Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

cảm hứng thế sự trong truyện ngắn phạm duy tốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.59 KB, 90 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

LÊ XUÂN TRANG

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG
TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY TỐN

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Cần Thơ, 5/2011
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang



2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng thế sự
1.1.1. Khái niệm về cảm hứng sáng tác
1.1.2. Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo
1.1.2.1. Khái niệm về cảm hứng tư tưởng
1.1.2.2. Khái niệm cảm hứng chủ đạo
1.1.3. Khái niệm cảm hứng thế sự
1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội
1.2.2. Tình hình kinh tế
1.2.3. Đời sống văn hóa, giáo dục
1.2.3.1. Về đời sống xã hội
1.2.3.2. Đời sống văn hóa giáo dục
1.2.3.2.1. Đời sống tư tưởng và văn hóa
1.2.3.2.2. Vấn đề giáo dục
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn
1.3.1. Cuộc đời
1.3.1.1. Xuất thân
1.3.1.2. Trải qua nhiều nghề
1.3.1.3. Viết văn, làm báo
1.3.1.4. Làm chính trị
1.3.1.5. Ngoại hình và tính cách
1.3.2. Sự nghiệp
CHƯƠNG 2

CẢM HỨNG THẾ SỰ QUA NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY TỐN
2


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

2.1. Những vấn đề thế sự
2.1.1. Vấn đề đạo đức và lối sống
2.1.1.1. Các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo
2.1.1.2. Chuyện lường gạt phổ biến
2.1.1.3. Xã hội phổ biến lối sống ăn chơi
2.1.2. Hiện thực về giai cấp thống trị đương thời
2.1.2.1. Quan lại vô trách nhiệm
2.1.2.2. Quan lại bị tha hóa
2.1.3. Đời sống kinh tế nghèo nàn, lạc hậu

2.2. Quan điểm của nhà văn trước vấn đề thế sự
2.2.1. Những lý giải của nhà văn về vấn đề thế sự
2.2.2. Cách giải quyết cho vấn đề thế sự
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ

3.1. Ngôn ngữ
3.2. Nhân vật
3.3. Kết cấu truyện
3.4. Chi tiết nghệ thuật
3.5. Thời gian nghệ thuật
3.6. Không gian nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian được học tập trên giảng đường đại học, người viết đã được tiếp
thu rất nhiều kiến thức quý báu từ thầy cô. Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
của sinh viên năm cuối, để đánh giá quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của sinh viên.
3


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Để thực hiện được công trình nghiên cứu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tìm tòi và sáng
tạo của sinh viên. Trên trang viết đầu tiên này, người viết xin được chân thành cảm ơn cô
Huỳnh Thị Lan Phương - người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ hoàn thành
luận văn này. Đồng thời, người viết cũng xin được cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong bộ
môn Ngữ Văn - Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, cùng quý thầy cô bộ môn Sư
phạm Ngữ Văn - Khoa Sư Phạm, những người đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức bổ
ích để người viết có được mọi điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện luận văn. Xin cảm ơn
quý thầy cô trong Trung tâm học liệu, Thư viện Khoa Sư Phạm đã giúp đỡ trong suốt quá
trình sưu tầm và nghiên cứu tài liệu. Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị
của Thư viện Thành phố Cần Thơ đã cung cấp tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân yêu và bạn bè xung quanh
đã động viên, chia sẻ và luôn đứng sau ủng hộ để tiếp thêm nhiệt thành cho người viết
hoàn thành luận văn này.
Do khả năng hiểu biết kiến thức còn hạn chế và trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài
liệu còn gặp nhiều khó khăn nên khi luận văn này hoàn thành vẫn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót nhất định. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự thông cảm của
quý thầy cô. Bên cạnh đó, người viết cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ

thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2011

Lê Xuân Trang

4


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :
Trong sự vận động phát triển không ngừng của xã hội, tồn tại bên những mặt tích
cực, những điều tốt đẹp của cuộc sống, vẫn còn đó những mảnh đời, những câu chuyện éo
le, thương tâm, những chuyện đáng lên án, đáng chê trách diễn ra xung quanh, buộc ta
5


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

phải dừng lại để nghĩ suy, trăn trở. Vấn đề thế sự là một trong những vấn đề được người
đọc quan tâm nhiều nhất. Đặc biệt hơn cả là đối với người cầm bút, bởi họ là những người
luôn nhạy cảm trước thời cuộc. Và bởi vì một lẽ, để tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn
lao thì tác phẩm đó phải mang tính hiện thực xã hội, gần gũi với thực tế đời sống và phản

ánh chân thực những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Nếu ở giai đoạn trước các tác
giả lấy cảm hứng đạo đức, cảm hứng yêu nước… làm cảm hứng chủ đạo trong các sáng
tác của mình, thì giai đoạn văn học những năm đầu thế kỷ XX này, các tác giả ở hai miền
bắt đầu nói nhiều về hiện thực cuộc sống và hướng đến những vấn đề thế sự. Đó cũng
chính là một phần trong sự đổi mới về cảm hứng sáng tác của văn học thời kì này.
Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học giai đoạn 1900 - 1930, ta thấy đây là
giai đoạn đất nước có nhiều chuyển biến phức tạp nhất về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội và cả về văn học. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mở đầu và phát triển của truyện
ngắn Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn thời kì này trở thành phương tiện đắc lực trong việc
phản ánh hiện thực cuộc sống. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX được tái hiện
một cách sinh động, đa chiều, đa diện. Cùng viết về vấn đề thế sự, mỗi tác giả sẽ có cách
thể hiện ở mỗi lĩnh vực riêng và đưa ra cách lí giải riêng. Theo dòng chảy của lịch sử, các
tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lựa khắc nghiệt của dòng chảy thời
gian và có những tác phẩm bị rơi vào quên lãng. Bên cạnh đó, cũng có một số nhà văn
vẫn đứng vững trên con thuyền xuôi dòng chảy thời gian này - họ sống mãi trong lòng
người đọc qua nhiều thế hệ. Một trong những người đó là nhà văn Phạm Duy Tốn người có nhiều đóng góp cho truyện ngắn giai đoạn này và viết nhiều về cảm hứng thế
sự, “một trong những nhà văn có công xây dựng nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam thuở
ban đầu” [25;144]. Mặt khác, người viết nhận thấy nhà văn Phạm Duy Tốn có rất nhiều
đóng góp cho văn học giai đoạn này ở sự sáng tạo và những yếu tố cách tân về cả nội
dung lẫn nghệ thuật nhưng chưa được các tác giả nói đến. Nghiên cứu về vấn đề “cảm
hứng thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn” sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về những vấn đề
thế sự, đồng thời công việc này còn giúp ta thấy được quan niệm của nhà văn về những
vấn đề thế sự, cũng như nhận ra những đóng góp cho truyện ngắn nói riêng và nền văn
học Việt Nam nói chung trong bước đầu đổi mới.

