Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

tác phẩm số phận con người của m a solokhov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.71 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN THỊ HẠNH NGÔN
6075463

TÁC PHẨM SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA
M.A.SOLOKHOV

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN THỊNH

Cần Thơ, 2011

1


TÁC PHẨM “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”
M.A.Solokhov

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích yêu cầu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.


Nội Dung
Chương I : Khái quát đặc điểm nền văn học Nga, tiểu sử tác gia M.A.
Solokhov và tác phẩm Số phận con người
1.1 Khát quát đặc điểm nền văn học Nga- Xô Viết thế kỉ XIX_XX.
1.2 Tác gia Solokhov.
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
1.3 Tác phẩm Số phận con người.
1.3.1 Nội dung tác phẩm.
1.3.2 Chủ đề, đề tài tác phẩm.
1.3.3 Về vấn đề thể loại của tác phẩm Số phận con người.
1.3.4 Khái quát về đặc trưng nghệ thuật.

Chương II: Giá trị nội dung của tác phẩm Số phận con người
2.1 Số phận của con người trong cuộc chiến và sau khi cuộc chiến đi qua.
2.1.1 Số phận con người trong cuộc chiến.
2.1.2 Số phận con người khi cuộc chiến đi qua.
2


2.2. Tính cách Nga điển hình thông qua hình tượng nhân vật Xocolov.
2.3 Xã hội Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ II.

Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người
3.1 Nghệ thuật đặt tiêu đề.
3.2 Chất sử thi.
3.3 Nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện.
3.3.1 Truyện lồng truyện.
3.3.2 Đầu cuối tương ứng.
3.4 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
3.4.1 Không gian nghệ thuật.

3.4.2 Thời gian nghệ thuật.
3.5 Nghệ thuật miêu tả.

Kết Luận
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

3


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trào lưu Văn học Hiện thực Xã hội chủ nghĩa khởi nguồn từ đất nước Xô Viết
lan dần sang các nước khác theo nhịp sóng phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo
nên một trào lưu văn học rộng lớn mang tính quốc tế. Chỉ trong vòng năm thập kỷ
kể từ khi ra đời, văn học Xô Viết đã góp phần biến đổi hẳn văn học thế giới đương
đại cả về nội dung và hình thức. Con người lao động chân chính có ý thức về mình,
về vai trò và khả năng làm chủ lịch sử, đã và đang chiếm vị trí trung tâm của văn
học đương đại và đẩy lùi dần về phía sau các loại nhân vật “con người xa lạ” vị
kỷ, cô đơn, chán đời... của văn học tư sản hiện đại.
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, văn học Xô Viết được giới thiệu muộn hơn
nhiều nước, nhưng lại nhanh chóng được công chúng rộng rãi hào hứng nhiệt tình
đón nhận, nhất là thế hệ trẻ. Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, một số tác phẩm văn học Xô Viết ra đời trong chiến tranh bảo
vệ tổ quốc... được dịch ra tiếng Việt như cuốn Tỉnh ủy bí mật của Fedorov do Hồ
Chí Minh lược dịch và giới thiệu, một số bài thơ của K.Ximonov như Đợi anh về ,
Aliosa nhớ chăng. Tuyển tập ký Thời gian ủng hộ chúng ta của I.Erenbua, truyện
ngắn Khoa học căm thù của M.Solokhov... đã được đông đảo đồng bào và chiến sĩ
ta chuyền tay nhau đọc một cách thích thú và có tác động tích cực đến cuộc kháng
chiến anh dũng của nhân dân ta.

Từ sau ngày hòa bình lập lại lần thứ nhất (1954), văn học Xô Viết mới thực sự
được giới thiệu ở nước ta trên qui mô rộng lớn ; ảnh hưởng tích cực của nó đối với
đời sống tinh thần của nhân dân và với nền văn học hiện đại nước ta đã để lại

4


những dấu ấn đẹp đẽ cũng như những bài học kinh nghiệm sâu sắc về sáng tác, bền
vững ngay cả trong Văn học Việt Nam đang đổi mới ngày nay.
Truyện ngắn Số phận con người của M.A.Solokhov được đăng lần đầu tiên trên
báo Sự thật số ra ngày 31 tháng 12 năm 1956. Và khi xuất hiện, nó đã trở thành
một sự kiện làm rung chuyển văn đàn Xô Viết. Điều gì đã làm nên sự đặc biệt của
Số phận con người so với những tác phẩm khác?
Một tác phẩm lớn có giá trị cần phải thể hiện được toàn diện cả hai phương
diện: nội dung và nghệ thuật, và truyện ngắn Số phận con người của Solokhov đã
làm được điều đó.
Ở phương diện nội dung, tác phẩm đã khai thác thành công đề tài về số phận
con người trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết. Các nhân
vật điển hình của Solokhov luôn luôn mang những cá tính độc đáo, hấp dẫn, đồng
thời lại là hiện thân cho cả thời đại. Chính nhân vật A. Xocolov trong truyện ngắn
Số phận con người của nhà văn với những nét tính cách, phẩm chất và cảnh ngộ
tiêu biểu cho nhân dân Xô Viết trong các thời kì lịch sử: chiến tranh vệ quốc và
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước và sau chiến tranh. Với ý nghĩa sâu sắc
về triết học và thẩm mỹ, hình tượng Xocolov đã trở thành biểu tượng cho số phận
con người trong thế kỉ XX. Qua cuộc đời và chiến công của nhân vật Xocolov, tác
giả đã đặt ra vấn đề nóng bỏng và bức thiết đối với con người trên toàn bộ hành
tinh chúng ta. Vấn đề ấy là: nhân loại có thể chiến thắng đau thương, chết chóc và
mọi sự tàn phá, hủy diệt do chủ nghĩa phát xít gây nên không? Con người có thể
vượt qua mọi thử thách tàn khốc của chiến tranh và phục hồi lại cuộc sống thanh
bình, yên vui trên đống hoang tàn của chiến tranh hay không? Thông qua hình

