BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ BÍCH THUYÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI PHÕNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH
THÀNH PHỐ TAM KỲ
Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 60.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng- Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Song
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
29 tháng 8 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế với
khu vực và quốc tế, hoạt động của ngân sách nhà nước có vị trí hết
sức quan trọng, thể hiện qua việc phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo
cân đối thu chi, lành mạnh tình hình tài chính, đảm bảo thực hiện
công bằng xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Chi
tiêu NSNN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực
hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường. Chính vì vậy, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý
nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách liên tục
được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hoá quy trình, tăng
hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Các khoản chi của
Ngân sách nhà nước đã được cơ cấu lại theo hướng giảm các khoản
chi bao cấp, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên
chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và giải
quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay
công tác quản lý chi ngân sách của thành phố vẫn còn nhiều khiếm
khuyết, hạn chế. Thu ngân sách vẫn chưa bao quát các nguồn thu trên
địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách còn hạn
chế, phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn;
công tác quản lý tạm ứng vốn thanh toán còn lỏng lẻo, tạm ứng vốn cho
nhà thầu tỷ lệ lớn, kéo dài nhiều năm nhưng chưa thu hồi dứt điểm cho
NSNN, làm thất thoát vốn đầu tư; lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý
chi thường xuyên; chưa có công cụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng
2
ngân sách đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính…
Xuất phát từ thực tế đó, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài
chính- Kế hoạch thành phố Tam Kỳ” là nhằm góp phần giải quyết
vấn đề cấp bách nói trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước. Phân tích thực trạng về quản lý chi ngân sách
nhà rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác
quản lý chi ngân sách.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của phòng Tài chính – Kế hoạch
trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố
Tam Kỳ
- Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn
2009 - 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
Phương pháp so sánh, Phân tích thống kê
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Trên cơ sở phân tích công tác quản lý chi ngân sách nhà nước,
từ đó rút ra những ưu điểm, khó khăn, thuận lợi trong công tác quản
3
lý chi ngân sách nhà nước. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần hoàn
thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài
chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
5. Bố cục đề tài: Gồm 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà
nước tại tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố
Tam Kỳ.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chi NSNN
Trong cuốn “Tài chính công” tác giả PhilipE.Taylor đã định
nghĩa rằng “ Ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của
Chính phủ. Tài liệu này tập trung các dữ liệu thu và chi trong khoản
thời gian của tài khóa, bao hàm các chương trình hoạt động phải thực
hiện và các phương tiện tài trợ các khoản ấy”.
Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp
nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêu công ích,
chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp
kinh tế, chống thất nghiệp ...
Luật NSNN đã xác định cụ thể chi NSNN bao gồm: các khoản
chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm
bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi
viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm
chủ yếu sau:
Một là, chi NSNN chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo
kế hoạch chi ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quy định.
Hai là, chi NSNN nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài
chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước
thực hiện chức năng, nhiệm của mình.
Ba là, Chi NSNN liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế, diễn
ra liên tục trên diện rộng toàn Quốc gia và chịu sự tác động của rất
5
nhiều yếu tố. Do đó quản lý, kiểm soát chi NSNN là công việc có
tính khá phức tạp.
Bốn là, Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả
trực tiếp là chủ yếu.
1.1.2. Bản chất chi NSNN
Bản chất của chi ngân sách là những quan hệ kinh tế diễn ra
trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức
năng đối nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn
hóa, xã hội của Nhà nước và duy trì sự tồn tại của Nhà nước.
1.1.3. Chức năng của chi NSNN: Do tính đặc thù của chi
NSNN là luôn gắn liền với Nhà nước và việc phát huy vai trò của
Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng như phát huy tác
dụng xã hội trên các khía cạnh cụ thể.
Chi ngân sách nhà nước có ba chức năng gồm: Phân bổ nguồn
lực, tái phân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát.
1.1.4. Vai trò của chi NSNN
+ Chi NSNN để đảm bảo ổn định kinh tế và tăng trưởng.
+ Chi NSNN để phân bổ nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Chi NSNN để phân phối lại thu nhập quốc dân.
1.1.5 Nội dung chi NSNN: Theo tính chất kinh tế, chi NSNN
được chia ra các nội dung sau đây:
* Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và
sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu
chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà
nước về quản lý kinh tế – xã hội.
* Chi đầu tư phát triển: Là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài
sản quốc gia.
