Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP MAI SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.58 KB, 43 trang )

i

Lời nói đầu
Đợc sự nhất trí của ban giám hiệu trờng Cao Đẳng Nông Lâm, khoa
Lâm nghiệp, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: Tìm hiểu các đặc điểm của
vật liệu cháy làm cơ sở cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại công
ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục Nam - Bắc Giang.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, nhân dịp này cho phép em
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Vũ Thị Tâm, các thầy cô giáo
cùng toàn thể công nhân viên đang công tác tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn
và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Do thời gian thực hiện có hạn, kinh nghiệm bản thân còn ít ỏi, nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu xót. Vậy em rất mong nhận đợc sự quan
tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để
khóa luận hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày tháng năm 2008.
Ngời thực hiện.

Trần Thu Thuỷ.

Danh mục các chữ viết tắt.
VLC: Vật liệu cháy.
PCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
D1.3: Đờng kính 1.3 m.
DT: Đờng kính tán.


ii


HVN: Chiều cao vút ngọn.
HDC: Chiều cao dới cành.
HCb: Chiều cao cây bụi.
N: Mật độ cây (cây/ha).
TB: Trung bình.
ÔTC: Ô tiêu chuẩn.
ÔDB: Ô dạng bản.


iii

Mục lục
Lời cảm ơn...................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................i
Danh mục bảng biểu............................................................................v
Đặt vấn đề..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................1
Đặc điểm VLC là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu PC- CCR, thông qua
việc tìm hiểu đặc điểm VLC có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy
rừng và khả năng xảy ra cháy rừng để chủ động trong công tác PC- CCR tại
công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục Nam - Bắc Giang.....................................1
3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................1
4. ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................1
Chơng 1: tình hình nghiên cứu trong và ngoài nớc.......3
1.2. ở Việt Nam................................................................................................5
Chơng 2: vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu.
...........................................................................................................................6
2.1. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................6
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................6

2.2.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn
- Lục Nam - Bắc Giang................................................................................6
2.2.2. Điều tra tình hình cháy rừng tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục
Nam Bắc Giang từ năm 2006 - 2008......................................................6
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm của vật liệu cháy của các đối tợng rừng chủ
yếu tại khu vực nghiên cứu bằng các chỉ tiêu sau:......................................6
2.2.4. Xác định chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ nguy hiểm của vật
liệu cháy ở các đối tợng nghiên cứu............................................................6
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp tác động vào vật liệu cháy nhằm hạn chế
nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.................................................6
2.3. Phơng pháp nghiên cứu.............................................................................6
2.3.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn.
......................................................................................................................6
2.3.1.1. Điều tra phân bố về diện tich các loại đất đai................................6
2.3.1.2. Mô tả đặc điểm loại hình thực bì ở các đối tợng rừng chủ yếu tại
khu vực nghiên cứu......................................................................................7
2.3.2. Điều tra tình hình cháy rừng của công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục
Nam Bắc Giang.......................................................................................8
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy của các đối tợng rừng chủ yếu
tại khu vực nghiên cứu.................................................................................9
2.3.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.......................10
Chơng 3: kết quả tham gia sản xuất ở cơ sở....................10
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vự nghiên cứu .......................11
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................11
3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội................................................12
3.1.3. Tình hình sản xuất Nông Lâm nghiệp trong vùng.....................13
3.2.1. Mục đích..........................................................................................14
3.2.2. Nội dung...........................................................................................15
Chơng 4. Kết quả và thảo luận...................................................17



iv

4.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại Công ty lâm nghiệp Mai Sơn Lục Nam - Bắc Giang.....................................................................................17
4.1.1. Điều tra phân bố về diện tích đất đai..............................................17
4.1.2. Mô tả đặc điểm thực tế các loại hình rừng chủ yếu tại khu vực
nghiên cứu..................................................................................................18
4.2. Điều tra tình hình cháy rừng của Công ty lâm nghiệp Mai Sơn - huyện
Lục Nam - tỉnh Bắc Giang (Năm 2006-2008)..............................................21
4.3. Đặc điểm của vật liệu cháy ở các đối tợng rừng chủ yếu ở khu vực
nghiên cứu......................................................................................................22
4.3.1. Khối lợng của vật liệu cháy.............................................................22
4.3.2. Chiều cao của vật liệu cháy.............................................................24
4.3.3. Tốc độ đám cháy khởi đầu..............................................................25
4.3.4. Chiều cao ngọn lửa..........................................................................26
4.4. Xác định chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ nguy hiểm của vật liệu
cháy ở các loại hình rừng...............................................................................27
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.................29
4.5.1. Tình hình công tác phòng chống cháy rừng tại Công ty lâm nghiệp
Mai Sơn ......................................................................................................29
Kết luận và đề nghị...........................................................................33
1. Kết luận......................................................................................................33
2. Đề nghị.......................................................................................................33
Phụ biểu........................................................................................................1


v

Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Phân cấp mức nguy hiểm cháy rừng với hàm lợng nớc

trong vật liệu cháy................................................................................4
Mẫu biểu 01: Phân bố về diện tích đất đai công ty lâm nghiệp Mai
Sơn- Lục Nam Bắc Giang...............................................................7
Mẫu biểu 02: Điều tra tầng cây cao....................................................7
Mẫu biểu 03: Điều tra tầng thảm tơi cây bụi và cây tái sinh.............8
Mẫu biểu 04: Thống kê số vụ cháy tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn Lục Nam Bắc Giang (2006 2008).............................................9
Mẫu biểu 05: Kết quả điều tra khối lợng VLC...................................9
Bảng biểu 4.1; Thống kê diện tích đất đai tại khu vực nghiên cứu..17
Bảng biểu 4.2: Kết quả điều tra tầng cây cao...................................19
Bảng biểu 4.3: Kết quả điều tra tầng thảm tơi, cây bụi và cây tái
sinh.....................................................................................................20
Bảng biểu 4.4. Thống kê các vụ cháy rừng của Công ty lâm nghiệp
Mai Sơn (2006-2008).........................................................................21
Bảng biểu 4.5: Khối lợng VLC ở các đối tợng rừng.........................24
Bảng biểu 4.6: Chiều caoVLC...........................................................24
Bảng biểu 4.7: Tốc độ đám cháy khởi đầu ở các đối tợng nghiên
cứu......................................................................................................26
Bảng biểu 4.8: Chiều cao của ngọn lửa.............................................26
Bảng biểu 4.9: Biểu tổng hợp chỉ tiêu đánh giá cấp nguy hiểm VLC
ở các loại hình rừng...........................................................................27
Bảng biểu 4.10: Cấp nguy hiểm của VCL ở các loại hình rừng.......28


