Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

hoạch định chiến lược phát triển du lịch huyện phú quốc giai đoạn 2015 đến 2020 và tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 127 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
----------

ĐỖ VĂN PHƯỚC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020
VÀ TẦM NHÌN 2030

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

GVHD: TS. ĐOÀN LIÊNG DIỄM

TP.HCM, tháng 07 năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
----------

ĐỖ VĂN PHƯỚC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020
VÀ TẦM NHÌN 2030

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102


GVHD: TS. ĐOÀN LIÊNG DIỄM

TP.HCM, tháng 07 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt quá trình học
tập em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Tài Chính
Marketing đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian Em học
tập, xin biết ơn cô chủ nhiệm lớp Thạc sĩ Phạm Minh Huyền đã tạo điều kiện thuận lợi,
góp phần cho Em hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình.
Em xin chân trọng cảm ơn Cô Tiến sĩ Đoàn Liêng Diễm, Trưởng Khoa du lịch,
Trường Đại học Tài chính-Marketing đã nhận và hướng dẫn Em thực hiện hoàn thành
luận văn cao học với đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển du lịch huyện Phú Quốc
giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030”.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, Cục
thống kê tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc đã cung cấp những số
liệu cần thiết và giúp đỡ Tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, Tôi mong nhận
được ý kiến đóng góp của hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp sau đại học của Trường
Đại học Tài chính Marketing.
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2015
Học viên

Đỗ Văn Phước



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Phước


MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………………….. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………. 6
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………..6
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………….7
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………… 8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………………..8
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………………………...9
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………….....10
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU …………………………………………………………...11
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………………….11
5.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………… 11
5.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………..11
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………11
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………………………..12
7.1. Ý nghĩa khoa học………………………………………………………………….12
7.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………………………. 12
8. BỐ CỤC LUẬN VĂN………………………………………………………………...12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH……………………………………………...................................................................13
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC…………………. 13

1.1.1. Khái niệm về chiến lược…………………………………………………………13
1.1.2. Quy trình quản trị chiến lược………………………………………………......... 14
1.1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu……………………………………………... 15
1.1.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài (Ngoại vi) ……………………………………. 15
1.1.2.3. Phân tích môi trường bên trong (Nội vi) ………………………………………...15
1.1.2.4. Lựa chọn chiến lược ……………………………………………………………... 16
1.1.2.5. Thực thi chiến lược ………………………………………………………………..16
1.1.2.6. Chu trình phản hồi…………………………………………………………………16
1.1.3. Lợi ích của quản trị chiến lược …………………………………………………. 16
1


1.1.4. Các nhóm chiến lược …………………………………………………………... 17
1.1.5. Một số mô hình trong quản trị chiến lược ……………………………………….17
1.1.5.1. Mô hình kim cương của Michael Porter ………………………………………...17
1.1.5.2. Mô hình 5 áp lực của Michael Porter ……………………………………….......18
1.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH .............................................................. 19
1.2.1. Khái niệm về du lịch…………………………………………………………..... 19
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch biển đảo…………………………………………...21
1.2.3. Các loại hình đặc thù của du lịch biển đảo……………………………………….21
1.3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ………………………25
1.3.1. Quy trình hoạch định chiến lược phát triển du lịch ………………..……………..25
1.3.1.1. Môi trường ngoại vi ảnh hưởng đến phát triển du lịch…………………………26
1.3.1.2. Môi trường nội vi ảnh hưởng đến phát triển du lịch…………………………… 27
1.3.1.3. Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch………………………...27
1.3.1.4. Hình thành các phương án chiến lược…………………………………………...27
1.3.1.5. Lựa chọn chiến lược tối ưu………………………………………………………. 27
1.3.1.6. Đề xuất các giải pháp thực thi chiến lược……………………………………….28
1.3.2. Các công cụ hoạch định chiến lược và lựa chọn chiến lược…………………….. 28
1.3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE…………………………………… 28

1.3.2.2. Ma trận các yếu tố nội bộ IFE…………………………………………………… 29
1.3.2.3. Ma trận SWOT……………………………………………………………………..30
1.3.2.4. Ma trận định lượng QSPM………………………………………………………. 31
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MỘT SỐ NƯỚC, TỈNH GẦN GIỐNG
HUYỆN PHÚ QUỐC………………………………………………………………... 32
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan…………………………………….32
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore…………………………………... 35
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh…………………………….36
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Quốc ……………………………………… 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………. 39
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC GIAI
ĐOẠN 2005-2014………………………………………………………………………. 40
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHÚ QUỐC …………………………………………40
2


