Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Câu hỏi và đáp án Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.82 KB, 31 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
(DÀNH CHO SINH VIÊN LUÂT 36 PR)
I. LÝ THUYẾT
1. Anh (chị) hãy làm rõ tại sao nói “Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam?
2. Phân tích tính mệnh lệnh đơn phương trong phương pháp điều chỉnh của luật hành
chính? Liên hệ thực tiễn?
3. Phân tích nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước? Liên hệ thực
tiễn?
4. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước? Liên hệ
thực tiễn?
5. Phân tích Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
6. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính? Cho ví dụ minh họa?
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Chủ thể QLHCNN không phải chỉ là các cơ quan HCNN.
2. Đối tượng điều chỉnh của LHC không phải chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động CH-ĐH của cơ quan HCNN.
3. LHC không chỉ điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của
TCXH.
4. Không phải chỉ có cơ quan HCNN thực hiện chức năng QLHCNN.
5. Các bên tham gia quan hệ quản lý bao giờ cũng có sự phụ thuộc về mặt tổ chức.
6. Quan hệ giữa các cơ quan HCNN với công dân A về việc cơ quan HCNN thuê nhà của
công dân A làm trụ sở là đối tượng điều chỉnh của LHC.
7. Tổ chức CTXH ở cấp TW không có quyền đơn phương ban hành VBPLHC.
8. QPPLHC do cơ quan nhà nước ở TW ban hành bao giờ cũng có hiệu lực trên phạm vi
toàn quốc.


9. Chủ thể của LHC bao giờ cũng là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
10. Chủ thể QHPLHC bao giờ cũng là chủ thể LHC.


11. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo chỉ được áp dụng trong quá trình tổ chức và hoạt động của
cơ quan HCNN.
12. Không phải tất cả các cơ quan HCNN đều tổ chức và hoạt động theo sự phụ thuộc hai
chiều.
13. Dân chủ trong QLHCNN chỉ là sự phát huy quyền chủ động sáng tạo của CQĐP.
14. UBND Tỉnh chấp hành NQ của HĐND Tỉnh là biểu hiện của nguyên tắc tập trung
dân chủ.
15. Hình thức BTV chỉ áp dụng đối với công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không
được hưởng án treo.
16. Chỉ có cơ quan HCNN có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc.
17. Khi xử lý CB, CC bằng hình thức khiển trách thì không cần thành lập HĐKL.
18. Việc tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan HCNN, đơn vị SNCL đều
phải thông qua thi tuyển.
19. Tất cả cơ quan quản lý nhà nước đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
20. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vphc đều có quyền áp dụng hình thức phạt
bổ sung.
21. Người dưới 14 tuổi không phải là đối tượng của việc áp dụng các hình thức xử phạt
vphc.
22. Chỉ trong trường hợp cá nhân, tổ chức vphc bị phạt 50000đ đến 100000đ nộp tiền
phạt tại chỗ thì mới được nhận biên lai thu tiền phạt.
23. Biên ban vphc phải có đủ chữ ký của người vphc, người chứng kiến, người bị thiệt
hại thì mới có giá trị.
24. Chủ doanh nghiệp X thực hiện hành vi kê khai trụ sở nhưng trên thực tế không giao
dịch tại trụ sở đó theo quy định của pháp luật hành vi trên bị xử phạt từ 1 đến 5 triệu
đồng. Chủ tịch UBND Phường nơi chủ DN cư trú đã ra quyết định phạt tiền.


25. A 17 thực hiện hành vi tuổi ném đá vào người đang đi xe gắn máy trên đường theo
quy định của pháp luật hành vi trên bị xử phạt 100.000 đến 300.000 đ. Người có thẩm
quyền đã ra quyết định phạt A 200.000đ.

III. BÀI TẬP
1. Ngày 04/5/2010 Ông H đã mua một ngôi nhà của Ông D thuộc phường X, Quận Y,
Thành phố Z với diện tích 32,70m2.
Sau khi mua nhà được một tháng, Ông H đã viết đơn gửi UBND phường X xin
sửa chữa nhà ở. Đơn đã được chủ tịch phường xác nhận và chuyển ý kiến lên phòng quản
lý đô thị quận giải quyết. Trong lúc UBND phường chưa có ý kiến Ông H đã tiến hành
xây dựng nhà trên diện tích là 40m2 gần hè đường. Vì chưa có giấy phép nên Ông H đã
bị đội quy tắc quận và UBND phường phạt 1000.000đ và buộc đình chỉ việc xây dựng.
Ông H không chấp hành quy định trên mà còn tiếp tục hoàn thiện công trình vào
ban đêm. Vì vậy, UBND quận đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép.
Ông H đã làm đơn khiếu nại gửi tới UBND thành phố Z, Thanh tra TP và VKSND
thành phố. Qua vụ việc trên, Anh chị hãy:
1. Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh.
2. Việc xử phạt hành chính của đội quy tắc đô thị và UBND phường đúng hay sai?
3. Nhận xét cách xử lý của UBND Quận.
I. Lý thuyết:
Câu 1: Anh(chị) hãy làm rõ tại sao nói LHC là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam?
1. Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính
- Ðối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là những quan hệ xã hội xác
định các đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều
chỉnh. Cùng với phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn để phân biệt
ngành luật này với ngành luật khác. Ðối tượng luật hành chính Việt Nam là những quan
hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những vấn đề sau:


+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các
quan hệ công tác của các cơ quannhà nước.
+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã

hội trên từng địa phương và từng ngành.
+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Ðây phải được
xác định là mục tiêu hàng đầu của quảnlý hành chính.
+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp.
Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong phạm vi các cơ
quan hành chính nhà nước (ngoại trừ hoạt động trong quanhệ công tác nội bộ), với
mục đích chính là đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ quan
hànhchính nhà nước.
- Quan hệ dọc:
1. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới theo hệthống dọc. Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp
trên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỷ thuật, cơ cấu, tổ chức...
2. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên
môn cấp trên với cơ quan hành chínhnhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp
nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.
3. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
- Quan hệ ngang:
1. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
với cơ
quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
2. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp với nhau. Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo
quy định của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
- Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay
phê chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.


- Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể
3. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở

trực
thuộc trung ương đóng tại địaphương đó.Hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, các tổ
chức hoặc cá nhân được trao quyền có tất cả các hậu quả pháp lý như hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chỉ giới hạn trong việc thực hiện hoạt
động chấp hành điều hành.
Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hình thành khi các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong các trường hợp cụ thể liên
quan trực tiếp tới các đối tượng không có thẩm quyền hành chính nhà nước hoặc
tham gia vào quan hệ đó không với tư cách của cơ quan hành chính nhà nước, với
mục đích chính là phục vụ trực tiếp nhân dân, đáp ứng các quyền và lợi hợp pháp
của công dân, tổ chức.
1. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Các đơn vị kinh tế này được đặt dưới sự quản lý
thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
2. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đoàn thể
quần chúng.
3. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân Việt Nam, người nước
ngoài, người không quốc tịch đang làm ăn cư trú tại Việt Nam.
- Mối liên hệ giữa hành chính tư và hành chính công:
Quản lý hành chính công là cơ sở để bảo đảm hoạt đông bình thường của cơ quan
hành chính nhà nước. quản lý hành chính tư thể hiện rõ trực tiếp mục đích của quản lý
hành chính, giữ gìn trật tự quản lý xã hội theo nguyênvọng của nhân dân.đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính, có thể đưa ra định nghĩa luật hành chính như sau: Luật hành
chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp
hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam:



Là cách thức tác động đến các quan hệ xã hội bằng pháp luật, phương pháp điều
chỉnh còn góp phần xác định phạm vi điều chỉnh của các ngành luật trong trường hợp
những quan hệ xã hội có chỗ gần kề hoặc đan xen với nhau.
Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh đơn
phương:
- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật quy định nhưng bên
này quyết định vấn đề gì thì phảiđược bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc
trưng của hành chính công
.- Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có thẩm quyền
xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãnnhững yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.
- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu
cầu, mệnh lệnh đó.
- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng
quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình, Sự bất bình đẳng.
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: Luật hành chính là một ngành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và
điều hành của Nhà nước, nói cách khác là các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành
chính nhà nước.
Câu 2: Phân tích tính mệnh lệnh đơn phương trong phương pháp điều chỉnh của
LHC? Liên hệ thực tiễn?
1. khái niệm phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của bất cứ ngành luật nào cũng là tổng thể biện pháp,
cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng tác động đến ý chí và thông qua ý chí
tác động đến hành vi của các bên tham gia các quan hệ xã hội do ngành luật điều chỉnh.
Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng
pháp luật để tác động đến các quan hệ xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình
thành từ quan hệ “ quyền lực- phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra

những mệnh lệnh bắt buộc với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục
tùng.


Để làm rõ hơn ta có thể so sánh phương pháp điều chỉnh của luật dân sự mà đặc
trưng là sự bình đẳng ý chí của các bên tham gia quan hệ dân sự. Trong quan hệ dân sự
hình thức hợp đồng được áp dụng rộng rãi. Còn trong luật hành chính có sự đặc trưng là
sự không bình đẳng ý chí của các bên trong quan hệ hành chính bên này phải phục tùng
bên kia.
2. Những biểu hiện của phương pháp điều chỉnh
Mối quan hệ “ quyền lực phục tùng thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên
tham gia quản lý hành chính nhà nước sự không bình đẳng đó là sự không bình đẳng về ý
chí thể hiện rõ nét sau:
- Sự không bình đẳng trong quản lý hành chính thể hiện ở chổ chủ thể quản lý có
thể nhân danh nhà nước thể hiện ý chí của minh lên đối tượng quản lý cũng được thể hiện
trong nhiều trường hợp khác nhau:
+ Hoặc một bên có quyền ra lệnh cụ thể hay đặt ra quy định bắt buộc đối với bên
kia và kiểm tra bắt buộc chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh
lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: Quan hệ cấp trên cấp dưới trong một cơ quan.
+ Hoặc một bên đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn một bên có quyền xem xét, giải
quyết hay có quyền đáp ứng bác bỏ kiến nghị đó. Ví dụ: Công an có quyền yêu cầu (cùng
với những tờ giấy nhất định) công an quận, huyện giải quyết cho hộ dân chuyển khẩu,
công an xem xét có thể giải quyết yêu cầu (hồ sơ hợp lệ) hoặc không chấp nhận (nếu hồ
sơ không hợp lệ)
. + Hoặc cả hai bên có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải
được bên kia cho phép hay phê chuẩn, cùng phối hợp quyết định. Ví dụ: Bộ giáo dục và
đào tạo và các cán bộ khác về việc quyết định quy mô, hình thức đào tạo. Việc các cán bộ
khác quyết định hình thức, quy mô phải được Bộ giáo dụcvà đào tạo cho phép và phê
chuẩn.
- Sự không bình đẳng thể hiện ở chổ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng

chế buộc đối tượng phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự không bình đẳng giữa các bên
tham gia quản lý nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, không
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia quan hệ đó. Và các cơ quan trong bộ
máy nhà nước bắt nguồn từ cấp trên và cấp dưới tronớctor chức bộ máy nhà nước. Sự
không bình đẳng giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội đơn vị kinh tế, các tổ
chức khác bắt nguồn từ quyền lực nhà nước. Trong quan hệ đó nhân danh nhà nước thể
hiện chức năng chấp hành - điều hành trong lĩnh vực phân công và phụ trách


- Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước được
thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc các quyết định hành chính. Các cơ
quan hành chính và các chủ thể quản lý hành chính khác, dựa vào thẩm quyền của mình
trên cơ sở đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh và đề ra những phương pháp
thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Những quyết định ấy có tinh đơn phương vì nó theể
hiện ý chí của chủ thể quan lý hành chính nhà nưới trên cơ sở pháp luật quy định. Nhưng
quyết định hành chính đơn phương đều mang tinh chất bắt buộc với đối tượng quản lý.
Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết định hành chính được đảm bảo bằng biện pháp
cưỡng chế nhà nước. Nhưng các quyết định hành chính đơn phương không bao giờ thực
hiện trên cơ sở cưỡng chế, mà thực nhiện trên phương pháp thuyết phục. Nhưng đôi khi
chúng ta có thể bắt gặp trong quan hệ hành chính nhà nước có phương pháp thoả
thuận.Ví dụ: trong ban hành các quyết định liên tịch (các bên thoả thuận ra quyết định
chung như Thông tư liên bộ, Nghi quyết liên tịch giữa ban chấp hành Tổng liên đoàn Việt
Nam với các ban quản lý hành chính nhà nước trung ương)
3. Kết luận:
Như vậy phương pháp điều chỉnh luật hành chính nhà nước là phương pháp mệnh
lệnh đơn phương, thương một bên trong tuyệt đại đa số trong các trường hợp mang tính
quyền lực nhà nước: ra quyết định quản lý nhà nước, quản lý hoạt động bên kia áp dụng
các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật.
Câu 3: Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh Đạo trong quản lý hành chính Nhà nước?
liên hệ thực tiễn?

