Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.47 KB, 60 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú
(P.monodon Fabricius, 1798) thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang”.
Cùng với sự nổ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong Khoa. Ban Giám đốc công ty Toàn Cầu, cán
bộ công nhân viên tại cơ sở thực tập, gia đình và bạn bè.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lục Minh Diệp đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài và hoàn thiện báo cáo đề tài này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong khoa, các anh chị công nhân, kỹ
thuật trong trại cùng với gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, kinh phí và động viên
quan tâm để giúp tôi hoàn thiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, tháng 8 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Quang Hải


ii

MỤC LỤC
Trang


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
N: Nauplius
h: Giờ
NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển nông Thôn


ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
BWT: Trọng lượng thân
Fao: Food Agriculture Organization
W: Khối lượng
PP: Phương pháp
Cm: Centimet
M: Met
Kg: Kilogam
G: Gam
ha: Hecta


iv

DANH MỤC BẢNG


v

DANH MỤC HÌNH


1

LỜI MỞ ĐẦU
Nghề nuôi tôm sú công nghiệp được phát triển với quy mô lớn tại Việt Nam,
đặc biệt là khu vực miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long trong đó có Kiên
Giang.
Tôm sú là mặt hàng siêu lợi nhuận nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong
sản xuất ở nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng, do trình độ khoa học kỹ thuật

còn hạn chế, dịch bệnh nhiều làm cho năng suất nuôi kém, hiệu quả kinh tế không
cao. Nhiều vùng nuôi ở Kiên Giang bị bỏ hoang do dịch bệnh diễn biến phức tạp,
nguồn nước bị ô nhiễm, người dân sử dụng hóa chất bừa bãi và thiếu vốn đầu tư.
Trong chiến lược phát triển của nước ta đối với ngành Nuôi Trồng Thủy Sản thời kỳ
1999 – 2010 là phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, công nghiệp hóa
và hiện đại hóa theo phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của từng vùng
sinh thái, chú trọng về nuôi thủy sản mặn lợ, tạo sự chuyển biến trong nuôi tôm xuất
khẩu. Còn về phía tỉnh Kiên Giang, khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung
nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm công nghiệp và bán
công nghiệp tại một số vùng trọng điểm. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng
nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc điểm của từng vùng nuôi, tìm
hiểu và đánh giá các mô hình nuôi tôm của các địa phương là rất cần thiết, từ đó tìm
ra được ưu và nhược điểm để có những biện pháp quy hoạch, áp dụng các quy trình
hợp lý vào trong thực tiễn sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ được môi
trường.
Xuất phát từ yêu cầu trên, cùng với sự quan tâm của Khoa Nuôi Trồng Thủy sản –
trường Đại Học Nha Trang và Cơ sở thực tập giúp đỡ, tạo điều kiện. Đặc biệt nhận
được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lục Minh Diệp, tôi đã thực hiện đề tài tốt
nghiệp: “ Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú (P.monodon Fabricius, 1798)
thương phẩm tại công ty Toàn Cầu, Kiên Giang”..


2

Đề tài bao gồm các nội dung sau:
1. Hệ thống công trình nuôi tôm he thương phẩm tại công ty Toàn Cầu.
2. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và thả giống.
3. Kỹ thuật chăm sóc ao nuôi
4. Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống của tôm sú nuôi thương phẩm.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên số liệu thu thập được chưa được

đầy đủ, nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kiến thức thu được còn nhiều hạn chế.
Rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện

Trần Quang Hải


3

CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN
1.1

Đặc điểm đối tượng nuôi

1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành chân khớp: Arthopoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân : Decapoda
Bộ phụ bơi lội : Natantia
Họ tôm he : Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798
Tên tiếng Anh: Tiger shirmp, Black Tiger shirmp.
Tên địa phương: Tôm sú, tôm giang, tôm cỏ[2].
1.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của tôm sú [5]
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:

Cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen)
Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ, bao gồm:
 1 đôi mắt kép có cuống mắt.


