Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

phân tích về đầu tư cuả World bank ở Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.09 KB, 19 trang )

WORLD BANK
Dàn bài
I. Giới thiệu chung về ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA
Khái niệm
Xuất xứ của ODA
Đặc điểm của ODA
Vai trò của ODA
1.

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

2. Khái quát về ODA của Ngân hàng thế giới
1.1.
1.2.

Năm định chế của Ngân hàng Thế giới
Chức năng, nhiệm vụ

II.Thực trạng thu hút vốn ODA của WB tại Việt Nam
1.
2.

Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam
Tổng vốn và giải ngân ODA của WB tại Việt Nam
III. Một số hoạt động của WB tại Việt Nam.
1.


Hoạt động tài trợ
1.1. Ngân hàng thế giới và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở

Việt Nam
1.2. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật
1. Quỹ xã hội dân sự
Page 1 of 19


IV. Kiến nghị, đề xuất để nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa WB và Việt
Nam

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ODA
1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA
1.1. Khái niệm
ODA là viết tắt của cụm từ Oficial Development Assistance (hỗ trợ phát
triển chính thức) và là hình thức đầu tư nước ngoài.
Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay
không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài,đôi khi còn goi là viện trợ
Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư
Gọi là chính thức vì nó thường cho nhà nước vay
1.2. Xuất xứ của ODA
Đại chiến thê giới thứ II kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho chiến
tranh lạnh giữa phe XHCN và TBCN, mà đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Hai cường
quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống
đồng minh của mình.
Đối với Mỹ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng
giàu có nhờ chiến tranh. Năm 1945, GNP của Mỹ là 213,5 tỷ USD, bằng 40%
tổng sản phẩm toàn thế giới. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Mỹ lại

chịu tác động nặng nề của chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này
khiến Mỹ lo ngại trước sự mở rộng của phe XNCH. Để ngăn chặn sự phát triển
đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục nền
kinh tế. Năm 1947, Mỹ triển khai kế hoạch Marshall, viện trợ ồ ạt cho các nước

Page 2 of 19


Tây Âu. Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng
cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe XHCN
Viện trợ của Mỹ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước
XHCN được gọi là các khoản ODA đầu tiên.
1.3. Đặc điểm của ODA.
Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:
Một là: Được tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính
thức cung cấp .Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là chính
phủ, các tổ chức liên chính phủhoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng
cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng ODA bao gồm : xóa đói,
giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng, kinh tế kĩ thuật
như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như
giáo dục, y tế,bảo vệ môi trường; các vấn đè xã hội như tạo việc làm, phòng
chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp
,tăng cường năng lượng của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế,…
Ba là: Thành tố hỗ trợ phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ còn được
gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính ưu đãi của ODA so với
các khoản vay thương mại tho điều kiện thị trường .Thành tố hỗ trợ càng cao,
càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp
các yếu tố lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian cho vay số lần trả nợ trong năm và

tỷ lệ chiết khấu
1.4. Vai trò của ODA
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn lực quan trọng giúp các nước
đang phát triển thực hiện phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của ODA thể hiện qua
các yếu tố cơ bản như:
- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu
tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Vốn ODA với đặc tính
ưu việt là thời hạn chi vay dài, thường là 10-30 năm, lãi suất thấp từ 0.25% đến
Page 3 of 19


2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy, Chính phủ
các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thủy lợi và các hạ tầng xã hội
như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo
nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nên kinh tế
của các nước nghèo.
- ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ
môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu
tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho
việc dạy và học của các nước đang phát triển.
- ODA giúp các nước xóa đói giảm nghèo. Xóa đói nghèo là một trong
những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành
phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo
của ODA.
- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán
quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào
tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế
của các quốc gia này. ODA, đặc biệt là các khoản tài trợ của IMF có chức năng

làm lành mạnh hóa cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng
bản tệ.
- ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho
đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý tốt, ODA đóng vai trò như
nam châm “hút” đầu tư tư nhân, giúp tăng cường năng lực và thể chế thông qua
các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành
chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Page 4 of 19


Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối vơi
các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng một cách hiệu quả như làm
gia tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ.
2. Khái quát về ODA của Ngân hàng thế giới
Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG)
là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển
kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao
động ở các nước này.

