Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN
TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) SẠCH BỆNH
KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CÔNG TY TNHH
HAWAII FARM

Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRẦN VĂN DŨNG
Sinh viên thực hiện

: PHẠM VĂN HƯỞNG

Mã số sinh viên

: 53130476

Khánh Hòa: 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN
TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) SẠCH BỆNH
KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CÔNG TY TNHH


HAWAII FARM

GVHD: Th.S TRẦN VĂN DŨNG
SVTH : PHẠM VĂN HƯỞNG
MSSV : 53130476

Khánh Hòa, tháng 6/2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu
quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone 1931)
sạch bệnh không sử dụng kháng sinh” tại Công ty TNHH Hawaii Farm, Thôn Phú
Thọ 3, Xã Hòa Hiệp Trung, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên. Tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu
sắc tới:
Các thầy cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã tạo
mọi điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Giáo viên hướng dẫn ThS. Trần Văn Dũng người đã trực tiếp, tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Giám đốc Nguyễn Thanh Tân cùng toàn thể các công nhân tại công ty Hawaii
Farm, đã giúp đỡ tôi tìm hiểu và nắm bắt được quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng, sạch bệnh không sử dụng kháng sinh. Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học
hỏi kinh nghiệm để ứng dụng thực tế sau này.
Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và vật chất để cho tôi có thể
học tập và rèn luyện suốt những thời gian trên giảng đường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 53NTTS, những người luôn
giúp đỡ tôi để hoàn thiện đề tài này.

Nha Trang, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Hưởng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... V
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................ VIII
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN .......................................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE CHÂN TRẮNG .....................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại ....................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ..........................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố ........................................................................................ 4
1.1.4. Tập tính sống ............................................................................................... 4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng...................................................................................4
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 5
1.1.8. Khả năng thích nghi với môi trường sống ..................................................6
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..................................................................................7
1.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm he chân trắng trên thế giới ..............7
1.2.2. Tình hình sản xuất giống tôm he chân trắng ở Việt Nam ............................ 9
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG
SẠCH BỆNH .......................................................................................................... 11


1.3.1. Hiện trạng chất lượng con giống ............................................................... 11
1.3.2. Vai trò của việc áp dụng quy trình sản xuất giống sạch bệnh không sử
dụng kháng sinh....................................................................................... 11
1.4. SỬ DỤNG MEN VI SINH TRONG SẢN XUẤT TÔM GIỐNG .......................................12
1.4.1. Khái niệm, thành phần, hình thức và chủng loại .......................................12
1.4.2. Đặc điểm của men vi sinh ..........................................................................13
1.4.3. Vai trò của men vi sinh ..............................................................................13


iii

1.5. SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ MEN VI
SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN................................................................... 14

1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VỊ TRÍ XÂY DỰNG TRẠI................................................15
1.6.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên ............................................................... 15
1.6.2. Vị trí xây dựng trại sản xuất ......................................................................15
1.7. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH HAWAII FARM ..................................................... 16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 18
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................19
2.3.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường bể ương nuôi ..................... 19
2.3.3. Các công thức tính [2] ...............................................................................19
2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ............................................................ 20
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 23
3.1. CÔNG TRÌNH, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ TRONG TRẠI SẢN XUẤT .................23
3.1.1. Hệ thống công trình của trại sản xuất ........................................................ 23
3.1.1.1. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng ......................................................... 23

3.1.1.2. Hệ thống bể nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho đẻ .........................................23
3.1.1.3. Hệ thống cấp thoát nước .....................................................................24
3.1.1.4. Hệ thống khí ....................................................................................... 24
3.1.1.4. Hệ thống bể chứa và xử lý nước ......................................................... 24
3.1.1.5. Hệ thống lọc trong trại sản xuất.......................................................... 25
3.2. TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG TRẠI SẢN XUẤT ....................... 27
3.3. VỆ SINH TRẠI VÀ CHUẨN BỊ NƯỚC .....................................................................28
3.3.1. Vệ sinh trại .................................................................................................28
3.3.2 Chuẩn bị nước ............................................................................................. 29
3.4. KỸ THUẬT CHO ĐẺ TÔM BỐ MẸ ..........................................................................30
3.4.1. Tuyển chọn tôm bố mẹ ..............................................................................30
3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ ......................................................... 31
3.4.3. Kỹ thuật cho đẻ .......................................................................................... 33
3.4.3.1. Kỹ thuật cắt mắt tôm cái .....................................................................33


iv

3.4.3.2. Tuyển chọn tôm cho giao vĩ ............................................................... 34
3.4.3.3. Chuẩn bị bể cho tôm đẻ ......................................................................34
3.4.3.4. Tuyển chọn tôm cho đẻ ......................................................................34
3.4.3.5. Cho đẻ và ấp trứng..............................................................................35
3.4.4. Kỹ thuật thu Nauplius ................................................................................35
3.5. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TỪ NAUPLIUS ĐẾN POST LARVAE ................36
3.5.1. Vệ sinh và chuẩn bị bể ương......................................................................36
3.5.2. Kỹ thuật làm thức ăn sống cho ấu trùng .................................................... 37
3.5.2.1. Kỹ thuật nuôi tảo ................................................................................37
3.5.2.2. Kỹ thuật ấp Artemia ...........................................................................39
3.5.3. Kỹ thuật ương từ Nauplius đến Post larvae ..............................................40
3.5.4. Thu hoạch và vận chuyển ..........................................................................47

