Tải bản đầy đủ (.pdf) (284 trang)

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 284 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

NGUYỄN THỊ CẨM THÚY

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

NGUYỄN THỊ CẨM THÚY

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN (KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)
MÃ SỐ

: 62.34.30.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình khoa học nghiên cứu ñộc lập của bản
thân. Những thông tin, dữ liệu, số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu của luận án chưa ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ
MỞ ðẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ..............................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................................................24
2.1. Tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 24
2.1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp .......................................24
2.1.2. Mối quan hệ giữa tài chính và tình hình tài chính doanh nghiệp ............26
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .............................................28
2.2. Phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán.....................29
2.2.1. ðặc ñiểm hoạt ñộng của công ty chứng khoán có ảnh hưởng ñến phân

tích tình hình tài chính .......................................................................................29
2.2.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán ...........32
2.2.3. Phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích tình hình tài chính của công
ty chứng khoán...................................................................................................56
2.2.4. Tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán.............61
2.3. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán tại
một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................64
2.3.1. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán
tại một số nước trên thế giới ..............................................................................64
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................77


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM .........................................................................................................................78
3.1. Tổng quan về hệ thống công ty chứng khoán Việt Nam...........................78
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................78
3.1.2. ðặc ñiểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt ñộng kinh doanh và phân cấp
quản lý tài chính.................................................................................................80
3.1.3. ðặc ñiểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán ................................82
3.1.4. Vai trò của công ty chứng khoán .............................................................83
3.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán
Việt Nam...............................................................................................................85
3.2.1. Khái quát thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán Việt Nam .................................................................................................85
3.2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán
Việt Nam............................................................................................................87
3.3. ðánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán Việt Nam .................................................................................................107

3.3.1. Về tổ chức phân tích ..............................................................................108
3.3.2. Về phương pháp phân tích.....................................................................109
3.3.3. Về nội dung và chỉ tiêu phân tích ..........................................................110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................115
CHƯƠNG 4 : QUAN ðIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......116
4.1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán và các công ty chứng
khoán Việt Nam .................................................................................................116
4.1.1. Quan ñiểm chủ ñạo và mục tiêu chiến lược...........................................116
4.1.2. ðịnh hướng phát triển ñến năm 2020 ....................................................117
4.2. Sự cần thiết và quan ñiểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của
các công ty chứng khoán Việt Nam..................................................................122


4.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán Việt Nam ....................................................................................122
4.2.2. Quan ñiểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán Việt Nam ....................................................................................124
4.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán Việt Nam .................................................................................................127
4.3.1. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính...................................127
4.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính .........................132
4.3.3. Hoàn thiện nội dung và chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính...............136
4.4. ðiều kiện ñể thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
của các công ty chứng khoán Việt Nam ..........................................................156
4.4.1. Về phía Nhà nước ..................................................................................156
4.4.2. Về phía các công ty chứng khoán..........................................................159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................161
KẾT LUẬN ............................................................................................................162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ðà CÔNG BỐ .............................163

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 7: THÔNG TIN THỨ CẤP TỪ CÁC CÔNG TY KHẢO SÁT
***


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÊN VIẾT ðẦY ðỦ

BCTC

Báo cáo tài chính

CTCK

Công ty chứng khoán

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCð


Tài sản cố ñịnh

ROA

Sức sinh lợi của tài sản

ROE

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

ROS

Sức sinh lợi của doanh thu thuần


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo tình hình tài chính của CTCK ACBS ........................................89
Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu vốn của CTCK APSI ....................................................89
Bảng 3.3: Phân tích tỷ số ñòn cân nợ của CTCK CLS.............................................90
Bảng 3.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của CTCK CSC...............90
Bảng 3.5: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CTCK APSC ............91
Bảng 3.6: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn của CTCK BVSC...................92
Bảng 3.7: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CTCK AGRISECO ..92
Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK AGRISECO..........................94
Bảng 3.9: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK SHS ......................................94
Bảng 3.10: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK APSI ...................................95
Bảng 3.11: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK APSC..................................96
Bảng 3.12: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK CSC ....................................97
Bảng 3.13: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK AGRISECO.............................98

Bảng 3.14: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK SHS .........................................99
Bảng 3.15: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK APSC.....................................100
Bảng 3.16: Báo cáo tình hình tài chính của CTCK ACBS ....................................100
Bảng 3.17: Phân tích thu nhập của CTCK HSC.....................................................101
Bảng 3.18: Phân tích năng lực hoạt ñộng và khả năng sinh lời của CTCK CLS...102
Bảng 3.19: Phân tích tỷ lệ vốn khả dụng của CTCK KLS.....................................104
Bảng 3.20: Phân tích tỷ lệ vốn khả dụng................................................................104
Bảng 3.21: Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh của CTCK AVS .106
Bảng 3.22: Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh của CTCK
APSC.......................................................................................................................107
Bảng 3.23: Phân tích các hệ số phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh của CTCK JSI .107
Bảng 4.1: Báo cáo tình hình tài chính của CTCK ACBS ......................................133
Bảng 4.2: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CTCK APSC ..........133
Bảng 4.3: Phân tích tình hình bảo ñảm vốn ñiều lệ so với vốn pháp ñịnh.............138


