vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống của gia đình.
10

×