Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.27 KB, 25 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----- -----

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Cô Phan Hoài Trang
Nhóm

: BIG STAR

`

Hà Nội, tháng 04 năm 2011

1


Mục lục
I.Thị trường ngoại hối và các loại tỷ giá trong kinh doanh.................................................4
Khái niệm thị trường ngoại hối............................................................................................5
2.Tỷ giá và các loại tỷ giá trong kinh doanh........................................................................6
3.Trạng thái ngoại tệ............................................................................................................8

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường ngoại hối được ký hiệu là Forex (Foreign
Exchange),đây là thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới,theo số


liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) lượng tiền giao dịch
mỗi ngày trên thị trường Forex lên đến 3.2 nghìn tỉ USD
(04/2007).Từ đó thị trường tiếp tục phát triển, theo Euromoney sự
tăng trưởng của thị trường Forex lên đến 41% giữa năm 2007 và
2008.
Nếu so sánh thị trường Forex với thị trường chứng khoán New
York với khoảng 25 tỉ USD giao dịch mỗi ngày, có thể tưởng
tượng được thị trường này khổng lồ như thế nào.
Khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hóa vào năm 1970, thị
trường trao đổi ngoại hối (Forex) được thành lập bởi khoảng 4500
tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, chính phủ các
quốc gia và tập đoàn với mục đích thương mại hóa thanh toán quốc
tế và đầu tư.Nó cho phép một doanh nghiệp Mỹ nhập hàng hóa của
2


châu Âu, thanh toán bằng đồng Euro mặc dù lợi nhuận của doanh
nghiệp Mỹ là đồng Đô La Mỹ.
Không giống các thị trường tài chính khác như sàn giao dịch
chứng khoán NewYork. FOREX không có một trung tâm tài chính
hay giao dịch nào cả. Forex được xem là thị trường Over-theCounter (OTC), thị trường liên ngân hàng, toàn bộ thị trường dựa
trên giao dịch điện tử liên ngân hàng với nhau, và hoạt động suốt
24 giờ trong ngày.
Năm 1991, với Quyết định số 107/QĐ-NH ngày 16/08/1991
do NHNN ban hành về “Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ "
là mốc đánh dấu cho sự hình thành một thị trường ngoại hối có tổ
chức ở Việt Nam.Đến ngày 20/09/1994 “Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng” được thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH thay
thế cho Trung tâm giao dịch ngoại tệ.Cho đến thời điểm này, mặc
dù Thị trường ngoại hối Việt Nam còn non trẻ nhưng đã có những

bước đi đầu tiên hội nhập với FOREX thế giới.

3


Chương I: Tổng quan hoạt động kinh doanh ngoại hối của
các NHTM
I.
Thị trường ngoại hối và các loại tỷ giá trong kinh
doanh
1. Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối
a) Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện
thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Trong đó,
phương tiện thanh toán được sử dụng là những thứ có sẵn để chi
trả, thanh toán lẫn cho nhau.
Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả dồng tiền
chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ
có thể là tiền giấy, tiền kim loại, tiền trên tài khoản, séc du lịch,
tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.

4


- Các giấy tờ khác có giá ghi bằng ngoại tệ, séc thương mại,
chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và
các giấy tờ có giá khác.
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với
vai trò là tiền (phương tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế.

Đặc điểm của vàng tiêu chuẩn quốc tế: là vàng khối, vàng thỏi
có hàm lượng trên 99,5% và khối lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn
hiệu của nhà sản xuất được Hiệp hội vàng, sở giao dịch vàng quốc
tế công nhận.
- Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ
(Khái niệm ngoại hối được hiểu theo luật định và tương đối
thống nhất giữa các quốc gia. Theo pháp lệnh số 28/2005/PL –
UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
nước CHXHCNVN, khái niệm ngoại hối được quy định tại điều 4,
khoản 1)
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối,
nhưng trong thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn
các giấy tờ có giá khác ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch
trực tiếp trên thị trường ngoại hối.
Đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối bao gồm:
- Mua bán các đồng tiền khác nhau (luôn có ngoại tệ tham
gia)
- Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế
Khái niệm thị trường ngoại hối
Theo nghĩa tổng quát: Thị trường ngoại hối (the foreign
exchange market) là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác
nhau giữa các thể nhân và pháp nhân.
Theo nghĩa hẹp: Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ
giữa các ngân hàng, thị trường Interbank
5