tượng nhân vật Xocolov, M.Solokhov đã có câu trả lời cho vấn đề này một cách
5


tích cực nhất và khẳng định nó với âm hưởng lạc quan nhất, tin tưởng hoàn toàn
vào tương lai.
Ở phương diện nghệ thuật, khi Số phận con người ra đời, ảnh hưởng của thiên
truyện này với sự phát triển của văn xuôi Xô Viết và các nước Xã hội chủ nghĩa về
đề tài chiến tranh là vô cùng to lớn. Ảnh hưởng trước tiên là về mặt sáng tạo hình
tượng người anh hùng kiểu mới mang trên vai trách nhiệm nặng nề trước sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước Xô Viết. Vậy M.Solokhov đã xây dựng hình tượng
nhân vật Xocolov như thế nào? Ngoài thành công ở nghệ thuật xây dựng hình
tượng nhân vật ra, nhà văn còn thành công ở những thủ pháp nghệ thuật nào nữa?.
Để góp phần làm rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số
phận con người, người viết quyết định chọn tác phẩm này làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Tôi hi vọng trong khuôn khổ quyển luận văn ít ỏi này, tôi có thể
phần nào làm rõ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua đó, ta sẽ có cái nhìn toàn
diện hơn về tác phẩm cũng như về sự tài hoa uyên bác của M.A.Solokhov, một
trong những cây đại thụ của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới.

2. Lịch sử vấn đề:
Trong quyển Lịch sử văn học Xô Viết (tập 2), có bài giới thiệu về tác giả
Solokhov. Ở phần trình bày về nghệ thuật của Solokhov có đưa ra những ý kiến
quan trọng như: “M.Solokhov là nhà nghệ thuật có tài trong việc thể hiện đặc điểm
tâm lý nhân vật” [4; tr.197]. Phần lớn các đặc điểm tâm lý nhân vật mà
M.Solokhov xây dựng đều dựa trên các đặc điểm tâm lý xã hội. Là một nhà văn
Hiện thực Xã hội chủ nghĩa, Solokhov luôn xuất phát từ đặc tính giai cấp và xã hội
để ghi dấu vết vào tính cách của nhân vật.

6



“Solokhov rất thành công trong nghệ thuật thể hiện tính “biện chứng tâm hồn”.
Khi đọc các tác phẩm của ông, ta như đi sâu vào tâm hồn của từng nhân vật, tài
năng nghệ thuật đó của Solokhov được các nhà nghiên cứu phê bình so sánh với tài
năng nghệ thuật của Lev Tonstoi [4;tr.200].
“Chủ nghĩa hiện thực của M.Solokhov phản ánh chân thành thiên về khám phá
về miêu tả những bức tranh cộng đồng rộng lớn mang tính sử thi của cuộc sống
nhân dân” [4; tr.201].
“Những tác phẩm của M.Solokhov nổi trội ở tính nhân dân sâu sắc, đứng ở góc
độ nội dung các sự kiện và tính cách được miêu tả phù hợp với những lợi ích và lý
tưởng của nhân dân. Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ của M.Solokhov tiêu biểu là
ngôn ngữ dân gian biểu cảm, tạo hình…mang đậm bản sắc ngôn ngữ của người dân
Cozac và sông Đông tìm đến Cách mạng thông qua cuộc đấu tranh giai cấp khốc
liệt và khởi đầu cho cuộc sống mới” [4;tr.377].
Trong quyển Giảng văn văn học nước ngoài 12 do Giáo sư Lưu Đức Trung chủ
biên, Nhà xuất bản giáo dục năm 1992 có bài viết phân tích tác phẩm Số phận con
người của Hà Thị Hòa. Khi phân tích tác phẩm, Hà Thị Hòa có đưa ra nhận định:
“…Từ bỏ lối tô vẽ đơn giản nhân vật tích cực, lối mô tả nông cạn, hời hợt về con
người. M.Solokhov đã tránh được sự công thức về nghệ thuật xây dựng tính cách
nhân vật. Chính lối mô tả rất riêng đó của M.Solokhov đã xây dựng rất nhiều nhân
vật điển hình, có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc” [5;tr.61].
Trên đây chỉ là một vài nhận định về một vài khía cạnh nội dung và phong cách
nghệ thuật của M.Solokhov. Qua đó, chúng ta có được những nhận định và cái
nhìn tổng quát về văn phong của nhà văn này, nhưng để tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ
hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian. Trong khuôn khổ cuốn luận văn này, tôi
7


chỉ hi vọng có thể làm rõ được những nét đặc sắc nhất của tác phẩm Số phận con

người.

3. Mục đích yêu cầu :
Mục đích yêu cầu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá tác phẩm Số
phận con người. Từ đó làm bật lên cái hay, cái đẹp ở cả hai phương diện: nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
Về phần nội dung, phải khám phá được cái đẹp trong hình tượng người anh
hùng trong thời đại mới ở nhân vật A.Xocolov.
Về phần nghệ thuật, phải phân tích được vai trò quan trọng của các yếu tố nghê
thuật trong việc góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thành công ở cả hai phương diện nội
dung và nghệ thuật, tôi hi vọng có thể phần nào tiếp cận và giải mã một hiện tượng
xuất sắc của văn đàn Nga thế kỉ XX_M.A.Solokhov.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Người viết xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tác phẩm Số
phận con người, nên tôi đã tiến hành lựa chọn các tài liệu, sách tham khảo về tác
giả M.Solokhov và tác phẩm Số phận con người để làm phạm vi nghiên cứu của
luận văn.
Tập trung đi sâu vào khai thác hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.