Bảng 4.4: Phân tích tình hình bảo ñảm vốn ñiều lệ so với vốn pháp ñịnh của Công
ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long .......................................................................140
Bảng 4.5: Phân tích tỷ suất ñầu tư tài sản cố ñịnh..................................................145
Bảng 4.6: Phân tích dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà ñầu tư .......................149
Bảng 4.7: Phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân ñối kế toán .................................150
Bảng 4.8: Phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân ñối kế toán có liên hệ với các chỉ
tiêu trong bảng cân ñối kế toán ...............................................................................151
Bảng 4.9: Phân tích mức ñộ bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng..............................155

DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ
Trang
Sơ ñồ 4.1: Quy trình phân tích tình hình tài chính theo hướng hoàn thiện ............131
Biểu ñồ 4.1: Tỷ lệ vốn ñiều lệ so với vốn pháp ñịnh của CTCK Kim Long..........141
Biểu ñồ 4.2: Tỷ lệ vốn ñiều lệ so với vốn pháp ñịnh của CTCK Kim Long và

CTCK Sài Gòn ........................................................................................................142
Biểu ñồ 4.3: Tỷ suất ñầu tư tài sản cố ñịnh của công ty chứng khoán ...................146
Biểu ñồ 4.4: Tài sản ngoài bảng cân ñối kế toán....................................................152
Biểu ñồ 4.5: Tài sản ngoài Bảng cân ñối kế toán của các công ty chứng khoán năm
2010.........................................................................................................................153


1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài luận án
Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung
cấp thông tin cho các ñối tượng quan tâm ñến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi
lẽ, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính
của doanh nghiệp tại một thời ñiểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài
chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi ñát thể hiện rõ nét chất lượng
của toàn bộ các hoạt ñộng mà doanh nghiệp ñã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân
tích tình hình tài chính, các ñối tượng sử dụng thông tin có thể biết ñược trạng thái
tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính,
mức ñộ ñộc lập tài chính, chính sách huy ñộng vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả
năng thanh toán. ðồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại,
cũng có thể dự báo ñược những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo
ñược những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế, phân
tích tình hình tài chính ñược nhiều ñối tượng khác nhau quan tâm như các nhà quản
trị, các nhà ñầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức kiểm toán, tổ chức tín dụng,
người lao ñộng,…
Thị trường chứng khoán ñược xem là ñặc trưng cơ bản, là biểu tượng của
nền kinh tế hiện ñại. Sự ra ñời, tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán nói
chung và công ty chứng khoán (CTCK) nói riêng là tất yếu khách quan và có vai trò

quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường chứng
khoán thực hiện phiên giao dịch ñầu tiên vào ngày 20/07/2000, lúc ñó chỉ có hai công
ty niêm yết. Theo thời gian, thị trường chứng khoán Việt Nam ñã có sự phát triển
nhất ñịnh về số lượng hàng hóa niêm yết, về sự tham gia của nhà ñầu tư cũng như sự
phát triển của các CTCK. Với số lượng CTCK ngày càng nhiều, phạm vi và tính chất
hoạt ñộng ngày càng mở rộng, phát triển ña dạng ña năng, tính cạnh tranh ngày
càng gay gắt và tất yếu dễ dẫn ñến các CTCK gặp rủi ro có thể bị phá sản. Hơn nữa,


2

thị trường chứng khoán là loại thị trường mang tính rủi ro hệ thống rất cao, chỉ một
số cá thể trong hệ thống bị sụp ñổ có thể sẽ kéo theo cả hệ thống cũng bị sụp ñổ.
Theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực chứng
khoán; kể từ tháng 01/2012, CTCK, công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, chi
nhánh của CTCK nước ngoài sẽ chính thức ñược phép ñặt chân vào Việt Nam. Vì
thế, các CTCK nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các ñối thủ ngoại ngay trên sân
nhà, thách thức ñặt ra cho các tổ chức dịch vụ chứng khoán trong nước là: khả năng
về vốn quá nhỏ so với các tập ñoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài, thiếu
chiến lược kinh doanh bài bản, thua kém về kỹ năng quản lý, công nghệ lạc hậu
nghèo nàn,… ðể các CTCK trong nước có thể chủ ñộng hội nhập thành công thì
phải có sự trợ giúp ñắc lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và từ sự cố gắng của
chính bản thân các CTCK. CTCK cần phải quan tâm ñến tình hình tài chính, hiệu
quả kinh doanh, tiềm năng và những rủi ro ñể có những quyết sách và chiến lược
kinh doanh ñúng ñắn, luôn nâng cao tiềm lực tài chính, hiện ñại hóa công nghệ, tiếp
cận các sản phẩm mới của thế giới,…ðây cũng chính là những vấn ñề mà giới ñầu
tư, khách hàng và các tổ chức tín dụng của các CTCK luôn mong ñợi sẽ có sự thay
ñổi tích cực trong thời gian tới. Muốn vậy, CTCK Việt Nam phải thường xuyên
phân tích tình hình tài chính, bởi lẽ thông tin từ phân tích tài chính là nền tảng của
mọi quyết ñịnh, và xem ñây là công việc tất yếu trong quản trị công ty; nó phải

