Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển nền kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.71 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI NƯỚC TA
GVHD: Nguyễn Bá Trung
Lớp: K309TC
Nhóm: 6


SVTH:
Nguyễn Thanh Tuấn
Nguyễn Thúy An
Lê Thị Ngọc Huyền
Huỳnh Thị Kim Nhi
Hồ Anh Quỳnh
Nguyễn Thị Sáu
Hoàng Thị Ngọc Thảo
Vũ Thị Trang
Lương Ngọc Tân Thành


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản
xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều


hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn,
một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như
xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong
khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc
thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các
nước trên thế giới. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình
chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn.
Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng
nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn
đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng
góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà
còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt
Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và
thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách
thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho
hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta
không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước.
Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản
xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn


không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản
xuất hàng hoá nông sản Việt Nam?
Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại nước ta đưa sản xuất nông
nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước trong khu vực và
các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị
trường Quốc tế. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy
luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài

“Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại nước ta”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Phát triển và mở rộng mô hình kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả
các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng; lấy trang trại chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản làm đột phá về hiệu quả kinh tế. Tích cực ứng dụng khoa
học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Định hướng đến 2015: xác định kinh tế trang trại là hình thức kinh tế chủ yếu
để khai thác tốt nhất những lợi thế trong nông nghiệp trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các loại hình trang trại với phương châm: chất lượng, hiệu quả và phát
triển bền vững; coi trọng bảo vệ môi sinh, môi trường.
3.

Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của nước ta hiện nay.
4.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp định tính.
Phương pháp thống kê.



5.

Phạm vi nghiên cứu:

Thực trạng kinh tế trang trại nước ta hiện nay và phương hướng, giải pháp
trong những năm tới.
6.

Kết cấu đề tài:

Chương I: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của nước ta.
Chương II: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của nước
ta trong thời gian tới.
Chương III: Kết luận.


CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA
NƯỚC TA HIỆN NAY.

1.1

Động lực tăng trưởng nông nghiệp:

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính
đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại, bình quân mỗi tỉnh có
2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam
Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm
tăng thêm khoảng 8.600 trang trại. Những địa phương có nhiều quỹ đất nông, lâm
nghiệp và diện tích mặt nước chưa sử dụng, hay vùng kinh tế năng động, thì
KTTT phát triển nhanh.

Hiện nay, có 47,2% trang trại trồng trọt nông nghiệp; 26,1% trang trại nuôi
trồng thủy sản; 13,3% trang trại chăn nuôi; 0,7% trang trại lâm nghiệp và 9,7%
trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trên có xu hướng chuyển
dịch theo hướng tăng tỉ trọng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long, sông Hồng và Nam Trung Bộ đã chuyển hàng ngàn ha lúa
sang nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng sản xuất nguyên liệu gắn với khu công
nghiệp chế biến, như mía đường, dứa… thì trang trại trồng trọt nông nghiệp vẫn
ổn định và phát triển.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%.
Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ đồng, vốn sản
xuất bình quân của một trang trại là 257,8 triệu đồng. Nhiều trang trại ở các tỉnh
phía Nam như: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu
có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân từ KTTT đạt
gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận bình quân của nông
hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại cao hơn mức bình quân chung của
cả nước từ 7-10%. Tỉ lệ hàng hóa của nhiều trang trại đạt hơn 90% như


cà phê, cao su… Một số trang trại đã kết hợp sản xuất và chế biến, nên đạt
hiệu quả kinh tế cao.
1.2

Khai thác mặt nước và đất trống :

Theo ông Trương Văn Quy, Phó cục trưởng cục Hợp tác nông thôn Việt Nam
(khu vực phía Nam): “KTTT phát triển đã góp phần khai thác diện tích mặt nước,
đất hoang hóa, đất ven sông, ven biển… đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa
vụ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển”. Trong
kết quả điều tra năm 2002 của Cục Thống kê, các trang trại đã sử dụng 369.600 ha

đất và mặt nước, bình quân diện tích sử dụng đất của một trang trại là 6,08ha. Đến
năm nay, diện tích đất và mặt nước mà các trang trại sử dụng đã đạt con số hơn
990.000ha (trong đó 49% trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp; 29% chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản).
Những năm vừa qua, nhiều chủ trang trại ở TP Hồ Chí Minh đã đầu tư mạnh
vào các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc,
Đồng Nai. Hàng trăm ngàn ha đồi trọc, đất trống đã chuyển mình thành rừng cao
su, cà phê, hồ tiêu, điều, keo lai, vườn cây ăn trái, hồ nuôi cá sấu, cá ba sa, tôm…
Không chỉ diện tích đất trống, đồi trọc, mặt nước để hoang phí, mà ngay cả diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả ở các địa phương cũng được chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, trở thành vùng đất sản xuất-kinh doanh hiệu quả.
Hiện nay, mặc dù tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của mô hình KTTT, song diện tích đất hoang hóa vẫn đang được khai
thác ngày càng nhiều hơn. Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, sông
Hồng, miền Đông Nam bộ vẫn là những nơi tận dụng đất đai, mặt nước để phát
triển nhiều hơn cả. Nếu như chính quyền các địa phương, các chủ trang trại đầu tư
tốt trong khảo sát, xây dựng kế hoạch phát triển, thì sẽ khai hoang, phục hóa đất
đai hiệu quả hơn.


