Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BALASA N01 SỬ LÍ ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI TRANG TRẠI GÀ HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.4 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
----------------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
“Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật BALASA N01 xử lý độn
lót nền chuồng trong chăn nuôi gà thịt tại trang trại gà Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang”

Chuyên ngành : Công nghệ sinh học

Sinh viên thực hiện : Lê Minh Ngọc
Niên khoá : 2008 - 2011

Bắc Giang - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
----------------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh
vật BALASA N01 xử lý độn lót nền chuồng
trong chăn nuôi gà thịt tại trang trại gà Huyện
Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang”

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


Lê thị liên

Lê minh ngọc

2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp
đỡ rất lớn từ nhà trường, thầy cô cũng như các cô chú anh chị trong đơn vị
thực tập.
Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà
trường, khoa, bộ môn trong trường đã giúp em có được những kiến thức bổ
ích về chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học cũng như đã tạo điều kiện cho em
được tiếp cận môi trường thực tế trong thời gian qua.
Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo: TS. Lê Thị
Liên. Trong thời gian viết luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của cô, cô đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý thuyết còn
thiếu cũng như việc áp dụng các kiến thức đó vào thực tế trong đơn vị thực
tập để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây cho em gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan Sở Khoa Học và Công
Nghệ Bắc Giang - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ
Bắc Giang, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Trung tâm
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Các cô chú, anh chị đã giúp em tiếp
cận thực tế, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài thực tập trong
thời gian qua để em có tài liệu cần thiết để hoàn thành được bài khóa luận
này.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thức
kinh nghiệm của bản thân, bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm
khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và người đọc để có thể

hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày tháng năm
Sinh Viên

3


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ngành chăn nuôi truyền thống nói chung và chăn nuôi gà nói riêng
đang phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải đó là gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng
môi trường không khí và nước. Sự ô nhiễm đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi
trong chuồng nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh do đó làm tăng chi phí thuốc thú y, con
vật chậm lớn, chi phí thức ăn cao, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp
và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong chăn nuôi gà, một số xử lý không
tốt nên khí NH3, H2S… thối độc phát tán, gây bệnh đường hô hấp cho gà đẻ trứng,
tỷ lệ đẻ giảm thấp; một số cơ sở có môi trường nuôi dưỡng kém, tỷ lệ mắc bệnh
mãn tính cao, tỷ lệ chết suốt quá trình lên tới 35% ...
Một số biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng như thu gom chất thải
hàng ngày, dọn rửa chuồng, sử dụng bể biogas, ủ phân cho cá…đã phần nào giải
quyết được vấn đề phân và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên trong chăn nuôi lớn với
số lượng gia súc nhiều cũng không thể giải quyết sự lên men hết số phân và nước
thải rửa chuồng nuôi; hơn nữa biện pháp này cũng rất tốn nước và nhân công.
Vì vậy, để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi
trường trong sạch mà không phải tốn tiền và nhân công, không phải thực hiện hàng
ngày thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử
lý độn lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân hủy phân, chất thải ngay
tại chỗ.

Đáp ứng yêu cầu đó, chế phẩm vi sinh vật tổng hợp BALASA No1đã được
Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
nghiên cứu từ các chủng vi khuẩn hữu ích có khả năng phân giải chất thải trong
chăn nuôi gà. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh này hy vọng sẽ đem lại những lợi ích
sau:
- Làm tiêu phân, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc trong chuồng nuôi, tạo môi
trường sống tốt cho gà, cải thiện môi trường sống cho người lao động.
4


- Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh hô hấp. Tỷ lệ chết và đào thải giảm
(gà đẻ 5%, gà thịt 2%); Tăng chất lượng thịt, trứng: tỷ lệ nạc cao, giá trị dinh
dưỡng lớn, giảm tồn dư kháng sinh.
- Tăng hiệu quả kinh tế: chu kỳ nuôi so với bình thường ngắn, rủi ro ít, lợi
nhuận cao (giảm công lao động và giảm chi phí cho thay độn lót chuồng, giảm
công và chi phí trong việc chữa trị con vật bị bệnh giảm, chi phí thức ăn …), thu
hồi vốn nhanh và nhiều lợi ích khác.
Để đánh giá thực nghiệm hiệu quả sử dụng của chế phẩm, để có cơ sở khuyến
cáo người chăn nuôi sử dụng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng chế phẩm vi sinh vật BALASA N01 xử lý độn lót nền chuồng trong chăn
nuôi gà đẻ tại trang trại gà đẻ trứng giống Xã Liên Sơn - Huyện Việt Yên - Tỉnh
Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc xác định khả năng sinh trưởng phát triển, tỷ lệ mắc bệnh của
gà thí nghiệm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng độn lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương
phẩm nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi nông hộ.

