Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp việt nam vào lào .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.51 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng tồn cầu hóa và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, các quốc gia trên thế giới đã và đang có những chính
sách thu hút đầu tư nước ngồi và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN).
Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (ĐTNN). Từ năm 1987 đến nay và có thể
nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia
tăng dịng vốn đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém, tiến hành thu hút đầu tư nước
ngoài chậm hơn so với các nước khu vực và thế giới nhưng hơn 20 năm qua
đã đạt được nhiều thành tự trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồng thời, do
nhận thức được vai trị của ĐTRNN nên sớm đã có chính sách khuyến khích
doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.
Để ĐTRNN thành cơng thì các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ về
những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTRNN, việc phân tích các nhân tố
này sẽ giúp các doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu và dự báo, đưa
ra biện pháp phòng ngừa được những rủi ro đối với doanh nghiệp. Dưới đây
là một góc nhìn về các nhân tố quốc gia và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động
ĐTRNN của Việt Nam từ năm 2005 đến nay.


CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM VÀO LÀO
Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào đã chính thức khởi động từ tháng
8/2003, với quyết tâm bổ sung và phát huy sức mạnh của mỗi nước, hỗ trợ
nhau cùng phát triển và coi đó như là một động lực quan trọng thúc đẩy hợp
tác kinh tế giữa hai nước. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam có 207 dự án


được chính phủ Lào cấp phép với tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD. Lào là
quốc gia thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong
tổng số hơn 30 đối tác đã có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam (DNVN).
Các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
công nghiệp với 64 dự án, tổng vốn đầu tư gần 940 triệu USD (chiếm 52% số
dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào và 73% tổng vốn đầu tư); tiếp đó là các
dự án đầu tư về nông, lâm nghiệp với 41 dự án, tổng vốn đầu tư 305 triệu
USD chủ yếu về: Chế biến gỗ, trồng, khai thác và chế biến cao su, sau đó là
lĩnh vực đầu tư về dịch vụ,..
Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ
những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu
USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng
cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Tuy nhiên, đầu tư hiện nay
của các doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung nhiều ở Nam Lào, một phần ở
Trung Lào. Tại địa bàn Bắc Lào, hầu như chưa có mặt của các nhà đầu tư Việt
Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư 3 nhà máy thuỷ điện tại Lào, đó là
dự án thuỷ điện Xê ka mản 3 do Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào đầu tư và
xây dựng với tổng vốn đầu tư là 273 triệu USD, dự án xây dựng được khởi


công tháng 5 năm 2006, hiện dự án đang triển khai đạt theo tiến độ đề ra; dự
án thuỷ điện Xê ka mản 1 do Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào đầu tư và xây
dựng với tổng vốn đầu tư là 441,6 triệu USD, dự án đã được khởi công và
đang triển khai xây dựng với kết quả tốt; dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện
Nậm Mô của Tổng công ty hợp tác Kinh tế Việt-Lào với tổng vốn đầu tư 142
triệu USD, tháng 12 năm 2007, dự án đã được cấp phép.
Khống sản hiện là lĩnh vực có nhiều nhà doanh nghiệp của Việt Nam
quan tâm đầu tư vào Lào. Việt Nam đã có 34 dự án, với tổng mức đầu tư 58
triệu USD, các dự án đang triển khai việc tìm kiếm, thăm dị, đánh giá trữ

lượng quặng. Một số công ty Việt Nam cũng đã xin phép khai thác mỏ vàng ở
vùng Nam Lào, nhưng vẫn còn trong giai đoạn thăm dò. Còn về khai thác
quặng sắt thép, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu thành công trong
một vùng mỏ sắt với trữ lượng quặng khá lớn. Nhưng thủ tục về phía Việt
Nam lại có trục trặc vì có sự đua chen giành giật cơng trình của một vài Việt
kiều từ Canada đã đầu tư nhiều năm với công ty than đá từ Quảng Ninh, Công
ty Vinacoalmin. Đây cũng là một bài học cần được nghiên cứu và giải quyết
thỏa đáng giữa các đối tác Việt Nam để giảm bớt sự cạnh tranh trong thị
trường Lào.
Hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Lào hiện đang sơi động. Đáng chú
ý là các Tập đồn, Tổng Công ty, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang
triển khai nhiều dự án với quy mô lớn và mang lại những lợi ích thiết thực
cho nhân dân hai nước.
Theo thơng tin chưa đầy đủ, hiện có khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam
đang hoạt động tại Lào dưới các hình thức cơng ty liên doanh, văn phịng đại
diện, cửa hàng, siêu thị... với số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong hầu hết các ngành và lĩnh vực
kinh tế của Lào như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, viễn thông,