1.3

Thu hút vốn, tạo thêm việc làm:

Từ khi có chính sách phát triển trang trại của Nhà nước, các chủ trang trại đã
đầu tư một lượng vốn lớn để mở rộng, phát triển sản xuất - kinh doanh. Năm 2007,
bình quân mỗi trang trại được đầu tư hơn 285 triệu đồng. Bước sang năm 2008 và
2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và suy
giảm kinh tế trong nước, các trang trại vẫn tiếp tục được đầu tư đáng kể. Ông Lê
Duy Minh, Quyền Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trang trại Việt Nam cho biết: “Ở

khu vực miền Đông Nam Bộ, có trang trại được đầu tư 1,14 tỉ đồng/năm. Các
trang trại ở Tây Nguyên cũng có vốn đầu tư từ 269 đến 300 triệu đồng/năm”.
Ngoài nguồn vốn tự có (khoảng 85%), các chủ trang trại còn vay tiền từ ngân
hàng, huy động vốn của người thân để mở rộng và phát triển.
Trang trại phát triển, đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc,
nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu như năm 2001, các trang trại đã thu hút
được 374.701 lao động vào làm việc, thì đến năm 2007 số lượng này tăng lên là
488.277; và đầu năm 2009 đạt con số trên 510.000 lao động, trong đó lao động của
chủ trang trại chiếm khoảng 40%, còn lại là lao động thuê ngoài. Với nhiều địa
phương khi đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, thì các
trang trại đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người dân, đặc biệt là
ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. Lao
động làm thuê được trả công trung bình là 50.000 đồng/ngày. Ở những trang trại
cao su, hồ tiêu, cà phê hay nuôi trồng thủy sản còn được trả cao hơn và được
thưởng thêm.


CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI.
2.1 Lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng sinh thái,

đặc điểm tự nhiên:
Đối với vùng núi: Với độ cao trung bình từ 500-750m, mật độ dân cư thưa
thớt, chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính. Về cơ bản mô hình
trang trại ở vùng này là trang trại lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy
gỗ có giá trị kinh tế cao, mô hình trang trại nông - lâm kết hợp, bảo vệ nguồn gen
thực vật quý hiếm theo các dự án.
Đối với vùng đồng bằng: Với nhiệm vụ chiến lược là vùng kinh tế trọng
điểm, đảm bảo vững chắc an toàn lương thực , tạo sản phẩm hàng hoá đạt chất
lượng cao cho thị trường. Vì vậy, phát triển mô hình trang trại nông nghiệp toàn

diện như: trang trại trồng trọt (thâm canh cây lúa chất lượng cao, cây thực phẩm,
trang trại lúa cá), chăn nuôi (lợn, gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hoặc kết
hợp các mô hình trên.
Đối với vùng cát ven biển: Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi
tập trung, trồng rau, hoa, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi đại gia súc,
trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình phát triển chủ yếu là trang trại tổng hợp,
trồng rừng kinh tế - chăn nuôi lợn tập trung theo phương pháp công nghiệp, hoặc
trồng rừng - chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...) kết hợp với trồng cỏ cao sản.
2.2 Giải pháp vê đất đai:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế
biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Thực hiện đầy đủ các chính
sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nông nghiệp.


Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ
gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện
cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.
Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện
tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp.
Khi hết thời hạn giao đất theo NĐ64/CP (năm 2014), tiến hành phân chia lại ruộng
đất theo hướng tập trung, quy mô diện tích lớn, tạo điều kiện để các hộ dân an tâm
đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
2.3 Giải pháp về đầu tư và vốn:
Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi… ở các vùng quy hoạch
kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các hộ gia
đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là đầu tư công
nghệ chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư xây dụng các
mô hình kinh tế trang trại và nhân diện rộng.

Các trang trại được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai khi thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng, trồng cây lâu
năm và khi thuê diện tích các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục
đích nuôi trồng thuỷ sản.
2.4 Giải pháp về khoa học công nghệ:
Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến
ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho
trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất


lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến,
bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình
thành công ra nhiều trang trại khác.
Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng
dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các
trung tâm, nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện
đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất,
du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng,
vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để
đa dạng hoá các đối tượng nuôi, trồng.
2.5 Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực:
Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật
của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách hướng vào
tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là
bộ phận lao động kỹ thuật.
2.6 Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại:
Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang

trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh,
khuyết khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang
trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan.


Xác định các loại hình trang trại và hình thức kinh doanh để có sự quản lý
thống nhất và phù hợp với từng loại hình trang trại, nhất là loại hình trang trại có
thuê mướn nhiều lao động mà chủ trại không trực tiếp tham gia sản xuất trong
trang trại.
Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm
bảo lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh
thái.
2.7 Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại:
Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm trao đổi
kinh nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo từng loại hình trang
trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và sự ổn
định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư
thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng mối quan hệ giữa các tổ hợp tác, chủ trang trại với các hộ dân để các chủ
trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là biểu hiện của mô hình mới
nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nó
mang tính quy luật chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp của gia đình sang sản xuất
chuyên môn hóa quy mô lớn của trang trại.
Kinh tế trang trại của nước ta mặc dù mới ra đời nhưng những năm gần đây

đã có bước phát triển nhất định về số lượng, phương thức sản xuất. Qua kết quả
điều tra cho thấy kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở nước ta với nhiều loại
hình và quy mô khác nhau. Do địa hình và đặc điểm của từng vùng khác nhau nên
loại hình phát triển kinh tế trang trại ở từng nơi cũng khác nhau. Về loại hình phát
triển ở nông thôn chủ yếu là mô hình trang trại gia đình, song trên thực tế là đạt
hiệu quả kinh tế khá cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng Kinh Tế Nông Hộ và Trang Trại – PGS TS. Mai Văn Xuân –
Huế năm 2008.
Nguồn: /> /> /> /> />


×