4

 2 đôi râu: Anten 1(A1) và Anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc
mắt, có 2 nhánh ngắn. A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu
(Antennal scale), nhánh trong kéo dài. Hai đôi râu này đảm nhận chức
năng khứu giác và giữ thăng bằng.
 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2.
 3 đôi chân hàm (Maxilliped), có chức năng giữ mồi, hỗ trợ cho việc
ăn mồi.
 5 đôi chân bò hay chân ngực (pereiopods hoặc walking legs), giúp cho
tôm bò trên mặt đáy.
Phần bụng (abdomen) có 7 đốt. Năm đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân
bơi hay còn gọi là chân bụng (pleopods hay swimming legs). Mỗi chân bụng có một
đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm hai nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài.
Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi, giúp cho tôm chuyển động
lên xuống búng nhảy. Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành
petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ
phân sinh dục đực bên ngoài [3].
1.1.3

Phân bố
Tôm sú phân bố khá rộng từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan,

phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis
và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E

đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là
Indonesia, Malayxia, Philippines và Việt Nam, giai đoạn giống và gần trưởng thành
có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di
chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn[6].
Ở Việt Nam tôm sú phân bố tự nhiên ở vùng duyên hải Miền Trung, Miền
Nam rộng khắp và ở vùng Kiên Giang có khá nhiều.
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và lột xác
1.1.4.1 Vòng đời của tôm sú
Vòng đời của tôm sú được chia làm 6 thời kỳ:


5

Phôi

Ấu trùng

Sắp trưởng thành

Ấu niên

Thiếu niên

Trưởng thành [3].

Hình 1.2: vòng đời của tôm sú [5]
1.1.4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Tôm sú là loài giáp xác nên cơ thể gia tăng kích thước và khối lượng qua
mỗi lần lột xác. Chu kỳ giữa 2 lần lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn phát
triển, điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và chất lượng môi trường nước nơi

chúng sinh sống. Càng về sau thời gian lột xác cách xa nhau[4].
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn
Tôm sú là loại ăn tạp nhưng thích ăn mồi có nguồn gốc động vật. Ngoài tự
nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc thủy triều lên.
Tính ăn và loại thức ăn cũng khác nhau theo giai đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt
lẩn nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn [3].
Giai đoạn nauplius: Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.
Giai đoạn Zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi


6

Giai đoạn Mysis: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như
luân trùng (Brachionus plicatilis), N-Artermia.
Giai đoạn post-larvae: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi
như Brachionus plicatilis, Artermia, ấu trùng của giáp xác khác, động vật thân mềm.
Thời kỳ ấu niên và trưởng thành: Tôm thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên
về thức ăn động vật) [3].
1.1.6

Đặc điểm sinh sản của tôm sú
Cơ quan sinh dục đực
Ở con đực bên trong phần đầu ngực có 1 đôi tinh hoàn, túi tinh và đôi ống

dẫn tinh. Tinh hoàn có màu trắng đục gồm 1 đôi thùy trước và 5 đôi thùy bên. Ống
dẫn tinh nối tinh hoàn với tinh nang mở ra bên ngoài ở gốc chân bò 5.
Bên ngoài có petasma là đôi nhánh trong của đôi chân bò 1 có nhiệm vụ
chuyển tinh nang sang con cái và đôi phụ bộ đực do nhánh trong của chân bò 2 tạo
thành [3].
Cơ quan sinh dục cái

Bên trong cơ thể con cái gồm có buồng trứng, đôi ống dẫn trứng mở ra ngoài
ở gốc chân ngực 3 là nơi nhận tinh nang từ con đực chuyển sang. Buồng trứng phát
triển qua 5 giai đoạn, cuối giai đoạn 4 đầu giai đoạn 5 tôm bắt đầu đẻ trứng [3].
Giao vĩ ở tôm sú
Hoạt động giao vĩ xảy ra khi con cái vừa lột xác xong, vỏ còn mền, thuận lợi
cho việc chuyển giao và gắn túi tinh vào thelycum (Lột xác → Giao vĩ ngay →
Thành thục → Đẻ). Con cái giữ túi tinh trong thelycum và sử dụng để thụ tinh cho
trứng trong các lần đẻ cho đến lần lột xác kế tiếp [3].
Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ sinh sản theo từng vùng, tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung từ
tháng 3 - 4 và tháng 7 – 10 [3].


