Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

so sánh tu từ trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.43 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

VÕ THỊ KIM THƯƠNG

SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………........
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………….
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ VÀ NHÀ
THƠ NGUYỄN BÍNH
1.1. Khái niệm về so sánh tu từ………………………………………….
1.1.1 So sánh tu từ……………………………………………………
1.1.2 Những khái niệm về so sánh tu từ của các tác giả ngôn ngữ ….
1.2. Phân loại…………………………………………………………….
1.2. Quan niệm của tác giả Hữu Đạt……………………………….....
1.2.2 Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú…………………………….


1.2.3 Quan niệm của tác giả Đào Thản…………………………….....
1.2.4 Quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc………………………..
1.2.5 Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở………………………..
Chương 2: VẤN ĐỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác……………………………
2.1.1 Về cuộc đời……………………………………………………...
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác………………………………………………
Chương 3:NGHỆ THUẬT SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
3.1 Hình thức so sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính………………………
3.2 Những chất liệu so sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính………………...
KẾT LUẬN…………………………………………………………………....
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..
MỤC LỤC…………………………………………………………………….


PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nguyễn Bính (1916 - 1966) là một trong những nhà Thơ mới xuất sắc của
Phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Ngay từ khi ra đời thơ Nguyễn Bính đã gây được sự
chú ý quan tâm của độc giả. Và thơ ông thời kỳ này vinh dự nhận rất nhiều giải
thưởng, Thơ mới Nguyễn Bính rất phổ biến trong dân gian. Nhiều bài thơ, câu thơ
Nguyễn Bính trở thành lời hát ru. So với các nhà thơ lãng mạn trước Cách mạng,
Nguyễn Bính đứng riêng một cõi. Một phong cách thơ đặc biệt khó nhầm lẫn với
những nhà thơ khác. Những tình tự yêu đương, cách trở, nhớ nhung, đợi chờ, giận
dỗi…chẳng xa lạ gì với Thơ mới, nhưng chỉ ở Nguyễn Bính mới có cái vị “hương
đồng cỏ nội” gần gũi với mỗi người Việt Nam. Ở đâu đó ta như thấy thấp thoáng con
đê đầu làng, giậu mùng tơi, bến đò, hàng cau… Tất cả những hình ảnh đó đã vẽ nên
một bức tranh toàn cảnh vùng nông thôn bình dị mà chan chứa nghĩa tình. Hình ảnh

trong thơ Nguyễn Bính mộc mạc chất phác, ngôn ngữ thơ dung dị gần gũi tạo cho ta
cảm giác như quay về với cội nguồn dân tộc. Đặc biệt là thơ ông luôn sử dụng biện
pháp tu từ mang một nét rất riêng so với các nhà thơ khác và nó đã một phần nào tạo
nên một phong cách độc đáo “rất Nguyễn Bính”. Vì thế mà người viết đã chọn đề tài
“So sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính” cho bài tiểu luận tốt nghiệp của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thơ Nguyễn Bính từ khi xuất hiện trên thi đàn đã gây nhiều xúc động cho độc
giả và sức ảnh hưởng của thơ ông thu hút nhiều đối tượng khác nhau. Chính vì thế
nhiều bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính được tuyển chọn và in ấn giới
thiệu cho đến nay nó vẫn là đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn của nhiều nhà phê bình văn
học. Do đó người viết sẽ tuyển chọn và tóm lược những công trình nghiên cứu liên
quan đề tài “So sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính”.
Trước hết ta phải kể đến nhà phê bình Hoài Thanh với cuốn Thi nhân Việt Nam.
Ông nhận định thơ Nguyễn Bính ở phương diện phong cách là “Nguyễn Bính vẫn còn
giữ được bản chất phong cách nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh
thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”[10, 336]. Hoài Thanh thì nhận định “
Giá Nguyễn Bính sinh ra ở thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao
mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô


số những nhà thông thái nghiên cứu[10,337]. Ông còn nói thêm rằng “giữa những
bài giống hệt ca dao bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi
vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy
của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng [10,338]. Vì thế tác giả “Thi nhân Việt Nam”
Hoài Thanh nhận định phong cách thơ Nguyễn Bính còn chưa thật sự thuần nhất
nhưng không gì có thể phủ nhận sự đóng góp lớn lao của nhà thơ Nguyễn Bính trong
nền văn học Việt Nam.
Ngoài cuốn Thi nhân Việt Nam còn có công trình nghiên cứu, bài viết về thơ
Nguyễn Bính “Nguyễn Bính – tác phẩm và dư luận”. Sách do Tôn Thảo Miên biên
soạn, nhà xuất bản Văn học ấn hành 2002. Trong cuốn sách này tập hợp nhiều bài phê