6


Luận văn tốt nghiệp


Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Mặt khác, do yêu thích thể loại truyện ngắn và đặc biệt quan tâm đến những vấn đề
thế sự của xã hội trong thời buổi đất nước đang có những biến đổi lớn cả về mặt đời sống
chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, giáo dục… người viết chọn đề tài này mong muốn
tìm hiểu rõ hơn về những điều văn học và xã hội đã trải qua trong lịch sử.

2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Phạm Duy Tốn - một trong những tác giả được phong là “chiến sĩ tiên
phong trong địa hạt văn xuôi hiện đại” [27;7]. Ông đã có những đóng góp rất lớn trong
quá trình hiện đại hóa truyện ngắn dân tộc vào những năm đầu thế kỷ XX. Trong nhiều
tác phẩm của Phạm Duy Tốn, hiện thực xã hội được thể hiện một cách sinh động, đa dạng
và phong phú. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn cùng những tác phẩm của
ông.
Trước 1945, công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn giao thời chưa nhiều, những
thành tựu của truyện ngắn thời kì này chưa được nhìn nhận đúng như những gì nó đã có.
Nên chỉ có những công trình nghiên cứu khái quát điểm qua một vài nội dung của tác
phẩm tiêu biểu chứ chưa đi sâu vào từng khía cạnh, nội dung phản ánh.
Nguyễn Văn Cổn trong công trình Thi nhân Việt Nam, trích lục và giảng giải [2] đã
đánh giá về tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: “Bài này (Sống chết mặc
bay) so với các bài trên kia (của các tác giả khác, như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh
Của, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bình…) đã tiến bộ rất nhiều và có thể được gọi là một bài
văn có giá trị” [2;224].
Đến năm 1960, trong Nhà văn hiện đại [23], Vũ Ngọc Phan đã nhận định về lối văn
của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học, qua đó ông đánh giá cao về văn của Phạm Duy
Tốn, tác giả có một lối văn linh hoạt hơn hẳn Nguyễn Bá Học và đem so với văn chương
thời bấy giờ không kém xa mấy tí. Vài ba truyện ngắn của ông đăng trên tạp chí Nam
Phong, như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh, mà ngày nay nhiều người vẫn
còn nhớ đến, đã được coi một trong những truyện tả chân tuyệt khéo.
Thanh Lãng trong công trình nghiên cứu Bảng lược đồ văn học Việt Nam [14]. Ở bài

này, Thanh Lãng có bài đánh giá về Phạm Duy Tốn cùng với sự tiến bộ cũng như những
đóng góp của ông: “Về mặt tư tưởng, nếu nhà văn cổ điển đòi hỏi con người ta phải

7


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

thuận chiều theo xã hội, theo tập tục, theo giai cấp, theo tôn ti, thì Phạm Duy Tốn là
người bất mãn, căm hờn nó, muốn đập cái hiện tại mà ông cho là thối nát”.[14;494]
Trong Văn học sử yếu [9], Dương Quảng Hàm có giới thiệu đôi nét về cuộc đời nhà
văn: “Có viết nhiều bài luận thuyết và sở trường về lối hài văn và đoản thiên tiểu
thuyết”.[9;425]
Còn trong quyển Lịch sử Văn học Việt Năm tập 4B [1], của hai tác giả Lê Trí Viễn
và Nguyễn Đình Chú, đã khái quát bối cảnh xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến sáng tác
của các nhà văn miền Bắc, trong đó hai ông đánh giá cao tác phẩm Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn bởi nó đã phản ánh chân thực và sinh động bối cảnh lúc bấy giờ.
Ngoài ra, còn có một số tạp chí văn học sau năm 1976 về những đóng góp của Phạm
Duy Tốn. Trong Tạp chí văn học số 6 năm 1987, bàn về vấn đề Bước đầu tìm hiểu truyện
ngắn trên Tạp chí Nam Phong [12], tác giả có tìm hiểu đôi nét về những giá trị của truyện
ngắn Sống chết mặc bay nhưng chưa thật sự đầy đủ.
Trên Báo Văn số 58, tháng 8 năm 1996, xuất hiện công trình nghiên cứu về Phạm
Duy Tốn mang tên: Phạm Duy Tốn, người phu kéo cổ xe văn xuôi quốc ngữ lên dốc [4]
của Trung Phương. Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá cao những đóng góp của Phạm
Duy Tốn đối với việc phát triển nền văn xuôi quốc ngữ.
Tạp chí văn học số 3 [17] năm 1999 có nói về “ Đóng góp của Phạm Duy Tốn” đối
với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Trong công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn
Anh, Bích Thu, quyển Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945

[28] là tập hợp đầy đủ nhất những truyện ngắn Việt Nam hiện đại của đầu thế kỷ XX. Tuy
chỉ là những tóm tắt nhưng phần nào cũng có những đóng góp vào sự phát triển của văn
học.
Đến công trình nghiên cứu “ Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả cùng thời” [22], của hai tác giả
Nguyễn Văn Nở và Huỳnh Thị Lan Phương khi bàn đến hiện thực về giai cấp phong kiến
thống trị đương thời, đồng thời có nhận định giá trị của truyện ngắn Sống chết mặc bay :
“Nhiều nhà văn miền Bắc và Hồ Biểu Chánh chưa đạt được thành công như Phạm Duy
Tốn, một tác giả truyện ngắn cùng thời, đã tạo nên một hoàn cảnh điển hình như trong

8


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Sống chết mặc bay để làm nổi bật hình tượng nhân vật quan lại vô trách nhiệm, bàng
quan trước nỗi khổ của dân nghèo”. [22;44]
Nhìn chung, viết về Phạm Duy Tốn và các tác phẩm của ông, các nhà nghiên cứu chỉ
đi sâu vào một khía cạnh nào đó, chưa đi sâu vào vấn đề thế sự mà tác giả đặt ra qua các
tác phẩm của mình. Tuy nhiên có thể nhìn nhận rằng những cứ liệu trên là nguồn tài liệu
phong phú cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu về tác giả. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp,
sự hiểu biết chưa thật vững vàng nhưng người viết hy vọng với đề tài này sẽ góp phần vào
kho tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu về nhà văn Phạm Duy Tốn - một nhà văn với trái tim
nhân hậu luôn trăn trở trước những vấn đề của thời cuộc.