thuỷ điện, chế biến gỗ, khai khoáng, thương mại, khách sạn-nhà hàng, ngân
hàng...
Đi tiên phong là Chương trình hợp tác phát triển đồn điền cao su giữa
Tổng cục Cao su Việt Nam với Bộ Nông Lâm Nghiệp Lào. Đây là một
chương trình hợp tác có kết quả cụ thể dựa trên phương châm “tài nguyên đất
và công nhân Lào, vốn và kỹ thuật của phía Việt Nam”.
Tổng Cơng ty Cao su Việt Lào không dừng ở 10.000 hecta, mục tiêu
trong thời gian tới sẽ hoàn thành chỉ tiêu 20.000 hecta, với kinh phí vừa phải,
mỗi hecta trồng cao su từ ngày khởi công cho đến ngày thu hoạch lứa mủ đầu
tiên, khơng vượt q 3.500 USD.

Khơng chỉ có Tổng Cơng ty Cao su Việt Lào mà trên vùng đất cao
nguyên Boloven gồm bốn tỉnh Champassak, Xêkon, Salavan, Attapeu đã và
đang mọc lên nhiều đồn điền cao su với diện tích trên 70.000 km2 là những
cơng trình hợp tác với các tỉnh khác của Việt Nam như tỉnh Đắk Lắk, Bình
Dương, Đồng Nai...
Một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng đã bị cuốn hút vào vòng
hợp tác phát triển kinh tế với Lào. Công ty TNHH Quán Quân ở Chợ Lớn đã
tham gia chương trình trồng khoai mì ở tỉnh Salavan và tiến tới sử dụng
Salavan như một tâm điểm để thu mua sắn lát tại các tỉnh khác của Nam Lào.
Công ty này đã lập nhà máy chế biến sắn lát tại chỗ với công suất hơn 20
ngàn tấn/năm. Ngồi ra, Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Mỹ
Thịnh đã thuê được vùng đất thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu tại huyện
Pakson tỉnh Champassak để thành lập đồn điền trồng cây ca cao, một sản
phẩm mới tại Lào, khá thích hợp với vùng đất đỏ bazan (mỗi năm có gần đến
300 ngày mưa). Đặc điểm chương trình đầu tư của cơng ty này là kết hợp với
một số doanh nhân Việt kiều tại Canada và Mỹ để thành lập một đồn điền hoa
hướng dương, lấy giống từ Mỹ, với chương trình thành lập khu du lịch sinh


thái rộng 300 hecta tại Cây số 4 huyện Pakson mang tên “Thiên đàng hoa
Hướng dương” với tham vọng trồng nhiều loại để lấy hạt giống bán ngược về
Canada và Mỹ.
Triển vọng lớn cho DNVN đầu tư
Đất nước Lào với gần 250 ngàn km2, chỉ với hơn 6,5 triệu dân là một
vùng đất còn rất nhiều rộng mở cho các hướng phát triển mới, Lào là một
vùng đất tiềm năng, tạo ra sức thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngồi.
Điểm thuận lợi tự nhiên là đặc tính dân tộc của người Lào. Người Lào là một
dân tộc hịa bình, khơng thích cạnh tranh đua chen với bất cứ ai. Đến nước
Lào để đầu tư, các nhà đầu tư nước ngồi có thể an tâm do tính hịa bình và ổn
định lâu dài của đất nước này. Riêng các nhà đầu tư Việt Nam lại càng an tâm

hơn vì giữa người Lào và người Việt đã có một sự gắn kết lâu dài về tình
cảm, về lịch sử, đã có nhiều mối dây ràng buộc về kinh tế và văn hóa truyền
thống.
Những cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào (trồng cao
su, thuỷ điện, thăm dị khai khống). Như thoả thuận giữa hai chính phủ về
việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp
cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn,
chưa đầy 50% số đất họ cấp.
Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi
xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện lớn nhất Việt Nam ký được là Luang Prabang
1.410 MW tương đương với 8,5% tổng cơng suất tiềm năng sơng Mekong.
Về thăm dị khống sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên
đã có 500 điểm có khả năng khống sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng
gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý...
Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam.


Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng tạo điều kiện
pháp lý cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Lào và ngược lại như hiệp
định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định quá cảnh, hiệp định hợp tác
lao động, hiệp định tránh đánh thuế trùng... Tuy nhiên, thị trường này cũng có
nhiều thách thức địi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn bài bản, chuyên
nghiệp, giữ đúng cam kết đã ký với Chính phủ Lào, tơn trọng luật pháp và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tiềm năng ở Lào còn nhiều
nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến thủy điện, khai khoáng
và trồng cao su. Các doanh nghiệp đi sau nên tham khảo kinh nghiệm của các
đơn vị đi trước và tìm hiểu kỹ về tập quán, văn hóa... của Lào để tránh rủi ro.



CHƯƠNG 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO LÀO

A. Nhân tố quốc gia
I. Đối với nước đi đầu tư
1. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN
Luật Đầu tư năm 2005
Luật Đầu tư năm 2005 quy định: Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động đầu tư ra nước ngồi và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng trên cơ sở bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các thành phần
kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngồi trong các
lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các
tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực xuất khẩu
nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt
Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu
tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tư tưởng của các quy định trên
khẳng định một chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 76: Để được
đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư cần phải có
các điều kiện sau đây: Có dự án đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Được cơ quan nhà nước quản
lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Việc đầu tư ra nước ngồi theo hình
thức gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng


khốn và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Việc sử dụng vốn của

nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Trong đó quy định rõ quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài: Chuyển vốn
đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu
tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được
cơ quan thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận; Được hưởng
các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật; Tuyển dụng lao động Việt
Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở
nước ngoài.
Về nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài, Luật quy định: Tuân thủ
pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư; Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập
từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Khi kết thúc
đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy
định của pháp luật; Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản,
lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài phải được sự
đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các quy định của pháp luật về
quyền lợi và nghĩa vụ đầu tư ra nước ngoài là rõ ràng và thể hiện thế chủ
động.
Nghị định của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định đầu tư ra nước ngồi của doanh
nghiệp Việt Nam, theo đó là Thơng tư số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt
Nam và Thông tư số 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng


dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Có thể nói đây
là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản hình thành cơ sở pháp lý cần

thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, trải qua thực tế đã bộc lộ rõ nhiều quy định còn thiếu cụ thể
do chưa lường hết được các vấn đề mới nảy sinh, vì vậy nhiều điểm cịn thiếu
đồng bộ, chưa nhất quán. Đặc biệt là có nhiều điều khoản của văn bản khơng
phù hợp với thực tế. Trong khi đó, khơng ít quy định can thiệp q sâu vào
q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đến khi Luật Đầu
tư ban hành năm 2005 với các quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam đã khắc phục được những hạn chế nêu trên.
Với quan điểm tích cực tiếp thu và sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện tốt
nhất cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài, ngày 9 tháng 8 năm 2006 Chính
phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Đây là văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết Luật Đầu tư. Trong đó
nói rõ: Các nhà đầu tư tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà đầu tư) gồm: Công ty
trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư
nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa đăng ký
lại theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư; Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp
hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục,
khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư
sinh lợi; Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
Bên cạnh Nghị định số 78/2006/NĐ-CP cịn có Nghị định số 121/2007/
NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


trong hoạt động dầu khí. Có thể nói hoạt động dầu khí là một trong những thế
mạnh của ta. Bởi đây là hoạt động hình thành và hoạt động thực hiện dự án
dầu khí về tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, kể cả hoạt

động vận chuyển bằng đường ống, xử lý dầu thô và các hoạt động khác phục
vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã khẳng định được đội ngũ chun
mơn giỏi, có đủ khả năng đảm trách được nhiều dự án lớn về dầu khí, mang
lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Ta giàu lên và ta cũng muốn các nước giàu lên
từ dầu khí. Xuất phát từ quan điểm này, Chính phủ đã có một Nghị định riêng
về đầu tư ra nước ngoài cho lĩnh vực hoạt động dầu khí. Như vậy có thể thấy
từng bước một chúng ta luôn sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý để
các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát huy tiềm năng đầu tư ra nước
ngoài.
Với khn khổ pháp lý mới thì các thủ tục đầu tư ra nước ngồi được
đơn giản hóa hơn, cộng với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng “đẻ” thêm nhiều
doanh nghiệp có khả hăng tài chính để “quay vốn” bằng cách đầu tư ra nước
ngoài. Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất năm nay là Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngồi.
2 Thủ tục hành chính
2.1. Những thay đổi tích cực
Tháng 2 - 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định giao cho
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 78 theo
hướng tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính và tăng cường quản lý dịng
vốn và hiệu quả vốn ĐTRNN. Như vậy, chính phủ đã có những sửa đổi về
luật pháp tạo ra điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngồi.