bình của các học giả tên tuổi nghiên cứu viết về Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính.
Trong đó có những bài viết, phê bình và nhận định đáng chú ý sau:
GS. Lê Đình Kỵ với bài viết Nguyễn Bính - thơ của truyền thống của thế hệ ông
nhận định thơ Nguyễn Bính: “đã làm nên kho tàng ca dao vô giá của dân tộc. Nổi
bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, cả cảm xúc lẫn tư duy, cả ý, tình, điệu và còn thơ
Nguyễn Bính không chỉ giống ca dao ở cái vỏ bên ngoài, mà đã tiếp thu được
phần hồn của nó, được thể hiện vào những câu ca dao hay nhất [12,139]
Đoàn Hương với bài viết Nguyễn Bính - thi sĩ nhà quê nhận định: “Nàng thơ
của Nguyễn Bính không chỉ nhà quê ở dáng vẻ bên ngoài mà nàng làm chúng ta
say mê bởi cái tình quê chân thật, bẽn lẽn và trinh nguyên ở ngoài. Những bài thơ
của Nguyễn Bính có một dáng hình riêng, mà đến những năm cuối thế kỉ này
nhìn nhận lại thì có thể rằng trên thi đàn của thế kỉ XX chỉ có mình Nguyễn Bính
là có được. Ông cũng đã nhận định rằng thơ Nguyễn Bính có sự kế thừa thi pháp
văn học dân gian. Đã có công cách tân thi pháp dân tộc, đem thi pháp thơ ca dân
gian vào trong thơ ca hiện đại để chuyển tải những nội dung trữ tình trong thơ ca
hiện đại Việt Nam”
Hà Minh Đức có bài Nguyễn Bính nhà thơ chân quê ông cho rằng bút pháp
Nguyễn Bính “không theo khuynh hướng tả chân”[11,12]. Về thi pháp thơ Nguyễn
Bính đã có sự kế thừa thi pháp truyền thống kết hợp cách tân sáng tạo: “Ông là nhà
thơ đầu tiên trong thi đàn hiện đại của thế kỉ này dung hình thức của thơ ca dân


gian (đặc biệt là của ca dao, dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của thơ
mới”[11,12]
Theo Đoàn Đức Phương với bài thơ Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện
đậm đà sắc thái văn hóa dân gian đã viết: “Nguyễn Bính có lối tư duy hết sức dân
dã, cách cảm nghĩ của nhà thơ luôn là của đông đảo người bình dân”[15,316].
Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, màu sắc, nhạc điệu. Nguyễn Bính đã sử dụng thành thạo
các biện pháp tu từ mà thơ dân gian hay dùng “Với năng lực tưởng tượng và liên
tưởng rất dồi dào, Nguyễn Bính đã tạo ra những hình ảnh ví von, so sánh nhân

hóa thật sinh động – đó thực sự là những kết hợp mới lạ, bất ngờ như những phát
hiện riêng của tác giả luôn làm người đọc thích thú”[16,322].
Từ góc độ phong cách học với các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề biện
pháp so sánh tu từ, trước hết chúng ta phải kể đến tác giả Đinh Trọng Lạc - Nguyễn
Thái Hòa trong cuốn “Phong cách Tiếng Việt “ nhà xuất bản giáo dục năm 1997, Hữu
Đạt trong “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội 2002, tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” nhà xuất bản giáo dục năm 1998. Tác giả Nguyễn Văn Nở trong quyển giáo
trình “Phong cách học tiếng Việt” Đại học Cần Thơ…Các tác giả đưa ra nghiên cứu về
giúp chúng tôi cơ sở lí thuyết dễ dàng đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài “So sánh tu từ
biện pháp so sánh tu từ đã nêu định nghĩa, đặc điểm, phân loại và các công trình đã
trong thơ Nguyễn Bính”.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
Hình ảnh so sánh trong thơ Nguyễn Bính được sử dụng rất phổ biến. Trong thơ
ông, ta bắt gặp khá nhiều hình ảnh so sánh tu từ. Vì thế nguời nghiên cứu cần phải
nắm vững và hiểu rõ biện pháp so sánh tu từ. Để làm được điều đó người nghiên cứu
phải tìm hiểu chất liệu, hình thức và cấu trúc của hình ảnh so sánh tu từ mà Nguyễn
Bính sử dụng. Từ đó ta thấy được cái hay, cái độc đáo trong cách sử dụng hình ảnh so
sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đây là đề tài nghiên cứu “So sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính” Do vậy,
phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phần “so sánh tu từ”. Đối tượng nghiên cứu


tập trung trong các tập thơ như: Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến
nước…Từ những tư liệu tập hợp được người viết đi sâu vào khảo sát hình thức, chất
liệu, hình ảnh so sánh trong thơ Nguyễn Bính để tìm ra cái riêng, cái độc đáo trong thơ
ông bằng những phân tích dẫn chứng cụ thể.
5. PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu người viết thực hiện các thao tác sau: phương pháp

thống kê, phân loại, phân tích – tổng hợp, cụ thể:
Trước hết tập hợp các tài liệu về biện pháp tu từ, các tài liệu nghiên cứu về
Nguyễn Bính sau đó chọn lọc làm tư liệu nghiên cứu.
Kế đến người viết tiến hành thống kê, khảo sát tìm xem trong các tập thơ những
đoạn thơ nào có sử dụng so sánh tu từ rồi tập hợp, tiến hành phân tích chúng để chỉ ra
cái hay, cái độc đáo của của Nguyễn Bính trong việc sử dụng các hình ảnh so sánh,
cấu trúc so sánh và hình thức so sánh mà tác giả sử dụng.


PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ VÀ

NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH
1. 1. So sánh tu từ
Trong văn chương hình ảnh so sánh tu từ vẫn luôn hiện diện và sử dụng với tần
số khá cao. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã sử dụng lối so sánh này rất đạt trong bài “Kính
gửi cụ Nguyễn Du”
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng sao Tiền Đường
Khi mà trong cuộc sống hàng ngày những câu nói được xuất phát ra ngỡ như là
bình thường “Đẹp như ma”, chúng ta không ngờ rằng ta đã vận dụng một phép tu từ.
Và trong văn học dân gian thường lấy những sự vật cụ thể hoặc hình tượng tự nhiên
làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu tượng.
(1)

Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu
(Ca dao)


(2)

Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như bảy sắc cầu vòng hiện sau mưa
(Lưu Quang Vũ)

Ta thấy rằng đôi ta và lửa mới nhen, trăng mới mọc, đèn mới khêu phải có một
nét chung để gắn kết chúng lại, mới có thể đưa ra so sánh được. Nét chung giữa đôi ta
và lửa mới nhen, trăng mới mọc, đèn mới khêu ấy chính là nét mới, trẻ trung, tràn đầy
sức sống, báo hiệu một tương lai rực rỡ, tình cảm nồng đượm và tha thiết của tình yêu
đôi lứa. Và trong ví dụ (2) vì em và cầu vồng đều có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ và quyến
rũ, nên hai đối tượng ấy mới có thể đặt trong cùng một bình diện để tiến hành so sánh
như vậy.
Từ những ví dụ trên ta thấy được nét tương đồng chính là sự giống nhau nổi
bật nhất mà tác giả cảm nhận được về hai sự vật, hiện tượng. Trên thực tế, giữa hai đối
tượng đưa ra so sánh có nhiều điểm tương đồng. Và như thế so sánh tu từ là cách đối
chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài
hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận
thức của người đọc, người nghe.


1.1.2 Những định nghĩa về so sánh tu từ của các tác giả ngôn ngữ
So sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói và
viết. Đặc biệt trong văn bản nghệ thuật mà nhất là trong thơ ca. Vì thế, biện pháp nghệ
thuật của so sánh tu từ từ trước đến nay rất thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu và khảo sát về biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ mỗi tác
giả lại có các định nghĩa riêng và không hoàn toàn giống nhau.
Đầu tiên ta khảo sát định nghĩa của tác giả Hữu Đạt trong Phong cách học
Tiếng Việt hiện đại quan niệm: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào

các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa
chúng”[1, 294]
Tác giả Cù Đình Tú trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt
quan niệm “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng
cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm
của đối tượng” [13,175]
Tác giả Đào Thản trong quyển Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật
đưa ra định nghĩa: “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có
một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên
trong. Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá
và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến”[9,123]
Tác giả Bùi Tất Tươm trong quyển Giáo trình Tiếng Việt viết: “So sánh tu từ
là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại, giống nhau một thuộc tính nào
đó nhằm biểu hiện một cách hình ảnh, biểu cảm đặc tính của đối tượng”[11,344]
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong quyển 99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt viết: “So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện
pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác lại trên thực
tế khách quan đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào
đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”[4,154]
Tác giả Nguyễn Văn Nở trong quyển Giáo trình phong cách Tiếng Việt định
nghĩa: “So sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có
một nét tương đồng nào nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để


gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẫm mĩ trong nhận thức của người đọc,
người nghe” [7,57]
Chúng ta thấy rằng mỗi tác giả đều có những định nghĩa và quan niệm riêng của
mình về biện pháp so sánh tu từ. Nhưng nhìn chung thì mỗi định nghĩa đều có một số
nét tương đồng nhất định. Chẳng hạn như: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu
giữa hai đối tượng khác nhau và hai đối tượng ấy đem ra đối chiếu thì đều có những

nét tương đồng nào đấy. Và trong số các định nghĩa thì định nghĩa của tác giả Cù Đình
Tú và tác giả Nguyễn Văn Nở có tính khái quát hơn. Bởi vì trong thực tế văn học các
nhà thơ, nhà văn không thể chỉ đối chiếu một đối tượng này với một đối tượng khác
mà có khi người ta còn có sự đối chiếu giữa đối tượng với nhiều đối tượng khác.