5



Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải động vật
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đang được cả thế giới và trong
nước ngày càng quan tâm, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề nhất là
khu vực nông thôn do chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh trong mấy năm
gần đây và các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi chưa được áp dụng triệt để.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, mỗi năm đàn vật nuôi của nước ta thải ra môi
trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm
triệu tấn chất thải khí.
Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn; chất thải khí
bao gồm CO2, NH3, CH4, H2S… đây đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà
kính; chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng...
Chất thải từ hệ thống chăn nuôi tập trung đang gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn được xử lý chỉ chiếm
chưa đầy một nửa, số còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. Có thể tham khảo
báo cáo của dự án Susane do Viện Chăn nuôi thực hiện năm 2006 về sự phân bố
chất thải vật nuôi ở Việt Nam như sau:

6


Còn đối với chất thải lỏng, có tới 60% được thải trực tiếp ra đất hoặc nguồn
nước, 12% là thải trực tiếp vào ao cá, chỉ 25% được sử dụng làm hầm biogas.
Trong khi đó, chất thải chăn nuôi sử dụng làm phân bón cho cây trồng đang có
chiều hướng giảm do quy mô chăn nuôi tăng song diện tích trồng trọt ngày càng
thu hẹp.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất thải chăn nuôi có mức BOD cao hơn

tiêu chuẩn cho phép 500 mg/l, có chứa số lượng vi khuẩn E.coli và trứng ký sinh
trùng ở mức cao không thể chấp nhận được. Lượng vi khuẩn tăng nhanh trong nước
ngầm, 100% mẫu rau xanh có sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón đều có
E.coli. Kiểm tra thịt tại các chợ ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, 2,2% mẫu thị
nhiễm Salmonella và 43,3% nhiễm E.coli.

7


Vấn đề chất thải chăn nuôi lợn được đánh giá là trầm trọng nhất. Hiện quy
mô nuôi lợn ở nước ta hầu hết đều rất nhỏ (1- 5 con/hộ). Các hộ không có đủ đất
trồng cho chất thải chăn nuôi. Hơn nữa, chất thải chăn nuôi có mùi khó chịu nên
không được người dân ưa chuộng dùng làm phân bón cho các loại cây trồng.
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở
Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Bắc Giang: theo số liệu của Phòng chăn nuôi - Sở Nông nghiệp & PTNT, năm
2010 số lượng lợn trên địa bàn toàn tỉnh là: 1.162.000 con, tổng đàn gia cầm: 15,4
triệu con. Nếu tính trung bình một con lợn thải 3kg/con/ngày; một con gia cầm thải
0,1kg/con/ngày thì một ngày lượng chất thải từ chăn nuôi lợn là hơn 3 ngàn
tấn/ngày; chăn nuôi gà trên 1,5 triệu tấn/ngày nghĩa là trong một năm gà và lợn của
cả tỉnh đã tạo ra một khối lượng chất thải gần 2 triệu tấn.
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý
còn lại trực tiếp xả ra môi trường. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý
phân hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khoảng 40% chất thải lỏng trực tiếp
được dùng tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng ra hệ thống thoát nước của khu dân
cư. Khối lượng phân, nước thải ra hàng ngày rất lớn, phân huỷ nhanh gây ô nhiễm
môi trường nhất là những trang trại gần khu dân cư, công trình công cộng
Tân Yên là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc giáp huyện Yên
Thế và huyện Phú Bình (Thái Nguyên); phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hiệp
Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; phía Đông và

Đông Bắc giáp huyện Lạng Giang. Trung tâm huyện là thị trấn Cao Thượng cách
thành phố Bắc Giang 15 km. Huyện Tân Yên có 22 xã và 02 thị trấn.
Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.373,72 ha. Trong đó, đất nông
nghiệp chiếm 60,57%. Địa hình huyện chia thành 03 vùng rõ rệt: vùng đồi thấp ở
phía Đông và Đông Bắc; vùng địa hình trung du ở phía Tây; vùng địa hình thấp ở
phía Đông Nam. Nhìn chung, đất đai của huyện khá phong phú, thích hợp để phát
8


triển nhiều loại cây trồng. Về dân số, toàn huyện hiện có gần 170.000 dân. Ngoài
dân tộc Kinh, trên địa bàn huyện còn có các dân tộc anh em chung sống như Tày,
Nùng, Cao Lan, Sán Chí.
Kết quả điều tra một số xã của huyện Tân Yên:
+ Xã Liên Chung là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam của huyện Tân
Yên cách trung tâm huyện lị 6 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 1228,3 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp Xã Liên Chung là một trong những xã nằm trong quy
hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.
Bảng 6: Tình hình chăn nuôi của xã Liên Chung, huyện Tân Yên trong năm
2010.
TT

Loại vật nuôi

Số lượng (con)

Sản lượng thịt
(tấn)

01
Đàn lợn

8200
02
Đàn trâu, bò
1270
03
Gia cầm
75.000
Theo số liệu của xã Liên Chung.