1

Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá của loài ngời. Trong những
năm gần đây cháy rừng vẫn thờng xuyên xảy ra ở nhiều nớc trên thế giới và là
một trong những nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng, gây thiệt hại cả

về mặt kinh tế, xã hội và môi trờng sống của con ngời.
Mỗi năm rừng của chúng ta mất đi hàng chục ngàn ha mà nguyên nhân
mất rừng chủ yếu vẫn là những hoạt động vô ý thức của con ngời nh: Khai
thác bừa bãi, đốt rừng làm nơng rẫy, mất rừng do sâu bệnh, lũ lụt, và nguyên
nhân mất rừng hết sức quan trọng nữa đó là cháy rừng. Mà quá trình cháy
rừng chỉ xảy ra khi có sự kết hợp của 3 yếu tố: Ôxy, vật liệu cháy và nguồn
nhiệt. Trong đó: Ôxy luôn có ở khắp mọi nơi trong khí quyển nhng rất khó
kiểm soát, nguồn nhiệt đợc sinh ra chủ yếu do việc sử dụng lửa vô ý thức của
con ngời nhng cũng rất khó loại trừ, còn vật kiệu cháy luôn có sẵn ở trong
rừng. Vật liệu cháy bao gồm toàn bộ những vật liệu có khả năng bắt cháy ở
nhệt độ thích hợp nh lớp thảm mục, thảm khô, cây bụi, cây tái sinh, cỏ và
những cây thân gỗ, Đặc điểm của vật liệu cháy quyết định khả năng bắt lửa
cũng nh tốc độ lan tràn và quy mô của đám cháy. Vì thế em thực hiện đề tài:
Tìm hiểu các đặc điểm của vật liệu cháy làm cơ sở cho công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn- Huyện Lục Nam- Tỉnh Bắc
Giang mong muốn sẽ góp một phần nhỏ giải quyết những tồn tại trên.
2. Mục đích của đề tài.
Đặc điểm VLC là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu PC- CCR,
thông qua việc tìm hiểu đặc điểm VLC có thể đánh giá mức độ nguy hiểm
của cháy rừng và khả năng xảy ra cháy rừng để chủ động trong công tác PCCCR tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục Nam - Bắc Giang.

3. Yêu cầu của đề tài.
Tìm hiểu một số đặc điểm chủ yếu của vật liệu cháy (Khối lợng vật liệu
cháy, chiều cao vật liệu cháy, tốc độ đám cháy khởi đầu, chiều cao ngọn lửa)
có liên quan đến khả năng phát sinh, phát triển của cháy rừng.
4. ý nghĩa thực tiễn.


2


Từ kết quả nghiên cứu những đặc điểm chính của vật liệu cháy tại công
ty lâm nghiệp Mai Sơn là cơ sở để khuyến cáo cho ngời dân chủ động trong
phòng chống cháy rừng tại cơ sở và các nơi có điều kiện sinh thái tơng tự.


3

Chơng 1:
tình hình nghiên cứu trong và ngoài nớc.
1.1. Trên thế giới.
Dự báo cháy rừng là một trong những biện pháp chủ động phòng cháy
quan trọng. Những công trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng đã đợc một số
nhà khoa học tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX tại các nớc có nền kinh
tế và Lâm nghiệp phát triển nh: Mỹ, Thụy Điển, Nga, Đức, ở những nớc này
việc xác định mức độ nguy hiểm của cháy rừng hàng ngày đã trở thành một
phơng thức quản lý cháy rừng không thể thiếu đợc.
Hiện nay có rất nhiều phơng pháp dự báo cháy rừng nhng có thể quy thành 2
loại chính:
- Thứ nhất: Dựa vào số liệu khí tợng để tính toán mức độ nguy hiểm của
cháy rừng.
- Thứ hai: Căn cứ vào thực bì, vật liệu cháy và số liệu khí tợng để phán
đoán mức độ nguy hiểm của cháy rừng.
Nghiên cứu vật liệu cháy rừng để phục vụ cho công tác dự báo cháy rừng
cũng đợc tiến hành từ những năm của đầu thế kỷ XX. Trong thời gian đầu việc
nghiên cứu chủ yếu là định tính, thông qua những quan sát trực tiếp về vật liệu
cháy rừng và các yếu tố thời tiết trong ngày.
ở Mỹ, từ năm 1914 E. B. Beal và C. B. Show đã nghiên cứu và xác định
khả năng cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của lớp thảm mục. Các tác
giả nhận định rằng độ ẩm của lớp thảm mục này thể hiện cháy rừng càng lớn.
Tiếp sau đó nhiều nhà khoa học khác đã nghiên cứu va đa ra thang cấp về mức

độ nguy hiểm của cháy rừng. Trên cơ sở quan sát mức độ ẩm ớt của lớp thảm
mục và tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng bắt lửa của nó.
Cho đến nay hệ thống dự báo cháy rừng của Mỹ đã tơng đối hoàn thiện
theo đo dự báo cháy rừng cho nhiều loại vật liệu cháy khác nhau, trên cơ sở
phân ra các mô hình vật liệu đồng thời căn cứ vào số liệu quan sát về điều kiện
thời tiết, độ ẩm vật liệu cháy ở các cấp, kết hợp với yếu tố địa hình để dự báo khả
năng xảy ra cháy rừng và dự đoán mức độ nguy hiểm của đám cháy nếu xảy ra.
ở Nga năm 1924 E.V.Valendic khi thống kê các tài liệu về nạn cháy rừng
đã xác định đợc mối quan hệ giữa diện tích rừng bị cháy và số vụ cháy rừng.
Ông đã kết luận rằng ở những nơi khai thác rừng bừa bãi và không dọn vệ sinh
rừng khi gặp điều kiện khô hạn kéo dài dễ dẫn đến cháy rừng.