3.4.6. Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng .........................................48
3.6. BỆNH VA BIỆN PHAP PHONG TRỊ .............................................................. 51
3.6.1. Phòng bệnh ................................................................................................ 51
3.6.2. Trị bệnh ......................................................................................................54
3.7. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ....................................................... 54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................. 56
4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................56
4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ........................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 58


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng thích nghi của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi
trường [5]...................................................................................................7
Bảng 1.2. Bảng thống kê sản lượng thủy sản châu Á ............................................9
Bảng 1.3. So sánh ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc kháng sinh và men vi
sinh trong nuôi trồng thủy sản [6], [10], [12], [3][3] .............................. 14
Bảng 2.1. Các thiết bị đo thông số môi trường .................................................... 19
Bảng 3.1. Trang thiết bị chính .............................................................................27
Bảng 3.2. Các chỉ số môi trường nước sau khi chuẩn bị xong ............................ 30
Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục .................................32
Bảng 3.4. Khẩu phần thức ăn và thời điểm cho tôm bố mẹ ăn trong ngày .........32
Bảng 3.5. Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ ....................................................... 36
Bảng 3.6. Kết quả ấp nở trứng .............................................................................36
Bảng 3.7. Môi trường nuôi tảo.............................................................................37
Bảng 3.8. Điều kiện môi trường và mật độ để ấp nở Artemia............................. 39
Bảng 3.9. Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại thức ăn .........41
tổng hợp dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng ............................... 41

Bảng 3.10. Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho giai đoạn Zoea.......................................42
Bảng 3.11. Khẩu phần thức ăn tổng hợp và tảo tươi ở các giai đoạn phụ của Zoea
.................................................................................................................42
Bảng 3.12. Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho ấu trùng các giai đoạn phụ của Mysis...43
Bảng 3.13. Khẩu phần cho ăn ở giai đoạn Mysis ................................................43
Bảng 3.14. Tỷ lệ phối trộn thức ăn giai đoạn Post larvae (PL1 – PL12) ...............44
Bảng 3.15. Chế độ cho ăn ở giai đoạn Post larvae ..............................................44
Bảng 3.16. Loại men vi sinh xử dụng .................................................................52
Bảng 3.17. Hàm lượng và thời gian đánh men vi sinh ........................................53
Bảng 3.18. Liều lượng sử dụng dung dịch treflan trong quá trình ương nuôi ấu
trùng.........................................................................................................53
Bảng 3.19. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của quy trình ..................................55


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm he chân trắng .................................................3
Hình 1.2. Hình thái tôm he chân trắng...................................................................3
Hình 1.3. Vòng đời tôm he chân trắng [19] ........................................................... 6
Hình 1.4. Cơ cấu sản lượng thủy sản thế giới (FAO, 2014) ..................................8
Hình 1.5. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ..................8
Hình 1.6. Sơ đồ bố trí cơ sở vật chất của công ty TNHH Hawaii Farm ..............17
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................... 18
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí bể ương và trang thiết bị trong trại sản xuất .................... 23
Hình 3.2. Hệ thống ống dẫn khí trong trại sản xuất.............................................24
Hình 3.3. Bể lắng và xử lý nước ..........................................................................25
Hình 3.4. Bể lọc thô nước chưa qua xử lý ........................................................... 25
Hình 3.5. Bể lọc thô nước đã qua xử lý ............................................................... 26
Hình 3.6. Hệ thống lọc tinh .................................................................................26

Hình 3.7. Hệ thống lọc bằng đèn tia cực tím ....................................................... 27
Hình 3.8. Quy trình xử lý nước tại trại sản xuất ..................................................30
Hình 3.9. Sơ đồ bể nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ ................................................31
Hình 3.10. Cắt mắt tôm........................................................................................ 33
Hình 3.11. Nuôi tảo trong bình thủy tinh............................................................ 38
Hình 3.12. Nuôi tảo trong túi nylon ....................................................................38
Hình 3.13. Nuôi tảo trong bể composite ............................................................. 39
Hình 3.14. Xô ấp Artemia .................................................................................... 40
Hình 3.15. Các loại thức ăn dùng trong ương nuôi ấu trùng .............................. 41
Hình 3.16. Bố trí sục khí trong bể ương ấu trùng ................................................45
Hình 3.17. Siphon trong ương nuôi ấu trùng ....................................................... 46
Hình 3.18. Định lượng tôm mẫu ..........................................................................47
Hình 3.19. Tôm được đóng bao để vận chuyển ................................................... 48
Hình 3.20. Diễn biến nhiệt độ trong bể ương ...................................................... 48
Hình 3.21. Biến động pH trong quá trình ương ................................................... 49
Hình 3.22. Biến động độ mặn trong quá trình ương ............................................49
Hình 3.23. Mật độ ương nuôi qua các giai đoạn (con/lít) ....................................50


vii

Hình 3.24. Tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn .........................................50
Hình 3.25. Thời gian biến thái của ấu trùng qua các giai đoạn ........................... 51