360
90
250

Qua số liệu điều tra cho thấy: chăn nuôi của xã tổng đàn lợn của xã là khá lớn.
Qua khảo sát địa bàn cho thấy, tuy là một xã miền núi nhưng dân cư tập trung khá
đông đúc, người dân đã nhận thức được việc phát triển chăn nuôi, cũng như vấn đề
ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây ra. Trong xã mạng lưới thú y cơ sở được tuyển
chọn và kiện toàn hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi.
* Xã Cao Xá là một xã nằm ở phía tây của huyện Tân Yên, cách trung tâm
huyện lị 1km. Tổng diện tích đất tự nhiên 1528,55 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 913,43 ha và diện tích đất phi nông nghiệp là 601,74 ha.
Bảng 7: Tình hình chăn nuôi của xã Cao Xá huyện Tân Yên năm 2009:
TT

Loại vật nuôi

Số lượng (con)

Sản lượng thịt
(tấn)


01
02

Đàn lợn
Đàn trâu, bò

9500
2136
9

665


03
Gia cầm
Theo số liệu của xã Cao Xá

152.000

212,8

Qua số liệu điều tra cho thấy, tình hình chăn nuôi của xã khá phát triển, có
diện tích đất tự nhiên tương đối lớn. Nhưng là một xã gần trung tâm của huyện, dân
cư sinh sống khá đông đúc. Chính vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải
chăn nuôi thải khá bức xúc.

2.2. Cơ sở của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Chăn nuôi sinh thái là phương pháp nuôi dưỡng động vật trên độn lót chuồng có


chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau lâu dài trong độn lót, có
khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại và gây bệnh
nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi
trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, ít ruồi muỗi và vi sinh
vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có
sức đề kháng cao.
Do nuôi trên đệm lót lên men phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta
còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải. Đệm lót lên men đã tạo ra một
môi trường mà ở đó động vật nuôi có thể khôi phục bản năng sống tự nhiên của
chúng là được tự do đi lại chạy nhẩy, tìm kiếm, đào bới…nên phương pháp chăn
nuôi trên đệm lót lên men còn được gọi là phương pháp chăn nuôi tự nhiên
Đặc điểm của chăn nuôi sinh thái
Tạo cho chuồng nuôi có được một tiểu khí hậu tốt: nhiệt độ độ ẩm thích hợp, không
khí trong lành, không có mùi thối và khí độc, giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh
Không cần phải thu dọn phân và tẩy rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi.
Độn lót lên men không dễ bị lên mốc và biến chất, năng lực phân giải mạnh
Trong quá trình nuôi dưỡng, có thể sử dụng các xử lý tiêu độc bình thường mà
không ảnh hưởng đến công năng của nó
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chăn nuôi sinh thái
Nguyên lý cơ bản của phương pháp chăn nuôi sinh thái là đảm bảo quyền sống của
động vật, đem lại lợi ích trực tiếp cho động vật nuôi, đó là tạo một môi trường
trong sạch không ô nhiễm, gần với tự nhiên làm khôi phục bản năng sống tự nhiên
của chúng: tự do đi lại chạy nhẩy, đào bới…do đó chúng có được tâm trạng thoải
mái, không có áp lực về tâm lý, giảm căng thẳng
( stress ), tăng cường dinh
dưỡng (nhờ được cung cấp một nguồn protein vi sinh vật có giá trị trong đệm lót )
do đó tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu, tăng sức đề kháng, tăng sinh trưởng và sinh
10



sản… Đó chính là thiết lập một môi trường chăn nuôi có được sự cân bằng sinh
thái.
Cơ chế hoạt động của đệm lót lên men
Thành phần cơ bản của đệm lót lên men bao gồm: các chủng loại VSV có lợi đã
được tuyển chọn + nguyên liệu làm chất độn (chất xơ).
Thành phần trong chế phẩm vi sinh tổng hợp
STT

Loại

Số lượng

1

Bacillus sp.

