Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan hài có nguy cơ tuyệt chủng paphiopedilum dianthum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 94 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------

NGUYỄN THỊ MINH TRÂM

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LOÀI LAN HÀI CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
PAPHIOPEDILUM DIANTHUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ MINH TRÂM

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LOÀI LAN HÀI CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
PAPHIOPEDILUM DIANTHUM


CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ

: 60.42.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ NGA
GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Trâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận
được sự chỉ bảo tận tình, sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa
học, các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên Viện sinh học nông nghiệp- Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Hoàng Thị Nga- Trưởng phòng Công nghệ sinh học Thực vật, Viện
Sinh học nông nghiệp; GS. TS. Nguyễn Quang Thạch – Chủ tịch Hội đồng Khoa
học Viện sinh học nông nghiệp– Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đánh
giá kết quả và hoàn thành luận văn đồng thời bồi dưỡng cho tôi những kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm quý báu.
Với tình cảm sâu sắc, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ
công nhân viên Viện Sinh học nông nghiệp- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo,
Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Công nghệ sinh học Thực vật, Khoa Công
nghệ sinh học –Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành các thủ tục cần thiết để bảo vệ thành công luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn này!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nguyễn Thị Minh Trâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục viết tắt

vii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

MỞ ĐẦU


1

1

Đặt vấn đề:

1

2

Mục đích và yêu cầu

2

3

Ý nghĩa của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

Giới thiệu chung về Lan Hài:

3


1.1.1

Một số đặc điểm của họ Lan (Orchidaceae)

3

1.1.2

Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của lan Hài

4

1.2

Phân loại lan Hài

6

1.2.1

Phân loại học

6

1.2.2

Những nét chính của chi Paphiopedilum

7


1.3

Thực trạng cây lan Hài trên thế giới và ở Việt Nam

11

1.3.1

Sự phân bố của Lan Hài trên thế giới

11

1.3.2

Sự phân bố lan Hài ở Việt Nam.

13

1.3.3

Thực trạng của Lan Hài ở Việt Nam

13

1.3.3

Một số nét chính về cây lan Hài P.dianthum

19


1.4

Những nghiên cứu về nhân giống cây lan Hài

22

1.4.1

Những nghiên cứu về nhân giống cây lan Hài trên thế giới

22

1.4.2

Những nghiên cứu về nhân giống cây Lan Hài ở Việt Nam

25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1


Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu:

26

2.1.1

Thời gian tiến hành

26

2.1.2

Địa điểm:

26

2.1.3

Vật liệu nghiên cứu

26

2.1.4

Phạm vi nghiên cứu

26

2.2


Nội dung nghiên cứu:

26

2.2.1

Nội dung

26

3.2.2

Các chỉ tiêu theo dõi

32

2.3

Các phương pháp nghiên cứu:

27

2.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

27

2.3.2


Các bước tiến hành thí nghiệm

32

2.3

Phương pháp xử lý số liệu

32

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

3.1

Nhóm thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu:

3.1.1

Xác định tuổi quả đến khả năng nảy mầm của hạt loài Lan

33

HàiPaphiopedilum dianthum.
3.1.2

33

Xác định nền môi trường thích hợp cho khả năng nảy mầm của

Paphiopedilum dianthum.

3.1.3

34

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng tới sự phát sinh hình
thái của hạt lan Hài Paphiopedilum dianthum sau nảy mầm.

3.1.4

37

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐTST đến sự phát sinh hình thái của
callus.

40

3.2

Nhóm thí nghiệm nhân nhanh:

44

3.2.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất ĐTST đến khả năng nhân
nhanh của cây Lan Hài P.dianthum

3.2.2


44

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dịch chiết dinh dưỡng được bổ
sung vào môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh của Lan Hài

3.3

P.dianthum.

49

Nhóm thí nghiệm tạo cây hoàn chỉnh

52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.3.1
3.3.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến khả năng
sinh trưởng của chồi

52

Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến sự ra rễ của chồi


54

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

57

1

Kết luận:

57

2

Kiến nghị:

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ nảy mầm của hạt loài Lan HàiP. dianthum

33

3.2

Tỷ lệ nảy mầm của hạt lan Hài P.dianthum trên các nền môi trường
nuôi cấy

3.3

35

Ảnh hưởng của 2,4-D tới sự phát sinh hình thái của hạt lan Hài
P.dianthum sau nảy mầm

3.4

37


Ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với BA tới sự phát sinh hình thái của
hạt lan HàiP.diathum sau nảy mầm

38

3.5

Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái của callus

40

3.6

Ảnh hưởng của TDZ đến sự phát sinh hình thái của callus

41

3.7

Ảnh hưởng của TDZ kết hợp với K tới sự phát sinh hình thái của
callus loài lan HàiP.diathum

3.8

42

Ảnh hưởng của BA đến quá trình nhân nhanh của PLBs và chồi lan
Hài P.dianthum


3.9

45

Ảnh hưởng của TDZ đến quá trình nhân nhanh của PLBs và chồi lan
Hài P.dianthum

3.10

46

Ảnh hưởng của BA kết hợp với NAA đến quá trình nhân nhanh của
PLBs và chồi lan HàiP.dianthum

3.11

47

Ảnh hưởng của TDZ kết hợp với NAA đến quá trình nhân nhanh của
PLBs và chồi lan Hài P.dianthum

3.12

48

Ảnh hưởng của dịch chuối bổ sung vào môi trường nuôi cấy đến quá
trình nhân nhanh loài lan Hài P.dianthum

3.13


50

Ảnh hưởng của dịch chuối kết hợp với khoai tây bổ sung vào môi
trường nuôi cấy đến quá trình nhân nhanh lan Hài loài lan Hài
51

P.dianthum
3.14
3.15

Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của
chồi

53

Ảnh hưởng của αNAA đến sự sinh trưởng và ra rễ của chồi

55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


1.1

Một số loài lan Hài ở Việt nam

18

1.2

Một số hình ảnh về lan Hài P.dianthum

22

3.1

Hạt lan Hài P.dianthum sau 12 tuần theo dõi

34

3.2

Hạt lan Hài P.dianthum trên các nền môi trường (sau 12 tuần )

36

3.3

Sự phát sinh hình thái của hạt lan HàiP.diathum sau nảy mầm (sau 12
tuần).