2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NGOẠI VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU
LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC ………………………………………………………….. 40
2.2.1. Tình hình chính trị ……………………………………………………………... 40
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế …………………………………………………….. 41
2.2.3. Các chính sách của nhà nước …………………………………………………... 42
2.2.4. Môi trường pháp lý, thủ tục hành chính …………………………………………43
2.2.5. Phương tiện giao thông kết nối giữa Phú Quốc với các tỉnh, các nước trong khu vực
và trên thế giới …………………………………………………………………………... 43
2.2.6. Tổng quan thị trường khách du lịch ……………………………………………..43
2.2.6.1. Thị trường khách du lịch đến Việt Nam …………………………………………43
2.2.6.2. Thị trường khách du lịch đến đồng bằng sông Cửu Long ……………………..45
2.2.6.3. Thị trường khách du lịch đến Kiên Giang ……………………………………… 46
2.2.6.4. Thị trường khách chính của huyện Phú Quốc …………………………………. 46
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NỘI VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU

LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC ………………………………………………………….. 50
2.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển du lịch ………………………………….. 50
2.3.1.1. Về khí hậu………………………………………………………………………….. 50
2.3.1.2. Về địa hình………………………………………………………………………… 50
2.3.1.3. Các bãi biển, tài nguyên du lịch đặc thù của Phú Quốc………………………. 52
2.3.1.4. Chế độ hải văn thuận lợi, đặc thù của Phú Quốc……………………………….58
2.3.1.5. Tài nguyên nước……………………………………………………………………59
2.3.1.6. Tài nguyên đất thuận lợi phát triển du lịch của huyện Phú Quốc……………..60
2.3.2. Tài nguyên văn hóa, di tích lịch sử truyền thống …………...................................... 61
2.3.3. Thực trạng dịch vụ trong ngành du lịch Phú Quốc ………………………………63
2.3.3.1. Cơ sở lưu trú………………………………………………………………………. 63
2.3.3.2. Phương tiện vận chuyển khách ở Phú Quốc………………………………….....64
2.3.3.3. Dịch vụ ăn, uống phục vụ khách tại huyện Phú Quốc ……………………….... 65
2.3.3.4. Dịch vụ vui chơi giải trí ………………………………………………………...... 65
2.3.3.5. Lao động trong ngành du lịch ………………………………………………….. .65
2.3.4. Các sản phẩm, loại hình du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn 2005-2014…………. 69
2.3.5. Lượng du khách đến Phú Quốc giai đoạn 2005-2014…………………………… 70
3


2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC…………………..73
2.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE…………………………………….. 73
2.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE……………………………………… 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………..78
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÚ
QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030……………………………….. 79
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÚ
QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030……………………………….. 79
3.1.1. Phương hướng phát triển………………………………………………………...79
3.1.2. Mục tiêu…………………………………………………………………………80

3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÚ QUỐC
GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030………………………………………... 81
3.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn 2015-2020……………………. 81
3.2.1.1. Xây dựng ma trận SWOT………………………………………………………….81
3.2.1.2. Xây dựng định hướng chiến lược S-O, S-T, W-O, W-T…………………………82
3.2.1.3. Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM………………………………………..83
3.2.2. Phát triển du lịch huyện Phú Quốc đến năm 2030………………………………. 90
3.3. GIẢI PHÁP THỰC THI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC……………….. 93
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch, hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch…………………………………………………93
3.3.1.1. Về quy hoạch phát triển du lịch Phú Quốc……………………………………... 93
3.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế chính sách…………………………….. 95
3.3.1.3. Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch………………………96
3.3.2. Những giải pháp về đầu tư phát triển du lịch……………………………………. 97
3.3.3. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch
đặc trưng………………………………………………………………………………….99
3.3.3.1. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch………………………………………. 99
3.3.3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng……………………………...100
3.3.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực………………………………………………101
3.3.5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên-môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du
lịch………………………………………………………………………………………102
4


3.3.6. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch……………………104
3.4. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………….......................... 105
3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang …………………………………… 105
3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc …………………………………... 105
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………106
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………....107

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..... 109
PHỤ LỤC 1: PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA…………………………………112
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TỪ CÁC CHUYÊN GIA…. 115
PHỤ LỤC 3: DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ
CỦA TỈNH KIÊN GIANG …………………………………………………………... 118
PHỤ LỤC 4: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KIÊN GIANG …………………..119
PHỤ LỤC 5: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI-DỊCH
VỤ …………………………………………………………………………………….. 121
PHỤ LỤC 6: VỐN ĐẦU TƯ ………………………………………………………….123

