Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

VI SÓNG VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 26 trang )

Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

VI SÓNG VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NÓ
**********
I. GIỚI THIỆU:
Nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, con người đã phát minh ra rất nhiều
vật dụng “thông minh”, hữu ích nhằm phục vụ nhu cầu của chính con người. Và sự ra đời của vi
sóng (còn gọi là vi ba) không nằm ngoài mục đích đó.
Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James
Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich
Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của
sóng điện từ. Năm 1894, J. C. Bose công khai chứng minh kiểm soát đài phát thanh bằng cách sử
dụng các bước sóng mm và tiến hành nghiên cứu sự lan truyền của sóng viba.
Năm 1943, kỹ sư Hungary, Zoltán Bay gửi sóng vô tuyến cực ngắn đến mặt trăng, từ đó
nó làm việc như một radar và có thể được sử dụng để đo khoảng cách, cũng như để nghiên cứu
mặt trăng.
Vi sóng được phát hiện ra một cách rất tình cờ. Năm 1946, trong lúc làm thí nghiệm với
nguồn phát từ trường của thiết bị RADAR, T.S. Percy Spencer, kỹ sư của công ty Raytheon
Corporation, đã phá hiện ra rằng thanh chocolate ở trong túi của ông đã bị chảy ra. Lập lại thí
nghiệm nhiều lần trên các nguyên liệu khác nhau như rau quả, trứng, kẹo... đều chỉ ra rằng: vi
sóng là nguồn cung cấp nhiệt rất hiệu quả. Sự khám phá này khẳng định tính chất đun nóng của
vi sóng rất tốt, từ đó dẫn đến sự ra đời của lò vi sóng vào năm 1947 cho công nghiệp và cho
gia đình vào năm 1954.
Có lẽ việc sử dụng đầu tiên của từ lò vi sóng trong một bối cảnh thiên văn xảy ra vào năm
1946 trong một bài viết "Lò vi sóng bức xạ từ mặt trời và mặt trăng" của Robert Dicke và Robert
Beringer.
Vậy vi sóng là gì ? Và ứng dụng của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản về
vi sóng và nghiên cứu ứng dụng của nó trong hóa học, y học, truyền thông v.v…
II. TỔNG QUAN VỀ VI SÓNG:
II.1. Định nghĩa:
Vi sóng (hay vi ba / sóng ngắn) là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại,


nhưng ngắn hơn sóng radio (có bước sóng từ 1mm đến 1m). Bản chất của vi sóng là sóng điện từ
lan truyền với vận tốc ánh sáng, sóng điện từ này đặc trưng bởi:


Tần số f tính bằng Hertz (Hz = cycles/s) là chu kỳ của trường điện từ trong một giây nằm
giữa 300MHz và 30GHz.

1


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”



Vận tốc ánh sáng C là 300.000 km/s
Độ dài sóng λ (cm) là đọan đường đi của vi sóng trong một chu kỳ, liên hệ với tần số theo
công thức:

Vi sóng nằm trong phổ điện từ ở giữa vùng hồng ngoại và sóng vô tuyến. Chúng có bước
sóng nằm ở giữa 0.01 và 1m và nó thường hoạt động có hiệu quả trong phạm vi giữa 0.3 và 30
GHz. Tuy nhiên, chúng ta sử dụng trong phòng thí nghiệm thường ở mức 2.45 GHz.

L
S
C
X
Ku
K
Ka
Q

U
V
W
F
D

1 - 2 GHz
2 - 4 GHz
4 - 8 GHz
8 - 12 GHz
12 - 18 GHz
18 - 26 GHz
26 - 40 GHz
30 - 50 GHz
40 - 60 GHz
50 - 75 GHz
75 - 110 GHz
90 - 140 GHz
110 - 170GHz

Hình 1: Những dải tần số vi sóng theo Hội vô tuyến điện Anh
Trong khi những bước sóng thấp hơn (dải L) được sử dụng với mục đích truyền tin, những
bước sóng cao hơn (dải W) trong quang phổ được sử dụng cho phân tích kỹ thuật như quang phổ
học. Phương tiện sóng Radar hoạt động hiệu quả tại bước sóng thấp hơn (0.01 - 0.25m) được sử
dụng trong thông tin liên lạc.

Hình 2: Mô tả về vi sóng

2



Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
II.2. Tính chất của vi sóng:
Vi sóng có đặc trưng là có thể xuyên qua được không khí, gốm sứ, thủy
tinh, polymer và phản xạ bề mặt các kim lọai. Độ xuyên thấu tỷ lệ nghịch với tần số, khi tần số
tăng lên thì độ xuyên thấu của vi sóng giảm. Đối với một vật chất có độ ẩm 50% với tần số 2450
MHz có độ xuyên thấu là 10 cm.
Ngoài ra vi sóng có thể lan truyền trong chân không, trong điều kiện áp suất cao…

Hình 3: Sự lan truyền của vi sóng
II.3. Năng lượng của vi sóng:
Năng lượng của vi sóng được phát ra từ một nguồn phát sóng điện từ. Vi sóng gồm hai
thành phần: điện trường E và từ trường B. Hai thành phần này thẳng góc với nhau và cùng thẳng
góc với phương truyền. Năng lượng của vi sóng rất yếu, không quá 10-6 eV (trong khi năng
lượng của một nối cộng hóa trị là 5eV), do đó bức xạ của vi sóng không phải là một bức xạ ion
hóa.

Hình 4: Năng lượng của vi sóng

3


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Năng lượng vi sóng không đủ mạnh để cắt đứt các nối hóa học nên nó không làm thay
đổi cơ cấu của một hợp chất hữu cơ và cũng không gây nên một phản ứng hóa học.