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
FAO


: Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
WTO

: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới

PVC

: Polyvinylclorua - là một loại nhựa dẻo

HDPE

: High-density polyethylene – là loại ống nhựa dẻo chống và đập

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

EM

: Vi sinh vật hữu hiệu

HQKT

: Hiệu quả kinh tế




: Thức ăn

PL

: Post-larvae

M

: Mysis

Z

: Zoea

N

: Nauplius


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những
bước tiến vượt bậc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, trong tất cả
các đối tượng nuôi thuỷ sản thì tôm he chân trắng đang được ưu tiên phát triển bởi
những ưu điểm của nó: nuôi được với mật độ cao, tăng trưởng nhanh, khả năng thích
ứng môi trường tốt, công nghệ nuôi tiên tiến, giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển

lớn.
Tuy nhiên, do lợi nhuận của nghề nuôi và sản xuất giống tôm he chân trắng
mang lại khá lớn. Hầu hết các vùng nuôi và trại sản xuất phát triển thiếu quy hoạch
nằm ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đưa nghề nuôi và sản
xuất giống tôm he chân trắng của nước ta tiềm ẩn nhiều mối nguy, phát triển không
bền vững. Ô nhiễm môi trường sinh thái do hoạt động nuôi tôm, hiện tượng lạm dụng
thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất và nuôi thương phẩm. Có nhiều nguyên
nhân khiến nghề nuôi tôm phải đối mặt với những nguy cơ trên nhưng đáng lo ngại
nhất là chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, trong vấn đề sản xuất con giống đại trà
hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy,
do tốc độ phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm quá nhanh nên yêu cầu về số lượng
tôm giống hàng năm tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu tôm giống cho thị trường,
hàng loạt các trại sản xuất giống ra đời. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được lợi nhuận tối
đa các trại sản xuất tôm giống đã sử dụng hàng loạt các hóa chất, kháng sinh nguy
hiểm để phòng trị bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu quả dẫn đến là
tôm giống bị còi cọc, chậm lớn và hậu quả đáng lo ngại hơn hết đó là hiện tượng lờn
thuốc và dư lượng kháng sinh trong con giống và sản phẩm.
Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì
vấn đề sử dụng kháng sinh trong thủy sản là trở ngại rất lớn cho mặt hàng tôm xuất
khẩu khi vào các thị trường tiềm năng nhưng khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Đứng trước thực trạng đó, việc sản xuất ra nguồn tôm giống đủ về số lượng và đảm
bảo chất lượng sạch bệnh và hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, hóa chất đang là
đòi hỏi bức thiết nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở nước ta .


2

Để đáp ứng được nhu cầu về con giống đảm bảo chất lượng cao, cung cấp cho
nhu cầu nuôi của bà con, cũng như các định hướng phát triển ngành nghề nuôi trồng
thủy sản bền vững. Công ty TNHH Hawaii Farm đã lựa chọn quy trình sản xuất giống

sạch bệnh không sử dụng kháng sinh.
Nhằm mục đích nắm được quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng sạch
bệnh, được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang, tôi
được phân công thực hiện đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân
trắng (Penaeus vannamei Bone, 1931) sạch bệnh không sử dụng kháng sinh tại
Công ty TNHH Hawaii Farm” .
Nội dung nghiên cứu gồm:
Tìm hiểu hệ thống công trình và trang thiết bị
Chuẩn bị hệ thống sản xuất, quy trình xử lý nước
Kỹ thuật nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ
Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
Kỹ thuật chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế
Do còn nhiều hạn chế về thời gian thực tập, tài liệu, kinh nghiệm nên bài
báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. tác giả rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy, cô và bạn đọc để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


3

CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Bộ tôm he: Penaeidae
Giống: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vanamei Boone, 1931

Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm he chân trắng
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm he chân trắng, tôm chân trắng…
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

Hình 1.2. Hình thái tôm he chân trắng

Chủy của tôm he chân trắng thường có 7 răng ở rìa trên và từ 2 - 4 răng cưa (đôi
khi có 5 - 6) ở phía dưới bụng, dài vượt cuốn râu (ở con non) đôi khi dài tới đốt râu II.


4

Giáp đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không
có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài, có khi dài đến mép sau giáp đầu ngực.
Gờ bên chủy ngắn, kéo dài đến gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh
bụng rất hẹp hoặc không có. Telson (gai đuôi) không phân nhánh. Hàm dưới thứ nhất
có xúc biện thon dài, thường có 3-4 hàng, phần cuối có hình roi. Gai gốc (basial) và
gai ischial nằm ở đốt chân ngực thứ nhất (Tarfante & Kensley, 1997). Vỏ tôm có màu
trắng đục nên được gọi là “tôm trắng”. Bình thường tôm có màu xanh lam, các đốm
sắc tố xanh tập trung dày đặc gần mép của telson và uropod (chân đuôi) (Eldred &
Hutton,1960) [7].
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm he chân trắng không phải là loài tôm bản địa ở châu Á [13]. Ngoài tự
nhiên, tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở biển phía Đông Nam Mỹ, vùng biển Tây
Thái bình Dương, từ Mê-xi-cô đến miền Trung Pê-ru, nhiều nhất ở Ê-cu-a-đo và
Hawaii. Hiện nay, tôm he chân trắng được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như: Đài
Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… [5].

