Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập tổng hợp mac lênin 2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.1 KB, 4 trang )

Phiếu bài tập lần 2
Bài 1
Để tái sản xuất sức lao động, cần phải có những vật phẩm tiêu dùng sau đây
a, Thức ăn và đồ uống: 10 USD/ngày
b, Đồ dùng gia đình: 200 USD/năm
c, Quần áo giày dép: 600 USD/năm
d, Những đồ dùng lâu bền: 9.000 USD/10 năm
e, Đáp ứng các nhu cầu văn hóa: 30 USD/tháng
f, Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ: 100 USD/năm
Hãy xác định giá trị sức lao động trong 1 ngày.
Đáp án: 10USD
Bài 2:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị máy móc là 100.000
USD; chi phí nguyên, nhiên vật liệu là 300.000 USD.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1 triệu
USD và trình độ bóc lột là 200%.
Đáp án: V = 200.000USD
Bài 3:
Tư bản đầu tư là 10 triệu USD, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 8 triệu
USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 10.000 người.
Hãy tính m’, biết rằng lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra là 600 USD.
Đáp án: m’ = 200%.
Bài 4:
Trong điều kiện trả đúng giá trị sức lao động, tiền công hàng ngày của 1 công
nhân là 12 USD, trình độ bóc lột là 100%. Sau một thời gian, năng suất lao động xã
hội tăng lên 2 lần, nên giá trị vật phẩm tiêu dùng giảm xuống 2 lần.
Trong thời gian đó, năng suất lao động khai thác vàng tăng lên 3 lần, do đó
gây ra sự tăng tương ứng của giá cả hàng hóa. Do cuộc đấu tranh đòi tăng lương
của người công nhân, tiền công hàng ngày được nâng lên là 16 USD.
Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào?
Bài giải:


Khi NSLĐ chưa tăng, thì giá trị mới là:
V + m = 12 + 12 = 24USD (vì trình độ bóc lột là 100% nên m = v = 12
USD).
Khi NSLĐ tăng lên 2 lần, thì giá trị sức lao động giảm đi ½, còn tổng giá trị
mới không thay đổi.
Khi NSLĐ khai thác vàng tăng 3 lần, thì giá cả hàng hóa tăng lên 3 lần, do
đó, tổng giá trị mới biểu hiện bằng tiền cũng tăng lên 3 lần: 24 x 3 = 72USD
Tiền công lúc này là 16USD, nên giá trị thặng dư là: 72 – 16 = 56USD
Trình độ bóc lột lúc này là:


m’ = m/v x 100% = 56/15 x 100% = 350%
Vậy, trình độ bóc lột tăng từ 100% lên 350%.
Bài 5:
Một nhà Tư bản công nghiệp đầu tư 2.000.000 USD vào sản xuất, trong đó
đầu tư cho Tư liệu sản xuất là 1.500.000 USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào
sản xuất là 1.000 người. Giả sử chu kỳ sản xuất là 1 năm.
A, Tính tỉ suất giá trị thặng dư, biết rằng lượng giá trị mới do một công nhân
tạo ra là 1.000 USD. (1 điểm)
B, Hết năm sản xuất thứ nhất, nhà tư bản thực hiện tích lũy tư bản với tỉ suất
tích lũy là 80%. Tỉ suất lợi nhuận của nhà tư bản này ở năm thứ 2 thay đổi như thế
nào, nếu cấu tạo hữu cơ mới của tư bản là 5/1. (2 điểm)
C, Giả sử sang năm sản xuất thứ hai, nhà tư bản công nghiệp chỉ tập trung
vào sản xuất. Nhà tư bản thương nghiệp đầu tư 600.000 USD vào việc kinh doanh
hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp. Tỉ suất lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp
thay đổi như thế nào? (2 điểm)

Bài giải:
a, Vì K = C + V = 2.000.000$, mà c = 1.500.000$ nên suy ra V = 500.000$
V = v * x, x = 1.000 nên ta có tiền công của mỗi công nhân là v = V : x =

500.000 : 1.000 = 500$/năm
Lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra là v + m = 1.000$
Do đó, khối lượng giá trị thặng dư mà một công nhân tạo ra là: 1.000$ - 500$
= 500$
Vậy, tỉ suất giá trị thặng dư là:
m’ = m/v * 100% = 500/500 x 100% = 100%
b, Khối lượng giá trị thặng dư mà như tư bản thu được ở năm sản xuất thứ
nhất là:
M = m x x = 500$ x 1.000 = 500.000$ (hoặc M = V x m’ = 500.000$ * 100%
= 500.000$)
Vì tỷ suất tích lũy là 50% nên ta có quỹ tích lũy của nhà tư bản là:
M1 = M x 80% = 500.000$ x 80% = 400.000$
Vậy, qui mô sản xuất năm thứ 2 là K + M1 = 2.000.000 + 400.000 =
2.400.000$
Do cấu tạo hữu cơ mới của tư bản là 5/1 nên qui mô sản xuất năm thứ 2 được
phân bổ như sau:
2.000.000 c + 400.000 v
Trình độ bóc lột của nhà tư bản ở năm sản xuất thứ hai không thay đổi nên M
mà nhà tư bản thu được ở năm sản xuất thứ hai là:
m’ = M/V * 100% = 100% nên M = V = 400.000$
Tỷ suất lợi nhuận năm sản xuất thứ hai là:
P’ = M/K * 100% = 400.000$/2.400.000% *100% = 16,67%
Trong khi, tỷ suất lợi nhuận năm sản xuất thứ nhất là:


P’ = 500.000$/2.000.000$ * 100% = 25%
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận năm thứ 2 giảm so với năm thứ nhất là:
25% - 16,67% = 8,33%
Nguyên nhân là do cấu tạo hữu cơ của tư bản đã tăng từ 4/1 ở năm sản xuất
thứ nhất lên 5/1 trong năm sản xuất thứ 2.

c, Ta có KTN = 600.000$
Vậy K = KCN + KTN = 2.400.000$ + 600.000$ = 3.000.000
Đo đó, nhà tư bản sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận bình quân là:
P’bình quân = ∑M/∑K = 400.000$/3.000.000$ = 13,33%
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm là:
16,67% - 13,33% = 3,34%
Bài 6:
Một nhà tư bản công nghiệp đầu tư 1.000.0000 USD cho sản xuất. Cấu tạo
hữu cơ của tư bản là 4/1. Trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả sử chu kỳ
sản xuất là 1 năm.
A, Trong điều kiện nhà tư bản thực hiện tích lũy tư bản ở cuối năm sản xuất
thứ nhất với tỷ suất tích lũy là 50% và cấu tạo hữu cơ của tư bản phụ thêm là 3/2,
các điều kiện khác không đổi
Tính khối lượng giá trị thặng dư và tỉ suất lợi nhuận mà nhà tư bản thu được
ở năm sản xuất thứ 2? (2,5 điểm)
B, Hết năm thứ 2, nhà tư bản tiếp tục thực hiện tích lũy với tỉ suất tích lũy
như cũ và với cấu tạo hữu cơ của tư bản phụ thêm là 5/1. Khối lượng giá trị thặng
dư và tỉ suất lợi nhuận của năm thứ 3 thay đổi như thế nào? (2,5 điểm)

Đáp án
Trên cơ sở nắm được lý thuyết về quá trình sản xuất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ
của tư bản, tích lũy tư bản và nghiên cứu cách giải bài tập 1, chúng ta có đáp án của
bài 6 như sau:
A, M = 240.000$, P’= 21,82%
B, M = 260.000$, P’= 21,31%.
Bài 7: Giả sử nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành sản xuất:
Ngành 1: 800.000c + 200.000v + 200.000m
Ngành 2: 2.500.000c + 500.000v + 1.000.000m
Ngành 3: 3.200.000c + 800.000v + 800.000m
A, Tính tỉ suất lợi nhuận bình quân? (1 điểm)

B, Tính lợi nhuận bình quân mỗi ngành trên thu được, trong điều kiện trình độ bóc
lột của ngành 1 tăng lên đạt mức 200% và cấu tạo hữu cơ của ngành 3 là 7/1? (2
điểm)


C, Hết năm sản xuất thứ nhất, ngành 1 thực hiện tích lũy với tỉ suất là 50%. Ngành
2 cũng thực hiện tích lích với tỉ suất là 60% và với cấu tạo hữu cơ mới của tư bản
ngành 2 là 8/1.
Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân của năm sản xuất tiếp theo? (2 điểm)

Đáp án:
a, P’bình quân = 25%
b, P bình quân của ngành 1 thu được là 237.500$
P bình quân của ngành 2 thu được là 712.500$
P bình quân của ngành 3 thu được là 950.000$
c, Tỷ suất lợi nhuận bình quân ở năm sản xuất thứ 2 là: 20,23%
Bài 8: 4 doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và cung ứng 1 loại hàng hóa trên thị
trường. Trong đó:
Doanh nghiệp 1 có sản lượng là 200.000 sản phẩm, với hao phí lao động cá
biệt là 5h/sp
Doanh nghiệp 2 có sản lượng là 1.000.000 sản phẩm, với hao phí lao động cá
biệt là 4h/sp
Doanh nghiệp 3 có sản lượng là 500.000 sản phẩm, với hao phí lao động cá
biệt là 3h/sp
Doanh nghiệp 4 có sản lượng là 300.000 sản phẩm, với hao phí lao động cá
biệt là 2h/sp
A, Tính giá trị của hàng hóa đó?
B, Giá trị hàng hóa đó thay đổi thế nào nếu năng suất lao động của Doanh nghiệp 2
tăng 2 lần?
C, Tính giá trị của hàng hóa khi cường độ lao động của Doanh nghiệp 3 tăng 1,5

lần?
D, Khi cường độ lao động của Doanh nghiệp 1 tăng 1,5 lần và cùng lúc đó năng
suất lao động của Doanh nghiệp 4 tăng 2 lần, giá trị của hàng hóa thay đổi như thế
nào?

Đáp án:
Trên cơ sở nắm được lý thuyết về thước đo lượng giá trị hàng hóa, tác động
của NSLĐ và CĐLĐ đến sản lượng và giá trị của một đơn vị hàng hóa ta sẽ giải
được bài tập và có đáp án như sau:
a, Giá trị của hàng hóa đó được tính theo thời gian lao động xã hội cần thiết = 3,55
(h)
b, Giá trị của hàng hóa là 2,37 (h)
c, Giá trị của hàng hóa là 3,49 (h)
d, Giá trị của hàng hóa đó là 3,17 (h)



×