7

1.1.7 Khả năng thích ứng với các yếu tố sinh thái ở giai đoạn nuôi thương phẩm
1.1.7.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho tôm sinh trưởng từ 28 – 30oC. Nhiệt độ lớn hơn 34oC hay
nhỏ hơn 25oC không thích hợp cho tôm nuôi. Trong diều kiện nhiệt độ trên 35 oC
kéo dài, tôm giảm hoạt động, ngưng bắt mồi, trên 37 oC tôm có thể chết. Khi nhiệt
độ dưới 24oC tôm sẽ ngừng hoạt động, bắt mồi kém, nếu kéo dài tôm sẽ chết [3].
Nhiệt độ tăng cao hay giảm thấp đều không tốt cho sự phát triển của tôm.
1.1.7.2 Độ mặn
Tôm sú có khả năng sống ở trong môi trường nước từ 5 – 35‰, độ mặn thích
hợp nhất từ 15 – 25‰. Nuôi trong điều kiện độ mặn cao trên 30‰ tôm sẽ khó lột
xác, chậm lớn, vỏ dầy, nuôi ở độ mặn thấp (<5‰) tôm có hiện tượng mềm vỏ [3].
1.1.7.3 pH
pH thích hợp nhất cho hoạt động sống của tôm từ 7,5 – 8,5. Trong tự nhiên
độ pH dao động tùy thuộc vào cấu tạo đất và sự phát triển phiêu sinh thực vật trong
nguồn nước. Giới hạn cho phép trong nuôi tôm có pH từ 6,5 – 9,5 [3].

1.1.7.4 Oxy (mg/l)
Hàm lượng oxy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi của tôm. Thiếu
oxy tỷ lệ chuyển hóa thức ăn giảm, khả năng xuất hiện bệnh sẽ tăng, dẫn đến giảm
năng suất và giảm lợi nhuận.
Tôm càng lớn nhu cầu oxy càng cao:
 Hàm lượng oxy từ 4 – 7mg/l: Thích hợp cho tôm hoạt động.
 Hàm lượng oxy từ 2 – 3mg/l: Tôm nổi đầu, dạt bờ, hoạt động yếu.
 Hàm lượng oxy < 2mg/l: Tôm chết ngạt.
Cần kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan để điều chỉnh tăng giờ quạt nước nhất là
vào những tháng cuối vụ, khi trời âm u hay mưa kéo dài.
1.1.7.5 Độ kiềm (Alkalinity – mgCaCO3/l)
Độ kiềm của nước là số đo tổng của Cacbonate (CO 32-) và Bicacbonate
(HCO3-). Chúng có tác dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự
biến động của pH.


8

1.1.7.6 Độ trong (cm)
Người ta dùng đĩa Secchi để đo độ trong của nước. Nước có màu là do sự
hiện diện của các chất hòa tan, các chất lơ lửng, các loài phiêu sinh động thực vật và
các vi sinh vật sống trong môi trường nước tạo ra. Nước nuôi tôm có độ trong thích
hợp từ 30 – 40cm [3].
Nước tốt có màu xanh nõn chuối (tảo lục) hay màu vàng nâu, màu cánh gián
(tảo khuê).
1.1.7.7 Khí độc
Sulfur hydro (H2S)
Khí H2S được tạo thành do sự phân hủy các vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao
trong điều kiện yếm khí.
Khí H2S hiện diện trong ao ở nồng độ cao ta có thể nhận ra bằng đặc điểm có

mùi trứng thối đặc trưng của H 2S. Đất đáy ao chuyển sang màu đen có mùi thối.
Nồng độ H2S cho phép < 0,05mg/l. H2S độc hơn khi pH giảm thấp [1].
Amonia (NH3)
Khí NH3 được sinh ra trong quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ (chất thải
của tôm, thức ăn dư thừa, xác của phiêu sinh vật trong nước). NH 3 độc với tôm nuôi
trong điều kiện pH tăng cao. Hàm lượng NH3 cho phép <0,1mg/l [1].