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Việt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

EFE

Đánh giá ma trận yếu tố External Factor Evaluation

Gross Domestic Product


bên ngoài
IFE

Đánh giá ma trận yếu tố Internal Factor Evaluation
bên trong

QSPM

Ma trận hoạch định chiến Quantitative
lược có định lượng

SPACE

SWOT

BCH
ĐBSCL
Nxb

Position

and

Competative Evaluation

Những điểm mạnh, điểm Strenghts,
yếu, cơ hội, thách thức

UBND


Planning Matrix

Đánh giá cạnh tranh và vị Strategic
trí chiến lược

Strategic

Weaknesses,

Opportunities, Treats

Ủy ban nhân dân
Ban chấp hành
Đồng bằng sông Cửu Long
Nhà xuất bản

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện…………………………………………. 14
Hình 1.2: Mô hình kim cương của M.Porter,1990 ……………………………………….. 18
Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal E. Porter……………………………. 18
Hình 1.4: Quy trình hoạch định chiến lược phát triển du lịch………………………………25
Hình 1.5: Ma trận SWOT…………………………………………………………………30
Hình 1.6: Ma trận QSPM…………………………………………………………………31
Hình 2.1: Chi phí khách du lịch quốc tế tự tổ chức, đi tour đến Kiên Giang………………. 48
Hình 2.2: Chi phí du lịch của khách nội địa đi tự do và đi theo tour du lịch………………. 49
Hình 2.3: Số lượng khách đến Phú Quốc………………………………………………….71
6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại các bãi biển chính trên đảo Phú Quốc……………………………….. 53
Bảng 2.2: Về cơ sở lưu trú trong dịch vụ du lịch của Phú Quốc………………………….. .63
Bảng 2.3: Số lượng lao động trong ngành du lịch huyện Phú Quốc………………………..66
Bảng 2.4: Hiện trạng đào tạo nghiệp vụ du lịch của tỉnh Kiên Giang……………………... 67
Bảng 2.5: Lượng khách đến Phú Quốc……………………………………………………70
Bảng 2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch huyện Phú Quốc……. 73
Bảng 2.7. Cơ hội và thách thức ngành du lịch huyện Phú Quốc………………………….. 74
Bảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch huyện Phú Quốc…….. 75
Bảng 2.9. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành du lịch huyện Phú Quốc………………….. 77
Bảng 3.1: Dự báo phát triển của ngành du lịch huyện Phú Quốc ………………………….80
Bảng 3.2 : Ma trận SWOT……………………………………………………………….. 81
Bảng 3.3: Xây dựng định hướng chiến lược S-O, W-O, S-T, W-T……………………….. 82
Bảng 3.4: Ma trận QSPM cho nhóm S-O…………………………………………………83
Bảng 3.5: Ma trận QSPM cho nhóm S-T………………………………………………… 85
Bảng 3.6: Ma trận QSPM cho nhóm W-O………………………………………………...86
Bảng 3.7: Ma trận QSPM cho nhóm W-T………………………………………………...88
Bảng 3.8: Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm du lịch…………………………….. 90

7


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của hầu hết những người có điều kiện
về kinh tế hiện nay. Theo hội lữ hành và du lịch quốc tế đã công bố thì du lịch là một
ngành kinh doanh lớn trên thế giới. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện
tượng phổ biến trong đời sống xã hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển du lịch thật sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ

sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp
ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ
khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm,
đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước” [5, trang 178].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Khuyến khích đầu tư phát triển
và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du
lịch” [7, trang 202].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Hình thành một số trung tâm
du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế….đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch,
nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [8, trang 116-117].
Đối với nước ta, ngành du lịch ngày càng đóng góp tỷ trọng lớn trong thu nhập,
hiện nay đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới thì du lịch ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tỉnh Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng song Cửu Long, phía Bắc giáp vương
quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu; phía Đông giáp tỉnh An
Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây là vùng biển trải dài giáp
Vịnh Thái Lan. Là tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của
phía nam của Việt Nam. Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi: Có rừng, có biển, có
đảo, có núi, đồng bằng với nhiều địa danh đẹp, hệ sinh thái phong phú, tiềm năng kinh
tế đa dạng đã mang lại lợi thế lớn cho ngành du lịch.

