Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khảo sát mức độ gây bệnh ở hậu ấu trùng tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) khi nhiễm vibrio và đề xuất giải pháp phòng chống tại cơ sở sản xuất giống ninh hải, ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 73 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC ANH

KHẢO SÁT MỨC ðỘ GÂY BỆNH Ở HẬU ẤU TRÙNG
TÔM CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)
KHI NHIỄM VIBRIO VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG
NINH HẢI, NINH THUẬN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2014


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC ANH

KHẢO SÁT MỨC ðỘ GÂY BỆNH Ở HẬU ẤU TRÙNG
TÔM CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)
KHI NHIỄM VIBRIO VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG
NINH HẢI, NINH THUẬN.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành


: Nuôi trồng Thủy sản

Mã số

: 60.62.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ MINH HOÀNG
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG

TS. VÕ VĂN NHA
KHOA SAU ðẠI HỌC

Khánh Hòa - 2014


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả ñã nêu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi cùng với sự cho phép sử dụng chung số liệu của tác giả thực hiện
ñề tài thuộc chương trình ðề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh
vực thủy sản cấp nhà nước do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III chủ trì, những
số liệu này là trung thực, chưa ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Anh



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này ñược thực hiện với sự giúp ñỡ của nhóm nghiên cứu ñề tài nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu hội chứng gan tụy trên tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ở ñồng bằng sông Cửu Long” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
chủ trì, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quí báu ñó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến sự hướng dẫn nhiệt tình, chu ñáo của thầy
hướng dẫn Tiến sĩ Lê Minh Hoàng và Tiến sĩ Võ Văn Nha ñã giúp tôi trong suốt quá trình
xây dựng ñề cương, triển khai thực hiện các nội dung và hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi của các cán bộ
Phòng nghiên cứu Bệnh thủy sản và dự báo, Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo
Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Trung-Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III ñể tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ñến Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng sau ðại học,
Trường ðại học Nha Trang, cùng quý thầy cô ñã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn ñến gia ñình ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Anh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẲT .............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ ...................................................................... vii
MỞ ðẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của tôm chân trắng .........................................................3
1.1.1 Vị trí phân loại ...............................................................................................3
1.1.2 ðặc ñiểm hình thái.........................................................................................3
1.2. Một số bệnh do Vibrio gây ra trên tôm trên thế giới và Việt Nam ..........................4
1.2.1. Bệnh phồng ñuôi...........................................................................................4
1.2.2. Bệnh ñỏ dọc than. .........................................................................................5
1.2.3. Bệnh phát sáng..............................................................................................6
1.3. Tình hình bệnh và những nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi trên thế giới.......8
1.3.1 Tình hình bệnh tôm trên thế giới ...................................................................8
1.3.2. Nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi trên thế giới....................................9
1.4. Tình hình bệnh và những nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi tại Việt Nam....13
1.4.1 Tình hình bệnh tôm tại Việt Nam ................................................................13
1.4.2. Nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi ở Việt Nam ..................................14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................16
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ..........................................................................16
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................16
2.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu...................................................................................16
2.2. Sơ ñồ phương pháp luận của ñề tài luận văn..........................................................17
2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................17
2.3.1. ðiều tra xác ñịnh nguồn lây nhiễm Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng...17
2.3.2. Xác ñịnh mức ñộ và ngưỡng gây bệnh của nhóm Vibrio trên tôm chân
trắng giống ở các nồng ñộ khác nhau bằng phương pháp gây nhiễm thực nghiệm ......19


iv

2.3.3. Một số phương pháp phân tích sử dụng trong ñề tài ..................................21
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................23
3.1. Kết quả xác ñịnh nguồn lây nhiễm và ñề xuất các giải pháp kiểm soát Vibrio trong
sản xuất giống tôm chân trắng tại Ninh Hải-Ninh Thuận .............................................23
3.1.1. Kết quả ñiều tra tình hình sản xuất, dịch bệnh trên tôm bố mẹ và tôm giống
tại Ninh Hải-Ninh Thuận và thu mẫu phân tích một số loài Vibrio có khả năng gây
bệnh trên tôm giống.......................................................................................................23
3.1.2. Kết quả khảo sát quá trình xử lý nước, nguồn thức ăn, vệ sinh hệ thống sản
xuất, sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học nhằm xác ñịnh nguyên nhân lây nhiễm
Vibrio trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ............................................................24
3.1.3. Kết quả phân tích mẫu ñánh giá nguồn lây nhiễm Vibrio trong sản xuất
giống tôm thẻ chân trắng ở Ninh Hải - Ninh Thuận......................................................30
3.1.4. ðề xuất giải pháp kiểm soát Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ......33
3.2. Xác ñịnh mức ñộ và ngưỡng gây bệnh của nhóm Vibrio trên tôm chân trắng giống ở
các nồng ñộ khác nhau bằng phương pháp gây nhiễm thực nghiệm ................................33
3.2.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường và một số chỉ tiêu sinh học của
PL trước khi ñưa vào thí nghiệm..................................................................................33
3.2.2. Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm 3 loài Vibrio trên PL tôm thẻ chân trắng .35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................39
4.1. Kết luận...................................................................................................................39
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẲT
PL


: Post larva

HKTS

: Hiếu khí tổng số

BP

: Baculovirus penaei

WSSV

: White spot syndrome virus

YHV

: Yellow head virus

IHHNV

: Infection Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus

HPV

: Hepatopancreas Parvoviru

Ppt

: Phần ngàn


NT

: Nghiệm thức thí nghiệm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số bệnh ở tôm do Vibrio spp gây ra. .......................................................7
Bảng 3.1: Kết quả ñiều tra việc xử lý nước và kiểm tra Vibrio trong nước ở các trại sản
xuất giống (n=30) ..........................................................................................................25
Bảng 3.2. Kết quả ñiều tra việc kiểm tra và xử lý thức ăn trong quá trình sản xuất
giống tôm thẻ chân trắng (n=30) ...................................................................................26
Bảng 3.3: Các loại hóa chất diệt khuẩn thường dùng trong sản xuất tôm giống (n=30) .......26
Bảng 3.4: Các loại chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
(n=30).............................................................................................................................28
Bảng 3.5: Tỷ lệ số cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng theo dõi các chỉ tiêu chất
lượng nước tại Ninh Hải-Ninh Thuận (n=30) ...............................................................29
Bảng 3.6: Tần số bắt gặp 1 số loài Vibrio ở mẫu PL thu tại các trại sản xuất giống tôm
thẻ chân trắng tại Ninh Hải-Ninh Thuận (n=30) ...........................................................30
Bảng 3.7: Kết quả phân tích Vibrio tổng số từ các mẫu thu tại trại giống....................32
Bảng 3.8: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.............34
Bảng 3.9: Kết quả phân tích các yếu tố sinh học của PL tôm ñầu vào thí nghiệm .......34
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Vibrio ở tôm cảm nhiễm sau 72 giờ thí nghiệm............36
Bảng 3.11: Kết quả phân tích Vibrio ở PLcảm nhiễm ở thí nghiệm cảm nhiễm kết hợp
sau 72 giờ thí nghiệm ....................................................................................................38