9

Bảng 1.1: Các thông số về chất lượng nước cho ao nuôi tôm sú thương
phẩm [3].
Yếu tố

Giá trị tối ưu cho tôm ST

Khoảng thích ứng cho tôm ST

Nhiệt độ (oc)

28 – 30

18 – 35

Độ trong(cm)

30 – 40

20 – 60


Độ mặn(‰)

15 – 25

0 – 45

Oxy ( mgO2/lit)

5–9

2 – 12

BDO (20oC)

<5

< 10

pH

7,5-8,5 Dao động trong ngày 6,5-9,5 Dao động trong ngày
không quá 0,5
không quá 1,0

Độ kiềm

100 - 150

60 – 200


Đạm amoni tổng số
(ppm)

1,0

<2

NH3-N (ppm)

< 0,1

< 0,2

NO2- (ppm)

< 0,25

< 0,5

Photphat-P

0,1 – 0,5

0,1 – 0,5

Sắt tổng số

0,25

H2S (ppm)


< 0,05

< 0,1

Cu (ppm)

< 0,05

< 0,1

Tảo độc

Không có

Cân bằng tự nhiên
Nền đáy

Tốt. không thay đổi đột ngột
Tốt

<0, (chú ý khi dùng nước
giếng)

Có rất ít, mật độ thấp
Bền vững
Không có mùi hôi

1.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Nghề nuôi tôm sú phát triển rất nhanh trên thế giới. Hiện tại loài này được

nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện đời sống
của các cộng đồng dân cư ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ. Năm 2000 sản lượng
tôm sú nuôi đạt 571,5 nghìn tấn, chiếm 52,3% tổng sản lượng các loại tôm nuôi
(FAO 2002)[7].


10

Bảng 1.2: Sản lượng tôm sú trên thế giới năm 2001 (Thông tin chuyên đề, Bộ
Thủy Sản số 4/2003).[2]
Quốc gia
Thái Lan
Indonexia
Ấn Độ
Việt Nam
Philippin
Malayxia
Đài Loan
Tổng số

Sản Lượng (tấn)
276.000
103.603
97.100
50.000
40.698
26.352
2.459
615.207


Hiện nay có trên 50 quốc gia nuôi tôm tập trung ở Nam Á, Đông Nam Á và
các nước Châu Mỹ La Tinh. Sản lượng ở Nam Á và Đông Nam Á chiếm 80% sản
lượng tôm trên thế giới. Các nước có sản lượng tôm sú nhiều nhất hiện nay là: Thái
Lan, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.[14]
Hiện nay nghề nuôi tôm thế giới đang đứng trước thách thức lớn khi đối mặt
với vấn đề môi trường, bệnh tật và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm
của thị trường. Hiện nay các mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm sinh thái đang được
phát triển ở nhiều quốc gia để nâng cao được năng suất và tạo ra sản phẩm sạch và
bảo vệ được môi trường.
1.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam
Việt Nam có lợi thế bờ biển kéo dài 3260 km, có khả năng phát triển nuôi
tôm, nghề nuôi tôm chuyên canh ở Viêt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987.
Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000.


11

Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam.(Tổng cục thống
kê, www.gso.gov.vn)[2]
Năm

2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

Diện tích
(nghìn ha)

324,1

454,9

509,6

574,9

598,0

528,3

612,1

625,6

Sản lượng
(nghìn tấn)