3.4

39

Một số hình ảnh về sự phát sinh hình thái của callus loài lan
HàiP.diathum (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.5

43

Ảnh hưởng của các chất ĐTST đến quá trình nhân nhanh của PLBs và
chồi lan Hài P.dianthum (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.6

49

Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của
chồi loài lan Hài P.dianthum (sau 10 tuần nuôi cấy)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

54

Page vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt


Tên thông thường

VW

Vacin và Went, 1949

MS

Murashige và Skoog, 1962

RE

Robert Ernst, 1979

2,4-D

acid 2,4 Dichlorophenoxy acetic

TDZ

thidiaruzone

BA

6-Benzylaminopurine

K
α-NAA


Kinetin
α Naphtalenacetic acid

ĐC

Đối chứng

CT

Công thức

CTTD

Chỉ tiêu theo dõi

TGTD

Thời gian theo dõi

CTTN

Công thức thí nghiệm

PLB

Protocorm like body: Thể sinh chồi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Lan Hài là một nhóm rất khác biệt trong họ Lan bởi cấu trúc hoa khác
thường của chúng với một cánh hoa giữa (còn gọi là môi hay cánh hoa) hình túi sâu,
trông giống như một chiếc hài nằm ở vị trí thấp nhất của hoa, do đó trở thành tên
chung của nhóm lan này(Averyanov et al., 2003).
Các kết quả của quá trình nghiên cứu thực vật của Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật thuộc trung tâm khoa học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia Việt
Nam và nghiên cứu các mẫu thu mua để buôn bán thì có 18 loài lan Hài và 4 dạng
lai tự nhiên đã được biết đến một cách chắc chắn ở Việt Nam. Trong số 18 loài lan
Hài đã được biết đến tại Việt Nam thì có tới 15 loài phân bố ở các tỉnh miền núi
phía Bắc chủ yếu tập trung ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu,
Sơn La, Cao Bằng chỉ có 3 loài có khu vực phân bố là: Đắc Lắc, Khánh Hòa, Quảng
Trị(Averyanov et al., 2003).
Việt Nam là một trung tâm đa dạng và đặc hữu lan ở vùng Đông Nam Á.
Nhiều loài lan Hài của Việt Nam không chỉ rất hiếm mà còn có những loài đặc hữu
hẹp, là báu vật quốc gia có tầm quan trọng quốc tế. Tuy nhiên tình hình thực tế hiện
nay do việc khai thác rừng bừa bãi, nạn cháy rừng thường xuyên, xuất bán tràn lan
sang Trung Quốc xảy ra trên diện rộng đã làm trữ lượng của cây bị giảm sút, không
gian sống của các loài lan Hài đang bị thu hẹp, sự đa dạng sinh học đang bị suy
giảm nghiêm trọng dẫn tới nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên ban tặng này đang
có nguy cơ tuyệt chủng.Lan Hài còn tồn tại rất ít trong vùng phân bố tự nhiên, phần
lớn ở những vách núi hiểm trở, khó tiếp cận(Averyanov et al., 2003). Vì vậy việc
bảo tồn và phát triển các loài lan Hài của Việt Nam nói chung đặc biệt là các loài
đặc hữu khu vực miền núi phía Bắc là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết vì nó có vai trò
cực kỳ quan trọng đối với đời sống vật chất, tinh thần của con người cũng như duy
trì cân bằng sinh thái tự nhiên. Trong đó, phương pháp nhân giống vô tính in
vitrolan Hài đã và đang mở ra triển vọng tốt cho việc bảo tồn gen và phát triển

giống lan quý này đồng thời mở ra triển vọng phát triển kinh tế nâng cao thu nhập
cho người trồng, kinh doanh lan Hài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Trên cơ sở đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân giống in vitroloài lan
Hài có nguy cơ tuyệt chủng Paphiopedilum dianthum”.
2. Mục đích và yêu cầu
* Mục đích
- Nhân giống in vitrothành cây loài lan Hài Paphiopedilum dianthum.
- Xác định ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng, chất hữu cơ bổ
sung vào môi trường nuôi cấy làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình nhân giống in
vitroloài lan Hài Paphiopedilum dianthum.
* Yêu cầu
- Xác định được tuổi quả thích hợp để đưa vào nhân giống loài lan Hài
P.dianthum.
- Xác định được môi trường nền thích hợp cho việc vào mẫu và nhân nhanh
loài lan Hài Paphiopedilum dianthum.
- Xác định được chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ tối ưu bổ sung vào môi
trường nhân nhanh giống loài lan Hài P.dianthum.
- Xác định được môi trường tối ưu nhất cho sinh trưởng, phát triển và hình
thành rễ của cây in vitroloài lan Hài P.dianthum.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được một qui trình nhân giống loài lan Hài
P.dianthum bằng phương pháp nhân giống in vitro.
- Đánh giá được tác động của một chất điều tiết sinh trưởng trong nhân