ñược thực hiện với một thái ñộ, nhận thức nghiêm túc và phong cách chuyên
nghiệp.
Thông tin tình hình tài chính của CTCK có tác ñộng trực tiếp ñến nhà ñầu tư,
là do bản thân CTCK ñưa ra và hầu hết chưa ñược thẩm ñịnh. Mặt khác, ít có tổ
chức hay cá nhân nào thực hiện phân tích tình hình tài chính các CTCK, bản thân
CTCK có thể nhận thức chưa ñầy ñủ vai trò của mình ñối với xã hội. Phân tích tình
hình tài chính trong các CTCK Việt Nam là một vấn ñề cấp thiết, ñang ñược một bộ
phận lớn của xã hội rất quan tâm, góp phần thúc ñẩy thị trường chứng khoán hoạt
ñộng có hiệu quả và phát triển bền vững. Quan trọng hơn, thị trường chứng khoán là
một bộ phận không thể thiếu của thị trường tài chính, vì vậy nó có những ảnh hưởng


3

quyết ñịnh ñối với thị trường tài chính, từ ñó ảnh hưởng ñến sự phát triển kinh tế
của quốc gia. Do vậy, việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các CTCK
Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp ñến các CTCK, ñồng thời ảnh hưởng gián tiếp ñến
sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và xa hơn nữa là ảnh
hưởng ñến sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, qua phần tổng quan các nghiên
cứu trước ñây có liên quan ñến vấn ñề này thì những khía cạnh lý luận và thực tiễn
vẫn chưa ñược nghiên cứu ñể có cơ sở ứng dụng phù hợp.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết ñịnh chọn ñề tài “Hoàn
thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” làm ñề
tài nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của ñề tài là ứng dụng khung lý thuyết về phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp và sử dụng dữ liệu thực tế ñể phân tích, ñánh
giá về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán; từ ñó tìm ra giải pháp phù
hợp ñể hoàn thiện tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính

tại các công ty chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố
công khai trên thị trường của các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
Từ mục tiêu cơ bản ñó, các mục tiêu nghiên cứu chính ñược xác ñịnh là:
- Làm rõ bản chất và vai trò của tài chính, hoạt ñộng tài chính và tình hình
tài chính;
- Phân tích và ñánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công
ty chứng khoán nhằm khẳng ñịnh những thành công và hạn chế về phân tích tình
hình tài chính trong các công ty chứng khoán;
- ðề xuất các giải pháp cơ bản ñể hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công ty chứng khoán.

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- ðối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán Việt Nam. Với ñối tượng này, luận án ñi sâu nghiên cứu các vấn ñề lý luận


4

cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty
chứng khoán cùng với việc ñề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
+ Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn ñề liên quan ñến phân
tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán (cơ sở lý luận của phân tích
tình hình tài chính, thực trạng phân tích tình hình tài chính và ñề xuất các giải pháp
hoàn thiện phân tích tình hình tài chính).
+ Về mặt không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng phân tích tình

hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam; trong ñó tập trung vào các
công ty chứng khoán trên 2 ñịa bàn chủ yếu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài
chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai ñoạn từ năm 2010 ñến tháng
06/2012.

4. Câu hỏi nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu ñề ra, luận án tập trung giải ñáp câu hỏi
tổng quát: ðề tài có ảnh hưởng như thế nào ñến chất lượng thông tin về tình hình tài
chính của các công ty chứng khoán?
Từ ñó, luận án phải giải ñáp ñược các câu hỏi cụ thể sau:
- Những ñặc trưng của công ty chứng khoán ảnh hưởng ñến phân tích tình
hình tài chính? Sự khác biệt giữa tài chính doanh nghiệp, hoạt ñộng tài chính và
phân tích tình hình tài chính?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng ñến tổ chức, nội dung và phương pháp phân
tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán?
- Những giải pháp và ñề xuất nào thích hợp ñể hoàn thiện phân tích tình
hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam?


5

5. Phương pháp nghiên cứu luận án
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của ñề tài luận án là phương pháp luận duy vật
biện chứng; trong ñó việc áp dụng các phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích số liệu ñược dựa trên nền tảng nhận thức các vấn ñề nghiên cứu từ cơ sở lý
luận ñến hiện thực khách quan về phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán Việt Nam.

Phương pháp luận duy vật biện chứng vận dụng bước ñầu trong nghiên cứu
ñược dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu ñã công bố có liên quan
ñến phân tích tình hình tài chính nhằm tìm ra những vấn ñề cần phải giải quyết về
mặt lý thuyết. Trên cơ sở ñó, luận án ñã phân tích và tổng kết những vấn ñề nghiên
cứu có liên quan ñến phân tích tình hình tài chính và xác ñịnh mục tiêu nghiên cứu
của mình.
Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cũng ñược vận dụng thông qua
quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế
ñược tiến hành thông qua việc ñiều tra, chọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi ñiều tra
ñể thu thập số liệu. Trong quá trình thu thập và phân tích số liệu, các cơ sở dữ liệu
ñược so sánh ñể tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh ñược bản chất của vấn ñề nghiên
cứu. Nhờ ñó, cũng ñã giảm thiểu ñược vai trò chủ quan của tác giả nhằm bảo ñảm
tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu ñề ra, luận án sử dụng kết hợp cả
phương pháp ñịnh lượng và phương pháp ñịnh tính trong nghiên cứu. Sở dĩ
luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính kết hợp nghiên cứu ñịnh
lượng vì các lý do chính sau:
- Mặc dầu các nghiên cứu về phân tích tài chính, phân tích hoạt ñộng tài
chính không còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới nhưng phân tích tình hình
tài chính, ñặc biệt là phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán lại là
vấn ñề có tính khác biệt do những ñặc thù trong hoạt ñộng của loại công ty này