1.2. Phân loại
1.2.1Quan niệm của tác giả Hữu Đạt
Mô hình khái quát của phép so sánh có thể hình dung như sau
A–X–B
A: cái chưa biết được đem ra so sánh
B: cái đã biết đem ra để so sánh
X: phương tiện so sánh
Tác giả Hữu Đạt đã chia so sánh ra làm 6 loại hình so sánh dựa vào mặt cấu
trúc hoạc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó
-

So sánh không có từ so sánh

Mô hình: A – B
các biến thể: A- B1, B2…
A1, A2…B
Phổ biến là dạng: A- B & A- B1, B2…
Ví dụ:
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non
-

So sánh có từ so sánh

Mô hình: A x B

các biến thể: A x B1, B2…
A x B1, B2…


Phổ biến là dạng: Ax B, A x B1, B2, A x B1 x B2...
Ví dụ:
Đẹp như tiên, hôi như cú
Nhanh như cắt, chậm như rùa
-

So sánh ngang bằng
Ví dụ :
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

-

So sánh bậc hơn kém
Ví dụ :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

-

So sánh cao nhất, bậc tuyệt đối
Ví dụ:
Đại đội thanh niên xung phong đi lấp hố bom

Aó em hình như trắng nhất
( Phạm Tiến Duật)

- Sự phát triển của thủ pháp so sánh:
Thi pháp so sánh với tính cách là một biện pháp tu từ luôn luôn vận động và
phát triển và phát triển theo quá trình phát triển của tư duy và quá trình hoàn
thiện các phong cách chức năng trong tiếng Việt. Qúa trình này được thể hiện
qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của
phép so sánh.
+ Về mặt hình thức: Trong thời kì hiện đại, phép so sánh có chiều hướng
phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao) A x B x C (thơ hiện đại)
A x B1 x B2 x B3
Ví dụ:


Anh em cùng mẹ một cha

AxB

Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
(Ca dao)
Nhớ em như một vết thương
Trong lòng như vỡ mảnh gương trong lòng
(Xuân Diệu)
+ Về mặt nội dung ngữ nghĩa thì ông đưa ra các dạng biến thể từ ca dao
sang phong cách nghệ thuật thơ hiện đại.
A - B : trừu tượng – cụ thể
A - B : trừu tượng – trừu tượng
A - B : cụ thể - cụ thể

A - B : cụ thể - trừu tượng
Ví dụ:

A–x -

B

(trừu tượng) – ( trừu tượng)
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Nghe xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
(Chế Lan Viên)
Ví dụ:

A-x – B
(cụ thể) – ( cụ thể)

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
( Phạm Tiến Duật)
1.2.2 Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú
So sánh tu từ của tác giả Cù Đình Tú chia ra làm 2 phần nội dung và hình thức.
Về mặt nội dung ông chia ra làm 2 loại so sánh: so sánh chìm và so sánh nổi.
Về mặt hình thức ông chia làm các loại sau:
-

A như( tựa như, chừng như…) B
Ví dụ:



Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
( Ca dao)
-

A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ:
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu

-

A là B

Ở kiểu so sánh này, từ là có ý nghĩa và có giá trị tương đương từ so sánh “như”
nhưng có ý nghĩa sắc thái khác. “Như” có sắc thái giả định, còn “là” có sắc thái
khẳng định.
Ví dụ:
-

Lũ đế quốc như là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái phủ định)

-

Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng( sắc thái khẳng định)

Do yêu cầu của vần luật cho nên trong thơ ca người ta không dùng từ so sánh
như, tựa như ... mà để khuyết :
Ví dụ :

Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng ruộng đồng nước non...
( Tố Hữu)

1.2.3 Quan niệm của tác giả Đào Thản
- So sánh hơn kém
So sánh hơn kém là đối chiếu hai vế so sánh với nhau nhưng qua mối quan
hệ được khẳng định lại là hơn hẳn hoặc không thể bằng, mặc dù cái dùng để so
sánh thường có tính chất lí tưởng và nói chung kiểu so sánh này gần như lối nói
ngoa dụ[ 9,13]
Ví dụ :
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
( Tố Hữu)


-

So sánh ngang bằng
Đây là loại so sánh mà giữa hai đối tượng và cái để so sánh thường có
những từ biểu thị quan hệ so sánh như : như là, như thể, tựa, tựa
như...[9,131]

Ví dụ :
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng em cười như thể hoa ngâu
(Ca dao)
Các từ so sánh khác như: khác nào, khác gì, khác nữa, cầm bằng, bằng, cũng
bằng được xếp vào nghĩa gần bằng với giống như

Ví dụ :
Có chồng mà chẳng có con
Khác gì hoa nở trên non một mình
( Ca dao)
- So sánh không dùng biện pháp so sánh
Biện pháp so sánh này này nhằm mục đích khẳng định cái so sánh như một
điều tất yếu và “thay thế vào chỗ đó có thể là sự ngắt câu trong khi viết hoặc
ngắt hơi trong khi nói” [9,133]
Ví dụ:
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
( Ca dao)
1.2.4 Quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc
Căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố, thể hiện quan hệ so sánh, tác giả Đinh
Trọng Lạc phân chia các hình thức so sánh như:
- yếu tố so sánh là từ như ( tựa như, chừng như,...)
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
( Ca dao)


- Yếu tố so sánh là từ “ là’’
Ví dụ:
Chúng chỉ là hòn đá tảng trên trời
Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay
( Ca dao)

1.2.4 Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở
Căn cứ vào từ chỉ quan hệ so sánh tác giả phân loại so sánh tu từ thành các hình

thức sau :
-

A như ( tựa như, chừng như,…) B

Ví dụ:
Thân em như cá giữa rào
Kẻ chài người lưới biết vào tay ai
(Ca dao)
- A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
( Ca dao)
-