8


Huyện Đảo Phú Quốc có địa hình độc đáo với 99 ngọn núi liền kề từ Bắc Đảo
đến Nam Đảo kết thành Đảo Phú Quốc, có rừng nguyên sinh với hệ thực vật, động vật
phong phú, xung quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Cửa
Lấp-Bà Kèo, Bãi Trường, Bãi Đại, …Ngoài ra, có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Nước
mắm, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm, các loại khô cá biển, đặc biệt có

chó Phú Quốc.
Du lịch huyện đảo Phú Quốc được đầu tư, phát triển nhiều những năm gần đây,
nhưng trong điều kiện đất nước hội nhập như hiện nay cũng như nhu cầu của khách du
lịch ngày càng khó tính và đòi hỏi chất lượng cao thì việc xác định các mục tiêu phát
triển là yêu cầu cần thiết để ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Vì vậy, sau khi học xong chương trình thạc sĩ, với lý thuyết đã được học
tác giả nghiên cứu đề tài “Chiến lược phát triển du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn
2015-2020 và tầm nhìn 2030” với mong muốn cùng ngành du lịch tỉnh Kiên Giang và
huyện Phú Quốc có sự nhìn nhận và đánh giá thực về du lịch của huyện. Đồng thời, đề
ra một số giải pháp thúc đẩy các hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quốc trên cơ sở
khai thác tốt nhất các tài nguyên, lợi thế tại địa phương.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá khứ, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chiến lược phát triển ngành du
lịch tại các Tỉnh của Việt Nam. Qua quá trình tra cứu của tác giả, đề tài mà các tác giả
đã thực hiện đánh giá khá toàn diện về đặc thù điều kiện tự nhiên, thuận lợi, khó khăn
của du lịch từng địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch như:
- Mai Thị Ánh Tuyết (2007), Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020,
Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Phương Anh (2010), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lý Anh Tuấn (2011), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đinh Kiệm (2013), Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam
trung bộ đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.

9


Tỉnh Kiên Giang có một số đề tài, đề án liên quan đến du lịch huyện đảo Phú

Quốc sau:
- Huỳnh Văn Thiệp (2012), Du lịch ở huyện đảo Phú Quốc trong hội nhập quốc
tế, Luận văn thạc sĩ tại Học viện chính trị-Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang, Luận văn thạc sĩ tại Học viện chính trị-Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đề án “Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
thời kỳ 2006-2020”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
01/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007; Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 05 tháng
11 năm 2010 về việc phê duyệt điều chỉnh chung xây dựng đảo Phú quốc, tỉnh Kiên
Giang.
Công trình nghiên cứu khoa học và đề án nêu trên của Kiên Giang, các tác giả đã
đề cập đến lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch, về phát triển du lịch, về kinh tế du
lịch, du lịch trong giai đoạn đất nước hội nhập như: phân tích, đánh giá hiện trạng tình
hình phát triển của du lịch tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc nhưng chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể về du lịch để xác định được
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển ngành du lịch huyện đảo Phú
Quốc, từ đó đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp nhất nhằm góp phần đưa
ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc thành trọng điểm du lịch của Quốc gia và thế giới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau đây:
(1) Xác lập cơ sở lý thuyết về chiến lược phát triển du lịch huyện Phú Quốc.
(2) Phân tích thực trạng, tiềm năng ngành du lịch huyện Phú Quốc nhằm tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động đến sự phát triển ngành du lịch.
(3) Hoạch định chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 20152020 và tầm nhìn 2030.
10



(4) Đề xuất một số giải pháp để thực thi các chiến lược.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch huyện Phú
Quốc hiện nay là gì?
(2) Chiến lược nào để phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 20152020 và tầm nhìn 2030?
(3) Bằng giải pháp cụ thể nào để triển khai các chiến lược?
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu toàn bộ các hoạt động, các loại hình du lịch tại huyện
đảo Phú Quốc.
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu hiện trạng ngành du lịch huyện Phú Quốc từ
năm 2005 đến năm 2014. Mục tiêu phát triển ngành du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn
2015-2020 và tầm nhìn 2030.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phương
pháp nghiên cứu định tính để phân tích đánh giá thực trạng, tiềm năng về tổ chức hoạt
động, loại hình du lịch từ năm 2005 đến năm 2014, thống kê, phân tích nguồn tài
nguyên du lịch tại huyện Phú Quốc và tác giả có sử dụng thêm thông tin tổng hợp
những ý kiến, những nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về việc phát
triển du lịch huyện Phú Quốc tại hội thảo 2007, 2009, 2013, 2014 và các góp ý đề án
phát triển huyện Phú Quốc thành đặc khu kinh tế trực thuộc Trung ương. Từ những
phân tích đánh giá có được tác giả vạch ra các hướng mục tiêu phát triển ngành du lịch
giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030.
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc xác định các yếu tố
môi trường bên ngoài và yếu tố môi trường bên trong của ngành du lịch huyện Phú
Quốc và sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát các chuyên gia trong các công cụ hoạch

định chiến lược (EFE, IFE, SWOT và ma trận QSPM).