2-3.106 – 5.108CFU

2

Lactobacillus sp.

2-3.106 – 5.107CFU

3

Sacharomyces sp.

1.107 – 5.108 CFU


4

Nitrosomonas sp

1.105 - 1.106 CFU

5

Thiobacterium sp.

1.105-1.106 CFU

2.3. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải động vật làm giảm ô nhiễm môi
trường
+ Tạo ra các hợp chất hữu cơ như rượu, axit có tác dụng giữ cho đệm lót ở độ
pH ổn định, có lợi cho vi sinh vật có ích và không có lợi cho các vi sinh vật gây
bệnh trong đệm lót.
+ Phân giải mạnh và đồng hóa tốt các thành phần có trong chất thải động vật
để chuyển hóa thành các chất vô hại thành các protein của bản thân các vi sinh vật
có ích.
+ Sử dụng các thành phần khí thải gây độc hại: sử dụng khí thải để sinh
trưởng phát triển và khử được khí độc ở chuồng nuôi (tổng hợp protein từ nguồn
dinh dưỡng là NH3, NH4+ ; oxi hóa NH3, NH4+ thành NO2 và NO 3 ; sử dụng hoặc
oxi hóa H2S thành các muối sunfat).

11


+ Ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa Chostridium perfringens,
các vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli. Salmonella… do có khả năng sản sinh ra

các các chất kháng vi khuẩn như axit lactic, axit axetic, rượu ethylic, ester, H2O2,
bacterioxin.
Bên cạnh đó các chủng VSV phải có khả năng thích ứng cao trong những điều
kiện biến đổi của ngoại cảnh (nhiệt độ cao và độ axit cao), đồng thời phải quan hệ
cộng sinh, cộng tồn do đó tạo nên sự cân bằng sinh thái ổn định.
- Vai trò của nguyên liệu làm đệm lót:
Tạo ra môi trường sống cho hệ VSV. Yêu cầu của nguyên liệu phải có thành
phần chất xơ cao, không độc và không gây kích thích. Đặc biệt nguyên liệu phải
bền vững với sự phân giải của VSV, đảm bảo thời gian sử dụng kéo dài. Các loại
chất độn xếp theo thứ tự về chất lượng là: mùn cưa, thóc lép nghiền, trấu, vỏ hạt
bông, vỏ lạc, thân cây bông, lõi ngô, thân cây ngô…
Khi sử dụng đệm lót, VSV sẽ tạo ra vòng tuần hoàn sinh vật. Trong quá trình
chăn nuôi, gia súc thải ra các chất thải trên đệm lót sẽ cung cấp dinh dưỡng cho
VSV sử dụng. Đồng thời, VSV phân giải phân và nước tiểu tạo thành các chất trao
đổi và protein của bản thân chúng, cung cấp dinh dưỡng cho gia súc; trợ giúp quá
trình tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho con vật sử dụng. VSV sinh trưởng phát triển
ở mức độ nhất định đảm bảo sinh ra một nhiệt lượng nhất định. Vòng tuần hoàn
được luân chuyển trong thời gian dài tạo ra một môi trường không chất thải
2.4.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nguồn gốc công nghệ là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và sau này Trung Quốc trong
mấy năm gần đây đã phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương nhờ những lợi ích to
lớn mà nó mang lại và nhờ sự tiện lợi trong việc áp dụng vào sản xuất ở bất cứ quy
mô chăn nuôi nào. Trong hơn một năm nay công nghệ chăn nuôi trên đệm lót lên
men đã được triển khai ở một số địa phương thuộc một số tỉnh ở phía Bắc Việt
Nam.

