Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố huế đối với thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 90 trang )

MỤC LỤC


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TỪ VIẾT TẮT

- TTCK: Thị trường chứng khoán
- CK: Chứng khoán
- NĐT: Nhà đầu tư
- NPH: Nhà phát hành
- TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
- UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- NYSE : New York Stock Exchange
- OTC: Over The Counter Market
- NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated Quotation
System

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
4


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, thị trường tài
chính thế giới cũng đang phát triển rất sôi động. Thị trường chứng khoán (TTCK)


với phiên chợ riêng đầu tiên diễn ra vào năm 1453 tại Bruges (Bỉ) và cho đến nay
đã trở thành một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính và góp phần quan
trọng trong sự phát triển của kinh tế thế giới. TTCK chính là nơi huy động vốn
hiệu quả cho nền kinh tế, là công cụ tạo nên tính thanh khoản cho các khoản tiết
kiệm phục vụ cho đầu tư dài hạn. Nó cũng được coi là công cụ đo lường giá trị của
doanh nghiệp và đánh giá trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế. Thực tế đã cho
thấy ở các nền kinh tế thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, TTCK phát
triển là nhân tố quan trọng phản ánh trình độ nền kinh tế. Tuy nhiên, TTCK vẫn có
một số hạn chế cơ bản. Đó là tình trạng thay đổi thất thường của các chỉ số cũng
như những biến động không kiểm soát được của nó.
Tuy vậy, ngày nay TTCK đã trở nên rất phổ biến. Cho đến nay, có khoảng
trên 160 sở giao dịch chứng khoán (CK) phân tán khắp các châu lục trên thế giới
và đang phát triển rất sôi động. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản
TTCK mang tính chuyên nghiệp cao, sử dụng được tối đa hiệu quả của thị trường
này mang lại cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK thế giới.
Ở Việt Nam, trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đầu tiên được
thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh (20/07/2000) và giao dịch phiên đầu tiên vào
28/07/2000 đã mở đầu cho sự phát triển của TTCK ở nước ta. TTCK Việt Nam đã
có những bước phát triển rất sôi động và cũng có cả những lúc suy thái nghiêm
trọng. Tuy vậy, nó đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho
nền kinh tế một nguồn vốn khổng lồ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Ngày
nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai TTGDCK lớn nhất của nước ta cùng
với đó là hàng chục địa điểm nhận lệnh được trải đều trên khắp cả nước.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
5


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Huế là một thành phố cổ nằm ở miền Trung và nổi tiếng là thành phố trầm
mặc của đất nước. Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền kinh tế đất nước và thế
giới, Huế cũng đã có những bước chuyển mình thay đổi trong phát triển kinh tế để
theo kịp với các địa phương khác trong cả nước. TTCK ở Huế đã kịp ra đời nhằm
đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu đầu tư
của công chúng. Nhưng TTCK ở Huế mới chỉ thu hút được một lượng nhỏ người
dân tham gia, và hầu như đông đảo người dân trên địa bàn vẫn thiếu hiểu biết hoặc
chưa thực sự quan tâm đến TTCK nên đã có những suy nghĩ sai lệch về chức năng
cũng như nhiệm vụ của TTCK. Hầu hết mọi người đều cho rằng TTCK chỉ là nơi
đầu tư kiếm lời thông qua hoạt động mua bán chứng khoán dựa vào may mắn mà
họ không hiểu đây là kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Đối với những người
quan tâm và có tham gia thì thiếu những hiểu biết cơ bản về TTCK. Đây chính là
một trong những yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
của TTCK tại địa bàn thành phố Huế.
Nhận thấy thực trạng đó, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu về thái độ của người dân Thành phố Huế đối với TTCK trên địa
bàn này” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Tìm hiểu thực trạng thái độ của người dân thành phố Huế đối với TTCK
thông qua nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi của họ.
- Xác định các nhân tố chủ yếu và mức độ, chiều hướng tác động của chúng
tới nhận thức, thái độ và xu hướng hành vi của người dân thành phố Huế tới
TTCK.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sự hiểu biết
của người dân trên địa bàn về TTCK, góp phần tích cực hóa tinh thần, thái độ và
hành vi của họ trong việc tham gia phát triển loại thị trường này trong thời gian tới.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
6



Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của người dân thành phố Huế đối với TTCK, cụ thể là:
- Nhận thức, hiểu biết của người dân thành phố Huế đối với TTCK.
- Mức độ quan tâm của người dân thành phố Huế đối với TTCK.
- Mức độ và khả năng tham gia của người dân thành phố Huế vào TTCK.
- Nhận xét của người dân về TTCK đối với một số mặt chủ yếu như cơ sở
vật chất, mức độ phổ biến, cách thức giao dịch, các thủ tục, v.v...
4. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
2. Các phương pháp cơ bản:
- Phương pháp định tính: quan sát, phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp một số
người dân để nắm được một số thông tin sơ bộ về mục tiêu nghiên cứu. Đây cũng
là cơ sở của việc nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp định lượng: Phương pháp này được thực hiện thông qua bảng
hỏi điều tra. Việc điều tra qua bảng hỏi được thực hiện theo hai bước:
+ B1: Chọn ngẫu nhiên các phường thuộc địa bàn thành phố Huế để
xây dựng mẫu.
+ B2: Chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng khi đã phân loại.
3. Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
mô hình hóa để trình bày các vấn đề liên quan, đồng thời sử dụng một số công cụ
hỗ trợ tính toán qua phần mềm SPSS.
5. Ý nghĩa thực tiễn.
Việc nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế đối với TTCK sẽ
cung cấp những thông tin quan trọng trong việc đánh giá được được nhận thức,
cảm tình, xu hướng hành vi của người dân trên địa bàn đối với thị trường này, từ

đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách cũng như công ty chứng khoán có các
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
7


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chính sách và biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể trong việc đẩy
mạnh hơn nữa sự phát triển của TTCK tại thành phố Huế trong những năm tới.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng thuộc địa bàn thành phố Huế trong
thời gian từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
8


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm về thái độ
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành
động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Thái độ gồm 3 thành phần cơ bản là: Nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi.
Hình 1.1: Mô hình ba thành phần của thái độ


(Nguồn: theo Kretch và Crutchfield – Marketing căn bản Christian, Lê Thị Đông
Mai – NXB Thanh Niên)
+ Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Quá
trình nhận thức của con người là một quá trình chọn lọc, tổ chức và lý giải những
thông tin để hình thành một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
+ Cảm xúc: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng. Cảm nghĩ này có thể tốt hay
xấu, thân thiện hay ác cảm.
+ Xu hướng hành vi nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối
với đối tượng theo hướng đã nhận thức.
- Thái độ được hình thành giữa sự kết hợp của niềm tin và giá trị.
+ Niềm tin: là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được
về một sự vật hay hiện tượng nào đó.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
9


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Giá trị: là các kiểu đạo đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã
hội hoặc cá nhân.
Thái độ của người dân đối với TTCK là những biểu hiện trong hành động,
suy nghĩ của của họ về TTCK. Những biểu hiện đó có thể theo hướng tích cực hay
tiêu cực tùy thuộc vào mức độ hiểu biết, cảm tình của họ đối với TTCK. Thái độ
này chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể là các
yếu tố chủ quan và cả các yếu tố khách quan.
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
1.1.2.1 Những yếu tố tâm lý
Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ bao gồm 4 yếu tố: động cơ, cá tính, nhận
thức và sự hiểu biết hay kinh nghiệm.

A/ Động cơ:
Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành
động để thỏa mãn nó. Hay nói cách khác động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm
thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, khi thỏa mãn
một nhu cầu cấp thấp sẻ nảy sinh ra nhu cầu cấp cao hơn. Theo Maslow nhu cầu
được chia làm 5 loại như hình sau:
Hình 1.2: Năm loại nhu cầu của con người

( Nguồn: Giáo trình quản trị marketing)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
10


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

B/ Cá tính:
Cá tính nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với
những tình huống diễn ra có tính lặp lại. Hay nói cách khác cá tính là những đặc
tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại)
có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh.
Cá tính thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như: tính
tự tin, tính thận trọng, tính tự lập, tính khiêm nhường, tính năng động,…Vì vậy
chính cái cá tính vốn có trong mỗi con người sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối
với một sự vật, sự việc nào đó.
C/ Nhận thức:
Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định
nghĩa là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các
thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức
có chọn lọc là quan trọng vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn. Nhận

thức là một yếu tố rất quan trọng tác động đến thái độ. Sự tác động của nhận thức
về TTCK đến thái độ đối với TTCK là rất lớn. Chỉ khi có sự nhận thức đúng đắn
về TTCK mới giúp cho việc hình thành được một thái độ tích cực về TTCK.
D/ Sự hiểu biết, kinh nghiệm:
Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát
sinh từ kinh nghiệm. Sự hiểu biết hay kinh nghiệm giúp con người có khả năng
khái quát hóa về một đối tượng nào đó.
1.1.2.2 Những yếu tố xã hội:
A/ Yếu tố tâm lý xã hội
- Văn hóa: Văn hóa thường được định nghĩa là một hệ thống những giá trị,
đức tính, truyền thống và các chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát
triển qua nhiều thế hệ, truyền thống từ đời này sang đời khác, thường được hấp thụ
ngay buổi đầu trong đời sống của mỗi con người từ gia đình, trường học qua giáo
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
11