3. Mục đích nghiên cứu
Văn học giai đoạn giao thời là một sự chuyển mình mang tính chất bước ngoặc đầy
phức tạp của quá trình hiện đại hóa nền văn học nước ta. Truyện ngắn hình thành và phát

triển trong thời điểm diễn ra sự giao tranh giữa hai nền văn học: phương Đông và phương
Tây. Đó cũng là lúc nền văn học trung đại chưa hoàn toàn mất hẳn, và văn học mới chưa
có một thế đứng vững chắc. Chính vì vậy, nội dung lẫn nghệ thuật của văn học thời kì này
còn chịu ảnh hưởng của văn học cũ khá nhiều, truyện ngắn chỉ mới vừa thoát khỏi lối văn
biền ngẫu của giai đoạn trước và chỉ là những đóng góp cho nền tảng văn học mới.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về nhà văn Phạm Duy Tốn, cùng với một vài
đặc điểm nội dung nổi bật trong các sáng tác của ông, người viết muốn góp thêm một
phần nhỏ nghiên cứu của mình về vấn đề thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn để
chúng ta có thể hiểu thêm về giá trị truyện ngắn Phạm Duy Tốn trong văn học Việt Nam
giai đoạn giao thời. Hơn nữa, cùng thể hiện một vấn đề nhưng truyện ngắn Phạm Duy
Tốn có những đặc điểm khác với các nhà văn cùng thời. Làm rõ những vấn đề thế sự
được nhà văn đặt ra trong tác phẩm sẽ cho ta thấy rõ hơn quá trình hiện đại hóa nền văn
học nước nhà cùng với những bước đi riêng biệt và những đóng góp nhất định của nó.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn” sẽ cho ta
có điều kiện tìm hiểu rõ hơn những đổi thay đang diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ. Qua
đó, ta còn thấy được cách nhìn nhận cũng như quan điểm của nhà văn trước những sự đổi
9


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

thay. Với đề tài này, người viết sẽ tập trung khai thác những vấn đề thế sự mà tác giả đặt
ra trong tác phẩm của mình thông qua nội dung sau: vấn đề đạo đức và lối sống trong
buổi giao thời cùng với những biến đổi của nó; các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng
lẻo; xã hội xuất hiện những chuyện lường gạt phổ biến; con người chạy theo lối sống mới,
chỉ thích hưởng thụ, xa hoa; hiện thực về giai cấp phong kiến thống trị đương thời : vô

trách nhiệm, sống tha hóa... dẫn đến cuộc sống cùng quẫn, bế tắc cho những người dân
nghèo. Bên cạnh nội dung, còn có sự đóng góp rất lớn của các yếu tố nghệ thuật góp phần
thể hiện cảm hứng thế sự. Ở đây, người viết sẽ tìm hiểu những vấn đề trên qua những tác
phẩm tiêu biểu: Câu chuyện thương tâm, Sống chết mặc bay, Con người sở khanh và
Nước đời lắm nỗi.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Trước hết là phương pháp tiểu sử để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Phạm Duy Tốn. Kế đến là phương pháp lịch sử, phương pháp đồng đại để so sánh, đối
chiếu giữa tác phẩm của Phạm Duy Tốn với hiện thực xã hội và với tác phẩm của các nhà
văn cùng thời để thấy rõ hơn vấn đề thế sự nhà văn đặt ra. Cùng với đó, người viết sử
dụng các thao tác tổng hợp để hệ thống các tư liệu cần thiết và kết hợp các thao tác phân
tích, bình luận, chứng minh, để làm rõ những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Để hoàn thành đề tài này, người viết còn trao đổi tham khảo ý kiến từ giảng viên
hướng dẫn, tham gia các diễn đàn về văn học và trao đổi ý kiến với bạn bè để tiếp thu
kiến thức và tích lũy thêm kinh nghiệm cần thiết.

10


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng thế sự

11


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

1.1.1. khái niệm về cảm hứng sáng tác
“ Cảm hứng là sức mạnh của tâm hồn tự thể hiện trong chính nó, là nội dung chủ
yếu của lý tính và ý chí tự do” (Theo Hêghen)
Từ xa xưa, các triết gia Cổ Hi Lạp đã nói đến cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nếu
người Anh và người Pháp cần có một hứng thú khi lao động nghệ thuật và họ gọi là
Inspiration, người Trung Quốc cần có một linh cảm, người Nhật cần có một tinh thần
thoải mái thì người Việt cần có một nguồn cảm hứng. Đó là trạng thái hưng phấn cao độ
của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất cuộc sống họ miêu tả “cảm hứng ấy cũng
bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại”.
Cũng định nghĩa về cảm hứng, Huỳnh Như Phương tác giả quyển lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ cho rằng đó là tình trạng phấn chấn về mặt tinh thần giúp cho người ta
thấy rõ, thấy nhanh nhiều vấn đề theo một hướng tập trung. Đồng thời, phát hiện được
nhiều điều mới, thực hiện được công việc một cách thích thú và có hiệu quả cao. Nhà lý
luận văn học Phương Lựu cũng nêu một cách hiểu khác về cảm hứng đó là niềm say mê,
lý tưởng phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, đồng thời là thái độ ngợi
ca với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm
thường.
Bên cạnh đó, trong quyển Từ điển tiếng việt 1999 - 2000, Nguyễn văn Đạm (chủ
biên) - Nxb Văn học tuổi trẻ, Hà Nội cũng có định nghĩa về “cảm hứng”: “Cảm hứng đó
là luồng ý nghĩa tư tưởng có tính chất sáng tạo thường đột nhiên nảy sinh trong lòng nhà
văn”.
Cảm hứng trước hết đó là “niềm say mê”, là một “ham muốn tích cực” đưa đến
hành động. Cảm hứng chính là phần mà sức sống bên trong được ấp ủ, tích tụ lên men
sáng tạo đến thời điểm thích hợp sẽ tỏa sáng - thời điểm ngọn lửa thăng hoa bùng cháy.

Không có cảm hứng thì không thể làm thăng hoa ý tưởng của tác giả, đặc biệt là đối với
người cầm bút. Điều đó giống như người nghệ sĩ điêu khắc cần có cảm xúc để tạc được
những tác phẩm xuất sắc. Cảm xúc được xem là chất xúc tác khởi nguồn cho những ý
tưởng về những đứa con tinh thần của nhà văn để có thể tạo ra cho đời những tác phẩm
hay.

12


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Cảm hứng là yếu tố khơi nguồn cho mọi sự thăng hoa trong sáng tạo của người
cầm bút, nhưng nếu chỉ có cảm hứng thôi thì chưa đủ, cảm hứng đó phải đặt trong tổng
thể của ý tưởng sáng tạo nghĩa là nó cần phải nhất quán, xuyên suốt mới tạo thành một
mặt hoàn chỉnh mang lại giá trị nội dung cho tác phẩm. Người cầm bút tạo ra những tác
phẩm tuyệt tác văn chương cũng bắt nguồn từ cảm hứng sáng tác. Cảm hứng không phải
tự nhiên có ở mỗi người mà chính yếu vẫn là sự rèn luyện tư duy mà có. Đặc biệt, đối với
nhà văn, đây là điều quan trọng cần thiết hơn cả. Ở hầu hết các nhà văn, những ý tưởng
luôn nằm sẵn trong đầu, khi gặp thời điểm thích hợp thì nó sẽ bùng phát mạnh mẽ, đó là
lúc cảm xúc được thăng hoa, tuôn trào theo đúng như những gì nhà văn mong đợi. Vì cảm
hứng thường mang tính tức thời chỉ thoáng qua ở một thời điểm nhất định trong hoàn
cảnh cụ thể nào đó, nhà văn muốn thành công phải duy trì được tư duy sáng tạo để giúp
họ có được những thông tin cần thiết, liên tục trong sáng tác của mình.
Trong mỗi tác phẩm văn chương những yếu tố sáng tạo, thành công phụ thuộc rất
nhiều vào cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Chính vì vậy mà các tác phẩm nghệ thuật
thường thể hiện cách nhìn chủ quan của tác giả. Cảm hứng của tác giả dẫn đến sự đánh
giá theo một quy luật riêng của cảm tính. Niềm tin yêu, say mê, khẳng định tư tưởng,
chân lý làm cho cảm hứng trong tác phẩm thường mang tính chất “thiên vị”, “thiên ái”