6
* Chi khác bao gồm: Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước; chi bổ
sung ngân sách cấp dưới; chi viện trợ; chi trả nợ gốc …
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN
1.2.1. Nội dung quản lý chi thƣờng xuyên
a. Lập dự toán chi thường xuyên
- Xây dựng dư toán chi thường xuyên: Khi lập dự toán chi
thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP …liên quan
đến chi thường xuyên.
+ Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN,
các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng
giai đoạn nhất định.
+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền
quy định; định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ,
HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo phân cấp.
b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
Chấp hành chi ngân sách nhà nước là thực hiện dự toán ngân sách
nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hay nói cách
khác là thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong dự toán ngân sách nhà nước.
c. Quyết toán chi thường xuyên
Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi
thường xuyên của ngân sách. Qua công tác quyết toán chi thường
xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá
trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy
định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của các cấp ngân
sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân
sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức
phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau.
7
d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN:
Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu
các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát
hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào
NSNN những khoản chi sai chế độ. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
1.2.2. Nội dung quản lý chi đầu tƣ phát triển
a. Lập dự toán chi đầu tư phát triển
Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ưu tiên phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của dự án trong từng thời kỳ
và khả năng cân đối của ngân sách, theo tiến độ triển khai của dự án,
dứt điểm, tránh dàn trải.
Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát
tuân thủ và cắt giảm những nội dung chưa thực sự cần thiết, tập trung
vào trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính
trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.
b. Chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển
Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo, được tiến hành cho
những công trình đã được ghi kế hoạch và phải có đầy đủ thủ tục
XDCB theo quy định.
c. Quyết toán vốn đầu tư XDCB
Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn
thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tư được quyết toán
là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để
đưa dự án vào khai thác sử dụng. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải
xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ
8
nguồn vốn đầu tư; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, TSCĐ,
TSLĐ; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và
phê duyệt theo quy định.
d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi đầu tư phát triển
Để đảm bảo việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có
hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý chi
tài chính phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ có trách nhiệm
tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân
sách của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự
kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI NSNN
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Quản lý chi NSNN đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế
xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp
đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng
trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm
phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm.
1.3.3. Cơ chế chính sách
1.3.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngủ cán bộ công chức
Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình
độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc
quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ
quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề
ra biện pháp quản lý.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
PHÒNG TC-KH THÀNH PHỐ TAM KỲ
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị vị hành chính, gồm 9 phường
và 04 xã
b. Về phát triển kinh tế
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế
giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng (Giá so sánh năm 2010)
Năm 2012
Nội dung
Giá trị
(%)
Năm 2013
Giá trị
(%)
Năm 2014
Giá trị
Tăng
trƣởng
(%)
BQ (%)
Tổng GTSX
9.149.789 100,0 10.187.706 100,0 11.872.001 100,0
13,94
Ngành Nông –
Lâm – Thủy sản
Giá trị SX CN
326.421 3,4
318.447 3,1
338.178 2,8
1,88
2.302.563 25,2
2.543.781 24,9
2.939.384 24,7
13,02
7.325.478
8.594.439 72,5
14,83
Tổng hàng hóa
bán lẻ và DT 6.520.805 71,4
72
dịch vụ
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ
Theo số liệu ở bảng 2.1 thì tốc độ tăng tổng sản phẩm bình
quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2014 đạt 13,94%. Trong đó, ngành
10
nông - lâm - thủy sản có mức tăng trưởng bình quân hàng năm
1,88%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm tăng 13,02%/năm; ngành hàng hóa bán lẻ và
dịch vụ tăng 14,83%/năm.
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ở Thành phố Tam Kỳ
2.1.3. Cơ chế chính sách và thể chế kinh tê
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu
thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thác các nguồn lực
và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài
chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ
Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố là cơ quan chuyên môn
của UBND thành phố, có chức năng giúp UBND thành phố tổng hợp
về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, là đầu mối phối hợp
giữa các ban ngành trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, thực hiện
nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn thành phố theo
phân cấp quản lý của Nhà nước.
2.1.5. Tình hình thu chi và cân đối chi NSNN
Cân đối ngân sách là một cân đối quan trọng nhất trong nền
kinh tế và là điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế xã
hội. Do vậy, cân đối ngân sách đảm bảo tính vững chắc, tích cực,
hiện thực và trở thành điểm tựa cho các cân đối khác trong nền kinh
tế xã hội của địa phương.