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dục tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp xã hội với các thành viên của cộng
đồng.
Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của
con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào. Vì vậy, những điều cơ bản về
giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen, hành vi ứng xử đều chứa
đựng bản sắc của văn hóa.
- Địa vị, giai tầng xã hội: Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định
trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi
những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.
Đối với TTCK thì địa vị và giai tầng xã hội của mỗi người sẻ ảnh hưởng rất

lớn đến thái độ của họ.
B/ Nhân khẩu học:
Bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố
dân cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp,…Tuy nhiên
trong vấn đề nghiên cứu nghiên cứu này thì các biến nhân khẩu được quan tâm là:
giới tính, nghề nghiệp vì chính các biến này có ảnh hưởng đến thái độ đối với
ngành quản trị kinh doanh của học sinh phổ thông.
1.1.2.3 Yếu tố kinh tế
TTCK là một bộ phần quan trọng và có mối quan hệ rất chặt chẻ với nền
kinh tế do vậy các yếu tố kinh tế riêng biệt của mỗi cá nhân có tác động rất mạnh
mẽ đến thái độ của họ đối với thị trường kinh tế.
Một số yếu tố kinh tế chính được xem xét trong bài chuyên đề là: Thu nhập,
lao động và việc làm.
1.1.3 Thị trường chứng khoán
1.1.3.1 Khái niệm
Khái niệm TTCK hình thành và hoàn thiện theo sự phát triển của nền kinh
tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, TTCK là một yếu tố không thể thiếu đối
với việc duy trì và phát triển của nền kinh tế. Cho đến nay, các quốc gia có nền
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
12


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

kinh tế thị trường phát triển đều có TTCK nhưng định nghĩa về nó thì có nhiều
cách khác nhau:
- TTCK là một thị trường có tổ chức nơi các chứng khoán được mua bán
theo những nguyên tắc nhất định (theo Longman Dictionary of Business English –
1985 nguyên văn: ”Securities market is an organized market where securities are

bought and sold under fixed rules”)
- TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán và trao đổi các loại chứng
khoán. (Theo giáo trình: TTCK của trường Đại học kinh tế quốc dân).
- Theo luật chứng khoán Việt Nam năm 2006 thì: Thị trường giao dịch
chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua,
bán và giao dịch chứng khoán.
1.1.3.2 Chức năng của TTCK
- Huy động vốn cho nền kinh tế:
Khi nhà đầu tư (NĐT) mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ vậy, nó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của các công
ty, TTCK đã tạo ra những tác động tích cực đối với phát triển nền kinh tế xã hội.
Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền địa phương có thể huy động được các
nguồn vốn nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phục vụ mục tiêu phát
triển dân sinh xã hội.
- TTCK thực hiện khuyến khích tiết kiệm và thực hiện cung cấp môi trường đầu tư
cho công chúng:
TTCK là nơi đảm bảo cho công chúng có được một môi trường đầu tư lành
mạnh với các cơ hội lựa chọn các loại CK đa dạng, phong phú. Các loại chứng
khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các
NĐT có thể lựa chọn các loại hàng hóa nào mà họ cho là phù hợp với khả năng,
mục tiêu và sở thích của mình. Điều này đã tạo cơ hội thuận tiện để khuyến khích
mọi người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách hữu ích,
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
13


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


mang lại hiệu quả đầu tư qua đầu tư vào các loại CK. Với chức năng này, TTCK
góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
- TTCK là công cụ tạo tính thanh khoản cho các khoản tiết kiệm phục vụ cho đầu
tư dài hạn:
TTCK đảm bảo cho các NĐT có thể chuyển đổi các CK mà họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc loại CK khác khi họ muốn. Khả năng thanh toán (khả năng chuyển
đổi thành tiền mặt) là một trong những yếu tố có tính hấp dẫn của CK đối với
NĐT. TTCK hoạt động càng hữu hiệu, có tính năng động và hiệu quả cao thì khả
năng thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
- TTCK có thể coi là công cụ đo lường giá trị của doanh nghiệp cũng như đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua giá CK trên thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp được
phản ánh một cách tổng hợp và chính xác. Trên TTCK, các thông tin của doanh
nghiệp được cung cấp cho các NĐT qua bảng đánh giá giá năng lực sản xuất kinh
doanh, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp đã phần nào lượng giá
được năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, với tính chất đặt
biệt nhạy bén của TTCK, việc lên xuống giá của chứng khoán cũng phản ánh được
giá trị của doanh nghiệp biến động tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này cũng có thể
giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
- TTCK tạo điều kiện giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Thông qua TTCK có thể phản ánh được động thái của nền kinh tế một cách
nhạy bén và chính xác. Từ TTCK có thể biết được các dấu hiệu tiêu cực và tích
cực của nền kinh tế. Thông qua TTCK chính phủ có thể mua và bán trái phiếu
chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
14



Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vào TTCK để định hướng đầu tư đảm bảo phát triển nền kinh tế theo đúng mục
tiêu của chính phủ.
1.1.3.3 Cơ cấu của Thị trường chứng khoán
 Có nhiều căn cứ phân loại TTCK nhưng phổ biến và quan trọng nhất là sự luân
chuyển nguồn vốn. Theo đó TTCK được chia thành 2 loại là thị trường sơ cấp và
thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ NĐT sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông
qua việc NĐT mua các chứng khoán mới phát hành do đó đây là nơi duy nhất đem
lại vốn đầu tư cho tổ chức phát hành. Việc mua bán trên thị trường sơ cấp thường
diễn ra giữa các ngân hàng, công ty phát hành, và các tập đoàn tài chính lớn… Giá
chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành ấn định và thường được
in ngay trên chứng khoán. Như vậy có thể thấy rằng, thị trường sơ cấp đóng vai trò
chứng khoán hóa các nguồn vốn cần huy động đồng thời chu chuyển vốn từ nơi
thừa vốn tới nơi cần vốn và chuyển nó thành vốn dài hạn.
Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đóng vai trò đảm bảo tính thanh khoản cho
các chứng khoán đã phát hành và có những đặc điểm sau:
+ Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán
thuộc về các NĐT và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không phải nhà phát
hành. Như vậy các luồng vốn không chảy vào các nhà phát hành mà lưu chuyển
giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một
bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp,
+ Giao dịch trên thị trường thứ cấp thể hiện nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá

chứng khoán trên thị trường thứ cấp do quan hệ cung cầu quyết định.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
15


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua
và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường này.
 Ngoài cách phân loại trên, có thể phân loại TTCK theo tính chất tập trung của
thị trường, theo đó TTCK bao gồm sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung)
và thị trường OTC (thị trường phi tập trung). Tại sở giao dịch, các giao dịch được
tập trung tại một điểm, các lệnh được chuyển đến sàn giao dịch và tham gia vào
quá trình khớp lệnh để hình thành giá giao dịch. Trên thị trường OTC, các giao
dịch kể cá sơ cấp và thứ cấp được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng
khoán phân tán khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng máy tính. Giá cả
hình thành theo phương thức thỏa thuận.
1.1.3.4 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK

Nguyên tắc trung gian
Theo nguyên tắc trung gian, các giao dịch trên TTCK được thực hiện thông
qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các
NĐT thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo
lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh
doanh các công ty CK mua bán chứng khoán giúp khác hàng, hoặc kết nối khách
hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán CK trên tài khoản của
mình. Nguyên tắc trung gian đảm bảo cho các loại chứng khoán được giao dịch là
các loại chứng khoán thực. Điều này vừa đảm bảo lợi ích cho các NĐT vừa giúp
TTCK hoạt động lành mạnh và phát triển tích cực.


Nguyên tắc đấu giá
Xác định giá chứng khoán trên TTCK được thực hiện trên nguyên tắc đấu
giá. Nguyên tắc đấu giá được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ cung cầu trên thị
trường. Đấu giá được phân biệt theo hình thức cũng như phương thức thực hiện.
- Căn cứ và các hình thức đấu giá, có đấu giá trực tiếp, đấu giá gián tiếp và
đấu giá tự động.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
16


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Đấu giá trực tiếp: Là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới
CK trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia CK) tại quầy
giao dịch để thương lượng giá.
+ Đấu giá gián tiếp: Là hình thức đầu giá qua hệ thông mạng máy tính
nối giữa máy chủ của sở giao dịch chứng khoán với hệ thống máy của các công ty
thành viên. Các lệnh mua, bán chứng khoán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự
động khớp lệnh mua bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho những công ty
chứng khoán có các lệnh đặt hàng được thực hiện.
- Căn cứ vào phương thức đấu giá, có đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục.
+ Đấu giá định kỳ: Là hệ thống trong đó các giao dịch chứng khoán
được tiến hành tại một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt mua
và bán chứng khoán trong một khoản thời gian nhất định. Đấu giá định kỳ là
phương thức xác định mức giá cân bằng giữa cung và cầu. Phương thức đấu giá
này rất hiệu quả trong việc hạn chế các biến động giá quá mức. Biến động này có
thể phát sinh từ việc phối hợp những đơn đặt hàng được chuyển tới thị trường một
cách bất thường (trong trường hợp đấu giá liên tục). Tuy nhiên, phương thức này

không phản ánh kịp thời những thông tin thị trường. Do vậy, hình thức này chỉ
thích hợp với giai đoạn đầu của TTCK khi mà số lượng khách hàng với khối lượng
giao dịch còn ít, không khí thị trường kém sôi động.
+ Đấu giá liên tục: là hệ thống trong đó mua bán CK được tiến hành
liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi có các đơn
đặt hàng có thể phối hợp được. Đặc điểm của đấu giá liên tục là giá cả được xác
định qua phản ứng tức thời của thông tin và các NĐT có thể phản ứng nhanh chóng
trước những thay đổi trên thị trường. Hình thức đấu giá này thích hợp với những
thị trường có khối lượng giao dịch lớn và nhiều đơn đặt hàng.
Thông thường, khi thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo
các thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn ưu tiên về giá, ưu tiên về quy mô lệnh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
17