-

2.1. Năm định chế của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IRBD), tổ chức tiền thân của Ngân
hàng thế giới hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở các nước thu nhập trung
bình và thu nhập thấp có khả năng trả nợ bằng cách thúc đẩy phát triển thông
qua hình thức cho vay vốn, bảo lãnh vay và cung cấp dịch vụ tư vấn, phân tích…
Số liệu: Thành lập năm 1945, có 184 thành viên, tổng dư nợ 394 tỉ đô la,

-


và năm tài khóa 2004 cho vay 11 tỷ USD chho 87 dự án mới tại 33 nước.
Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) hỗ trợ các chương trình xóa đói giảm nghèo của
các nước nghèo nhất thế giới thông qua hình thức cấp tín dụng không tính lãi
hoặc viện trợ.
Số liệu: thành lập năm 1960, gồm 165 thành viên, đồng vốn góp lũy kế

-

151 tỷ USD, năm 2004 cam kết 9 tỷ USD cho 158 dự án tại 62 nước
Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu
tư tư nhân ở các nước nghèo.
Số liệu: gồm 176 thành viên và số vốn đóng góp 23.5 tỷ USD. Năm tài
chính 2004 IFC cam kết tài trợ 217 dự án ở 65 nước với số vốn 4,8 tỷ USD.

-

Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966
như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu

-

tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc
đẩy FDI vào các nước đang phát triển.

Page 5 of 19


2.2. Chức năng, nhiệm vụ.

-

Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên
vay lại.Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty
không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có
thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các
khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính
phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305
USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản
vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.
Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3
tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và
giao thông vận tải.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ
giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông
thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp
liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ
thuật.
Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người,
IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính
sách ở các nước đang phát triển.
Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của
IBRD và IDA.
IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị
trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một
Page 6 of 19



sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ
đầu tư vào dự án.
MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi
thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các
nước đang phát triển
-

Trong bản Tuyên bố về sứ mệnh, nhóm Ngân hàng thế giới khẳng định “ Mơ ước
của chúng ta là một thế giới không có nghèo đói, chống đói nghèo với niềm say
mê và trình độ chuyên môn để đạt được kết quả lâu dài…”

II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WB TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng thu hút vốn ODA ở Việt Nam

Page 7 of 19


Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt
động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế,
xã hội của Việt Nam.
Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến
2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn
vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt
6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD,
chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA kí kết .
9 tháng năm 2014, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt 3,519 tỷ
USD (trong đó, vốn vay là 3,459 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 60 triệu USD),
bằng 76% so với cùng năm ngoái. Tuy nhiên, tổng giá trị giải ngân chín tháng
năm nay lại cao hơn 10% so với mức giải ngân của cùng kỳ năm ngoái, ước đạt

4,105 tỷ USD.
Tốc độ giải ngân đạt được kết quả trên là do tác động của một số biện
pháp tăng cường công tác vận động, giải ngân và phòng chống tiêu cực các
chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi. Trong đó, một số chương trình, dự
án có giá trị vốn vay ODA lớn, được ký kết như Chương trình hỗ trợ quản lý kinh
tế và nâng cao khả năng cạnh tranh (EMCC 2) trị giá 147,60 triệu USD do Nhật
Bản tài trợ; Dự án xây dựng nhà máy điện Thái Bình 1 và đường dây truyền tải
trị giá 358,11 triệu USD do Nhật Bản tài trợ; Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt
Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tổng giá trị là 251,7 triệu USD...
Trong năm 2015, các cân đối vốn đầu tư phát triển được Chính phủ đề ra
đó là: Dự kiến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2015 khoảng
1.345 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 30% GDP.
Trong đó, dự kiến huy động các nguồn vốn như sau: Nguồn vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước khoảng 195 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn
Page 8 of 19


đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 85 nghìn tỷ đồng; Nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 60 nghìn tỷ đồng; Nguồn vốn từ
khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 135 nghìn tỷ đồng; Nguồn đầu tư của
dân cư và doanh nghiệp tư nhân khoảng 565 nghìn tỷ đồng, chiếm 42% tổng
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến khoảng 275 nghìn
tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Và các nguồn vốn
khác dự kiến khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội.

Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai
đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD.
Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD.

WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ
USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn
ODA cam kết.