A là B
Ví dụ:
Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa
(Một mùa đông- Lưu Trọng Lư)

-

A ( ẩn từ so sánh) B
Ví dụ:
Tất đất, tất vàng


Mỗi tác giả đều có những quan niệm riêng nhưng trên cơ bản thì các tác giả Cù
Đình Tú, Nguyễn Văn Nở có sự phân chia giống nhau ở 3 kiểu loại: A như B, A là B,


A bao nhiêu B bấy nhiêu. Còn hai tác giả Hữu Đạt, Đào Thản có chung quan niệm: So
sánh không có từ so sánh, so sánh hơn kém, so sánh ngang bằng. Nhìn chung giữa các
tác giả có sự phân chia chưa thống nhất với nhau. Nhưng những quan niệm này đều
cho ta thấy rằng vấn đề phân loại so sánh tu từ rất đa dạng mỗi tác giả đều mang một
nét riêng tạo nên sự phong phú cho quá trình chúng ta khảo sát và tìm hiểu.


Chương 2: VẤN ĐỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
2.1.1 Về cuộc đời
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh năm 1918 tại làng Thiện
Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cha là
Nguyễn Đạo Bình (ông Cả Biền) là một ông đồ Nho. Thuở nhỏ Nguyễn Bính học với
cha và sau là cậu ruột Bùi Trình Khiêm nuôi dạy. Vì thế Nguyễn Bính có một vốn chữ
Hán để thưởng thức những bài thơ cổ và sáng tác một vài câu thơ bằng thứ chữ của
thánh hiền.
Nguyễn Bính mồ côi mẹ, cảnh nhà lại quá túng thiếu, khi mới hơn mười tuổi đã
rời quê đi kiếm sống. Lúc đầu ông lên Thái Nguyên theo một người bạn năm 1933, lúc
ấy Nguyễn Bính mới được mười lăm tuổi. Tuy ở huyện Đồng Hỉ nhưng vì không đủ
sống nên anh bỏ về Hà Nội đi bán báo rồi sau một thời gian theo người anh cả Nguyễn
Mạnh Phác về Hà Đông.

2.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Bính có năng khiếu thơ từ nhỏ, năm 13 tuổi đã được giải nhất trong
một cuộc thi thơ đầu xuân ở hội làng. Bài thơ được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái

mơ. Năm 1937, gửi tập thơ Tâm hồn tôi dự thi và đã được giải thưởng của Tự lực Văn
đoàn. Từ đó, ông liên tiếp có thơ in trên nhiều báo chí. Trong ba năm, từ 1940 đến
1942, Nguyễn Bính cho ra mắt bạn đọc khắp Bắc Trung Nam liền bảy tập thơ. Với
những thi phẩm đó các tập thơ gắn liền với tên tuổi của ông “Lỡ bước sang ngang”,
“Tâm hồn tôi”, “Mười hai bến nước”…
Vở kịch thơ Bóng giai nhân Nguyễn Bính soạn theo phác thảo ban đầu của Yến
Lan (1942) đã được dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế. Năm 1943, lần thứ ba Nguyễn
Bính rời đất Bắc đi về phương Nam. Đầu năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng
chiến chống Pháp ở Nam bộ. Sau một thời gian phụ trách Hội Văn hóa Cứu quốc tỉnh
Rạch Gía, phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Gía, Nguyễn Bính nhận công
tác ở cơ quan Văn nghệ khu Tám. Thời gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và
đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng, giết giặc lập
công…Những sáng tác như Ông lão mài gươm, Sóng biền cỏ, Trăng kia đã đứng
ngang đầu, Mừng Đảng ra đời, Những dòng tâm huyết…


Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, rồi về nhận công tác ở Hội Nhà văn
Việt Nam. Năm 1956, Nguyễn Bính chủ trương báo tờ báo Trăm hoa.
Từ 1955 đến 1962, Nguyễn Bính cho in hàng chục tác phẩm thơ. Chủ đề nổi bật
trong sáng tác của Nguyễn Bính vạch trần tội ác của bọn Mỹ Diệm, phản ánh tinh thần
đấu tranh thống nhất đất nước.
Năm 1958, Nguyễn Bính về Nam Định, tiếp tục sáng tác, sau đó nhận công tác
tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Định. Tại đây ông đã góp phần mình vào sự trưởng
thành của phong trào sáng tác văn nghệ ở quê hương và bám sát yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của địa phương cũng như của cả nước.
Ngoài sáng tác thơ ông còn viết hai vở chèo Cô Son và Người lái đò sông Vy
bộc lộ tình cảm thiết tha đối với truyền thống nghệ thuật dân tộc. Mùa thu 1965,
Nguyễn Bính theo cơ quan Ty Văn hóa Nam Hà sơ tán về huyện Lý Nhân. Ngay từ
những ngày đầu giặc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, Nguyễn Bính đã có ngay
một số bài thơ chống Mỹ, cứu nước. Ông mất đột ngột ngày 20- 11- 1966, khi ông vừa