Các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính
đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn
nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp
hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ

động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Từng bước phân cấp việc cấp
giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngồi.
Cơng tác thẩm tra, cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng
được cải thiện đáng kể. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và
thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp nước ngoài từng bước chặt
chẽ hơn.
2.2. Những vướng mắc
Xét từ góc độ doanh nghiệp, quy trình thủ tục ĐTRNN hiện nay vẫn
còn phức tạp. Đồng thời, Nhà nước cũng chưa có những chính sách hỗ trợ
hữu hiệu cho các doanh nghiệp ĐTRNN trong hoạt động làm ăn xa xứ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho các dự án theo từng giai
đoạn
Vướng mắc trong đầu tư ra nước ngồi của ngành dầu khí là các văn
bản pháp lý quy định đầu tư thường lạc hậu so với thực tế đầu tư, là sự phân
cấp chưa rõ ràng, “nên cái gì cũng phải xin”. Đặc biệt trong đặc thù của ngành
dầu khí phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng phải thực hiện cam kết
ngay. Thực tế địi hỏi Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt hơn, nhất
là đối với một số lĩnh vực đặc biệt.
Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng đầu tư ra nước ngồi hiện nay
đang gặp nhiều khó khăn từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Tập đồn dầu khí
quốc gia Petro Việt Nam cơ quan có nhiều dự án đầu tư ra nước ngồi nhất
để thăm dị, khai thác dầu khí cũng than phiền rằng họ vướng rất nhiều cơ
chế, mà đặc biệt là thủ tục chuyển tiền ra nước ngồi. Thơng thường, khi


muốn mua một mỏ dầu, Petro Việt Nam phải lập dự án, rồi chờ các cơ quan
nhà nước phê duyệt, trong khi vẫn phải đàm phán với đối tác nước ngồi. Q
trình này tốn rất nhiều thời gian. Chúng tơi muốn một mỏ dầu trị giá 100 triệu
USD, thì phải xin phép nhiều cấp. Khi xong được thủ tục, giá của mỏ đó đã
cao lên, hoặc cơng ty nước ngồi khác đã mua xong rồi và thế là dự án khơng

thành. Như vậy ta có thể thấy hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc đầu
tư ra nước ngoài nói chung và ngành dầu khí nói riêng cịn q chặt chẽ.
Các quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận hiện nay chúng ta
chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và việc đầu tư này nhìn chung cịn dựa trên
mối quan hệ giữa các chính phủ hoặc các địa phương.
- Khơng chỉ khó khăn ở khâu chờ dự án được cấp phép, các doanh
nghiệp còn bức xúc về việc chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về.
Theo quy định, lợi nhuận của các dự án đầu tư phải chuyển về nước
chậm nhất là 6 tháng khi năm tài chính kết thúc, nhưng lại chưa có quy định
rõ ràng lợi nhuận bao gồm cụ thể những gì. Chủ đầu tư VN muốn chuyển lợi
nhuận thành vốn đầu tư tiếp để khỏi phải chuyển tiền đầu tư ra cũng không
phải là chuyện đơn giản.
Việc chuyển tiền ra nước ngoài cũng đang làm đau đầu khơng ít doanh
nghiệp. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, thường thì các ngân hàng "săm
soi quá kỹ" nên việc chuyển tiền không phải lúc nào cũng đơn giản. Cầm giấy
phép đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp đã nhiều tuần,
nhưng các nhà đầu tư ở Công ty cổ phần Cao su Việt Lào chưa thể trở thành
nhà đầu tư ở nước ngoài vì tiền vẫn cịn nằm ở trong nước.
Cơng tác quản lý đầu tư ra nước ngồi của VN cịn gặp nhiều khó khăn
do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy
đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của các cơ quan trong việc quản


lý các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng cịn hạn chế, chưa thành lập được
đồn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước
ngoài. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của VN ở
nước ngoài với các doanh nghiệp cịn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp
xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp cho rằng, chính những vướng mắc trong thủ tục

như trên đã khiến họ rất nản lịng, khơng muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài
và chờ đợi một sự thay đổi.
- Thủ tục vẫn nhiêu khê
Quy định là vậy, nhưng trong thực tế việc đầu tư ra nước ngoài đang
vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước.
Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được
phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa
phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch
và Đầu tư để xin phép. Tính ra, doanh nghiệp muốn hồn thiện thủ tục để có
được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý
trong nước.
Khó khăn thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu
tư ra nước ngồi phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước
ngồi. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào
quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư
mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư
ra nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền “sạch” chảy
vào thị trường của mình.
Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây khơng ít
khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh.
Thứ ba, vướng mắc nhiều nhất hiện nay là vấn đề chuyển vốn ra nước