93.5


154,9

186,2

237,9

281,8

327,2

354,5

386,6

Theo thống kê mới nhất của FAO, Việt Nam tiếp tục 4 năm liền đứng thứ 1
về giá trị xuất khẩu tôm sú, đạt 1,25 tỷ USD. Về sản lượng Việt Nam đứng thứ 4,
với 131.615 tấn, sau Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.[7]
Theo số liệu công bố của FAO, năm 2006 Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về
xuất khẩu thủy sản, năm 2008, xuất khẩu tôm sú đạt 1,62 tỷ USD.[8]
Để nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới, Bộ
NN&PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ
quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường vùng nuôi; chất
lượng con giống trước khi thả nuôi; hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật nuôi trồng,
các biện pháp cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, biện pháp phòng trị bệnh và quản
lý môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện công tác
quản lý chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi
trường; đồng thời, nghiêm cấm các hộ nuôi sử dụng các loại hoá chất, thuốc cấm sử
dụng, thức ăn kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.[12]
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền

Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí
Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp với An Giang ở phía Đông Bắc;
Cần Thơ và Hậu Giang ở phía đông; Bạc Liêu ở phía Đông Nam; và Cà Mau ở phía
Nam; tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái
Lan ở phía Tây với đường bờ biển dài hơn 200 km.
Tổng diên tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 626.906 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp, thủy sản: 422.332 ha.


12

Đất lâm nghiệp: 118.713 ha.
Đất chuyên dùng: 41.837 ha. (Giao thông, thủy lợi...)
Đất khu dân cư: 11.477 ha.
Đất chưa sử dụng : 32.345 ha.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng
tháng từ 27 – 27,50C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng
12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển
của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Hệ thống giao thông ở đây khá thuận lợi. Các tuyến đường bộ như: Quốc lộ
80, quốc lộ 61, quốc lộ 63…đã được nâng cấp. Với hệ thống sông, kênh, rạch dày
đặc, việc đi lại bằng đường thủy đến các tỉnh vùng ĐBSCL rất thuận tiện. Trong
tương lai gần, tuyến đường Xuyên Á từ Campuchia sẽ đi qua Kiên Giang, mở ra
nhiều cơ hội giao thương mới. Hiện tại, tỉnh có 2 sân bay Rạch Giá và sân bay Phú
Quốc.
Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, có bờ biển và biên
giới giáp với Campuchia. Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 5 xã: Bình An,
Bình Trị, Dương Hoà, Hoà Điền, Kiên Bình và 2 xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải.
Địa hình huyện Kiên Lương rất đa dạng, bao gồm đồng bằng, núi và núi đá,
hang động, biển, đầm, quần đảo, diện tích mặt nước lớn với hệ thống sông ngòi và

kênh rạch nhiều, khí hậu và giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế thủy sản.
[11,13]
Từ trước đến nay, thuỷ sản luôn được xác định là thế mạnh trong phát triển
kinh tế cuả Kiên Giang. Năm 2004, tổng giá trị cuả ngành thuỷ sản Kiên Giang đạt
trên 2.655tỷ đồng, trong đó có gần 1.178 tỷ từ nuôi trồng thuỷ sản, giá trị thuỷ sản
xuất khẩu là 82 triệu USD, chiếm đến 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cuả tỉnh. Và,
trong việc thực hiện kế hoạch năm cuả cả ngành thuỷ sản Kiên Giang, nghề nuôi
tôm sú có những bước phát triển đáng kể nhất. Bằng nhiều nỗ lực cuả chính quyền
và nông dân trong tỉnh, con tôm sú được nâng lên cả về diện tích thả nuôi lẫn năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.[13]


13

Diện tích nuôi tôm không ngừng tăng qua các năm kể từ khi chuyển đổi cơ
cấu sản xuất mà cơ bản là chuyển đất luá kém hiệu quả sang nuôi tôm. Năm 2004,
diện tích nuôi tôm cuả Kiên Giang lên đến trên 67.700 ha đến năm 2008, diện tích
nuôi tôm của tỉnh là 81.255ha với tổng sản lượng đạt 28.600 tấn. Hiện toàn tỉnh có
107.553ha diện tích nuôi trồng thủy sản với các đối tượng khá đa dạng và hình thức
nuôi phong phú. Trong đó, con tôm được coi là đối tượng nuôi chủ lực, được nông
dân thả nuôi theo nhiều hình thức như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh,
quảng canh cải tiến và nuôi luân canh trên ruộng lúa.
Về huyện Kiên Lương: Tình hình kinh tế thủy sản 9 tháng đầu năm 2008.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện được 7.485 tấn, đạt 70,5% kế hoạch, tăng
75,1% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó: tôm sú 5.770 tấn, đạt 62,8% kế hoạch.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2009, diện tích nuôi tôm của huyện đạt 600 ha,
bằng 36,4% kế hoạch; trong đó sản lượng nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là tôm thẻ
chân trắng đạt gần 20% kế hoạch.[13]
Tôm sú là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời
sống cho người nuôi và đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế nước ta. Trước thực