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ
Hình 1.1: ðặc ñiểm hình thái cấu tạo ngoài tôm chân trắng ...........................................4
Hình 1.2: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. ................................................................5
Hình 1.3: ðuôi tôm sú bị phồng.. ....................................................................................5
Hình 1.4: Tôm giống bị bệnh ñỏ thân (A); Tôm sú bị bệnh ñỏ thân (B). .......................6
Hình 1.5: Ấu trùng tôm Sú bị bênh phát sáng (A); Tôm Sú bị bệnh phát sáng (B). ..............7
Hình 2.1: Vị trí ñịa ñiểm thu mẫu và ñiều tra................................................................16
Hình 2.2: Sơ ñồ phương pháp luận của ñề tài luận văn.................................................17
Hình 2.3. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio trên PL tôm thẻ chân
trắng ...............................................................................................................................20
Hình 2.4: Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ................................................22
Hình 3.1: Tỷ lệ (%) một số bệnh thường gặp trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
tại Ninh Hải-Ninh Thuận...............................................................................................23
Hình 3.2: Sơ ñồ quy trình xử lí nước tại các trại sản xuất giống tôm chân trắng tại Ninh
Hải-Ninh Thuận.............................................................................................................24
Hình 3.3: Sơ ñồ quy trình sử dụng chế phẩm sinh học ở các cơ sở sản xuất giống tôm
thẻ chân trắng tại Ninh Hải-Ninh Thuận .......................................................................27
Hình 3.4: Khuẩn lạc vi khuẩn phân lập ñược trong gan tụy hậu ấu trùng tôm thẻ chân
trắng ...............................................................................................................................31
Hình 3.5: Bố trí cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio trong ñiều kiện thí nghiệm .....................34
Hình 3.6: Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm PL với V. alginolyticus, V. parahaemolyticus
và V. vulnificus sau 72 giờ ở các nồng ñộ cảm nhiễm Vibrio khác nhau...................35
Hình 3.7: Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm PL kết hợp với 3 chủng vi khuẩn V. alginolyticus,
V. parahaemolyticus và V. vulnificus sau 72 giờ..........................................................37


1

MỞ ðẦU

Vấn ñề bệnh trên tôm nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh
hưởng nghiêm trọng ñến sự phát triển nghề nuôi tôm tại nhiều nước phát triển nuôi
tôm biển trên thế giới thời gian qua. Ở Việt Nam và trên thế giới ñã có không ít nghiên
cứu về bệnh tôm nuôi. Qua ñó ñã cung cấp những thông tin cần thiết cho người nuôi
tôm, ñề xuất những giải pháp thiết thực, góp phần không nhỏ hạn chế sự thiệt hại do bệnh
gây ra trên tôm và vì thế, ñã duy trì ñược sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ñạt hiệu quả.
Tuy nhiên, theo thời gian ngày càng xuất hiện nhiều những bệnh mới xảy ra trên
tôm nuôi, nên rất cần những nghiên cứu tiếp theo về bệnh trên tôm. Trong thời gian
qua, nuôi tôm Việt Nam ñã trải qua các ñợt dịch bệnh khác nhau gây thiệt hại lớn cho
sản xuất. Qua các báo cáo gần ñây cho thấy, bệnh gây thương tổn cơ quan gan tụy tôm
ñã xảy ra ở hầu hết các khu vực nuôi tôm trong cả nước, ñặc biệt các tỉnh ñồng bằng
sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung, nơi có diện tích tôm nuôi chiếm hơn 90,5%
diện tích nuôi cả nước. Các nghiên cứu trước ñây ñã cho thấy nguyên nhân gây thương
tổn gan tụy tôm có thể là do vi khuẩn, vi rút, ñộc chất….và năm 2013, Loc Tran và
cộng sự ñã nghiên cứu và xác ñịnh tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus.
ðể hạn chế ñược các bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm thương phẩm trước hết
phải có ñàn giống khỏe mạnh và sạch bệnh. Vì vậy phải quản lý ñược sự lây nhiễm
của vi khuẩn Vibrio từ trong trại giống. Hiện nay việc sử dụng chất kháng sinh ñể tiêu
diệt vi khuẩn trong sản xuất tôm giống ñã bị hạn chế, mà việc diệt khuẩn gây bệnh
hiện nay ñược thực hiện bằng sử dụng chế phẩm sinh học, tuy nhiên hiệu quả của các
chế phẩm cho ñến nay vẫn chưa có thông kê hay nghiên cứu nào khẳng ñịnh.
Xuất phát từ những ñiểm trên và ñược sự ñồng ý của ban giám hiệu, Viện Nuôi
trồng thủy sản, Trường ðại học Nha Trang ñề tài: “Khảo sát mức ñộ gây bệnh ở hậu
ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) khi nhiễm Vibrio và ñề xuất giải
pháp phòng chống tại cơ sở sản xuất giống Ninh Hải, Ninh Thuận” ñược thực hiện với
mục tiêu sau:
* Mục tiêu của luận văn:
- Xác ñịnh mức ñộ nhiễm và ngưỡng gây bệnh ở hậu ấu trùng (PL) tôm chân
trắng khi nhiễm Vibrio.

- Tìm ra các giải pháp kiểm soát Vibrio giúp giảm thiểu tác hại và nâng cao chất
lượng hậu ấu trùng (PL) tôm chân trắng cung cấp cho nuôi tôm thương phẩm.