ngồi để thực hiện đầu tư. Thơng tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực
tiếp ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép
hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào
Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện
thông qua tài khoản này. Ngồi ra doanh nghiệp cịn phải làm thủ tục đăng ký

với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về
việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như
vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải hai
lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân
hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép
sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân
hàng được phép để chuyển ra nước ngồi góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định
tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngồi ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền
ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy
phép đầu tư do nước ngoài cấp...
Như vậy giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án của doanh
nghiệp tại nước ngồi sẽ khơng được chuyển tiền ra nước ngồi. Đây sẽ là
khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động chuẩn bị cho dự án đầu tư, trong
khi đây là giai đoạn cần thiết để có được giấy phép chấp thuận đầu tư của
nước doanh nghiệp muốn đầu tư.
Khó khăn thứ tư là doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về địa bàn
đầu tư, về các quy định pháp lý về đầu tư... Thường thì các doanh nghiệp tự
tìm hiểu, nhưng đây là một điều khó khăn cần các cơ quan chức năng, cơ
quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các thị trường cung cấp cho doanh


nghiệp.
Đôi khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư một lĩnh vực tại một
thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết và các cơ quan chức năng
phải là đầu mối cung cấp thông tin về từng thị trường khi có doanh nghiệp
trong nước tìm hiểu để tránh tình trạng này.
3. Các chính sách hỗ trợ
Trong thời gian dài, chúng ta thiếu chính sách hỗ trợ và khuyến khích
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngồi.Ngay cả các cơ quan nhà nước

đầu mối như bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước
cũng không phối hợp với nhau hiệu quả trong việc cấp phép và quản lý các dự
án đầu tư ra nước ngồi.
VCCI ln ủng hộ và khuyến khích, DN, doanh nhân tích cực hưởng
ứng và nhiệt tình tham gia các hiệp hội DN, tạo điều kiện để liên kết phát
triển các quan hệ sản xuất, kinh doanh thương mại và đầu tư; khuyến khích
các DN, doanh nhân VN hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư tại Lào trên
tinh thần hợp tác cùng phát triển và quyết tâm hoàn thành các dự án đã đăng
ký, cố gắng thiết lập thị trường nội bộ, ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
nhau... Trong thời gian qua, các DN VN tại Lào đã có sự phát triển nhanh,
vững mạnh về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển của cộng
đồng DN nói riêng cũng như sự phát triển chung của nước bạn Lào và VN.
Việc thành lập Hiệp hội DN VN hợp tác và đầu tư tại Lào là một biểu hiện
sinh động cho mối liên kết để hội nhập thành công và cũng là minh chứng cho
sự đoàn kết hợp tác toàn diện Việt - Lào, khẳng định vị thế và thương hiệu
của chính các DN.
Tháng 2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu
tư của Việt Nam ra nước ngoài". Đây được xem như "bệ phóng" cho các
doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngồi với quy mơ và tầm nhìn mang


tính chiến lược. Đề án đặt mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường
các biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài; đồng thời quản lý có hiệu quả hoạt động này, đặc biệt là đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cũng định hướng doanh
nghiệp khơng chỉ tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần
kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào,
Campuchia, các nước trong khu vực, Nga... mà còn từng bước mở rộng đầu tư
sang các nước, thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, châu Phi...

Ngày 15/12/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông
tư số 25/2009/TT-NHNN về bổ sung Điều 1 Quyết định số 09/2008/QĐNHNN ngày 10/4/2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc cho vay
bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là các tổ chức, cá
nhân đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu từ 0-5% cho doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào đang được áp dụng, hai nước cũng cho
phép vận tải hàng hóa qua biên giới và đẩy nhanh việc kêu gọi vốn đầu tư để
xây dựng các trung tâm thương mại. Trước mắt là cơng trình xây dựng trung
tâm thương mại tại thành phố Viên chăng (Vientiane). Hai nước đã lập khu
thương mại tự do ở cửa khẩu quốc tế Dansavan - Lao Bảo (Quảng Trị) và cho
phép các tỉnh biên giới mở các cửa khẩu phụ và tổ chức 11 điểm chợ biên
giới.
Dự kiến, một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác
động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện để cung cấp
cho thị trường Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu
phục vụ sản xuất chế biến trong nước... có thể được hưởng chính sách hỗ trợ
về nguồn vốn, đơn cử như được hưởng lãi suất ưu đãi. Có chính sách ưu đãi


về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản
xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập
khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước...), chẳng hạn cho miễn nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp tại nước bạn.
Các hỗ trợ “vơ hình” khác nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động
của doanh nghiệp bao gồm cung cấp thông tin (về chính sách thu hút đầu tư,
luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại; tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một
số ngành, lĩnh vực cụ thể).
II. Về phía các chính sách của Lào