5. Phương pháp nghiên cứu :
Trên cở sở văn bản nghệ thuật, người viết tiến hành thống kê, phân loại, tổng
hợp các vấn đề theo định hướng, từ đó thâm nhập để phân tích, lý giải về các đặc

8


điểm của tác phẩm Số phận con người theo từng phần đã được định hình. Tôi đã sử

dụng các phương pháp sau nghiên cứu sau:
_Phương pháp phân tích tác phẩm: phân tích để chứng minh các đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
_Phương pháp thống kê phân loại: giúp hình thành những luận điểm khoa học.

9


Chương I: Khái quát đặc điểm nền văn học Nga-Xô Viết, tiểu sử
tác gia M.A.Solokhov và tác phẩm Số phận con người
1.1 Khái quát đặc điểm nền văn học Nga_Xô Viết thế kỉ XIX_XX:
Văn học hiện thực Nga, thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú
và tiên tiến của nhân loại, đạt được những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử phát
triển nghệ thuật thế giới cho đến ngày nay. Văn học hiện thực Nga ra đời trong
cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên
chế tàn bạo và phản động của Nga hoàng. Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao
bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov, Exinhin,
Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Niercrasov, Sekhov, và Lev Tolstoi
cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Gersen, Bielinski,
Sernưsevski, Dobroliubov.
M. Gorki đã từng nhận xét: “trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu,
nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ, tôi sẽ không phóng đại sự
thật khi nói rằng không có một nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế
mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như
nền văn học của ta. Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn
được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu
như vậy trong một hoàn cảnh gian nan không sao tả xiết” [4;tr.122]
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhân dân Nga lại có những đại biểu nghệ thuật của
mình. Giai đoạn “quý tộc” có các nhà thơ Tháng Chạp, có Puskin “người ca sĩ của
tự do”. Giai đoạn “trí thức bình dân” có mỹ học, phê bình, văn học dân chủ cách

mạng, có nhà thơ chiến sĩ Nhecrasov. Giai đoạn “vô sản” có Gorki “chim báo bão”

10


của cách mạng. Văn học Nga chính là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga,
phục vụ trực tiếp những nhiệm vụ lịch sử của từng giai đoạn”.
Khác với mọi nơi, văn học ở nước Nga có một vai trò đặc biệt trong cuộc đấu
tranh của nhân dân chống lại ách thống trị nặng nề. Các nhà văn Nga vô cùng cần
thiết cho nhân dân vì chính họ làm nhiệm vụ thức tỉnh nhân dân chống lại ách
thống trị nặng nề. Các nhà văn Nga vô cùng cần thiết cho nhân dân vì chính họ đã
làm nhiệm vụ thức tỉnh nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ.
Nhà văn lên tiếng tố giác cái xấu, cái ác, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong
cuộc sống và đề xướng, cổ vũ cho những lý tưởng đẹp đẽ, những khát vọng cao
quý trong cuộc sống mà mọi người cần hướng tới. “Nghệ thuật vị nhân sinh” tràn
đầy sức sống dồi dào, đã thắng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Dòng văn học tiến bộ
luôn luôn là dòng chủ lưu. Văn học Nga từ rất sớm đã trở thành sự nghiệp của toàn
dân tộc, gắn bó với vận mệnh của đất nước, với phong trào quần chúng, có tác
dụng giáo dục tinh thần, đạo đức thẩm mỹ cho xã hội; lý giải, nhận thức những quy
luật của cuộc sống, của lịch sử, tham gia giải quyết những vấn đề của thời đại và
dự báo tương lai.
Bước vào thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang
nước Nga.Từ đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lenin từng xác định là
"thời đại rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại
nội chiến, thời đại cách mạng và phản cách mạng".
Chỉ trong vòng hơn 10 năm đầu của thế kỷ, nước Nga đã trải qua hai cuộc cách
mạng (1905 và1917) làm chấn động cả thế giới. Chế độ quân chủ chuyên chế phản
động của Nga hoàn mục nát từ bên trong đã không đứng vững được trước cao trào

11



đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng của Lenin lãnh đạo, và cuối cùng nó đã
sụp đổ hoàn toàn vào tháng Mười 1917.
Từ năm 1905, Lenin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng
nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợi ích cao cả của nhân dân lao động , đồng
thời Người cũng đề xuất nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó. Đến cuối năm
1917 khi cách mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân dân lao động
đã giành được chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và điều kiện lịch sử cụ thể để
xây dựng nền văn học mới theo những nguyên lý đã đề ra: nền văn học vô sản cách
mạng xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Văn Học Xô Viết (gồm văn học Nga và các nước
khác trong Liên bang).
Cùng với thời gian và sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo, đi đôi với đấu tranh chống lại
những quan điểm tư tưởng đối lập, thù nghịch, những người cầm bút Xô Viết dần
dần nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về cách mạng, về chế độ mới và
nền văn học này, ngày càng tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ cách mạng. Đại Hội
Nhà Văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) đã đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của
nền văn học Xô Viết đa dân tộc. Chưa có một nền văn học nào trên thế giới phát
triển và trưởng thành nhanh chóng đến thế. Trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ từ khi
ra đời, nền văn học này đã có những tác phẩm đồ sộ được cả thế giới công nhận
trong đó có giải thưởng Nobel văn học cho tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Trong
Đại Hội Nhà Văn Liên Xô 1934, M.Gorki đã đọc báo cáo nhấn mạnh: “không nên
quên rằng nền văn học tư sản Nga phải cần đến gần một trăm năm, kể từ cuối thế
kỷ XVIII mới gây được cho mình một uy tín lớn trong cuộc sống và có ảnh hưởng
nhất định đối với nó (văn học Xô Viết). Nền văn học Xô Viết chỉ sau mười lăm
năm đã có được một ảnh hưởng như vậy”.
12