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyên tắc công khai
CK là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp
được các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ sở các
thông tin có liên qua. Do đó TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công
thông tin được công bố công khai và minh bạch. Theo luật định, các bên phát hành
chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành,
tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng
như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất. thông tin được công bố thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các
tổ chức có liên quan khác.
Việc công khai thông tin về TTCK phải thỏa mãn yêu cầu chính xác, kịp
thời và dễ tiếp cận. các thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc thông tin

có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các NĐT, ảnh hưởng tới quyền
lợi của các NĐT, vi phạm nguyên tắc công bằng trên TTCK, do đó đòi hỏi thông
tin cần phải chính xác. Nếu các thông tin công khai nhưng không kịp thời, chậm
trễ, lạc hậu thì sẽ gây thiệt hại cho các NĐT. Việc công khai thông tin trên TTCK
nhằm đảm bảo cho tất cả các NĐT có thể dễ dàng tiếp cận được. Nguyên tắc công
khai nhằm bảo vệ NĐT, đồng thời nó cũng nói lên rằng một khi thông tin đã được
cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thì NĐT phải chịu trách nhiệm về các quyết
định đầu tư của mình.
1.1.3.5 Các chủ thể tham gia vào TTCK
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành bốn loại,
gồm: nhà phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các tổ chức
liên quan.
A/ Tổ chức phát hành
Nhà phát hành (NPH) là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK. NPH là người cung cấp các CK - hàng hóa của TTCK. NPH có thể là:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
18


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Chính phủ và chính quyền địa phương: là NPH trái phiếu chính phủ và trái
phiếu địa phương.
- Công ty là NPH cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là NPH các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng
chỉ thụ hưởng,…
B/ Nhà đầu tư
NĐT là những người mua và bán CK trên TTCK. NĐT có thể được chia
thành 2 loại là NĐT cá nhân và NĐT là tổ chức.

- NĐT cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán
trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- NĐT tổ chức: thường được gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua
bán CK với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này có các bộ phận chức
năng gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các
quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các công
ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ an sinh và bảo hiểm xã hội khác. Ưu điểm
nổi bật của đầu tư và các quyết định đầu tư do các chuyên gia có kinh nghiệm thực
hiện. Một bộ phận quan trọng của cá tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Các
công ty tài chính được phép kinh doanh CK, có thể sử dụng nguồn vốn của mình
để đầu tư vào CK, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư
chuyên nghiệp khi họ mua bán CK của mình.
C/ Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK gồm các công ty CK và các ngân hàng
thương mại.
- Các công ty CK: là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán
có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong các nghiệp vụ chính như bảo lãnh phát
hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư CK.
- Các ngân hàng thương mại: tại một số quốc gia, các ngân hàng thương mại
có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhận thông qua đầu tư và các
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
19


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CK. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ đầu tư và CK trong một giới hạn nhất định để
bảo vệ ngân hàng trước những biến động giá cả. Tại một số nước ngân hàng
thương mại lập các công ty con để kinh doanh CK.

D/ Các tổ chức liên quan đến TTCK
Cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan giám sát, quản lý TTCK được hình
thành dưới nhiều mô hình hoạt động khác nhau. Có nước cơ quan quản lý là do các
tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan quản lý thuộc chính phủ, nhưng có
nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và nhà nước. Nhìn chung,
cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của TTCK là do chính phủ thành lập nhằm
mục đích bảo vệ lợi ích của NĐT và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh,
phát triển vững chắc.
- Sở giao dịch CK: Sở giao dịch CK thực hiện vận hành thị trường thông qua
bộ máy tổ chức gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao
dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động giao
dịch CK trên sở, phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định của ủy ban
chứng khoán nhà nước.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh CK: là tổ chức của các công ty CK và một số
thành viên khác hoạt động trong ngành CK, được thành lập với mục đích bảo vệ
lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành CK nói chung.
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ CK: đây là tổ chức nhận lưu giữ các
CK và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch CK
- Công ty đánh giá hệ số tín hiệu: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn và lãi đúng thời hạn và theo những điều
khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
- Các mức hệ số tín nhiệm vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành
chứ không phải cho công ty. Do vậy, một công ty phát hành có thể mang nhiều
mức hệ số tín nhiệm cho các phát hành nợ của nó. Hệ số tín nhiệm được biểu hiện
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
20


