Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.39 KB, 2 trang )
Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ
mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi trường cần phải được chi trả hoặc bồi
hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ
môi trường nên chi trả cho những dịch vụ này. Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được
sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là
theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử
dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn.
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận
được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch
định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt chương trình ‘Chi trả dịch vụ môi
trường cho người dân vùng cao về dịch vụ môi trường mà họ cung cấp – viết tắt là RUPES’ tại
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong thời gian qua.
Đây là kết quả của sự quan tâm của chính phủ Viêt nam, cụ thể là của Trung tâm nghiên cứu sinh
thái và môi trường rừng (RCFEE) Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Bộ Tài nguyên và
Môi trường (MONRE), và là đóng góp đáng kể của đối tác RUPES, trong đó có Tổ chức Winrock
Quốc tế, Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF), Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
(CIFOR), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN)
trong 5 năm qua.
Những nỗ lực đóng góp này gồm:
• Lồng ghép PES vào Luật đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo.
• Các chính sách hỗ trợ cho PES đã thử nghiệm cơ chế trong nỗ lực trả lời câu hỏi ‘bao nhiêu
phần trăm mức chi trả từ người sử dụng điện nên được chi trả cho những người bảo vệ vùng đầu
nguồn?’ Cơ chế này được thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) với sự hỗ trợ của Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường (PES) đối
với hoạt động bảo vệ hộ đầu nguồn và cảnh quan. Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ đã yêu cầu Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) xây dựng chính sách liên quan đến PES cho ngành
Lâm nghiệp. Để thực hiện các chính sách này trên phạm vi toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đang dự thảo một chính sách mới về chi trả dịch vụ môi trường để tiến hành thử nghiệm cơ chế
này tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong năm 2008 và 2009. Các nghiên cứu thử nghiệm sẽ xác