trạng nghề nuôi tôm sú bị suy giảm mạnh trong những năm trở lại đây, các tỉnh và
các địa phương có nghề nuôi tôm sú cần khôi phục lại nghề nuôi. Đồng thời cần có
các chương trình, dự án quy hoạch đầu tư phát triển nuôi tôm sú thâm canh kiểu
mẫu để nhân rộng ra các vùng khác.


14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần thủy sản Toàn Cầu, ấp Tà Xăng, xã
Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Thời gian thực tập: 10/5/2010 đến ngày 01/8/2010.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Tôm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú thương phẩm tại công ty Toàn Cầu
Kiên Giang

Hệ thống
công
trình nuôi
tôm he
thương
phẩm

- Ao nuôi
-Ao lắng
- Hệ thống

cấp thoát
nước
- Thiết bị

Kỹ thuật
chuẩn bị
ao nuôi
thả giống

Kỹ thuật
chăm sóc
ao nuôi

Đánh giá
sinh
trưởng tỷ
lệ sống
của tôm
sú nuôi
thương
phẩm

- Cải tạo ao
- Cấp nước
và diệt tạp và
gây màu
nước
- Chọn tôm
giống
- Thả giống


-Thức ăn
- Dinh dưỡng
bổ trợ
- Kỹ thuật
cho ăn
- Quản lý
môi trường
- Pp trị bệnh

- Khối lượng
tôm
- Tốc độ sinh
trưởng

Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung của đề tài


15

2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp
Qua trao đổi với mọi người trong và ngoài cơ sở thực tập. Tiếp nhận qua sự
hướng dẫn, chỉ đạo của chủ cơ sở thực tập và mọi người trong trại. Trực tiếp tham
gia sản xuất, quan sát, đo đạt và ghi chép số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo, sử dụng các số liệu và thông tin đã qua xử lý, các tài liệu khoa
học, báo cáo khoa học, một số sách tham khảo, giáo trình liên quan, tài liệu báo cáo
của các khóa trước (tài liệu tham khảo).

2.5 Phương pháp thực hiện các nội dung đề tài
2.5.1 Hệ thống công trình
− Hệ thống công trình nuôi tôm he thương phẩm
Tìm hiểu: thiết kế ao nuôi, diện tích ao, độ sâu, rộng bờ ao, các hệ thống
quạt nước, bơm nước, bạt phủ bờ ao, máy phát điện, đèn chiếu sáng. Quan
sát, đo, đếm, ghi lại số liệu và vẽ sơ đồ.
2.5.2 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi thả giống
− Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi
Ghi chép lại quy trình cải tạo ao, loại vôi bón, thời gian bón, liều lượng,
cách xử lý và các loại hóa chất sử dụng.
− Thả giống
Xác định nguồn giống, tình trạng sức khỏe, mật độ thả và các yếu tố môi
trường.
2.5.3 Kỹ thuật chăm sóc ao nuôi
2.5.3.1 Cho ăn
Tìm hiểu loại thức ăn, thành phần dinh dưỡng, các loại thuốc bổ trợ, cách
phối trộn, thời gian cho ăn, cách điều chỉnh thức ăn, tính FCR định kỳ
hàng tuần. Ghi chép lại và lập bảng.
2.5.3.2 Quản lý môi trường ao nuôi
Xác định các yếu tố môi trường ao nuôi


16

Bảng 2.1: phương pháp xác định các thông số môi trường trong ao nuôi
Yếu tố

Dụng cụ đo và độ chính xác

pH

Test so màu pH (độ chính xác ± 0,5đv)
Độ trong (cm)
Đĩa sechi (± 5cm)
Màu nước
Cảm quan
Độ sâu (m)
Thước cây (± 2cm)
Độ mặn (‰)
Sali kế (± 1‰)
Độ kiềm
Test chuẩn độ kiềm nhanh (± 15 mg/l)
(mg CaCO3/l)
Ghi chép lại, lập bảng và vẽ biểu đồ.