6

cũng như do thị trường tài chính non trẻ của Việt Nam tác ñộng ñến. Trên thực tế,
việc nghiên cứu phân tích tình hình tài chính với các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng áp dụng phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán là những
nghiên cứu còn khá hạn chế về số lượng ở Việt Nam. Do vậy, ở khía cạnh này, ñề

tài nghiên cứu của tác giả là ñề tài có tính khám phá nên việc nghiên cứu ñịnh tính
với các trường hợp chuyên sâu là phù hợp. Nếu áp dụng ñiều tra số lớn, kết quả thu
ñược sẽ rất hạn chế, thậm chí có thể làm sai lệch vì bản thân ñối tượng ñiều tra cũng
không hiểu rõ nội dung của vấn ñề nghiên cứu.
- ðề tài nghiên cứu ñề cập ñến các thông tin khá nhạy cảm là thông tin về tài
chính nói chung và thông tin về tình hình tài chính nói riêng, ñặc biệt là những
thông tin về ñánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Do trở ngại trong việc
thu thập dữ liệu trực tiếp từ phỏng vấn nên sử dụng phương pháp ñịnh lượng sẽ góp
phần bổ sung những thông tin cần thiết cho các nghiên cứu ñiển hình của phương
pháp ñịnh tính. Vì thế, lợi thế của phương pháp ñịnh lượng sẽ ñược tận dụng triệt ñể
khi người tham gia ñiều tra không trực tiếp ñối diện với nhóm nghiên cứu, không
cần công bố tên cũng như các thông tin cá nhân khác nên kết quả thu ñược sẽ mang
tính khách quan hơn.
- Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu ñịnh tính và ñịnh lượng
sẽ làm tăng ñộ tin cậy của các phân tích và ñánh giá vì có ñược các minh chứng từ
nhiều nguồn, tạo cách nhìn ña chiều về cùng một vấn ñề, có thể bổ trợ cho nhau và
phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2
phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu ñáp ứng tốt hơn
mục tiêu của ñề tài, giải ñáp ñược câu hỏi nghiên cứu một cách ñầy ñủ, rõ ràng, bảo
ñảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp ñịnh lượng,
vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp ñịnh tính với các trường hợp nghiên cứu ñiển
hình. Nhờ ñó, các kết luận mà ñề tài ñưa ra sẽ bảo ñảm cơ sở khoa học và mang tính
khả thi cao.
Cụ thể, phương pháp ñịnh lượng và phương pháp ñịnh tính ñược áp dụng
trong nghiên cứu thể hiện cụ thể như sau:


7

- Phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng:

Phương pháp ñịnh lượng ñược tác giả sử dụng trong luận án thông qua việc
tính toán, ño lường các sự kiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập ñược số hóa nhằm
thực hiện các phân tích thống kê. Bằng cách sử dụng hệ thống bảng hỏi (phiếu ñiều
tra) ñược chuẩn bị trước, tập trung chủ yếu vào các nội dung chứa ñựng lượng
thông tin lớn nhất liên quan ñến phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán, tác giả luận án ñã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ các cá nhân và từ
các công ty chứng khoán ở Việt Nam. Từ ñó, tác giả luận án ñã lý giải hoạt ñộng
thực tế về phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Dựa
trên kết quả phân tích và dự báo ñịnh lượng kết hợp với lý luận về phân tích tình
hình tài chính, tác giả luận án ñã ñưa ra ñược một số giải pháp nhằm hoàn thiện
phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên,
mặt trái của phương pháp ñịnh lượng mà tác giả cảm nhận ñược khi sử dụng trong
nghiên cứu là những sai số do ñối tượng ñược phỏng vấn, ñiều tra trả lời không
ñúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hay trả lời hoàn toàn theo cách hiểu
chủ quan của họ.
- Phương pháp nghiên cứu ñịnh tính:
Phương pháp ñịnh tính ñược tác giả luận án sử dụng nhằm mô tả và phân tích
ñặc ñiểm của môi trường hoạt ñộng của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng ñến
phân tích tình hình tài chính trên quan ñiểm của tác giả. Việc sử dụng phương pháp
ñịnh tính nhằm hoàn chỉnh những thông tin ñịnh lượng thu ñược trong các khảo sát
thực tế tại các công ty chứng khoán và các nghiên cứu ñánh giá; ñồng thời, bổ trợ
cho phương pháp ñịnh lượng bằng cách xác ñịnh các chủ ñề phù hợp với phương
pháp ñiều tra, giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số ñược phát hiện trong
nghiên cứu ñịnh lượng.
5.3. Quá trình ñiều tra và thu thập dữ liệu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu ñề ra và trả lời ñược các câu hỏi nghiên
cứu, ñòi hỏi phải có ñủ dữ liệu cần thiết. Nguồn dữ liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu luận án gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.