1.1.4. Tập tính sống
Trong tự nhiên tôm he chân trắng sống ở nơi đáy cát, độ sâu từ 1 - 72 m. Tôm
trưởng thành thường sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu vực cửa sông
giàu dinh dưỡng, nơi có độ mặn thấp, nhiệt độ cao và ổn định từ 25 - 32oC. Vào mùa
sinh sản tôm mẹ thường sinh sản ở ngoài khơi, nơi có độ trong cao, độ sâu 72 m nước,
độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 - 28oC. Tôm he chân trắng ban ngày vùi mình trong
nền đáy và chủ yếu hoạt động vào ban đêm [5].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm he chân trắng là loài ăn tạp, thiên về động vật. Trong tự nhiên chúng ăn
xác thối rữa, các mảnh vụn hữu cơ, các loài giác xác nhỏ và giun nhiều tơ. Trong nuôi
thâm canh, chủ yếu cung cấp thức ăn viên là chính. Tôm he chân trắng có nhu cầu sử
dụng protein thấp hơn tôm sú (tôm he chân trắng 28 - 35%, tôm sú 36 - 50%). Tỷ lệ
sống trong nuôi thương phẩm cũng cao thường là trên 90% [5].
Tôm he chân trắng sống trong môi trường tự nhiên hoạt động về đêm là chính,
ban ngày nằm một chỗ không kiếm ăn. Tuy nhiên, trong nuôi tập trung và thâm canh,
tập tính ăn thay đổi khi cho ăn chủ yếu vào ban ngày. Thức ăn của tôm cần một tỷ lệ


5

tích hợp về thành phần dinh dưỡng như: protein, lipit, glucid, vitamin, khoáng,… Chế
độ dinh dưỡng thiếu hoặc không phù hợp đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ
lệ sống của tôm [5].
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm he chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn. Trong điều
kiện tự nhiên, ở nhiệt độ nước 30 - 32oC, độ mặn 20 - 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch
khoảng 180 ngày, khối lượng trung bình 40 g/con. Kích thước tối đa toàn thân 230 mm
(Eldred & Holthuis, 1980; Dore & Frimodt, 1987). Tôm sinh trưởng nhanh nhất là
trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3 g với mật độ 100 con/m2 tại Hawaii
không kém tôm sú. Sau khi đạt cỡ 20 g tôm bắt đầu lớn chậm lại, tăng trưởng khoảng

1 g/ tuần. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Tôm nuôi trong ao đất sử dụng
nước biển tự nhiên lớn nhanh hơn (50%) so với tôm nuôi bằng nước giếng đã khử
trùng [13], [15].
Trong nuôi thương phẩm tôm he chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt ở mật
độ cao hơn nhiều so với tôm sú. Tại Hawaii, mật độ cho năng suất cao nhất là 75
con/m2. Cùng một cách thức nuôi như tôm sú, trong điều kiện các yếu tố môi trường
được duy trì liên tục trong suốt vụ nuôi (hàm lượng ôxy hoà tan 8 mg O2/lít, độ trong
55 cm, nhiệt độ 28 oC, pH 8), lượng nước thay đổi đều đặn hàng ngày từ 10-80% hay
nhiều hơn, năng suất nuôi tôm he chân trắng tại Viện Hải dương học Hawaii đạt đến
44 tấn/ha. Cũng theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Hawaii, diện tích ao nuôi
tôm he chân trắng cho năng suất cao hơn cả là 2.000 m2 [15].
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao vỹ, đẻ trứng ở những vùng biển có độ
sâu 70 m với nhiệt độ 26 – 28 oC, độ mặn khá cao (35‰). Trứng sau khi nở ra ấu trùng
vẫn sống quanh ở khu vực này, tới giai đoạn Postlarvae chúng bơi vào gần bờ và sinh
sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt:
Thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn... Sau một vài tháng tôm con
trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và thực hiện cuộc sống, giao vĩ, sinh sản và
hoàn thành vòng đời.


6

Hình 1.3. Vòng đời tôm he chân trắng [19]
Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố tự nhiên quanh năm đều bắt được
tôm cái mang trứng. Mùa vụ sinh sản của tôm he chân trắng có thể chênh lệch theo
từng vùng từng vĩ độ. Ven biển phía bắc Ecuador tôm đẻ từ tháng 3 - 8 nhưng đẻ rộ
vào tháng 4 - 5. Ở biển Peru mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [7].
Giao vĩ: Tôm he chân trắng có thelycum hở. Tôm đực và tôm cái thường giao
vỹ vào buổi tối. Trong quá trình giao vỹ, tinh trùng được phóng ra từ gốc của đôi chân