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước nói chung, hoạt động quản
lý hành chính nhà nước nói riêng được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản và
được đặt lên hành đầu trong quản lý hành chính nhà nước. Đảng Cộng Sản Việt Nam là
lực lượng xã hội tiên tiến với đội ngũ đảng viên có trình độ, có năng lực, được vũ trang
bằng những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Với tri thức này, Đảng có
thể vạch ra các đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, đồng thời có thể biến những đường lối, chủ trương, chính sách đó thành
hiện thực.
Bằng thực tiễn đấu tranh của mình, bằng hy sinh, cống hiến lớn lao cho dân tộc từ
quá khứ đến hiện tại (mà minh chứng rõ nhất là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
ta mới giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ
quốc đến công cuộc đổi mới hiện nay), Đảng đã chiếm được lòng tin của đại đa số quần
chúng nhân dân. Chính vì thế, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý hành


chính nhà nước được thừa nhận là một tất yếu khách quan, mang tính lịch sử. Tuy nhiên
sự lãnh đạo đó không đồng nghĩa với việc Đảng can thiệp vào các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
của nhà nước nói chung và đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng chỉ
mang tính chất định hướng, được thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác
nhau. Vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Điều 4, Hiến pháp 1992 như sau:
“Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã
hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Trên cơ
sở đó, sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện
ở những mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra
những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước Các vấn đề quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước

nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ
trương của các tổ chức Đảng có trách nhiệm. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của
Đảng được ghi nhận trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa thành các văn bản pháp luật thực hiện trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, khi quyết định những vấn đề cụ thể
khác nhau của hoạt động quản lý hành chính nhà nước như ban hành quyết định quản lý,
xây dựng các biện pháp thuộc về tổ chức, các biện pháp kinh tế…,đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng về những vấn đề có liên quan bao giờ cũng được coi là cơ sở rất
quan trọng để các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định
quản lý của mình.
Ví dụ, sau khi Đảng đề ra chủ trương thiết lập lại trật tự giao thông, Chính phủ ban
hành ngay Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị. Tóm lại, có thể khẳng định đây là hình thức thể hiện rõ
nhất vai trò lãnh đạo của Đảng, uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều và hình thức này.
Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước còn thể
hiện ở việc Đảng luôn lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để giới thiệu vào làm
việc trong bộ máy hành chính nhà nước. Đây là công việc quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Điều 4 Pháp lệnh
cán bộ, công chức đã quy định: “Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam…”. Tuy nhiên, việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào vị
trí như vậy còn phải dựa vào sự tín nhiệm của cơ quan nhà nước, của quần chúng. Tổ


chức Đảng đưa ra ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo
của các cơ quan hành chính nhà nước. Những ý kiến này là cơ sở để các cơ quan hành
chính nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, bản thân Đảng
cũng luôn chăm lo về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ Đảng viên để nâng cao chất lượng đội ngũ của mình, giúp họ hiểu sâu sắc và thể hiện
trong suốt quá trình hoạt động những phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Chỉ có như vậy thì khi giới thiệu những Đảng viên ưu tú vào nắm giữ các vị trí trong bộ

máy hành chính nhà nước, Đảng mới có được sự đồng tình, nhất trí của nhân dân, từ đó
càng củng cố thêm vai trò lãnh đạo của mình.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước không chỉ bằng đường
lối, chủ trương, chính sách, bằng công tác tổ chức cán bộ mà còn bằng hình thức kiểm
tra. Kiểm tra của các tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đảng kiểm tra thông
qua các cơ quan của Đảng được tổ chức và hoạt động song song với các cơ quan hành
chính nhà nước. Đảng kiểm tra và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của mình thông
qua các hệ thống và phương tiện khác nhau. Công tác kiểm tra của Đảng cũng được ghi
nhận trong văn kiện Đại hội Đảng khóa X: “Công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần
khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha; bên cạnh việc tiếp tục thực
hiện kiểm tra tổ chức và cá nhân Đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phải tăng cường chủ
động giám sát, kiểm tra về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng. Coi trọng
kiểm tra, phát hiện nhân tố tích cực”. Tóm lại, việc kiểm tra của tổ chức Đảng nhằm đánh
giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra, trên cơ sở đó khắc phục
những khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo. Điều này đảm
bảo cho các tổ chức Đảng có tính thông tin hai chiều. Cũng chính thông qua công tác
kiểm tra Đảng, các tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách
do mình đề ra, trên cơ sở đó có các biện pháp uốn nắn kịp thời làm cho hoạt động quản lý
nhà nước đi theo đúng định hướng phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích
chung của cả cộng đồng. Công tác kiểm tra của Đảng phải được tiến hành theo nguyên
tắc của tổ chức Đảng. Điều 30 Điều lệ ĐCS Việt Nam có viết:
- Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Đảng phải tiến hành
công tác kiểm tra. Tổ chức Đảng và Đảng viên phải chịu sự kiểm tra của Đảng.
- Các cấp Ủy Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra các tổ chức Đảng và Đang viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và nghị
quyết, chỉ thị của Đảng.



Thứ tư, Đảng lãnh đạo thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của các Đảng
viên làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước. Phương pháp lãnh đạo của Đảng không
phải là phương pháp hành chính mà là giáo dục, thuyết phục, nêu gương. Việc quy định
về đạo đức, tác phong của mỗi cán bộ được quy định trong Điều 1 của Điều lệ ĐCS Việt
Nam: “Đảng viên ĐCS Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của
Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấo hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật
của nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống
lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn
đoàn kết thống nhất trong Đảng”. Từ đó, Đảng cho thấy đội ngũ Đảng viên tiên phong,
gương mẫu, nghiên chỉnh chấp hành pháp luật, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín
của Đảng đối với nhân dân, với cơ quan nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành
hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động
nhưng Đảng vẫn kịp thời đối phó đối với những khó khăn, thử thách đó, phương thức
lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước đã có nhiều đổi mới, từ nguyên tắc
lãnh đạo đến quan điểm, chính sách, tạo điều liện cho việc kiện toàn, phát huy vai trò và
hiệu lực quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng
thể, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Tình trạng Đảng bao biện, làm thay, lấn sân sang công việc của các cơ quan hành
chính nhà nước còn tồn tại, chính vì vậy, các cơ quan này hoạt động rất thụ động, ỷ lai
vào cấp ủy, né tránh không dám chịu trách nhiệm. Thực tế này đòi hỏi phải có sự đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước cũng như đối với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết trung ương 9 (khóa IX): “Tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm tránh cả hai khuynh hướng: hoặc buông lỏng
sự lãnh đạo của Đảng, hoặc bao biện, làm thay”.
Tóm lại, việc ghi nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được đòi
hỏi tất yếu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời đại ngày nay, trong những

năm vừa qua, Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình từ nguyên tắc
lãnh đạo đến quan điểm, chính sách tạo tiền đề cho việc kiện toàn, phát huy vai trò và
hiệu lực quản lý của nhà nước để xứng đáng với vai trò tiền phong ưu tú, là niềm tự hào
của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước?
liên hệ thực tiễn?
I. Đặt vấn đề:


V.L.Lênin đã nói về tập trung dân chủ: “…chế độ tập trung được hiểu theo nghĩa
thực sự dân chủ, đã bao hàm khả năng…phát huy một cách đầy đủ và tự do không những
đặc điểm của địa phương mà cả những sáng kiến của địa phương, tính chủ động của địa
phương, tính muôn hình muôn vẻ của đường lối, của phương pháp và phương tiện để đạt
đến mục đích chung.” Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng được
vận dụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng của
toàn bộ cơ quan nhà nước nói chung. Phạm vi bài viết sẽ phân tích nguyên tắc tập trung –
dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
II. Giải quyết vấn đề:
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ và cơ sở pháp lý:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc chính trị xã hội và là một trong những nguyên tắc
cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Nó được quy định trong điều 6 Hiến pháp
1992(sửa đổi 2001): “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước
đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này là sự kết
hợp giữa tập trung và dân chủ, coi đây là hai mặt của vấn đề và không thể thiếu một trong
hai yếu tố để thực hiện quản lý hành chính nhà nước. Tập trung ở đây được hiểu là việc
đảm bảo mọi quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về chủ thể quản lý có thẩm quyền để
thực hiện công việc quản lý nhà nước một cách thống nhất thông qua chỉ đạo điều hành.
Dân chủ lại là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy được mặt tích
cực, khả năng của tập thể và cụ thể là đối tượng quản lý trong việc thực hiện chính sách

pháp luật. Như đã nói, tập trung và dân chủ luôn phải gắn liền với nhau. Nếu chỉ có sự
tập trung không nó sẽ dẫn đến lạm quyền, quan liêu tham nhũng, những “căn bệnh” nguy
hiểm của quản lý nhà nước. Còn nếu chỉ có dân chủ mà không có sự thống nhất sự tập
trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn, dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, vô chính phủ đến lúc đó
công việc quản lý khó mà có thể thực hiện một cách chính xác và đúng đắn.
2. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà
nước ở Việt Nam:
Nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam, cụ thể hơn nó là một nguyên
tắc quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước và được thể hiện qua nhiều mặt của
công việc quản lý, góp phần quan trọng vào hoạt động quản lý.
2.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực
cùng cấp:


Cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
những cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, được nhân dân bầu ra và coi là công cụ
để họ thực hiện quyền lực nhà nước. Còn các cơ quan hành chính lại là do các cơ quan
quyền lực thành lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội và các cơ quan này được hình thành thành một hệ thống từ
trung ương đến địa phương. Chính vì vậy mà cơ quan hành chính luôn có sự phụ thuộc
vào cơ quan quyền lực cùng cấp sự phụ thuộc được thể hiện dưới nhiều góc độ. Trước
nhất có thê nói đến đó là việc thành lập, xác nhập hay giải thể của các cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp hoặc việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các vị trí trong cơ
quan hành chính nhà nước có thể do cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện hay những
người có quyền hạn trong cơ quan quyền lực thực hiện theo quy định của pháp luật.
. Ví dụ, như khi quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội tại điều 84 cũng đã nói
đến việc Quốc hội có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính
phủ hay trong luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân tại điều 17 cũng đã
công nhận quyền hạn của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định thành lập, sáp

nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo hướng
dẫn của Chính phủ… Về hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn phải chịu sự
giám sát, chỉ đạo và phải chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực
nhà nước cùng cấp. Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Thêm vào đó,
việc tập trung mọi quyền lực vào cơ quan quyền lực ngay trong đó đã thể hiện được yếu
tố dân chủ. Trong hệ thống cơ quan quyền lực, Quốc hội và Hội đồng nhân dân lại do
nhân dân cả nước bầu theo con đường bầu cử, hoạt động theo ý chí và nguyện vọng của
chính nhân dân, do nhân dân làm chủ.
2.2 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung
ương:
Sự phục tùng cũng được thể hiện thông qua cả hai phương diện là tổ chức và hoạt
động và hoàn toàn hợp pháp dựa trên quy định của pháp luật.
Về tổ chức, sự phục tùng được thể hiện qua việc chấp hành các yêu cầu liên quan
đến tổ chức mà cấp trên đưa ra. Kết quả bầu cử các thành viên thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp dưới phải được sự phê chuẩn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp thông
qua. Mọi quyết định của cấp trên liên quan đến nhân sự, tổ chức phải được cấp dưới chấp
hành nghiêm chỉnh và đúng đắn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý được tiến hành có
hiệu quả.


Về hoạt động, sự phục tùng lại càng được thể hiện rõ nét. Hiến pháp có quy định
về quyền hạn của Chính phủ trong việc “lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan
ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện
toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở…”.
Thêm vào đó, Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên
và tất cả chịu sự lãnh đạo của Chính phủ. Do đó, văn bản của uỷ ban nhân dân ban hành
(quyết định, chỉ thị) không được trái với nội dung của cơ quan hành chính cấp trên và
Chính phủ. Chính sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền
lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và điạ phương thể hiện rõ yếu tố tập