hoàn thành và cho in Bài thơ quê hương, một bài thơ có những nét báo hiệu một giai
đoạn mới của đời thơ ông.
Trong tinh thần luôn lấy việc sáng tác làm ý nghĩa cho cuộc sống của mình,
Nguyễn Bính đã để lại một gia tài thơ đồ sộ và phong phú: bảy tập thơ, một vở kịch
thơ, một truyện thơ( Tiếng trống đêm xuân) và hai vở chèo (Cô Son, 1961; Người lái
đò sông Vị, 1964). Nhà thơ từng theo tiếng gọi của kiếp giang hồ lang thang đây đó
trước cách mạng, đã hưởng lạc, đã bi quan, đã lạc quan và đã suy tư. Trong kháng
chiến, Nguyễn Bính đã từng tham gia cách mạng nhà thơ đã đi theo tiếng gọi của quê
hương dân tộc.
Trong hơn ba mươi năm làm thơ, viết kịch, viết truyện, với một âm điệu giàu
chất trữ tình dân gian, mộc mạc chân quê. Nguyễn Bính đã có những đóng góp đáng
kể, tạo được một gương mặt riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.


Chương 3: NGHỆ THUẬT SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN
BÍNH
3.1. Hình thức so sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính
So sánh là phép tu từ cũng lâu đời như nghệ thuật của các cách diễn đạt bóng
bẩy. Trong thi ca mỗi nhà văn nhà thơ đều chọn cho mình một cách viết và sử dụng
ngôn ngữ khác nhau. Trong đó có cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật của Nguyễn
Bính. Qua khảo sát 6 tập thơ: “Lỡ bước sang ngang”, “Tâm hồn tôi”, “Một nghìn
cửa sổ”, “Mây tần”, “Mười hai bến nước”,“Đêm sao sáng” gồm 59 bài thơ thì đã
có 69 câu có sử dụng hình thức so sánh tu từ. Cách sử dụng hình thức so sánh tu từ
này được nhà thơ vận dụng rất linh hoạt, đa dạng với các hình thức thể hiện như: A là
B, A như B, A bao nhiêu B bấy nhiêu …Sau đây chúng ta đi sâu khai thác từng hình
thức so sánh tu từ để hiểu thêm về cái hay, cái tinh tế trong việc sử dụng nghệ thuật so
sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính.
3.1.2. Hình thức A là B
Hình thức so sánh này được nhà thơ sử dụng có tần số khá cao. Qua khảo sát
chúng tôi ghi nhận được có 14/69 câu chiếm 20,03% . Cách sử dụng hình thức này ở

mỗi câu đều có ý nghĩa và mục đích sử dụng khác nhau. Nhìn chung nó đều có một tác
dụng rõ ràng nhất là làm cho cái được so sánh rõ ràng hơn giúp cho câu thơ giàu hình
ảnh, tạo được tính ấn tượng sâu. Đây cũng là hình thức so sánh đơn giản người đọc dễ
nhận ra trên bề mặt ngôn từ. Với kiểu so sánh dùng từ so sánh “là” tác giả ngầm biểu
hiện sự khẳng định mạnh mẽ. Ngoài ra, tác giả còn biểu lộ thái độ tình cảm rất cao.
Người đọc dễ dàng liên tưởng và nhận ra giá trị ngôn từ mà thi sĩ Nguyễn Bính muốn
gửi gắm tư tưởng tình cảm trong thơ thông qua hình thức so sánh tu từ. Cụ thể các câu
thơ sau:
1. Tình tôi là giọt thủy ngân
2. Tình cô là đóa hoa đơn
3. Mùa xuân là cả một mùa xanh
4. Da thơm là phấn môi hường là son
5. Ban đầu là cái thắt lưng xanh
6. Em là cô gái trong khung cửi
7. Những lá tâm thư là sự sống


8. Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên
9. Ẩn trong mỗi chữ bao là tình sâu
10. Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên
11. Gió mưa là bệnh của giời
12. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
13. Hồn tôi là cả một mùa van
14. Thân em là liễu dạ em tơ
Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân, về những cảnh xuân chân thực ấm áp nơi
làng quê: Mưa xuân, Xuân về, Xuân tha hương, Mùa xuân xanh…Những bức tranh
của đồng quê, làng quê trong thơ Nguyễn Bính thật trong sáng, tươi vui khi xuân về.
Nguyễn Bính trong bài Mưa xuân là một khung cảnh đặc biệt của mùa xuân. Mưa
xuân của đêm hội chèo, sự hò hẹn của đôi lứa yêu nhau và tâm trạng chờ đợi của một
tâm hồn đang yêu. Mưa xuân hiện lên trước mắt chúng ta là khung cảnh một gia đình