2
* Nội dung của luận văn:
1. ðiều tra nguồn lây nhiễm và xác ñịnh sự hiện diện và số lượng Vibrio ở hậu ấu
trùng (PL) tôm thẻ chân trắng. ðề xuất giải pháp kiểm soát Vibrio trong sản xuất giống
tôm thẻ chân trắng.
2. Xác ñịnh mức ñộ và ngưỡng gây bệnh của V. parahaemolyticus; V. alginolyticus;
V. vulnificus trên hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở các nồng ñộ khác nhau bằng
phương pháp gây nhiễm thực nghiệm.
Ý nghĩa khoa học của ñề tài: Kết quả việc khảo sát mức ñộ gây bệnh ở hậu ấu
trùng tôm chân trắng khi nhiễm vi khuẩn Vibrio và ñề xuất giải pháp phòng trị là cơ sở
cho những nghiên cứu tiếp theo về quy trình sản xuất giống theo tiêu chuẩn an toàn
sinh học góp phần tạo ñàn giống khỏe mạnh, sạch bệnh khi ñưa ra nuôi tôm thương
phẩm, hướng tới mục tiêu nuôi tôm bền vững. ðây là ñiều mà các nhà quản lí thủy sản
trong nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người dân ñang mong ñợi.
Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài: Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ là nguồn cung cấp
những thông tin cho người sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ñể người nuôi có thể căn
cứ vào ñó ñể có những chỉ ñạo sản xuất hay có ñịnh hướng sử dụng hiệu quả những
sản phẩm an toàn sinh học ñể phòng trị bệnh nhiễm khuẩn trong trại sản xuất giống.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số ñặc ñiểm sinh học của tôm chân trắng


1.1.1 Vị trí phân loại
Tôm Chân Trắng ñược sắp xếp trong hệ thống phân loại sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Họ tôm He: Penaeidae
Giống: Penaeus
Giống phụ: Litopenaeus
Loài: L. vannamei (Boone, 1931)
- Tên Việt Nam: Tôm he chân trắng, tôm chân trắng, tôm thẻ chân trắng.
- Tên tiếng Anh: Camaron blanco, Pacific White shrimp, Whiteleg shrimp
1.1.2 ðặc ñiểm hình thái
Hình thái ngoài, tôm chân trắng cấu tạo cơ thể ñược chia làm 2 phần: Phần ñầu
ngực ñược bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp ñầu ngực. Phần thân ñược chia làm 7 ñốt; 5
ñốt ñầu mỗi ñốt mang 1 ñôi chân bơi, ñốt bụng thứ 7 biến thành telson. Phần thân có
vỏ bọc trong suốt và thường có màu xanh dương nhạt do sự hiện diện của tế bào sắc
tố chromatophores, có thể thấy rõ ñường ruột chạy dọc theo chiều dài thân.
- Chuỷ: Tương ñối dài và cứng, có hình thù như một lưỡi kiếm, có 8-9 răng trên
chuỷ và 2 răng dưới chuỷ. Ở tôm nhỏ, chủy tôm dài hơn nhiều so với gốc anten.
- Antennule và antenna: Là cơ quan khứu giác và giúp giữ thăng bằng cho cơ
thể. Anten có màu ñỏ, dài hơn chiều dài thân 1,5 - 3,0 lần.
- Chân hàm: Có 3 cặp chân hàm có chức năng nghiền nát thức ăn, hỗ trợ cho
việc bắt mồi, giúp hoạt ñộng hô hấp và bơi lội.
- Chân ngực: Có 5 cặp chân ngực giúp tôm bắt mồi và bò. Các chân bò có màu trắng
ngà – nên gọi tôm chân trắng, trên chân bò thường có các chấm màu ñỏ thẫm [48].
- Chân bụng: Có 5 ñôi chân bụng thích nghi cho hoạt ñộng bơi lội, có màu vàng nhạt.
- ðuôi: Có một cặp chân ñuôi giúp cho tôm ñiều chỉnh lên xuống trong tầng nước
cũng như nhảy xa.



4
Tôm chân trắng thuộc loại lưỡng hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con ñực.
Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ ñực cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
- Petasma: Là bộ phận sinh dục thứ cấp của tôm ñực do hai nhánh trong của ñôi
chân bụng 1 kết hợp thành. Tôm ñực thành thục có tuyến sinh dục rất phức tạp, bao
gồm khối tinh có vỏ ngoài bao bọc xung quanh, phần vỏ bọc này có các cấu trúc liên
kết phức tạp. Khi giao vĩ, túi tinh của tôm ñực ñược phóng ra từ 2 lỗ sinh dục ñực nằm
ở gốc chân bò 5 và petasma gắn túi tinh lên nang lưu tinh (thelycum).
- Thelycum: Là bộ phận sinh dục thứ cấp của tôm cái nằm ở giữa cặp chân ngực
thứ 4 và 5. Khi giao vĩ, thelycum là nơi tiếp nhận tinh trùng của tôm ñực. Tôm cái
thành thục có nang lưu tinh hở, bộ phận nang lưu tinh gồm 2 tấm phồng lên dạng nửa
hình hạt ñậu.

Hình 1.1: ðặc ñiểm hình thái cấu tạo ngoài tôm chân trắng [49]
1.2. Một số bệnh do Vibrio gây ra trên tôm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Bệnh phồng ñuôi [18].
− Tác nhân gây bệnh:
Bệnh phồng ñuôi ở tôm tuy không lan thành dịch bệnh lớn nhưng cũng ảnh
hưởng khá lớn ñến năng suất nuôi. Ao nuôi với mật ñộ dày có rất nhiều khả năng gặp
phải bệnh này. Nguyên nhân chính là do số lượng thức ăn dư thừa và vật chất khác tích
tụ ở ñáy ao tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, chủ yếu là vi khuẩn thuộc
giống Vibrio mà chiếm ña số là Vibrio parahaemolyticus.


5

Hình 1.2: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
- Dấu hiệu nhiễm bệnh:

Vi khuẩn có khả năng tạo ra loại enzyme chitinase phân hủy lớp chitin của lớp vỏ
tôm. Mép ñuôi trở nên ñen và nhìn giống như bị ñốt cháy. Có nơi phồng lên hoặc sưng
bên trong – chứa nhiều dịch. Những vùng ñen hoặc sưng là nơi chứa nhiều vi khuẩn.
Các vi khuẩn này không thể phát triển tới các nơi khác của cơ thể, nếu tôm lột vỏ trước
khi vi khuẩn xâm nhập vào lớp màng trong, phần ñen của ñuôi sẽ bị loại khỏi qua lớp
vỏ cũ. Nếu quá trình nhiễm bệnh ở dạng mãn tính, lớp mô cơ của ñuôi sẽ chết và hư
hỏng, lúc này trở nên màu ñỏ và sưng tấy.