11
Bảng 2.2: Tình hình thu – chi ngân sách tại phòng Tài chính –
kế hoạch thành phố Tam Kỳ (năm 2009 – 2014)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
623.989 734.311 849.357 976.898 1.063.709 1.276.450
A. Tông thu NS trên địa 527.137 612.800 763.684 821.456
775.080 1.085.112
bàn
I. Thu nội địa
675.636
878.327
9.724
19.194
23.033
45.348 34.511
84.605 105.469
64.037
49.472
IV. Các khoản thu để lại 11.675 14.737
12.825 13.056
16.214
29.209
85.673 155.442
288.606
105.071
II. Thu kết dư NS năm
466.476 559.227 657.381 693.207
3.638
4.325
8.873
trước
III. Thu chuyển nguồn
đơn vị chi quản lý qua
ngân sách
B. Thu bổ sung từ NS 96.852 121.511
cấp trên
C. Thu nộp NS cấp trên
Tổng chi
23
338.987 381.117 463.740 612.084
694.550
734.447
I. Tổng chi trong cân đối NS 298.838 330.410 399.052 524.394
592.135
630.348
9.295
18.557
19.653
55.712 78.395
83.835
84.446
II. Chi từ nguồn thu để lại
7.878 11.608
8.976
quản lý qua NS
III. Chi bổ sung NS cấp 32.726 39.099
dưới
IV. Chi nộp NS cấp trên
23
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
12
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN Ở PHÒNG TÀI CHÍNH
– KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ
2.2.1. Tình hình thực hiện và quản lý chi thƣờng xuyên
a. Lập dự toán chi thường xuyên
Lập dự toán chi NS là công việc trước tiên có ý nghĩa quan
trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá
trình quản lý chi NS.
Bảng 2.4. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phòng Tài chính
– kế hoạch năm 2009 – 2014 phân theo cấp ngân sách
ĐVT: Triệu đồng
TT
1
Nội dung chi
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tổng chi NSNN
338.978 381.117 463.740 612.084 694.550 734.447
Chi thƣờng xuyên
104.375 130.051 181.238 216.849 240.176 271.319
Chi trong cân đối
77.076 102.190 134.969 161.884 178.075 188.075
ngân sách
1.1 Chi ngân sách thành
62.089
80.860 98.569 108.417 117.394 120.394
14.987
21.270 36.400
53.467
60.681 67.681
7.456
9.020 10.650
8.797
9.549 10.354
19.834
18.901 35.712
46.168
52.552 72.890
phố
1.2 Chi ngân sách xã,
phường
2
Chi từ nguồn thu để
lại đơn vị quản lý
qua NSNN
3
Chi bổ sung ngân
sách cấp dưới
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Tổng dự toán chi thường xuyên NSNN tại phòng Tài chính –
Kế hoạch giai đoạn 2009 - 2014 là 1.144 tỷ đồng, với tốc độ tăng
13
trưởng bình quân hàng năm 29,1%/năm. Trong đó: Chi cân đối ngân
sách 842,269 tỷ đồng, chiếm 74% trong tổng dự toán chi thường
xuyên và tăng bình quân hàng năm 27,8%/năm; chi từ nguồn thu để
lại đơn vị quản lý qua NSNN 55,826 tỷ đồng, chiếm 4,88% trong
tổng chi thường xuyên, tăng bình quân hàng năm 3,6%/năm; chi bổ
sung ngân sách cấp dưới giai đoạn 2009 - 2014 là 246,057 tỷ đồng,
chiếm 18,32% trong tổng dự toán chi thường xuyên và tăng bình
quân hàng năm 40,2%/năm.
Trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung
ngoài dự toán thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng số 2.5: Tổng hợp tình hình bổ sung ngoài dự toán chi thường
xuyên giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
TT
1
Dự toán chi được
giao đầu năm
2
Bổ sung dự toán
3
Số thực chi NS
4
Tỷ
lệ
%
sung/dự toán
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
130.051 181.238 216.849 240.176 271.319
15.147
17.093
46.825
67.453 187.945
145.198 198.331 263.674 307.629 459.264
bổ
11,65
9,43
21,59
28,09
69,27
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Tam Kỳ
b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
* Phân bổ, giao dự toán:
Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ
hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ
chức chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp
phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và
14
có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi
thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn
một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã
xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ
đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.