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


bằng các chữ cái hay những chữ số, tùy theo quy định của từng công ty xếp hạng.
Dựa vào các hệ số tín nhiệm, các NĐT có thể cân nhắc quyết định đầu tư của mình.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.2.1 Tình hình chung về TTCK thế giới
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của TTCK
TTCK ban đầu phát triển rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của
buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở
phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi, mua bán
các vật phẩm hàng hóa. Lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình
thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu
chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và các quy ước đó
dần dần được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung
cho mọi thành viên tham gia vào “thị trường” này.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ quán của gia
đình Vanber ở Bruges (Bỉ). Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da
tượng trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hóa, giao dịch ngoại tệ và giao
dịch chứng khoán động sản, cùng với một tên tiếng Pháp là “Bourse” tức là “Mậu
dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1457, thành phố Bruges mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị
cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển sang thi trấn
Auvers (Bỉ) và ở đây thị trường phát triển rất nhanh. Vào giữa thế kỷ XVI, một
quan chức đại thần của Anh đã đến quan sát và trở về thiết lập một mậu dịch thị
trường tương tự ở London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng
khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại
Pháp, Đức và Bắc Âu.
Thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên ngày
càng đông đảo với nhiều nội dung khác nhau. Do đó, theo tính chất tự nhiên, thị
trường được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau: thị trường hàng hóa, thị
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010

21


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trường hối đoái, TTCK... với những đặc tính riêng của thị trường thuận lợi hơn cho
những người tham gia vào thị trường đó. Như vậy, TTCK đã được hình thành cùng
với thị trường hàng hóa và thị trường hối đoái.
Quá trình hình thành TTCK cũng diễn ra tương tự như vậy ở Pháp, Hà Lan,
các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài
trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng.
Ở Mỹ, cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà và
sở giao dịch chứng khoán chính thúc được thành lập. Ngày nay, theo sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các sở giao dịch chứng khoán
cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả
và chất lượng cho giao dịch, các sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để
truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy tính
sang sử dụng hoàn toàn bằng hệ thống giao dịch điện tử.
Các TTCK trên thế giới trải qua một quá trình phát triển thăng trầm, lúc lên,
lúc xuống. Vào những năm 1875- 1913, TTCK thế giới phát triển huy hoàng cùng
với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lúc đó. Nhưng đến 29/10/1929- “ngày
thứ năm đen tối”- đã làm cho TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng và
mất lòng tin. Cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các TTCK trên thế
giới hồi phục dần và phát triển mạnh trở lại. Đến năm 1987, TTCK thế giới lại một
lần nữa điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” - 19/10/1987 đã làm cho TTCK thế
giới lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của cuộc
khủng hoảng này là do sự phản ánh không đúng thực trạng nền kinh tế của TTCK:
năm 1986, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên TTCK Mỹ lại phát triển

rất nhanh chóng với tốc độ từ 18,5% lên tới 43,6% vào giữa tháng 8/1987. Cùng
lúc, Cục dự trữ liên bang Mỹ đang phải tập trung đối phó với cơn lạm phát và tỷ lệ
lãi suất tiền gửi ngân hàng đang ở mức rất cao. Cùng với đó là tâm lý mua bán theo
kiễu đám đông của NĐT cộng với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy tính đã góp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
22


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phần tạo ra “ngày thứ hai đen tối” này. Khủng hoảng trên TTCK dẫn đến sự suy
giảm của nền kinh tế thế giới nói chung và đối với kinh tế của mỗi nước ở mức độ
khác nhau. Sau gần hai năm mất lòng tin, TTCK thế giới lại đi vào giai đoạn ổn
định và phát triển đến ngày nay.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên thế giới đã có TTCK. Hiện nay có
khoảng hơn 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả
các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Lịch sử TTCK thế giới cho thấy ban đầu, thị trường này hình thành một cách
tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự
tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự
trục trặc, bất ổn, buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan
quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống
pháp lý cũng bắt đầu được hình thành, đánh dấu sự can thiệp của nhà nước vào
TTCK. Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành sau này cho thấy thị
trường sau khi được thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh
chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt hàng hóa, luật pháp, con người, bộ
máy quản lý và đặc biệt là có sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
Có thể nói rằng, TTCK là một định chế tài chính không thể thiếu được trong
đời sống kinh tế của các nước phát triển nền kinh tế theo theo cơ chế thị trường,

nhất là những nước đang phát triển vốn rất cần những nguồn vốn lớn, dài hạn cho
việc phát triển kinh tế xã hội của mình.
1.2.1.2 Quá trình phát triển một số TTCK lớn trên thế giới
Sau sự ra đời của định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ở Bỉ,
nhiều thị trường khác cũng dần dần dược mở ra ở các nước trên thế giới.
Năm 1600, cả Anh, Pháp và Hà Lan đều cử hạm đội đến Đông Ấn. Do ít nhà
thám hiểm trang trải đủ cho một chuyến đi biển nên các công ty trách nhiệm hữu
hạn được thành lập để huy động tiền từ NĐT, những người này sẽ được chia lợi
nhuận tương ứng với phần vốn góp. Theo báo Imperial Gazetteer của Ấn Độ,
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
23