4

Những năm sau đó nhiều nghiên cứu về dự báo cháy rừng đợc các nhà
khoa học tiếp tục nghiên cứu về dự báo cháy rừng đợc các nhà khoa học tiếp
tục nghiên cứu và đa ra những phơng pháp dự báo cháy rừng khác nhau. Điển
hình là công trình của các nhà khoa học nh: V.G. Nesterov (1939),
I.C.Melekhow (1948, C.P. Arxubasev (1957),song phơng pháp đợc ứng dụng
rộng rãi nhất là phơng pháp dự báo cháy rừng thông qua chỉ tiêu tổng hợp P do
V.G. Nesterov đa ra từ năm 1939.
Từ chỉ tiêu P xác định có thể xây dựng các cấp dự báo mức độ nguy hiểm
của cháy rừng cho các địa phơng khác nhau về điều kiện khí hậu cũng nh về
đặc điểm của hệ sinh thái rừng.
ở Đức từ năm 1904, tác giả Dulop đã có nghiên cứu về sự thay đổi hàm
lợng nớc của lá khô theo độ ẩm tơng đối của không khí để làm cơ sở xác định
khả năng bắt lửa của lớp thảm mục khô trong rừng. Năm 1918, Weiman đã
xác định đợc mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm lợng nớc trong vật liệu cháy là
thảm khô, thảm mục và cỏ rác với khả năng phát sinh cháy rừng theo hàm lợng nớc có trong vật liệu cháy đợc trình bày ở bảng 1.1.


Bảng 1.1. Phân cấp mức nguy hiểm cháy rừng với hàm lợng nớc trong vật
liệu cháy
Hàm lợng
Cấp cháy
Mức nguy hiểm của cháy rừng
nớc VLC (%)
I
> 35
Không phát sinh
II
25 35
Không phát sinh
III
15 25
Dễ phát sinh
IV
10 15
Nguy hiểm
V
<10
Cực kỳ nguy hiểm
Những năm sau này ngày càng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các
đặc điểm của VLC để dự đoán mức độ nguy hiểm của cháy rừng. L.Trabaud
(1979) tiến hành thực nghiệm ở miền Nam nớc Pháp đã kết luận rằng tốc độ
cháy lan của ngọn lửa ở đám cháy nhỏ phụ thuộc vào tốc độ gió, chiều cao
thực bì và hàm lợng nớc của vật liệu. Nh vậy tốc độ gió càng lớn thì lửa lan
càng nhanh chiều cao thực bì liên quan đến lợng sinh khối thực bì cũng nh tốc



5

độ cháy lan của ngọn lửa. Độ ẩm của VLC càng cao thì tốc độ cháy lan càng
giảm.
Theo tác giả Byram và Tangren (Mỹ) cho thấy đám cháy càng lớn, nhiệt
lợng tỏa ra càng cao và điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có
nhân tố khối lợng của vật liệu cháy.
1.2. ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở nớc ta bắt đầu đợc tiến hành từ
năm 1981 và chủ yếu theo hớng nghiên cứu phơng pháp dự báo theo chỉ tiêu
tổng hợp của P của V.G.Neterov nhng có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện
khí hậu và rừng Việt Nam.
Năm 1986 Phạm Ngọc Hng đã đề xuất phơng pháp dự báo cháy rừng
theo khối lợng VLC cho rừng thông ở Quảng Ninh. Tùy theo khối lợng VLC ở
các loại hình rừng khác nhau, tác giả đã phân mức nguy hiểm đối với cháy
rừng theo 5 cấp khác nhau. Nh vậy có thể thấy VLC là yếu tố quan trọng để
dự đoán mức độ nguy hiểm của lửa rừng. Nó cũng là yếu tố mà con ngời dễ có
khả năng tác động vào nhất để kiểm soát đám cháy.
Nghiên cứu đặc điểm của VLC có ý nghĩa rất lớn với công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên ở nớc ta thờng mới chỉ tập trung nghiên cứu
độ ẩm vật liệu để dự báo khả năng xuất hiện của cháy rừng là chủ yếu, việc
nghiên cứu những ảnh hởng khác của VLC còn ít đợc quan tâm.


6

Chơng 2:
vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu.
2.1. Vật liệu nghiên cứu.
Đối tợng nghiên cứu là những lâm phầm rừng tự nhiên, rừng trồng (Bạch

đàn), trảng cỏ cây bụi cây tái sinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
2.2.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn Lục Nam - Bắc Giang.
- Điều tra phân bố về diện tích các loại đất đai.
- Mô tả đặc điểm thực tế các loại hình rừng chủ yếu.
2.2.2. Điều tra tình hình cháy rừng tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục
Nam Bắc Giang từ năm 2006 - 2008.
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm của vật liệu cháy của các đối tợng rừng chủ yếu
tại khu vực nghiên cứu bằng các chỉ tiêu sau:
- Khối lợng vật liệu cháy.
- Chiều cao vật liệu cháy.
- Tốc độ đám cháy khởi đầu.
- Chiều cao của ngọn lửa.
2.2.4. Xác định chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ nguy hiểm của vật liệu
cháy ở các đối tợng nghiên cứu.
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp tác động vào vật liệu cháy nhằm hạn chế
nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Tình hình công tác phòng chống cháy rừng tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn.
- Các biện pháp tác động cho từng đối tợng rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Phơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn.
2.3.1.1. Điều tra phân bố về diện tich các loại đất đai.


7

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của lâm trờng quản lý và
số liệu thu thập đợc từ lâm trờng từ đó xác định đợc các đối tợng rừng chủ
yếu. Những khu rừng có nhiều khả năng xảy ra cháy rừng: Rừng bạch đàn,
rừng tự nhiên, trảng cỏ cây bụi cây tái sinh kết quả ghi vào mẫu biểu

01.
Mẫu biểu 01: Phân bố về diện tích đất đai công ty lâm nghiệp Mai SơnLục Nam Bắc Giang.
STT
Hạng mục
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)

2.3.1.2. Mô tả đặc điểm loại hình thực bì ở các đối tợng rừng chủ yếu tại khu
vực nghiên cứu.
Tiến hành điều tra sơ bộ để chọn địa điểm lập các ô tiêu chuẩn (ÔTC)
điển hình tạm thời với diện tích ô là 1000 m 2 (40*25) ở các vị trí chân, sờn và
đỉnh đồi. Trong ÔTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu sau: Mật độ, độ tàn che và
các chỉ tiêu sinh trởng tầng cây cao nh: Chiều cao vút ngọn (HVN); chiều cao
dới cành (HDC); đờng kính ngang ngực (D1.3); đờng kính tán (Dt). Riêng ở rừng
tự nhiên chỉ điều tra những cây có D1.36 cm.
Điều tra 30 cây/ÔTC theo phơng pháp ngẫu nhiên.Các chỉ tiêu trên đợc
đo đếm nh sau:
Đờng kính ngang ngực D1.3.đợc đo bằng thớc kẹp kính.
Chiều cao vút ngọn đợc đo bằng thớc bắn điều cao.
Chiều cao dới cành đo bằng thớc dây (đo theo 2 chiều Đông Tây, Nam
Bắc) và lấy giá trị trung bình.
Độ tàn che đợc xác định bằng phơng pháp quan sát 100 điểm trong 1
ÔTC. Nếu điểm quan sát thuộc tán cây cho 1 điểm, nếu không thuộc tán cây
cho 0 điểm. Sau đó lấy trung bình cho cả ÔTC. Kết quả thu đợc ghi vào mẫu
biểu 02:
Mẫu biểu 02: Điều tra tầng cây cao.
Số ÔTC:
Ngày điều tra:
Vị trí tơng đối:
Loại cây:

Tuổi cây:
Độ dốc:
Mật độ:
Độ tàn che:
Ngời điều tra:
D1.3 (cm)
Dt (m)
Loài HVN HDC
STT
ĐT
NB
TB
ĐT
NB
TB
cây (m) (m)


8

Từ số liệu của các ô tiêu chuẩn lấy giá trị trung bình các chỉ tiêu điều tra
của từng loại hình rừng.
Điều tra tầng cây bụi, thảm tơi và cây tái sinh đợc tiến hành nh sau:
Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 25 ô dạng bản, mỗi ô dạng bản có diện tích 4
2
m (2*2), đợc bố trí nh hình vẽ 01.
Hình vẽ 01: Sơ đồ bố trí ÔDB.

Trong mỗi ÔDB tiến hành điều tra các chỉ tiêu nh: Thành phần loài cây,
chiều cao, độ che phủ, tình hình sinh trởng của lớp thảm tơi, cây bụi và khối lợng vật liệu cháy.

Chiều cao của lớp cây bụi thảm tơi đợc thớc có vạch đến cm, mức độ che
phủ đợc xác định bằng tỉ lệ diện tích có thực bì trên diện tích ÔDB và tình
hình sinh trởng của chúng đợc đánh giá qua hình thái bằng quan sát trực tiếp
đợc ghi vào mẫu biểu 03.
Mẫu biểu 03: Điều tra tầng thảm tơi cây bụi và cây tái sinh.
Số ÔTC:
Độ che phủ:
Ngày điều tra:
Ngời điều tra:
STT
Loài cây chủ yếu
H (cm)
Độ che phủ (%)
Sinh trởng
ÔDB
2.3.2. Điều tra tình hình cháy rừng của công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục
Nam Bắc Giang.


9

Điều tra khảo sát những vụ cháy rừng mới bị cháy trong khu vực, kết hợp
với thu thập tài liệu của công ty. Sau đó thống kê những vụ cháy, địa điểm cháy,
diện tích cháy, nguyên nhân cháy. Kết quả thu đợc ghi vào mẫu biểu 04.
Mẫu biểu 04: Thống kê số vụ cháy tại công ty lâm nghiệp Mai Sơn Lục Nam Bắc Giang (2006 2008).
Địa điểm cháy
Diện
Trạng Nguyên
Diện tích
tích

thái
STT
thiệt hại rừng
nhân
Tiểu Khoảnh
cháy
bị

(ha)
cháy
khu
(ha)
cháy

2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy của các đối tợng rừng chủ yếu tại
khu vực nghiên cứu.
Tiến hành điều tra 5 ÔDB, mỗi ô ÔDB có diện tích là 1m2, đợc bố trí 1 ô
ở giữa, 4 ô ở 4 góc của ÔTC.
Trong mỗi ÔDB tiến hành thu thập chỉ tiêu khối lợng vật liệu cháy trong
đó có VLC khô và VLC tơi (VLC dễ cháy và VLC khó cháy).
VLC trong ÔDB đợc thu gom toàn bộ để cân, kết hợp điều tra thành
phần, sau đó tính trung bình cho toàn ÔTC và trung bình cho toàn lâm phần
đơn vị: Tấn/ha,
Kết quả thu đợc ghi vào mẫu biểu 05.
Mẫu biểu 05: Kết quả điều tra khối lợng VLC.
Số ÔTC:
Ngày điều tra:
Vị trí ÔTC

STT ÔDB


VLC Khô
(Kg)

VLC tơi (kg)
Dễ cháy
Khó cháy

Ghi chú

Trong quá trình điều tra chú ý quan sát sự phân bố của VLC theo chiều
ngang và chiều thẳng đứng. Quan sát, đánh giá sự phân bố của VLC có đều
không, đồng thời quan sát VLC tầng tán cây và của lớp vật liệu sát mặt đất.
Mỗi ÔTC tiến hành đốt thử 3 ô mẫu, diện tích mỗi ô là 1 m 2 (1*1). Trớc
khi đốt cần phải chuẩn bị đầy đủ yêu cầu đảm bảo ngọn lửa không cháy lan


10

vào rừng gây cháy rừng xác định thời gian ngọn lửa cháy hết 1 m 2. Quan sát
chiều cao ngọn lửa đợc xác định bằng sào.
Để đánh giá những đặc điểm của VLC, đề tài sử dụng phơng pháp cho
điểm kết hợp với ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về cháy rừng. Mỗi
đặc trng của VLC đợc đánh giá theo các cấp điểm và trọng số khác nhau thể
hiện tầm quan trọng của mỗi đặc trng đó đối với mức nguy hiểm với cháy
rừng càng lớn.
2.3.4. Xác định chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ nguy hiểm của VLC
đối với cháy rừng ở các đối tợng nghiên cứu.
Từ các số liệu thu thập đợc, đề tài tiến hành xác định chỉ tiêu tổng hợp
đánh giá cấp nguy hiểm của VLC ở 3 đối tợng rừng đợc nghiên cứu với công

thức tính nh sau:
n

Ti = ( Ci ì K i )
i =1

Trong đó : Ti: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá cấp nguy hiểm của VLC ở từng
loại hình rừng.
Ki : Hệ số theo mức nguy hiểm đối với cháy rừng của từng chỉ tiêu.
Ci: Cấp điểm của các đặc trng trong từng loại hình rừng.
n: Số các đặc trng đợc đánh giá.
2.3.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.
2.3.5.1. Tình hình công tác phòng chống cháy rừng tại công ty lâm nghiệp
Mai Sơn.
2.3.5.2. Các biện pháp tác động cho từng đối tợng rừng tại khu vực nghiên cứu.
Căn cứ vào tài liệu thu thập và số liệu nghiên cứu về đặc điểm VLC, tiến hành
đề xuất một số giải pháp tác động vào VLC nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.