Hình 1.3: ðuôi tôm sú bị phồng.[18].
1.2.2. Bệnh ñỏ dọc than [18].
− Tác nhân gây bệnh:
Nước và ñáy ô nhiễm nặng, thức ăn thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém, nhiễm
vi khuẩn Vibrio mà chủ yếu là Vibrio alginolyticus.
− Dấu hiệu nhiễm bệnh:
Bệnh xảy ra làm tôm có những chấm ñỏ dọc thân sau ñó lan dần hết toàn thân. Ở
Thái Lan tôm ấu trùng khi bị bệnh này nghiêm trọng sẽ có hiện tôm nhợt nhạt mất khả
năng bơi lội sau 2 – 3 ngày tôm có thể chết.


6

A

Hình 1.4: Tôm giống bị bệnh ñỏ thân (A); Tôm sú bị bệnh ñỏ thân (B) [18].
1.2.3. Bệnh phát sáng [18].
− Tác nhân gây bệnh:
Nhóm Vibrio phát sáng là một phần của hệ vi sinh vật tự nhiên cư trú ở vùng ven
bờ biển, ñược tìm thấy trên bề mặt và cả trên ruột của ñộng vật sống ở biển. Bệnh phát
sáng trên tôm thường xảy ra trong tất cả các giai ñoạn. Vibrio sp. phát sáng xâm nhập
vào bể ương qua trứng tôm, tôm mẹ, thức ăn và dụng cụ sản xuất. Bệnh có thể lây

nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao nuôi thịt. Phát triển mạnh trong những ao có
hàm lượng chất hữu cơ cao, phát triển mạnh nhất ở ñộ mặn 30 – 35‰. Ở dưới 5‰ hầu
như không thấy bệnh này xuất hiện. Bệnh có thể xuất hiện ở pH từ 7,5 – 9; bệnh có thể
xuất hiện khi mất tảo ñột ngột hay do môi trường biến ñộng mạnh…Các vi khuẩn gây
bệnh có thể có trong nguồn nước cấp vào ao nuôi.
Vibrio harveyi và V. splendidus là 2 loài vi khuẩn phân lập từ các mẫu tôm ấu
trùng và hậu ấu trùng bị bệnh phát sáng. Tuy nhiên Vibrio harveyi mới ñược xem là
loài vi khuẩn chủ yếu gây bệnh phát sáng trên tôm.
Quan sát trong bóng tối các ñĩa cấy V.harveyi trên môi trường phân lập ñặc trưng
thấy khuẩn lạc phát ra ánh sáng xanh nhạt. V.harveyi có khả năng kháng chịu rất nhiều
loại kháng sinh thông thường như: erythromycin, penicillin, streptomycin và
sulfadiazine. V.harveyi có khả năng tổng hợp enzyme catalase nên không bị tiêu diệt
bởi H2O2.


7

A

B

Hình 1.5: Ấu trùng tôm Sú bị bênh phát sáng (A); Tôm Sú bị bệnh phát sáng (B) [50].
− Dấu hiệu nhiễm bệnh:
Cần phân biệt rõ sự phát triển của tôm bệnh. Nếu trong bể tôm có các ñốm sáng
lớn trên những con tôm chết, ñó là do các tập ñoàn coccobacilli tấn công vào các con
tôm gây chết phát sáng, hiện tượng lâm sàng này không quan trọng. Khi nước biển xử
lý không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát sáng trên các con sống, ñốm sáng
rất nhỏ bên trong cơ của tôm thì ñó là bệnh do V.harveyi và V.splendidus gây nên.
Khi bị nhiễm bệnh này tôm thường có những triệu chứng khác thường như: bỏ
ăn, bơi lờ ñờ, thời gian lột xác kéo dài. ðặc biệc trong bóng tối phát ra ánh sáng xanh

liên tục ở góc bể, có thể ñứng yên hoặc di ñộng. Màu sắc cơ thể ñôi khi chuyển sang
màu hồng. Tôm bơi nổi, tấp mé, phát sáng phần ñầu ngực hay toàn thân, có thể nhiễm
100% ñàn tôm. Tôm bệnh có thể bị ñóng rong ở mang và vỏ, gan tôm bị teo lại, sẫm
màu, tôm chậm lớn. Tôm có thể bị chết rải rác (10 – 20%) và có thể tăng lên nếu trong
giai ñoạn 45 ngày nuôi ñầu tiên. Khi tôm nhiễm toàn thân, thì tỷ lệ chết lên ñến 100%.
Ấu trùng có thể chết rải rác tới hàng loạt ñặc biệt ở giai ñoạn tiền ấu trùng.
Bảng 1.1: Một số bệnh ở tôm do Vibrio spp gây ra [50].
STT

Tên bệnh

Giai ñoạn

Vibrio gây bệnh

Tác hại

1

Bệnh phát sáng

Ấu trùng, giống

V.parahaemolyticus
V.harveyi

gây chết hàng
loạt

2


Bệnh ñỏ dọc thân

Ấu trùng, giống

V.alginolyticus

gây chết rải rác

3

Bệnh ñỏ thân

Tôm thịt

Vibrio spp.

gây chết rải rác

4

Bệnh vỏ hay ăn
mòn kitin, ñen
mang

Ở các giai ñoạn
tôm,cua

Vibrio spp
Pseudomonas spp.

Proteus sp

gây chết rải rác
hàng loạt


8
1.3. Tình hình bệnh và những nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi trên thế giới
1.3.1 Tình hình bệnh tôm trên thế giới
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ñã liệt kê các loại bệnh trên tôm chân trắng và
những bệnh này ñược coi là nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của nghề
nuôi tôm chân trắng ở mỗi quốc gia nuôi loài tôm này. Những bệnh do virus bao gồm:
bệnh ñốm trắng (White spot syndrome virus-WSSV), bệnh ñầu vàng (Yellow head
virus -YHV), hội chứng Taura (Taura syndrome -TS), bệnh còi do virus ña diện
(Baculovirus penaei–BP) và bệnh hoại tử biểu mô và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng
(Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis-IHHNV). Ngoài ra, tôm chân
trắng cũng mắc các bệnh do vi khuẩn (như bệnh hoại tử gan tụy-NHP, bệnh
Vibriosis…), bệnh do kí sinh trùng, bệnh do nấm giống các loài tôm he khác [31]. Như
vậy, việc di nhập tôm chân trắng vào các quốc gia châu Á, ngoài tác ñộng tích cực là
ña dạng hóa ñối tượng nuôi, nghề nuôi tôm của các quốc gia này còn có thể phải chịu
các rủi ro do dịch bệnh và hiện tượng lây chéo tác nhân gây bệnh từ tôm chân trắng
sang các loài tôm bản ñịa [22], [23], [34], [44].
Ecuador trong năm 1993, hội chứng Taura (TSV) cũng ñã làm khoảng
87.500 ha nuôi tôm bị mất trắng ước tính thiệt hại lên ñến 1,16 tỷ USD.
Riêng khu vực Tây Bán Cầu, nơi có sản lượng tôm chân trắng lớn nhất thế
giới chỉ trong ñợt dịch bệnh do hội chứng Taura từ 1999-2000, ñã làm cho
sản lượng tôm nuôi các nước này chỉ còn một nửa vào năm 2000 [5].
Năm 1983, Lightner ñã phát hiện virus MBV nhiễm trên tôm sú nuôi.
ðồng thời bằng những nghiên cứu ñộc lập nhưng các tác giả Lightner
(1992), Natividad (1992) và Chen (1992) ñều ñi ñến kết luận, virus MBV có