1. Những thuận lợi
- Sự ưu đãi về các quy định trong việc thu hút đầu tư
Lào đưa ra 2 "công thức" kêu gọi đầu tư từ Việt Nam là 3 + 2 (Việt
Nam có kỹ thuật, vốn và thị trường, Lào có tài ngun khống sản và lao
động) và 2,5 + 2,5 (Việt Nam có vốn, cơng nghệ và một phần thị trường, Lào
có tài ngun khống sản, lao động và một phần thị trường - nhờ vào việc Lào
được hưởng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với 35 nước). Các lĩnh
vực được khuyến khích đầu tư gồm thủy điện, khống sản, du lịch, chế biến
nơng lâm sản, vật liệu xây dựng...
Có một điểm đặc thù nữa, đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư
vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai
nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung cịn khó khăn, phức tạp, thiếu
nhiều thứ. Vì vậy, phía Lào muốn thơng qua dự án của doanh nghiệp Việt
Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến:
điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2
Có vẻ như yêu cầu này đối với các doanh nghiệp là nặng nề nhưng thực


chất, u cầu của phía bạn cũng khơng cao. Đơn cử như xây dựng trạm xá
cũng chỉ là căn nhà 3-4 gian không nhất thiết phải trang bị đầy đủ. Vì vậy
cũng khơng tốn nhiều vốn của doanh nghiệp.
Một hướng mới phía Lào cũng đang thực hiện vài năm nay trở lại đây
là đổi cơng trình lấy dự án. Trước đây, phía bạn áp dụng phương pháp các nhà
đầu tư đến tìm hiểu thị trường, cam kết với đối tác Lào và thơng qua chính
phủ ký thoả thuận ghi nhớ. Như vậy, thỏa thuận ghi nhớ ràng buộc giữa nhà
đầu tư với chính phủ cịn với địa phương và cơ quan khác lại nằm ở bước tiếp
theo.
Những cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào (trồng cao
su, thuỷ điện, thăm dị khai khống).

- Cấp phép trong vịng từ 5 - 15 ngày
Chính quyền thành phố Viêng Chăn đã lựa chọn 10 dự án (trong số 160
dự án thu hút đầu tư) tốt nhất để dành cho các nhà đầu tư Việt Nam. Đó là các
dự án sản xuất nhựa, thuốc bảo vệ thực vật, phân vi sinh, gạch men, sành sứthủy tinh, dệt vải bông và các dự án về dịch vụ vận tải, y tế, bán lẻ… Đây là
những dự án được Lào cấp phép trong vòng 5 ngày đối với 10 dự án này và
các dự án còn lại tối đa 15 ngày
Lào cũng cho phép các nhà đầu tư Việt Nam nâng mức sử dụng lao
động đến từ ngoài nước trong các dự án đầu tư tại Lào lên mức tối đa là 15%
so với mức chung 10% của luật pháp nước này.
2. Những khó khăn
- Luật pháp chưa quy định rõ ràng
Quá trình triển khai đầu tư thành cơng, hiện tại vẫn cịn khơng ít vướng
mắc. Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn đầu tư
Việt Phương phản ánh: nhiều luật của Lào hiện khơng cịn phù hợp và phải


chỉnh sửa, bổ sung. Chẳng hạn, khi Tập đoàn đầu tư Việt Phương đầu tư một
khu đô thị tại Lào muốn nhượng đất hoặc quyền sử dụng đất cho người Lào
thì chưa được quy định trong luật nước này.
- Sự thay đổi nhanh chóng trong luật
Dự án thủy điện Luongprabang tại Lào khi được tổng cơng ty Điện lực
Dầu khí quyết định đầu tư thực sự là một bất ngờ bởi có quy mơ tới 1.400
MW, lớn gấp vài lần các dự án thủy điện của các doanh nghiệp Việt Nam
khác đang và chuẩn bị được triển khai tại đây. Với vốn đầu tư dự kiến khoảng
2 tỷ USD ở thời điểm cách đây khoảng 2 năm, dự án này, theo đánh giá của
các chuyên gia, đến nay có thể phải cần tới gấp rưỡi số vốn dự tính ban đầu
để triển khai. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, dự án cũng đang phải
đối mặt với một số quyết định mới của nước chủ nhà, chẳng hạn như, cột
nước chỉ được duyệt là 310 mét so với mức tính tốn của chủ đầu tư là 312
mét. Đến lúc này, đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện dự án lên 40 năm