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

những chuyến đi đầu tiên của Anh đến Ấn Độ Dương không thành công, tàu đắm
còn tài sản cá nhân của những người đi huy động vốn bị chủ nợ tịch thu. Điều đó
khiến cho một nhóm thương nhân London lập nên một công ty vào tháng 9/1599
có giới hạn trách nhiệm của mỗi thành viên dựa trên số tiền họ đầu tư và nếu
chuyến hàng hải thất bại thì luật pháp chỉ có thể tịch biên số tiền trên. Nữ hoàng
Anh cho phép nhóm thương nhân này hoạt động trong vòng 15 năm và đặt tên cho
công ty là “Thống đốc và nhóm thương nhân London giao thương với Đông Ấn”
(công ty Đông Ấn).
Sự phát triển nhanh chóng của các công ty phát hành cổ phiếu dẫn tới sự ra
đời của Sở giao dịch chứng khoán London. Đầu tiên, cổ phiếu không được giao
dịch trong bất kỳ tòa nhà nào cả mà bên môi giới lẫn NĐT gặp nhau ở các quán cà
phê trên khắp London. Đặc biệt quán cà phê của Jonathan tại Change Alley nổi lên
như một tụ điểm giao dịch chứng khoán chính tại London. Giao dịch phi tập trung
tiếp tục phát triển cho đến khi một đám cháy quét qua Change Alley năm 1748.

Sau đó một nhóm giao dịch viên giao dịch viên giàu có đã hiến một tòa nhà làm sở
giao dịch vào năm 1773 chuyển sang thời kỳ giao dịch tập trung. Từ đây mở ra một
thời gian dài nước Anh trở thành thủ đô tài chính của thế giới và kể cả khi đã bị
Mỹ vượt qua, London vẫn là một trong những trung tâm tài chính trọng yếu của thế
giới.
Ở Mỹ, cách đây khoảng 250 năm, Wall Street là một con đường mòn bụi
bặm trải dài từ đỉnh đồi nhà thờ Trinity xuống đến bến cảng Manhattan East River.
Tại đây, TTCK đầu tiên của Hoa Kỳ được hình thành trên những cầu tàu và chứng
khoán đơn thuần chỉ là những mảnh giấy xác nhận chủ sở hữu hoặc những hóa đơn
giao hàng hóa từ những chuyến tàu cập bến từ bên kia Đại Tây Dương đến. Mùa
xuân năm 1792, các thương gia tại bến cảng ngồi lại với nhau để ký kết một bản
thỏa ước đầu tiên làm nền móng cho New York Stock Exchange (NYSE) sau này.
Để tránh những xáo trộn và tranh chấp có thể xảy ra làm nguy hại cho hoạt động
làm ăn chung, họ thống nhất ấn định một hình thức giá cả lệ phí trao đổi chung và
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
24


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cố định, một chính sách được áp dụng cho đến 1975. Năm 1800, nhóm NYSE
chuyển vào địa chỉ số 40 Wall Street, đến 1963 thì chuyển về địa điểm hiện nay tại
số 11 Wall Street, New York. Năm 1971, NYSE được cổ phần hóa thành một
doanh nghiệp phi lợi nhuận và hoạt dộng với mục đích vì lợi ích của NĐT nói
chung và hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng. Song song với
sự phát triển của thị trường tập trung là thị trường phi tập trung- OTC (Over The
Counter Market). Năm 1971 đánh dấu một bước tiến quan trọng của OTC market
với sự ra đời của hệ thống NASDAQ (National Association of Securities Dealers
Automated Quotation System). Từ thời điểm này, một số chứng khoán OTC được

lên danh sách và buôn bán qua hệ thống điện toán nối liền các môi giới chứng
khoán, nhân viên giao dịch và chuyên viên làm giá mà không cần nằm trong một
sàn giao dịch nào hết. Như vậy, cùng với sự ra đời của thị trường OTC, TTCK Hoa
Kỳ đã phát triển gần như hoàn thiện và nhanh chóng nổi lên thành một trung tâm
tài chính lớn của thế giới cho đến tận ngày nay.
Cùng với hai TTCK lớn trên, TTCK Nhật Bản, Hồng Kông là những thị
trường mới nổi sau này nhưng cũng đã có những bước tiến lớn và góp phần quan
trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
1.2.1.3 Mối quan hệ giữa TTCK với nền kinh tế thế giới
TTCK là thước đo của nền kinh tế, do đó, hoạt động của TTCK phụ thuộc
rất lớn vào tình hình biến động của nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, TTCK lại rất
nhạy cảm, do đó cứ mỗi một biến động của nền kinh tế thì cũng luôn làm cho
TTCK có những biến động theo chiều hướng tốt hay xấu.
Khi nền kinh tế phát triển tốt, có nhiều triển vọng tăng trưởng trong tương
lai, TTCK cũng phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều NĐT và góp phần tạo lực đẩy
trở lại cho nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế có những dấu hiệu sụt giảm,
ngay lập tức sẽ được phản ánh trên TTCK bằng những phiên tụt điểm hàng loạt của
các cổ phiếu trên thị trường, NĐT sẽ đồng loạt bán ra mà hiếm trường hợp mua
vào. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ hiện đại, ngày nay thông
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
25