II.4. Nguồn gốc tác động và cơ chế của vi sóng:
II.4.1. Nguồn gốc tác động của vi sóng:
Cơ sở của hiện tượng phát nhiệt do vi sóng là sự tương tác giữa điện trường và các phân
tử phân cực bên trong vật chất. Trong điện trường này sẽ gây ra một sự xáo động ma sát rất lớn

giữa các phân tử, đó chính là nguồn gốc nóng lên của vật chất.
Đối với những dung môi thì chỉ có dung môi nào có phân tử phân cực thì mới có khả
năng hấp thu vi sóng, những phân tử không phân cực thì trơ với vi sóng. Dưới tác dụng của
vi sóng, các phân tử phân cực bị đun nóng gây nên sự tỏa nhiệt khối. Với chất lỏng, sự gia
tăng nhiệt độ này xảy ra rất nhanh và gắn liền với tính phân cực. Với chất rắn, sự gia tăng nhiệt
độ phụ thuộc đặc biệt vào hệ thống tinh thể hoặc sự chênh lệch về mặt tỷ lượng gây ra tính chất
phân cực của chất rắn.
II.4.2. Cơ chế tác động của vi sóng:
Vi sóng cung cấp một kiểu đun nóng mới không như sự truyền nhiệt thông thường. Với
kiểu đun nóng bình thường, sức nóng đi từ bề mặt của vật chất lần vào trong, còn trong
trường hợp sử dụng vi sóng, vi sóng xuyên thấu vật chất và làm nóng vật chất ngay từ bên
trong. Vi sóng tăng họat chọn lọc những phân tử phân cực, đặc biệt là nước. Nước bị đun nóng
do hấp thu vi sóng, bốc hơi tạo áp suất rất cao tại nơi bị tác dụng, đẩy nước đi từ tâm của vật
đun ra đến bề mặt của nó. Hiện tượng làm nóng vật chất của vi sóng: một số phân tử ví dụ
như nước phân chia điện tích trong phân tử một cách bất đối xứng. Như vậy các phân tử này
là những lưỡng cực có tính định hướng trong chiều của điện trường. Dưới tác động của điện
trường một chiều các phân tử lưỡng cực có khuynh hướng sắp xếp theo điện trường này. Nếu
điện trường này là điện trường xoay chiều , sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo
chiều xoay của điện trường đó. Quá trình chuyển hóa năng lượng điện từ thành năng lượng
nhiệt thông qua hai cơ chế:
 Cơ chế quay cực phân tử.
 Cơ chế dẫn ion.
a) Cơ chế quay cực phân tử:
Cơ chế này xảy ra đối với những hợp chất không phân ly thành ion trong dung dịch.
Các hợp chất này, khi được đặt vào một điện trường, phần điện trường sẽ tạo nên sự phân cực
điện tích trong chúng và hình thành các lưỡng cực. Khi điện trường đảo chiều, các phân tử
lưỡng cực có khuynh hướng sắp xếp lại theo chiều của điện trường. Nếu sự đảo chiều của điện
trường xảy ra chậm, các phân tử lưỡng cực kịp thời đáp ứng một cách hoàn hảo, hợp chất

4



Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
không hấp thu năng lượng của điện trường. Nếu sự đảo chiều xảy ra quá nhanh, các lưỡng
cực đứng yên không kịp quay, kết quả là hợp chất cũng không hấp thu năng lượng. Tuy nhiên
trong vùng vi sóng, các lưỡng cực có thời gian để sắp xếp lại theo sự đảo chiều của điện
trường nhưng sự tái sắp xếp ấy không kịp thời với sự đảo chiều gây nên sự lệch pha giữa
hướng của điện trường và các phân tử lưỡng cực. Sự lệch pha này tạo nên sự hao hụt điện
môi và làm nóng vật chất.

Hình 5: Cơ chế quay cực phân tử
Dưới sự hiện diện của điện trường các moment lưỡng cực sẽ quay và sắp xếp một
cách thẳng hàng. Các phân tử chuyển động mạnh va chạm nhau nên có thể làm nhiệt độ tăng
10oC/s. Sự chuyển từ phân bố đẳng hướng sang phân bố bất đẳng hướng dưới tác dụng của
điện trường tĩnh được cho bởi hàm Lagevin.

Hình 6: Hàm Lagevin
 Sự hao hụt điện môi:
Ta có biểu thức liên quan giữa các hằng số điện môi:
 = ’ – j. ’’

5


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Trong đó:
 
: hằng số điện môi của hợp chất - đại lượng đặc trưng cho khả năng bị phân
cực bởi điện trường của hợp chất.

 ’
: phần thực của hằng số điện môi - đặc trưng cho khả năng bị phân cực của
điện trường lên hợp chất.
 ’’
: phần ảo của hằng số điện môi, đặc trưng cho sự hao hụt điện môi hay khả năng
hấp thu năng lượng vi sóng của hợp chất.
J 2 = -1





Nhận xét:
Khi tần số của vi sóng thấp hơn tần số phục hồi của hợp chất, sự hao hụt điện môi
thay đổi nghịch biến với nhiệt độ.
Khi tần số của vi sóng cao hơn tần số phục hồi của hợp chất, sự hao hụt điện môi
thay đổi đồng biến với nhiệt độ.
Khi tần số của vi sóng xấp xỉ tần số phục hồi của hợp chất, sự hao hụt điện môi biến
thiên qua một cực trị.
Chất có sự hao hụt điện môi càng lớn thì khả năng hấp thu nhiệt bởi vi sóng càng
cao.

b) Cơ chế dẫn ion:
Áp dụng cho ion trong dung dịch, các ion sẽ di chuyển trong các dung môi dưới ảnh
hưởng của điện trường, tỉ lệ va chạm sẽ tăng lên, chính sự ma sát giữa chúng đã phát sinh nhiệt
làm dung dịch nóng lên, dung môi không phân cực thì vi sóng không hoạt động.
Vì vậy, sự hao hụt điện môi chịu thêm ảnh hưởng của độ dẫn ion, đặc trưng qua
biểu thức:
2
2 2

’’ = ..(s – n )/( 1+  ) +  /







Trong đó:
: sự hao hụt điện môi.
’’

: độ dẫn ion (S/m).
N
: chỉ số khúc xạ.
s
:hằng số điện môi của môi trường.