giống hoa lan P.dianthum.
- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
sản xuất cây hoa lan P.dianthum.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Sản xuất được cây con sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều và sạch bệnh với
khối lượng lớn, kịp thời phục vụ cho sản xuất. Thuận lợi cho việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất hoa thương phẩm, từ đó kích thích sản xuất
hoa phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về họ Lan nói chung và lan Hài nói riêng:
1.1.1. Một số đặc điểm của họ Lan (Orchidaceae)
Họ Lan (danh pháp khoa học Orchidaceae) được nhiều nhà phân loại học
phân chia khác nhau, liên tục thay đổi cả về sắp xếp và số lượng chi, loài. Nhà
khoa học người Thụy Điển Carl von Linné công nhận 8 chi trong họ này năm
1753. Antoine Laurent de Jussieu xác nhận Orchidaceae là một họ thực vật năm
1789.
Hiện nay các loài lan được xếp vào 5 hay 6 phân họ chính, ngoài ra là các
tông, phân tông, chi và phân chi chưa thống nhất xếp cụ thể. Số lượng loài và chi
Phong lan hiện không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt là các loài lai làm cho
họ Orchidaceae trở thành một trong những họ thực vật lớn nhất thế giới với khoảng
28.000 loài tự nhiên và 100.000 lai ghép.
Đặc điểm hình thái:
- Cơ quan sinh dưỡng:
+ Giả hành (thân giả): chỉ xuất hiện trên các loài lan đa thân. Giả hành là bộ

phận hết sức cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành tuy là thân
nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, rất cần thiết
cho sự phát triển của giả hành mới. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước.
+ Thân: Thân vảy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. Trên
thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hoặc lá bao. Thân là cơ quan dự trữ
nước và chất dinh dưỡng, mầm hoa và mầm lá đều mọc từ gốc của bộ phận thân rễ.
Các loài lan có thân thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
+ Lá: Lá là cơ quan dinh dưỡng của lan, là nhà máy chế tạo chất dinh dưỡng
thông qua quá trình quang hợp. Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và
hình dạng lá khác nhau tùy vào chủng loại lan khác nhau. Lá có thể mọc đối xứng
hoặc không đối xứng qua thân chính, lá sát nhau ở gốc hay xếp cách có bẹ úp lên
nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên, mọng nước, hình
dạng rất khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


+ Căn hành (thân-rễ): chỉ gặp ở các loài lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo
các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc hưu niên.
Mắt lá là nơi hình thành và cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan.
+ Rễ: Ở các loài lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các
loài đơn thân, rễ mọc ra từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loài
lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao
quanh gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước từ không khí, cũng như tích trữ
nước mưa và sương đọng (Nguyễn Thiện Tịch, 2001).
- Cơ quan sinh sản:
+ Hoa: Hoa thường tập hợp thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa lưỡng tính,
đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành 2 vòng: 3 mảnh vòng

ngoài (đài hoa) và 2 mảnh vòng trong (cánh hoa) bé hơn mảnh thứ 3 ở vòng trong.
Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn được gọi là cánh môi, lúc nở bầu vặn
180o cánh môi quay ra trước làm chỗ đứng cho côn trùng. Ở những loài có cụm hoa
treo thõng không có hiện tượng quay. Ở góc cánh hoa mới có mật. Nhị thường chỉ
có 1 hoặc 2, ít khi có 3 hoặc 5. Có trường hợp nhị một trụ gọi là trụ nhị - nhuỵ. Nhị
gồm 2 phần: khối phấn và hốc phấn. Bầu dưới 3 ô, chứa nhiều noãn dính trụ giữa
hoặc noãn bên.
+ Quả : Quả khi khô thường mở thành 3-6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều,
thường không có nội nhũ. Do nhẹ nên hạt dễ phát tán nhờ gió. Ở nhiều loài, trong
quả thường có lông hút nước dùng để bắn hạt đi. Phôi trong hạt phát triển yếu,
thường không phân hóa thành cơ quan, sau 2-8 tháng hạt mới chín, phần lớn hạt bị
thui không nảy mầm được. Hạt muốn nảy mầm cần có nấm cộng sinh(Nguyễn
Thiện Tịch, 2001).
1.1.2. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của lan Hài
Lan Hài là môt nhánh nhỏ nhưng rất nổi bật trong quá trình tiến hóa của Lan.
Họ Lan (Orchidaceae) thể hiện một trong những dòng chuyên hóa nhất của thực vật
có hoa. Tất cả các loài Lan đều bắt nguồn từ các tổ tiên kiểu Hypoxis có sáu mảnh
bao hoa (ba mảnh bao hoa ngoài gọi là lá đài và ba mảnh bao hoa vòng trong gọi là
cánh hoa) và 6 nhị đực (ba nhị đực ở vòng ngoài và ba nhị đực ở vòng trong). Một
số xu hướng chuyên hóa về hình thái có thể quan sát được trong sự tiến hóa và hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thành của các nhóm Lan khác nhau. Tuy nhiên, sự giảm số lượng nhị đực và sự dính
liền giữa nhị (các nhị) đực hữu thụ còn tồn tại với nhị cái là sự biến đổi cơ bản nhất
dẫn đến sự tiến hóa của họ. Sự giảm liên tục số lượng nhị đực dẫn đến sự hình thành
các nhóm Lan có ba, hai hay một nhị đực duy nhất tồn tại trong hoa(Averyanov và
cs., 2008).