8

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu do tác giả luận án tự thu thập, chưa qua xử
lý, ñược thu thập lần ñầu và thu thập trực tiếp từ các ñơn vị thuộc tổng thể nghiên
cứu thông qua các cuộc ñiều tra. Dữ liệu sơ cấp ñáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu
nhưng do việc thu thập hết sức khó khăn, tốn kém nên ñể khắc phục nhược ñiểm
này, tác giả luận án không tiến hành ñiều tra hết toàn bộ các ñơn vị của tổng thể mà
chỉ ñiều tra trên một số ñơn vị (ñiều tra chọn mẫu).
Nguồn dữ liệu sơ cấp ñược tác giả thu thập thông qua các phiếu ñiều tra,
khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và phân tích
cùng các doanh nghiệp. Do ñây là những thông tin nhạy cảm và thời gian tác giả
khảo sát trong các công ty (từ 2010 ñến tháng 6/2012), thị trường chứng khoán nói
chung và các công ty chứng khoán Việt Nam nói riêng ñang xảy ra nhiều biến ñộng,
hoạt ñộng của cả thị trường chứng khoán cũng như các công ty chứng khoán hết sức
trì trệ, ñình ñốn, nhiều công ty gần như ngừng hoạt ñộng nên việc thu thập thông tin
hết sức khó khăn.
Do ñặc thù của ñề tài là nghiên cứu ñể hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính trên thực tế của các công ty chứng khoán nên bên cạnh nguồn dữ liệu sơ cấp,
tác giả còn tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu
ñã ñược xử lý bởi các công ty chứng khoán thuộc tổng thể nghiên cứu, do các công
ty chứng khoán tham gia khảo sát cung cấp hoặc do tác giả thu thập từ các nguồn
thông tin sẵn có như báo, ñài, internet hay từ website của các ñơn vị. Nguồn dữ liệu
thứ cấp sẽ là những minh chứng quan trọng và cần thiết vì nó phản ánh một cách
trung thực và chính xác thực trạng phân tích và công bố thông tin về tình hình tài
chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.
Qui trình thu thập dữ liệu ñược tiến hành như sau:
- Bước 1: Xác ñịnh ñối tượng khảo sát.
CTCK Việt Nam hiện nay có quy mô vốn ñiều lệ khá nhỏ, mức vốn ñiều lệ
bình quân cho một CTCK là khoảng 290 tỷ ñồng, thấp hơn mức vốn pháp ñịnh (300
tỷ ñồng) quy ñịnh trong Luật Chứng khoán năm 2006 cho tất cả các hoạt ñộng kinh

doanh chứng khoán, có rất ít các CTCK có vốn ñiều lệ trên 500 tỷ ñồng hay 1.000


9

tỷ ñồng. Mặt khác, việc phân bố các CTCK trong cả nước thì không ñồng ñều, chủ
yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh (40 CTCK, chiếm 38%) và TP. Hà Nội (60
CTCK, chiếm 57%). Do vậy, hoạt ñộng chứng khoán chỉ thực sự sôi ñộng ở 2 thành
phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, còn ở các tỉnh khác thì lĩnh vực này vẫn còn rất kém
phát triển. Xuất phát từ những ñặc ñiểm này, luận án chọn ñối tượng nghiên cứu
chủ yếu là các CTCK ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hoạt ñộng theo mô hình
chuyên doanh và mô hình ña năng.
Do số lượng các công ty chứng khoán tính ñến thời ñiểm khảo sát (06/2012)
khá lớn (trên 100 công ty thực tế ñang hoạt ñộng) nên tác giả luận án áp dụng
phương pháp chọn mẫu nhằm tiến hành thu thập thông tin trên mẫu; từ ñó, ñưa ra
các kết luận. Các công ty chứng khoán ñược chọn phục vụ cho nghiên cứu ñề tài
ñược thực hiện trên cơ sở các yêu cầu: (1) Các công ty chứng khoán ñược chọn phải
là công ty hoạt ñộng trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán: Mua, bán chứng
khoán; môi giới chứng khoán; quản lý danh mục ñầu tư chứng khoán; bảo lãnh phát
hành chứng khoán; lưu ký chứng khoán; ... (2) Quá trình chọn mẫu phải thực hiện
theo nguyên tắc ngẫu nhiên; (3) Số lượng mẫu ñược chọn phải ñủ lớn.
Trên cơ sở yêu cầu chọn mẫu ñề ra, luận án tiến hành sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified sampling). Trước tiên, luận án tiến hành
phân chia các công ty chứng khoán ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo qui mô
vốn ñiều lệ. Theo ñó, các công ty chứng khoán ñược chia làm 3 nhóm: Nhóm có
vốn ñiều lệ từ 500 tỷ VND trở lên; nhóm có vốn ñiều lệ từ 100 tỷ VND ñến dưới
500 tỷ VND và nhóm có vốn ñiều lệ dưới 100 tỷ VND. Sau ñó trong từng nhóm,
luận án dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên ñơn giản ñể chọn ra các ñơn vị của mẫu.
Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (hay chọn mẫu
xác suất phân tầng) là hoàn toàn phù hợp với tổng thể mẫu lựa chọn, bởi vì, danh

sách cụ thể của các công ty chứng khoán hoàn toàn xác ñịnh ñược, ñịa bàn của các
công ty chứng khoán tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chiếm
95% trong tổng số công ty chứng khoán ở Việt Nam). ðiều này một mặt giúp cho
kết quả nghiên cứu của luận án mang tính kết quả hơn do khả năng ñược chọn vào