ngực số 5 thụ tinh cho trứng. Trong điều kiện nuôi tỷ lệ giao vĩ thường thấp [7].
Sức sinh sản: Tôm cái có khối lương 30 – 45g/con là có thể tham gia sinh sản.
Sức sinh sản tuyệt đối của tôm he chân trắng là 10 - 25 vạn trứng/tôm mẹ. Trứng có
đường kính trung bình 0,22 mm. Sau khi trứng thụ tinh 14 – 16 giờ thì trứng nở ra ấu
trùng Nauplius. Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua 6 giai đoạn Nauplius sau 36 –
38 giờ, Nauplius chuyển sang giai đoạn Zoea. có 3 giai đoạn phụ của Zoea, thời gian
chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24 – 28 giờ. Kết thúc giai đoạn Zoea ấu trùng
chuyển sang 3 giai đoạn Mysis, thời gian chuyển giữa các giai đoạn thường là 24 – 28
giờ. Kết thúc giai đoạn Mysis, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Potslarvae [13], [7].
1.1.8. Khả năng thích nghi với môi trường sống
Ở vùng biển tự nhiên, tôm he chân trắng thường sống nơi đáy bùn, từ vùng
nước ven bờ đến nơi có độ sâu khoảng 72 m (Dore và Frimodt, 1987), độ mặn từ 1 40‰ (Davis và ctv, 2004). Nghiên cứu của Wyk và Scarpa (1999) ở Harbor Branch
Oceanographic Institution (HBOI) cho thấy rằng độ mặn 0,5‰ là giới hạn chịu đựng
thấp nhất của tôm he chân trắng mà tôm có thể sống và sinh trưởng đến cỡ thương
phẩm. Đối với hàm lượng oxy hòa tan, mức phù hợp là ≥ 5 mg/L, mức gây chết là 1,5


7

mg/L. Tôm he chân trắng có thể sống ở môi trường nước có biên độ nhiệt độ dao động
rộng, giới hạn dưới khoảng 15oC, giới hạn trên khoảng 35oC. Khoảng nhiệt độ thích
hợp dao động trong phạm vi hẹp từ 24 - 32oC, ngoài phạm vi này tôm sẽ bị stress và
chậm lớn [22].
Kết quả nghiên cứu các mô hình nuôi tôm he chân trắng trong môi trường nước
có độ mặn thấp tại Châu Á của Green (2007) cho thấy tôm he chân trắng thích nghi và
tăng trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn thấp (10 – 12‰) [20].
Bảng 1.1. Khả năng thích nghi của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi
trường [5]
STT


Yếu tố

Khả năng thích ứng

Khoảng thích hợp

1

Nhiệt độ (ºC)

18 - 37

25 - 32

2

Độ mặn (‰)

0,5 - 45

18 - 22

3

Ph

7,0 - 9,0

7,5 - 8,5


4

Oxy hòa tan (mg O2/l)

≥4

4-8

5

Độ trong (cm)

30 - 50

30 - 50

6

Độ kiềm (mg CaCO3/l)

100 - 250

100 - 180

7

NH3 (ppm)

<0,1


< 0, 1

8

H2S (ppm)

< 0,05

< 0,10

1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt
Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm he chân trắng trên thế giới
Từ sau thập niên 80 của thế kỉ 20, ngành thủy sản thế giới ngày càng phát triển
nhưng cùng với đó là nguồn tài nguyên biển đã dần cạn kiệt nên hoạt động khai thác
thủy sản ngày một hạn chế. Thay vào đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm bền vững của con người. Tính đến năm 2011, hoạt
động nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã tăng 28% so với năm 1990 và chiếm 54%
tổng sản lượng thủy sản thế giới (Hình 1.4) [17]. Trong tương lai gần 2015, sản lượng
thủy sản thế giới sẽ tăng thêm 6,9% [18].


8

Hình 1.4. Cơ cấu sản lượng thủy sản thế giới (FAO, 2014)
Trong thập kỷ qua, ngành nuôi trồng thủy sản thế giới đã và đang dần trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Với những ưu điểm nổi bật của mình, tôm
he chân trắng đã và đang dần chiếm vị trí quan trọng trong thương mại thủy sản.
Hiện nay, Châu Á là khu vực có nghề nuôi tôm he chân trắng thương phẩm
đang phát triển mạnh nhất và chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Trong đó,

Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt gần 1,2 triệu tấn vào năm 2013, tiếp sau
đó là In-đô-nê-si-a, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,… (Hình 1.5) [18].

Hình 1.5. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
Theo dự đoán của FAO năm 2014 - 2015, sản lượng thủy sản của châu Á có
chuyển biến tích cực, Bảng 1.2, thống kê sản lượng thủy sản hàng năm của một số
nước châu Á cho thấy rằng Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về sản lượng thủy sản cũng
như tốc độ tăng trưởng, tiếp sau đó là In-đô-nê-si-a, Thái Lan và Việt Nam,…