so với 30 năm trước đó hay nâng cột nước lên như mức tính tốn ban đầu của
PVP vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của nước sở tại. Trong khi đó,
theo các chuyên gia, nếu khơng được chấp nhận ít nhất 1 trong 2 điều kiện nói
trên thì cơ hội để dự án có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn.
Khơng chỉ Luongprabang, một số dự án thủy điện khác mà các doanh
nghiệp Việt Nam nhắm tới ở Lào như Sekaman 3, Sekaman 1… cũng gặp
những khó khăn nhất định trong quá trình tính tốn hiệu quả đầu tư. Nhất là
khi các dự án cận kề ở những bậc thang thủy điện tiếp theo được đầu tư bởi
những đối thủ có lợi thế về chế tạo thiết bị hay kinh nghiệm đến từ Trung
Quốc.
- Sự giới hạn trong quy định về lao động
Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang
Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ cịn hạn chế về trình độ chun mơn,


chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc
phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam
đào tạo, đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ
nước này quy định việc đưa lao động nước ngoài đầu tư sang Lào không được
vượt quá 10% lao động phổ thông và kỹ thuật không quá 20%.
Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy vướng mắc. Số
lượng lao động Việt Nam đưa sang bị hạn chế trong khi lao động Lào không
đủ cung cấp.
B. Nhân tố quốc tế
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2006
Khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động
đến đầu tư quốc tế trên những khía cạnh chính sau:
Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển lợi nhuận về
nước, khủng hoảng kinh tế làm giảm hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư tại

thị trường trong nước, những dự án trước đó gần như tạm ngừng do khủng
hoảng kinh tế. Tác động này làm giảm hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công ty con ở
nước nhận đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Các nước phát triển thay vì đầu tư
ra nước ngồi, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước;
Thứ ba, tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm ứng phó
với khủng hoảng trong ngắn hạn. Điều này gây bất lợi cho khuyến khích đầu
tư quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thối kinh tế tồn cầu đã làm
cho tình hình kinh doanh quốc tế xấu nghiêm trọng, mức độ rủi ro cao, thiếu
vốn nên nhiều tập đoàn phải điều chỉnh chiến lược đầu tư kinh doanh, điều


chỉnh địa bàn và các dịnh hướng đầu tư dẫn đến thu hẹp phạm vi đầu tư, đồng
thời cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), FDI vào các nước đang
phát triển đạt khoảng 500 tỉ USD (năm 2008), giảm xuống chỉ còn khoảng
400 tỉ USD (năm 2009). Việt Nam chiếm khoảng 1,5-2% lượng vốn FDI toàn
cầu. Năm 2009, FDI vào Việt Nam thấp hơn do tất cả các nước đầu tư lớn đều
rơi vào suy thoái.
Lượng vốn chảy vào 57 quốc gia thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất
cũng bị giảm 54% (quí I/2009) so với cùng kỳ năm 2008, thậm chí lượng vốn
chảy vào các nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như Trung Quốc,
Brazil và Nga cũng đều giảm.
FDI vào Trung Quốc tính đến tháng 11/2009 đạt 77,9 tỉ USD (giảm
9,9% so với cùng kỳ năm 2008). Các quốc gia châu Á khác có mức sụt giảm
FDI là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Philipin. Những nhân tố tác động
đến sự sụt giảm FDI bao gồm:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự suy yếu về kinh tế đã

làm giảm khả năng và xu hướng đầu tư của các công ty, đặc biệt xu hướng
đầu tư ra nước ngoài.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tạo ra tâm lý quan tâm đặc biệt đến những
bất ổn và rủi ro toàn cầu - là những nhân tố cản trở lớn trong thực hiện các
chương trình FDI nhiều tham vọng.
Thứ ba, mong muốn của các công ty mở rộng đầu tư ra nước ngồi ít
dựa vào cách thức đóng góp cổ phần như cùng sở hữu và cấp phép nhằm giảm
chi phí đầu tư của mình.
Cuộc khủng hoảng kinh tế mặc dù đã có tác động tiêu cực đến hoạt
động của doanh nghiệp nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội mới để doanh nghiệp
Việt Nam có điều kiện tiếp cận, đầu tư vào thị trường các nước cũng như các