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng làm cho mối quan hệ giữa TTCK với nền
kinh tế ngày càng thể hiện chặt chẽ hơn. Một minh chứng rõ nét cho sự liên kết
chặt chẽ của nền kinh tế và TTCK là “ngày thứ hai đen tối” trong lịch sử TTCK19/10/1087, cái ngày mà hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều rớt giá, cuối
ngày, chỉ số Dow Jones đã rớt mất 508 điểm, tương đương giảm 23%. Các NĐT

đua nhau bán tống bán tháo những cổ phiếu mà họ có ra thị trường với hy vọng vớt
vát được phần nào thứ tài sản đang dần biến thành giấy lộn của mình. Nguyên nhân
của cơn khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất thế kỷ XX này là do sự phản ánh
không đúng đắn, không ăn ý giữa TTCK và mức độ phát triển của nền kinh tế: khi
nền kinh tế đang suy giảm nhưng TTCK vẫn phát triển một cách nhanh chóng gây
ra sự bất ổn trên TTCK, từ đó góp phần làm cho nền kinh tế càng bất ổn hơn.
Những biến động trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. TTCK phát
triển sôi động phản ánh được một nền kinh tế có nhiều triển vọng tăng trưởng và
phát triển mạnh. Một TTCK ảm đạm, ít NĐT hay cổ phiếu liên tục rớt giá, NĐT có
xu hướng rời bỏ thị trường ngày càng đông chứng tỏ sự yếu kém của nền kinh tế
hay phản ánh quá trình suy giảm của nền kinh tế đó. Năm 2007, cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu bắt đầu diễn ra mà khởi điểm của nó là cơn khủng hoảng trên thị
trường tài chính. Bắt đầu diễn ra ở Mỹ, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra các nước
trên thế giới, dẫn tới đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Các TTCK lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều có
thời điểm sụt giá lớn lịch sử. Ở mỹ, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc
đóng cửa ngày 9/03/2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997 và
chỉ trong 6 tuần lễ, chỉ số này tụt tới 20%. Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức
4.789,79 tụt xuống còn 4.699,82, chỉ só DAX ngày 02/03/2009 chỉ còn 3.666,4099
điểm so với 8.067,3198 điểm ngày 27/12/2007. Tình trạng tồi tệ của thị trường tài
chính nói chung và TTCK nói riêng đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
26


Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Huế Đối với Thị trường chứng khoán
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực sản xuất, dẫn đến suy thoái kinh

tế trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Như vậy, TTCK có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế. Đây là mối quan
hệ qua lại mà mỗi diễn biến của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển
của TTCK và ngược lại.
1.2.1.4 Thái độ của người dân thế giới đối với TTCK
TTCK đã có một lịch sử phát triển lâu đời, qua nhiều giai đoạn thăng trầm
để có được một TTCK phát triển như ngày nay. Ở giai đoạn đầu, khi mới thành
lập, TTCK chỉ thu hút được một nhóm nhỏ dân cư làm nghề buôn bán do tính chất
công việc của họ. Lúc này, người dân hầu như chưa biết về TTCK. Khi các sở giao
dịch chứng khoán đầu tiên được thành lập ở London hay New York, TTCK đã lan
rộng hơn, đi vào tâm trí của một số nhóm người ở các nước có TTCK. Tuy nhiên,
chỉ đến khi khoa học công nghệ phát triển, internet xuất hiện thì TTCK mới thực
sự trở thành một hệ thống trên thế giới. Từ đây, khái niệm TTCK mới dần dần
quen thuộc hơn đối với người dân trên thế giới và thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhìn chung, TTCK là một lĩnh vực ẩn chứa nhiều bí mật, vừa chứa đựng
nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận thu lại cao đã góp phần khơi dậy tính tò mò, hiếu kỳ
của công chúng. Hầu hết người dân đều có những phản ứng, thái độ tích cực với thị
trường này. Số người tìm hiểu cũng như lượng NĐT tham gia vào TTCK ngày
càng đông đảo, tạo ra sự sôi động cho thị trường này cũng như tạo ra đòn bẩy cho
nền kinh tế. Trong thời đại “thế giới phẳng”, việc tìm kiếm thông tin nói chung và
thông tin về TTCK nói riêng là rất dễ dàng thông qua các phương tiên thông tin đại
chúng (báo chí, truyền hình, internet, tư vấn trực tiếp,…). Do đó, hiện tượng người
dân hiểu sai về bản chất của TTCK hay có những suy nghĩ lệch lạc về việc tham
gia vào TTCK cũng giảm dần. Việc người dân tham gia vào TTCK không còn khó
khăn như trước đây và nguy cơ rủi ro cũng giảm đi, đặc biệt là ở những nước có
nền kinh tế phát triển ổn định. Ở các nước phát triển, TTCK ra đời và phát triển
nhanh, ổn định, chuyên nghiệp, nhanh chóng trở thành nơi huy động vốn hiệu quả
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Huế, tháng 1 năm 2010
27



×