9

Bảng 1.2. Bảng thống kê sản lượng thủy sản châu Á
Quốc gia

Sản lượng thủy sản (tấn)
2013

2014

2015

Trung Quốc

1.180.000

1.190.000

1.200.000


In-đô-nê-si-a

570.000

550.000

600.000

Thái Lan

280.000

310.000

320.000

Ấn Độ

270.000

280.000

300.000

Việt Nam

270.000

290.000


300.000

My-an-ma

95.000

105.000

105.000

Băng-la-đét

82.000

89.000

95.000

Ma-lay-si-a

45.000

65.000

78.000

Đài Loan

11.800


12.000

12.000

Trong hoạt động nuôi tôm thương phẩm, tôm he chân trắng có nhiều điểm ưu
việt và được lựa chọn là đối tượng sản xuất chủ lực ở nhiều nơi trên thế giới. So với
tôm sú, tôm he chân trắng có nhiều ưu điểm như: tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt với
điều kiện môi trường (độ mặn và nhiệt độ), nhu cầu protein thấp, đã chủ động cung
cấp được nguồn tôm bố mẹ, chu kì nuôi ngắn từ 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch. Ngoài
ra, tôm he chân trắng được coi là loài có khả năng kháng bệnh tốt hơn các loài tôm
khác [18].
1.2.2. Tình hình sản xuất giống tôm he chân trắng ở Việt Nam
Năm 2013, cả nước có 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất
giống tôm chân trắng. Sản lượng giống ước đạt 68 tỷ con (tôm chân trắng là 47 tỷ, tôm
sú 21 tỷ con). Các trại sản xuất tôm nước lợ chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam Trung
Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và Phú
Yên chiếm khoảng 40% tổng số trại sản xuất giống tôm trên cả nước; cung cấp khoảng
60% lượng tôm giống của cả nước. Các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cũng
cung cấp cho thị trường một lượng lớn tôm giống [1], [9].
Chất lượng tôm giống không đồng đều, những cơ sở có uy tín con giống được
tiêu thụ tốt, giá cao. Giá giống tôm sú dao động từ 25-30 đồng/con, giống tôm chân


10

trắng từ 80-90 đồng/con, các tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định do
chi phí vận chuyển tăng cao, giá bán lên đến hơn 90 đồng/con [1].
Hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống luôn chấp hành nghiêm túc quy định quản
lý, sử dụng tôm bố mẹ có nguồn gốc, đúng thời hạn theo quy định và quan tâm tới lợi
ích của khách hàng [9].

Cho đến nay nghề nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa
vào nguồn giống hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan, Hawaii, Singapore, làm tăng
chi phí và thiếu chủ động trong sản xuất. Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi
tôm tôm he chân trắng, trong những năm qua các đơn vị khoa học của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã triển khai nghiên cứu một số công trình khoa học như: Quy
trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng
bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ Hawaii phục vụ sản xuất giống
nhân tạo; Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống tôm he chân trắng sạch bệnh.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực di truyền chọn giống, tạo đàn tôm he chân trắng bố mẹ có
chất lượng cao và khả năng kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện. Tôm bố mẹ không chủ động, khó
kiểm soát do nhập từ nhiều nguồn khác nhau đã trở thành thách thức chính đối với sự
phát triển của nghề nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam [16], [14].
Hiện nay, giá tôm bố mẹ nhập khẩu vẫn khá cao, thủ tục xin phép nhập khẩu và
hải quan còn khá phức tạp, các cơ sở sản xuất nhỏ không thể trực tiếp nhập mà chủ
yếu mua tôm bố mẹ trôi nổi ngoài thị trường với giá rẻ. Chất lượng đàn tôm bố mẹ tại
các trại không có nguồn gốc xuất xứ thường kém do khai thác triệt để, số lần đẻ nhiều
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng con giống [15].
Năm 2008, tập đoàn chăn nuôi C.P. Thái Lan – CPF- đã tạo ra được thế hệ tôm
chân trắn CPF- Turbo. Đây là dòng bố mẹ mới, có sức đề kháng tốt với virus Taura,
đặc biệt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giống tôm he chân trắng thời kỳ trước đến 45%.
Ở Việt Nam, tôm giống bố mẹ CPF – Turbo đã được nhập từ Charoen Pokphand
Foods (CPF) để sản xuất ở các trại giống C.P tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình
Định, Nghệ An và Bến Tre từ tháng 08/2008 [4].


11

1.3. Tầm quan trọng của quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng sạch bệnh
1.3.1. Hiện trạng chất lượng con giống

