Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may ngọc nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HỒNG NGỌC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỆT MAY
NGỌC NGA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Mã số ngành: 52340121

11-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HỒNG NGỌC
MSSV: 4118426

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỆT MAY
NGỌC NGA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh Doanh Thương Mại
Mã số ngành: 52340121



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THẠCH KEO SA RÁTE

11-2014


LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại Học Cần Thơ,
được sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học
Cần Thơ nói chung, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh nói riêng đã giúp tôi có được những kiến thức quý báu. Với những kiến
thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực
tập tại Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga, tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến:
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế và Quản Trị Kinh Doanh, đã truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến
thức chuyên môn vô cùng quý giá cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn luận
văn, thầy Thạch Keo Sa Ráte đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong việc thực hiện bài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các cô,
chú, anh, chị trong Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga đã tạo điều kiện cho tôi
thực tập, giúp tôi có điều kiện hoàn thành luận văn của mình.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn, nên bài
luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý
thầy cô để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô, cùng các quý cô, chú, anh, chị tại
Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga dồi dào sức khỏe và thành công trong

công việc cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày …… tháng ..… năm 2014.
Người thực hiện

Nguyễn Hồng Ngọc

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014.
Người thực hiện

Nguyễn Hồng Ngọc

ii


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.1 Phạm vi về không gian ...............................................................................3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................4
2.1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................4
2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh ................................4
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ................................................7
2.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................10
2.2.2 Phương pháp phân tích.............................................................................10
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT
MAY NGỌC NGA ...................................................................................................14
3.1 Lịch sử hình thành ....................................................................................14
3.2 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................15
3.2.1 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................15
3.2.2 Nguồn nhân lực ........................................................................................16
3.2.3 Hệ thống máy móc, thiết bị ......................................................................17
3.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................17
3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................18
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ..........................................18
3.5.1 Thuận lợi ..................................................................................................18

iii


3.5.2 Khó khăn ..................................................................................................19
3.5.3 Định hướng phát triển ..............................................................................19
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH, NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
DỆT MAY NGỌC NGA ..........................................................................................20

4.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3
năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................20
4.1.1 Doanh thu .................................................................................................20
4.1.2 Chi phí ......................................................................................................21
4.1.3 Lợi nhuận .................................................................................................21
4.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Dệt may Ngọc Nga....................................................................................................22
4.2.1 Phân tích doanh thu ..................................................................................22
4.2.2 Phân tích chi phí .......................................................................................31
4.2.3 Phân tích lợi nhuận...................................................................................38
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dệt
may Ngọc Nga...........................................................................................................47
4.3.1 Nhóm tỷ số thanh toán và nợ ...................................................................47
4.3.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động ...............................................................52
4.3.3 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời ..................................................................56
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY NGỌC NGA ....................60
5.1 Cơ sở đưa ra giải pháp .............................................................................60
5.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh .......................................60
5.2.1 Giải pháp nâng cao doanh thu ..................................................................60
5.2.2 Giải pháp nhằm giảm chi phí ...................................................................61
5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ...............................................62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................63
6.1 Kết luận ......................................................................................................63
6.2 Kiến nghị ....................................................................................................64
6.2.1 Đối với nhà nước ....................................................................................64
iv


6.2.2 Đối với công ty ........................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................66
PHỤ LỤC .........................................................................................................67

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Hệ thống máy móc, thiết bị của công ty ............................................17
Bảng 4.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ..................................................20
Bảng 4.2 Doanh thu từ bán hàng và gia công hàng hóa năm 2011,
2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014....................................................................23
Bảng 4.3 Cơ cấu doanh thu theo thành phần năm 2011, 2012,
2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ..............................................................................23
Bảng 4.4 Phân tích doanh thu theo sản phẩm năm 2011, 2012,
2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ..............................................................................27
Bảng 4.5 Phân tích biến động chi phí năm năm 2011, 2012, 2013,
6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ........................................................................................32
Bảng 4.6 Cơ cấu chi phí của công ty năm 2011, 2012, 2013, 6
tháng 2013, 6 tháng 2014 ...........................................................................................32
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2011,
2012, 2013 .................................................................................................................34
Bảng 4.8 Các thành phần lợi nhuận của công ty năm 2011, 2012,
2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ..............................................................................39
Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty năm
2011, 2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014..........................................................42
Bảng 4.10 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 ............................43
Bảng 4.11 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2013 ............................44
Bảng 4.12 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm
2014 ...........................................................................................................................46