Cuộc chiến tranh chống phát xít, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một thử thách lịch

sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ Xô Viết nói chung và văn học Xô Viết nói
riêng.
Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xô Viết đã tình
nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau. Đến khi chiến tranh
kết thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường. Các
nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ A.Tonstoi, M.Solokhov, Simonov... đã ngày đêm sát cánh
cùng các chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và
bằng tác phẩm nghệ thuật của mình. Nhiều nhà văn viết được nhiều tác phẩm xuất
sắc, phản ánh kịp thời cuộc sống và chiến đấu gian khổ, ác liệt và anh hùng của
chiến sĩ Hồng quân ngoài mặt trận, được dân chúng và binh sĩ nhiệt liệt đón nhận.
Những bài ký của I.Evenbua, B. Polevoi, thơ và kịch của Ximonov, truyện ngắn và
ký của A.Tonstoi, M.Solokhov, truyện thiếu nhi của A.Gaida.
Sau chiến tranh, cuộc chiến đấu chống phát xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm
hứng mạnh mẽ cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Xô Viết suốt nhiều thập kỷ,
góp phần làm cho văn học Xô Viết đạt thêm nhiều thành tựu mới.

1.2 Tiểu sử tác gia M.A.Solokhov:
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp:
Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905_1984), là một nhà văn Nga. Ông sinh
ra và lớn lên trong một gia đình lao động ở làng Crugilin, thị trấn Viesenxcaia, tỉnh
Roxtov (một địa phương ở thảo nguyên vùng sông Đông). Cuộc đời và sự nghiệp
của Solokhov gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ xã hội mới, chế độ Xã
hội chủ nghĩa tại vùng đất sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hóa Codaz. Phần
lớn các tác phẩm của M.A.Solokhov đều lấy bối cảnh lịch sử là vùng sông Đông.
13


Thuở nhỏ, Solokhov học tại trường dòng, về sau, gia đình có gửi ông lên
Matxcova học vài năm rồi ông quay lại Rostov để tiếp tục học.
Nội chiến Nga bùng nổ, Solokhov_lúc này mới 15 tuổi, bỏ dở việc học, hăng

hái tham gia cách mạng ở quê hương như tham gia công tác xóa mù chữ, làm thư kí
cho Ủy ban Xã, gia nhập lực lượng trưng thu lương thực cho ủy ban cách mạng. Từ
1920 đến 1922, Solokhov tham gia lực lượng vũ trang tiễu trừ thổ phỉ khắp miền
sông Đông. Có lần, Solokhov bị sa vào tay tướng cướp thổ phỉ và ông may mắn
thoát chết .
Sự nghiệp văn chương của Solokhov bắt đầu bằng các vở kịch tuyên truyền
cách mạng. Solokhov rất say sưa với nhiệm vụ mới này. Sáng tác của ông tuy tính
nghệ thuật chưa cao nhưng đã thu hút được sự đồng tình của quần chúng. Kể từ đó,
Solokhov quyết tâm trở thành nhà văn và thử sức với loại hình văn xuôi hư cấu
ngắn. Ông muốn tái hiện lại bức tranh xã hội sống động của thời đại mình. Sau
nhiều vật lộn gian nan với thế giới ngôn từ, một vài kí sự và truyện ngắn của
Solokhov được in trên các tạp chí của Matxcova.
Năm 1923, Solokhov lên Matxcova. Ông đã làm rất nhiều nghề như kế toán,
thợ xây, lao công…để sinh sống và thực hiện giấc mơ viết văn. Chàng thanh niên
mười tám tuổi hăng hái hòa mình vào bầu không khí văn chương của thủ đô. Chàng
gia nhập nhóm sáng tác Đội cận vệ trẻ và thường xuyên đến tòa soạn báo Thanh
niên để gặp gỡ và tiếp xúc với các nhà văn trẻ cũng như các bậc lão thành trong
nghề. Nỗi thôi thúc chàng trai viết về vùng đất quê hương mình càng nồng thắm
hơn bao giờ hết. Nhưng để làm được điều đó, chàng trai phải lấy cảm hứng và chất
liệu ngay trên vùng sông Đông.

14


Năm 1925, Solokhov quay về quê hương, lập gia đình và bắt đầu viết bộ tiểu
thuyết đồ sộ Sông Đông êm đềm, bộ tiểu thuyết gồm bốn tập này được viết trong
vòng mười lăm năm (1925_1940), đây được xem là một tượng đài của văn học Xô
Viết, sánh ngang với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Năm 1927,
Solokhov hoàn thành quyển một của bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, đến năm
1928, tác phẩm được in trên tạp chí Tháng Mười, nhưng phải đến năm 1940, thì tập

bốn của bộ tiểu thuyết mới được hoàn thành. Ngay từ quyển một thì tài năng của
Solokhov đã làm cho công chúng và giới văn nghệ sĩ phải sửng sốt . Nhiều người
hoài nghi tại sao một người còn rất trẻ, lại xuất thân từ vùng nông thôn hẻo lánh,
học vấn thấp lại có thể sáng tác được những áng văn kiệt xuất như thế. Nhưng cũng
với thời gian, "nghi án" quyền tác giả của Solokhov đối với Sông Đông êm đềm
cũng đã được giải tỏa. Bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học
đã chứng minh được nét chữ của Solokhov trên những trang bản thảo đầu tiên, và
M.A.Solokhov đúng là tác giả của Sông Đông êm đềm. Gần như suốt cuộc đời
mình, ông sống tại vùng quê sông Đông và chính cuộc sống, con người nơi đây đã
cho ông chất liệu và cảm hứng để viết nên tác phẩm lớn lao này. Năm 1941, ông
được trao giải thưởng Stalin hạng nhất cho bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm và
cũng chính tác phẩm này đã đem lại cho ông giải Nobel Văn học năm 1965 với lời
tuyên dương ông “đã diễn tả được một giai đoạn lịch sử trong cuộc chiến của nhân
dân Nga bằng sức mạnh nghệ thuật toàn vẹn trong bộ sử thi về sông Đông”.
Tuy nhiên, trước đó, tức năm 1926, mới là năm ghi nhận tập sách đầu tiên của
Solokhov. Đấy là hai tập truyện ngắn Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh, tập
hợp các truyện ngắn của Solokhov in trên các báo. Dấu ấn tài năng của Solokhov
cũng đã thể hiện rõ ở hai tập truyện đầu tay này.
15