2. Tổng vốn và giải ngân ODA của WB tại Việt Nam

Page 9 of 19


Nhờ những thành tựu phát triển và cải cách, Việt Nam đang từng bước
trở thành nước nhận vốn vay/viện trợ lớn nhất của WB. Nguồn vốn IDA cho Việt
Nam liên tục tăng, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh
Bảng : Vốn ODA cung cấp từ Ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm
1993-2011
N
ăm

2
003

V
ốn
(tỷ
USD
)

2
004

1

,772

2
005

1
,846

2
006

1
,913

2
007

1
,844

2
008

2
,511

2
009

2

,552

2
010

3
,732

2
011

2
,940

2
,348

Trong số các nhà tài trợ can dự vào Việt Nam, WB có vai trò hàng đầu về
mặt tài chính. Năm 2009, Ngân hàng đã tài trợ đóng góp ODA nhiều nhất, hơn
cả Nhật hay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Tính đến năm 2011, tại Việt Nam WB đang triển khai 53 chương trình dự
án( bao gồm 46 dự án vốn vay, 7 dự án viện trợ không hoàn lại từ quỹ GEF ,
CFC và quỹ tín thác với tổng giá trị khoảng 6,443 tỷ USD. Trong đó có khoảng
4,257 tỷ USD chưa giải ngân (chiếm 66% tổng vốn cam kết). Cụ thể phân bổ
theo các lĩnh vực như sau : năng lượng 22%, phát triển đô thị 22%, giao thông
20%, phát triển nông nghiệp và nông thôn 14%, giáo dục 6%, y tế 6%, cải cách
chính sách công 6%, công nghệ thông tin 1% và các lĩnh vực khác khoảng 2%.
Nhìn chung tình hình giải ngân các dự án vay vốn ODA của WB tại Việt Nam vẫn
còn thấp so với trung bình của khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn vay
của Việt Nam được WB đánh giá cao, tỷ lệ dự án gặp vấn đề thấp hơn so với

khu vực .
Bảng : Tóm tắt giải ngân theo cơ quan chủ quản dự án

Page 10 of 19


S
TT
1

0

1

2


quan chủ
quản

Vốn
cam kết
(triệu đồng)

Bộ

công
8
thương(EV
N)

2
Bộ
giao thông
vận tải
3
Bộ
nông
nghiệp và
phát triển
nông thôn
4
Bộ
giáo dục và
đào tạo
5
Bộ
Y tế
6
Bộ
tài chính
7
Ngâ
n hàng nhà
nước Việt
Nam
8
Bộ
KH và ĐT
9
Bộ

xây dựng
1
Bộ
Tài nguyên

Môi
trường
1
Bộ
thông tin và
truyền
thông
1
UB
ND Tp. Hồ
Chí Minh

Tổng
giải ngân (triệu
đồng)

Tỷ lệ
giải ngân (%)

Tỷ
trọng vốn dự
án/ tổng danh
mục (%)
22


1408,

686,4

48,72

875,9

398,6

45,51

14

623,5

249,34

47,2

10

416,8

45,3

10,86

7


415,9

106,2

25,52

6

409,3

51,5

12,59

6

365,0

158,6

43,46

6

250,0

13,8

5,51


4

112,6

35,5

31,52

2

83,3

11,9

14,31

1

87,7

15,8

18,4

1

306,3

202,6


66,13

5

Page 11 of 19


1
3
4
5
6

UN
D Tp. Hải
Phòng
1
UB
ND Tp. Hà
Nội
1
UB
ND Tp. Đà
Nẵng
1
UB
ND các tỉnh
/
thành
phố*


147,9

0,0

0,00

3

165,0

14,9

9,05

3

152,4

15,8

10,34

2

577,9

151,2

26,17


9

(Bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng với vai trò
là địa phương tham gia)



Giải ngân nửa đầu năm tài chính 2011 theo cách tính của WB (tính từ đầu tháng
7 hàng năm) nhìn chung thấp hơn cùng kì năm ngoái. Tới tháng 3 năm 2011,
giải ngân được 497 triệu USD (11,5% tổng vốn chưa giải ngân đầu kì ) so với
564 triệu USD (14,9%) so với giải ngân năm 2010 và thấp hơn bình quân khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương
Mức độ giải ngân các dự án ODA sử dụng nguồn vốn WB của Việt Nam
vào khoảng 12%, so với mức trung bình là 22%.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA WB TẠI VIỆT NAM.
1. Hoạt động tài trợ.
Tính đến thời điểm 12/9/2014 danh mục dự ántài của Ngân hàng Thế
giới tại Việt Nam bao gồm 47 hoạt động IDA và 6 dự án thuộc quỹ tín thác, với
tổng cam kết là 8,537 tỉ USD. Các khoản tín dụng này tập trung vào lĩnh vực cơ
sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng
lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y

Page 12 of 19


tế và dịch vụ xã hội, và môi trường.Hiện nay, Việt Nam là nước vay IDA lớn nhất
với 142 khoản vay tín dụng.