2.Tỷ giá và các loại tỷ giá trong kinh doanh
a) Khái niệm tỷ giá
Tỷ giá có thể được định nghĩa như sau: “Tỷ giá là giá cả của

một đồng tiền được thông qua một đồng tiền khác”
Ví dụ: 1AUD= 0,7642 USD . trong ví dụ này giá của AUD
được biểu thị qua USD và 1AUD có giá là 0,7642 USD.
b) Phân loại tỷ giá
1. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
(a) Tỷ giá mua vào – Bid Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng
yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá
(b) Tỷ giá bán ra – Ask Rate: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng
yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá
(c) Tỷ giá giao ngay (tỷ giá cơ sở) – Spot Rate: Là tỷ giá được
hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên Forex và luôn có
sẵn (không phải tính toán), được thỏa thuận ngày hôm nay, và việc
thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo.
(d) Tỷ giá phái sinh – Derivative Rate: Bao gồm các tỷ giá áp
dụng trong các hợp đồng : Kỳ hạn, Hoán đổi, Tương lai và Quyền
chọn . Tỷ giá phái sinh không được thực hiện theo quan hệ cung
cầu trực tiếp trên Forex, mà được hình thành từ các thông số có sẵn
trên thị trường như: Tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền,
phí thực hiện hợp đồng… Tỷ góa phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời
hạn, nghĩa là được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc sử dụng
thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.
(e) Tỷ giá mở cửa – Opening Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp
đồng giao dịch đầu tiên trong ngày
(f) Tỷ giá đóng cửa – Closing Rate: Là tỷ giá được áp dụng
cho hợp đồng cuối cùng giao dịch trong ngày. Thông thường,
ngân hàng không công bố tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong
ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửaTỷ giá đóng cửa là một chỉ
tiêu chủ yếu trong tình hình biến động giá cả trong ngày. Cần chú
6



ý là tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết là tỷ giá mở cửa
hôm sau.
(g) Tỷ giá chéo – Crossed Rate: Là tỷ giá gữa hai đồng tiền
được suy ra từ đồng tiền thứ 3
(h) Tỷ giá chuyển khoản – trasfer rate: Tỷ giá chuyển khoản
áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi
tại ngân hàng
(i) Tỷ giá tiền mặt – Bank Note Rate: Tỷ giá ngoại tệ áp dụng
cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng,
thông thường tủ giá mua bán tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền
mặt cao hơn tỷ giá chuyển khoản
(j) Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng
điện.Ngày nay do ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ
giá niêm yết tại các ngân hàng là tỷ giá điện hối
(k) Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá ngoại hối bằng thư, không phổ
biến, hiện nay hầu như không dùng.
2. Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
(a) Tỷ giá chính thức – Official Rate (Ở Việt Nam hiện nay là
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ):
Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối
ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế
suất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến tỷ giá chính
thức. Ngoài ra, ở Việt Nam giá chính thức còn là cơ sở để các ngân
hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh theo biên độ cho phép
(b) Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: Là tỷ giá được hình
thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị
trường quyết định.
(c) Tỷ giá cố định – Fixed Rate: là tỷ giá do NHTW công bố
cố định trong một biên độ giao động hạn hẹp. Dưới áp lực cung

cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc ngân hàng trung

7


ương pahir thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối
quốc gia thay đổi.
(d) Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Froating Rate: là tỷ giá
được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW
không hề can thiệp.
(e) Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: Là tỷ
giá được thả nổi , nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến
động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
3.Trạng thái ngoại tệ
(1) Trạng thái ngoại tệ: các giao dịch làm phát sinh sự chuyển
giao quyền về phát sinh ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ
(2) Doanh số ngoại tệ trường (hay doanh số ngoại tệ dương):
các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh
doanh số trường (hay doanh số dương) của ngoại tệ đó (LFC). LFC
được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số
tăng quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.
(3) Doanh số ngoại tệ đoản (hay doanh số ngoại tệ âm): các
giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh
doanh số đoản (hay doanh số âm) của ngoại tệ đó (SFC). SFC
được tính cho thời kỳ nhất định, do đó nó pahnr ánh doanh số giảm
quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán
Từ các khái niệm nêu trên, ta liệt kê các giao dịch làm phát
sinh doanh số ngoại tệ trường và đoản như sau:
Các giao dịch làm
Các giao dịch làm

phát sinh doanh số ngoại phát sinh doanh số ngoại
tệ trường - LFC
tệ đoản - SFC

8


1, Mua một ngoại tệ
(giao ngay, kỳ hạn)
2, Thu lãi cho vay bằng
ngoại tệ
3,Thu phí dịch vụ bằng
ngoại tệ
4, Nhận quà biếu, viện
trợ bằng ngoại tệ
5, Nhận tiền lương,
thưởng bằng ngoại tệ

1, Bán ngoại tệ (giao
ngay, kỳ hạn)
2, Trả lãi huy động
vốn bằng ngoại tệ
3, Trả phí dịch vụ
bằng ngoại tệ
4, Cho, tặng, biếu,
viện trợ bằng ngoại tệ
5, Ngoại tệ bị mất,
hỏng, rách nát hư hỏng…

(4) Trạng thái ngoại tệ ròng: Là chênh lệch giữa TSC và TSN

(nội và ngoại bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Nếu TSC
> TSN thì ngoại tệ trạng thái ngoại tệ ròng dương; ngược lại, ngoại
tệ ở trạng thái ròng âm. Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng
thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ
đó tại thời điểm tính toán.
(5) Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ: Là ngay tại thời
điểm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.
Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn cũng tạo ra trạng
thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải
tại thời điểm thanh toán.
II.Các nghiệp vụ ngoại hối của NHTM
1. Nghiệp vụ giao ngay
Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá áp dụng
cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp trên quan hệ
cung cầu và luôn có sẵn trên thị trường.
Kinh doanh giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế
chỉ bao gồm việc mua bán đồng tiền khác nhau có trên tài khoản
9


ngân hàng và các bên mua bán tiến hành thanh toán ngay sau khi
thỏa thuận.Khái niệm giao ngay ở đây thường là ngày làm việc thứ
hai kể từ ngày ký kết hợp đồng.Đây là điểm đặc trưng để phân biệt
thị trường giao ngay với các thị trường khác.
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối liên ngân hàng.Thị trường giao ngay được biết
đến như là thị trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền
cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh như tia chớp nhằm tận dụng
nhưng cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là nhỏ nhất.
2. Nghiệp vụ kỳ hạn

a. Khái niệm
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua
bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định tại một thời
điểm sau đó hay sau một thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao
dịch.
Trong giao dịch kỳ hạn mọi điều kiện mua bán được ký kết
vào ngày giao dịch việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào
ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bánGiao dịch hối
đoái kỳ hạn có thể thực hiện trên thị trường tập trung hoặc thị
trường không tập trung qua các phương tiện giao dịch như điện
thoại ,máy tính.Ở Việt Nam chỉ có các NHTM đủ điều kiện mới
được phép giao dịch có kỳ hạn với một số khách hàng và tổ chức
tín dụng các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam.Các giao dịch
phải được ký hợp đồng chi tiết nếu không giao dịch qua máy tính.
b. Đặc điểm
*Ngày giá trị kỳ hạn
Ngày giá trị kỳ hạn=Ngày ký hợp đồng + Thời hạn hợp đồng +
2
Chú ý