Khi Đức nổ súng xâm lược Liên Xô, cuộc chiến tranh của Liên bang Xô Viết
bắt đầu. Solokhov, với tinh thần của một chiến sĩ quả cảm, lại tiếp tục cống hiến
sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Khoác lên mình chiếc áo lính với tư cách là
phóng viên cho báo Sự Thật, ông đã hoạt động trên mặt trận miền Tây và nhiều nơi
khác. Trong thời gian này, Solokhov viết hàng loạt những phóng sự nơi chiến
tuyến để phản ánh tinh thần anh dũng của người Nga trong cuộc chiến chống phát
xít Đức như Trên sông Đông, Ở miền Nam, Những người Cozac và đặc biệt là
truyện ngắn mang tính thời sự Khoa học căm thù. Cũng trong thời gian này, ông
bắt đầu khởi thảo quyển tiểu thuyết Họ đã chiến đầu vì Tổ quốc . Năm 1943, báo

Sự Thật bắt đầu đăng một số chương, quyển tiểu thuyết được nhà văn tiếp tục viết
đến năm 1969 nhưng cho đến khi ông mất (1984) thì tác phẩm vẫn chưa được hoàn
thành. Tuy vậy, với những phần đã công bố, độc giả có thể thấy được tầm bao quát
sử thi và khả năng đào sâu khám phá đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Nga, điều đó một lần nữa cho ta thấy được tài hoa của nhà văn.
Một bộ tiểu thuyết nổi tiếng nữa của Solokhov là Đất vỡ hoang. Được khởi thảo
vào cuối năm 1930, có nghĩa là Solokhov đã phải dừng viết Sông Đông êm đềm để
viết Đất vỡ hoang, tuy nhiên, số phận của quyển tiểu thuyết này khá “truân
chuyên”: quyển một được hoàn thành vào năm 1932, còn quyển hai, do bản thảo bị
thất lạc trong chiến tranh, mãi cho đến khi hòa bình lập lại, Solokhov đã mới viết
lại và cho in từng chương trên tạp chí Thế giới mới từ năm 1954 đến năm 1959 mới
hoàn thành. Đất vỡ hoang được xem là “sách giáo khoa về cuộc sống nông thôn”
nước Nga thời bấy giờ vì nội dung cuốn sách tập trung phản ánh công cuộc cải
cách nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ vào thời gian đó. Và với Đất vỡ hoang,

16


Solokhov đã giành được giải thưởng Lenin_giải thưởng cao nhất dành cho lĩnh vực
văn học_nghệ thuật của Xô Viết.
Hòa bình lập lại, Solokhov viết truyện ngắn bất hủ Số phận con người, đăng
trên báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và ngày 1 tháng 1 năm 1957.
Sau khi được công bố, tác phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học
của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới lúc bấy giờ.
Ngày 21 tháng 2 năm 1984, Solokhov qua đời tại quê nhà, bên dòng sông
Đông. Ông là một trong những tấm gương lao động vĩ đại, là hiện thân cho ý chí
vươn lên của những nhà văn chân đất.
Ngoài việc là một nhà văn lớn, năm 1937, M.A.Solokhov còn được bầu vào Xô
Viết tối cao Liên Xô. Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa
Học Xô Viết và thời gian sau đó là Phó chủ tịch Hội nhà văn Xô viết.


1.3 Tác phẩm Số phận con người
1.3.1 Nội dung tác phẩm:
Truyện ngắn Số phận con người là một trong những tác phẩm đầu tiên của nền
văn học Xô Viết dám nhìn thẳng và tái hiện thành công nỗi đau của con người thời
hậu chiến vì những mất mát do chiến tranh phát xít gây ra. Tác phẩm được xem là
khúc tráng ca bi thương của cuộc sống người dân sau chiến tranh. Và đó cũng là lời
cảnh báo, lên án sâu sắc về tác hại của chiến tranh mà bọn phát xít đã gây ra cho
nhân dân vô tội.
Tác phẩm ra đời khi người dân Xô Viết bắt tay vào hàn gắn những vết thương
do chiến tranh gây ra, đồng thời tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Song không phải vết thương nào cũng có thể hàn gắn ngay được. Để xây dựng
cuộc sống mới, bao người dân Liên Xô đã âm thầm chịu đựng, vượt lên những tổn
17


thất đau thương do chiến tranh gây ra, vượt lên những khó khăn, thử thách chồng
chất của thời hậu chiến Tuy nhiên, dẫu có nỗ lực đến mấy, rất nhiều mất mát cũng
không bao giờ nguôi ngoai được. Đặc biệt là những cảnh ngộ mất đi những người
thân yêu. Cảm phục trước sức mạnh tinh thần của nhân dân, thấu hiểu những nỗi
đau vô bờ ấy, và trăn trở trước số phận tương lai của con người, Solokhov quyết
định viết áng văn xuôi bi hùng về số phận con người. Tác phẩm được ông thai
nghén từ năm 1946, nhưng phải đến mười năm sau, tức cuối năm 1956, trong tinh
thần dân chủ của xã hội Xô Viết và yêu cầu bức thiết của việc đổi mới sáng tạo
nghệ thuật, truyện mới ra đời.
Số phận con người là chủ đề xuyên suốt dòng văn học hiện đại thế giới kể từ
sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Trên sự đổ nát thảm khốc của thời đại, các
nhà văn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho số phận con người rồi sẽ đi về đâu. Hàng
loạt tác phẩm ra đời cốt để trả lời cho câu hỏi này. Trong số các tác phẩm được đưa
vào giảng dạy ở Việt Nam, Ông già và biển cả và Số phận con người đều nằm