trung. Nếu không có sự phục tùng này sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo quản lý
tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ.
Nhưng việc phục tùng, tập trung này phải dựa trên cơ sở quy định pháp luật, không phải
là phục tùng vô điều kiện và phải gắn liền với dân chủ, không thể là có tập trung mà
không có dân chủ.
2.3 Việc phân cấp quản lý:
“Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm
đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước”. Đây là một biện pháp quan trọng trong việc cải cách hành chính nhà nước và còn
là xu hướng phổ biến trên thế giới. Để đảm bảo tính tập trung dân chủ, việc phân cấp
quản lý cần phải đảm bảo: trung ương có quyền quyết định trong lĩnh vực then chốt,
chiến lược, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất; mạnh dạn giao quyền cho các địa
phương phát huy tính chủ động sáng tạo; việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí
trên cơ sở những quy định của pháp luật, tránh trường hợp chồng chéo gây mất hiệu quả.
Do ý nghĩa của phân cấp quản lý là rất lớn và việc phân cấp này còn phụ thuộc vào các
vấn đề: cơ sở kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng…việc ban hành các quyết định về phân cấp
quản lý cần có sự cân nhắc kĩ càng và bao giờ cũng được thể hiện trong văn bản của cơ
quan có thẩm quyền như nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản
lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương số
08/2004/NQ-CP.
2.4. Sự hướng về cơ sở:
“Hướng về cơ sở là việc cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ
sở quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hoáxã hội trực thuộc.”. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính là nơi trực tiếp tạo ra của cải
vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người lao động do đó cơ
quan nhà nước phải tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế, văn hoá xã hội hoàn thành tốt


công việc của mình thông qua việc cung cấp các trang thiết bị để hoạt động, giúp đỡ về
vật chất tinh thần, giúp các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. Nhưng đồng thời nhà nước
nhà nước cũng có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ tổ

chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở. Dân chủ là cần thiết nhưng không thể
thiếu sự quản lý thống nhất tập trung của cơ quan nhà nước để thúc đẩy mọi hoạt động
của các đơn vị này phát triên một cách mạnh mẽ.
2.5 Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn được
gọi là song trùng trực thuộc. Đó là việc các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
chịu sự quản lý đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp; một theo sự quản lý của
ngành dọc, và một theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang. Biểu hiện này được thể
hiện ở cả tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính địa phương Về tổ chức, đối
với các uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân mỗi cấp xác định số lượng và bầu ra các
thành viên của uỷ ban nhân dân cấp mình( theo chiều ngang). Kết quả bầu cử các thành
viên uỷ ban nhân dân mỗi cấp phải được chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê
chuẩn (theo chiều dọc). Riêng với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì do chính thủ tướng chính
phủ phê chuẩn. Về hoạt động, Uỷ ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng qủan lý
hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như
văn bản của cơ quan hành chính cấp trên; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội
đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Ðối với cơ
quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn cấp trên trực tiếp.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà
nước ở Việt Nam:
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân
chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân
chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và
tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập
trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực
hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể
chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu
tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ

thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.


+ Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện đúng bản chất của
nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của dân, do dân và vì dân,
một nước dân chủ thực sự. Nhưng sự dân chủ này lại cần có sự tập trung quyền để điều
khiển được xã hội, thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Trong từng giai đoạn phát
triển của đất nước thì mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ luôn được điều chỉnh để phù
hợp với tình hình, nhận thức, điều kiện kinh tế xã hội.
+ Thứ hai, nguyên tắc này tạo ra sự thống nhất trong việc quản lý hành chính nhà
nước, tạo điều kiện cho nhiệm vụ quản lý của các chủ thể quản lý được diên ra dễ dàng
hơn. Cấp trên thông qua việc thực hiện yêu cầu của cũng như báo cáo công việc của cấp
dưới có thể nắm rõ tình hình thực tế hoạt động của từng vùng từng lĩnh vực ở địa phương
mình; nhanh chóng phát hiện những hành vi vi phạm của cấp dưới, đưa ra phương án xử
lý kịp thời hạn chế hết mức có thể hậu qủa xảy ra.
+ Thứ ba, tập trung dân chủ tạo ra hướng đi, đường lối cơ bản cho các cơ quan cấp
dưới hoạt động có hiệu quả. Thông qua quy định, hướng dẫn và hỗ trợ của cấp trên, cấp
dưới có một khung pháp lý để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hợp pháp và hợp
lý. Đồng thời, tập trung dân chủ tạo điều kiện cho cấp dưới có khả năng sáng tạo, áp dụng
những tiến bộ mới vào quản lý hành chính nhà nước, tránh khỏi tình trạng áp đặt ý chí,
cửa quyền, hách dịch và “căn bệnh” tham nhũng. Việc này sẽ khắc phục tình trạng trung
ương ôm đồm nhiều việc, quản lý nhiều việc cụ thể trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá
- xã hội, dịch vụ công…
+ Thứ tư, chính nguyên tắc này là phương tiện để tiến hành cải cách hành chính.
Nó quy định những việc trung ương cần làm, nhất thiết phải làm và những việc phải
"để"cho địa phương làm. Đối với trung ương sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ và các bộ
trở lại làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lý vĩ mô các lĩnh vực đời sống
kinh tế - xã hội, có chỉ đạo thống nhất trong cả nước và làm tốt công tác kiểm tra, thanh
tra. Địa phương được phân cấp mạnh thì sẽ chủ động trong quản lý, có thể tự mình ra các
chủ trương cụ thể phù hợp với tình hình, điều kiện của nơi đó. Ngoài ra, địa phương sẽ

chủ động hơn về nguồn lực tài chính, tổ chức và cán bộ thực hiện. Khắc phục tình trạng
các cơ quan quản lý trung ương can thiệp vào công việc của địa phương
III. Kết thúc vấn đề:
Nguyên tắc tâp trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý hành
chính nhà nước nói chung, trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung. Đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động quản lý cũng như tạo điều kiện để lộ
trình cải cách hành chính được diễn ra theo đúng kế hoạch nhưng việc xác định đúng và


thực hiện đúng nguyên tắc này lại gặp nhiều khó khăn. Cần phải có sự kết hợp hài hoà
giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, để Việt Nam ta vẫn là nước dân chủ nhưng vẫn có
sự quản lý đúng mức, đúng mực của cơ quan nhà nước.
Câu 5: Phân tích Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN?
Điều 109 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất”. Điều này cho thấy tính chất của Chính
phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra,
nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội, thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội. Như
vậy, giữa Chính phủ và Quốc hội có mối liên hệ đặc biệt quan trọng và góp phần to lớn
vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
I. Khái quát về Quốc hội và Chính phủ.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích của
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội
là những công nhân, nông dân trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc
trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng
nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững nguyện vọng, tâm tư của
quần chúng…Nhiệm kì Quốc hội là 5 năm.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra

theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho
đến khi bầu ra Chính phủ mới. Thành viên Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của
Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ cụ
thể hóa Hiến pháp, luật của Quốc hội bằng các văn bản dưới luật như nghị định, nghị
quyết…
II – Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành:
1. Quốc hội thành lập ra Chính phủ.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và quy trình thành lập của Chính
phủ có sự chỉ đạo, phối hợp một cách nhịp nhàng giữa Quốc hội và Chính phủ. Điều 3
Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định: “Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ


trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ”. Ngoài ra còn có quy định về tiêu chuẩn thành viên Chính phủ
như sau: thành viên Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội (trừ Thủ
tướng), thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Việc quy định như vậy là để đảm bảo cho các thành viên tập trung vào một công việc
chính theo nguyên tắc “bất khả kiêm nhiệm”. Các thành viên Chính phủ tập trung vào
công việc chính của họ mà không kiêm nhiệm thêm bất cứ công việc của ngành, tổ chức,
cơ quan nào khác. Hiến pháp 1992 có quy định khá cụ thể về việc thành lập Chính phủ,
đây là quy định kế thừa có chọn lọc quy định của các Hiến pháp Việt Nam trước đó.
Đồng thời cũng thay đổi những quy định không phù hợp với thực tế để Chính phủ hoạt
động tốt hơn, đáp ứng yêu cầu và tình hình mới của đất nước nhằm thực hiện đúng quan
điểm về tổ chức bộ máy nhà nước tập trung vào hệ thống cơ quan dân cử. Điều này
không đồng nghĩa với việc hạ thấp vai trò, vị trí của Chính phủ, Hiến pháp vẫn quy định
vị trí “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam.

2. Chính phủ - cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất.
Chính phủ với chức năng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất được hiểu như
một cơ quan quản lý cao nhất theo ngành dọc trong cơ cấu bộ máy nhà nước CHXHCN
Việt Nam. Chính phủ đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước thực hiện hoạt động thực
thi pháp luật, quản lí điều hành đất nước, cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của
Nhà nước. Hiến pháp và luật của Quốc hội muốn được thực thi phải được Chính phủ cụ
thể hóa bằng các văn bản dưới luật, Chính phủ đề ra biện pháp thích hợp, phân công, chỉ
đạo thực hiện các văn bản đó trên thực tế. Quy định này nhằm đề cao vị trí của Chính phủ
trong bộ máy nhà nước, tạo thế chủ động cho Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà
nước. Việc quản lý chặt chẽ hệ thống cơ quan hành chính của cả bộ máy nhà nước bao
gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan hành chính trực thuộc chính phủ, UBND các
cấp, cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương giúp
cho việc thực thi Hiến pháp, pháp luật của Quốc hội đi vào cuộc sống thực tế của người
dân một cách có hiệu quả và nhanh chóng hơn. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội về những nhiệm vụ của mình. Hiến pháp 1992 quy định rõ việc
Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước
nhưng chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội (chỉ Quốc hội mới có quyền xem xét trách
nhiệm của Chính phủ, miễn nhiệm các thành viên Chính phủ).


3. Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Chính phủ và giám sát hoạt
động của Chính phủ:
Một chế định quan trọng của Hiến pháp các nước trên thế giới thể hiện chức năng
giám sát của Nghị viện đối với Chính phủ là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức
danh quan trọng của Chính phủ của chế độ đại nghị. Ở Việt Nam, chế định này cũng
được nói đến trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và Luật tổ chức Quốc hội 2001.
Chế định này nhằm ngăn ngừa những biểu hiện xấu của những người đang cầm quyền,
tức là bộ máy hành pháp của nhà nước. Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 quy định,
trước khi quyết định việc bãi miễn các chức danh Thủ tướng, Phó thủ trướng, Quốc hội

bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội với các chức danh đó. Trong trường hợp người đảm
nhiệm chức danh nêu trên bị mất tín nhiệm, thì Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm (Điều 84).
Thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu
trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc
hội bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Quy định này làm
cho các thành viên Chính phủ làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm
bảo cho hiệu quả của cơ quan hành pháp, chống lại những biểu hiện quan liêu, tham
nhũng, hách dịch, cửa quyền… Mối quan hệ trách nhiệm, giám sát của Quốc hội và
Chính phủ thể hiện rất rõ qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với các bộ
trưởng và thành viên Chính phủ - đây là một hình thức thực hiện chức năng giám sát
(Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội 2001).
4. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quy trình lập pháp.
Đây là sự liên quan, phụ thuộc giữa Quốc hội và Chính phủ về vấn đề lập pháp.
Nó có những đặc điểm sau:
Một là: mối quan hệ giữa hai chủ thể trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Trong đó
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất. Sự phụ thuộc của Chính phủ vào Quốc
hội thể hiện ở việc dựa trên những VBQPPL của Quốc hội, Chính phủ ban hành những
VBQPPL thuộc thẩm quyền của mình để cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện những
VBQPPL đó vào cuộc sống. Bằng hoạt động cụ thể của mình, Chính phủ góp phần đảm
bảo tính thống nhất, liên tục của hệ thống hành chính và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ
quan lập pháp và hành pháp để tạo thành cơ chế tổng thể thực thi quyền lực và hiệu quả
quản lí chung của Nhà nước.
Hai là: Quốc hội không trực tiếp soạn thảo nội dung của tất cả các văn bản luật,
pháp lệnh mà đa số các văn bản luật pháp lệnh do Quốc hội và UBTVQH thông qua đều


do Chính phủ soạn thảo. Như vậy, quyền lập pháp của Quốc hội được thực hiện trên cơ
sở quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ. Trong những năm gần đây, hoạt
động của Chính phủ đã tiến hành đều đặn mỗi tháng họp một lần, kéo dài trong khoảng 1