Bảng 4.13 Các tỷ số thanh toán và nợ của công ty năm 2011,
2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014....................................................................47
Bảng 4.14 Các tỷ số nhóm hiệu quả hoạt động của công ty năm
2011, 2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014..........................................................52
Bảng 4.15 Các tỷ số nhóm khả năng sinh lời năm 2011, 2012,
2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 ..............................................................................56

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ............................................................15

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH&CCDV

:

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CPBH

:

Chi phí bán hàng

CPQL


:

Chi phí quản lý

CPTC

:

Chi phí tài chính

DN

:

Doanh nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính

GCHH :

Gia công hàng hóa

GV

:


HĐKD :

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

:

Hoạt động tài chính

KHTSCĐ

:

Khấu hao tài sản cố định

LN

:

Lợi nhuận

NV

:

Nguồn vốn

PTKH


:

Phải thu khách hàng

PTNB

:

Phải trả người bán

QĐ-BTC

:

Quyết định-Bộ Tài Chính

QLDN :

Quản lý doanh nghiệp

ROA

:

Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân

ROE

:


Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

ROS

:

Hệ số lãi ròng

STT

:

Số thứ tự

TDT

:

Tổng doanh thu

TNHH :

Trách nhiệm hữu hạn

TRĐ

:

Triệu đồng


TS

:

Tài sản

VCSH

:

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

:

Việt Nam đồng

Giá vốn

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội đồng thời
cũng là ngành hàng công nghiệp mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam. Từ

nhiều năm qua, sản phẩm dệt may của Việt Nam không ngừng phát triển về số
lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng phát triển
chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo Hiệp
hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2013, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất
khẩu 20,4 tỷ USD, tăng hơn 18% so với năm 2012 và lần đầu tiên vượt
ngưỡng 20 tỷ USD). Theo đó trong ngành dệt may, may mặc là ngành có
nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh lớn trên trường quốc tế và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng ngành dệt may. Sự phát triển của ngành dệt may
Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ, đến thời điểm hiện
tại dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, là một ngành chủ lực
trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở nước ta với kim ngạch xuất khẩu tăng
hàng năm, thu hút lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cả trong nước và xuất khẩu.
Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), trong năm
2013, Việt Nam có 5.982 công ty dệt may, trong đó công ty may chiếm tỷ
trọng lớn (70%), còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%)
và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%) (theo báo cáo ngành Dệt may Việt Nam,
2014, trang 4). Với thị trường không lớn, lại có nhiều công ty may lớn nhỏ,
chưa kể đến trên thị trường may mặc Việt Nam hiện còn có rất nhiều hàng
ngoại nhập với giá cả hấp dẫn, mẫu mã đa dạng thu hút người tiêu dùng dẫn
đến việc cạnh tranh là vấn đề khó tránh khỏi đối với Công ty TNHH Dệt may
Ngọc Nga. Theo đó, lợi nhuận của công ty luôn có sự tăng giảm không ổn
định qua các năm, nếu như năm 2011 lợi nhuận của công ty là 5.058,48 triệu
đồng thì sang năm 2012 có sự tăng nhẹ lên 6.309,30 triệu đồng nguyên nhân là
do chi phí giá vốn năm 2012 giảm mạnh, đến năm 2013 chi phí giá vốn hàng
bán tăng cao khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 4.654,70 triệu đồng,
giảm xuống mức thấp kỷ lục trong ba năm và thấp hơn cả năm 2011, 6 tháng
đầu năm 2014 do công ty mở rộng thêm chi nhánh bán hàng tại Thành phố Cà
Mau nên lợi nhuận của công ty có sự chuyển biến mạnh và đạt 3.160,45 triệu

đồng, tăng 1.334,10 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Cạnh tranh ngày
1


càng gay gắt là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của công ty có sự tăng giảm
không ổn định qua các năm, vì thế để Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga có
thể tồn tại và phát triển lâu dài, có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ buộc
doanh nghiệp phải am hiểu thị trường, nắm bắt được thông tin kịp thời, thường
xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh
doanh, cũng như đánh giá tình hình tiêu thụ và sử dụng các yếu tố sản xuất
nhằm tìm ra các mặt mạnh để phát huy, những mặt yếu kém để khắc phục. Do
đó, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, thông qua phân tích hoạt động
kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như
nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó có các
giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất, bên
cạnh đó phân tích hoạt động kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
mình để có thể đưa ra các mục tiêu đúng đắn và chiến lược kinh doanh hiệu
quả, đây là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có
thể xảy ra, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý,
nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp (Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2010, trang 1). Nhận
thức được tầm quan trọng từ việc phân tích kết quả kinh doanh nên tôi chọn đề
tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt may
Ngọc Nga” để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba

năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, trên cơ sở đó đề ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian tới.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga
thông qua chi nhánh của công ty tại Thành phố Cần Thơ. Các số liệu và thông
tin liên quan được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng kế toán của doanh
nghiệp.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được viết trong thời gian thực tập từ ngày 11/08/2014 đến ngày
17/11/2014 và tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt may
Ngọc Nga qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