trong mảng đề tài này. Tuy mỗi tác phẩm có nội dung riêng và cách viết của mỗi
tác giả cũng không giống nhau những ý nghĩa cuối cùng các tác giả để lại đều là
niềm tin của con người vào cuộc sống, cũng như lòng vị tha và quyết tâm vươn tới
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Truyện ngắn Số phận con người được công bố lần đầu tiên trên báo Sự thật số
ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và ngày 1 tháng 1 năm 1957. Truyện có ý nghĩa khá
quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết suốt giai đoạn
sau này. Bởi, người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những phát hiện chủ yếu của
văn học Xô Viết hiện đại. Đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Xô Viết mà trong
đó, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, thêm
18


vào đó, tác phẩm đã nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Về sau, truyện
được in trong tập “Truyện sông Đông”.
Với ngòi bút hết sức cô đọng, tinh tế và gợi cảm, tác giả không chỉ xây dựng
một tình tiết làm hạt nhân cho cốt truyện như thường thấy ở thể loại truyện ngắn,
mà xây dựng hàng loạt tình tiết xâu chuỗi với nhau tạo thành một cốt truyện phong
phú. Và cốt truyện này lại được kiến trúc theo một hình thức kết cấu cũng hết sức
kì thú_ “kết cấu kiểu bản giao hưởng”. Cũng như một tác phẩm giao hưởng, Số
phận con người gồm phần mở đầu, phần kết thúc và ba chương nội dung. Các
chương có liên quan với nhau, nối tiếp nhau thể hiện cuộc đời gian nan của nhân
vật chính. Đồng thời mỗi chương lại là một câu chuyện trọn vẹn về một giai đoạn
trong cuộc đời nhân vật. Xuyên suốt và gắn liền các chương với nhau là hai chủ đề:
chủ đề anh hùng và chủ đề bi kịch. Cũng như trong nhạc giao hưởng, hai chủ đề
này xen kẽ với nhau, xung đột với nhau.
Trong phần mở đầu, nhân vật A. Xocolov đã vượt qua được những thử thách
gian nan trong lao động và chiến đấu thời kì nội chiến và những năm phục hồi kinh
tế. Cha mẹ và anh chị em của Xocolov đều bị chết đói, nhưng anh vẫn đứng vững
được và dần dần xây dựng nên được cả một gia đình hạnh phúc, có nhà cửa, có vợ

hiền và ba đứa con ngoan và thông minh.
Ở chương I, chiến tranh thế giới thứ II vùng nổ, Xocolov từ giã vợ con lên
đường ra tiền tuyến chiến đấu. Không may, anh cùng nhiều đồng đội vị quân phát
xít bắt làm tù binh. Anh đã phải chịu đựng biết bao sự tra tấn, đánh đập tàn bạo,
kinh khủng của kẻ thù. Thần chết cũng đã lướt qua người anh nhưng bằng ý chí
kiên cường, anh đã chiến thắng tất cả, anh khôn khéo chạy trốn ra khỏi trại tù binh,
trở về Hồng quân kèm theo một chiến công: anh bắt về một tên thiếu tá phát xít. Ít
19


lâu sau khi trở về đơn vị, Xocolov lại nhận được tin đau đớn nhất: một quả bom
của phát xít Đức đã chôn vùi ngôi nhà cùng với người vợ và hai đứa con gái của
anh.
Ở chương II, một niềm vui mới, một hi vọng mới lại sưởi ấm cuộc đời của
Xocolov: anh nhận được tin và thư của cậu con trai lớn, nay đã trở thành một đại
úy pháo binh thông minh, có tài năng và đầy triển vọng. Xocolov hồi hộp chờ ngày
gặp gỡ con. Song, vào đúng ngày chiến thắng phát xít Đức_chiến tranh kết thúc, thì
Xocolov, lại một lần nữa phải gánh chịu nỗi đau khi phải đưa tiễn người con trai
anh hùng của mình đến nơi yên nghỉ cuối cùng.
Trong chương III, chiến tranh kết thúc, Xocolov đến Uriupinxco, nơi có gia
đình người bạn để tá túc, vật lộn với cuộc sống cô đơn và buồn khổ, Xocolov làm
lái xe chở hàng và trong một lần tình cờ, anh gặp được cậu bé Vania và nhận em
làm con nuôi. Vania là một cậu bé mồ côi, cha chết ở mặt trận, mẹ chết khi tàu hỏa
bị đánh bom). Sự xuất hiện bé Vania là cả một câu chuyện đau thương, một tiếng
thét phẫn nộ đối với chiến tranh phát xít, và là một bản án với chế độ phát xít Đức.
Phần kết thúc của bản giao hưởng vang lên giọng nói của chính tác giả, giọng
nói hòa quyện chất trữ tình với tính chính luận tràn đầy âm hưởng bi tráng mà
mãnh liệt, gợi suy tư man mác, nhưng chan chứa niềm tin và hi vọng. Người cựu
chiến binh Xô Viết và chú bé dễ thương ở cạnh nhau, nương tựa nhau, cùng xây
dựng cuộc đời mới. “Hai kẻ côi cút, hai hạt cát bị cơn giông bão chiến tranh với

một sức mạnh ghê gớm ném vào nơi xa quê. Cái gì đang chờ đợi họ ở phía trước?
Tôi nghĩ rằng con người Nga này, con người với ý chí không gì khuất phục nổi và
em bé này lớn lên bên cạnh người cha, sẽ khắc phục được mọi điều , vượt qua được
tất cả trên con đường đi tới, nếu như Tổ quốc kêu gọi” [7;tr.621].
20