12


Sự khác nhau cơ bản trong việc áp dụng công nghệ chăn nuôi ở các nước đó

chính là chế phẩm men được đưa vào đệm lót để thực hiện sự lên men tiêu hủy chất
thải của động vật nuôi. Mỗi nước có một quá trình nghiên cứu để tạo ra một chế
phẩm men phù hợp với điều kiện về địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu và thực tế
chăn nuôi ở nước mình.
Chế phẩm men được sử dụng ở Việt Nam do TS Nguyễn Khắc Tuấn nguyên
giảng viên Khoa chăn nuôi - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và
sản xuất thành công và đã có hiệu quả tốt khi sử dụng để làm đệm lót lên men trong
chăn nuôi gà và lợn.
Cùng với việc nghiên cứu để thay đổi nguyên liệu làm đệm lót và hoàn thiện
quy trình đệm lót một cách đơn giản và thuận lợi cho người chăn nuôi đã giúp cho
việc mở rộng phương pháp sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi ở Việt Nam.
Từ 2 mô hình trình diễn do trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giúp triển khai từ
tháng 06/2009 tại các huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng (Nam Định), đến nay phương
pháp chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh thái bước đầu đã được một số hộ gia đình ở
tỉnh Nam Định áp dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất
là các chuồng trại chăn nuôi tập trung.
Ngoài tỉnh Nam Định, mô hình này còn được triển khai thí điểm tại Hà Nội và
Hưng Yên với tổng kinh phí 100 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
hỗ trợ. Các hộ dân tham gia triển khai mô hình thí điểm được hỗ trợ kỹ thuật và chi
phí xây dựng đệm bằng mùn cưa hoặc trấu được ủ lên men bằng chế phẩm sinh
học, cũng như được tham gia các khoá tập huấn do các chuyên gia chăn nuôi tổ
chức.
Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Hải Nguyên, nơi đang hướng dẫn, hỗ
trợ nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm sinh thái và trực tiếp phân phối
loại chế phẩm sinh học trên, tại Nam Định hiện có khoảng 50 trang trại áp dụng
chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh thái với quy mô 1.000-7.000 con lợn, tập trung chủ
yếu tại các huyện Hải Hậu, Trực Ninh và Nam Trực.
Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Hải Nguyên cũng đã phối hợp với một số
giảng viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức trên 10 khoá tập
huấn, hội thảo giới thiệu công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi cho khoảng

500 hộ nông dân tại tỉnh Nam Định và Hà Nam.
13


Được biết, chi phí làm đệm lót cho 1 ô chuồng 10 m2 vào khoảng 600-700 nghìn
đồng. Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô,
bã sắn… Mỗi nền chuồng trộn men vi sinh có thể sử dụng được 4 năm. Thực tế cho
thấy đệm lót sinh thái có nhiều ưu điểm như giảm các loại bệnh tiêu hoá và hô hấp
cho vật nuôi ; tiết kiệm chi phí chăn nuôi; giữ ẩm tốt cho gia súc vào mùa rét. Đặc
biệt, loại đệm này giúp giảm tối đa ô nhiễm, mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi vốn
gây nên tình trạng bức xúc ở nhiều khu dân cư hiện nay.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, phương pháp này
tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng 5% trọng lượng lợn so với chăn nuôi thông
thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa
chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót
sinh thái còn giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền
và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.
Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được "bức tường lửa" rất hiệu
quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh,
cúm…

Đệm lót lên men là công nghệ được người Nhật, Hàn nghiên cứu từ những năm 80,
90. Sau này người Trung Quốc đã áp dụng công nghệ này và có công phát triển nó.
Đến nay công nghệ này đã được áp dụng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2009.
Nguyên lý của đệm lót lên men: sử dụng các chất liệu "trơ" nhưng thấm nước,
không mủn để làm giá thể cho vi sinh vật phân giải chất thải lên men. Nguyên liệu
sử dụng tốt nhất là mùn cưa (trừ một số loại gỗ độc như gỗ lim). Mùn cưa đảm bảo
được các điều kiện như: thấm nước tốt, không mủn, đàn hồi tốt, xốp không bị nén.
Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu khác như trấu, mụn dừa, vỏ lạc, lõi ngô
nghiền..... Tuy nhiên những chất liệu này có những hạn chế như chúng không đàn

hồi, dễ bị nén, dễ bị mủn không để được lâu. Vi sinh vật sẽ phân giải phân, nước
tiểu để sinh trưởng phát triển và làm giảm ô nhiễm do chất thải (nước giải được
phân giải trong 3 giờ, phân được phân giải hết trong 2-3 ngày) giảm được đáng kể
mùi hôi thối, ruồi muỗi.

14


Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn
sinh thái cho vật nuôi. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân vật nuôi
sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi vật nuôi dũi mùn cưa sẽ
nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu
hóa của vật nuôi được tốt hơn, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi
tăng, phân ngay từ lúc được vật nuôi thải ra ngoài đã bớt hôi.
Đệm lót cho heo có thời gian sử dụng 2-4 năm, Cho gà khoảng 6 tháng - 1 năm
tùy thuộc vào chế độ bảo dưỡng. Sau khi không sử dụng, đệm lót lên men có thể sử
dụng làm phân hữu cơ vi sinh bón cây cảnh rất tốt.
Sử dụng nền độn lót sinh thái tiết kiệm được 80% nước sử dụng (hoàn toàn
không phải rửa chuồng, không phải tắm cho lợn), 60% lao động (chỉ sử dụng lao
động để cho gia súc ăn, không phải rửa chuồng và dọn phân), 10% thức ăn (lợn dũi
nền chuồng nhai nuốt nguồn protein vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này thúc đẩy
sự tiêu hoá của thức ăn và cạnh tranh với vi sinh vật có hại trong đường tiêu hoá).