10

tổng thể mẫu của tất cả các công ty chứng khoán ñều như nhau. Mặt khác, phương
pháp chọn mẫu này còn giúp tác giả luận án có thể chọn ra một mẫu có khả năng ñại
biểu cho tổng thể. Vì có thể tính ñược sai số do chọn mẫu, nhờ ñó luận án có thể áp
dụng ñược các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm ñịnh giả thuyết thống kê
trong xử lý dữ liệu ñể suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.
Căn cứ vào các yêu cầu trên, tác giả luận án ñã chọn ngẫu nhiên ra 56 công
ty chứng khoán ñể tiến hành thu thập dữ liệu. Cụ thể:
- (1) CTCK có vốn ñiều lệ từ 500 tỷ ñồng trở lên: Chọn ngẫu nhiên 14 công
ty trong tổng số 17 CTCK;
- (2) CTCK có vốn ñiều lệ từ 100 tỷ ñồng ñến dưới 500 tỷ ñồng: Chọn ngẫu
nhiên 28 công ty trong tổng số 58 CTCK.
- (3) CTCK có vốn ñiều lệ dưới 100 tỷ ñồng: Chọn ngẫu nhiên 14 công ty
trong tổng số 26 CTCK.
Việc tiếp cận các công ty chứng khoán (mẫu lựa chọn) ñược thực hiện bằng
cách tiếp cận theo danh sách và tiếp cận với cán bộ phân tích tài chính và cán bộ kế
toán trong công ty. Theo ñó, khi tiếp cận theo danh sách, tác giả luận án căn cứ vào
danh sách các công ty chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở
Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, vào danh bạ các doanh nghiệp phát hành
bởi Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), danh bạ các doanh
nghiệp trong Những Trang Vàng (Yellow Page) ñược phát hành bởi Tập ñoàn Công
ty Bưu chính Viễn thông, ... tại các ñịa bàn khảo sát. Việc tiếp cận trực tiếp qua các
cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp ñược tác giả luận án căn cứ vào danh sách

cán bộ phân tích tài chính và cán bộ kế toán tại các công ty ñược tác giả luận án dựa
vào sự giới thiệu của người quen. Tuy nhiên, như ñã trình bày ở trên, vì những lý do
nhạy cảm mà một số công ty và cán bộ dù ñã ñồng ý bước ñầu qua giới thiệu nhưng
cuối cùng vẫn không hồi âm phiếu ñiều tra. Danh sách 56 CTCK khảo sát ñược
trình bày trong Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát. Thời gian tiến
hành khảo sát là từ năm 2010 ñến tháng 06/2012.
Bên cạnh ñối tượng khảo sát là các công ty chứng khoán, do mục tiêu nghiên


11

cứu của ñề tài là ñề xuất các giải pháp phù hợp ñể hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính trong công ty chứng khoán nên ñối tượng tham gia khảo sát còn bao gồm cả
các chuyên gia. Các chuyên gia ñược chọn ñể khảo sát là các nhà khoa học chuyên
nghiên cứu về lĩnh vực kế toán và phân tích, ñã hoặc ñang công tác trong các trường
ñại học hoặc cao ñẳng khối ngành kinh tế; là các kế toán viên; là các kế toán trưởng;
là các giám ñốc tài chính; là tổng giám ñốc trong các công ty; là các kiểm toán viên
trong các công ty kiểm toán ñộc lập, là kiểm toán viên thuộc kiểm toán Nhà nước.
Dự kiến sẽ xin ý kiến của 104 chuyên gia. Danh sách khảo sát chuyên gia ñược
trình bày trong Phụ lục 6: Danh sách chuyên gia gửi phiếu khảo sát ñược ñính kèm
ở cuối luận án.
- Bước 2: Xây dựng nội dung phiếu khảo sát.
Các câu hỏi ñiều tra, khảo sát ñược xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi
nghiên cứu tổng quát, phục vụ cho mục ñích ñiều tra và thu thập dữ liệu. ðó là
những câu hỏi liên quan ñến sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính và chất
lượng thông tin về tình hình tài chính do các công ty chứng khoán Việt Nam hiện
ñang công bố công khai. Một số câu hỏi nhằm trả lời cho mục tiêu nghiên cứu về sự
khác biệt về thông tin tình hình tài chính giữa công ty chứng khoán với các doanh
nghiệp khác. Phần câu hỏi còn lại ñược thiết kế nhằm phục vụ cho mục tiêu ñề xuất
các giải pháp cơ bản ñể hoàn thiện phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao chất

lượng thông tin tài chính công bố của các công ty chứng khoán.
Các câu hỏi ñược ñề cập trong phiếu khảo sát doanh nghiệp và phiếu khảo
sát chuyên gia ñược trình bày logic, bảo ñảm sự kết nối giữa câu hỏi ñiều tra với
câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu thông qua các chủ ñề ñược tổng kết từ
nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết ñã ñược phát triển của ñề tài.
Việc ñánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các công ty
chứng khoán theo qui mô, theo mục ñích sử dụng thông tin, theo kết quả và giới
tính, theo trình ñộ của người trả lời phiếu khảo sát ñược thể hiện trên biểu ñồ cho
thấy sự khác biệt về mức ñộ quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của các
chuyên gia ñến phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán.