10


- Nếu ngày giao dịch có kỳ hạn vào ngày nghỉ thì ngày có hiệu
lực sẽ được gia hạn lùi vào ngày làm việc liền sau
- Trong trường hợp thời hạn của giao dịch là chẵn tháng nếu
việc gia hạn có hiệu lực rơi vào tháng sau thì phải tính ngược trở
lại cho đến khi xác định được ngày có hiệu lực đầu tiên
*Tỷ giá kỳ hạn
Là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ

sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá
trị giao ngay
Tỷ giá có kỳ hạn do các ngân hàng niêm yết theo hai cách:
Yết giá trực tiếp hoặc yết giá gián tiếp.Trên thị trường cách yết giá
kiểu Swap được sử dụng phổ biến.Theo cách này ngân hàng sẽ yết
tỷ giá giao ngay và mức swap.Mức Swap là chênh lệnh tỷ giá hối
đoái giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay hay còn gọi là điểm
kỳ hạn.Vì tỷ giá bao gồm hai loại là tỷ giá bán và tỷ giá mua nên
về nguyên tắc mức swap được yết theo điểm gồm mức swap mua
và mức swap bán.Số viết trước là mức swap mua và số viết sau là
mức swap bán.
Swap =swap mua /swap bán
Nếu trong mức swap
+Sức swap mua nhỏ hơn mức swap bán thì:
Tỷ giá có kỳ hạn =tỷ giá giao ngay + mức swap
+Sức swap mua lớn hơn mức swap bán thì:
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + mức swap
3. Nghiệp vụ hoán đổi
a. Khái niệm
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và
bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và
ngày giá trị bán ra là khác nhau
b. Đặc điểm
11


- Một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế: “vế mua vào” và “vế bán
ra” được ký kết ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị bán ra là khác
nhau
- Nếu không có thỏa thuận khác , thì khi nói mua một đồng

tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và
bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán đồng tiền yết
giá
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này ( đồng tiền yết
giá) là bằng nhau trong cả hai vế ( vế mua và vế bán) của hợp đồng
hoán đổi
- Giao dịch hoán đổi gồm 2 loại:
SPOT – FORWARD SWAP :bao gồm một vế giao ngay và
một vế kỳ hạn
FORWARD – FORWARD SWAP: bao gồm hai vế đều là kỳ
hạn được ký kết ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau
- Trong thực tiễn ta thường gặp hai loại hợp đồng hoán đổi
là:
Contract typ
Contract typ 1
Contract typ 2

Vế Spot
Mua ngoại tệ
Bán ngoại tệ

Vế Forward
Bán ngoại tệ
Mua ngoại tệ

4.Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.
a. Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính cho
phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán đồng tiền này
với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại

một điểm thời gian nhất định trong tương lai.
b. Đặc điểm:
1.Hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán.
12


- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng trong đó có
người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định.
- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng trong đó người
mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.
Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực
hiện hay không thực hiện quyền chọn của mình. Khi người mua
thực hiện quyền chọn thì gọi là thực hiện quyền chọn.Tỷ giá cố
định thỏa thuận từ trước áp dụng trong giao dịch quyền chọn gọi là
tỷ giá quyền chọn.
2. Phí hợp đồng quyền chọn.
Phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp
đồng phải trả cho người bán.Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy
ra giao dịch, thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản
phí quyền chọn mà người mua phải trả cho người bán. Như vậy thu
nhập của người bán là bị giới hạn và tối đa bằng khoản phí quyền
chọn đã thu.