* Nhập dự toán chi NSNN vào hệ thống TABMIS
* Thực hiện dự toán chi NSNN
Tổng chi thường xuyên ngân sách thành phố trong giai đoạn từ
năm 2009 - 2014 là 1.491 tỷ đồng, chiếm 46,24% tổng chi ngân sách
địa phương. Các lĩnh vực Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao
tăng chi hợp lý từ đó đã có bước phát triển tích cực; các vấn đề an
sinh xã hội được giải quyết có hiệu quả, an ninh trật tự an toàn xã hội
được giữ vững.
Bảng 2.6. Chi thường xuyên ngân sách phòng Tài chính – kế hoạch
năm 2009 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung chi
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
TT Bình
2009
2010
2011
2012
2013
2014
quân (%)
Tổng chi NSNN
338.978
381.117
463.740
612.084
694.550 734.447
10,23%
Chi thường xuyên
117.049
145.198
198.331
263.674
307.629 459.264
19,66%
13.740
22.927
24.523
35.825
35.789
47.833
24,52%
2.363
2.363
4.499
4.493
4.493
10.083
31,18%
37.974
43.197
64.445
76.706
94.235 155.486
24,37
540
550
450
402
402
1.754
710
100
230
80
230
120
170
170
571
SN kinh tế
Sự
nghiệp
môi
trường
Sự nghiệp giáo dục
Chi đào tạo và đào
tạo lại
Sự nghiệp y tế
Sự nghiệp KH- KT
36,27%
15
Nội dung chi
SN VH-TT
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
TT Bình
2009
2010
2011
2012
2013
2014
quân (%)
1.303
2.635
2.698
2.567
3.199
5.987
31.01%
535
637
573
732
1.789
2.704
36,14%
704
751
909
1.282
1.672
2.972
21,84%
6.774
8.200
9.953
23.138
19.254
48.607
32,30%
Chi QL hành chính, 22.625
26.890
35.439
49.969
63.917 133.384
26,68%
2.920
3.783
5.173
7.837
12.211
18.853
35,61%
668
1.117
2.128
3.533
8.380
30.980
Sự nghiệp thể dục
thể thao
Sự
nghiệp
phát
thanh truyền hình
Chi bảo đảm xã hội
Đảng, đoàn thể
Chi quốc phòng –
an ninh
Chi khác NS
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Theo số liệu ở bảng 2.6 tổng dự toán chi NSNN giai đoạn 2009
- 2014 là 3.225 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
10,23%/năm. Trong đó chi thường xuyên 46,24% tổng dự toán chi
NSNN và tăng bình quân hàng năm 19,66%/năm;
c. Quyết toán chi thường xuyên
Việc lập dự toán chi thường xuyên tại phòng Tài chính – Kế
hoạch chưa sát với thực tế. Giai đoạn 2012 - 2014 quyết toán chi thường
xuyên NSNN tại phòng Tài chính – Kế hoạch là 1.030.567 triệu đồng,
vượt so với dự toán được giao từ đầu năm 302.223 triệu đồng.
d. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn
NSNN là việc làm thường xuyên, nhằm chấn chỉnh định hướng cho
các đơn vị dự toán ngân sách, các cấp ngân sách sử dụng hiệu quả
nguồn vốn được cấp đúng theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo
16
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội tại địa phương, ổn định an ninh quốc phòng và đảm bảo an
sinh xã hội.
2.2.2. Tình hình thực hiện và quản lý chi đầu tƣ phát triển
a. Lập dự toán chi đầu tư phát triển
- Công trình mới phải xác định rõ nguồn vốn, có chủ trương
đầu tư và phải có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 30/10 mới
được ghi kế hoạch vốn. Vốn ưu tiên bố trí đủ cho công tác bồi thường
– GPMB – TĐC, sau đó mới dành cho xây lắp theo qui định.
- Các công trình đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng
nhưng chưa quyết toán vốn đầu tư theo đúng thời gian qui định thì
không được ghi kế hoạch vốn để thanh toán. Đối với vốn chờ quyết toán,
trường hợp các dự án đến hết tháng 6 hàng năm chưa phê duyệt quyết
toán thì số vốn còn lại sẽ phân bổ cho các dự án khác có đủ điều kiện.
b. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng
* Phân bổ, giao dự toán:
Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn
giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12 nhưng chưa bố trí đủ vốn;
trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã quyết toán;
đã ứng trước vốn ngân sách, đã tạm ứng vốn tồn ngân KBNN để
hoàn trả cho ngân sách theo quy định.