thể gây tác hại lớn ñến với tôm nuôi. Tuy nhiên, mức ñộ tác hại còn phụ
thuộc vào mức ñộ cảm nhiễm của virus và sự biến ñộng của môi trường [8].
Bệnh ñốm trắng do virus WSSV gây ra xuất hiện trên tôm nuôi ở ðài Loan 1992
và ở Trung Quốc 1993, tuy nhiên ñến năm 1998 mới có những nghiên cứu ñầy ñủ về
virus này. Kasonchandra và Boonyarapalin (1998) nghiên cứu cho thấy, virus WSSV
xuất hiện ở hầu hết các nước có nuôi tôm ở Châu Á. ðến năm 1996 Wang và Lo ñã
thành công trong việc thiết kế primers 146F1 và 146R1 dùng trong phương pháp PCR
ñể phát hiện virus ñốm trắng trên tôm [37], [38], [47]. Ngoài những nghiên cứu của
các tác giả trên, một số nghiên cứu bệnh ở tôm nuôi như của Lightner và Redman


9
(1985), Flegel (1989) về virus HPV [24], nghiên cứu của Sano (1981) và Fukuda
(1987) về virus BMN [45], nghiên cứu của Brock và Lightner (1990) về bệnh do virus
IHHNV gây ra trên tôm sú nuôi, hoặc nghiên cứu của Brock (1996) về hội chứng
Taura gây ra trên tôm chân trắng (P. vannamei) ở Nam Mỹ...
ðối với nhóm vi khuẩn cũng có nhiều công trình nghiên cứu, ñiển hình như
nghiên cứu của Pitogo và ctv (1990) về bệnh phát sáng do vi khuẩn trên ấu trùng tôm
ở Philippin, kết quả ñã tìm ra 2 loài vi khuẩn là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh phát
sáng trên tôm sú giống là Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus. Harris (1996) ñã
tìm ra ñược môi trường ñặc trưng và chọn lọc cho Vibrio harveyi [27].
ðối với ký sinh trùng, nghiên cứu của Couch và Liao (1992) về bệnh ký sinh
trùng trên tôm nuôi ở khu vực phía Nam ðài Loan cho thấy, tôm nuôi thường nhiễm
ký sinh trùng giống Zoothamnium sp. với tỷ lệ cảm nhiễm lên ñến 80%. Ngoài ra, còn
có các công trình của Baticados (1988), Liao (1977) và Overstreet (1973) nghiên cứu
ký sinh trùng ở tôm nuôi Thái Lan và ðài Loan cho thấy, có 2 loài ký sinh trùng 2 tế
bào Gregarine ký sinh ở ruột tôm nuôi với tỷ lệ nhiễm ñến 94%. Tuy nhiên, các tác giả
ñều cho rằng tác hại của các ký sinh trùng trên tôm nuôi là không lớn [9].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu bệnh tôm trên thế giới thời gian qua ñã
ñóng góp rất quan trọng vào cơ sở khoa học lý luận về bệnh học thủy sản, cũng như

cung cấp những thông tin cần thiết cho người nuôi tôm, qua ñó ñề xuất những giải
pháp thiết thực, góp phần không nhỏ vào việc hạn chế sự thiệt hại do bệnh gây ra trên
tôm nuôi.
1.3.2. Nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng nuôi có thể nhiễm bệnh truyền nhiễm nhiều nhóm tác nhân
gây bệnh khác nhau như: Virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Trong số ñó, bệnh
nhiễm khuẩn, ñặc biệt là nhóm vi khuẩn Vibrio chiếm tỷ lệ cao.
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, có dạng hình que hơi uốn cong như dấu
phẩy, kích thước 0,3 - 0,5 x 1,4 - 2,6um. Hầu hết các giống Vibrio ñều phân bố trong
môi trường nước mặn, thích hợp từ 20-400/00 [21] và luôn là mối ñe dọa cho nghề nuôi
ñộng vật thủy sản biển; ngoài ra chúng cũng ñược phân lập trong cát bùn, nước biển,
cũng như ở hải sản tươi sống. Nhiều loài thuộc giống Vibrio là tác nhân gây bệnh ở
người và ñông vật nuôi thuỷ sản. Những loài này chứa các yếu tố gây ñộc khác nhau
như enterotoxin, haemolysin, cytotoxin, protease, lipase, phospholipase, sid- erophore,


10
adhesive factor và/hay haemagglutinins. Trong ñó, hemolysin, loại ñộc tố phổ biến ở
các loài Vibrio gây bệnh, là ngoại ñộc tố làm phân giải tế bào hồng cầu và giải phóng
hemoglobin. Trong nhóm Vibrio spp gây bệnh ở ñộng vật thủy sinh người ta thường
gặp một số loại ñiển hình như: Vibrio aginolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V.
parahaemolyticus, V. anguilarum,....
Vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ cấp hoặc thứ cấp khi nó kết hợp với một
hay nhiều tác nhân khác [28]. Gomez [25] khi nghiên cứu mức ñộ nhiễm khuẩn trên
tôm khỏe Penaeus vannamei cho thấy có sự hiện diện của vi khuân Vibrio spp ở hầu
hết tất cả các bộ phận của tôm như gan tụy, dạ dày, ruột với mức ñộ nhiểm 2.102-3.103
CFU/ml, riêng ở cơ quan tạo máu thì thấp hơn với tỷ lệ 14,3%. ðiều này chứng tỏ
Vibrio spp luôn có mặt ở hầu hết các cơ quan, bộ phận của tôm kể cả tôm khỏe.
ðối với tôm nuôi, nhóm Vibrio spp. thường gây ra một số bệnh ñiển hình như:
- Bệnh phát sáng trên ấu trùng tôm:

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh phát sáng là một trong những bệnh phổ
biến trên ấu trùng và tôm nuôi thương phẩm. Tác nhân ñược xác ñịnh là các loài vi
khuẩn V. harveyi, V. vulnificus, V. parahaemolyticus. Trong ñó, tác nhân chính là loài
vi khuẩn V. harveyi. Bệnh có thể gây chết 100% [33] tôm ấu trùng. Theo Lavilla
Pitogo và Dela Pena (1998), bệnh phát sáng xuất hiện chủ yếu trên 3 loài tôm he là
Penaeus monodon, P. merguiensis và P. indicus. Theo Chen (1992), có ñến 84,6% vi
khuẩn Vibrio tồn tại trong khối gan tụy của tôm sú nuôi ở ðài Loan, tuy nhiên tác giả
cho rằng Vibrio chỉ là tác nhân thứ cấp [19]. Dấu hiệu ñặc trưng của bệnh là tôm phát
ra ánh sáng xanh rất dễ nhận rõ trong bóng tối, ngoài ra còn kèm theo 1 số hiện tượng
như bơi lờ ñờ, bắt mồi kém, thân tôm trắng mờ ñục.
- Bệnh nhiễm khuẩn gan tụy (Septic hepatopancreatitis):
Có ít nhất 4 loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. có ảnh hưởng ñến hệ thống gan
tụy của tôm, ñó là: V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. cholerae và V. damsela.
Jiravanichpaisal (1995) khi nghiên cứu trên 82 mẫu tôm sú ở miền Nam Thái Lan từ
năm 1989-1990 cho thấy có ñến 55/82 mẫu nhiễm Vibrio. Trong ñó, nhóm gây hoại tử
gan tụy của tôm bao gồm V. parahaemolyticus, V. vulnificus, V. anguilarum. Khi quan
sát những lát cắt mẫu gan tụy của tôm nhiễm bệnh thường thấy có dấu hiệu hoại tử của
các ống gan tụy, bên trong các xoang chứa nhiều vi khuẩn [28].
Hội chứng gan tụy cấp tính (tên tiếng Anh là Acute Hepatopancreatic Necrosis
Syndrome - AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome -


11
EMS) xuất hiện tại Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010), Malaysia (2010) và Thái
Lan (2012) ñã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm. Tại Trung Quốc, hội
chứng hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện lần ñầu năm 2009 nhưng không ñược chú ý.
ðến năm 2011, dịch ñã lan rộng ở 4 tỉnh gồm Quảng ðông, Quảng Tây, Phúc Kiến và
Hải Nam [31]. Tại Malaysia AHPNS/EMS xuất hiện lần ñầu vào giữa năm 2010 tại 2
bang Pahang và Joho, sau ñó lan ra các bang Sabah và Sarawak [35]. Tại Thái Lan các
mẫu tôm chân trắng thu tại 2 tỉnh Chantaburi và Rayong vào cuối năm 2011 ñầu năm

2012 cho thấy tôm có các dấu hiệu giống Hội chứng AHPNS/EMS [45].
Vào cuối năm 2012, Lighner, Loc Tran [38][39] và nhóm nghiên cứu ñã công bố
tác nhân gây hội chứng gan tụy trên tôm nuôi tại Châu Á là do một dòng vi khuẩn
Vibrio

parahaemolyticus

nhiễm

Bacteriophage.

Phage

nhiễm

trong

Vibrio

parahaemolyticus làm tăng ñộc lực của vi khuẩn, vi khuẩn ñược lây truyền qua ñường
miệng (orally), sau ñó chúng xâm nhập vào ñường tiêu hóa tôm, tạo ra ñộc tố gây phá
hủy mô và làm rối loạn chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm và gây nên
hội chứng gan tụy cấp tính. Tuy nhiên, ngày 10/12/2013, tại Việt Nam, Liên minh
Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) ñã tổ chức 1 buổi hội thảo trực tuyến “Hội chứng
tôm chết sớm (EMS): Quản lý dịch bệnh gây tôm chết hàng loạt”. Hội thảo có phần trả
lời của Giáo sư Lightner về EMS và ông ñã chính thức thông báo phage nhiễm trên
Vibrio parahaemolyticus không quyết ñịnh ñể vi khuẩn gây bệnh EMS mà tác nhân là
một dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ñặc biệt. Hiện tại ông và nhóm nghiên
cứu ñang xác ñịnh sự sai khác của dòng Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng gan
tụy với các dòng Vibrio parahaemolyticus thông thường. Hiện nay Bacteriophage

nhiễm trên Vibrio parahaemolyticus còn ñược Mateus L, Costa L, Silva Y.J, Pereira C,
Cunha A, Almeida A, [40] nghiên cứu sử dụng ñể kiểm soát vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus. Ba loại phage VP-1, VP-2 và VP-3 ñược phân lập từ môi trường
nước nuôi trồng thủy sản trong mô hình nuôi bán thâm canh có ñộ mặn 18-21 ppt và
pH 7,6-7,7 sử dụng vi khuẩn V. parahaemolyticus như là vật chủ. Kết quả cho thấy,
tất cả ba loại phage ñều có hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn V.
parahaemolyticus, tuy nhiên VP-3 có hiệu quả cao nhất trong ba loại sử dụng (giảm
thêm hơn 2 log khi so sánh với hai thể thực khuẩn khác). Việc sử dụng kết hợp hai
hoặc 3 loại thể thực khuẩn khác nhau cho hiệu quả cao hơn ñáng kể (giảm 4 log sau 2
giờ sử dụng) so với dùng ñơn lẻ VP-1 hoặc VP2 (giảm 0,8 log sau 2 giờ sử dụng), tuy
nhiên ñối với phage VP-3 thì không có sự khác biệt giữa việc sử dụng ñơn lẻ hay kết


12
hợp (giảm 3,8 log và 4,2 log sau 8 giờ và 6 giờ theo thứ tự ñối với sử dụng ñơn VP-3
và kết hợp).
Loc Tran va cộng sự [39] ñã tiến hành thí nghiệm cảm nhiễm dịch chiết tôm có
dấu hiệu bị hội chứng gan tụy vào tôm khỏe theo phương pháp tiêm và cho ăn ñồng
thời thực hiện nghiệm thức thí nghiệm cho nhốt chung tôm khỏe và tôm bệnh. Kết quả
cho thấy Hội chứng gan tụy có bản chất là bệnh lây nhiễm theo trục ngang (tôm khỏe
ăn tôm bệnh hoặc nhốt chung tôm khỏe và tôm bệnh). Loc Tran cũng ñã xác ñịnh tác
nhân gây hội chứng gan tụy ở tôm là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Theo Kondo H và cộng sự [29] dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus không phải
lúc nào cũng gây hội chứng EMS/AHPNS trên tôm nuôi. Nhằm phân biệt các trình tự
gen khác nhau của các dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus, ông ñã bước ñầu xác ñịnh
ñược trình tự gen của 6 dòng vi khuẩn này ñược phân lập từ các vùng nuôi tôm khác
nhau của Thái Lan: 3 dòng phân lập từ tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) mắc hội
chứng