3



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trịnh
Văn Sơn, 2005, trang 4)
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền
kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả kinh doanh không những
cho biết trình độ sản xuất mà còn giúp tìm ra các biện pháp tăng kết quả và
giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh doanh
càng cao doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư
nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại.
Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá
tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình
hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình.
Doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng; doanh thu từ hoạt động kinh
doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác (Trương
Thị Thủy và Thái Bá Công, 2009, trang 371 – trang 373).
 Doanh thu bán hàng: là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao
vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số

thực hiện hàng tiêu thụ trong kỳ.
 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng
hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận ( không phân biệt
đã thu hay chưa thu tiền).
4


 Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản phải thu từ các hoạt động
liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho
vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán.
 Thu nhập khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường
xuyên như thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về từ nợ khó đòi,
các khoản nợ phải trả không xác định chủ.
Công thức tính doanh thu cơ bản:
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán

(2.1)

2.1.2.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại,
dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, doanh thu và lợi
nhuận. (Trương Thị Thủy và Thái Bá Công, 2009, trang 375)
Phân loại chi phí:
 Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ sản xuất.
 Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng,

chi phí vật liệu bao bì.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của
toàn danh nghiệp gồm các chi phí như: chi phí nhân viên bộ phận quản lý
doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng.
 Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ
phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát
sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh
khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá.
 Chi phí khác: chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện
riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: chi phí
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị
phạt thuế.
2.1.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ vốn hàng bán,

5


chi phí hoạt động của các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo
quy định của pháp luật. (Nguyễn Tấn Bình, 2011, trang 101)
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

(2.2)

Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ
phận cấu thành sau đây:
 Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu
được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu
và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: là lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tích chất không
thường xuyên hay nói các khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt
động khác của doanh nghiệp.
2.1.2.4 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát
sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản
ánh một hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định,
đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính
nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
để ra các quyết định phù hợp.
Hệ thống báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp ban hành theo quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.

Mẫu số B 01-DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Mẫu số B 02-DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mẫu số B 03-DN


+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Mẫu số B 09-DN

 Bảng cân đối kế toán: là bảng báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái
quát toàn bộ tài sản và nguồn vốn tương ứng với tài sản đó tại một thời điểm
nhất định. Đây là văn bản thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh
nghiệp trình lên ngân hàng, đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối
tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp. Cơ cấu gồm hai phần luôn
bằng nhau: tài sản = nguồn vốn
6


 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ): là bảng báo cáo tài
chính tổng quát cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời
kỳ nhất định, nó phản ánh kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của Doanh nghiệp về thuế và
các khoản phải nộp khác, tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được
hoàn lại, được miễn giảm.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền mặt): là một loại báo cáo
tài chính được lập ra để trả lời các câu hỏi liên quan đến luồng tiền ra vào
trong doanh nghiệp ở một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm).
 Thuyết minh các báo cáo tài chính: được lập để cung cấp thêm các thông
tin về tình hình tài chính hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính
doanh nghiệp chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, trình bày khái quát
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung chế độ kế toán doanh nghiệp
lựa chọn áp dụng, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo
cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng cụ thể.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.1.3.1 Nhóm tỷ số thanh toán và nợ

Tỷ số thanh toán hiện hành: thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn
và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì
doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của
doanh nghiệp khả quan.
Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán
hiện hành

=

(2.3)

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh: thể hiện mối quan hệ giữa tiền mặt và các
khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Được coi là tương đương
tiền khi là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt
như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu.
Tỷ số thanh toán
nhanh

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
=

(2.4)

Nợ ngắn hạn


Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của
doanh nghiệp khả quan. Nhưng nếu cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền
quá nhiều giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: là một tỷ số tài chính đo lường năng lực
sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần
7


trăm vốn tự có của doanh nghiệp là từ đi vay, qua đây biết được khả năng tự
chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn
(2.5)
=
Tổng vốn chủ sở hữu
chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên tài sản tự có: là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử
dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần
trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay, qua đây biết được khả năng tự chủ
tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản
tự có

Tổng nợ
=

(2.6)