Thời gian đo
6h30 và 14h
8h
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng ngày

Tìm hiểu việc sử dụng chế phẩm vi sinh, tác dụng và liều lượng.
- Phương pháp phòng và xử lý bệnh
Phương pháp duy trì sự ổn định của các yếu tố môi trường ao nuôi, kỹ thuật
xử lý ao có sự cố.
2.5.4 Đánh giá tốc độ sinh trưởng và ước lượng tỉ lệ sống trong ao nuôi
Xác định khối lượng tôm bằng cân đồng hồ có độ chính xác là 20gam, các chỉ
số này được xác định hàng tuần thông qua việc chài mẫu. Chài mẫu định kỳ 7 ngày
/lần vào lúc sau khi cho ăn 2 giờ vào buổi sáng, chài 6 điểm lấy giá trị trung bình.


Vị trí chài

Hình 2.2. Vị trí chài mẫu trong ao


17

- Cân toàn bộ tôm của chài và tính ra khối lượng tôm trung bình.
- Ước lượng tỉ lệ sống: Định kỳ 7 ngày/lần. Chài tôm xác định tỉ lệ sống,
khối lượng và kiểm tra sinh trưởng.
2.6 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu trong nghiên cứu
Mật độ tôm thả

M=

N
S

(con/m2 )

Trong đó:
M: Mật độ tôm thả (con/m2 )
N: số lượng tôm thả (con)
S: Diện tích ao nuôi (m2 )
Hệ số chuyển đổi thức ăn định kỳ hàng tuần
a

FCR ht= b
Trong đó :


FCRht: Hệ số chuyển đổi thức ăn định kỳ hàng tuần
a: Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng trong tuần (kilogam)
b: Khối lượng tôm tăng lên trong tuần (kilogam)
Khối Lượng tôm trung bình
Mc
m =

__________

x 1000 (gam)

n
Trong đó:
m: Khối lượng trung bình của tôm trong ao (g/con)
Mc: Tổng khối lượng tôm của các lần chài (kg)
n: Tổng số tôm thu được trong các lần chài (con).


18


19

Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày theo khối lượng
ADG =

W2 − W1
t2 − t1


(gam/con/ngày)

Trong đó:
ADG: Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày (gam/con/ngày)
W1 : Khối lượng trung bình lần kiểm tra trước (gam/con)
W2 : Khối lượng trung bình lần kiểm tra sau (gam/con)
t2-t1: Khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra (ngày)
Ước lượng tỷ lệ sống:
n x S
T=

___________

x 100% (%)

s x N
Trong đó :
T: Tỷ lệ sống (%)
n: Tổng số tôm thu được của các chài (con)
s: Tổng diện tích các lần chài (m2)
S: diện tích ao (m2)
N: số tôm lúc thả ban đầu(con)
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần
mềm Microsoft Excel 2003.


20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hệ thống công trình nuôi tôm he thương phẩm
Kênh nước
chòi

Ao 2

Khu nuôi
Quảng canh

Ao
lắng
Ao 1

Bơm
Mương nước thải

Lối vào

Đường đi
Kênh nước

Hình 3.1: Sơ đồ các ao nuôi đã nghiên cứu
3.1.1 Ao nuôi
Trại có diện tích khoảng 175 ha, có 53 ao được đưa vào nuôi trong thời gian
làm đề tài tôi theo dõi 2 ao nuôi tôm sú thâm canh, mỗi ao có diện tích 5000 m2.


×