đến 2 ngày. Chính phủ có kế hoạch làm việc theo tháng, Thủ tướng và Phó thủ tướng có
kế hoạch làm việc theo tuần. Về mặt nội dung, Chính phủ tập trung nhiều hơn vào việc
xây dựng thể chế, thảo luận và thông qua các dự án tại phiên họp của Chính phủ. Kết quả
cho thấy, Chính phủ đã ban hành một số VBQPPL với chất lượng ngày càng cao.
Ba là: trong điều kiện chính trị nước ta hiện nay không có sự đối lập về chính trị
nên mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ nói chung và hoạt động lập pháp nói riêng
không có sự đối lập trong mục đích xây dựng và ban hành VBQPPL. Luật do Quốc hội
ban hành là thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước. Chính
phủ có vai trò đảm bảo, tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật do Quốc hội ban
hành vì thế Hiến pháp, luật của Quốc hội ban hành chỉ có thể trở thành hiện thực trong
đời sống Nhà nước và đời sống xã hội khi được Chính phủ tổ chức chỉ đạo trong quá
trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bằng hoạt động lập quy (cụ thể hóa luật và
nghị quyết của Quốc hội) đồng thời tuyên truyền, phổ biến chúng. Để làm tốt chức năng
lập pháp của mình Quốc hội cần có một sự phối hợp nhịp nhàng với Chính phủ. Giữa hai
cơ quan này không những phải có sự phối hợp mà còn phải có sự phân công rõ ràng giữa
cơ quan có quyền thông qua các dự án luật với cơ quan trình dự án luật. Như vậy trong
quá trình lập pháp, Chính phủ là cơ quan trình dự án luật, còn Quốc hội mới là cơ quan
thông qua dự thảo luật – điều này mang ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất. Qua đó có
thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ trong lĩnh vực lập pháp.
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ:
- Nâng cao trình độ và phẩm chất chính trị của các đại biểu Quốc hội để công tác giám
sát Chính phủ được hiệu quả và công minh hơn.
- Tăng cường tính chủ động của Chính phủ trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Hội đồng dân tộc với các ủy ban của Quốc hội, HĐDT
với các ủy ban của Chính phủ trong giai đoạn thẩm tra dự án luật, pháp lệnh.
- Nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong quy
trình lập pháp.
- Một số lĩnh vực do Chính phủ quản lí cũng cần có sự quản lí, giám sát chặt chẽ hơn của
Quốc hội và cần đươc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật
tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Quốc hội, từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các



thành viên Chính phủ ( Thủ tướng, các Phó thủ tướng và các Bộ trưởng), tăng khả năng
xử lí các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách... Vấn đề xử lí vi phạm cũng cần đặc biệt
quan tâm. Thực tế hiện nay, có nhiều phiên chất vấn của Quốc hội, việc phàn nàn “quyền
hạn của bộ trưởng thì hữu hạn, mà trách nhiệm thì vô hạn” đã được thay bằng việc các
Bộ trưởng nhanh chóng nhận phần lỗi về mình (mặc dù có thể lỗi đó không do bộ trưởng
gây ra). Vấn đề đặt ra là hoạt động chất vấn của Quốc hội không được chỉ dừng lại ở việc
nhận trách nhiệm mà là việc giải quyết sự việc như thế nào? Không phải chỉ nhận cho
qua, cho xong chuyện. Những năm gần đây có rất nhiều vụ việc vi phạm lớn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường, tình hình an ninh trật tự…gây nhiều bức xúc trong dư luận
và ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dân vào bộ máy nhà nước ta (đặc biệt là Quốc
hội và Chính phủ). Như vậy có thể thấy còn nhiều bất cập cần khắc phục trong mối liên
hệ, trong hoạt động của cả hai cơ quan nhà nước này, nâng cao hơn nữa hiệu quả của bộ
máy nhà nước trong thời kì hội nhập, phát triển. Những giải pháp được nhắc đến ở trên
chỉ là ý kiến cá nhân, muốn hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước cần
có sự phối hợp của chính các cơ quan đó và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. .
Câu 6: Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính? Cho ví dụ minh họa?
2. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính gồm:
a) Mặt khách quan của vi phạm hành chính
Bất kỳ một hiện tượng nào cũng có hình thức biểu hiện của nó. Vi phạm hành
chính có hình thức biểu hiện là hành vi. Không có vi phạm thì không có vi phạm pháp
luật nói chung, vi phạm hành chính nói riêng. C.Mác chỉ rõ: "Ngoài hành vi của mình thì
con người không tồn tại đối với pháp luật"
Những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng xấu chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi
thì chưa phải là vi phạm pháp luật. Con người chỉ chịu trách nhiệm về những hành vi của
mình và việc đánh giá con người phải thông qua hành vi của họ.
Hành vi có thể biểu hiện dưới hình thức hành động, ví dụ: hành vi làm hàng giả,
kinh doanh trái phép, đi xe máy vào đường cấm... hoặc dưới hình thức không hành động

như: đi xe mô tô không có bằng lái; không có phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ
sở sản xuất kinh doanh. Chỉ cần có hành động hoặc không hành động nêu trên cũng có
thể truy cứu trách nhiệm hành chính, bất luận là hậu quả của hành vi đã xảy ra hay chưa.
Khi vi phạm hành chính đã gây ra hậu quả, cần xác định mối liên hệ nhân quả giữa hành
vi vi phạm và hậu quả của hành vi. Ngoài ra, khi xem xét mặt khách quan của vi phạm


hành chính trong những vụ việc cụ thể cần tính đến một số yếu tố như thời gian, địa
điểm,
hoàn
cảnh,
phương
tiện
vi
phạm.
b) Khách thể của vi phạm hành chính
Bất kỳ hành vi trái pháp luật nào cũng đều xâm phạm tới quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ, làm tổn hại, rối loạn, đe doạ sự phát triển bình thường các quan hệ đó.
Do vậy, vi phạm hành chính - hành vi trái pháp luật cũng xâm phạm tới các quan hệ xã
hội được các quy tắc quản lý hành chính nhà nước bảo vệ. Khách thể của vi phạm hành
chính là quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại. Khách thể là yếu tố đặc biệt quan
trọng ấn định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật.
Tính chất của khách thể (quan hệ xã hội) bị xâm hại là tiêu chí đầu tiên mà Nhà
nước sử dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có nghĩa là để phân
biệt vi phạm hành chính với tội phạm, với các vi phạm khác. Ví dụ: Hành vi giết người tội phạm, còn lái xe mô tô không có bằng là vi phạm hành chính. Nhưng khi một khách
thể bị nhiều hành vi xâm hại, thì tiêu thức để phân biệt chúng là hậu quả trực tiếp của
hành vi hoặc hành vi đó đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính hay
chưa. Ví dụ, đối với hành vi kinh doanh trái phép, lừa dối khách hàng, buôn bán thuốc lá
trái phép... Với khối lượng nhỏ chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đã bị xử lý hành
chính mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng cũng những hành vi đó

tuy chưa bị xử lý hành chính nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Hoặc đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người
khác dưới 11% mà không thuộc các trường hợp: dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ
đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người; gây thương tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều
lần; phạm tội có tổ chức; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn
nhân thì không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính.
Khách thể cụ thể của những vi phạm hành chính rất đa dạng. Đó là: sở hữu Nhà
nước; sở hữu công dân; quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn nơi
công cộng; an toàn giao thông; trật tự quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế, văn hoá - xã hội v.v...
Như vậy, khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước được bảo vệ bởi các quy phạm luật hành chính, bằng các biện
pháp trách nhiệm hành chính.
c) Chủ thể của vi phạm hành chính
Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm
hành
chính.