Năm 2009, Việt Nam nhận được khoản vay đầu tiên từ IBRD, đơn vị trực

thuộc Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho các nước thu nhập trung bình
và các quốc gia nghèo có uy tín tín dụng, để hỗ trợ một chương trình cải cách
đầu tư công. Khoản vay này đánh dấu một bước tiến gần hơn của Việt Nam trở
thành nước thu nhập trung bình thấp trong năm tiếp theo.
Một số hoạt động của Ngân hàng thế giới ở Việt Nam:
1.1. Ngân hàng thế giới và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo chỉ trong thời gian rất ngắn (từ khoảng 58% năm 1992 xuống
còn 14,5% năm 2008) là nhờ năng lực đánh giá và theo dõi đói nghèo cũng như
năng lực chuẩn bị cho các can thiệp chính sách giải quyết đói nghèo của Chính
phủ Việt Nam đã được tăng cường. Theo Oxfam International, trung bình mỗi
ngày ở Việt Nam có khoảng 6.000 người thoát khỏi đói nghèo trong vòng 16 năm
qua. Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam cùng làm việc với
các Chính phủ khác để tiến hành phân tích và nghiên cứu và sau đó thiết kế và
đề xuất các biện pháp can thiệp bằng chính sách. Các phương diện nhận được
hỗ trợ là theo dõi đói nghèo, phân tích đói nghèo, lên kế hoạch xóa đói giảm
nghèo chiến lược, hợp tác trong chính sách xóa đói giảm nghèo và hợp tác đầu
tư xóa đói giảm nghèo. Kèm theo việc xây dựng năng lực là một loạt các công
cuộc triển khai thực hiện chính sách phát triển và các dự án xóa đói giảm nghèo
mục tiêu. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác dài hạn của Ngân hàng
Thế giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và xem đây như một chiến lược
“mưa dầm thấm lâu”.

Page 13 of 19


Với những công cụ tài trợ vốn của mình, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ
sáng kiến của Chính phủ Việt Nam triển khai một loạt các hoạt động chính sách
phát triển và các dự án đầu tư với tổng số vốn trên 3,5 tỉ Đôla Mỹ. Các khoản tài
trợ này được khởi động từ cuối những năm 1990s.

Tổng vốn cam kết của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là 13,1 tỉ Đôla
Mỹ. Danh mục đầu tư thực sự bao gồm 51 hoạt động do IDA/ Ngân hàng Quốc
tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) cấp vốn, 5 hoạt động đơn lẻ là Quỹ môi trường
toàn cầu (GEF), Kế hoạch quốc gia của Việt Nam loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC
và Halon, và Quỹ tín dụng do người nhận vận hành (RETF). Cam kết dòng cho
một RETF lớn khác là 8,5 tỉ Đôla Mỹ.
Bộ Phát Triển Quốc Tế Vương Quốc Anh (DFID) sẽ hỗ trợ kỹ thuật thông
qua quỹ tín dụng đặc biệt: 7 triệu Đôla Mỹ.
Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135): Từ khi đưa vào
thực hiện từ năm 1998, chương trình đã hoàn thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ
năm ngân sách 1998 đến năm 2006 và giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2010,
với tổng số vốn IDA xấp xỉ 100 triệu USD.
Nói về công tác giảm nghèo, không thể không kể đến Gói tín dụng hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo (PRSC) từ 1 đến10: tổng vốn từ IDA là 2,9 tỉ Đô la Mỹ. Tại
Việt Nam, báo cáo của nhóm đánh giá PRSC cho thấy: thông qua các chương
trình PRSC, 2,688 tỷ USD đã được chuyển vào ngân sách nhà nước trong đó có
1,475 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới. Các nhà đồng tài tợ PRSC còn bao gồm
EU, ADB, Nhật Bản, KFW Đức, Úc, Canada, Đan Mạch, Ai-Len, Hà Lan, New
Zealand, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
Mặc dù toàn bộ đóng góp hàng năm của PRSC vào chi tiêu công của
Chính phủ Việt Nam không vượt quá 2% song Bộ Tài chính cho rằng các nguồn
tài chính này rất hữu ích cho ngân sách vốn của Việt Nam. Thực tế, trong năm
Page 14 of 19