Chơng 3:
kết quả tham gia sản xuất ở cơ sở.


11

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vự nghiên cứu .
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
- Công ty lâm nghiệp Mai Sơn có phạm vi hành chính gồm 04 xã (Vô Tranh,
Trờng Sơn, Lục Nam và Bình Sơn) thuộc huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.
- Tọa độ địa lý: 21010 đến 21018 vĩ độ Bắc.

1060 29 đến 106042 độ kinh Đông.
- Ranh giới địa lý:
+ Phía Bắc: Giáp xã Tân Mộc Lục Ngạn.
+ Phía Đông: Giáp huyện Sơn Động.
+ Phía Nam: Giáp huyện Đông Triều Quảng Ninh.
+ Phía Tây: Giáp xã Nghĩa Phơng Lục Nam, giáp xã Hoàng Hoa Thán
- Chí Linh - Hải Dơng.
- Địa điểm văn phòng công ty đặt tại xã Trờng Sơn, cạnh trục đờng tỉnh lộ
293, cách huyện lỵ Lục Nam là 24 km, cách đơn vị tiểu khu, các trạm thuộc công
ty bình quân là 10 km, tiểu khu xa nhất là 14 km, gần nhất là 6 km.
* Địa hình- địa thế.
- Địa hình có thể nghiêng từ Đông Nam xuống Tây Bắc.
- Ba mặt Đông, Tây, Nam đợc bao bọc bởi cánh cung.
Đông Triều và dãy núi với đặc thù cao, dốc, địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc trung bình là 250, độ cao tuyệt đối trung bình là 300 m.
* Địa chất - thổ nhỡng.
- Đất trong khu vực đợc tiến hành thành trên các núi đá mẹ trầm tích kỷ
Đệ Tứ. Với các núi đá mẹ chính: Sa phiến thạch, phiến thạch sét, cuội sạn kết
và một phần phù sa cổ.
- Các loại đất chủ yếu:
+ Đất Feralit mùn trên núi (khoảng 14% diện tích) phân bố từ độ cao trên
500 (m), (phần núi cao của cách cung Đông Triều).
+ Đất Feralit phân bố từ độ cao 50 500 m chiếm 83%. Các loại đất chủ
yếu: Feralit đỏ vàng, vàng đỏ, đỏ nâu, phát triển trên sa phiến thạch, phiến
thạch sét hoặc trên thềm phù xa cổ.
Đất có độ dày 40 - 100 (cm), hàm lợng mùn 2 - 5%. Đất có tính chất cơ
lý hóa tơng đối tốt cho chịu thực vật phát triển. Đây là khi đối tợng chính để
kinh doanh rừng trồng và kinh doanh rừng tự nhiên của công ty.



12

* Khí hậu Thủy văn.
- Khu vực công ty lâm nghiệp Mai Sơn quản lý nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm, nằm trên lu vực sông bến trận, Các suối lớn là
suối Mản, suối Dòng Trận,Các suối này có nớc quanh năm nhng giảm mạnh
về mùa khô và thờng có lũ về mùa ma.
- Mùa ma tập chung từ tháng 5 - tháng 8 (chiếm 82% lợng ma trong
năm).
- Lợng ma bình quân 1327 mm/năm, thấp nhất là 900 mm/năm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ khí hậu bình quân năm: 22.9 0C, cao nhất là 35.50C, thấp nhất
là 10.90C.
- Độ ẩm không khí bình quân 80%, thấp nhất là 44%.
- Các yếu tố bất lợi về thời tiết nh: Sơng muối, sơng mù, bão lớn,có xảy
ra nhng hậu quả không nghiệm trọng.
- Mùa ma thờng có lũ cục bộ gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp
lâm nghiệp và ảnh hởng lớn đến giao thông đờng bộ.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết và kết cấu lợng ma phân bố trong năm
thuận lợi cho việc bố trí lịch thời vụ và phù hợp với sinh thái loài cây trồng
rừng nguyên liệu, rừng tự nhiên.
* Giao thông.
- Đờng thủy là sông Bến Bò và sông Lục Nam đi các tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng,
- Hệ thống đờng bộ có chiều dài khoảng 50 km từ công ty đi các tiểu khu
và đi thị trấn Lục Nam.
Hiện nay chất lợng đờng bộ, về mùa ma rất khó đi lại.
Tóm lại; Với điều kiện tự nhiên trên thế giới nh trên là yếu tố thuận lợi
cho một vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn, gỗ nguyên liêu phục vụ công
nghiệp. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh thuận lợi về đất đai, khí hậu thủy

văn và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội.
* Dân số.
- Trong vùng có tổng số dân là 28523 ngời.


13

- Gồm 9 dân tộc nh: Cao Lan, Thanh Y (Dao), Hoa, Kinh, Mờng, Sán
Dìu, Tày,
* Lao động.
- Số lao động trong độ tuổi là : 10417 ngời.
- Số lao động có việc làm thờng xuyên là 7568 ngời chiếm 27% (so với
tổng số dân trong vùng).
- Số lao động thiếu việc làm là 2849 ngời chiếm 10% dân trong vùng.
- Ngoài ra, số dân không trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao.
* Văn hóa-giáo dục-y tế.
- Trong vùng có 1 trờng cấp III: Trờng THPT Tứ Sơn.
- Các xã đều có trờng mầm non, trờng tiểu học, trờng THCS.
- Y tế: Hiện nay các xã đều có trạm y tế.
3.1.3. Tình hình sản xuất Nông Lâm nghiệp trong vùng.
* Sản xuất Nông nghiệp.
- Nhân dân trong vùng chủ yếu làm nông nghiệp và trồng một số loại cây
ăn quả: Vải, nhãn, hồng, na,rải rác trong vờn hộ gia đình.
- Nhìn chung, do trình độ sản xuất còn thấp, việc áp dụng khoa học tiến
bộ vào sản xuất còn hạn chế, đầu t thâm canh còn cha thỏa đáng do đó hiệu
quả đem lại còn thấp, hầu hết là các xã nghèo đặc biệt khó khăn. Thu nhập
khoảng 400.000 đồng/ngời/năm. Nh vậy mức sống ngời dân còn thấp.
* Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong 3 năm qua.
- Nhiệm vụ khai thác và tiêu thụ lâm sản: Thực hiện nhiệm vụ khai thác