Tổng tài sản tự có


2.1.3.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân: cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để
một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Nếu vòng quay các khoản
phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc
quản lý công nợ ở một công ty.
Kỳ thu tiền
bình quân

Với:

=

Phải thu khách hàng bình quân * 365 (ngày)

(2.7)

Doanh thu thuần

Phải thu khách
hàng bình quân

PTKH đầu kỳ + PTKH cuối kỳ
=

2

Số vòng quay hàng tồn kho: cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng
tồn kho được lưu giữ.
Sự tăng lên của vòng quay hàng tồn kho qua các năm cho thấy sự chậm
đi trong công việc kinh doanh hoặc là sự tích trữ hàng tồn kho ở một công ty,

điều đó cũng có thể được hiểu rằng đầu tư vào hàng tồn kho đang trên mức
cần thiết.
Số vòng quay
hàng tồn kho

Hàng tồn kho bình quân * 365 (ngày)
=

(2.8)

Giá vốn hàng bán

Kỳ thanh toán bình quân: cho thấy khoảng thời gian trung bình của một
công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp.
Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân qua các năm là dấu hiệu của
việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu

8


kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng
hạn mức thấu chi tại ngân hàng.
Phải trả người bán bình quân * 365 (ngày)

Kỳ thanh toán
=
tiền bình quân

Doanh thu thuần
PTNB đầu kỳ + PTNB cuối kỳ


Phải trả người =
bán bình quân

Với:

(2.9)

2

2.1.3.3 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Hệ số lãi ròng (ROS)
- Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế
-

Hệ số lãi ròng còn gọi là suất sinh lời của doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng
ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng

ROS =

* 100%

(2.10)

Tổng doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA): cho biết khả

năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trên một đồng tài sản đã bỏ ra. Chỉ
tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và
hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
ROA
Với:

=

* 100%

(2.11)

Tổng tài sản bình quân
TS đầu kỳ + TS cuối kỳ

Tổng tài sản
bình quân

=

2

Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết khả năng
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trên một đồng vốn đã bỏ ra.
Lợi nhuận sau thuế
ROE

Với:


=

* 100%

Tổng VCSH bình quân

Tổng VCSH
bình quân

NV đầu kỳ + NV cuối kỳ
=

2
9

(2.12)


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo kết quả hoạt động kinh doanh và
bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 của
công ty. Bên cạnh đó, đề tài có sử dụng số liệu từ sách, báo, internet để phục
vụ cho nghiên cứu và dẫn chứng.
2.2.2 Phương pháp phân tích
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
 Tiêu chuẩn so sánh
- Tài liệu kỳ trước (năm trước) để đánh giá xu hướng biến động
- Các mục tiêu đã dự kiến (tài liệu kế hoạch, định mức) để đánh giá khả
năng hoàn thành nhiệm vụ đề ra

- Các chỉ tiêu trung bình, thông số thị trường,… để khẳng định vị thế của
doanh nghiệp
 Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu được so sánh phải:
-

Thống nhất về phương pháp tính toán

- Thống nhất về đơn vị đo lường
-

Đồng nhất về nội dung kinh tế, thời gian, không gian.

- Phải quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh
 Kỹ thuật so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô
của các hiện tượng kinh tế.
y = y1 – y0
Trong đó:

(2.13)

y0: Chỉ tiêu năm trước (kỳ trước)
y1: Chỉ tiêu năm sau (kỳ sau)
y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

10



So sánh bằng số tương đối
Số tương đối động thái: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ
phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
y

=

y1

(2.14)

* 100%

y0
Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước (kỳ trước)
y1: Chỉ tiêu năm sau (kỳ phân tích)
y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Số tương đối kết cấu: Thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
Số tương đối kết cấu

=

Trị số của một bộ phận

* 100%


(2.15)

Trị số của tổng thể
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác
trong mỗi lần thay thế.
Giả sử có ba nhân tố ảnh hưởng là a, b, c điều có quan hệ tích số với chỉ
tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất
theo phương pháp đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:
Q = a.b.c
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0
Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc.
Q = a1 b1 c1 – a0.b0.c0
Lần lượt thay thế các nhân tố kì phân tích vào kì gốc
Thế lần 1 (cho nhân tố a): a1.b0.c0
Thế lần 2 (cho nhân tố b): a1.b1.c0
Thế lần 3 (cho nhân tố c): a1.b1.c1
11


Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:
 Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = a
 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 – a1.b0.c0 = b
 Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 – a1.b1.c0 = c
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố a + b + c = Q

và từ đó đưa ra nhận xét
 Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn
Ưu điểm: là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp
xác định nhân tố ảnh hưởng khác, có thể xác định được các nhân tố có quan hệ
với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số phần trăm (%).
Nhược điểm: khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác
không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi.
2.2.2.3 Phương pháp số chênh lệch
Là phương pháp tuân thủ đầy đủ các bước thay thế liên hoàn, chỉ khác ở
chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác
định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0).b0.c0
Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1-b0).c0
Ảnh hưởng của nhân tố c: =a1.b1.(c1-c0)
Lưu ý: Cả hai phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch đều ưu
tiên xếp nhân tố lượng trước, chất lượng xếp sau.
2.2.2.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Ta có công thức tính lợi nhuận:
LN = TDT – GV – CPBH – CPQL – CPTC
Trong đó: LN là lợi nhuận.
TDT là tổng doanh thu
GV là giá vốn
CPBH là chi phí bán hàng
CPQL là chi phí quản lý
12


CPTC là chi phí tài chính
Nếu gọi: LN0 là lợi nhuận năm trước

LN1 là lợi nhuận năm sau
Ta có: LN0 = TDT0 – GV0 – CPBH0 – CPQL0 – CPTC0
LN1 = TDT1 – GV1 – CPBH1 – CPQL1 – CPTC1
Đối tượng phân tích: LN = LN1 - LN0
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố doanh thu
TDT = TDT1 – TDT0
- Nhân tố giá vốn
GV = GV1 – GV0
- Nhân tố chi phí bán hàng
CPBH = CPBH1 – CPBH0
- Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp
CPQL = CPQL1 – CPQL0
- Nhân tố chi phí tài chính
CPQL = CPTC1 – CPTC0
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
TDT – GV – CPBH – CPQL – CPTC = LN

13


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT MAY
NGỌC NGA
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, gia công và phân phối các sản phẩm may mặc, là một công ty có tư
cách pháp nhân hạch toán độc lập có con dấu riêng, có tài khoản mở tại các
ngân hàng. Mọi hoạt động, tổ chức, quản lý, điều hành của công ty đều theo
quy định của Luật Doanh nghiệp.

Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga đi vào hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số 0600452713, đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 07 năm 2008 do Sở Kế
Hoạch và Đầu Tư thành phố Nam Định cấp. Tiền thân của công ty là một
doanh nghiệp may tư nhân có quy mô vừa phải hoạt động từ năm 2002, đến
năm 2008 chính thức đổi thành Công ty TNHH Dệt May Ngọc Nga và đi vào
hoạt động với nhiều kinh nghiệm trong ngành dệt may của ban lãnh đạo công
ty.
Tên đầy đủ của công ty: Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga
Tên tiếng anh: Ngọc Nga Company Limited
Đại diện là Ông: Nguyễn Văn Cường – Chức vụ: Giám đốc
Trụ sở chính: Thôn Đồng Cách – Xã Yên Khang – Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam
Định
Mã số thuế: 0600452713
Điện thoại: (0350) 3 826 382
Fax: (0350) 3 969 619
Địa chỉ e-mail:
Địa chỉ các chi nhánh công ty:
 Chi nhánh tại Cần Thơ
- Địa chỉ: 27 Mậu Thân, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành
Phố Cần Thơ
- Điện thoại: (0710) 3 734 427
 Chi nhánh tại Bạc Liêu
- Địa chỉ: 6/5 Đại Lộ Trần Phú, Thành Phố Bạc Liêu

14


- Điện thoại: 0918 414 037
 Chi nhánh tại Cà Mau 1
- Địa chỉ: 185 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành Phố Cà Mau

- Điện thoại: 0967 957 066
 Chi nhánh tại Cà Mau 2
- Địa chỉ: 12 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Thành Phố Cà Mau
- Điện thoại: 0915 610 828
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Dệt may Ngọc Nga tổ chức hoạt động kinh doanh và
hạch toán độc lập theo ngành nghề đã đăng ký, tự chịu trách nhiệm và chủ
động về toàn bộ hoạt động của mình.

PHÒNG GIÁM
ĐỐC

BỘ PHẬN KINH
DOANH

BỘ PHẬN KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN SẢN
XUẤT

Nguồn: Công ty TNHH Dệt May Ngọc Nga

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng của bộ máy quản lý
 Giám đốc
- Đại diện pháp nhân và là người lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu tổ chức
tại công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng điều lệ, chính sách
mục tiêu, quy chế của công ty và tuân thủ các quy định pháp luật.

- Phân công tác cho các phòng ban, hoạch định các mục tiêu từng thời kỳ
để thực hiện các kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Tổ chức theo dõi và đo lường hiệu quả các quá trình trong toàn hệ thống
của công ty.
15


×