Các đại diện của các nhóm hoa Lan nguyên thủy nhất có hai hoặc ba nhị đực
trong hoa. Các loài này, còn được gọi là lan Apostasia, được xếp dưới họ
Apostasioideae. Đây là một nhóm nhỏ bao gồm các loài địa lan sống ở vùng nhiệt
đới châu Á và bắc Australia và có hai chi, Apostasia và Neuwiedia, với khoảng 16
loài. Hoa của chúng đều và phần nào giống Hypoxis.
Nhóm thứ hai cũng có hai nhị đực tồn tại trong hoa. Đó là lan Hài (dưới bộ
Cypripedioideae) và nó cũng đại diện cho một dòng tiến hóa riêng. Dưới họ này bao
gồm khoảng 5 chi (Cypripedium, Mexipedium, Paphiopedium, Phragmipedium và
Selenipedium) và có khoảng 150 loài phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới Á-Âu, Bắc
Mỹ và Nam Mỹ(Averyanov và cs., 2008).
Các loài thuộc dưới họ Apostasioideae và Cypripedioideae (lan Hài) đã từng
có những lúc được tách ra khỏi họ Lan và thành lập họ riêng là Apostasisceae
Lindl. và Cypripedioideae Lindl. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả vẫn xếp chúng vào
trong họ Lan Orchidaceae như một nhóm tự nhiên về mặt phát sinh. Họ Lan
Orchidaceae, ước tính có khoảng 25000 loài thuộc khoảng 800 chi, là họ lớn nhất
trong các họ Thực vật có hoa, ngang với họ Cúc (Asteraceae, hay
Compositae)(Averyanov và cs., 2008).
Có đến hơn 99% các loài Lan chỉ có một nhị duy nhất trong hoa và đó là một
trong các đặc điểm chính của họ Lan. Trong các tài liệu phân loại học gần đây nhất
các loài Lan có một nhị thường được xếp vào ba dưới họ: Vanilloideae,
Orchidoideae và Epidendroideae(Averyanov và cs., 2008). Chúng phân bố khắp
nơi trên thế giới ngoại trừ hai vùng địa cực và vùng hoang mạc khô cằn.
Quá trình thích nghi tiến hóa với các hình thức thụ phấn nhờ côn trùng
khác nhau là yếu tố chính trong sự tiến hóa của hoa Lan. Trong hoa chưa chuyên
hóa của các loài thuộc dưới họ Apostasioideae không có sự đối xứng hai bên một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



cách rõ rệt. Trong những trường hợp này cũng như trong các hoa đều khác, tất cả
các nhị đều có vai trò gần như nhau trong quá trình thụ phấn. Điều này không
giống như các loài Lan khác(Averyanov và cs., 2008).
Sự thụ phấn của hoa đối xứng hai bên là kết quả của sự tiêu giảm các bao
phấn đến mức chỉ còn một hoặc hai bao phấn được giữ chức năng sinh sản. Khuynh
hướng tiến hóa này dẫn đến sự tiến hóa của lan Hài và các Lan một nhị thuộc các
dưới họ Vanilloideae, Orchidoideae và Epidendroideae.
1.2. Phân loại lan Hài
1.2.1 . Phân loại học
Lan Hài (Paphiopedium) là một nhánh của họ Lan (Orchidaceae) thuộc bộ
Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae),
ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Lan Hài là một nhóm rất đặc biệt trong họ
Lan. Chúng dễ dàng được nhận ra bởi cấu trúc hoa khác thường với một cánh hoa ở
giữa hình túi sâu trông giống một chiếc hài, mà trong chuyên môn thường được gọi
là môi hay cánh môi, nằm ở vị trí thấp nhất của hoa, tạo nên một vẻ ngoài đặc sắc.
Và do vậy nó trở thành tên chung của nhóm này. Chiếc môi đắc sắc và hình dạng
khác thường của hoa làm cho lan Hài dễ dàng phân biệt với các loài lan khác .
Lan Hài gồm 5 chi:
-

Chi Cypripedium có khoảng 50 loài, thường được gọi là Hài Vệ nữ, chủ

yếu phân bố ở vùng núi và vùng ôn đới của bắc bán cầu.
-

Chi Mexipedium, Phragmipedium và Selenipedium có khoảng 25 loài,

phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.
-


Chi Paphiopedium gồm khoảng 75 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á

từ Nam Ấn Độ và Đông Hymalaya đến Philippine, New Guinea và Quần đảo
Solomon.
Các loài lan Hài ở Việt Nam đều thuộc chi Paphiopedium, tính đa dạng của
lan Hài ở Việt Nam cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhiều loài của Việt Nam
không chỉ rất hiếm mà còn là loài đặc hữu hẹp, có tầm quan trọng quốc
tế(Averyanov và cs., 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.2.2. Những nét chính của chi Paphiopedilum
1.2.2.1. Sự phân bố
Khu phân bố của Paphipeodilum kéo dài từ vùng nhiệt đới ở chân núi
Himalaya chạy ngang sang phía đông qua Trung Quốc đến Philippin, xuống đông
nam đến hầu khắp vùng Đông Nam Á và quần đảo Solomon.
Paphipeodilum chắc chắn có nguồn gốc từ vùng lục địa Đông Nam Á. Sự mở
rộng khu phân bố của nó về phía nam và phía đông đến vùng Malaixia và tây nam
Thái Bình Dương là do kết quả di cư liên tục của các loài tổ tiên và sự phân ly toả
tròn thành nhiều loài đặc hữu địa phương, và thường có khu vực phân bố xa nhau.
Vùng tập trung nhiều loài của chi Paphiopedilum là ở Nam Trung Quốc
(Vân Nam, Quảng Tây) và Bắc Việt Nam với 18-20 loài đã được phát hiện
(Averyanov và cs., 2008).
1.2.2.2. Đặc điểm nhận dạng
Là loài thân cỏ lâu năm, có 4-6 lá thường mọc chùm. Lá chất da, dầy, hình
thuôn-dải, cỡ 20-50 x 2-5 cm, mặt trên màu lục thẫm mặt dưới màu lục nhạt. Cụm
hoa có cuống dài đến 0,4 – 0,7 m, thường mang 2 hoa, ít khi chỉ 1 hoặc ngược lại