đối với nhân vật của mình. Cảm hứng không cho phép nhà văn thực hiện một cách nhạt
nhẽo, phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và tìm những gì chưa có” (Đời thừa - Nam
Cao).
Có thể nói trong sáng tác văn chương, cảm hứng là yếu tố quan trọng góp phần tạo
sự phát triển cao về mặt tinh thần. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớp
nội dung đặc thù của một tác phẩm văn học.

1.1.2 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo
1.1.2.1. Khái niệm về cảm hứng tư tưởng
Cảm hứng trước hết là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả
dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vật
chính diện, là sự phê phán, lên án, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường.
Cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm được hiểu là một tình cảm xã hội đã được ý
thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định, như: ca ngợi, vui sướng, biết ơn, tin tưởng,
13


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

yêu thương, đau xót, thương tiếc … Đó cũng có thể là những tình cảm phủ định các hiện
tượng xấu xa, tiêu cực, như: tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai…
Các tình cảm đó được gợi lên bởi một xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thàng nội
dung của tác phẩm. Cảm hứng tư tưởng là sức mạnh của tâm hồn, nó lay động tâm hồn ta
vì tự nó là một sức mạnh hùng hậu cho sự tồn tại của con người. Nó không phải là những
tư tưởng tầm thường, giả tạo. Chỉ những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, và cách mạng của
thời đại mới dấy lên được những cảm hứng nghệ thuật đích thực.

1.1.2.2. Khái niệm cảm hứng chủ đạo

Theo Hêghen: “cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong cá nhân”,
ở đây “cảm hứng chủ đạo cần hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện trong tác
phẩm. Người ta thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm hứng nhân
loại, cảm hứng anh hùng chính là nói đến những tình cảm mang lý tưởng lớn chi phối sự
đánh giá trong tác phẩm”.
Bên cạnh đó, Bêlinxki - nhà lý luận văn học Xô viết cũng đã nhận thức được vai
trò quan trọng của cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học nghệ thuật, ông xem cảm
hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những tác phẩm hiện
thực”, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với
tư tưởng, một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.
Cảm hứng chủ đạo theo Hêghen là tinh thần thời đại xuất hiện trong một cá nhân.
Cảm hứng chủ đạo từng hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện trong tác phẩm. Đó
là mạch ngầm tư tưởng của tác phẩm, là yếu tố chi phối và khuấy động không khí xúc
cảm của cá nhân sáng tác lẫn đối tượng tiếp nhận tác phẩm, là những rung động trong tâm
hồn nhà văn chi phối sự thống nhất của cảm xúc hiện tượng và hệ thống biểu cảm nghệ
thuật của tác phẩm. Nhưng vấn đề còn ở chỗ xem xét cảm hứng chủ đạo phải nhìn từ
nhiều bình diện. Xem xét cảm hứng chủ đạo với tư cách là tư tưởng, tư cách của tác giả
đối với hiện thực được miêu tả, chúng ta có thể cắt nghĩa được sự “vận động” của một số
yếu tố nội dung, hình thức trong chỉnh thể tác phẩm. Nếu xét cảm hứng chủ đạo với tư
cách là yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, chúng ta sẽ chỉ ra được mạch cảm xúc
tuôn chảy trong tác phẩm, lí giải được phần nào sức hấp dẫn, sức sống của tác phẩm với
công chúng, với thời gian.
14


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Cũng có thể nói, cảm hứng chủ đạo là một yếu tố có vai trò quan trọng cả trong

quá trình sáng tạo lẫn thưởng thức văn học nghệ thuật. Yếu tố đó có mặt và thâm nhập
vào hầu hết các “ngõ ngách” của tác phẩm. Có điều cần nhận thức sâu sắc về vai trò của
cảm hứng chủ đạo ở mỗi “tư cách” mà nó đảm trách. Với “tư cách” là thái độ, tư tưởng
tình cảm của tác giả với hiện thực được miêu tả trong tác phẩm, nó là điều kiện tiên quyết,
là nguồn cảm hứng để người sáng tác tạo nên giá trị tác phẩm từ sự lựa chọn hiện thực.
Tức là yếu tố tạo nguồn và thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật. Chẳng hạn,
cảm hứng chủ đạo giúp lựa chọn, tổ chức, triển khai các khía cạnh khác nhau của đề tài,
tạo nên hệ thống đề tài mới trên cơ sở thế giới quan và quan niệm nghệ thuật mới. Với
“tư cách” là một yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, cảm hứng chủ đạo là hệ quả của
quá trình thâm nhập thực tế, lựa chọn đề tài, thể nghiệm tư tưởng, tình cảm… của tác giả.
Tức là kết quả của sự hòa điệu tuyệt vời giữa thế giới quan với tài năng, bản lĩnh và mức
độ thâm nhập của người sáng tác vào hiện thực đời sống. Nó có khả năng thức tỉnh những
tình cảm ở độc giả, làm tiền đề cho sự tiếp nhận sâu sắc tác phẩm, biến quá trình tiếp nhận
tác phẩm dường như khô khan thành quá trình tiếp nhận tự nguyện nhờ sự đồng cảm
thăng hoa nghệ thuật. Song, điều quan trọng là ở cả hai “tư cách”, cảm hứng chủ đạo đều
có vai trò trực tiếp (hoặc gián tiếp) tác động vào người tiếp nhận, tạo nên những xúc cảm
thẫm mĩ ở họ, khiến “sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối
với tư tưởng” như nhà lí luận Bêlinxki đã từng nhận xét.

1.1.3. Khái niệm cảm hứng thế sự
Nếu cảm hứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thì vấn
đề thế sự là một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất trong quá trình vận động và
phát triển của xã hội. Nói đến thế sự là nói đến những gì liên quan đến cuộc sống thường
nhật của con người mà ở đó đang diễn ra nhiều sự việc để chúng ta cần phải nhìn nhận và
suy ngẫm. Cảm hứng thế sự là cảm hứng về cuộc sống đời thường, là bày tỏ những suy
nghĩ và tình cảm của người viết về cuộc sống, việc đời, và về những con người thực tại.
Những tác phẩm được khơi nguồn từ cảm hứng thế sự là tác phẩm hướng đến những sinh
hoạt hàng ngày của con người để ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe, những bất công
trong xã hội để từ đó khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, đi sâu khám phá


15


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

những biến đổi phức tạp, những éo le của cuộc sống muôn màu, muôn sắc nhằm tìm kiếm
hạnh phúc và khẳng định nhân cách và bản chất con người.