sống nề nếp với nghề canh cửi, có mẹ già và một cô gái đương tuổi xuân thì. Ở đây
nhà thơ đã sử dụng hình thức so sánh “Em là con gái trong khung cửi” cách so sánh
này làm cho cái được so sánh rõ ràng hơn và hình ảnh được so sánh thêm hình tượng
hơn. Hình ảnh “em” là “con gái trong khung cửi” cô gái như tự nói về mình cô sống
trong gia đình, công việc lao động cần mẫn quanh năm, cuộc sống thế giới bên ngoài
đối với cô dường như tách biệt, hình ảnh cô gái dường như thoáng chút e ấp thẹn
thùng, dịu dàng, ngây thơ và trong trắng.
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già”
( Mưa xuân)
Thơ Nguyễn Bính luôn chất chứa nỗi tương tư, nhớ nhung, xa cách. Hình ảnh
một anh trai làng mang trong lòng canh cánh mối tương tư để rồi tự nhủ lòng rằng
“Gió mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Đó là tâm trạng
của chàng trai đang chất chứa mối tương tư thầm yêu một cô gái mà mối tình đó được
chôn giấu trong lòng. Không chỉ là nỗi tương tư ấy mà trong thơ ông chúng ta còn bắt
gặp nỗi đau của một người như đang giằng xé chua xót khi biết người yêu đi lấy
chồng. Chàng trai trong bài Một trời quan tái không hờn trách dường như thấu hiểu
luôn tỏ ra thông cảm cho cô gái và nhân vật trữ tình trong thơ ví cô gái “thân em” là


“liễu dạ em tơ”. “Thân em” hình ảnh này làm chúng ta gợi nhớ đến câu ca “Thân em
như tấm lụa đào. Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” cho ta thấy được số phận trôi
nổi lênh đênh của một người con gái. Một sự yếu đuối về tầm vóc, sự mỏng manh
không bền chặt về tình cảm của người con gái. Hình ảnh “liễu” này được nhà thơ sử
dụng rất đắc. “Liễu” hình ảnh quen thuộc trong thi ca từ xưa đến nay, “liễu” được
dùng làm miêu tả vẻ đẹp hình thể của người con gái. “Tơ” là vật liệu quen thuộc với
những người lao động làm nghề canh cửi. Như ta đã biết tính chất của tơ mềm yếu,
mỏng manh, dễ bị đứt. Nguyễn Bính đã khéo léo vận dụng vào trong thơ, nhà thơ liên
tưởng với tấm lòng người con gái cũng không bền chặt. Do đó nó được dùng làm chất
liệu so sánh để cụ thể hóa lòng dạ, tâm hồn, tình cảm của người con gái. “Thân em”

dường như thân phận của người phụ nữ được ví như “liễu dạ em tơ” gợi cho chúng ta
liên tưởng đến số phận cuộc đời của người con gái rất mỏng manh và cũng dễ thay đổi.
Với cách so sánh này nhà thơ đã làm nổi bật được hình ảnh người con gái thông qua
hình thức so sánh tu từ này.
“ Thân em là liễu dạ em tơ
Mềm yếu bền chăng với đợi chờ?”
( Một trời quan tái)
Khi diễn tả tình cảm liền chặt trọn vẹn của người con trai, nhà thơ Nguyễn Bính
sáng tạo nên chất liệu so sánh mới mẻ, đặc biệt:
“Tình tôi là giọt thủy ngân
Dù nghiền chẳng nát dù lăn vẫn tròn”
(Tình tôi)
Tình cảm của người con gái dễ bị tác động bao nhiêu thì tình cảm người con
trai khó tác động và dù có tác động như thế nào cũng vẫn không thay đổi. “Tình tôi”
được so sánh “Giọt thủy ngân” nó bền trước tác động vật lí như nghiền, lăn được so
sánh với tình cảm trọn vẹn chung thủy bền chặt của người con trai trước mọi thử thách
khắc nghiệt. Có thể nói đây là hình thức so sánh mới mẻ chỉ có trong thơ Nguyễn
Bính.
3.1.3. Hình thức A bao nhiêu B bấy nhiêu
Hình thức so sánh này trong thơ Nguyễn Bính qua khảo sát chiếm tỉ lệ ít chỉ 6/
69 câu chiếm 8.7%. Nhà thơ sử dụng hình thức này làm cho sự so sánh thêm phần lôi


cuốn và hấp dẫn người đọc. Đồng thời với hình thức này các sự vật hiện tượng được
đem ra so sánh thể hiện rất rõ, cho ta thấy được diễn tiến cảm xúc của nhà thơ được sử
dụng trong thơ rất sinh động. Chính vì thế nó tạo nên giá trị thẩm mĩ làm nên sự lôi
cuốn kì diệu hấp dẫn nơi độc giả khi nhà thơ sử dụng hình thức so sánh tu từ này. Cụ
thể các câu thơ sau:
1. Bao nhiêu lụa bấy nhiêu làm áo anh
2. Bao nhiêu ân ái thế là thôi