đến 4-5 hoa. Lá bắc hình trứng rộng, cỡ 1,2 - 3 cm. Hoa rộng 8-10 cm, hơi có lông
ở mặt ngoài. Lá đài ở gần trục hoa màu trắng chuyển thành màu lục ở gốc, hình bầu
dục cỡ 3,8 –4,3 x 2,2 -2,5 cm lá đài kia màu lục nhạt với mạng gân màu lục thẫm
hơn, hình trứng rộng cỡ 3,5 – 3,8 x2,3-2,6 cm; cánh hoa hình dải xoan, màu trắng
hay vàng lục nhạt, cỡ 8-10 x 1 – 1,1 cm môi màu vàng nâu- nhạt, hình túi sâu, cỡ 4
- 4,5 x 2-2,5 cm với hai thùy bên hình tam giác; nhị lép màu trắng với mạng gân
màu lục thẫm ở giữa, hình trứng ngược, cỡ 0,9 -1,1 x 0,6 – 0,75 cm, bầu dài 2,5 –
3,5 cm, nhẵn. (Averyanov và cs., 2008)
1.2.2.3. Đặc điểm hình thái .
Các loài Lan Hài có thể có hình dạng bên ngoài rất đa dạng. Một số đại diện
ở vùng ôn đới của chi Cyripedium là các loài thân cỏ lùn nhỏ, các loài
Selenipedium, loài Cyripedium irapeanum và C.subtropicum là các loài có thân
dạng trúc, cao đến 1-3m. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ quan tâm đến các loài Lan Hài
nhiệt đới châu Á có phân bố tại Việt Nam. Tất cả đều thuộc chi Paphiopedilum.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


+ Rễ: Thường cộng sinh với một loài nấm. Rễ đầu tiên có ít xylem nhưng có
rất nhiều floem được bao phủ bởi các rễ giả và đã nhiễm nấm ngay từ khi mới hình
thành. Tuy nhiên các rễ càng xuất hiện muộn càng ít nhiễm nấm, và đến tháng thứ
năm thì rễ trở thành đặc trưng dạng sợi mảnh với hệ floem phát triển mạnh và
không có các bụi nấm. (Averyanov và cs., 2008)
+ Dạng cây: Các loài Paphiopedilum là các loài thân cỏ có kích thước trung
bình với thân bị thu rất ngắn. Tuy nhiên, một số loài như P.malipoenes và
P.micranthum lại hình thành thân rễ kéo dài liên kết với rất nhiều gốc với nhau hình
thành một mạng lưới ngầm dưới đất. Đối với những loài này một dòng sinh sản vô
tính cũng có thể bao phủ tới một vài mét vuông nếu như có điều kiện sống thuận lợi.
Đối với các loài khác, ví dụ như P.hirsetissmum hay P.dianthum, một cây có thể từ

một đến hai mươi gốc mọc chụm thành bó dày đặc (Averyanov và cs., 2008).
+ Lá: Lá của các loài Paphiopedilum thường có dạng lá dài gấp đôi, hình
trứng ngược hay hình bầu dục thuôn và mở rộng. Mỗi lá có một đốt ở gốc, dưới đó
là bẹ lá hình chữ V xếp lợp xít lên nhau trên thân. Ở một số loài như P.dianthum
hay P.hirsutissimum các lá có thể dài tới 50cm, nhưng ở một số loài khác như
P.helennae, cây trưởng thành đôi khi có lá không dài quá 3cm. Mặt trên của lá có
thể có màu xanh lá cây cùng màu, hay khảm bởi các mảng xanh lá cây đậm nhạt
không đều nhau với các gân lá màu xanh lá cây thẫm nổi rõ. Các vân kiểu khảm
màu của lá này rất đặc trưng cho các đại diện thuộc các dưới chi Parviselum và
Brachypetalum và tông Barbata của dưới chi chuẩn. Mặt dưới của hầu hết các loài
thuộc các dưới chi Parviselum và Brachypetalum có các đốm tím dày đặc. Ở một số
loài khác các vết tím chỉ thấy rõ ở gần gốc lá. Rất ít loài có mặt dưới lá thuần màu
xanh lá cây. Chất màu tím ở lá cây cũng có rất ít ở các cây cớm nắng. Rõ ràng là
đặc điểm và mật độ của vết khảm màu trên lá rất khác nhau ở mỗi loài. Mép lá non
ở một số loài, ví dụ P.malipoense có lông. Lá của các loài điển hình cho điều kiện
sống khô hạn như P.helenae và P.dianthum đều dày mọng nước và cứng.
(Averyanov và cs., 2008)
+ Cụm hoa: Cụm hoa của các loài Paphiopedilum thường thẳng đứng hay
cong. Một số loài như P.dianthum có cụm hoa gồm nhiều hoa, thường có từ hai đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


