Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi hóa 9 và đáp án học sinh giỏi năm học 2015 2016 tham khảo bồi dưỡng (22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.81 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang

Câu 1: (3 điểm)
1. Cho hợp chất M2X. Trong phân tử M2X tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Nguyên tử khối của M lớn hơn nguyên tử khối của X là
23.Tổng số hạt cơ bản trong M nhiều hơn trong X là 34. Xác định số hạt proton, nơtron của M, X?
CTHH của hợp chất?
2. Có 3 gói phân bón hóa học bị mất nhãn: Kali clorua, amoni nitrat và supephotphat kép. Trong
điều kiện ở nông thôn có thể phân biệt được 3 gói đó không? Viết PTHH các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (5 điểm)
1. Cho sơ đồ phản ứng:
A+X
B+X
Fe
FeCl3
Fe(OH)3
Fe2O3
Fe2(SO4)3
Fe(NO3)3
D+X
Hãy xác định CTHH các chất A, B, D, X, viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều
kiện phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Dẫn một lượng khí CO2 vào 1,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thấy tạo ra 5 gam muối không tan
và một lượng muối tan.
a) Tính thể tích khí CO2 đã dùng (đktc) ?


b) Tính khối lượng và nồng độ mol của muối tan ?
c) Tính thể tích CO2 (đktc) trong trường hợp chỉ tạo muối không tan với khối lượng tối đa? Tính
khối lượng kết tủa đó?
Câu 3: (5 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm MgO và CuO. Hòa tan 1 lượng hỗn hợp A bằng dung dịch H 2SO4 20% vừa đủ
thu được dung dịch B chứa MgSO4, CuSO4 với nồng độ phần trăm của MgSO4 là 10,91%. Tính
nồng độ phần trăm của CuSO4 có trong dung dịch B.
2. Cho 9,12g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 7,62g FeCl 2 và m gam
FeCl3. Hãy xác định giá trị m?
Câu 4: (3 điểm)
Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,2M với V2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 0,9 lít A. Tính V 1,
V2 biết 0,9 lít dung dịch A có thể hòa tan hết 1,53 g Al 2O3 ( coi sự pha trộn không làm thay đổi thể
tích).
Câu 5: (4 điểm)
Cho 10,4g Hỗn hợp bột Mg và Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 2M, sau phản ứng thu được 19,2g
chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc, rửa và nung kết tủa mới
thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24g hỗn hơp 3 oxit. Tính khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp.
- Hết Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!


PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Môn: Hóa học

Câu I: (3 điểm)
1
Gọi a,b là số p,n của M ; c,d là số p,n của X

Lập được hệ phương trình:
2(2a + b) + 2c + d = 140
4a + 2c – ( 2b + d) = 44
a + b – (c+ d) = 23
2 a+ b – (2c+d) =34
Giải: a= 19; c= 8; b= 20 ; d = 8
CTHH: K2O
2
Trong điều kiện ở nông thôn có thể sử dụng nước vôi trong để nhận biết. Khi đó
KCl không có phản ứng với nước vôi trong, NH4NO3 tạo khí có mùi khai và
supephotphat tạo kết tủa.
Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2O
Câu 2: (5 điểm)
1. Viết đúng 8 PTHH x 0,25đ
Xác định đúng A, B, D, X x 0,25đ
2.
a) Ptpứ: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
nCa(OH)2 = 0,12 mol , nCaCO3=0,05 mol
Tính được tổng số mol CO2 = 0,19 mol
VCO2= 4,256 lít
b) mCa(HCO3)2= 11,34 g
CM Ca(HCO3)2= 0,058 M
c) VCO2= 2,688 lít
mCaCO3= 12 g
Câu 3: (5 điểm)
1
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O


0,25
0,75
0,5
1
0,25
0,25

0,5đ
0.5đ
0,5đ
0,5đ


1.98.100
20
Giả sử lấy 1 mol H2SO4 => m dd H2SO4=
=490 g

Gọi số mol của MgO, CuO lần lượt là x, y => nH2SO4= x+y=1 mol
mdd sau phản ứng = mMgO + mCuO+ mH2SO4 = 80x+40y+490
C% MgSO4=

120 y
.100 = 10,91
80x + 40 y + 490

 x=0,5; y=0,5
 C% CuSO4 = 14,55%
2


FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
nFeO = nFeCl2 = 7,62 : 127 = 0,06 (mol)
mFe2O3 = 9,12 – 0,06.72 = 4,8(g)
nFeCl3 = 2.nFe2O3 = 2.4,8 : 160 = 0,06 (mol)
Vậy m = 0,06.162,5 = 9,75 (g)




Câu 4: (3 điểm)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Dung dịch thu được có thể hòa tan Al2O3 nên xảy ra 2 trường hợp
TH1: H2SO4 dư
Al2O3+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Mol 0,015→ 0,045
nAl2 O3 =

1,53
= 0, 015 mol
102

Ta có: nH2SO4= 0,2V1
nNaOH=0,5V2
Ta có hệ: 0,2V1 – 0,25V2 = 0,045
V1 + V2 = 0,9
Giải hệ => V1=0,6l, V2= 0,3l
TH2: NaOH dư
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Mol 0,015 →003
Ta có hệ: 0,5V2 – 0,4V1 = 0,03
V1+V2=0,9
Giải hệ => V1 = 0,467 l; V2 = 0,433 l
Câu 5: (4 điểm)
Vì thư được hỗn hợp 3 oxit => Trong dung dịch C phải có 3 muối => Mg , Fe
hết, CuSO4 dư
Gọi x,y là số mol của Mg, Fe trong 10,4g hỗn hợp
=> 24x + 56y = 10,4 (*)
nCuSO4 = 0,2.2 = 0,4 mol
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Mol:
x
x
x
x
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mol: y
y
y
y
 64x + 64y = 19,2 (**)
C + NaOH, nung kết tủa tu được
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
Mol:
x
x
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Mol:
x

x
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Mol: 0,4- (x+y)
0,4- (x+y)
Mg(OH)2 → MgO + H2O
Mol:
x
x
2Fe(OH)2 +
Mol:

1
O2 → Fe2O3 + 2H2O
2

x
0,5 x
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Mol: 0,4- (x+y)
0,4- (x+y)
=> 40x + 80y + 80.(0,4 – (x+y)) = 24g (***)
Từ (*), (**), (***) ta được x= 0,2; y = 0,1
Vậy mMg = 0,2.24 = 4,8g
mFe = 0,1 .56 = 5,6g


- Hết -




×