: tần số góc của sóng điện từ (Hz).

: thời gian phục hồi của hợp chất (s).

 Sự phân loại dung môi:
Chọn dung môi phù hợp với điều kiện vi sóng. Khả năng hấp thu năng lượng vi sóng
hoặc chuyển năng lượng hấp thụ thành nhiệt được biểu hiện qua tan δ:
tan δ = ε”/ε’
 ε”
: phần ảo của hằng số điện môi đặc trưng cho sự hao hụt điện môi hay khả năng
hấp thụ năng lượng của hợp chất.


6


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
 ε’
: phần thực của điện môi đặc trưng cho khả năng phân cực của điện trường
lên hợp chất.
 Giá trị tan δ càng cao thì khả năng hấp thụ năng lượng vi sóng càng cao.
Do đó dung môi được phân thành 3 loại:
 Dung môi hấp thu mạnh năng lượng vi sóng: MeOH, EtOH, etilen glycol, 1-propanol,
DMSO…
 Dung môi hấp thu trung bình năng lượng vi sóng: H2O, 1-butanol, 2-butanol, aceton,
acid acetic…
 Dung môi hấp thu yếu năng lượng vi sóng: cloroform, THF, piridin, eter, pentan…
ε’

Tan δ (2.45 GHz)

Diclorometan

9.1

0.042

Tertrahydrofuran

7.6

0.047


Aceton

21

0.054

Etyl acetate

6.0

0.059

Acetonenitril

38

0.063

Cloroform

4.8

0.091

Nước

80

0.12


Dimetylformide

37

0.16

Acid acetic

6.1

0.17

Methanol

33

0.66

Dimetyl sulfoxide

47

0.82

Ethanol

24

0.94


Ethylene glycol

38

1.17

Dung môi

Bảng 1: Một số dung môi có hằng số điện môi ở nhiệt độ phòng.
 Ảnh hưởng của sự nung quá nhiệt:
Sự kết hợp của nhiệt và tần số vi sóng là nguyên nhân tăng tan δ làm tăng vận tốc
nhiệt trong quá trình cung cấp nhiệt vi sóng khi “đun mầm tinh thể”. Sự quá nhiệt làm tăng
điểm sôi lên 26oC:

7


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Hình 7: Ảnh hưởng của việc nung quá nhiệt
Giai đoạn đầu của quá trình cung cấp nhiệt, so sánh sự truyền năng lượng vi sóng với sự
truyền nhiệt của quá trình cung cấp nhiệt thông thường thấy rằng sự tạo thành mầm tinh thể
giảm dẫn đến sự nung quá nhiệt.

Hình 8: Đường biểu diễn nhiệt độ của quá trình cung cấp nhiệt bằng vi sóng trong
phản ứng alkyl hóa acetonitrile (81 - 82oC) với xúc tác là paladium trong bình thủy tinh
có vách ngăn cách ly.
 Ảnh hưởng cụ thể của vi sóng:
Vận tốc phản ứng dựa vào phương trình Arrhenius:


Trong đó:
 ∆G: năng lượng hoạt hóa.

8


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
 A: mô tả sự chuyển động phân tử, dựa vào tần số dao động phân tử. Vi sóng làm
tăng sự chuyển động của phân tử , cũng có thể ảnh hưởng tới A.

Phản ứng imidization của acid ployamid
∆G (KJ/mol)

lgA

57 ± 5

13 ± 1

105 ± 14

24 ± 4

MW
Quá trình đun nóng bình thường

Ta nhận thấy vận tốc phản ứng tăng có thể giải thích bởi sự tăng A.
 Cơ chế ảnh hưởng của vi sóng:
Phản ứng


Thông thường

Vi sóng

Tổng hợp fluorescein

70

82

Ngưng tụ benzoine với ure

70

73

Phản ứng biginelli

70

95

Tổng hợp aspirin

85

92

Bảng 2: Hiệu suất so sánh giữa phản ứng thông thường và có vi sóng
Ví dụ: phản ứng đóng vòng nhiệt tạo oxazolidin có thể đạt được hiệu suất cao sau

40 - 60 giây của thời gian phản ứng tại 200 W.