năm hoa. Một số loài khác thường có một hoa trong cụm hoa, ví dụ như P.delenati
và P.conolor, nhưng lại phát triển thành cụm hoa với hai hoa trong điều kiện thuận
lợi. Phần lớn các loài còn lại thường có một hoa. Lá hoa của cụm hoa gập đôi và có
hình dạng khác nhau tuỳ từng loài, từ hình mũi giáo hay hình trứng và có hình chóp
nhọn đến hình bầu dục tròn. Lá hoa thường có ít lông tơ hơn các phần khác của cụm
hoa nhưng nói chung thường có lông ở mép và lông cứng dọc gân giữa ở mặt ngoài

của lá.
+ Hoa: Hoa của các loài Paphiopedilum có hai lá đài ở vòng ngoài, một lá đài
lưng (Dorsalsepal) và một lá đài hợp (Synsepal) và ba cánh hoa ở vòng trong.
Lá đài lưng thường lớn, hướng thẳng lên trời và thường nổi bật với các vạch
hay chấm ở mặt trong. Đôi khi nó ôm lấy phía trên môi hình thành túi tạo thành nắp
trên che cho môi khỏi bị nước mưa chảy vào. Lá đài hợp nằm phía sau của môi
thường có một màu tối xỉn và kém nổi bật hơn so với lá đài lưng. Cả lá đài lưng và
lá đài hợp đều thường có lông tơ dày ở mặt ngoài.
Hai cánh hoa bên đều dễ dàng nhận thấy ở hai bên lá đài và thường hơi xoè
xuống dưới theo chiều ngang, chúng có thể có hình thìa, bầu dục, trứng hay tròn tuỳ
từng loài. Ví dụ P.dianthum cánh hoa hình mũi giáo hẹp, xoắn ốc hẹp, hay một số
loài mép trên của cánh hoa uốn gợn sóng rõ rệt. Cánh hoa của tất các loài đều có
lông mềm dài dễ nhận thấy ở mép.
Cánh hoa giữa thứ ba của hoa ở các loài Paphiopedilum biến dạng rõ rệt để
hình thành một môi giống như cái bao hay hình chiếc hài có vai trò như một cái bẫy
đối với các loài côn trùng có khả năng thụ phấn.
Môi ở dạng túi sâu và phồng lên, hình giầy (hài) hoặc hình vại với những
thuỳ bên ít nhiều cuộn vào bên trong, có lông ở mặt bên ngoài.
Cột nhị- nhụy ngắn, có cuống; bao phấn 2, 2 ô, đính trên chỉ nhị ngắn khối
phấn dạng bột dính; nhị lép ở đỉnh cột, không cuống hoặc có cuống ngắn, hình thận
nằm ngang, thuôn tới hình dải, phẳng, lồi hoặc gập đôi, nhẵn hoặc có lông nhú
thường là lông mịn ở mép; núm nhụy có cuống, gần như 3 thuỳ, có lông nhú
(Averyanov và cs., 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


+ Quả : Quả của Lan Hài là dạng quả nang khổ, dài, có một ô ba van rộng và

ba van hẹp. Quả mở ở gần đỉnh bằng 6 rảnh nứt. Quả thường chín trong điều kiện tự
nhiên khi thụ phấn khi thụ phấn được từ sáu đến tám tháng.
+ Hạt: Hạt của các loài Paphiopedilum có hình dạng rất khác nhau, từ bầu
dục hay hình con suốt chỉ ngắn đến dạng thuôn dài hay hẹp và thường có chiều dài
0,4-1,1mm. Phôi nhỏ, dài 0.3-0.4mm, được bao bởi vỏ hạt chất. Hạt chín rất nhẹ và
dễ dàng phát tán nhờ gió. Hạt của Lan không có nội nhũ (Averyanov và cs., 2008).
1.2.2.3. Yêu cầu điều kiện sinh thái.
+ Nhiệt độ: Có hai nhóm, nhóm có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm
thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27oC vào ban ngày, khoảng 16oC vào ban
đêm; còn đối với nhóm có lá xanh phát triển khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình 22oC
vào ban ngày, khoảng 12oC vào ban đêm.
+ Ánh sáng: Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích
hợp nơi có bóng râm. Trong điều kiện tự nhiên thường sống dưới tán cây rừng, hốc
đá…. Còn trong nuôi trồng thì thích hợp ở trong nhà hay bên cửa sổ. Vì vậy không
nên để chậu Lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng
quá nhiều.
+ Nước: Lan Paphiopedilum cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn,
cần duy trì ẩm độ khoảng 60-70%. Tưới 1-2 lần trong một tuần là đủ. Nên tưới vào
buổi sáng sớm. Nước mưa rất tốt cho cây phát triển. Tuỳ vào điều kiện nhiệt độ và
ánh sáng của từng mùa mà lượng nước tưới vào mỗi mùa có khác nhau. Vào mùa
khô, cần tưới thêm để gia tăng độ ẩm cho cây. Nếu trồng ở trong nhà thì nên đặt cây
trên khay nước chứa đá sỏi để cây không bao giờ bị úng nước. Nếu trong nhà kính,
chỉ cần tưới trên sàn nhà hoặc sử dụng hệ thống bốc hơi nước để gia tăng độ ẩm.
+ Không khí và đất: Lan Paphiopedilum yêu cầu bảo đảm thoáng khí tốt,
nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa
đông đất cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ
không bị cháy. Đa số giống Lan Paphiopedilum yêu cầu đất nhiều mùn, PH = 6,5- 7
(Averyanov và cs., 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