Bảng 2.8. Tình hình phân bổ chi đầu tư xây dựng phân theo ngành
kinh tế tại phòng Tài chính – kế hoạch từ năm 2009 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
Ngành
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm 2
2009
2010
2011
2012
2013
014
184.331
270.015
218.389
275.183
47.956
28.926
31.925
30.925
Tổng chi ĐTXD 156.046 151.046
Giáo dục
37.576 34.967
17
Ngành
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm 2
2009
2010
2011
2012
2013
014
Giao thông
38.359 38.942
42.390
44.825
45.912
50.912
Hạ tầng KDC
40.753 37.469
46.950
57.485
38.723
78.571
Thủy lợi
18.580 15.734
6.532
5.837
5.439
5.439
Y tế
1.256
1.549
4.000
3.000
3.500
9.443
Văn hóa xã hội
6.926 10.469
17.836
10.398
12.368
7.368
Qui hoạch
5.298
3.958
2.590
3.000
3.267
7.267
Các ngành khác
7.298
7.958
16.077
3.000
3.267
85.258
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Qua bảng 2.8 ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo
ngành tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng
vốn đầu tư XDCB qua các năm giai đoạn 2009 – 2014 thì năm 2014
có tổng vốn đầu tư cao nhất, đạt 275,183 tỷ đồng. Điều đó cho thấy
nhu cầu XDCB vẫn đang trên đà tăng mạnh và cơ sở hạ tầng của
thành phố vẫn đang hoàn thiện hơn.
Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng Tài chính –
kế hoạch, các ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao trong giai đoạn từ
2009 – 2014 đó là: Giao thông với tổng vốn đầu tư là 200,428 tỷ đồng
chiếm 25,32%; Giáo dục – đào tạo với tổng số vốn là 138,350 tỷ đồng
chiếm 17,48%. Các khu dân cư với tổng vốn đầu tư là 162,083 tỷ đồng
chiếm 20,47%;
c. Quyết toán chi đầu tư xây dựng
Quyết toán vốn đầu tư kịp thời, chính xác sẽ phát huy hiệu quả
vốn đầu tư cho công trình, dự án, hạn chế thấp nhất mức thâm hụt
ngân sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành
phố.
18
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB tại
phòng Tài chính – Kế hoạch
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Dự toán
Thực hiện
% thực hiện/dự
(triệu đồng)
(triệu đồng)
toán
2009
118.490
156.486
132,07
2010
141.712
151.046
106,59
2011
167.207
184.331
112,26
2012
228.156
270.015
118,35
2013
187.863
218.389
116,25
2014
207.786
275.183
132
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Qua bảng 2.9 cho thấy giai đoạn 2009-2014 tổng vốn đầu tư
XDCB thực hiện quyết toán là 1.255,450 triệu đồng so với dự toán
đầu tư XDCB được duyệt là 1.051,214 triệu đồng, đạt 119,42%.
d. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
Từ năm 2009 đến năm 2014, phòng Tài chính – kế hoạch đã
thẩm định phê duyệt quyết toán được 245 công trình, tổng mức đầu
tư 1.085.475 triệu đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt: 986.795
triệu đồng, giảm khi quyết toán: 98.680 triệu đồng. Nhìn công công
tác quyết toán thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định và được kiểm
soát thanh toán qua Kho bạc nhà nước, đảm bảo hồ sơ thủ tục theo
chế độ quy định, tuân thủ dự toán của cấp có thẩm quyền giao, việc
thanh toán các khoản chi phí có chứng từ đầy đủ, theo quy định.
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN
2.4.1. Đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên
a. Những kết quả đạt được
Đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn, nội dung chi,
19
mức chi để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Công tác quản lý chi NS trong thời gian qua tại phòng Tài
chính – Kế hoạch đã đạt được những thành tựu nhất định, đã thực
hiện công khai, dân chủ và minh bạch, tạo điều kiện cho việc điều
hành ngân sách có hiệu quả và phân bổ cơ cấu chi có hiệu quả .
b. Những hạn chế
Những tồn tại, yếu kém trên lĩnh vực quản lý chi thường xuyên
tập trung ở các vấn đề như: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp
hành dự toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên.
- Việc sử dụng dự phòng ngân sách còn sử dụng cho nhiệm vụ
không thật cấp bách, như: mua sắm tài sản, chi thường xuyên.