9


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Hình 9: Cách thức nhiệt của bức xạ vi sóng
Vi sóng giúp làm giảm thời gian phản ứng và làm tăng hiệu suất phản ứng đáng kể.
Phản ứng
Tổng hợp fluorescein

Thông thường
600

Vi sóng
35

Ngưng tụ benzoine với ure

60

8

Phản ứng biginelli

360

35


Bảng 3: So sánh thời gian phản ứng thông thường và phản ứng có vi sóng (phút)

Loại phản ứng

Nhiệt độ
(oC)

Thời gian

Hiệu suất (%)
MV

Nhiệt

40

26

Hydrolysis of hexanenitrile

100

(phút)
60

Oxi hóa cyclohexene

80

60


26

12

Ester hóa acid stearic

140

120

97

83

Bảng 4: So sánh hiệu suất dưới cách thức gia nhiệt của phản ứng thông thường
và có vi sóng
Trong phương trình Arrhenius tốc độ phản ứng (K = Ae-Ea/RT ), tốc độ phản ứng
không thay đổi phụ thuộc vào hai yếu tố: sự va chạm thông thường giữa những phân tử có hình
dạng chính xác cho một phản ứng để xảy ra (A) và phần nhỏ của những phân tử đó với năng

10


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
-Ea/RT
lượng nhỏ nhất cần để vượt qua mức năng lượng hoạt hóa (e
). Nó sẽ trở nên quan trọng
để lưu ý rằng vi sóng cũng không ảnh hưởng sự định hướng va chạm cũng như năng lượng hoạt
hóa giữ nguyên không thay đổi cho mỗi phản ứng riêng biệt. tuy nhiên, năng lượng vi sóng tác

động đến thông số nhiệt độ trong phương trình này. Sự tăng nhiệt độ làm tăng những dao động
của phân tử, dẫn đến một số lượng lớn những va chạm mạnh. Những va chạm mạnh này nhanh
hơn khi có năng lượng vi sóng. Đối với những phản ứng có tốc độ chạm, năng lượng hoạt hóa
cao rất cần đến vi sóng.
III. ỨNG DỤNG CỦA VI SÓNG:
Xung quanh chúng ta, những ứng dụng của vi sóng thật đa dạng và phong phú mà đôi
khi chúng ta không nhận ra.













Lò vi sóng (cũng gọi là lò vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có tần số khoảng
2,45GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp
chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo
bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.
Vi ba được dùng trong thông tin vệ tinh vì vi ba dễ dàng truyền qua khí quyển trái đất, ít
bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngoài ra, trong phổ vi ba còn nhiều băng thông
hơn phần còn lại của phổ radio.
Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin vô tuyến chuyển tiếp đến nỗi từ vi ba thực
tế đồng nghĩa với vô tuyến chuyển tiếp (thường gọi "liên lạc vi ba", "tuyến vi ba", "trạm
vi ba"...) mặc dù có một số thiết bị vô tuyến chuyển tiếp hoạt động trong dải tần số 410 470 MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF).

Radar cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc trưng khác của
những đối tượng ở xa, như ô-tô và các phương tiện giao thông.
Các giao thức mạng không dây (wireless LAN) như bluetooth và các chuẩn IEEE
802.11g và 802.11b dùng vi ba trong dải 2,4 GHz (thuộc băng tần ISM, tức băng tần
công nghiệp, khoa học và y tế), còn chuẩn 802.11a dùng băng tần ISM dải 5,8 GHz.
Nhiều nước (trừ Hoa Kỳ) cấp phép cho dịch vụ truy cập internet không dây tầm xa (đến
25 km) trong dải 3,5 - 4,0 GHz.
Truyền hình cáp và truy cập internet bằng cáp đồng trục cũng như truyền hình quảng bá
dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào cũng dùng dải tần số vi
ba thấp.
Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau Đệ nhị thế chiến người ta đã khảo sát
khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 NASA tiến hành nghiên cứu khả
năng dùng hệ thống vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trời (SPS, Solar Power Satellite) với
những tấm pin mặt trời lớn có thể truyền tải điện xuống bề mặt trái đất bằng vi ba.
Maser là thiết bị tương tự laser, chỉ khác là hoạt động trên tần số vi ba.

III.1. Ứng dụng của vi sóng trong hóa hữu cơ:
Sự nung nóng của vi sóng đã trở thành phương pháp tiêu chuẩn cho sự hòa tan acid và
được sử dụng trong hàng ngàn phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Đầu năm 1975, đã có báo
cáo về tỷ lệ tăng lên phản ứng hòa tan acid mẫu nóng lên với vi sóng trong một cốc mở. Sau

11


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
đó, công nghệ này phát triển thành nhiệt của vi sóng làm nóng các phản ứng hóa học ở trong
hộp kín. Trong nghiên cứu sơ bộ thấy rằng vi sóng làm giảm đáng kể trong thời gian phản
ứng và trong một số trường hợp thì phản ứng sạch hơn do đó quan sát dễ dàng hơn khi sử
dụng phương pháp đun nóng thông thường. Những phát hiện này đã kích thích việc nghiên cứu
vi sóng làm nóng bởi các nhà hóa học hữu cơ khác, cả trong học thuật và công nghiệp.

Để minh họa cho tiềm năng khoa học của một công cụ đã được sử dụng trong
nước, chúng tôi tìm cách chứng minh tổng quát và lợi thế của nhiệt vi sóng bằng cách thực
hiện một loạt các phản ứng hóa học hữu cơ. Mười phản ứng nghiên cứu được liệt kê dưới đây.
Bằng cách tối ưu điều kiện phản ứng thông thường chúng ta thấy rằng nhiều phản ứng đã
được biết cần phải có thời gian dài đun nóng đã được biến đổi nhanh chóng.
Một số phản ứng được nghiên cứu trong bài này:
 Phản ứng Diels - Alder
 Sự sắp xếp ortho - Claisen
 Phản ứng ene
 Chuyển rượu thành alkyl bromur
 Phản ứng oxi hóa
 Phản ứng ester hóa
III.1.1. Phản ứng Diels – Alder:

Thường

Vi sóng
DMF

Nhiệt độ phản ứng

DMF
153oC

Hiệu suất

67%

194 – 198 oC
58%


Thời gian phản ứng

6h

20 phút

Dung môi

12


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Thường

Vi sóng
DMF

Nhiệt độ phản ứng

DMF
175oC

Hiệu suất

68%

147 – 163oC
86%


Thời gian phản ứng

15 phút

10 phút

Thường

Vi sóng

Dung môi

DMF

DMF

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

153oC
55%

192 – 198oC
57%

Thời gian phản ứng

60 phút

30 phút


Dung môi

III.1.2. Sự sắp xếp ortho – Claisen:
Ba phản ứng chuyển vị quan trọng là sắp xếp lại nhóm thế của 1,5 - hexadien, sự sắp
xếp Claisen của một etre vinyl allyl và sự sắp xếp lại các ortho- Claisen của một eter aryl allyl.
Các phản ứng này, cùng với các phản ứng Diels – Alder và phản ứng ene là đại diện của những
phản ứng pericyclic.