+ Dinh dưỡng: Ở giai đoạn cây sinh trưởng, ta cần phân bón cho Lan có hàm
lượng Nitơ cao, tốt nhất bón theo tỉ lệ N: P: K = 30: 10:10. Ngay khi cây đã trưởng
thành ta có thể bón theo tỉ lệ N: P: K = 10: 20: 10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới
phân cho Lan từ 2-3 lần trong một tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào
mùa đông.
+ Thay chậu hoa lan: Việc thay chậu hoa lan là một việc làm cần thiết vì hoa
lan được trồng trong chậu một thời gian thường có rễ bị thối, giá thể bị mục, rêu
bám đầy chậu là môi trườmg thích hợp cho các loài sâu bệnh hoạt động. Chậu
không còn đủ đáp ứng nhu cầu về sinh trưởng và phát triển của cây vì thế việc thay
chậu phải được tiến hành định kỳ.
Thường thì nên thay theo chu kỳ 2 năm một lần, như vậy sẽ tạo điều kiện tốt
nhất cho cây lan phát triển.
1.3. Thực trạng cây lan Hài trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Sự phân bố của Lan Hài trên thế giới
Khu phân bố của Paphiopedilum kéo dài từ vùng nhiệt đới ở chân núi Himalaya
chạy ngang sang phía đông qua Trung Quốc đến Philippin, xuống đông nam đến hầu
khắp vùng Đông Nam Á và quần đảo Mã Lai, New Guines và quần đảo Solomon. Chỉ
một loài P.druryi có khu phân bố rất nhỏ và biệt lập ở nam Ấn Độ.
Paphiopedilum chắc chắn có nguồn gốc từ vùng lục địa Đông Nam Á. Sự mở
rộng khu phân bố của nó về phía nam và phía đông đến vùng Malaixia và tây nam
Thái Bình Dương là do kết quả di cư liên tục của các loài tổ tiên và sự phân ly tỏa
tròn thành nhiều loài đặc hữu địa phương và thường có khu phân bố xa nhau.
Các loài nguyên thủy nhất của chi này thuộc dưới chi Parvisepalum được tìm
thấy ở vùng lục địa Đông Nam Á, chủ yếu ở nam Trung Quốc và bắc Việt Nam (chỉ
có một loài ở nam Việt Nam). Mỗi loài đều có khu phân bố hạn chế, và do vậy dưới
chi này có khu phân bố rất tập trung. Và đây có thể là vùng nguồn gốc có khả năng

của chi Paphiopedilum.
Dưới chi Brachypetalum có khu phân bố hạn chế ở nam Trung Quốc, đông
nam Mianma, Thái Lan, bắc bán đảo Mã Lai và Đông Dương. Chỉ có một loài dưới
chi này, P.concolor gặp ở Việt Nam. Trong số tất cả các loài, đây là loài có khu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


phân bố rộng nhất, gần như trùng với khu phân bố của toàn bộ dưới chi
Brachypetalum.
Hầu hết các loài Paphiopedilum đều thuộc vào một trong các tổ của
dưới chi Paphiopedilum có khu phân bố gần như trùng với khu phân bố của
chi nói chung.
Các loài thuộc tổ chuẩn (tổ Paphiopedilum) có khu phân bố ở vùng lục địa châu
Á từ Ấn Độ đến nam Trung Quốc, Thái Lan và Đông Dương với một số lượng loài tập
trung cao nhất ở tây nam và nam Trung Quốc. PaphiopedilumHirsutissimun và
P.villosum là các loài có khu phân bố rộng nhất, có mặt ở hầu hết mọi nơi trong khu
phân bố của tổ. Hầu hết các loài còn lại trong tổ này ít nhiều là các loài đặc hữu hẹp.
Khu phân bố của tổ Barbata rất rộng, gần như trùng với khu phân bố của chi.
Các loài Paphiopedilumappletonianum, P.callosum, P.bullenianum,và P.javanicum
có khu phân bố rộng nhất của tổ này. Hai loài đầu phân bố rộng khắp vùng lục địa
châu Á, còn lại hai loài sau rất phổ biến ở các đảo của vùng tây Mã Lai. Nơi có
nhiều loài đặc hữu nhất của tổ này đã được xác định là Sumatra, Borneo, và
Philippin.
Tổ Pardalopetalum có hai loài ở vùng lục địa Đông Nam Á, cột loài đặc hữu
của Philippin còn loài kia phân bố rộng khắp vùng tây Mã Lai và các đảo Sunda lớn của
quần đảo Mã Lai.
Năm loài lan Hài có quan hệ họ hàng rất gần gũi thuộc tổ Cochlopetalum có khu
phân bố giới hạn ở các đảo Sumatra và Java. Ngoài ra, các loài có liên quan thuộc tổ