1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đầu năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên lên bán đảo Sơn Trà,
mở đầu cho công cuộc khai thác và bình định Việt Nam. Đến năm 1897, Pháp căn bản đã
thực hiện xong công cuộc chinh phục ở Việt Nam. Cũng vào năm đó, chúng cử tên Pônđu - me sang làm toàn quyền Đông Dương. Từ một quốc gia có chủ quyền, nước ta bỗng
trở thành thuộc địa của một đế quốc lớn mạnh và hoàn toàn xa lạ ở phương Tây. Bên cạnh
những chương trình khai thác thuộc địa mang tính quy mô, thực dân Pháp còn ban hành
những chính sách cai trị hà khắc với nhân dân ta. Xã hội Việt Nam phải chứng kiến những
thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Song, với truyền thống yêu nước và
truyền thống văn hiến hàng ngàn năm, bất chấp sự đàn áp của bọn thực dân và phong kiến
tay sai, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh vì mục tiêu độc lập, tự do và dân sinh, dân
chủ theo hướng văn minh tiến bộ.

1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội
“Bước vào những năm cuối thế kỷ trước, hai chữ Đại Nam mà chế độ phong kiến
nhà Nguyễn dùng để đặt tên cho đất nước đã thật sự mất hết ý nghĩa tôn nghiêm của nó.
Nội dung của danh từ không còn gì nữa. Cái còn lại chỉ là một tiếng vang, một ký ức lịch
sử nữa mà thôi. Trên bản đồ thế giới, dưới ba chữ tên Tonkin (Bắc kỳ), Annam (Trung
kỳ), và Cochinchine (Nam kỳ), nước Nam đã bị chia làm ba khu vực riêng rẽ, như ba bộ
lạc nhỏ ở miền châu Phi nhiệt đới, tô theo màu nước Pháp, và ở dưới tên mỗi thứ đã ghi
chữ (F), hay chữ (P) chỉ rõ quyền sở hữu, quyền bảo hộ của nước Pháp trên lãnh thổ”.

[20;257]
Từ cuối thế kỷ XIX đến trước kinh tế khủng hoảng (1929 - 1933), có hai giai đoạn
thực dân Pháp khai thác Việt Nam: trước và sau đại chiến thứ nhất. Trải qua hai cuộc khai
thác ấy, một quan hệ sản xuất mới hình thành ở Việt Nam: quan hệ sản xuất Tư bản xã
hội chủ nghĩa nhưng thực chất là Tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thộc địa. Trong lúc đó,
xã hội vẫn tồn tại những quan hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng. Cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta
và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Đây là thời điểm Pháp có thể
16


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

yên tâm và phấn khởi trước cảnh thái bình mà chúng hằng mong đợi. Đối với ta, đây là
những ngày tháng đau thương, bi đát nhất của lịch sử. Bọn quan lại, địa chủ tồn tại lâu đời
trong xã hội giờ lại bắt tay, cấu kết với chính quyền thực dân Pháp. Chúng ra thẳng tay
bóc lột, đàn áp ngưới dân. Chính công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã gây
nên bao sự xáo trộn trong xã hội, bao cảnh lầm than và làm cho xã hội Việt Nam bị phân
hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, Pháp vẫn duy trì tư tưởng phong kiến lạc hậu để nhằm kìm hãm
sự phát triển của ta, nhằm tạo thuận lợi cho việc cai trị của chúng.
Mặt khác, thực dân Pháp dưới chiêu bài khai hóa văn minh, nhưng thực chất chỉ là
những trò lừa bịp, “mị dân” để thực hiện chiến lược vơ vét khai thác tài nguyên thiên
nhiên của nước ta, bóc lột nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc của họ. Núp dưới bộ
mặt văn minh để thực hiện mưu đồ cướp nước, bọn thực dân đã đưa ra Hội đồng tư vấn,
bày trò dân chủ giả hiệu. Chúng còn lập Viện Hàn lâm Bắc Kì để dựng lên cái quy luật
bảo vệ và phát triển văn hóa.
Trước tình hình đó, phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 đến
1908 trước sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước khởi xướng đi theo con đường cách mạng

dân chủ tư sản. Mặc dù chia làm hai phái kịch liệt và ôn hòa, nhưng những tổ chức yêu
nước này đều nhằm mục đích chung là cứu nước, khôi phục nền độc lập cho dân tộc.
Thực dân Pháp lo sợ và tìm cách đối phó. Những cuộc đàn áp dã man những người yêu
nước diễn ra. Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp càng thẳng tay
đàn áp nhân dân hơn. Cái vòng kim cô của chế thực dân nửa phong kiến dường như càng
xiết chặt cuộc sống của người dân. Tiếp theo là phong trào chống sưu thuế của nông dân
Trung kì, vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội làm cho không khí tranh đấu vô cùng sôi sục
từ nam chí Bắc. Thực dân Pháp hoảng sợ, khủng bố điên cuồng. Tiếp theo biện pháp quân
sự, chính trị, chúng chủ trương dùng thêm vũ khí văn hóa kĩ thuật để gây ảnh hưởng lâu
dài và sâu sắc hơn. Cách mạng Việt Nam sau đại khủng bố (1908 - 1909) lâm vào thoái
trào. Thôn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều, xơ xác do kẻ thù tàn phá. Nhân dân phải
xiêu tán, lưu lạc khắp nơi. Những người tham gia khởi nghĩa trước kia bị giết, bị tù đày
hoặc không dám trở về. Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị sụp đổ.
Hàng ngũ giai cấp thống trị bị tan rã. Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từ
triều đình đến tỉnh, huyện, làng, xã đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược. Mọi quyền
17