lĩnh vực mà trước đây chúng ta khó có thể tiếp cận được.
Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất là Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
2. Xu thế thế giới
ĐTRNN là vấn đề mang tính chất tồn cầu và là xu thế của các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài
nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh
được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất
khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học
kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của
mỗi nước mà ĐTRNN cân bằng và đồng hành với đầu tư nước ngồi. Vì vậy
Việt Nam khơng thể nằm ngồi xu hướng này được.
C. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam đã không chỉ duy trì, mở rộng những thị

trường truyền thống mà cịn khai phá thành công một số thị trường mới.
Không chỉ thay đổi về lượng mà đầu tư ra nước ngồi cịn chuyển biến về
chất khi nhiều dự án chuyển từ quy mô nhỏ, ngành nghề đơn giản, sang các
dự án quy mơ lớn, địi hỏi trình độ kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý và hoạt
động...
Lào vẫn là điểm đến thu hút doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh
vực khai khống, trồng rừng, thủy điện, viễn thơng, xây dựng hạ tầng…
doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển hướng sang các lĩnh vực hàng không, ngân
hàng, bảo hiểm…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của FIA, số lượng dự án và quy mô vốn


đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cịn nhỏ do tiềm lực tài
chính hạn chế. Thêm vào đó, các doanh nghiệp chỉ mới bước qua giai đoạn
thăm dị, nên hiệu quả hoạt động cịn thấp; cơng tác dự báo thị trường thế giới
cũng chưa tốt để giúp doanh nghiệp định hướng đầu tư...
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nước
khác như Trung Quốc, Thái Lan... cịn yếu, do đó số lượng dự án và quy mô
đầu tư nhỏ. Hoạt động của các doanh nghiệp này tại các nước tiếp nhận đầu tư
cịn lẻ tẻ, manh mún, chưa có tiếng nói chung.
Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện cũng đang gặp những khó khăn cũng như tồn tại như tiềm lực tài chính
cịn yếu, chưa thể đầu tư lớn cũng như tạo ra được giá trị gia tăng lớn trong
tương lai gần.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững luật pháp của nước ngoài, dễ
dẫn đến những rủi ro trong đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại.
Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau
trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại nên hoạt động thường đơn
lẻ, khó làm ăn lớn và đơi khi cịn có xung đột về lợi ích của nhau.
Nguyên nhân chủ yếu là DN ta còn yếu về sức cạnh tranh, thời gian

vươn ra thế giới chưa lâu nên thiếu kinh nghiệm, cịn hạn chế về vốn và cơng
nghệ, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Theo Bộ KH-ĐT, thời gian tới, khi
Việt Nam hội nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế quốc tế, cùng với việc Chính
phủ ban hành thêm những văn bản, quy định khuyến khích hoạt động
ĐTRNN, xu hướng đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể và chủ động hơn. Các
DN của ta sẽ tiếp cận, sử dụng có hiệu quả những nguồn lực sẵn có của những
địa điểm tiếp nhận đầu tư như lao động, trình độ cơng nghệ, thị trường và cơ
hội giao lưu kinh tế bản địa.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng gặp những thách thức, khó khăn về cả


khách quan và chủ quan. Một số dự án triển khai còn chậm do thiếu vốn, thiếu
nhân lực, thiếu chiến lược đầu tư đúng đắn hoặc mâu thuẫn giữa các cổ đơng.
Tình trạng thiếu thơng tin chưa được khắc phục.
Ngồi ra, một số chủ đầu tư chưa chú trọng đến việc nghiên cứu để
nắm được đầy đủ các qui định, luật pháp, cập nhật các thay đổi trong chính
sách của Lào cũng như tình hình kinh tế, xã hội của Lào để có các điều chỉnh
kịp thời.


KẾT LUẬN
ĐTRNN là vấn đề mang tính chất tồn cầu và là xu thế của các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài
nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa đồng thời
tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong xu thế đó, Việt Nam là một trong những quốc gia nhận thức
được tầm quan trọng của việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
ĐTRNN. Có rất nhiều nhân tố quốc gia và nhân tố quốc tế ảnh hưởng tích cực

và tiêu cực đến hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các
doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của từng
nhân tố để có những phản ứng kịp thời và thích nghi với mơi trường kinh
doanh, doanh nghiệp chỉ thành công khi tạo ra được lợi thế cạnh tranh, phát
huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình.


×