12

Phần câu hỏi khảo sát doanh nghiệp và khảo sát chuyên gia ñược trình bày
tại Phụ lục 1: Phiếu khảo sát doanh nghiệp và Phụ lục 4: Phiếu khảo sát chuyên gia
ở cuối luận án. Kết quả khảo sát ñược tổng hợp và sử dụng một phần ở chương 2
(phục vụ cho mục tiêu xác ñịnh sự khác biệt về thông tin tình hình tài chính giữa
công ty chứng khoán với các doanh nghiệp khác), chương 3 (phục vụ cho mục tiêu
ñánh giá thực trạng chất lượng thông tin công bố về tình hình tài chính của các công
ty chứng khoán nhằm khẳng ñịnh những thành công và hạn chế về phân tích tình
hình tài chính trong các công ty chứng khoán) và một phần sử dụng ở chương 4
(phục vụ cho mục tiêu ñề xuất các giải pháp cơ bản ñể hoàn thiện phân tích tình
hình tài chính nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công ty
chứng khoán khi bàn về sự tán ñồng hay phản ñối của các chuyên gia và công ty về
các giải pháp hoàn thiện).
- Bước 3: Gửi phiếu khảo sát ñến các ñối tượng.
Trên cơ sở các mẫu ñã lựa chọn (các công ty chứng khoán và các chuyên
gia), sau khi tiến hành liên hệ qua ñiện thoại và qua sự giới thiệu của người quen, có
39 CTCK trong tổng số 56 CTCK thuộc mẫu lựa chọn ñồng ý tham gia khảo sát và

104 chuyên gia ñều ñồng ý tham gia khảo sát qua phiếu ñiều tra. Trên cơ sở ñó, tác
giả luận án tiến hành gửi các phiếu khảo sát theo ñịa chỉ email do các mẫu cung cấp.
Tuy nhiên, một số ñịa chỉ email của các CTCK có ñịnh dạng ñặc biệt, một số ñịa chỉ
email bị ñịnh dạng sai hoặc ñã thay ñổi nên nhiều phiếu gửi ñi nhưng bị hệ thống
phản hồi thất bại hoặc người nhận không trả lời. Tổng số phiếu khảo sát mà luận án
gửi tới các CTCK là 39 phiếu và gửi tới các chuyên gia là 104 phiếu.
- Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Mặc dầu ñã chấp nhận tham gia khảo sát nhưng vì một số lý do tế nhị, kết
quả cuối cùng tác giả luận án chỉ nhận ñược 03 email phản hồi từ phía các CTCK và
72 email phản hồi từ các chuyên gia. Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập ñược từ các
CTCK và từ các chuyên gia, tác giả luận án tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân
loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lược dữ liệu ñể có thể sử dụng ñược. Quá trình xử lý
dữ liệu thu thập bao gồm các công việc như: phê chuẩn dữ liệu, hiệu ñính dữ liệu,


13

lập bảng tính, xác ñịnh và tính toán các ñặc trưng của dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy
tính và sử dụng các phần mềm thích hợp ñể xử lý và phân tích dữ liệu nhằm ñáp
ứng mục tiêu nghiên cứu. ðể xử lý các dữ liệu sơ cấp thu thập ñược, tác giả luận án
sử dụng các phần mềm Google Docs, phần mềm SPSS hay bằng phần mềm xử lý
dữ liệu văn phòng Microsoft Office (phân tích thống kê ñơn giản của Exel) kết hợp
với việc mô tả số liệu thông qua số tuyệt ñối, số tương ñối và biểu hiện bằng ñồ thị
hoặc biểu ñồ ñể phân tích. Bên cạnh ñó, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân
tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác như so sánh, ñối chiếu, tổng hợp, phân tích
và phương pháp chuyên gia ñể xét ñoán phù hợp với tư duy biện chứng và lịch sử.
Các kết quả phân tích dữ liệu ñược sử dụng ñể trình bày kết quả nghiên cứu ở các
phần tiếp theo của ñề tài. Kết quả tổng hợp ñính kèm ở Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả
khảo sát doanh nghiệp ñược tính toán dựa trên số mẫu phản hồi (3 công ty chứng
khoán) và ở Phụ lục 5: Tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia ñược tính toán trên

tổng số 72 phiếu khảo sát thu thập ñược từ phía các chuyên gia.
ðối với các dữ liệu thứ cấp, bên cạnh các thông tin do các công ty chứng
khoán trong mẫu ñiều tra cung cấp, phần còn lại ñược tác giả luận án thu thập trực
tiếp từ các thông tin do công ty báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay lên
các Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc trên website riêng của công ty. Kết quả luận án
thu thập ñược dữ liệu thứ cấp từ 30 CTCK. Các dữ liệu thứ cấp ñược sử dụng trực
tiếp ñể minh họa trong luận án ñược ñề cập ñến trong Phụ lục 7: Thông tin thứ cấp
từ các công ty khảo sát, còn các dữ liệu thứ cấp khác không sử dụng trực tiếp ñược
thể hiện qua các bảng ghi chép của tác giả. Kết quả thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
ñược tác giả luận án sử dụng chủ yếu trong chương 3 khi ñề cập ñến thực trạng
phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán.

6. Những ñóng góp mới của ñề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn ñề lý luận cơ bản về tình hình tài
chính và phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và trong
công ty chứng khoán nói riêng.
- Phân tích và ñánh giá một cách khách quan những tồn tại của các công ty


14

chứng khoán Việt Nam trong phân tích tình hình tài chính và chất lượng thông tin
tài chính do công ty công bố.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác ñộng
tới tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính trong các công ty
chứng khoán Việt Nam.
- ðề xuất các giải pháp và ñiều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích
tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán Việt Nam.