Pháp luật hành chính quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những
cá nhân có năng lực hành vi pháp luật hành chính. Người có năng lực hành vi pháp luật
hành chính là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành
vi, hậu quả hành vi, điều khiển được hành vi đó. Những người hành động trong tình thế
cấp thiết, phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ, hoặc không có khả năng nhận thức,
điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hành chính, nghĩa là, không
bị xử phạt vi phạm hành chính (chẳng hạn: những người mắc bệnh tâm thần và các bệnh
thần kinh khác, không có khả năng, hoặc hạn chế khả năng nhận thức).
Các chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính gồm:
- Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra.

- Người có đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi
phạm hành chính do cố ý.
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, khi phạt tiền
đối với họ thì người có thẩm quyền áp dụng mức phạt không được quá một phần hai mức
phạt đối với người thành niên. Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha
mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp thay.
- Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và
những người thuộc lực lượng Công an nhân dân nếu thực hiện vi phạm hành chính thì bị
xử lý như đối với công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước
quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh, quốc phòng thì người xử
phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền
xử

theo
điều
lệnh
kỷ
luật.
- Cán bộ, công chức nhà nước nói chung, những người có chức vụ nói riêng chịu
trách nhiệm hành chính đối với những vi phạm hành chính liên quan đến việc thi hành
công vụ nhà nước, có nghĩa là liên quan đến việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được
trao. Nếu không liên quan tới việc thực hiện công vụ thì xử lý họ như đối với công dân
bình thường. ở đây, có yếu tố liên quan tới hoạt động công vụ, nên họ bị xử phạt nặng
hơn. Cũng có trường hợp, tuy không có yếu tố công vụ, nhưng là cán bộ, công chức vi
phạm vẫn bị xử lý nặng hơn, chẳng hạn như khi có hành vi mua, bán dâm.
- Pháp luật nhà nước ta quy định tổ chức cũng là chủ thể của vi phạm hành chính.
Tổ chức có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế nếu thực hiện vi



phạm hành chính thì cũng bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép,
tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm.
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, pháp luật hành chính nước ta quy
định khi tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức đó phải tiến hành xác định cá
nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo
quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử
phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Đồng thời lại
không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 và
27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài, như áp dụng biện
pháp trục xuất.
d) Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi
là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính. Cần phân biệt hành vi trái pháp luật
với vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định yếu tố chủ quan: thái độ, động cơ, ý chí của
người vi phạm đối với hành vi của họ và đối với hậu quả của hành vi.
Có hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ người có hành vi vi
phạm hành chính nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi của mình
nhưng vẫn thực hiện, hoặc để mặc cho hậu quả hành vi đó xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ
người vi phạm hành chính không biết hoặc không nhận thức được hành vi của mình là
trái pháp luật mặc dù cần phải biết và nhận thức được, hoặc nhận thức được nhưng cho
rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả của hành vi trái pháp luật đó.
Khi xem xét, đánh giá một hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm hành chính
hay không cần phải nghiên cứu khách quan, đầy đủ các dấu hiệu, yếu tố cấu thành pháp
lý của vi phạm. Dựa vào các yếu tố cấu thành của vi phạm nhằm xác định vi phạm đó là
vi phạm gì, để chọn đề tài xử phạt cho đúng.
II. Nhận định đúng sai:

Câu 1: Nhận định: “Chủ thể quản lý hành chính nhà nước không phải chỉ là cơ quan
hành chính nhà nước” là đúng.


Bởi vì chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước, đứng đầu là chính phủ và các cơ quan phát sinh từ
chúng, các cơ quan, các Bộ, Sở, Phòng, Ban và tương đương …
Câu 2: Nhận định: “Đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính không phải chỉ là
những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, Điều hành của cơ quan hành
chính nhà nước” là đúng.
Bởi vì: Có 3 nhóm quan hệ thuộc đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính, bao gồm:
- Nhóm 1: Điều chỉnh những quan hệ chấp hành và Điều hành phát sinh trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Nhóm 2: Điều chỉnh nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhằm ổn
định về tổ chức, tạo Điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước hoàn
thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Nhóm 3: Điều chỉnh những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà
nước khác, các tổ chức và các cá nhân (cán bộ, công chức) được nhà nước trao quyền
thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp
luật quy định.
=> Vì vậy, nhận định trên là đúng.
Câu 3: Nhận định: “Luật Hành chính không Điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
quá trình hoạt động nội bộ của tổ chức xã hội” là đúng.
Bởi vì: Tổ chức xã hội nào thì hoạt động theo Điều lệ của tổ chức xã hội đó. Do vậy Luật
Hành chính không Điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động nội bộ của họ.
Câu 4: Nhận định: Không chỉ có cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước” là đúng.
Bởi vì: Có 2 nhóm tham gia thực hiện chức năng qlý hành chính NN, đó là:
- Nhóm 1: Các cơ quan hành chính nhà nước (được coi là nhóm chủ yếu, quan trọng
nhất); ví dụ: Chính phủ, Bộ, Sở…;

- Nhóm 2: Các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền
để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; ví dụ: Phi công là cơ trưởng được
quyền ra quyết định bắt giữ người trên máy bay nếu hành khách đó có hành vi gây mất an
toàn cho chuyến bay .v.v.
Câu 5: Nhận định: Các bên tham gia quan hệ quản lý bao giờ cũng có sự phụ thuộc về
mặt tổ chức? là sai.
Bởi vì: Khi một bên tham gia quan hệ quản lý vi phạm, dẫn đến phải bị xử phạt thì không
liên quan gì đến sự phụ thuộc vào tổ chức của nhau.
Ví dụ: Một cá nhân cảnh sát giao thông khi vượt đèn đỏ mà không phải thi hành công vụ
thì vẫn bị xử phạt lỗi vi phạm như thường.
Câu 6: Nhận định: Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân A khi cơ
quan hành chính nhà nước thuê nhà của công dân A để làm trụ sở làm việc tạm thời là đối
tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính? Là sai.
Bởi vì: Việc cơ quan hành chính nhà nước thuê nhà của công dân A là quan hệ dân sự,
nên nó không thuộc đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính.


×