Coryopetalum phân bố tại Borneo nhưng còn mở rộng tới Philippin, Sulawesi và New
Guinea. Chúng đều là các loài đặc hữu hẹp trừP.philippinense phân bố rộng hơn tại
Philippin và phân bắc của Borneo.
Vùng tập trung nhiều loài nhất của chi Paphiopedilum là ở nam Trung Quốc
(Vân Nam, Quảng Tây) và bắc Việt Nam với 18-20 loài đã được phát hiện. Các trung
tâm đa dạng khác nhau ở bắc Sumatra và bắc Borneo, mỗi nơi có 9 loài. Tuy không
phong phú bằng các vùng kể trên, nhưng các vùng đa dạng của chi lan Hài cũng được
phát hiện tại các vùng chân núi Himalaya, bắc Mianma và Thái Lan, trung tâm của bán
đảo Mã Lai và Philippin. Trong mỗi vùng này đầu gặp từ 4 đến 6 loài lan Hài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Tính đặc hữu hẹp là đặc điểm nổi bật của các loài thuộc chi Paphiopedilum.
Có đến 72% số các loài đã biết là đặc hữu hẹp với khu phân bố rất hạn chế như
Paphiopedilumdelenatii, P.helenae, P.henryanum, P.tranlienianum, P.vietnamense
và P.hangianum. Rất nhiều loài trong số này mới được phát hiện tại một hoặc một
vài địa điểm. Chưa đến 12% tổng số các loài của chi Paphiopedilum có khu phân bố
tương đối rộng. Đó là Paphiopedilumvillosum, P.hirsutissimun, P.appletonianum và
P.callosum (Nguyễn Thiện Tịch, 2001; Averyanov và cs., 2008).
1.3.2. Sự phân bố lan Hài ở Việt Nam.
Tại các vùng ở Việt Nam nơi có lan Hài phân bố lượng mưa lớn kéo theo độ
ẩm cao. Tuy nhiên, mưa thường thay đổi theo mùa và như vậy, thực vật ở các vùng
này thường phải trải qua một giai đoạn khô hạn. Sự xuất hiện lá dày, dai và mọng
nước là hướng thích nghi tốt để cây có thể sống sót qua đợt khô hạn định kỳ và
chúng sẽ phục hồi nhanh chóng khi mùa mưa trở lại.
Các sườn bắc, đông bắc và tây bắc của núi là nơi sống ưa thích của các loài
lan Hài. Tuy nhiên, trong rừng nguyên sinh chúng phân bố đều nhau trên các hướng
sườn. Nhưng dù sao thì lan Hài thường có điều kiện tốt nhất và hoa nở tốt hơn ở

sườn nam ấm và nhiều ánh sáng hơn. Thường thì lan Hài ngày nay mọc thành
những đám nhỏ.
Độ ẩm xung quanh rễ, kiểu đất và độ pH, sự có mặt của các nấm rễ, tác nhân
thụ phấn phù hợp và cường độ sáng là các nhân tố quan trọng trong việc hình thành
và diễn thế của các quần thể Paphiopedilum. Các nơi sống tự nhiên bị phá hủy bởi
con người, sự thay đổi các điều kiện môi trường và việc thu hái lan để bán đang là
nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng nhanh chóng của các loài lan Hài ở khắp cả
nước(Averyanov và cs., 2008).
1.3.3. Thực trạng của Lan Hài ở Việt Nam
Với số lượng trên 20 loài bản địa, các loài lan Hài Việt Nam gặp ở cả 2 miền
Nam Bắc. Thời điểm nở hoa của các loài này lại vào các tháng khác nhau, rải rác
trong năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Các giống lan Hài Việt Nam và mùa nở hoa
Loại Hài

Mùa nở

Loại Hài

(tên Latinh)

hoa

(tên Latinh)


Paphiopedilum

Mùa nở hoa

Xuân

Bargigerum

Thu

Callosum

Hạ

Concolor

Cuối Xuân, đầu Hạ

Delenatii

Xuân

Dianthum

Cuối thu

Emersonii

Xuân


Gratrixianum

Xuân

Hangianum

Cuối thu

Helenae

Thu

Henryanum

Thu

Hiepii

Xuân

hirsutissimum

Xuân

Malipoense

Xuân

Micranthum


Xuân

Purpuratum

Thu

tranlienianum

Thu

Vietnamense

Đông

Villosum

Đông

Affine

Xuân

Aspersum

Thu

Dalatense

Hạ


Hemannnii

Thu

appletonianum

(Nguồn: www.vuonhoalan.net)
Lan Hài của Việt Nam được thế giới biết đến vào đầu thế kỷ 20 Pháp, khi
một sĩ quan Pháp thu mẫu loài lan Hài hồng (Paphiopedilum delenatii) đưa sang
châu Âu, vào khoảng năm 1913-1914. Đây là loài lan có hoa màu hồng phớt trắng
hay hay hồng tía, màu sắc được ưa chuộng đối với các loài lan Hài.
Cuối những năm 1990, Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn các nhà nghiên cứu
nhờ một loạt phát hiện mới và lạ về lan Hài được công bố. Đầu tiên là Hài hê len
(P.helenae), loài lan Hài nhỏ hoa vàng có ở Cao Bằng. Tiếp đến là một loạt những
loài lan Hài khác cũng từ khu vực núi đá vôi Đông Bắc như Hài hằng
(P.hangianum) cho hoa trắng, Hài hương lan (P.emersonii) hoa trắng vàng, Hài trần
liên (P.tranlienianum) hoa nâu.
Trong cuốn sách tổng quan về lan Hài Việt Nam (2004), đã xác nhận và giới
thiệu 18 loài lan Hài và 4 loài lai tự nhiên có ở Việt Nam. Đến năm 2007, Sách Đỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Việt Nam với phiên bản mới cũng đã đưa vào 12 loài lan Hài bản địa có giá trị khoa
học cao cần được bảo vệ.
Trong một nghiên cứu của mình năm 2003, Averyanov L., đã cảnh báo tiếp
theo sự tuyệt chủng của lan HàiViệt sẽ là một loạt các loài lan Hài khác hiện đang

bị đe dọa nghiêm trọng; trong đó sẽ có Hài vân (P.callosum), Hài hồng
(P.delenatii), Hài tía (P.purpuratum), và cả loài Hài hương lan (P.emersonii) của
Tuyên Quang mà phân bố của loài phần lớn nay đã bị chia cắt và ngập trong làn
nước của hồ thủy điện Na Hang (Nguồn: www.vuonhoalan.net)
Tất cả các loài lan Hài của Việt Nam đều nằm trong Danh mục các loài động
vật, thực vật hoang dã quy định trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Điều này có nghĩa là việc xuất
khẩu các loài lan Hài phải được thông qua Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×