11


7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học
Khái quát và hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, du lịch biển đảo, đặc
tính của phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch biển đảo chủ yếu,… từ
đó xác định chiến lược phù hợp nhất để khai thác tối đa tiềm năng, tài nguyên hiện có
của ngành du lịch đảo Phú Quốc.
Sơ lược những kinh nghiệm, những thành công trong phát triển ngành du lịch từ
Thái Lan, Singapore liên hệ thực tiễn với ngành du lịch huyện Phú Quốc thời gian qua
để góp phần đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho phù hợp và hiệu quả.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn sẽ đánh giá khách quan về thực trạng, tiềm năng ngành du
lịch huyện Phú Quốc. Giúp tác giả, địa phương và các doanh nghiệp du lịch tại huyện
Phú Quốc có sự nhìn nhận đúng về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng
như định hướng mục tiêu, giải pháp trong việc phát triển du lịch của huyện Phú Quốc.
8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và kết cấu có 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển du lịch
Chương này sẽ trình bày một số lý luận chung về chiến lược, du lịch và các công
cụ chiến lược được áp dụng trong nghiên cứu luận văn và một số kinh nghiệm phát
triển du lịch một số nước gần giống huyện Phú Quốc.
Chương 2: Phân tích thực trạng du lịch huyện Phú Quốc giai đoạn 20052014
Chương này nêu tổng quan về thực trạng, tiềm năng ngành du lịch, phân tích môi
trường vĩ mô, môi trường vi mô để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức tác động đến sự phát triển của ngành du lịch huyện Phú Quốc.
Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển du lịch huyện Phú Quốc giai

đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030
Chương này xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch huyện Phú Quốc
giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030, chiến lược phát triển du lịch huyện Phú Quốc
giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030, đề xuất một số giải pháp để thực hiện các
chiến lược đã chọn.
12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch
lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái
gì đối phương có thể không làm được. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được
ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời.
Theo Mintzberg cho rằng “Chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các
quyết định và chương trình hành động”; Gary Hamel and C.K. Prahalad cho rằng
“Chiến lược là tạo ra ưu thế cạnh tranh của ngày mai trước khi các đối thủ kịp sao
chép những ưu thế cạnh tranh hôm nay của bạn”; Amar Bhide cho rằng “Chiến lược
nhằm dành lấy các ngọn đồi, chứ không nhất thiết cứ khư khư giữ lấy ngọn đồi”; Theo
Fred David “Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn” (PGS.TS. Đào
Duy Huân, Lý thuyết và Mô hình quản trị chiến lược, Trường Đại học tài chính
Marketing).
Theo Alfred D.Chandler “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản
dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp, lựa chọn cách thức và phương thức hành động và
phân bố nguồn tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” (Alfred D.Chandler,
“Strategy and structure chapter in the history of the American enterprise” Cambridge,
Massachusettes, MIT Press, 1962).
Theo Michael E. Porter “Chiến lược là (1) sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc

đáo bao gồm các hoạt động khác biệt; (2) sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh; (3)
tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các tổ chức, công ty” (Michael E. Porter, What is
strategy, Harvard Business Review, 1996).
Như vậy, chiến lược có nhiều khái niệm khác nhau nhưng chung quy có 3 ý
nghĩa phổ biến nhất là: Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức phải đạt
được trong tương lai; Đưa ra các chương trình hành động tổng quát; Lựa chọn các
phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó.