Là bấy nhiêu oan nghiệt hỡi giời
3. Lòng anh như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu
4. Mẹ em như bóng nắng về chiều
Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu
5. Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu
Một hai ba bốn năm chiều rồi…thôi
6. Nhưng tôi không dám, tôi không thể
Chắp nối bao nhiêu khổ bấy nhiêu
Trong bài thơ Áo anh nhà thơ vận dụng hình thức này rất sáng tạo không theo
trật tự khuôn mẫu nào có sẵn, nhà thơ đã đảo trật tự giữa cặp liên từ so sánh với chất
liệu so sánh tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả.
“Đến mùa gió bấc sang năm
Bao nhiêu lụa bấy nhiêu làm áo anh”
(Áo anh)
Nhà thơ không chỉ đảo trật tự vị trí các thành tố trong hình thức này mà Nguyễn
Bính còn tách dòng chúng ra và đặt chúng ở hai dòng thơ. Hình thức so sánh này làm
tạo cho câu thơ rất độc đáo riêng biệt.
“Bao nhiêu ân ái thế là thôi
Là bấy nhiêu oan nghiệt hỡi giời”
3.1.4 Hình thức so sánh A như B
Hình thức so sánh A như B là hình thức so sánh tu từ truyền thống nó xuất hiện
nhiều trong văn chương dân tộc. Trong thơ Nguyễn Bính hình thức so sánh này được
sử dụng nhiều với 50/ 69 lượt chiếm 72,4 % trong tổng số lượt hình thức so sánh được


sử dụng. Chúng ta thấy rằng hình thức so sánh này rất đa dạng không chỉ so sánh
người với vật mà có thể là vật với người, không chỉ sự vật với sự vật mà còn sự vật với
trạng thái…Nhìn chung với hình thức so sánh này được nhà thơ sử dụng khá cao vào
trong thơ một cách khá nhuần nhuyễn, tạo nên giá trị biểu cảm cao. Sự vật, hiện tượng

được đưa ra so sánh trở nên sáng tỏ sinh động hơn. Cách so sánh A như B này người
đọc dễ dàng nhận thức được tâm tư mà nhà thơ gửi gắm bằng tất cả tình cảm rất chân
thành dung dị. Cụ thể là các câu thơ:
1. Ai yêu như tôi yêu nàng
2. Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
3. Quạnh hiu như tấm thân này
4. Hồn tôi như vũng nước đầy
5. Hồn anh như hoa cỏ may
6. Cũng như hoa vườn thượng uyển
7. Mẹ em như bóng nắng về chiều
8. Giời cao gió cả giăng như ban ngày
9. Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ
10. Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ
11. Lúa thì con gái mượt như nhung
12. Thoáng như một lớp phù kiều
13. Tròn như trăng buổi tiễn đưa hôm nào
14. Thư chẳng như chim mà có cánh
15. Sao Hôm như mắt em ngày ấy
16. Cầm như đồng kẽm qua đường bỏ rơi
17. Chán chường như kẻ tàn quân lìa thành
18. Lòng anh như biển sóng cồn
19. Lòng anh như mảng bè trôi
20. Lòng em như chiếc lá khoai
21. Như còn lưu luyến đôi bờ cây xanh
22. Như đàn kiến đất dựng kho lương
23. Như tổ ong rừng gây ong mật
24. Những lá thư hiền như ánh trăng


25. Quần áo rách bươm như mớ giẻ

26. Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
27. Mẹ em như bóng nắng về chiều
28. Gạch tung cao như như đám hội tuy còn
29. Cầu cong như chiếc lược ngà
30. Như truyện Tương Như và Trác Nhị
………………..
Khi diễn tả nỗi ám ảnh những giấc mộng đẹp tan vỡ, nhà thơ đã dùng hình thức
so sánh A như B để bày tỏ nỗi lòng của mình bằng tất cả các giác quan. Nhà thơ dường
như lắng lòng lại để nghe rõ từng âm thanh cũng như tiếng lòng mình. Để rồi trong lúc
bâng khuâng ấy nhà thơ bày tỏ nỗi lòng bằng tất cả tâm tư:
“Mưa thế mà to chảy trước sân
Giọt gianh dài xuống những dòng ngân
Từng con bong bóng lanh chanh nổi
Như mộng đời tôi vỡ vỡ dần”
(Mưa)
Ở đây ta thấy liên từ so sánh “như” được đặt đầu câu thứ hai nó có tác dụng liên
kết các dòng thơ lại với nhau tạo thành hình thức so sánh thống nhất hài hòa cùng
nhau. Dòng thơ thứ nhất là đối tượng được so sánh “bong bóng lanh chanh nổi” nhà
thơ miêu tả bằng một cái nhìn tinh tế nhất, như đang quan sát hiện tượng bong bóng
nước chen chút nhau được nổi lên nhưng sự thật thì cuối cùng bong bóng cũng nhanh
chóng vỡ tan theo qui luật của nó. Để rồi tác giả cũng nhận ra “Như mộng đời tôi vỡ
vỡ dần” và nỗi buồn, nỗi đau ấy được diễn tả như một hiện tượng tâm lý rất đỗi bình
thường. Nguyễn Bính đã chọn lựa rất kĩ càng các hình thức so sánh cho ý thơ của mình
và chứng tỏ rằng ông là một nhà thơ tinh tế, nhạy cảm trong việc chọn lựa hình thức so
sánh tu từ.
Cũng dùng hình thức này nhà thơ đi sâu miêu tả tâm trạng của anh và em. Nỗi
lòng của anh và em được Nguyễn Bính đặc tả thật sâu sắc:
“Lòng anh như biển sóng cồn
Chứa muôn con nước nghìn con sông dài
Lòng em như chiếc lá khoai



×