13


Chương II:
Thực trạng kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng
thương mại
1.Cơ sở pháp lý

Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN
của Thống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ
chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính
thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐNHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998 làm cho thị
trường ngoại hối Việt Nam có sôi động hơn, đông đảo hơn, linh
hoạt, thông thoáng, tự chủ hơn và an toàn hơn
Về mục đích:Quy chế được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hóa các loại hình giao
dịch, tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, giúp các
nhà xuất khẩu , các đơn vị kinh tế chủ động kinh doanh, thúc đẩy
phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường
ngoại hối Việt Nam
Loại hình giao dịch:
 Giao dịch hối đoái giao ngay
 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
 Giao dịch ngoại hối hoán đổi
 Giao dịch quyền chọn
Trong đó giao dịch ngoại hối hoán đổi và kỳ hạn có thời hạn
tối đa là 6 tháng.Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phải niêm yết đồng
thời tỷ giá mua và tỷ giá bán của từng loại giao dịchNHNN tiến
hành các giao dịch hối đoái (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi) với các
tổ chức tín dụng thông qua TTNTLNH.
14


Đồng tiền giao dịch:
Được phép tiến hành giữa ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc
giữa các ngoại tệ với nhau, tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết
NHNN có thể cấm giao dịch một số ngoại tệ
Đặt cọc:

Để đảm bảo cho các hợp đồng kỳ hạn hoặc hoán đổi, Tổng
giám đốc NHTM được quyền yêu cầu đối tác đặt cọc.Mức đặt cọc
đối với từng khách hàng do NHTM quy định.Tiền đặt cọc được
hưởng lãi suất theo kỳ hạn đặt cọc.Khi đối tác hoàn thành nghĩa vụ
hoàn thành hợp đồng, thì NHTM phải hoàn trả tiền đặt cọc và lãi
phát sinh cho đối tác.
Phương thức giao dịch:
Các bên có thể tiến hành giao dịch trực tiếp bằng điện thoại,
telex, fax, hệ thống máy tính
Qua điện thoại, telex, fax:Đối với giao dịch giao ngay, các bên
có thể xác nhận lại với nhau bằng văn bản hoặc ký kết hợp đồng.
Đối với giao dịch kỳ hạn hay hoán đổi, các bên phải ký kết hợp
đồng.
Qua mạng vi tính: Nếu là giao dịch theo mã số và các quy ước
của mạng vi tính thì các bên tham gia giao dich chỉ cần xác nhận
lại với nhau bằng văn bản, không cần ký hợp đồng.
 Nhận xét:
- Quyết định ban hành cho phép không chỉ các TCTD và các tổ
chức kinh tế mà còn các tổ chức khác và cá nhân được phép thực
hiện các giao dịch hối đoái có trên thị trường( trừ giao dịch hoán
đổi).Điều này nhằm mở rộng đối tượng khách hàng của các TCTD,
tăng cường năng lực và phạm vi hoạt động của cá thành viên trên
thị trường ngoại hối, cung cấp thêm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ

15


giá, khuyến khích khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng với mức
tỷ giá kỳ hạn linh hoạt hơn
- Mọi TCTD được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép

của NHNN đều được phép thực hiện mọi loại hình giao dịch ngoại
hối hiện có trên thị trường, bao gồm giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,
quyền lựa chọn, chứ không cần phải xin các giấy phép con cho
từng loại hình giao dịch cụ thể
- Đặc biệt là giao dịch quyền chọn sẽ giúp cho các thành viên
thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp yên tâm hơn và chủ động
trong nhu cầu và chi tiêu ngoại hối, tránh được rủi ro quá lớn do
biến động tỷ giá, lãi suất, thậm chí có thể kiếm lời và bảo toàn
nguồn vốn từ việc thực hiện giao dịch này.Khi thực hiện giao dịch,
họ cũng không cần phải xuất trình các chứng từ chứng minh nhu
cầu sử dụng ngoại tệ
2.Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM
Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng bao gồm:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh
toán hợp đồng ngoại thương;
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình)
nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp;
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình)
nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi
ro ngoại hối;
- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự
tính sự biến động của tỷ giá.
Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách
hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải
16


gánh chịu.Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng
ngừa rủi ro ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro ngoại
hối. Như vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng

thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua
bán mang tính đầu cơ (unhedged position) tức là hoạt động thứ tư.
Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch
giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt
là đối với những ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư lớn là
những ngân hàng tạo thị trường bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán
hai chiều “Bid – Ask” đối với ngoại tệ giao dịch.
Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối rất đa
dạng.Trong đó, nghiệp vụ giao ngay được xem là phổ biến, thông
qua nghiệp vụ này các ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch
giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra hoặc là chờ tỷ giá thay đổi sau
một thời gian.Tuy nhiên, các ngân hàng có thể duy trì trạng thái
ngoại hối mang tính đầu cơ trong các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn,
giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn, hoặc giao dịch hoán đổi
ngoại tệ.
Ta có bảng doanh số hoạt động của thị trường ngoại hối :
Năm

Tổng
doanh số

Mua

Bán

1995

100%

48.0%


52.0%

100%

1996

100%

49.7%

50.3%

107.2%

1997

100%

49.5%

50.5%

131.3%

1998

100%

49.9%


50.1%

103.7%

1999

100%

48.6%

51.4%

140.9%

17

Năm sau
so với năm
trước


2000

100%

45.5%

54.5%


121.6%

2001

100%

46.0%

54.0%

117.2%

2002

100%

48.4%

51.6%

110.2%

2003

100%

49.5%

50.5%


134.4%

2004

100%

48.3%

51.7%

110.1%

2005

100%

48.0%

52.0%

114.2%

100%

48.5%

51.5%

119.25%


Trung
bình

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Nhận xét thấy:Trong tất cả các giao dịch mua bán, doanh số
mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, cho thấy thị trường
ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều và luôn chịu
áp lực cầu lớn hơn cung, thường ở trạng thái khan hiếm hàng hóa
Do doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào cho thấy rằng
các NHTM thường duy trì trạng thái ngọa tệ đoản, dẫn đến phải
đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tăng tỷ giá
Sáng ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế
điều hành tỷ giá mới.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh
tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng
9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao
dịch từ +/-3% xuống +/-1%, áp dụng cho ngày 11/2/2011.Đây
được xem như một nỗ lực của NHNN trong rút ngắn khoảng cách
giữa tỷ giá “chợ đen” và tỷ giá chính thức.
Sau động thái trên của NHNN, thị trường ngoại hối có phần
khởi sắc, khối lượng giao dịch tăng nhanh:Theo Ngân hàng Nhà
18


nước, trong tuần từ ngày 2/4 /2011 đến ngày 8/4/2011 tổng doanh
số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 112.527 tỷ
VND và 3.298 triệu USD, bình quân đạt khoảng 22.505 tỷ VND và
659,6 triệu USD/ngày.Như vậy, so với tuần trước đó, doanh số
giao dịch bằng VND giảm khá mạnh nhưng bằng USD lại tăng
mạnh.Ở tuần đó, doanh số giao dịch trên thị trường này đạt
157.727 tỷ VND và 5.714 triệu USD, bình quân đạt khoảng 31.545

tỷ VNDvà1.142triệuUSD/ngày.
Đối với các giao dịch bằng USD, ngoại trừ lãi suất bình quân
qua đêm giảm, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên
ngân hàng bằng USD ở các kỳ hạn còn lại đều tăng so với mặt
bằng lãi suất bình quân tuần trước đó. Lãi suất bình quân qua đêm
ở mức 0,54%/năm, giảm 0,02%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn
còn lại dao động từ 1,01% đến 2,41%/năm.
3.Thị trường ngoại tệ ngầm
Trong một thời gian dài, chế độ tỷ giá VND về cơ bản là chế
độ tỷ giá cố định, lại trải qua lạm phát cao, đã làm cho tỷ giá chính
thức USD/VND luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu,
điều này khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm hình thành và phát
triển.Chế độ tỷ giá hiện nay chưa phải là chế độ tỷ giá thả nổi, vẫn
chịu sự quản lý và điều tiết của NHNN, do đó, trên thị trường
ngoại hối luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung, vì vậy, thị trường
ngoại tệ ngầm hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ mà thị
trường chính thức chưa đáp ứng được.
Thị trường ngoại tệ ngầm luôn gắn liền với tình trạng đô la hóa
nền kinh tế.Đô la hóa càng cao càng kích thích thị trường ngầm
19