2009, phần đóng góp của các nguồn tài chính PRSC đã thực sự được giải ngân
trong các khoản chi tiêu vốn chính thức là 6%.Theo các chuyên gia, trong suốt
khoảng thời gian thực hiện PRSC, tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên và tỷ lệ sản
lượng/vốn giảm đi. Trên cơ sở thực tế, chương trình mở rộng đầu tư được cấp

vốn một cách gián tiếp bởi các hỗ trợ ngân sách.
PRSC tỏ ra chưa thực sự hiệu quả ở hai mục tiêu cải cách: đột phá về
chiến lược và cacir cách ở cấp cơ sở. PRSC cũng gặp khó khăn khi tác động
vào các lĩnh vực mà bản thân nó vốn đã phức tạp và nhiều vấn đề như cải cách
quản lý công, cải cách hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước. Thực tế này hay
gặp nhất khi lộ trình cải cách thiếu trọng tâm rõ ràng hoặc không có sự nhất trí
vè một chiến lược nào đó, nên phải mất một thời gian để làm rõ trọng tâm cũng
như thống nhất các khuôn khổ thực hiện
Chương trình PRSC có thể không phải là diễn đàn duy nhất để đối thoại
về mọi vấn đề khó khăn và quan trọng mà chính phủ đang gặp phải, nhưng
chương trình này là một nền tảng hữu ích cho cấu trúc hỗ trợ phát triển tổng thể,
là cái đã đóng góp thành công vào những thành tích đáng kể của Việt Nam trong
việc chuyển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thành một nước Thu nhập
trung bình thấp trong vòng chỉ hơn hai thập kỷ.

Nguồn: World Bank
Theo tính toán của Tổng cục thống kê và Số liệu điều tra của Ngân hàng
thế giới, tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam đã giảm liên tục từ 58% năm 1993 xuống
còn 14,5% năm 2008. Ước tính có khoảng 28 triệu người đã thoát nghèo trong
hai thập kỷ qua. Kết quả này đã giúp Việt Nam hoàn thành trước thời hạn một
trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ quan trọng nhất và do đó đã được
cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Page 15 of 19


1.2. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật
Các hỗ trợ kỹ thuật của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Hỗ
trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng
và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan

đến dự án; xây dựng và phát triển các chính sách nâng cao khuôn khổ chính
sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, về sinh môi
trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng…
- Các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được mở rộng:
Nguồn cung cấp nước sạch tại các thị xã nhỏ tăng gấp đôi lên đến 60% trong
giai đoạn 2006 đến 2009, và tại các thành phố lớn trong cùng kỳ, nguồn cung
tăng từ 75% lên tới 95%. Các khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn nước
sạch tăng từ 36% năm 1999 lên tới 70% năm 2009. Ngân hàng Thế giới đã đóng
góp để hỗ trợ Việt Nam đạt được những con số phát triển này thông qua các
khoản đầu tư vào dự án cung nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực Đồng
bằng sông Hồng và các sáng kiến như dựa vào kết quả đầu ra trên toàn cầu của
Tổ chức Đông Tây Hội ngội (EMW). Trong khoảng thời gian 2005 và 2013, Dự
án Cấp nước sạch và Vệ sinh Nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đã cung
cấp nước sạch cho 1,3 triệu người tại 4 tỉnh thông qua cách tiếp cận dựa trên
cộng đồng. Các hộ gia đình được vay tiền với lãi suất thấp nhằm xây mới hoặc
cải tạo trên 48.000 nhà vệ sinh, nâng tỉ lệ hộ có nhà vệ sinh từ 25% lên 87%.
- Vệ sinh đô thị là vấn đề ưu tiên được hỗ trợ. Dự án Vệ sinh Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra một tác động chuyển đổi, giúp cải tạo vệ sinh
môi trường và giảm nạn úng lụt cho 1,2 triệu người, đồng thời dự án đã làm cho
cảnh quan khu vực trở thành một tài sản mới của thành phố, nơi người dân
thành phố có thể nghỉ ngơi, tận hưởng bầu không khí trong lành. Ngân hàng Thế
giới cấp vốn IDA lần đầu 166 triệu US$ năm 2001. Do lạm phát năm 2007 và
2008, kinh phí dự án tăng vọt, nên năm 2010 IDA cấp vốn bổ sung 90 triệu US$
bù vào chỗ thiếu hụt.
Page 16 of 19