13


1.1.2. Quy trình quản trị chiến lược toàn diện
Quản trị chiến lược là thiết lập và tổ chức thực hiện thành công chiến lược đề ra.
Theo Fred R. David thì mô hình quản trị chiến lược toàn diện như sau:
Thông tin phản hồi

Phân tích môi
trường bên
ngoài.
Xác định cơ
hội và nguy
Xác
định
tầm
nhìn,
sứ
mạng,
mục
tiêu
chiến

lược

Thiết
lập
mục
tiêu
dài
hạn

Thiết
lập
mục
tiêu
hàng
năm
Phân
phối
các
nguồn
lực

Xác định lại
mục tiêu kinh
doanh

Phân tích môi
trường bên
trong. Nhận
diện điểm
mạnh, điểm yếu


Đo
lường

đánh
giá
việc
thực
hiện
chiến
lược

Lựa
chọn
các
chiến
lược
để
thực
hiện

Đưa
ra các
chính
sách

Thông tin phản hồi
Hoạch định

Thực hiện


Đánh giá

chiến lược

chiến lược

chiến lược

Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
(Nguồn: Fredr. David, Khái luận về quản trị chiến lược, Nhóm dịch Trương
Công Minh-Trần Tuấn Thạc-Trần Thị tường Như, Nhà xuất bản lao động)
14


1.1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu
T
1
5

Bước đầu tiên của quá trình quản trị chiến lược là xác định sứ mệnh và các mục
tiêu chủ yếu của tổ chức. Sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức cung cấp một
bối cảnh để xây dựng các chiến lược.
- Sứ mệnh trình bày lý do tồn tại của tổ chức và chỉ ra nó sẽ làm gì.
- Các mục tiêu chủ yếu xác định những gì mà tổ chức hy vọng đáp ứng trong
phạm vi trung và dài hạn. Hầu hết các tổ chức theo đuổi lợi nhuận, mục tiêu đạt được
năng lực vượt trội chiếm vị trí hàng đầu. Các mục tiêu thứ nhì là các mục tiêu mà tổ
chức xét thấy cần thiết nếu họ muốn đạt đến năng lực vượt trội.
1.1.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài (ngoại vi)
T

1
5

Bộ phận thứ hai của quá trình quản trị chiến lược là phân tích môi trường hoạt
động bên ngoài tổ chức. Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các
cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức. Ba loại môi trường bên ngoài
có mối liên hệ qua lại với nhau bao gồm: môi trường ngành là môi trường mà trong đó
tổ chức vận hành, môi trường quốc gia và môi trường vĩ mô. Việc phân tích môi
trường ngành cần một sự đánh giá cấu trúc cạnh tranh trong ngành, bao gồm vị thế
cạnh tranh của tổ chức trung tâm và các đối thủ cạnh tranh chính, cũng như các giai
đoạn phát triển ngành. Nhiều thị trường hiện nay trở thành thị trường toàn cầu, việc
phân tích môi trường ngành cũng có nghĩa là đánh giá tác động của toàn cầu hóa trong
cạnh tranh ở phạm vi một ngành.
Việc phân tích môi trường quốc gia nhằm xem xét bối cảnh quốc gia mà tổ chức
đang hoạt động có tạo điều kiện thuận lợi để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường
toàn cầu hay không. Nếu không, thì tổ chức có thể phải xem xét việc dịch chuyển một
bộ phận đáng kể hoạt động của nó tới quốc gia có khung cảnh thuận lợi cho việc đạt
lợi thế cạnh tranh. Việc phân tích môi trường vĩ mô bao gồm xem xét các nhân tố kinh
tế vĩ mô, xã hội, chính phủ, pháp lý, quốc tế và công nghệ có thể tác động tới tổ chức.
1.1.2.3. Phân tích môi trường bên trong (nội vi)
T
1
5

Phân tích môi trường bên trong là bộ phận thứ ba của quá trình quản trị chiến
lược, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Chúng ta sẽ tìm xem cách
thức tổ chức đạt đến lợi thế cạnh tranh và vai trò của các năng lực khác biệt, các nguồn

15



lực và khả năng tạo dựng, duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh, ngược lại các điểm yếu
lại có thể đưa đến hiệu suất kém hơn.
1.1.2.4. Lựa chọn chiến lược
T
1
5

Xác định ra các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
nguy cơ đã xác định của tổ chức. Sự so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy
cơ thường được gọi là phân tích SWOT. Mục đích cơ bản của phân tích SWOT là
nhận diện các chiến lược mà nó định hướng, tạo sự phù hợp hay tương xứng giữa các
nguồn lực và khả năng của tổ chức với nhu cầu của môi trường đang hoạt động.
Khi thực hiện lựa chọn chiến lược tổ chức phải đánh giá nhiều phương án tương
ứng với các khả năng có thể đạt được mục tiêu chính. Các phương án chiến lược được
tạo ra có thể bao gồm ở cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, cấp công ty hay các
chiến lược toàn cầu cho phép tồn tại một cách tốt nhất, thích hợp với sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường cạnh tranh toàn cầu như là một đặc điểm của hầu hết các ngành
hiện đại.
1.1.2.5. Thực thi chiến lược
T
1
5