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

hành đều nằm trong tay Pháp. Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào
tình trạng sống dở, chết dở. Có người không chịu được thử thách cuối cùng phải ra đầu
hàng thực dân, làm tay sai và sống nơm nớp lo sợ trong cảnh tù treo thực dân. Những
người trí thức có tinh thần yêu nước nhưng bất đắc chí thì lui vào ở ẩn, an phận. Đặc biệt,
có những người ham giàu sang, phú quí đã cởi bỏ lớp áo Nho phong để phục vụ cho “ông
chủ mới”.
Ngoài ra, những nhà cai trị Pháp có trách nhiệm ở thuộc địa còn ra sức tạo sự tin
tưởng vào uy tín tinh thần nhà nước bảo hộ, học thuật tư tưởng cao thâm, khoa học kỹ

thuật tiến bộ, lịch sự văn minh đệ nhất, và lòng tha thứ rộng rãi đối với phần tử ái quốc,
chúng rêu rao rằng nhân dân được yên ổn làm ăn, tuy thuế má nặng nề, vẫn sống được và
còn thấy hơn hồi dưới quyền của Nam triều. Nhờ điều kiện an ninh và tiện nghi về giao
thông, liên lạc, nhà ở, nên họ có mong ước tiến thân với chính sách công chức của nhà
nước bảo hộ tuyển dụng và ưu đãi người có tân học.
Vào đầu thế kỷ XX, hai cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô của thực dân Pháp
trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã sản sinh ra giai cấp công nhân
Việt Nam, do quá trình bần cùng hóa và phá sản của nông dân, thợ thủ công, giai cấp
công nhân. Bên cạnh sự hình thành giai cấp công nhân, giai cấp tư sản cũng ra đời. Tầng
lớp tiểu tư sản hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đến những năm
1920, số lượng đông đảo lên chưa từng thấy. Vốn dĩ giai cấp tư sản Việt Nam không sinh
ra và trưởng thành từ cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến Việt Nam mà lại do thực
dân Pháp“đẻ ra”. Chính vì thế, giai cấp này mang nhiều tính chất mại bản, nặng thương
nghiệp hơn công nghiệp, không lìa bỏ được bóc lột phong kiến. Giai cấp này ra đời và
phát triển song song với sự phát triển ở các đô thị và việc tăng cường bộ máy quan liêu
của thực dân. Vị trí lưng chừng của nó trong nền kinh tế, có người cho nó là một cái ao
đón nhận những ảnh hưởng của tư tưởng từ mọi nơi đến: phong kiến có, tư sản có, vô sản
có, đế quốc cũng có. Vì lẽ đó mà ý thức tư sản trong cách mạng theo xu hướng tư sản,
trong thời gian đó không khỏi mơ hồ và yếu ớt, và phong trào chỉ có tính bộc phát nhất
thời để rồi xẹp đi nhanh chóng. Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới phát huy được
hết khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.

18


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Nhịp độ và tốc độ của cuộc sống gấp và nhanh hơn với trước, những mối liên hệ

giữa các thành thị và những quan hệ giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội làm cho thành thị thay đổi mau lẹ, tuy quy mô không hơn nhưng phát triển một cách
đáng kể. Các tầng lớp thị dân ngày càng đông. Một lối sống tư sản văn hóa lan tràn nơi
phố phường “chật hẹp”, người “đông đúc”. Trong môi trường ấy, các tầng lớp và giai cấp
xã hội ở thành thị - tư sản và công nhân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, dân nghèo
thành thị, trí thức tân học và nhà Nho “Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”, cho tới các
cô sen, cậu bồi tuy rất khác nhau về mức sống và khả năng thực hiện những ước mơ của
mình thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế độ đương thời, nhưng vẫn gần nhau về
những nét tâm lý thị hiếu. Thích đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, muốn sống và giải trí trong
môi trường náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn đổi thay.
Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối như thế, thanh niên Việt Nam cảm thấy
vô cùng bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Họ nhận ra một thực tế phũ phàng:
“Ông nghè, ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm ông phán
Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”
(Chữ Nho - Trần Tế Xương)
Hay:
“Vứt bút lông đi, giắt bút chì”
(Vứt Bút Chì - Trần Tế Xương)
Họ tìm đọc sách vở và báo chí nước ngoài, tiêu biểu là tân thư, tân văn. Cũng từ sách
vở nước ngoài, họ được tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ, hiểu được tình hình cách mạng trên
thế giới, từ đó ý thức được vai trò và sứ mệnh của mình.
Nhìn chung, ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, trong xã hội Việt Nam đã có những chuyển
biến mạnh mẽ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ tư sản, ở giai đoạn 30 năm đầu của
thế kỷ, ý thức hệ tư sản chưa đủ sức làm thay đổi nền văn hóa phong kiến Việt Nam
nhưng trong một mức độ nhất định nó đã góp phần tạo ra những nhân tố thúc đẩy cho sự
đổi mới hoàn toàn ở giai đoạn sau, giai đoạn năm 1930 - 1945.

1.2.2. Tình hình kinh tế


19


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

Trong kế hoạch của bọn thực dân Pháp, Đông Dương không phải là một xứ thuận lợi
cho chính sách di dân. Đông Dương, trước hết là một thuộc địa để khai thác. Trong công
việc này, địa vị kẻ chiến thắng đã gây dựng cho chúng những điều kiện thuận tiện, mà lẽ
cố nhiên là chúng sẽ lợi dụng triệt để. Đầu thế kỷ XX, kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông
nghiệp lạc hậu.Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp
có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song lại rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân
đối. Nền kinh tế Đông Dương vẫn còn bị cột chặt vào kinh tế Pháp. Nền kinh tế phong
kiến lạc hậu chuyển dần sang kinh tế hàng hóa. Giao thông buôn bán mở rộng, kinh tế
hàng hóa phát triển đã tạo ra một thị trường thống nhất từ Nam đến Bắc. Hàng hóa của tư
bản Pháp tràn vào nông thôn, chính sách thực dân khua đuổi hàng nghìn, hàng vạn nông
dân vào các đồn điền, các xưởng máy để làm cu-li, làm thợ. Sự phát triển của giao thông
và buôn bán đã làm mọc lên nhiều thành thị, các hải cảng được xây dựng. Nhưng thành
thị chủ yếu là trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, không có tác dụng tích cực đẩy mạnh
kinh tế nước ta theo sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho
nông thôn tiêu điều xơ xác. Nông dân kéo ra thành thị ngày càng đông, chính vì vậy tầng
lớp thị dân xuất hiện ngày càng nhiều. Một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng đông,
sống bấp bênh ở thành thị.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân: bán hàng hóa,
khai thác nguyên liệu, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, tiến hành cho vay nặng lãi, đặt
ra hàng trăm thứ thuế, trực thu, gián thu, và cứ mỗi năm một tăng, không có ngạch nhất
định. Công nghiệp chỉ phát triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc,
đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật
mà chúng thiếu, tăng cường bóc lột, tăng sưu thuế… . Chúng còn độc chiếm thị trường,

mua rẻ nông phẩm (chủ yếu là gạo, tơ tằm) và bán đất công nghiệp phẩm cho nông dân,
độc quyền ngoại thương. Độc chiếm các ngành kinh doanh quan trọng từ khai mỏ, giao
thông đến làm muối, nấu rượu “rượu ta nấu nó chê rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối
gian”, độc quyền ngân hàng đầu tư vào các nghành lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng
hóa để xuất khẩu. Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân Pháp duy trì bộ máy
quan liêu, cường hào và những luật lệ phong kiến. Từ đó làm phá sản nông dân và thợ thủ
công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt, phục vụ cho các công trình khai thác của chúng. Kết
20


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

quả của chính sách nói trên đã kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, nhưng
không được công nghiệp hóa mà lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp.
Đầu thế kỷ XX, mặc dù đất nước đang trên con đường tư sản hóa, kinh tế có sự
phát triển hơn trước. Tuy nhiên, đó lại là sự phát triển không đồng đều, khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo ngày càng rõ rệt. Chính điều đó
đã tạo nên những bất công không đáng có trong xã hội.