1.3.2 Đề tài và chủ đề của tác phẩm Số phận con người:
*Đề tài của tác phẩm Số phận con người:
Từng tham gia chiến tranh nên hơn ai hết, M.A.Solokhov hiểu rõ được bản chất
và hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh và tác giả đã chọn đề tài chiến tranh để đưa
vào tác phẩm Số phận con người. Bằng tài năng của một nhà văn hiện thực Xã hội
chủ nghĩa và cái nhìn của một người chiến sĩ, Solokhov đã vẽ ra trước mắt người
đọc hiện thực của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết. Số phận
con người là một bản cáo trạng đanh thép đối với bọn phát xít Đức hung bạo, hiếu
chiến, đồng thời, tác giả cũng bày tỏ cái nhìn hết sức nhân văn và giá trị nhân đạo
sâu sắc đối với những mảnh đời bất hạnh bị chiến tranh tàn phá.
*Chủ đề của tác phẩm Số phận con người:
Số phận con người là một trong những chủ đề hàng đầu của văn học nhân loại.
Tác phẩm Số phận con người không đề cập đến số phận của những con người
phi thường mà hướng đến cuộc đời và số phận của những con người rất đỗi bình
thường trong cuộc sống thực tại, những con người bình thường ấy biết hi sinh hạnh
phúc riêng tư cá nhân để đấu tranh cho hạnh phúc chung của dân tộc. Thông qua
việc tái hiện hiện thực của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết,
M.A.Solokhov đã đề cập đến một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc_số phận con
người. Nhà văn đã đi sâu vào khám phá và khai thác các khía cạnh tâm hồn, tình
cảm của nhân vật A.Xocolov để làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của con
người có lý tưởng cao cả_một nhân cách Nga cao quý.
Tác phẩm là áng văn chương trữ tình nhiều màu sắc, dạt dào tình cảm. Nó vừa
mô tả một cách chân thực hiện thực của cuộc chiến, vừa mang đậm chủ nghĩa nhân

văn sâu sắc. Đặc biệt,tác phẩm luôn hướng về con người bằng tình cảm chân thành
21


và cao đẹp nhất. Số phận con người là bản cáo trạng tố cáo tội ác của phát xít Đức
đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Thông qua
cuộc đời và số phận của nhân vật A.Xocolov, Solokhov đã thể hiện sự cảm thông,
chia sẻ, đồng thời ca ngợi những khát vọng thầm kín, mãnh liệt về cuộc sống hạnh
phúc cho những con người có phẩm chất tốt đẹp. Tác giả đã viết về niềm tin vào
sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của con người nhằm củng cố sức mạnh và
niềm tin về một tương lai tươi sáng trong lòng người Liên Xô thời bấy giờ.

1.3.3 Về vấn đề thể loại của Số phận con người:
Đã có rất nhiều nhà phê bình cho rằng M.A. Solokhov chỉ thành công lớn ở các
thể loại sử thi quy mô. Và thật vậy, hai tập truyện đầu tay của Solokhov là: Truyện
sông Đông và Thảo nguyên xanh tuy đã để lại dấu ấn của tác giả nhưng phải đến Số
phận con người thì tài năng ở thể loại truyện ngắn của Solokhov mới được tất cả
mọi người công nhận. Và ta phải thừa nhận rằng: Số phận con người chính là đỉnh
cao của thể loại truyện ngắn của nhà văn Solokhov.
Đặc điểm của truyện ngắn chính là tính súc tích và cô đọng. Các nhà nghiên
cứu văn học và lý luận văn học thì cho rằng : truyện ngắn là sự thể hiện một cách
súc tích một hoặc vài giai đoạn nhỏ trong toàn bộ cuộc đời của nhân vật. Sức mạnh
của truyện ngắn thường không phụ thuộc vào độ lớn của phạm vi cuộc sống được
phản ánh mà nó phụ thuộc vào tính chất điển hình và minh xác của một hay vài
cảnh tượng, sự kiện mà trong đó, tính cách con người được bộc lộ. Chúng ta có thể
kể đến những nhà văn thiên tài ở thể loại truyện ngắn như: O.Henry, Jack
London…Vì vậy, tác phẩm Số phận con người đã mở rộng ra rất nhiều quan niệm
cổ điển về thể loại này.
Vì sao tôi lại nói như vậy?
22