7. Kết cấu của ñề tài

Ngoài phần mở ñầu, danh mục bảng biểu, sơ ñồ, hình vẽ, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, luận án ñược kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính của các
công ty chứng khoán.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích tình hình tài chính của
các công ty chứng khoán Việt Nam.
Chương 4: Quan ñiểm và giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
của các công ty chứng khoán Việt Nam.


15

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Việc nghiên cứu và ứng dụng phân tích tài chính ở các nước trên thế giới ñã
ñược thực hiện từ rất lâu. Nếu như tại các quốc gia phát triển, nghề phân tích tài
chính là một trong những nghề có truyền thống lâu ñời và ñược ưa chuộng thì ở
Việt Nam, phân tích tài chính chỉ mới ñược coi là một nghề từ khi thị trường chứng
khoán Việt Nam hình thành cùng với sự ra ñời của Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh (7/2000).
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tài chính và phân tích tài chính ñã xuất hiện ở
Việt Nam từ trước khi thị trường chứng khoán ra ñời. Cùng với sự ra ñời và phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, ñã có nhiều ñề tài nghiên cứu ứng dụng
phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các nghiên cứu về phân tích tài chính ñã ñược nhiều nhà khoa học ñề cập thông qua
các công trình khoa học như các sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí,
luận án, luận văn. Nhìn chung, có nhiều quan ñiểm khác nhau về tình hình tài chính.

Một số tác giả ñồng nhất giữa tình hình tài chính với hoạt ñộng tài chính và tài
chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số tác giả lại có sự phân ñịnh giữa tình hình
tài chính doanh nghiệp với tài chính doanh nghiệp và hoạt ñộng tài chính.
Tác giả Trần Quý Liên cho rằng tài chính doanh nghiệp và tình hình tài chính
doanh nghiệp là cùng một nội dung, do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng
chính là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. ðiều này ñược tác giả Trần Quý
Liên thể hiện trong bài báo với tựa ñề “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác kiểm toán” (Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học Kiểm toán, năm 2011) [13] cũng tập trung chủ yếu xây dựng hệ thống chỉ
tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cường chất lượng kiểm toán, giúp
tăng ñộ tin cậy của thông tin góp phần cho nền kinh tế phát triển ổn ñịnh và bền
vững. Bài báo cũng ñề cập ñến một số quan ñiểm ñể thông tin phân tích tài chính có


16

ñộ tin cậy cao như: Quan ñiểm toàn diện và hệ thống, quan ñiểm phân tích ñộng,
quan ñiểm cụ thể, thực tế. Tác giả luận án ñồng tình với những quan ñiểm ñể phân
tích tài chính doanh nghiệp mà bài báo nêu, tuy nhiên, với hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính doanh nghiệp mà TS. Trần Quí Liên ñưa ra chưa ñầy ñủ. Ngoài ra, bài
báo chưa làm rõ ñược mối quan hệ giữa hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
nghiệp với chất lượng kiểm toán, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
nên ñược thực hiện như thế nào ñể ñạt mục ñích là “nhằm tăng cường công tác kiểm
toán”. ðó là những vấn ñề còn bỏ ngỏ mà tác giả luận án rất muốn có cơ hội ñược
giải ñáp ñể phục vụ cho ñề tài nghiên cứu của mình.
Với quan ñiểm ñồng nhất giữa tình hình tài chính với hoạt ñộng tài chính và
tài chính doanh nghiệp, có một số tác giả ñiển hình như các tác giả Ngô Thế Chi và
Nguyễn Trọng Cơ. Các tác giả này quan niệm rằng tài chính doanh nghiệp cũng
chính là tình hình tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là phân tích tình
hình tài chính. Quan ñiểm này thể hiện trong cuốn “Giáo trình phân tích tài chính

doanh nghiệp” (2008) [4]. Do vậy, những nội dung của phân tích tình hình tài chính
theo quan ñiểm của các tác giả này bao gồm: (1) Phân tích chính sách tài chính, (2)
Phân tích tình hình sử dụng vốn, (3) Phân tích tiềm lực tài chính, (4) Phân tích khả
năng sinh lời, tăng trưởng và ñịnh giá doanh nghiệp, (5) ðầu tư và chiến lược tài chính.
Có cùng quan ñiểm với các tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ là tác giả
Ngô Kim Phượng và cộng sự trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp”
(2010). Nhóm tác giả này cho rằng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các công việc như phân tích nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn huy ñộng, hiệu quả sử
dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn… Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập
trung vào việc ñánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc ñộ khác
nhau [18]. Qua ñây, tác giả luận án nhận thấy phân tích tình hình tài chính theo quan
ñiểm này có nội dung chủ yếu xoay quanh hoạt ñộng tài chính doanh nghiệp.
Một số tác giả nước ngoài theo quan ñiểm ñồng nhất giữa tình hình tài chính
với tài chính doanh nghiệp hay hoạt ñộng tài chính doanh nghiệp như nhóm tác giả
Cheng F. Lee , Joan C. Junkus (1983) với bài báo có tựa ñề “Financial analysis and


×