1.2.3. Đời sống văn hóa giáo dục
Có thể nói, đời sống văn hóa giáo dục trong xã hội Việt Nam ở giai đoạn đầu thế
kỷ XX diễn ra vô cùng phức tạp bởi có sự giao tranh giữa “cái cũ” và “cái mới”, giữa nền
Nho giáo tồn tại hàng nghìn năm và đã trở trành truyền thống của con người Việt Nam
với nền văn hóa du nhập từ phương Tây của thực dân Pháp.

1.2.3.1. Về đời sống xã hội
Đầu thế kỷ XX, giai cấp phong kiến đã tỏ ra bạc nhược, ươn hèn, cúi đầu làm tay
sai cho giặc. Hàng ngũ giai cấp thống trị đã tan rã hoàn toàn. Cả một chế độ cũ vừa sụp

đổ, bao nhiêu tín điều thiêng liêng của kinh viện phương Đông cũng lung lay, tàn tạ theo.
“Cái mà hàng ngàn năm nay các nhà nho vẫn gọi là thiêng kinh, địa nghĩa, thánh đạo,
Nho phong”, nhìn qua bao nhiêu biến cố vừa rồi sao mà hoang đường, mỉa mai đến thế!
Qua cuộc thử thách vừa rồi, rõ ràng là nó không còn hơi sức để đối phó với tình thế mới.
Hình ảnh của một thời thái cổ thịnh trị, thái bình không phải là chỗ dựa yên ổn nữa”
[20;278]. Ý thức hệ phong kiến với tất cả tinh thần của nó không thể làm bùa hộ mệnh.
Với cách nhìn của các nhà nho tiến bộ thời này, nó là sức mạnh cản trở sự phát triển của
xã hội.
Vào đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản ra đời, tư tưởng tư sản cũng xuất hiện. Luồng
gió mới Tây phương thổi vào làm cho bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực lẫn
tiêu cực. Chốn thị thành, người ta hô hào với nhau chạy theo những mốt mới, lối sống
mới, thậm chí là hợm hĩnh, ngịch đời. Họ bắt đầu chăm chút cho cái vẻ đẹp bên ngoài hơn
là giữ những vẻ đẹp truyền thống bên trong, những vẻ đẹp về thuần phong mĩ tục dần nhạt
phai. Ở nông thôn cũng bị ảnh hưởng không kém, nếp sống xưa cũng bị xáo trộn, những
giá trị tinh thần dần mất đi, con người bắt đầu hội nhập với cuộc sống thị thành, chạy theo

21


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

tiếng gọi của địa vị, danh vọng, tiền bạc… Ý thức tư sản giai đoạn này còn chịu khuất
phục bởi ý thức phong kiến.

1.2.3.2. Đời sống văn hóa giáo dục
1.2.3.2.1. Đời sống tư tưởng và văn hóa
Trước khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, nền văn hóa nước ta là nền văn
hóa phong kiến mang đậm bản chất Đông phương. Tư tưởng phương Đông đã ăn sâu vào

tiềm thức người dân và nó đã trở thành nét phong tục tập quán và là một phần căn cốt
trong huyết mạch của con người thời bấy giờ. Con người sống nghĩa tình, đôn hậu quanh
xóm làng giờ không còn nữa, mà thay thế vào đó là lối sống gấp rút, nhộn nhịp, tấp nập,
con người bon chen theo danh lợi, bạc vàng. Việt Nam có nghề trồng lúa nước cho nên
thức ăn là cơm, thức uống thì có rượu cũng được chế tạo từ gạo. Khí hậu Việt Nam nóng
nên người Việt Nam thường ăn mặc kín đáo, thoáng mát, chất liệu vải được làm từ thực
vật. Việc chọn hướng làm nhà ở cũng rất cẩn thận, đặc biệt lưu tâm đến vai trò phong
thủy, vì những đặc trưng này, người Việt sớm hình thành tính cộng đồng và sống có tôn
ti, trật tự. Những cánh đồng trồng lúa nước nhường chỗ cho những cây đai, cây cối hiên
ngang mọc lên … Tất cả đều dấy lên trong lòng người một nỗi đau. Bên cạnh đó, thực
dân Pháp còn cho dựng lên nhiều trường học dạy tiếng Pháp để mở rộng công cuộc chinh
phục thuộc địa của chúng. Các cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều với hàng chục tờ
báo, tạp chí tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Nhà cầm quyền Pháp đã ưu tiên, khuyến khích
xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề ”.
Đứng trước những đổi thay của xã hội, đối diện và chứng kiến những điều
“chướng mắt”, “chói tai”, ngay từ những buổi đầu, người Việt Nam đã có những phản
ứng quyết liệt:
“Muốn mù, trời chẳng cho mù nhỉ!
Giương mắt trông chi buổi bạc tình”
(Trần Tế Xương)
Trước kia, Việt Nam tồn tại ba tôn giáo được du nhập từ nước ngoài. Đó là
Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Kitô giáo vốn đã xuất hiện ở Việt Nam từ các thế kỷ
trước (XVI, XVII), đến giai đoạn 1900 - 1930 đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh
thần của người Việt Nam.
22


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang


1.2.3.2.2. Vấn đề giáo dục
Đi đôi với những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục ở giai đoạn này
cũng xuất hiện nhiều yếu tố mới. Thực hiện chính sách cai trị thuộc địa, khi đã bình định
xong toàn cõi Việt Nam, chúng chưa bỏ ngay việc học và thi cử bằng chữ Hán mà tiến
hành theo từng bước. Mãi đến năm 1919, nhà Nguyễn còn cho tổ chức kì thi Hội cuối
cùng. Nhưng các ông cống, ông nghè, thời đó chỉ có danh hiệu mà thôi, chứ không được
bổ dụng vào các nghạch quan lại như trước nữa. Dần dần, các trường dạy chữ Nho cũng
bị đóng cửa. Việc dạy tiếng Pháp trong nhà trường được mở rộng hơn. Hầu hết học sinh
là con em của tầng lớp giàu có hoặc con em của người dân thành thị có điều kiện thuận lợi
trong học tập. Lớp trí thức mới này ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đã quen với lối viết
còn mới mẻ của văn học phương Tây, từ thể loại đến bút pháp, từ ngôn ngữ đến phong
cách.