Việc lạm dụng chất kháng sinh trong sản xuất tôm giống (dùng với liều cao và
liên tục) đã làm giảm sức đề kháng, dẫn tới tình trạng lờn thuốc, con giống dễ nhiễm
bệnh, khả năng đề kháng thấp; để lại dư lượng kháng sinh trong sản phẩm; ảnh hưởng
tới cơ quan tiêu hóa của vật nuôi, dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, kém phát triển. Từ
đó kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí và giá thành sản suất, giảm
năng suất và giá trị hàng hóa, gây khó cho việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm [11].
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống, nhất là cơ sở tư nhân, kể cả những
nơi có ưu thế sản xuất tôm giống, đã không đảm bảo yêu cầu và còn nhiều sai phạm
khi dùng thuốc thú y, thậm chí dùng chất kháng sinh bị cấm. Tại Bình Thuận, tháng
3/2012, Chi cục Thủy sản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại 98 cơ sở sản xuất, kinh
doanh tôm giống, phát hiện ba cơ sở sử dụng thuốc có chứa thành phần cấm để phòng
trị bệnh cho tôm; một cơ sở sử dụng thức ăn, thuốc không rõ nguồn gốc, không có tên
trong danh mục được phép lưu hành [9], [17].
Hiện nay, hầu hết các trại sản xuất tôm giống được kiểm tra tại các tỉnh đều có
sử dụng các loại kháng sinh bị cấm, có cơ sở còn dùng kháng sinh của người cho tôm.
Chất kháng sinh có giá rẻ, dễ mua, hiệu quả nhanh, nên người nuôi dù biết là chất cấm
vẫn dùng. Cùng đó, việc quản lý thức ăn cho tôm giống còn hạn chế, nhiều đại lý vẫn
bán các thứ thuốc thuộc danh mục cấm [9], [17].
1.3.2. Vai trò của việc áp dụng quy trình sản xuất giống sạch bệnh không sử dụng
kháng sinh
Trong giai đoạn nuôi thương phẩm con giống chiếm 50% thành bại của người
nuôi, chính vì điều đó con giống là rất quan trọng. Nguồn tôm giống chất lượng khi
nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh tốt,
hạn chế được tối đa việc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi ở ao đìa, giúp cho
người nuôi giảm được rất nhiều chi phí và giảm bớt được rủi ro. Đối với cơ sở sản xuất
giống khi sản xuất ra con giống có chất lượng cao, sạch bệnh không sử dụng kháng
sinh giúp cho cơ sở giảm được chi phí sản xuất, mang lại uy tín cho cơ sở và cuối cùng
là đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác việc lạm dụng chất kháng sinh trong sản xuất tôm giống (dùng với
liều cao và liên tục) đã làm giảm sức đề kháng, dẫn tới tình trạng lờn thuốc, con giống



12

dễ nhiễm bệnh, khả năng đề kháng thấp, để lại dư lượng kháng sinh trong sản phẩm,
ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa của vật nuôi, dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, kém
phát triển. Từ đó kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí và giá thành
sản phẩm, giảm năng suất và giá trị hàng hóa, gây khó khăn cho việc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại sự phát triển không bền vững cho ngành thủy sản.
1.4. Sử dụng men vi sinh trong sản xuất tôm giống
Cùng với sự phát triển của nuôi trồng thủy sản thì áp lực để tìm các giải pháp
thay thế trong điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh cũng ngày một gia tăng. Việc điều
trị bệnh cho vật nuôi bằng thuốc kháng sinh theo truyền thống đã làm gia tăng nhiều
mối lo ngại về việc tăng khả năng kháng thuốc đối với các mầm bệnh ở các loài nuôi
và ở con người cũng như việc tồn dư lượng thuốc kháng sinh trong các sản phẩm nuôi
trồng. Do vậy, các biện pháp thay thế thuốc kháng sinh như việc ứng dụng chế phẩm
sinh học probiotics và các dạng sản phẩm sinh học khác như prebiotics và synbiotics
trong điều trị bệnh và tăng năng suất nuôi đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng
thủy sản [11].
Do đó, việc sử dụng men trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực
tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Điều này góp phần đưa
nghề thủy sản phát triển bền vững.
1.4.1. Khái niệm, thành phần, hình thức và chủng loại
Khái niệm: Chế phẩm sinh học là những sản phẩm chứa vi khuẩn sống nhằm
mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Được sử dụng nhằm cải thiện môi
trường nước, tăng cường sức đề kháng cho tôm cá nuôi [6], [10].
Thành phần, hình thức, chủng loại của chế phẩm sinh học:
Thành của chế phẩm sinh học: Hai thành phần chủ yếu của chế phẩm sinh học
là nhóm các vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi
được phân lập từ nhiều nơi khác như: trong nước biển, trong rác. Chúng gồm các loài

như Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter... và các chất dinh dưỡng là các loại
đường, muối canxi, muối magie. Ngoài ra trong thành phần của một số chế phẩm sinh
học còn chứa các enzyme như protease, lipase, amylase có công dụng hỗ trợ tiêu hóa
và giúp hấp thu tốt thức ăn [10].


13

Hình thức của chế phẩm sinh học (men vi sinh): Các chế phẩm sinh học có 02
dạng: dạng nước và dạng bột. Thông thường, dạng bột có mật số vi khuẩn có lợi cao
hơn so với dạng nước [10].
Chủng loại của chế phẩm sinh học (men vi sinh): Có 02 loại, loại thứ nhất dùng
để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus spp.) và loại thứ hai là dùng
trộn vào thức ăn cho tôm cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus) [10].
1.4.2. Đặc điểm của men vi sinh
Cơ chế tác động của men vi sinh
Tác dụng trong nước: Men vi sinh có tác dụng kích thích sự phát triển các vi
khuẩn có lợi, cạnh tranh môi trường sống, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, làm ổn
định môi trường. Giúp chuyển hoá các chất hữu cơ như: thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn
bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH3, NO2- thành các chất không
độc như NO3-, NH4+ từ đó làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong bể ương, ao
nuôi [21].
Tác dụng trong ruột tôm cá: Khi sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn; men vi
sinh có tác dụng tương tự như trong nước, men vi sinh kích thích vi khuẩn có lợi phát
triển, cạnh tranh để giảm dần số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho tôm cá;
ngoài ra còn tham gia quá trình biến dưỡng tạo vitamin, chuyển các chất dinh dưỡng từ
thức ăn cung cấp năng lượng cho tôm cá nuôi. Men vi sinh còn có tác dụng tiết ra một
số chất kháng sinh, enzym hay hoá chất kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh, nâng cao
sức khỏe và sức đề kháng tôm cá nuôi. Kích thích quá trình bắt mồi và chuyển hoá
thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn [21].

Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh trong hệ thống nuôi đòi hỏi phải tuân thủ
một số điều kiện sau; không được sử dụng cùng với các chất diệt khuẩn như chlorine,
kháng sinh, Iodine. Đồng thời, không dùng men vi sinh khi các chất trên đang có trong
nước ương nuôi.
1.4.3. Vai trò của men vi sinh
Cạnh tranh loại trừ mầm bệnh: các vi sinh vật có lợi bám vào chiếm chỗ trên
màng nhầy của đường ruột qua đó thiết lập cơ chế phòng ngừa mầm bệnh hữu hiệu
bằng cách cạnh tranh chiếm chỗ ở (vị trí bám) và dinh dưỡng của vi sinh vật có hại
[12].


14

Thay đổi điều kiện môi trường trong đường ruột: gia tăng sự sản xuất acid béo
dễ bay hơi (Volatile fatty acis – viết tắt là VFA, là loại acid có chuỗi carbon ngắn, dễ
hấp thụ và là nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp glucose và lactose) và lactate dẫn
đến làm giảm pH đường ruột, vì thế gây ra môi trường bất lợi cho mầm bệnh [12].
Sản sinh ra các hợp chất khống chế mầm bệnh: các chủng vi khuẩn có lợi có
hoạt động kháng khuẩn chống lại mầm bệnh bằng cách sản xuất ra lactoferrin (là một
protein có khả năng kháng lại một số vi khuẩn gram âm, gram dương, virus và có khả
năng thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật có lợi), lysozyme (một loại enzume tiêu hủy
thành tế bào vi khuẩn gây bệnh), bacterions (là một protein được sản sinh bởi các vi
khuẩn lactic, chúng có khả năng kháng khuẩn, một dạng kháng sinh tự nhiên) [12].
Điều chỉnh đáp ứng miễn dịch đường ruột: hệ thống miễn dịch không đặc hiệu
của động vật thủy sản có thể được kích hoạt bởi probiotics. Chất kích thích miễn dịch
(Immunostimilant) khác nhau tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của sinh vật và cách mà
chúng được sử dụng [12].
1.5. So sánh ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc kháng sinh và men vi sinh
trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 1.3. So sánh ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc kháng sinh và men vi

sinh trong nuôi trồng thủy sản [6], [10], [12], [3][3]
Đối
tượng

Ưu điểm

Nhược điểm
- Lạm dụng kháng sinh làm cho vi
khuẩn lờn thuốc, giảm khả năng
miễn dịch, gây khó khăn trong việc

Thuốc
kháng
sinh

- Chất kháng sinh có giá rẻ, dễ
mua, hiệu quả nhanh.

phòng trị bệnh.
- Để lại dư lượng kháng sinh trong
sản phẩm dẫn đến khó tiêu thụ sản
phẩm
- Tôm chậm lớn, làm tăng cao chi
phí sản xuất.

Men vi - Làm ổn định chất lượng nước và - Khó sử dụng do phải nắm bắt được
sinh

nền đáy, giảm thiểu ô nhiễm môi cơ chế của từng dạng men vi sinh.



15

trường ao nuôi và xung quanh.

- Tốn kém do phải sử dụng định kỳ

- Kìm hãm sự phát triển của tác trong quá trình ương nuôi.
nhân gây bệnh, nâng cao sức đề
kháng cho vật nuôi, tăng khả
năng sử dụng thức ăn giúp vật
nuôi phát triển nhanh, rút ngắn
thời gian nuôi và nâng cao chất
lượng sản phẩm, dễ dàng tìm
kiếm thị trường tiêu thụ.

1.6. Điều kiện tự nhiên và vị trí xây dựng trại
1.6.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn.
Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ
biển dài gần 200 km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng, là
điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và vận tải biển.
Phú Yên có diện tích tự nhiên 5.045 km2 [8].
Địa hình: Phú Yên có 3 mặt là núi, phía bắc có dãy Cù Mông, phía nam là dãy
Đèo Cả, phía tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía đông là Biển Đông.
Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi [8].
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng
1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm
khoảng 1.600 - 1.700 mm [8].

1.6.2. Vị trí xây dựng trại sản xuất
Công ty TNHH Hawaii Fram thuộc Thôn Phú Thọ 3, Xã Hòa Hiệp Trung,
Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên. Công ty được xây dựng trên nền đất cát, cách bờ
biển 300 m, diện tích xây dựng gần 2 ha.
Công ty nằm trong vùng sản xuất giống tập trung của huyện Đông Hòa, gần với
khu dân cư nên bị ảnh hưởng đôi chút về rác thải sinh hoạt của người dân tại đây.
Nhưng mặt khác lại thuận tiện cho giao thông đi lại và gần với nguồn năng lượng,


×