EMS/AHPNS


(TUMSAT_DE1_S1,

TUMSAT_DE2_S2,



TUMSAT_D06_S3) và 3 dòng vi khuẩn không gây bệnh phân lập từ các trang trại
nuôi

tôm

khác

nhau

(TUMSAT_H01_S4,

TUMSAT_H03_S5,



TUMSAT_H10_S6). Các dòng gây bệnh ñược cảm nhiễm thực nghiệm trên tôm và
cho kết quả giống với biểu hiện tôm bị hội chứng gan tụy cấp tự nhiên trong ao nuôi.
Kết quả phân tích cho thấy, các chủng vi khuẩn gây hội chứng EMS/AHPNS ñều có các
ñoạn trình tự bảo tồn (conserved sequences) trước ñây chưa từng ñược báo cáo trên các
chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập ñược. Những ñoạn trình tự bảo tồn này có thể
liên quan ñến ñộc lực hay khả năng gây hội chứng EMS/AHPNS của chúng trên tôm. Số
hiệu


ñịnh

danh

của

các

trình

tự

này

trên

các



sở dữ

liệu

của

DDBJ/EMBL/GenBanklà BAVF01000001 -BAVF01000127, BAVG01000001 BAVG01000096, BAVH01000001 - BAVH01000069, BAVI01000001 -BAVI01000070,
BAVJ01000001 - BAVJ01000059, và BAVK01000001 - BAVK01000064.
Trước ñây, Vibrio spp. ñược xem là nhóm vi khuẩn cơ hội. Tuy nhiên, qua nhiều
ñợt dịch bệnh xảy ra trên tôm sú nuôi do vi khuẩn Vibrio gây ra cho thấy, nhóm này

ñược xem là vi khuẩn gây bệnh tiên phát thật sự chứ không phải là vi khuẩn cơ hội và
trong nhiều trường hợp Vibrio có thể gây chết tôm với tỷ lệ 100% [32].
ðối với nhóm vi khuẩn gây bệnh trên ñộng vật thủy sản, người ta thường dùng
các loại kháng sinh ñể phòng trị bệnh. Một xu hướng khác là sử dụng các chế phẩm
probiotic (gồm nhiều loại vi khuẩn có lợi thuộc nhóm Bacillus sp., nhóm Nitrosomonas


13
sp., nhóm Nitrobacter sp. và Lactobacillus sp.), nhằm khống chế nhóm vi khuẩn có hại
kết hợp cải thiện môi trường nuôi [42].
Loc Tran và cộng sự (2013) ñã tiến hành thí nghiệm cảm nhiễm dịch chiết tôm có
dấu hiệu bị hội chứng gan tụy vào tôm khỏe theo phương pháp tiêm và cho ăn ñồng
thời thực hiện nghiệm thức thí nghiệm cho nhốt chung tôm khỏe và tôm bệnh. Kết quả
cho thấy Hội chứng gan tụy có bản chất là bệnh lây nhiễm theo trục ngang (tôm khỏe
ăn tôm bệnh hoặc nhốt chung tôm khỏe và tôm bệnh).
Các chủng vi khuẩn gây hội chứng EMS/AHPNS ñều có các ñoạn trình tự bảo
tồn (conserved sequences) trước ñây chưa từng ñược báo cáo trên các chủng vi khuẩn
V. parahaemolyticus phân lập ñược. Những ñoạn trình tự bảo tồn này có thể liên quan
ñến ñộc lực hay khả năng gây hội chứng EMS/AHPNS trên tôm. Chu và cộng sự
(2014), Lightner (2014), Sasiwipa và cộng sự (2014) cho thấy plasmid ñóng vai trò
quan trọng trong việc gây AHPNS. Lightner (2014) cho biết trong vi khuẩn V.
parahaemolyticus gây AHPNS có chứa một plasmid ñược gọi là pVPA3-1, trong ñó
ñộc tố ñược cho là từ thuốc trừ sâu lien quan ñến gen PirA và PirB. Lo và cộng sự
(2014) cho biết khả năng gây AHPNS của vi khuẩn V. parahaemolyticus bị loại trừ do sự
vắng mặt tự nhiên hoặc do thí nghiệm loại bỏ của plasmid mã hóa pirAvp và pirBvp.
1.4. Tình hình bệnh và những nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi tại Việt Nam
1.4.1 Tình hình bệnh tôm tại Việt Nam
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam có từ lâu ñời nhờ ưu thế về ñặc ñiểm ñiều kiện tự
nhiên là quốc gia ven biển. Nuôi tôm Việt Nam phần lớn tập trung ở ðồng bằng sông
Cửu Long với tổng diện tích chiếm hơn 90,5% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả

nước. Cho ñến nay, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam ñang tiếp tục tăng và chuyển ñổi từ
nuôi tôm sú sang tôm chân trắng, tuy nhiên tốc ñộ ñã có phần chậm lại.
Song song với sản lượng tôm nuôi tăng, nuôi tôm Việt Nam cũng ñã trải qua các
ñợt dịch bệnh khác nhau, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, cụ thể:
+ ðợt dịch bệnh trên tôm nuôi năm 1994 diễn ra ở các tỉnh Tây Nam Bộ và
Duyên Hải Nam Trung Bộ làm cho 84.858 ha diện tích tôm bị thiệt hại, với sản lượng
ước tính 5.220 tấn, tương ñương giá trị khoảng 294 tỷ ñồng [2].
+ ðợt dịch bệnh thứ 2 trên tôm nuôi ñược ghi nhận là vào năm 2003, với diện
tích bị nhiễm bệnh lên ñến 32.423 ha, chiếm 3,2 % tổng diện tích nuôi. Trong ñó một
số ñịa phương có diện tích bị thiệt hại lớn là: Sóc Trăng 16.340 ha, Kiên Giang 8000