phát triển.Mặt khác, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam lớn cùng
tâm lý ưa chuộng ngoại tệ khiến cho các giao dịch bằng ngoại tệ
trở nên phổ biến trong đời sống
Vừa qua, ngày 24 tháng 2 năm 2011, chính phủ ra nghị quyết
11 về giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm
kiềm chế lạm phát, “cắt sốt” thị trường vàng và ngoại tệ. Theo đó,
thị trường ngoại tệ và vàng đã cắt được “cơn sốt” so với trước đó,
nhất là “cơn sốt” USD. Đến nay, giá USD đã ổn định và đi xuống.

Giảm sốc về USD trên thị trường nên giá USD trên thị trường
chính thức và thị trường tự do sát gần nhau. Tỷ giá ổn định tương
đối sẽ hạn chế bớt tác nhân gây lạm phát.
NHNN vừa quy định trần lãi suất huy động USD không quá
3%. Như vậy người có USD sẽ cân nhắc việc nên tiếp tục giữ hay
bán USD để gửi tiền đồng vì lãi suất tiền đồng cao và cơ hội để gửi
tiền đồng lãi suất cao sẽ giảm dần do khi đã kiềm chế lạm phát lãi
suất tiền đồng sẽ giảm. Điều này sẽ dẫn đến một số người dân bán
USD để chuyển sang gửi tiền đồng. Khi đó lượng cung USD sẽ
tăng lên sẽ làm cho giá USD hạ.
Đồng thời việc NHNN vừa nâng dự trữ bắt buộc từ 4 lên 6%
đối với tiền gửi ngoại tệ cá nhân bằng USD đã giúp cho NHNN thu
hút được một lượng ngoại tệ gửi vào làm tăng dự trữ ngoại hối
quốc gia. Điều này cũng làm tăng lãi suất cho vay của các NHTM
đối với ngoại tệ. Như vậy, kết hợp với thông tư của NHNN trong
việc hạn chế cho vay ngoại tệ cùng với lãi suất ngoại tệ tăng lên thì
20


nhu cầu vay ngoại tệ sẽ giảm. Khi giảm bớt được nhu cầu vay
ngoại tệ sẽ khuyến khích hoạt động vay/cho vay sang hoạt động
mua/bán nhiều hơn.

21


Chương III:
Một số giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại Việt
Nam
Bước sang thế kỉ XXI, xu hướng quốc tế hóa nên kinh tế thế

giới ngày càng trở nên mạnh mẽ, tự do hóa thương mại, đầu tư, tài
chính diễn ra với cường độ, quy mô chưa từng có.Sự hội nhập
quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường mở là
nhu cầu khách quan có tính tất yếu.Với vai trò là chiếc cầu nối
giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc phát
triển hoàn thiện Vinaforex theo hướng toàn diện, hiện đại phù hợp
với trình độ và chuẩn mực quốc tế là vô cùng cần thiết.
Trong những năm qua, Vinaforex đã có những bước phát triển
đáng ghi nhận.Chính sách ngoại hối đã được hoàn thiện căn bản
phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở.Nhằm rút ngắn
chênh lệch tương quan khoảng cách và tiến tới hòa nhập quốc tế,
các giải pháp nhằm phát triểnn Vinaforex có thể :
1.Chính sách vĩ mô:Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng
cung cầu
Giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xóa bỏ thị
trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt trái của việc định
giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt.Tỷ giá
phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại
hối.Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ
giá ngay lập tức sẽ gây nên những cú “sốc” và có thể gây bất ổn
định nên kinh tế do Vinaforex còn non trẻ
Hiện nay, NHNN quản lý thị trường ngoại hối thông qua can
thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng,
quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá
kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối.Về lâu dài, NHNN cần
22