- Giáo dục tiểu học tăng gấp hai lần và nhiều trẻ em có hoản cảnh khó
khăn được đi học hơn. Tỷ lệ học sinh tiểu học được đi học trên cả nước tăng từ
25% lên tới 50% năm 2005. Trẻ em tại các huyện có hoàn cảnh khó khăn được

đi học tăng lên 94% (so với mức 97% trên cả nước) trong đó tỷ lệ học sinh nữ
được đi học cấp 2 lên tới 78%, cao hơn mức 77% học sinh nam. Các bài học
gần gũi với cuộc sống cung cấp cho học sinh dân tộc thiểu số ở 49 trường tiểu
học một phương pháp tiếp cận theo hướng thực hành nhiều hơn. Mô hình
trường học mới sử dụng các phương pháp dạy và học sáng tạo đã được thử
nghiệm ở 24 trường tiểu học tại sáu tỉnh vào năm 2010. Mô hình này đã rất
thành công nên Chính phủ Việt Nam quyết định sẽ mở rộng đến 63 tỉnh, thành
trên cả nước với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới và một khoản tài trợ trị giá 84,6 triệu
đô la Mỹ của Quỹ Hợp tác Giáo dục Toàn cầu.
2. Quỹ xã hội dân sự.
Quỹ xã hội dân sự của Ngân hàng thế giới được thành lập vào năm 1983 nhằm
trợ giúp các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức xã hội dân sự. Kể từ năm 1999 đến nay,
văn phòng Ngân hàn thế giới tại Hà Nội đã được phân cấp quản lý chương trình tài trợ
này và đã tài trợ với số tiền 900 triệu đồng cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước của
Việt Nam.
Quỹ xã hội dân sự 2011 sẽ hỗ trợ cho những sáng kiến tập trung vào nâng cao
năng lực, nâng cao vị thế và tiếng nói của những nhóm người dễ bị thương tổn như
thanh niên, trẻ em, phụ nữ bị thiệt thòi, người khuyết tật, các nhóm dân tộc thiểu số
nghèo và người nhập cư từ nông thôn ra thành thị. Theo WB, các hoạt động đề xuất
phải tập trung vào hỗ trợ và thúc đẩy quá trình hòa nhập xã hội của những nhóm người
này. Những mục tiêu này có thể thực hiện được thông qua các hoạt động như hội thảo
và tập huấn nâng cao kỹ năng hoặc trao đổi kiến thức nhằm thúc đẩy sự tham gia của
các nhóm người bị thiệt thòi vào quá trình phát triển, các chương trình truyền thông
phù hợp để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội và quá trình hoạch định chính
Page 17 of 19


sách, các sáng kiến và nỗ lực thành lập và củng cố mạng lưới hoạt động để tăng cường
năng lực, v.v…
Cũng theo WB, khoản tài trợ từ Quỹ xã hội dân sự phải được dùng vào các hoạt

động cụ thể và phải kết thúc trong vòng một năm kể từ ngày giải ngân. Các tổ chức chưa
được nhận tài trợ từ Quỹ xã hội dân sự (Chương trình Tài trợ nhỏ) trong các năm trước
được ưu tiên. Chương trình chỉ hỗ trợ cho các tổ chức có mục tiêu phát triển, chứ không
tài trợ cho các tổ chức có mục tiêu từ thiện. Tối đa một khoản tài trợ là 100 triệu đồng
Việt Nam.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC
GIỮA WB VÀ VIỆT NAM
1. WB tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội, tăng cường hỗ trợ các công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
cho Việt Nam
2. WB tiếp tục tăng câc khoản cho vay ưu đãi từ hiệp hội phát triền quốc
tế (IDA) cho Việt Nam để hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
3. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân các nguồn vốn mà
WB cam kết tài trợ cho nước ta
4. Áp dụng có chọn lọc những kiến nghị, tư vấn của WB cho Việt Nam về
chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ trong bối cảnh khủng hoảng
và suy thoái của nên kinh tế thế giới hiện nay.
5. Chính phủ cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc lập các danh mục đầu tư
để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn theo dự kiến của WB

Page 18 of 19


6. Chính phủ nên chú trọng lập các danh mục đầu tư cho xây dựng cơ sở
hạ tầng ngành giao thông vận tải, điện lực, y tế, giáo dục…
7. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng toàn thể nhân dân cần đẩy mạnh
hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng
8. Củng cố hệ thống thể chế đi đôi với tăng cường kinh tế.


Page 19 of 19



×