14
ha, Bến Tre 1772 ha, Khánh Hòa 760 ha, Phú Yên 460 ha,....Chỉ tính riêng khu vực
Nam Bộ thiệt hại trong ñợt dịch này lên ñến 500 tỷ ñồng [1].
+ ðợt dịch thứ 3 trên tôm nuôi vào năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 75.253 ha
chiếm 21% diện tích nuôi trong năm, với giá trị thiệt hại hàng trăm tỷ ñồng.
+ ðợt dịch bệnh ñầu năm 2011, tại Hội nghị “ðánh giá tình hình dịch bệnh tôm,
nghêu và tổ chức triển khai quản lý giám sát, khôi phục sản xuất” tại Bến Tre ngày
11/5/2011 do Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Bến Tre tổ chức cho thấy, ở
Việt Nam, hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) xuất hiện tại các vùng nuôi tôm ở
ñồng bằng sông Cửu long từ năm 2010. Năm 2011, 2012 dịch bệnh tiếp tục xảy ra, tập
trung tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và ở một số tỉnh ven biển phía Bắc: Hải
Phòng, Quảng Ninh; Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An; Nam Trung bộ: Quảng
Ngãi, Bình ðịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong ñó, thiệt hại nặng
nhất ở các tỉnh Sóc Trăng với hơn 61,4% diện tích thả nuôi, Ninh Thuận với hơn
28,3% (Báo cáo tình hình dịch bệnh và kế hoạch giám sát dịch bệnh thủy sản năm
2011 tại Hội nghị ngày 11/5/2011 của Cục Thú Y).
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp năm 2012 ñã xuất hiện ở 19 tỉnh thành trong cả

nước với tổng diện tích thiệt hại hơn 42.900,89 ha. Trong ñó ở Sóc Trăng thiệt hại
nặng nhất hơn 12.882 ha, Trà Vinh hơn 10.550,2 ha, Cà Mau hơn 9188,15 ha, Ninh
Thuận hơn 514,9 ha, Bình Thuận hơn 147,81 ha. (Báo cáo tình hình dịch bệnh trên
tôm nuôi năm 2012 và công tác chỉ ñạo phòng chống dịch bệnh ñã triển khai tại hội
thảo ngày 30/10/2012 của Cục Thú y)
Có thể nói bệnh luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn nhất ñối với nghề nuôi tôm
hiện nay. Mặc dù trong thời gian gần ñây, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, những mô hình mới tiên tiến, những kiến thức về bệnh tôm và các biện pháp
phòng trị ñược áp dụng, nhưng nhìn chung việc khắc phục và hạn chế sự thiệt hại do
bệnh ra gây trên tôm nuôi chưa thật sự mang
1.4.2. Nghiên cứu về bệnh Vibrio ở tôm nuôi ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ những năm ñầu 1990 khi nghề sản xuất tôm giống bắt ñầu phát
triển, nhiều công trình nghiên cứu của ðỗ Thị Hòa, Nguyễn Văn Hảo, Bùi Quang Tề,
ñã phát hiện nhóm Vibrio spp gây bệnh phát sáng rất phổ biến trong các trại sản xuất
tôm sú giống và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho giai ñoạn ấu trùng.


15
Hiện nay ở hầu hết các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh ñều có sự hiện diện của
Vibrio [7][8][15].
Cùng với việc thâm canh hóa nghề nuôi tôm trong những năm gần ñây, tôm nuôi
của toàn thế giới ñang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, bao gồm cả bệnh do vi khuẩn và
bệnh do virus. ða số các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra là do tác nhân gây bệnh Vibrio spp (V.
harveyi, V. splendida, V. alginolyticus, V. paraheamolyticus) và một số loài khác [19].
Bệnh phát sáng trên tôm sú giai ñoạn trứng, ấu trùng và tôm giống gây chết
nhanh và hàng loạt, từ 80-100%. Tôm nhiễm bệnh thân có màu trắng ñục, quan sát
vào ban ñêm thấy có hiện tượng phát sáng trong bể ương là do V. harveyi gây ra. V.
harveyi là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở các loài tôm biển và tôm càng xanh, V.
harveyi phát triển mạnh trong môi trường có ñộ mặn từ 20-30‰, mật ñộ vi khuẩn
giảm rõ rệt khi ở môi trường có nồng ñộ muối từ 5-7‰ [3]. Theo ðặng Thị Hoàng

Oanh và ctv(2006) một nhóm vi khuẩn thuộc giống Vibriospp ñã gây thiệt hại kinh tế
trong nuôi tôm công nghiệp ở Philippin, Ấn ðộ và Indonesialà nhóm vi khuẩn phát
sáng. Bệnh phát sáng do một số vi khuẩn có khả năng phát sáng gây ra như Vibrio
harveyi, V. splendida,

V. orientalis, V. ifscheri, V. vulnificus. Ở Việt nam, những

dạng nhiễm vi khuẩn phát sáng thường thấy ở trại sản xuất hoặc ương tôm giống. Khi
vi khuẩn phát sáng hiện diện trong cơ thể tôm với số lượng lớn có thể làm tôm nhiễm
bệnh phát sáng trong bóng tối. Vibrio phát sáng có thể phát thành dịch và gây chết
ñến 100% ấu trùng tôm, tôm giống và kể cả tôm trưởng thành.
Hội chứng thân ñỏ ñốm trắng ở tôm làm cho hệ thống gan tụy chảy rữa và ñược
cho là nguyên nhân thúc ñẩy nhanh sự bộc phát bệnh ñốm trắng ñược gọi là “hội chứng
ñỏ thân ñốm trắng”. Quá trình hoại tử gan tụy ñược biểu hiện qua các giai ñoạn, gan tụy
bị sưng rồi chảy rữa và cuối cùng teo nhỏ dẫn ñến tôm bị nhiễm khuẩn mãn tính và còi
cọc [7]. Ngoài ra, nhóm tác giả Nguyễn Văn Hảo, Bùi Quang Tề, Lý Thị Thanh Loan
(1997) khi nghiên cứu về bệnh trên tôm nuôi ở huyện Tuy Hòa (Phú Yên) và thị xã Cam
Ranh (Khánh Hòa), ñã phát hiện tôm bị nhiễm Vibrio spp. phổ biến là các loài V.
parahaemolyticus, V. vulnificus. Trong ñó V. parahaemolyticus xuất hiện với tỷ lệ cao
nhất (20%). ðối với khu vực ñồng bằng sông Cửu Long, ñã phân lập ñược các loài V.
vulnificus, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. anguilarum,… Nhóm Vibrio spp.
chiếm ñến 85% số mẫu nghiên cứu [43].


16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2013 ñến 11/2014

2.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu
Các nghiên cứu ñược thực hiện tại:
+ Phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
+ Vùng sản xuất tôm giống tại Ninh Hải, Ninh Thuận

Hình 2.1: Vị trí ñịa ñiểm thu mẫu và ñiều tra


×