dỡ bỏ biên độ giao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ
tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có

lợi cho nền kinh tế, đồng thời chuyển hướng từ từ sang công cụ lãi
suất để điều tiết thị trường ngoại tệ.
2.Hoàn thiện và phát triển Interbank
a.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Nhân tố tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị
trường ngoại hối hoạt động hiệu quả.Tỷ giá được hình thành theo
hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ.Tỷ giá bán buôn
được hình thanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá
bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn công với phí bán
lẻ của ngân hàng.Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch
trên thị trường này chiếm 85%, do đó tỷ giá liên ngân hàng luôn là
tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoại tệ của cả
nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, ngoài yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi
nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1520%, vì vậy thị trường liên ngân hàng chỉ đóng vai trò thứ yếu, do
đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá
cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế
b.Thị trường nội tệ liên ngân hàng
Đối với thị trường nội tệ, yếu tố lãi suất lại đóng vai trò là yếu
tố trung tâm và là công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường ngoại
hối.Lãi suất cũng được hình thành theo 2 cấp: lãi suất bán buôn và
lãi suất bán lẻ.lãi suất bán buôn được hình thành theo quan hệ cung
cầu vốn trên thị trường tiền tệ kiên ngân hàng, do đó nó thường
được gọi là lãi suất liên ngân hàng,còn lãi suất bán lẻ bằng lãi suất
23


liên ngân hàng cộng với chi phí bán lẻ của ngân hàng.Đối với nền

kinh tế phát triển, lãi suất liên ngân hàng luôn là lãi suất cơ bản,
đặc trưng cho quan hệ cung cầu vốn của cả nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng chưa thể là lãi suất
cơ bản, đặc trưng cho cung cầu vốn của nền kinh tế, hiện nay,
NHNN mới chỉ sử dụng lãi suất liên ngân hàng như là yếu tố tham
khảo để công bố lãi suất cơ bản của VND.Khi thị trường liên ngân
hàng hoạt động kém hiệu quả, việc ảnh hưởng của NHNN lên lãi
suất thường phải thông qua biện pháp can thiệp trực tiếp, do đó thị
trường không có độ nhạy cảm cao với thay đổi lãi suất cơ bản mà
NHNN công bố.Do đó, việc phát triển và hoàn thiện thị trường nội
tệ liên ngân hàng là điều tất yếu.
3.Hoàn thiện nghiệp vụ và phát triển nhân lực
Thực tế hoạt động của Vinaforex mới chỉ tập trung vào nghiệp
vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác chưa có hoặc có cũng chỉ là
tượng trưng.Để Vinaforex hoạt động đúng nghĩa của nó và góp
phần tích cực hơn vào phát triển kinh tế, việc hoàn thiện và mở
rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là cần thiết
Đối với nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối, mục đích
chính sử dụng hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn là phòng chống rủi ro
tỷ giá.Do vậy, để nghiệp vụ này phát triển chỉ khi tỷ giá được thay
đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.NHNN cần
phải tăng dần hàm lượng các biến số thị trường trong xác định tỷ
giá
Đối với nghiệp vụ quyền chọn do rất phức tạp về nghiệp vụ
nên cần triển khai từng bước từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức
tạp
Ngoài ra, bên cạnh hoàn thiện nghiệp vụ, cần chú trọng đào
tạo phát triển nguồn nhân lực, trang bị kí thuật hiện đại.Các doanh
nghiệp vừa là đối tác vừa là khách hàng cần phải được trang bị đầy
24



đủ kiến thức về thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh, rủi
ro hối đoái, và quản lý rủi ro.

25


×