và cung cấp gỗ trụ mỏ cho vùng than Quảng Ninh, công ty liên doanh Hataico
và một phần gỗ xây dựng-gia đình nhu cầu trong tỉnh.
Từ năm 2005 chủ yếu là trồng rừng với diện tích rừng trồng là 270 ha, diện
tích khai thác là 179 ha, sản lợng khai thác là 3143 m3 gỗ và 1425 Ste củi.
- Nhiệm vụ gây tạo vốn rừng: Trong 3 năm 2003 - 2005 công ty đã gây
tạo đợc 270 ha rừng nguyên liệu đạt chất lợng tốt bằng các giống cây Bạch
đàn Uroplyla, Keo lai (sản sản xuất từ mô, hom).
Điều này khẳng định bớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng kinh tế của
Công ty lâm nghiệp tại Mai Sơn là đúng hớng và hiệu quả.
* Thuận lợi.


14

Công ty lâm nghiệp Mai Sơn nằm trong vùng quy hoạch sản xuất và cung
cấp gỗ trụ mỏ cho ngành than.
Từ năm 2000 đến nay bạn hàng của công ty là các công ty sản xuất và
kinh doanh nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các mỏ than Mạo Khê,
Vàng Danh, Công ty liên doanh Hataico,
Hiện nay công ty đã có 690 ha rừng trồng từ năm 1994 - 2002 gồm rừng
trồng kinh tế đã trồng của công ty, một phần diện tích rừng trồng của dự án
PAM, dự án trồng rừng phòng hộ 327 đợc phép chặt cải tạo theo công văn
280/CV CT ngày 07/03/2005. Tổng diện tích rừng có thể khai thác, trồng
lại trong những năm 2006 2007 - 2008 kà :340 ha để trồng rừng nguyên
liệu, sản xuất gỗ trụ mỏ với các loại cây Bạch đàn, Keo lai (sản xuất giống từ
hom, mô).
Việc khai thác vận chuyển rất thuận lợi có thể đi đờng sông và đờng bộ.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh của công ty khi khai thác ôtô đều vào tận nơi
lấy sản phẩm ra đợc.
* Khó khăn.

- Về vốn: Trong sản xuất lâm nghiệp chu kỳ kéo dài 7 năm chủ yếu đầu
t phải thực hiện đầu t sản xuất, chăm sóc, bảo vệ rừng kéo dài 4 năm. Thực tế
chính sách đầu t là 2 năm do vậy việc lập hồ sơ tiếp tục vay vốn sản xuất trong
những năm tiếp theo cùng trên một đơn vị chăm sóc rừng gây lãng phí về thời
gian và chi phí công xây dựng dự án.
- Về cơ cấu giống: Hiện nay có rất nhiều loại giống mới có chất lợng cao
đợc 2 trung tâm giống lâm nghiệp (Yên Lập - Quảng Ninh; Phù Ninh - Phú
Thọ) sản xuất và làm dịch vụ. Chi cục phát triển lâm nghiệp và công ty đã tiến
hành đa vào trồng một số dòng Bạch Đàn mới song đang giai đoạn lựa chọn
loại giống mới phù hợp với điều kiện lập địa trong vùng.
- Công tác quản lý và bảo vệ đất rừng trồng vẫn là vấn đề gây ảnh hởng
đến diện tích trồng rừng do lấn chiếm trồng cây ăn quả của nhân dân địa phơng.
- Ngời dân ở đây có thu nhập bình quân trên ngời lao động thấp. Vì vậy
đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn nên thờng vào rừng lấy củi, lấy
măng, chặt phá, ý thức bảo vệ rừng cha cao.
- Nạn chăn thả trâu bò bừa bải làm ảnh hởng đến chất lợng rừng trồng.
3.2.1. Mục đích.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp ở địa phơng.


15

- Giúp ngời dân nắm đợc một số nội dung chủ yếu trong công ty quản lý,
bảo vệ rừng và đất rừng.
- Qua quá trình tham gia sản xuất giúp sinh viên đợc vận dụng kiến thức
đã học ở trờng lớp, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc
của mình sau này.
3.2.2. Nội dung.
+ Tại vờn ơm.
Vờn ơm của công ty lâm nghiệp Mai Sơn - Lục Nam - Bắc Giang, đợc

chia làm 2 khu: Khu lu trữ cây con và khu vờn giống. Trong vờn ơm có chủ
yếu 2 loại cây Bạch Đàn và Keo. Bạch đàn ngoài việc giâm hom thì chủ yếu là
lấy nguồn giống là cấy mô từ trung tâm sản xuất cây giống cao Quảng Ninh.
Tại vờn ơm chúng em tham gia những công việc sau:
- Đảo bầu.
Cây con Bạch đàn trong vờn ơm đợc cấy mô khoảng 2 - 4 tháng đợc phân
loại xếp lại cho đồng đều và tránh rễ ăn sâu xuống đất, chuẩn bị cho công tác
trồng rừng vụ xuân hè 2008.
Bầu đợc xếp vào luống, mỗi luống có chiều dài là 8 m, rộng 1,2 m. Xếp
thành từng hàng, xếp 2 hàng mỗi hàng 25 cây sau đó lấp đất vào chân bầu rồi
lại xếp tiếp 2 hàng, cứ làm thế cho đến hết luống. Vừa đảo bầu vừa tiến hành
làm vệ sinh sạch cỏ ở luống, ở bầu.
* Cấy hom Keo.
Hom Keo đợc cắt từ cây mẹ, chọn những hom khỏe, cắt chiều dài 7 - 12
cm, cắt mầm nhánh, cắt bớt 1/3-2/3 diện tích những là to tránh thoát hơi nớc.
Hom Keo trớc khi cấy đợc xử lý bằng thuốc lenlat
Vỏ bầu làm bằng PE, thủng đáy, kích thớc 7 x 12.
Ruột bầu: Đất tầng A + supe lân tỷ lệ P2O5 từ 14-15%.
Bầu xếp vào luống tới đủ ẩm, trớc khi cấy hom vào bầu chấm vào thuốc
kích thích ra rễ. Sau khi cấy xong tới bằng hệ thống phun mù và che kín. Và
có chế độ chăm sóc hợp lý.
- Tại rừng trồng.
+ Tại đây công ty đang chuẩn bị cho trồng rừng vụ xuân hè 2008. Chúng
em tham gia cùng với một số hộ gia đình cuốc hố. Cùng gia đình ông Nguyễn
Văn Luyến cuốc hố cho 3 ha rừng tại lô a1 khoảnh 46 khu 104.
Kích thớc: 40 x 40 x 40 (cm).