15


Trại gà cũng làm theo dạng hở, trên che mái dưới có giàn tầng đậu cho gà lớn đồng
thời cũng có thể tận dụng nuôi gà con bên dưới và không hề có quạt. Nền chuồng
gà có độ dày khác nền chuồng lợn, chỉ khoảng 20cm tức bằng ½ nên giá thành thấp
hơn hẳn. Theo chủ trại, sau mỗi đợt nuôi gà, xuất chuồng lại phải cào chất độn lên

một lần rồi phun chất sát trùng. Chất sát trùng này theo như người giới thiệu cho
biết cũng không ảnh hưởng mấy đến hệ vi sinh vật ở dưới nền chuồng bởi chỉ thấm
1-2cm, sau vài ngày là hết hiệu lực, vi sinh vật vẫn phát triển như thường.
Lượng dùng chế phẩm: đối với heo 1kg/10m2 chuồng cho lớp đệm lót dày 4060cm. đối với gà 1kg/30-50m2 chuồng (tùy thuộc vào làm đệm mới hay xử lý nền
chuồng đang nuôi và tỷ lệ này có thể thay đổi cho phù hợp).

Hướng dẫn xây dựng mô hình đệm lót trong chăn nuôi gà:
1. Mùn cưa, vỏ trấu (rơm rạ xay nhuyễn,…) trộn đều theo tỷ lệ 50-50.
Rải đều lên mặt chuồng, trại 1 lớp dày khoảng 20 cm. Lưu ý, nền chuồng phải là
nền đất, nếu là nền xi măng phải khoan nền. Mỗi mét vuông nên khoan 6 lỗ, mỗi lỗ
rộng 2-3cm để lấy khí đất rồi mới thực hiện làm nền độn chuồng, nếu chuồng thấp
quá, đục lỗ để làm nền độn chuồng thì sẽ bí, có thể đào nền xi măng lên để làm nền
16


vi sinh vật.
2. Mỗi 10 m2 đệm cho cần 2,5 kg bột ngô.
Rải đều bột ngô lên mặt đệm, khoảng 2,5 kg bột ngô/10m2. Dùng cào trộn đều mùn
cưa, trấu, bột ngô,…
3. Pha loãng chế phẩm sinh học 100 đến 200 lần (bảo đảm đủ lượng 100ml AC gốc
/10m2), phun đều lên mặt nền, đảm bảo cho sao cho khi nắm tay vào chất đệm
chuồng, nước vừa đủ rịn ra, ghé miệng thổi vào không bay chứ không được chảy để
nước chảy ròng ròng hoặc bay tứ tung là được
Dùng cào trộn lại lớp đệm để đảm bảo cho bột ngô, chế phẩm vi sinh, trấu và
mùn cưa phân bố đều khắp mặt chuồng, trải lên một lớp bạt ni lon, ủ trong một
tuần, sau đó dở bạt lên, trộn đều lại lần nữa và có thể cho vật nuôi vào bắt đầu nuôi.
Lưu ý thường xuyên đảo trộn lớp đệm và vùi phân vào phía dưới lớp đệm, kiểm tra
độ ẩm của lớp đệm trong quá trình nuôi.
Đệm được bảo dưỡng tốt sẽ sử dụng được từ 6 tháng tới 1 năm.
Sau mỗi đợt xuất chuồng phải cào lớp đệm cũ lên, phun thuốc sát trùng, bổ sung

một lượng đệm mới và chế phẩm sinh học tương ứng, trộn đều lại và sử dụng tiếp.
Đệm khi không sử dụng nữa có thể dùng làm phân bón sinh học cho nhiều loại cây
trồng khác nhau.
Một vài năm gần đây, tại Nam Ninh – Trung Quốc đang phổ biến công nghệ chăn
nuôi gia súc, gia cầm trên nền đệm lót sinh thái. Công nghệ này đơn giản, dễ áp
dụng và đem lại lợi ích lớn. Người chăn nuôi lợn sử dụng công nghệ này sẽ giảm
chi phí nước 80%, nhân lực 60% và 10% thức ăn, không hoặc rất ít sử dụng thuốc
thú y. Tổng chi phí cho một đầu lợn nuôi thịt giảm 150 nhân dân tệ (tương đương
gần 400 ngàn đồng Việt Nam. Đặc biệt môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm, vật
nuôi không bị stress từ môi trường. Sản phẩm vật nuôi trên nền đệm lót sinh thái có
độ an toàn thực phẩm cao, thịt mềm, có màu, mùi gần với sản phẩm chăn nuôi hữu
cơ.
Vậy đệm lót sinh thái là gì?
Đệm lót sinh thái là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này hiện đang
được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế
biến gỗ. Mùn này được đưa vào nền chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một
lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men
sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men
vi sinh vật.
Tại sao lại tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi? vì:
17