Khi tổ chức đã lựa chọn chiến lược để đạt mục đích của nó, chiến lược đó cần
phải đưa vào thực thi.
1.1.2.6. Chu trình phản hồi
T
1
5


Chu trình phản hồi trên chỉ ra rằng hoạch định chiến lược là một quá trình liên
tục. Khi thực hiện một chiến lược cần phải liên tục giám sát sự thực hiện đó để xác
định mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược. Các thông tin này sẽ được chuyển trở
lại cấp tổ chức thông qua các quá trình phản hồi.
1.1.3. Lợi ích của quản trị chiến lược
Về lý thuyết cũng như thực tế cho thấy, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, quản trị
chiến lược luôn mang lại lợi ích cho tổ chức sau đây:
- Giúp tổ chức thấy rõ hướng đi trong tương lai để nhà quản trị xem xét và quyết
định nên đưa tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới mục tiêu cụ thể nhất
định.
- Giúp tổ chức thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Đồng thời giúp phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai, tận
dụng cơ hội, giảm nguy cơ đưa tổ chức vượt qua cạnh tranh, giành thắng lợi.
16


- Giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định để đối phó từng thời kỳ, nâng cao hiệu
quả hoạt động.
- Giúp nhà lãnh đạo thiết lập, điều chỉnh chiến lược tốt hơn, thông qua việc sử
dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở để tăng sự liên kết giữa các đơn vị
trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn.
1.1.4. Các nhóm chiến lược
Theo Fred. David chiến lược áp dụng trong thực tiễn và được chia thành các
nhóm sau:
- Các chiến lược kết hợp: Chiến lược kết hợp về phía trước, chiến lược kết hợp
về phía sau và chiến lược kết hợp theo chiều ngang: Nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự
kiểm soát đối với các nhà phân phối, kết hợp tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm
soát đối với nhà cung cấp và việc xác lập quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với
các đối thủ cạnh tranh.

- Các chiến lược chuyên sâu: Chiến lược thâm nhập vào thị trường, chiến lược
phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm,…
- Các chiến lược mở rộng hoạt động hay đa dạng hóa: Chiến lược đa dạng hóa
đồng tâm, chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang, chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp.
- Các chiến lược suy giảm: Chiến lược cắt giảm chi phí, chiến lược thu lại vốn
đầu tư, chiến lược giải thể hay thanh lý.
- Các chiến lược khác: Chiến lược liên doanh, chiến lược hỗn hợp, chiến lược
đầu tư phát triển.
1.1.5. Một số mô hình trong quản trị chiến lược
1.1.5.1. Mô hình kim cương của MICHAEL PORTER
Mô hình kim cương của MICHAEL PORTER nêu trong tác phẩm Lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia (1990), lý giải về các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một
quốc gia, một ngành trong nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh ngày nay nó phụ thuộc
vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó. Nền tảng cạnh
tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh
quốc gia, ngành được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp
trong ngành trên thương trường.

17


Chiến lược,
cơ cấu và
cạnh tranh

Cơ hội

Yếu tố sản xuất

Nhu cầu sản xuất


Các ngành
công nghiệp
hỗ trợ

Chín phủ
phủ
Chính

Hình 1.2: Mô hình kim cương của M.Porter, 1990
Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M.Porter phát triển trong
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì
năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế.
1.1.5.2. Mô hình 5 áp lực của MICHAEL PORTER
Các đối thủ mới tiềm ẩn
Nguy cơ từ đối thủ trạnh tranh mới
Sức mạnh trong
thương

lượng

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

thương

trong ngành

lượng

của người mua


của nhà cung cấp
Nhà cung cấp

Sức mạnh trong

Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Người mua

trong ngành
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế

Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal E. Porter
18


Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản
xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
- Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau: Mức độ tập trung của các
nhà cung cấp; Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp; Sự khác
biệt của các nhà cung cấp; Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự
khác biệt hóa sản phẩm; Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành; Sự tồn
tại của các nhà cung cấp thay thế; Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung
cấp; Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
- Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm;
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng; Tương quan giữa giá cả và chất
lượng của các mặt hàng thay thế.
- Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối; Sự hiểu biết về