Trong khuôn khổ của thể loại truyện ngắn ( Số phận con người chỉ gồm gần
bốn mươi trang sách) nhưng lại hàm chứa rất nhiều nội dung to lớn và sâu sắc. Tác
phẩm Số phận con người không phải là viết về một hay vài giai đoạn nhỏ của cuộc
đời nhân vật , mà là cả một cuộc sống đầy rẫy biến cố, nhiều thời kì khác nhau của
đất nước Xô Viết mà tập trung là thời kì chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cộng với một
nội dung phong phú, tác phẩm có thể dùng làm sườn cho một thiên tiểu thuyết lớn.
Trên cơ sở cốt truyện đó, người ta có thể xây dựng một tác phẩm quy mô, khối
lượng không kém Đất vỡ hoang hay Sông Đông êm đềm. Chính điều này đã khiến
cho giới giới phê bình và nghiên cứu văn học Xô Viết phải bàn cãi và tranh luận rất
nhiều về những cách tân độc đáo của nhà văn. Người ta bàn cãi rằng đó là truyện
ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết? Một số nhà nghiên cứu có uy tín khẳng định
rằng: sự cách tân của nhà văn về thể loại ở chỗ đã sáng tạo ra loại “truyện ngắn_sử
thi”. Điều này là giúp cho tác phẩm đứng vững trong khuôn khổ của thể loại truyện
ngắn, mặc dù đây là truyện ngắn mang một dung lượng lớn.
Tính cô đọng tối đa của lối tự sự với những chi tiết, tình huống điển hình và
nhất là phải luôn luôn rõ ràng, đã chứng minh tài năng nghệ thuật của
M.A.Solokhov. Nhưng để có thể nói về những chi tiết quan trọng và chủ yếu một
cách ngắn gọn thì tính cô đọng phải cần phải kết hợp với tính minh xác. Điều đó
được thể hiện trong việc hạn chế chi tiết, cả trong việc hạn chế những đoạn miêu tả
phong cảnh thiên nhiên, những phần tự sự của tác giả và cả sự phong phú về mặt tư
tưởng tình cảm của mỗi nhân vật.
Đối với những quyển tiểu thuyết có dung lượng lớn, để miêu tả một nhân vật,
một sự kiện, một hiện tượng... thì nhà văn hoàn toàn có thể trình bày trong nhiều
trang viết, nhưng đối với thể loại truyện ngắn như Số phận con người, Solokhov
23


không thể nào “xa hoa” như thế được. Phải làm sao để mỗi nét, mỗi chi tiết, mỗi

cảnh tượng phải “khắc sâu” vào trí nhớ người đọc và giữ lại ở đó mãi mãi. Ví dụ
như ở phần mở đầu, khi nhân vật A.Xocolov hồi tưởng về gia đình yên ấm hạnh
phúc của mình: “tôi sinh trưởng ở tỉnh Voronegio năm một nghìn chín trăm. Hồi
nội chiến phục vụ trong Hồng quân, ở sư đoàn Kích_vít_de. Năm hai mươi đói
kém, tôi trôi dạt đến Kuban làm thuê cho bọn cu lắc nên mới sống sót (…) . Đối
với tôi, không có ai đẹp hơn mà dễ thương hơn vợ tôi, trên đời này chưa từng có và
sẽ không bao giờ có! (…) chao ôi quý hóa biết bao khi có một người vừa là vợ vừa
là một bạn gái thông minh” [7;tr.590]. “Mười năm ấy tôi làm việc đêm ngày. Tiền
lương khấm khá, và chúng tôi sống cũng chẳng đến nỗi thua em kém chị (…) mấy
đứa con có sữa ăn với cháo, trên đầu có mái nhà che nắng, che mưa, giầy dép đủ,
quần áo đủ, thế là mọi sự đều ổn cả” [7;tr593]. Chỉ vài mươi dòng miêu tả nhưng
người đọc đã hiểu được về hoàn cảnh gia đình và vợ con của Xocolov: đó là về
người vợ yêu quý Irina của Xocolov, về tính tình dịu dàng, đảm đang và chung
thủy của Irina đối với chồng, miêu tả về những đứa con của Xocolov. Như đã nói ở
trên, chính tính súc tích và cô đọng cao là một bí quyết làm nên sự thành công của
Solokhov trong việc miêu tả cuộc sống và tính cách của nhân vật trong Số phận
con người.
Tóm lại, một trong những đặc điểm nổi bật nhất về mặt thể loại của truyện ngắn
Số phận con người là quy mô rộng lớn của tính chất sử thi và chủ đề tư tưởng mà
nó hàm chứa, đồng thời, nó còn tuân thủ một cách chặt chẽ những đặc tính cô động
cao độ, tính điển hình và tính minh xác trong từng chi tiết, sự kiện.

1.3.4 Khát quát về đặc trưng nghệ thuật của Số phận con người:

24


“Thà ít hơn mà tốt hơn”, đó là câu tục ngữ nổi tiếng của nhân dân Nga và đó
cũng là phương châm sáng tạo của Solokhov. Chính vì vậy, Solokhov không hề vội
vàng, ông làm việc với nhịp điệu chậm rãi, sửa đi sửa lại tác phẩm nhiều lần, trau

chuốt, gọt giũa từng hình tượng, câu chữ, làm cho chi tiết trở nên hoàn thiện hơn.
Điều này được thể hiện rõ ràng trong Số phận con người_đứa con tinh thần mà ông
đã mang nặng đẻ đau trong suốt mười năm. Chính vì vậy khi tác phẩm ra đời đã
được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước nhiệt liệt đón nhận.
Những đặc sắc nghệ thuật mà ta có thể khát quát khi đọc qua tác phẩm, đó là:
Cách kể truyện: Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối kết cấu
truyện lồng truyện, ở đây có hai người kể chuyện, người thứ nhất là tác giả, người
thứ hai là nhân vật Xocolov_nhân vật chính. Thái độ của người kể chuyện là đồng
cảm sâu sắc với nhân vật chính, xúc động mãnh liệt trước số phận của nhân vật
này, tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm. Truyện cũng có một đoạn trữ tình
ngoài đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, sự khâm phục và lòng tin của tác giả đối
với tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào thế hệ tương lai
của nước Nga_Xô Viết thông qua hình ảnh chú bé Vania: “con người Nga đó là
người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy, và sống bên cạnh bố, chú bé kia khi đã
đớn lên có thể sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách” [7; tr.621]. Đó cũng là lời
nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi cá nhân sau chiến tranh.
Cách kể chuyện này đã tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong
mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của
M.A.Solokhov, đó là tôn trọng tính chân thật. Tác phẩm không tô hồng hiện thực
bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải
25


×