- Không sử dụng nước rửa chuồng;
- Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi;
- Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm. cho nền chuồng

(đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).
Tại sao lại tiết kiệm 60% nhân lực? vì:
- Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
- Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi;
- Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật nuôi.
Tại sao lại tiết kiệm 10% thức ăn? vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do;
- Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên men phân
giải phân, nước tiểu, mùn cưa;
- Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi
sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.
Tại sao môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm? vì:
- Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được
hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót);
- Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong
chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và và các vi sinh
vật sinh mùi khó chịu, …;
- Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân để ruồi
đẻ trứng).
- Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức
thấp nhất.
Tại sao sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về màu, mùi, vị gần với
chăn nuôi hữu cơ?
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật vận động nhiều;
- Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không bị bệnh mà
còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ đệm lót sinh thái;

-

Phần III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
18


- Gà thịt giống Lương Phượng.
- Chế phẩm vi sinh vật tổng hợp Balasa N01 do Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn,
Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
nghiên cứu sản xuất.
3.1.2 . Địa điểm và thời gian
+ Trang trại gà thịt của gia đình ông Nguyễn Văn Cảnh – Thôn Húng - Xã
Liên Sơn - Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang.
+ Trang trại gà thịt của gia đình bà Trần Thị Sinh – Thôn Cả - Xã Liên Sơn Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang.
+ Trang trại gà thịt của gia đình ông Trần Văn Huân - Xã Liên Sơn - Huyện
Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang.
+ Trang trại gà thịt của gia đình ông Lương Đức Quyết – Thôn Hậu - Xã
Liên Chung - Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: từ tháng 2/2011 đến tháng 4/2011

3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1.Tác dụng của BALASA No1 làm đệm lót tới việc khử mùi hôi chuồng
nuôi
3.2.2. Ảnh hưởng của BALASA No1 làm đệm lót đến khả năng phòng bệnh cầu
trùng ở gà
3.2.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của BALASA No1 làm đệm lót tới tỷ lệ nuôi sống
của gà
3.2.4. Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ thịt sử dụng độn lót nền
lên men vi sinh vật

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Thiết kế thí nghiệm
19


- Chọn 400 gà Lương Phượng đẻ, chia làm 2 lô thí nghiêm theo phương
pháp ngẫu nhiên, mỗi lô 200 con. Gà được nuôi nhốt, mỗi đàn một ô chuồng. Gà
được tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Di ễn gi ải

Lô thí nghiệm

Lô đối chứng

Số lượng

200 con

200 con

Khối lượng gà 35,10
bắt

đầu

35,00 +1,01

Ghi chú

Cân trọng lượng

thí

rồi ghi chép lại

nghiệm (gr)
Giống gà

Lương Phượng

Khẩu phần ăn

Khẩu phần của Khẩu phần của Theo dõi bảng 2
trại

Yếu tố khác

Lương Phượng
trại

Sử dụng độn lót Độn
nền chuồng lên chuồng
men

lót

nền Trấu thay thường
truyền xuyên, không xử


thống (trấu)



chế

phẩm

VSV

3.3.2. Điều kiện thí nghiệm
3.3.2.1 Điều kiện giống nhau
- Đảm bảo đồng đều về khối lượng, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý
- Gà ở hai lô được sử dụng khẩu phần cơ sở giống nhau theo từng giai đoạn
như sau (ghi thông tin ở vỏ bao cám cho từng giai đoạn)
3.3.2.2 Điều kiện khác nhau

20


- Lô thí nghiệm (TN): được nuôi trên lớp độn lót nền được xử lý với chế
phẩm vi sinh tổng hợp Balasa N01
- Lô đối chứng (ĐC): được nuôi trên lớp độn lót thông thường
Chế phẩm được xử lý lên men với bột ngô hoặc cám gạo, sau 1-2 ngày được rắc
đều lên lớp độn lót, sau đó rải lên trên một lớp trấu mỏng 0,5-1cm và thả gà vào
nuôi
3.3.2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
- Đo hàm lượng một số khí trong chuồng nuôi: CO 2, H2S, NH3, CH4 ... bằng máy đo
OLDHAM MX2100 của Pháp
- Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi

Hàng ngày ghi chép chính xác số gà chết của từng lô gà thí nghiệm.
Tỷ lệ nuôi sống (%)được xác định theo công thức sau :

Số con sống đến cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống =

Tỷ lệ loại thải =

Số con đầu kỳ (con)

x 100

Số con bị loại thải tính đến cuối kỳ (con)
Số con đầu kỳ (con)

x 100

- Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy, cầu trùng, CRD
Hàng ngày ghi chép chính xác số con mắc, số con khỏi, số con mắc
thêm để xác định số con mắc trong đàn trong một ngày, một tuần.
Tỷ lệ mắc bệnh (%) được xác định theo công thức:
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Số con mắc trong tuần
21

x 100


Số con trong đàn

-Hiệu quả kinh tế
Lãi = Thu – Chi
3.3.2.4 Xử lý số liệu
Số liệu thô sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học,
phân tích phương sai một nhân tố (one – way ANOVA) trên phần mềm SAS (9.0).

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tác dụng của BALASA No1 làm đệm lót tới việc khử mùi hôi chuồng nuôi
Để đánh giá được tác dụng của BALASA No1 đến việc khử mùi hôi của phân và
đệm lót chúng tôi đã tiến hành đo nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi.kết
quả đo nồng độ khí thải H2S v à NH3 đ ược trình bày ở bảng 1
Bảng 1.Hàm lượng khí trong đo được trong chuồng nuôi

Khí thải(mg/m³)

Lô đối chứng

Lô thí nghiệm

NH3

1,816

0,412

H2S

0,092


0,034

22

Tiêu chuẩn khí
thải(mg/m³)

0,20

0,08


Qua kết quả bảng 1 cho ta thấy nồng độ khí thải ở chuồng nuôi gà ở lô đối chứng
và lô thí nghiệm đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.tuy nhiên nồng độ khí NH3 và khí
H2S ở lô đối chứng là cao nhất. ở lô thí nghiệm là thấp nhất
4.2. Ảnh hưởng của BALASA No1 làm đệm lót đến khả năng phòng bệnh cầu
trùng ở gà
Bệnh cầu trùng là bệnh thường mắc trong chăn nuôi gia cầm.tuy nhiên ảnh
hưởng của BALASA No 1 xử lý độn lót nền chuồng trong chăn nuôi thì chưa được
nghiên cứu nhiều.trong giới hạn của đề tài chúng tôi đã kiểm tra tỷ lệ và cường độ
nhiễm cầu trùng ở gà để đánh giá mức độ ảnh hưởng của BALASA No1 đến khả
năng phòng bệnh của chế phẩm
chúng tôi đã tiến hành theo dõi số gà mắc bệnh trong đàn để tính tỷ lệ nhiễm và
lấy phân gà để kiểm tra cường độ nhiễm.kết quả được tổng hợp và trình bày ở
bảng 2
bảng 2.Kết quả sử dụng chế phẩm BALASA No1 phòng bệnh cầu trùng cho gà
23





Giai
sinh

đoạn Số



thí Số gà nhiễm

trưởng nghiệm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

(con)

(ngày tuổi)
Đối chứng

Thí nghiệm

1-21

150

72

48,00

22-45


150

75

50,00

46-70

144

60

41,67

1-21

150

25

16,66

22-45

150

28

18,66


46-70

144

18

12,50

Qua bảng 2 ta thấy lô đối chứng không sử dụng chế phẩm BALASA có tỷ lệ nhiễm
cầu trùng cao va cao nhất ở giai đoạn từ 22- 45 ngày tuổi là 50%.
24


ở lô thí nghiệm có sử dụng chế phẩm BALASA thì tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng
giảm một cách đáng kể nhất ở giai đoạn cuối từ 46-70 ngày tuổi là 12,50%

4.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của BALASA No1 làm đệm lót tới tỷ lệ nuôi sống
của gà
Qua theo dõi gà Lương Phượng ở các địa điểm khác nhau chúng tôi đã xác định
được tỷ lệ nuôi sống của gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng .kết quả theo dõi được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3.Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn qua các tuần tuổi của gà Lương Phượng

Tuần tuổi

Lô đối chứng

Lô thí nghiệm


01

100

100

02

100

100

03

100

100

04

100

100

05

100

100


06

98,00

98,66

07

97,33

97,33

25


×