- Chi ngân sách địa phương hỗ trợ các đơn vị ngoài nhiệm vụ,
không đúng chế độ.
- Công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm
của một số đơn vị còn chưa thực hiện theo qui định.
c. Nguyên nhân của những hạn chế
Trong công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước tại các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp:
Một số đơn vị được thanh tra chưa xây dựng được qui chế chi tiêu
nội bộ theo qui định; Còn một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy
định việc sử dụng tiền, tài sản nhà nước trong việc thưởng, biếu
tặng; Thanh toán công tác phí, hội nghị, điện thoại chưa đúng quy
định; Mua sắm, tài sản, hàng hoá chưa thực hiện việc thẩm định, phê
duyệt giá theo quy định; mua sắm tài sản còn chưa đúng qui định;
2.3.2. Đối với công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng
a. Những kết quả đạt được
Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và
xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu
20
tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thóat trong đầu
tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư,
thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.
b. Những hạn chế trong quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản
Chính sách bố trí vốn đầu tư theo các ngành kinh tế chưa hợp lý,
phân tán, đưa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tư quá lớn, không có
đủ vốn để đảm nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu
xây dựng cơ bản dở dang hằng năm tương đối nhiều mà không phát huy
được hiệu quả của công trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tư.
c. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chất lượng lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách còn
thiếu tính khoa học thực tiễn chưa thực sự gắn với kế hoạch, nhiệm
vụ của mình.
- Quy hoạch kém, cục bộ, không gắn kết với kế hoạch vốn;
- Ý thức chấp hành pháp luật của các Chủ đầu tư, Ban quản lý
chưa cao.
- Về hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chi NSNN ban
hành chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và thống nhất.
- Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản
lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất
cập, hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá
hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.
21
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TỄ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH
HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
a. Mục tiêu tổng quát
b. Mục tiêu cụ thể: Các chỉ tiêu về kinh tế, Các chỉ tiêu về xã
hội, Các chỉ tiêu về môi trường, dự báo các cân đối lớn
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc
Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN tại
phòng Tài chính – Kế hoạch thời gian tới là khắc phục những nhược
điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài
chính theo các chuẩn mực hiện đại công tác quản lý chi NSNN phòng
Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
3.2.1. Hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và
phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách
Thứ hai, thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ thống các
định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị tỉnh và Bộ Tài
chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã lỗi thời không phù hợp với
thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới.
22
Thứ ba, thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với một
số khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT.
Thứ tư, thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham
nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới
luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành
phố ban hành.
Thứ năm, triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của
Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước
3.2.2. Hoàn thiện quản lý chi đầu tƣ phát triển
Một là, chú trọng hơn đến việc phân tích để làm rõ nguyên nhân và
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dẫn đến sai phạm trong từng khâu
của quá trình thực hiện dự án như trách nhiệm của Chủ đầu tư và các nhà
quản lý đầu tư; trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, vật
tư; trách nhiệm của các nhà quản lý tư vấn... qua đó có thể đưa ra những
kiến nghị xử lý một cách triệt để và hiệu quả.
Hai là, ngoài công tác kiểm tra tài chính cần tăng cường kiểm
tra trước đối với các dự án đầu tư, để tập trung phân tích tính đúng
đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để có thể
đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp. Có như vậy mới có thể ngăn
chặn kịp thời thiệt hại ngay trước khi quyết định đầu tư dự án, thi
công công trình, tránh lãng phí nguồn lực.
Ba là, tăng cường công khai kết quả kiểm tra trên các phương
tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh
nghiệm quản lý; giúp các đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc
23
đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực
gây nên.
Bốn là, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, phát triển đội
ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kiến thức và kỹ năng
tương xứng với yêu cầu công việc;
Năm là, thường xuyên tổng kết thực tiễn kết quả kiểm tra dự
án đầu tư xây dựng, phân tích những ưu, nhược điểm trong quá trình
kiểm tra các dự án đầu tư hằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra
chi đầu tư xây dựng.
3.2.3. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ
quản lý
Con người là nhân tố quyết định trong quản lý, công tác quản lý
chi ngân sách có đạt được tốt hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý
của cán bộ. Vì vậy, vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng.
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách
Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan
quản lý có thể kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các đơn vị.
3.2.5. Một số giải pháp khác
a. Tăng cường công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
b. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính
c. Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý
NSNN
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính
3.3.2. Đối với thành ủy, UBND thành phố Tam Kỳ