16


Mật độ: 1600 cây/ha.
+ Đốt thực bì chuẩn bị cho công tác trồng rừng.
Tham gia đốt thực bì cùng hai đồng chí là cán bộ thuộc tiểu khu Đá
Ngang của công ty lâm nghiệp Mai Sơn.
Khi phát thực bì cần phát sát gốc, khi phát xong thực bì vén đờng băng
cản lửa rộng 5 m, dọn sạch các chất dễ cháy trên đờng băng và băm nhỏ thân,
cành thành từng đoạn nhỏ trải đều trên lô.
Khi đốt chọn ngày râm mát, không có gió, đốt vào buổi chiều, khi đốt
thực bì đốt từ trên đỉnh xuống dới chân, khi đốt chú ý gác lửa phòng cháy lan.
Khi toàn bộ lửa trên lô tắt hết tiến hành kiểm tra khu vực đốt, khi thấy độ an
toàn cao, không có khả năng bùng cháy sang các lô bên cạnh mới đợc ra về.
Khi đốt chỉ đốt từng lô một không đợc đốt liền một lúc tất cả các lô liền kề
nhau.


17

Chơng 4.
Kết quả và thảo luận
4.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai tại Công ty lâm nghiệp Mai Sơn Lục Nam - Bắc Giang.
4.1.1. Điều tra phân bố về diện tích đất đai.
Qua khảo sát thực tế kết hợp với thu thập số liệu từ công ty cho thấy hiện
nay trên địa bàn Công ty lâm nghiệp Mai Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên
17212.4 ha với diện tích đất Lâm nghiệp 13947.1 ha. Số liệu điều tra đợc tổng
hợp ở bảng biểu 4.1.
Bảng biểu 4.1; Thống kê diện tích đất đai tại khu vực nghiên cứu.
STT
Hạng mục
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)

A
Rừng tự nhiên
1
Rừng trung bình
249.8
1.79
2
Rừng nghèo
2033.6
14.58
3
Rừng phục hồi
5952.2
42.68
B
Rừng trồng
4
Rừng trồng cũ
1685.56
12.08
5
Rừng trồng mới
984.88
7.06
C
Đất cha có rừng
6
Trảng cỏ, cây bụi
3041.06
21.81

Đất
lâm
nghiệp
13947.1
100

Kết quả cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp của công ty là 13947.1 ha
trong đó 8235.6 ha rừng tự nhiên; 2670.44 ha rừng trồng với loại cây chủ yếu
là Bạch đàn, Keo, còn lại là diện tích đất cha có rừng chủ yếu là trảng cỏ-cây
bụi 3041.06 ha.
Có thể nhận xét kết quả ở bảng biểu 4.1 nh sau: Với 8235.6 ha rừng tự
nhiên thì có tới 5952.2 ha (42.68%) là rừng tự nhiên IIb, diện tích rừng này là
lớn nhất. Mặc dù rừng IIb này đã bị khai thác triệt để nhng lại tập trung
nhiều loại thực vật quý hiếm, nhiều loài cây bản địa có giá cao, sinh trởng tốt.
Loại hình rừng này thờng phân bố ở những khu vực trọng điểm, những nơi đầu
nguồn,do đó nếu xảy ra cháy rừng sẽ gây tổn thất lớn cho công ty về cả kinh
tế và môi trờng.
Tiếp đến là loại hình trảng cỏ, bụi cây có diện tích tơng đối lớn 3041.06
ha(21.81%), ở loại hình này gồm nhiều loại cây a ánh sáng, cây cỏ, cây bụi


18

rậm rạp. Vì không có tầng cao nên chúng nhận đợc nhiều ánh sáng mặt trời và
phát triển mạnh đồng thời cũng dễ bị khô héo bởi nhiệt độ cao nên rất dễ phát
sinh đám cháy ở loại hình này.
Còn lại là rừng trồng Keo và Bạch đàn tuy nhiên ở đây Keo chỉ chiếm
một diện tích nhỏ còn đa số là rừng trồng Bạch đàn. Bạch đàn cũng là loại cây
dễ bắt lửa do có chứa tinh dầu nên khi lá rụng xuống sẽ tạo nên nguồn vật liệu
cháy nguy hiểm. ở loại hình rừng này nếu xảy ra đám cháy sẽ lan nhanh do

đó đây là loại hình rừng có nguy cơ cháy cao.
Từ kết quả thu đợc và nhận xét nh trên, đề tài chỉ tiến hành điều tra
nghiên cứu đặc điểm của vật liệu cháy ở 3 loại hình rừng.
Rừng tự nhiên II
Rừng Bạch đàn
Trảng cỏ-bụi cây
4.1.2. Mô tả đặc điểm thực tế các loại hình rừng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu.
Với đặc trng về điều kiện tự nhiên nh khí hậu thủy văn, đất đai, địa hình,
và điều kiện dân sinh kinh tế của khu vực cho thấy những loại cây đợc lựa
chọn để trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do công ty quản lý thờng là những
cây thích hợp, đáp ứng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trờng. Những loài cây
này đều là những loài cây a sáng, có bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trởng
nhanh,do đó chúng đợc chọn làm những cây tiên phong, phủ xanh đất trồng,
đồi núi trọc.
Bạch đàn Urophyla là giống Bạch đàn mới. Thân thẳng, tán tha, phân
cành cao, sinh trởng và phát triển nhanh, sinh trởng liên tục, không có chồi
ngủ, có chồi bất định và búp chần do đó Bạch đàn tăng trởng không ngừng cả
về chiều cao và chiều rộng. Bạch đàn có sức đề kháng cao, sức đâm chồi
mạnh, có cấu trúc ngọn cây rõ rệt, tỉa cành tự nhiên tốt không để lại vết sẹo
trên thân nên thân nhẵn đẹp, có bộ rễ phát triển, đặc biệt rễ ngang phát triển
rộng, có khả năng tái sinh chồi lớn. ở loại hình rừng Bạch đàn có lớp cành
khô lá rụng tích tụ có tinh dầu nên dễ bắt lửa, do đó nguy cơ cháy rừng cao.
Kết quả cho thấy chiều cao trung bình ở các đối tợng rừng nghiên cứu
đều khá cao, với chiều cao dới cành trung bình lớn hơn 5 m thì khi xảy ra đám
cháy nhỏ sẽ không gây nguy hiểm đáng kể vì ngọn lửa yếu sẽ không lên tới
tán rừng đợc mà chỉ ảnh hởng tới vỏ, gốc, rễ cây sát mặt đất. Tuy nhiên khả
năng loại cháy tán vẫn có thể xảy ra, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc


19


biệt nguồn vật liệu cháy dới tán rừng, nếu độ ẩm VLC thấp và thảm tơi cây
bụi nhiều thì đám cháy sẽ lan tràn mạnh và có nguy cơ xảy ra cháy lớn.
Kết quả điều tra tầng cây cao cho thấy ở rừng Bạch đàn mật độ 1600
cây/ha là còn nguyên với mật độ trồng ban đầu do công tác quản lý bảo vệ,
trồng dặm ở đây tơng đối tốt, D1.3 khá cao 13.17 cm, cây sinh trởng và phát
triển tốt với độ tàn che 0.6 thì nguy cơ xảy ra cháy rừng là thấp nhng đây là
rừng trồng sắp đến giai đoạn khai thác do đó có nhiều cành khô lá rụng tạo lên
nguồn VLC khô lớn và lớp thảm tơi, cây bụi tơng đối phát triển nếu VLC khô
kia cháy thì khả năng cháy lớn cũng sẽ rất cao.
ở rừng tự nhiên IIb, tuy không còn cây gỗ lớn, nhng cũng đã có khá
nhiều cây tái sinh sinh trởng tơng đối tốt, độ tàn che khá cao 0.72, cây bụi thảm tơi ít nhng có rất nhiều cây tái sinh nhỏ tạo thành nhiều tầng tán do đó dễ tạo nên
nguồn VLC.
Cùng với điều tra đặc điểm của tầng cây cao, đề tài tiến hành, nghiên cứu
tình hình sinh trởng của tầng thảm tơi, cây bụi và cây tái sinh. Đây là tầng tiếp
giáp giữa VLC sát mặt đất và tầng cây cao. Vì vậy khối lợng và tính chất của
VLC liên quan hình thành lên những loại thực bì khác nhau tạo nên nguồn
VLC là khác nhau.
Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, ở những lâm phần rừng có độ tàn che
cao thì tầng thảm tơi, cây bụi ít hơn. Điều đó thể hiện rằng, tầng cây gỗ trong
rừng có ảnh hởng lớn đến khả năng sinh trởng và phát triển của tầng thảm tơi
cây bụi dới tán, đồng thời chúng cũng làm thay đổi độ ẩm và khối lợng VLC.
Tầng cây cao là thành phần chính của rừng lên nó quyết định trữ lợng gỗ của
rừng và tạo nên cấu trúc rừng đặc trng.
ở rừng tự nhiên thờng có nhiều tầng và chịu sự điều chỉnh của tầng cây
cao. ở rừng trồng thờng chỉ thấy tầng cây gỗ chính còn bên dới lớp thảm tơi
cây bụi. Nếu tầng cây cao ít độ tàn che thấp thì lợng ánh sáng lọt xuống nhiều
tạo điều kiện cho thảm tơi cây bụi phát triển bình thờng cũng làm độ ẩm của
VLC giảm đi, tăng nguy cơ xảy ra đám cháy, vì vậy việc điều chỉnh độ tán
che là công việc rất cần thiết để hạn chế khả năng có thể xảy ra của đám cháy.

Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao ở các đối tợng nghiên cứu đợc tổng hợp
ở bảng biểu 4.2
Bảng biểu 4.2: Kết quả điều tra tầng cây cao.
Loại
HVN (m) HDC (m) D1.3 (cm) DT (m)
N
Độ tàn
hình
(cây/ha) che (%)


20

rừng
Bạch đàn
16.79
13.84
13.17
3.26
1600
0.6
Rừng tự
10.18
7.21
9.84
3.32
0.72
nhiên IIb
Quá trình bén lửa ở trong rừng từ đó ảnh hởng tới sự phát sinh phát triển
của một đám cháy cũng nh sự hình thành của đám cháy tán. Kết quả điều tra

đợc tổng hợp ở bảng biểu 4.3.
Bảng biểu 4.3: Kết quả điều tra tầng thảm tơi, cây bụi và cây tái sinh.
Độ che
STT
Loại hình rừng
Loài cây chủ yếu
H (cm)
phủ (%)
Tê, guột, sim, mua, lau,
1
Bạch đàn
70.6
65.12
chít, cỏ lá tre, dơng xỉ,
Tế, guột, sim, mua, lau,
2
Rừng tự nhiên IIb
thành ngạnh, thẩu tấu, cọc
74.35
70.41
rào, dây leo,
Tế, guột, lau, chít, cỏ lá tre,
3
Trảng cỏ, cây bụi
cỏ gianh, sim, mua, trinh
96.84
79.33
nữ, mâm xôi, móc hùm
Kết quả điều tra tầng cây bụi, thảm tơi ở bảng biểu 4.3 cho thấy ở các đối
tợng nghiên cứu đều có H CB khá cao, đây là đặc điểm gây nguy hiểm đối với

cháy rừng, vì nó sẽ là cầu nối để ngọn lửa phát triển lên phía trên tạo ra loại
cháy tán.
Tuy nhiên ngoài chỉ tiêu về chiều cao của tầng thảm tơi cây bụi còn thấy
rằng sự sắp xếp và phân bố của chúng ảnh hởng lớn đến hớng lan tràn của
đám cháy. Trong đó, sự sắp xếp theo chiều ngang ảnh hởng quyết định tới tốc
độ lan tràn của đám cháy dới tán, còn sắp xếp theo chiều thẳng đứng lại ảnh hởng lớn tới loại cháy. Rừng Bạch đàn có H CB là 70.6 (cm) và độ che phủ là
65.12 %.
Những lâm phần rừng Bạch đàn này gồm nhiều cây bụi thảm tơi a sáng
dễ cháy nh: Tế, guột, lau, chít, đồng thời tầng thảm khô có tích tụ tinh dầu
nên dễ bắt lửa. Tuy nhiên do sự phân bố không đều của VLC nên đám cháy có
xuất hiện thì sự phát triển của nó cũng chỉ ở mức độ nhất định, mặc dù vậy nhng ở những lâm phần rừng Bạch đàn mới trồng cũng là mối nguy hiểm cho
cháy rừng bởi nó dễ băt lửa.


×