13


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Thường

Vi sóng

Dung môi

DMF

DMF

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

153oC
23%


193 – 198oC
80%

Thời gian phản ứng

80 h

5h

Thường

Vi sóng
DMF

Nhiệt độ phản ứng

DMF
153oC

Hiệu suất

58%

196 – 198oC
73%

Thời gian phản ứng

4 ngày


8h

Dung môi

III.1.3. Phản ứng Ene:

14


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Thường

Vi sóng

Dung môi

DMF

DMF

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

153oC
58%

196 – 198oC
73%


Thời gian phản ứng

4 ngày

8h

Thường

Vi sóng

Dung môi

DMF

DMF

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

153oC
14%

179 – 184oC
49%

Thời gian phản ứng

40h

20 phút


III.1.4. Phản ứng chuyển đổi rượu thành alkyl bromur
HO

NaBr
OH

Br

Br
Thường

Vi sóng

Dung môi

Nước

Nước

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

118oC
70%

158 oC
81%

Thời gian phản ứng


20 phút

30s

15


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Thường

Vi sóng

Dung môi

Nước

Nước

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

118oC
33%

137 – 140oC
49%

Thời gian phản ứng


30 phút

10 phút

Thường

Vi sóng

Dung môi

Dietyl ete

Dietyl ete

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

36oC
20%

104 oC
58%

Thời gian phản ứng

8h

7 phút


III.1.5. Phản ứng oxi hóa:

16


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

Thường

Vi sóng

Dung môi

Dietyl ete

Dietyl ete

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

36oC
44%

116 oC
82%

Thời gian phản ứng

5h


3 phút

Thường

Vi sóng

Dung môi

metanol

metanol

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

65oC
92%

120 oC
92%

Thời gian phản ứng

80 phút

1 phút

Thường

Vi sóng


Dung môi

metanol

metanol

Nhiệt độ phản ứng
Hiệu suất

65oC
97%

108 – 118oC
85%

Thời gian phản ứng

42h

30 phút

III.1.6. Phản ứng este hóa:

III.2. Ứng dụng của vi sóng trong các lĩnh vực khác:

17


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

III.2.1. Nấu ăn bằng lò vi ba:
Lò vi ba thường có các các bộ phận chính :





Magnetron (nguồn phát sóng).
Mạch điện tử điều khiển.
Ống dẫn sóng.
Ngăn nấu.

Lò vi sóng nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung
này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương
pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.
Sóng vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu
rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong
lò vi ba là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ 12,24
cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng
cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này có xu
hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các
phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn
loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.
Vi sóng ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng, nhưng không hiệu quả với chất
béo, đường và nước đá. Việc làm nóng này đôi khi bị nhầm với cộng hưởng với dao động riêng
của nước, tuy nhiên thực tế cộng hưởng xảy ra ở tần số cao hơn, ở khoảng vài chục GHz. Các
phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450
MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng,
mà chỉ có thức ăn bị nấu chín.
Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho

sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi ba. Các lỗ trên lưới này
có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở
bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong.
Đối với kim loại hay các chất dẫn điện, điện tử hay các hạt mang điện nằm trong các vật
này đặc biệt linh động và dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo
ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có
thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy nổ.
 Ưu - nhược điểm của lò vi ba:


Ưu điểm:

 Tiết kiệm năng lượng.
 Giảm thời gian nấu.
 Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy.

18


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”






Không cần pha thêm dầu, mỡ.
Dễ lau chùi sạch sẽ.
Không tạo ra hơi nóng trong bếp.
Không dùng nhiều nước trong món ăn nên mất rất ít chất dinh dưỡng.

Có thể nấu và ăn thực phẩm trong cùng đồ chứa.



Nhược điểm:

 Phóng xạ có thể thoát ra ngoài.
 Không phải thực phẩm nào cũng nấu bằng lò vi ba được.
 Mỗi lò có công suất khác nhau nhưng thường thường là từ 500 tới 700 watts. Trong lò,
sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều (chung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa
lò). Vì thế, ở giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, nên xếp thực
phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.
III.2.2. Ứng dụng vi sóng trong vô tuyến chuyển tiếp:
Thiết bị chuyển tiếp tần số vô tuyến (Radio Frequency Repeater – RFR) được sử dụng
trong khi thiết lập tuyến truyền dẫn viba số điểm - điểm nhưng bị địa hình chắn mất tầm nhìn
thẳng và vì vậy phải dùng RFR để chuyển hướng, tránh, vượt điểm chắn địa hình.
RFR đơn giản chỉ gồm các bộ khuếch đại tạp âm nội rất thấp - LNA, các bộ lọc băng
thông, các phân nhánh định hướng, thiết bị đảm bảo nguồn điện ăcquy và pin năng lượng mặt
trời.
Hiện nay, RFR đã được các hãng sản xuất hoàn thiện về thiết kế và sử dụng linh kiện nên
chất lượng đã có thể đảm bảo cho việc truyền dẫn đến 16E1, cự ly đến 60Km, chỉ tiêu thụ công
suất điện 02W/h.
Dải tần số linh hoạt, tương thích với các thiệt bị viba số hiện đang sử dụng - 1.5GHz,
2.0GHz, 3.4GHz, 5.8GHz, 7.8GHz... đảm bảo truyền dẫn tốt tín hiệu có các dạng điều chế khác
nhau: QPSK,16QAM,BPSK...
Thiết lập trạm chuyển tiếp bằng thiết bị RFR là phương án rẻ nhất trong mọi phương án
dựng trạm viba, đơn giản là vì nó không cần điện lưới, không cần máy nổ, không cần nhà trạm,
không cần nhân viên trực chuyên trách. Các chuyên gia tính ra rằng: kinh phí để dựng 01 trạm
viba sử dụng thiết bị DM-1000 - thiết bị của hãng Fujitsu lớn hơn 04 (bốn) lần kinh phí để dựng
01 trạm viba sử dụng thiết bị RFR, còn chi phí thường niên của trạm DM-1000 lớn hơn trạm

RFR khoảng 20 (hai mươi) lần.
“Tuyến Viba De Pua - Mường Nhé (Điện Biên) đang giữ kỷ lục là tuyến chuyển tiếp có
cự ly lớn nhất Việt Nam”: d = 56.8km, dung lượng 8E1. Nguồn tiêu thụ: 125mA x 12V =
1500mW = 1.5 W.

19


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Tuyến có dung lượng lớn nhất: 16E1, là tuyến Chàm Cọ - Anh Dũng (Sơn La). Nguồn
tiêu thụ: 132mA x 12V = 1584mW ≈ 1.6 W. Thiết bị này còn được gọi là thiết bị chuyển tiếp
viba số hay microwave repeater.
III.2.3. Dùng vi sóng để chiết nitrat trong rau:
Một trong các ứng dụng thực tế và cấp bách nhất hiện nay là “Chiết nitrat trong rau
bằng phương pháp vi sóng”.
Nitrat là một ion độc có trong rau quả, hàm lượng của nó liên quan chặt chẽ đến liều
lượng phân đạm sử dụng. Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn gây hại tác động xấu đến
sức khoẻ:
 Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin.
Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến cuộc sống đặc biệt
là trẻ em dưới sáu tháng tuổi.
 Sự tạo thành các hợp chất gây ung thư (nitrosamin).
Để xác định hàm lượng nitrat trong rau quả trước hết phải chiết tách nitrat ra khỏi rau
và sau đó xác định nó bằng một trong các phương pháp như trắc quang, sắc ký, cực phổ, cực
chọn lọc ion…Có nhiều phương pháp chiết nitrat ra khỏi rau nhưng phổ biến hiện nay vẫn là
phương pháp nghiền và phương pháp ngâm chiết, hai phương pháp này đều có những hạn
chế nhất định. Phương pháp nghiền làm cho dịch nghiền có màu ảnh hưởng đến phép xác
định nitrat. Phương pháp ngâm ít bị ảnh hưởng của màu nhưng thời gian ngâm chiết lâu do đó
kéo dài thời gian phân tích. Và phương pháp chiết mới nhất hiện nay là sử dụng vi sóng.
Chuẩn bị mẫu : Mẫu rau cải được rửa sạch sau đó được thái nhỏ và trộn đều. Cân mỗi

mẫu 10 g cho vào các cốc định mức 250 ml, thêm nước cất vào mỗi cốc đến khoảng 200 ml.
Nghiên cứu khả năng chiết của lò vi sóng ở các mức năng lượng khác nhau và thời gian
đun vi sóng ở các mức năng lượng ấy, kết quả cho thấy:
 Mức năng lượng đun vi sóng càng cao thì càng chiết nhanh nitrat ra khỏi mẫu.
 Với mức năng lượng cao thì chỉ cần 7 phút (cho 10g mẫu) đã chiết hết nitrat ra khỏi
mẫu.
So sánh với một số phương pháp chiết thông thường (nghiền, ngâm) thì phương
pháp chiết bằng năng lượng vi sóng có một số ưu điểm sau:
 Thời gian chiết nhanh.
 Dịch chiết không có màu thuận lợi cho phép xác định nitrat (bằng phương pháp
trắc quang).
 Hiệu suất chiết cao hơn so với một số phương pháp chiết thông thường.
 Thiết bị dễ sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Phương pháp chiết nitrat và cô cạn bằng vi sóng sau đó xác định bằng phương pháp đo
quang đã được so sánh với phương pháp sắc ký ion cho kết quả tương đối phù hợp (bảng 5)

20


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Hàm lượng nitrat mg/kg
Sai số tương đối
STT
Loại rau
giữa hai phương
PP Phân huỷ vi sóng
Phương pháp sắc ký
pháp (%)
và đo quang
1

Bắp cải
1415
1500
6,0
2
Cải xanh
960
1040
8,3
3
Cải ngọt
780
850
8,9
4
Đậu đũa
106
90
14,8
5
Xà lách
756
690
9,6
Bảng 5: Hàm lượng nitrat trong một số mẫu rau theo phương pháp phân huỷ vi sóng rồi
đo quang và phương pháp sắc ký
Kết luận: Bằng phương pháp phân huỷ vi sóng có thể chiết tách hoàn toàn ion nitrat ra
khỏi rau quả nhanh. Dịch chiết sau đó có thể cô cạn bằng vi sóng và xác định nitrat bằng phương
pháp đo quang cho kết quả khá chính xác.
III.2.4. Phát hiện trái cây chín nhờ hệ thống quét ảnh vi sóng:

Trong tương lai, robot hái trái cây được trang bị một hệ thống quét ảnh vi sóng để xác
định độ chín trái cây sẽ thay thế con người trên các cánh đồng.
Công nghệ mới này được phát triển bởi Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh (NPL) sử
dụng: sóng vi ba, sóng radio, sóng terahertz và bức xạ hồng ngoại xa để đo hàm lượng nước
trong trái cây và rau quả và đánh giá xem liệu chúng đã chín chưa và có thể thu hoạch hay
không.
"Trái cây chín chứa hàm lượng nước cao hơn, vì vậy chúng ta có thể nhận biết khi nào và
ở đâu thì trái cây đạt đến độ chín và có thể được thu hoạch", theo Tiến sĩ Richard Dudley, nhà
khoa học hàng đầu làm việc ở Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh (NPL). Công nghệ mới này
cung cấp: một cách đánh giá độ chín của các loại trái cây (chẳng hạn như các quả dâu tây) chính
xác hơn so với việc nhận biết độ chín của các loại trái cây thông qua màu sắc; dẫn tới phương
pháp chọn quả chín nhanh hơn, bởi vì các vi sóng có thể đi xuyên qua lá và các vật cản hữu hình
khác.

Hình 9: Những quả cà chua được phát hiện chín nhờ hệ thống quét ảnh vi sóng.

21


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Các vi sóng được sử dụng nhiều bởi vì tính an toàn khi sử dụng ở liều thấp và có khả
năng đi xuyên qua nhiều dạng vật chất nhưng dễ dàng bị chặn lại bởi nước.
"Với phương pháp tiếp cận bằng vi sóng, bạn có thể đánh giá độ chín (sâu hơn một chút bên dưới
bề mặt) của các quả dâu tây, bởi vì có khả năng các quả dâu tây này có màu đỏ hấp dẫn bên
ngoài nhưng thực chất là bên trong thịt quả vẫn còn khá cứng và không có nhiều nước", theo
Dudley.
"Chúng ta có thể xác định vị trí của các quả dâu tây xuyên qua các tán lá um tùm. Điều
chắc chắn là lá dâu tây không chứa quá nhiều nước, cho nên tán lá sẽ trở nên trong suốt trước các
vi sóng dò tìm và bên dưới các tán lá: các quả dâu tây sẽ hoàn toàn lộ diện".
Hệ thống quét ảnh vi sóng này thậm chí có thể được sử dụng để phát hiện bệnh hoặc xác

định liệu các loại cây trồng có cần bón phân thêm hoặc cung cấp lượng nước phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của cây trồng.
"Với hệ thống quét ảnh vi sóng, bạn sẽ quản lý cây trồng hiệu quả hơn, chẳng hạn, khi
trồng dâu tây trong nhà kính", theo Dudley.
Nhưng chúng tôi cũng đang xem xét trang bị hệ thống quét ảnh vi sóng trên máy kéo và ở
các nông trại. Điều này hoàn toàn khả thi nếu bạn có thể gắn kết công nghệ này một cách đúng
đắn.
Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh (cùng với các nông dân và một công ty thiết bị
nông nghiệp) đã dành khoảng hai năm để phát triển hệ thống quét ảnh vi sóng này, và tiến hành
các hệ thống thử nghiệm trên các cánh đồng trồng súp lơ và rau diếp.
Thách thức lớn nhất của việc thiết kế các máy dò vi sóng là phải: thu được hình ảnh có độ
phân giải cao cùng với một tốc độ dò tìm đủ nhanh.
Trong thời gian tới, phòng thí nghiệm vật lý quốc gia sẽ hợp tác với các công ty chế tạo
cảm biến và thiết bị phục vụ nông nghiệp để tích hợp công nghệ quét ảnh vi sóng vào các trang
thiết bị phục vụ nông nghiệp, với chi phí hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
III.2.5. Ứng dụng vi sóng vào vật lý trị liệu:
Đối với việc sử dụng vi sóng trong vật lý trị liệu người ta thường dùng vi sóng có tần số
2450MHz. Tác dụng chính của vi sóng là làm tăng nhiệt tổ chức, tăng chuyển hóa, kích
thích sợi thần kinh, giảm đau và chống viêm.
Các phương thức tác dụng của vi sóng:
 Phương thức tụ điện (hình 4.1-a):
Nối hai bản điện cực (điện cực đôi) với máy cao tần thì hai điện cực này tạo với nhau thành một
tụ điện, và ở giữa chúng xuất hiện một điện trường cao tần có tần số bằng tần số của dòng điện.
Nếu đặt tổ chức cơ thể vào trong điện trường này thì tổ chức sẽ nóng lên. Nhiệt sinh ra do
phương thức tụ điện ở tổ chức mỡ nhiều hơn tổ chức cơ và tạng. Tương ứng với phương thức

22


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”

nàu ta có các loại điện cực đôi, gồm hai bản điện cực nối với hai cực của nguồn điện, tạo nên
hiệu ứng tụ điện, bao gồm: điện cực hình đĩa và điện cực mềm bằng cao xu...