 Chữ quốc ngữ
Cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ đã được người Pháp mang ra phổ biến nhưng bị
sự phản ứng của các nhà nho, cũng như những người yêu nước Việt Nam. Nó bị xem là
thứ chữ của quân xâm lược. Sang đầu thế kỷ XX, những sĩ phu yêu nước trong phong trào
Duy Tân nhận thấy những ưu điểm của nó đã cổ động sử dụng. Chữ quốc ngữ chính thức
ra đời thuận lợi cho người sáng tác, vì không thông qua ngoại ngữ Hán văn, lại cũng dễ
dàng cho người đọc, chỉ cần một thời gian ngắn đã có thể đọc thông, viết thạo. Đồng thời,
chữ quốc ngữ cũng giúp ích cho việc thống nhất ngôn ngữ Bắc - Trung - Nam, tuy thổ âm
các vùng này có khác nhau nhưng chữ quốc ngữ đều có thể biểu thị và có thể hiểu nhau
được. Chữ quốc ngữ dần dần được phổ biến và sử dụng rộng rãi, được xem là thứ chữ của
dân tộc. Việc đổi mới chữ viết đã mang nhiều ý nghĩa lớn lao, nó không chỉ tạo điều kiện
dễ dàng trong việc học, đọc, viết, mà còn cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn học
mới.

 Về văn học
Nền văn học giao thời ở Việt Nam ra đời tiếp sau nền văn học của thời trung

đại, đối với các nước tiên tiến và đối với lịch sử loài người nói chung. Nhưng ở Việt Nam
thì đó lại là chuyện của đầu thế kỷ XX. Không những về thời gian, chưa kể nền văn học
23


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

đó chưa xa chúng ta bao lâu, mà về thực tế có những vấn đề từ lúc đó còn kéo dài đến tận
ngày nay. Văn học giai đoạn này diễn ra một sự xung đột trung tâm, xuyên suốt qua các
truyện ngắn là sự va chạm giữa “cái cũ” và “cái mới”, giữa cái gọi là “cách tân” và cái
gọi là “bảo thủ”. Có đều là cái “cũ” chưa hẳn xấu và cái “mới” chưa thật sự tốt, giai
đoạn cận đại là lúc giao thời, lúc mà các giá trị thật sự ổn định. Văn học giai đoạn này có
sự đối lập giữa văn học yêu nước và văn học nô dịch, một bên là của các nhà yêu nước và
một bên là của thực dân và tay sai, một bên là tiêu biểu cho dân tộc, cho nhân dân, một
bên tiêu biểu cho quân thù cướp nước và bán nước. Đầu thế kỷ XX, công tác dịch thuật,
biên khảo, nghiên cứu, phê bình văn học bắt đầu phát triển mạnh theo một chiều hướng
tiến bộ, đã để lại nhiều công trình đáng trân trọng làm cho văn học Việt Nam tiếp xúc
rộng rãi với văn học thế giới, giới thiệu với công chúng Việt Nam nhiều thể loại mới, làm
phong phú vốn từ ngữ và trau dồi câu văn Việt Nam. Văn học Việt Nam vừa thoát khỏi
lối văn biền ngẫu của văn học trước, lối nói bóng gió, lối gửi gắm kín đáo, lối dùng hình
ảnh tượng trưng hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm tình rất phổ biến. Xu hướng
hiện thực mới được manh nha, xu hướng lãng mạn cũng được khơi nguồn.

1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn
1.3.1. Cuộc đời
Phạm Duy Tốn (sinh năm 1881, mất ngày 25 tháng 02 năm 1924) là nhà văn xã hội
tiên phong của nền văn học mới Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại nhà số 54
Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ,

huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Cha
Phạm Duy Tốn là ông Phạm Duy Đạt làm chánh tổng, còn mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ
“một người ả đầu cũ kỷ, nổi tiếng hát hay một thời” [4]
Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho. Sau ông cùng với các ông Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội ở Yên Phụ và tốt
nghiệp năm 1901. Sau khi tốt nghiệp, ông làm phiên dịch tại tòa thống sứ Bắc Kỳ, được
một thời gian ông xin nghỉ. Sau đó, Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng
Quạt, Hà Nội. Là một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang
phục Châu Âu, Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số những người sáng
lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907. Tuy nhiên, trường này bị nhà
24


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Trang

nước đóng cửa vào năm 1908 vì là nơi tập hợp các tri thức yêu nước, có khuynh hướng
dân tộc và chống thực dân Pháp. Sau khi thôi dạy học, ông làm đủ các nghề khác nhau.
Đầu tiên ông mở một tiệm Cao Lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Theo Phạm Duy, nghề mở
tiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa Kiều, tiệm Cao Lâu của ông Phạm Duy Tốn là tiệm đầu
tiên của người Việt Nam. Vì không cạnh tranh lại nên phải đóng cửa. Ông lại tiếp tục vay
tiền mở một tiệm vàng tên Nam Bảo. Tiệm vàng thất bại… Sau khi thất bại liên tục trên
đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người bạn Pháp giúp đỡ giới thiệu vào làm
việc cho chi nhánh của ngân hàng Đông Dương ở Mông Tự (Trung Quốc). Không lâu sau
đó, ông lại bỏ việc trở về gia đình và theo đuổi nghề xưa nay ông vẫn cho là nghề phụ:
viết văn, làm báo.
Sư Schafer trong tiểu luận đã dẫn bình luận với nghề báo và viết lách, Phạm Duy Tốn
“đã tìm thấy tiếng gọi của ông” và ông đã theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời.
Trong đời làm báo của mình, theo lời Schafe, Phạm Duy Tốn đã viết cho tất cả 11 tờ báo

khác nhau. Hầu hết các tờ báo đó, như Đông Dương tạp chí hay Nam Phong có trụ sở tại
Hà Nội, nhưng ông cũng có vào Nam Kỳ để viết giúp các tờ báo của miền Nam như Lục
tỉnh tân văn hay Nông Cổ mín đàm. Ông còn làm thư ký tòa soạn cho tờ Học báo trước
khi nghỉ hưu vì sức khỏe.
Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia. Năm 1919, ông được bầu vào hội đồng dân
biểu thành phố Hà Nội. Từ năm 1920 - 1923, ông là nghị viện dân biểu Bắc kì, đại biểu
của khu vực Hà Nội. Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền
thuộc địa, như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự hội chợ triễn
lãm quốc tế (tức Đấu Xảo) ở Marseilles, Pháp.
Theo lời Phạm Duy thì bố ông “người gầy gầy, cao, mặt hơi gỗ, tính tình vui vẻ, hay
nói đùa, hút thuốc lá nặng, không biết nhạc, không nghe nhạc…” [4]. Về quan hệ xã hội,
ông là một người có đầu óc phê bình xã hội, một người sống trong một xã hội mà mình
không chấp nhận hoặc không nhập thế… . Đời sống làm ăn của cụ đã chứng minh điều
đó: “Cụ không thể nào thành công trong một cái xã hội mà cụ thực tâm khước từ. Cuối
cùng cũng chỉ dùng cây viết để nói vào cái xã hội mà mình đang sống” [4].
“Phạm Duy Tốn là một người “Tây học”. Ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của xu
hướng đạo đức, nhưng truyện ngắn của ông nghiêng về phản ánh xã hội hơn là “treo
25


×