chu kỳ dao động thị trường; Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào; Chính sách của
chính phủ; Tính kinh tế theo quy mô; Các yêu cầu về vốn; Tính đặc trưng của nhãn
hiệu hàng hóa; Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh; Khả năng tiếp cận với kênh
phân phối; Khả năng bị trả đũa; Các sản phẩm độc quyền.
- Sức mạnh khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả; Số lượng người mua; Thông
tin mà người mua có được; Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa; Tính nhạy cảm đối
với giá; Sự khác biệt hóa sản phẩm; Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành;
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế; Động cơ của khách hàng.
- Mức độ cạnh tranh thể hiện ở: Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành;
Mức độ tập trung của ngành; Chi phí cố định/giá trị gia tăng; Tình trạng tăng trưởng
của ngành; Tình trạng dư thừa công suất; Khác biệt giữa các sản phẩm; Các chi phí
chuyển đổi; Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa; Tính đa dạng của các đối thủ cạnh
tranh; Tình trạng sàng lọc trong ngành.
1.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm về du lịch
Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác
nhau. Quan niệm về du lịch từ trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thì cho rằng chỉ
dành cho người giàu có, quý tộc trong xã hội. Nhưng ngày nay, du lịch được xem như

19


ngành công nghiệp không khói, đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế-xã hội cho các
quốc gia. Sau đây là một vài khái niệm về du lịch.
Tại Anh (1811), lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích
giải trí, ở đây giải trí là động cơ chính”; Tại Thụy Sĩ, năm 1930 ông Gusman định
nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến những địa điểm mà
ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Theo GS.TS Hunziker và Krapf hai người được coi là đặt nền móng cho lý thuyết

về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các
hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
phương, nếu việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến
hoạt động kiếm lời”.
Định nghĩa du lịch của trường đại học tổng hợp kinh tế thành phố Varna,
Bulgarie: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội được lập đi, lập lại đều đặn chính
là sản xuất và trao đổi dịch vụ hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập đó là
các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi
lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu cá thể về vật chất
và tinh thần của người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa
bệnh, giải trí,… mà không có mục đích lao động kiếm lời”.
Định nghĩa của hiệp hội quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào
tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi đến một nơi ngoài môi trường
thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian được các tổ chức du
lịch qui định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ những khái niệm trên cho thấy, du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt
động mà là tổng hòa nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác
động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch.
Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động
20


du lịch. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm.
Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông
qua cơ chế thị trường là ngành du lịch, hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và
thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dung của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài

nguyên du lịch.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch biển đảo
Do đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và điều kiện nên du lịch biển đảo có những
nét đặc trưng riêng cần nghiên cứu trong quá trình phát triển:
Thứ nhất, nguồn tài nguyên biển đảo có tính đa dạng sinh học, có tính nhạy cảm
cao với môi trường. Vì vậy, phát triển du lịch biển đảo phải quan tâm đến yếu tố bền
vững, môi trường thiên nhiên ít ảnh hưởng nhất.
Thứ hai, các yếu tố khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt
động du lịch biển đảo.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo gặp rất nhiều khó
khăn đặc biệt là các đảo xa bờ. Vì vậy, phát triển du lịch biển đảo thường phải có sự
kết hợp chặt chẽ với các trung tâm lưu trú dịch vụ trên bờ.
Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ du lịch trên đảo thường hạn chế ít về số lượng và
kém về chất lượng.
Thứ năm, du lịch sinh thái trên các đảo đang được phát triển và thu hút nhiều đối
tượng khách du lịch. Các đối tượng chính của loại hình du lịch này thường là các nhà
nghiên cứu, học sinh, sinh viên,… đây là những đối tượng thích mạo hiểm, thích khám
phá. Các hoạt động du lịch sinh thái cũng thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng
bởi tính mùa vụ trong du lịch, đặc biệt là đảo ven bờ Phú Quốc do có diện tích lớn và
đa dạng sinh học.
1.2.3. Các loại hình đặc thù của du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo có đặc trưng cơ bản là gắn liền với những đặc điểm của biển và
đảo do tài nguyên du lịch tự nhiên của biển và đảo qui định. Thông thường đó là loại
hình du lịch tổng hợp do tài nguyên thiên tạo và nhân tạo qui định. Du lịch biển đảo có
các loại hình sản phẩm du lịch tổng hợp sau:
Thứ nhất, du lịch nghỉ dưỡng- chữa bệnh trên biển đảo

21



×