 Phương thức cảm ứng (Hình 4.1-b):
khi cho dòng điện cao tần chạy qua một dây dẫn (điện cực cáp) hay một cuộn dây cảm ứng (điện
cực đơn) thì xung quanh sẽ xuất hiện một từ trường cao tần. Nếu đặt tổ chức vào từ trường này
cũng sẽ nóng lên. Nhiệt sinh ra do phương thức cảm ứng này ở tổ chức nhiều nước và điện giải
(cơ và tạng) nhiều hơn ở tổ chức mỡ. Tương ứng với phương thức này, ta có các loại điện cực
đơn: Chỉ có một điện cực là một cuộn dây cảm ứng để tạo nên hiệu ứng dòng điện cảm ứng, như:
điện cực dòng xoáy (circuplode) còn gọi là điện cực Foucault và điện cực dòng xoáy 3 chiều
(flexiplode).
Các tác dụng điều trị của vi sóng:
a) Tác dụng giảm đau:
Nhiệt sóng ngắn còn ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau. Trên hạch giao cảm, nhiệt
khối tác dụng lên các hạch giao cảm cổ và thắt lưng làm dịu và giảm căng thẳng của hệ thần kinh
thực vật, do đó có tác dụng giảm đau ở nội tạng. Tác dụng giảm đau còn do tăng tuần hoàn cục
bộ làm tăng thải trừ các sản phẩm chuyển hóa, tái hấp thu các dịch tiết bị tích tụ, ngoài ra tăng
nhiệt còn làm giãn và giảm trương lực cơ vân.
b) Tác dụng chống viêm:
Sóng ngắn làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm, tăng khả năng di chuyển và thực bào của
thực bào do đó có tác dụng chống viêm rất tốt.
c) Tác dụng đối với mạch máu:
Với liều điều trị nhiệt khối gây giãn mạch, giảm ứ đọng, tăng cường lưu lượng máu lưu
thông. Ngược lại với liều mạnh và thời gian kéo dài lại có tác dụng co mạch thậm chí đe dọa tắc
mạch.
d) Tác dụng lên hệ thần kinh vận động:

23



Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
Khi điều trị băng sóng ngắn kết hợp với vận động liệu pháp sẽ làm tăng nhanh sự dẫn
truyền thần kinh vận động, điều này đáp ứng tốt cho công việc phục hồi chức năng.
IV. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VI SÓNG:
IV.1. Ưu điểm:
Thời gian phản ứng giảm một cách đáng kể (đến 1000 lần) so với các phản ứng
thông thường. Sự tăng mạnh vận tốc phản ứng được gán cho hai hiệu ứng.
 Nhiệt độ.
 Áp suất, các phản ứng được tiến hành trong các ống đóng kín.
Có độ tinh khiết cao so với sự đun nóng cổ điển, do sản phẩm nằm trong lò một thời
gian rất ngắn ở nhiệt độ cao nên giảm thiểu được sự phân hủy. Giảm được một số phản ứng
phụ, không có quán tính nhiệt. Có thể thực hiện phản ứng có tác dụng của vi sóng trong điều
kiện không dung môi.
IV.2. Hạn chế:
Chỉ thực hiện phản ứng trong những dung môi phân cực.
Do dung môi đạt đến nhiệt độ sôi rất nhanh nên tạo sự phát nhiệt mạnh và gia tăng
áp suất cao, do đó thường xuyên gây nổ.
Có nghiên cứu cho rằng không nên tiếp xúc trực tiếp nguồn nhiệt vi sóng khi bị
thương. Khi bị thương mà tiếp xúc với vi sóng thì sẽ gây ra nhiệt điện môi trong cơ thể, càng
tiếp xúc với vi sóng sẽ gây đục thủy tinh thể theo cơ chế này vì nhiệt vi sóng làm biến chất
protein trong thấu kính tinh thể của mắt (trong cùng một cách mà nhiệt làm lòng trắng trứng
trắng và đục) nhanh hơn so với ống kính có thể được làm nguội bằng cách bao quanh cấu
trúc.
V. KẾT LUẬN:
Sự ra đời của vi sóng đã mở ra một bước ngoặc mới cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Với
khả năng gia tăng vận tốc phản ứng một cách nhanh chóng mà không làm thay đổi cấu trúc
phân tử, cũng như các thông số đặc trưng của phản ứng như: hằng số phân ly, năng lượng
hoạt hóa…thì vi sóng đã thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong hóa học nói chung, và
hóa học hữu cơ nói riêng và hiệu suất cũng cao hơn.
Ngoài ứng dụng trong hóa hữu cơ thì vi sóng còn ứng dụng rất nhiều trong lĩnh

vực công nghiệp như sấy khô sản phẩm, sát trùng thực phẩm, sấy gỗ v.v….
Tuy nhiên, mọi công trình, mọi nghiên cứu, mọi khám phá đều có những thuận lợi và
hạn chế của nó. Điều quan trọng là chúng ta có thể hiểu rõ về bản chất và cơ chế vận hành của
nó, để từ đó có thể điều khiển theo ý muốn, đồng thời giảm thiểu những bất lợi mà nó gây ra.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Lê Ngọc Thạch, Hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
06/2002.
2) Lê Ngọc Thạch, Tinh dầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003.

24


Seminar môn hóa lý hữu cơ “Vi sóng và những ứng dụng của nó”
3) Ngô Huy Du, Phạm Huy Đông, Chiết nitrat trong rau bằng phương pháp vi sóng
và xác định nó bằng phương pháp trắc quang, Theo .
4) Mai Trung Dũng, Điều trị bằng sóng ngắn, Theo .
5) Yeeman K.Ramtohul, Microwave in organic chemistry, Stotlz group literature
presentation, Stotlz conference Room, Thursday 23, 12.00pm.
6) Andre Loupy, Alain Petit, Dariusz Bogdal, Microwave and Phase-Transfer Catalysis,
08/2004.
7) G. Majetich, R. Hicks, Department of Chemistry, The University of Georgia, Athens,
Applications of microwave accelerated organic chemistry, 08/1993.

25


×