Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
ỚT KIỂNG GHÉP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
ỚT KIỂNG GHÉP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. TRẦN THỊ BA


NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

MSSV: 3113326
Lớp: TT1119A2

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
ỚT KIỂNG GHÉP

Do sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
ỚT KIỂNG GHÉP
Do sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .............................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thành viên Hội đồng

...................................


....................................
DUYỆT KHOA

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii

...............................


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Con ông: Nguyễn Văn Thì
Và bà: Châu Thị Huệ Thu
Chỗ ở hiện tại: Ấp Phú Hạ II, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học
Thời gian: 1999-2004
Trường: Tiểu học “Đ” Kiến Thành
Địa chỉ: Xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

2. Trung học Cơ sở
Thời gian: 2004-2008
Trường: Trung học cơ sở Kiến Thành
Địa chỉ: Xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008-2011
Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh
Địa chỉ: Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
4. Đại học
Thời gian: 2011-2014
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông học (khóa 37)
Ngày… tháng … năm 2014

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS. TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần
hoàn chỉnh luận văn.
- Cố vấn học tập Quan Thị Ái Liên đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn

thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Chân thành cảm ơn!
- Chị Lý Hương Thanh lớp cao học Trồng trọt khóa 18 đã giúp tôi hoàn
thành số liệu và chỉnh sửa luận văn.
- Anh Hạc, chị Nương cùng các bạn Xương, Trinh, Kiều Anh, Trúc,
Khang, Lợi, Hậu, Ni, Luân, Thích, Nhiên, Thẳng, Trung, Đại và Duy đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông học khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt
trong tương lai.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung

v


NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG. 2014. “Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến
sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 34
trang. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng từ tháng 04-11/2013 nhằm xác định loại giá thể phù hợp
cho sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép; đánh giá tỷ lệ sống sau khi ghép
của ớt kiểng ghép trong vườn ươm; tạo được cây ớt kiểng ghép vừa làm kiểng
vừa ăn tươi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 10
lần lặp lại (mỗi lặp lại là 1 cây ghép/chậu) gồm 4 nghiệm thức là: (1) 100% xơ

dừa, (2) 50% xơ dừa + 50% tro trấu, (3) 50% xơ dừa + 50% rong biển, (4) 50%
đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu.
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sau ghép của ớt Hiểm lai F1 207/ớt Thiên
ngọc khá cao (89,9%, thời điểm 15 ngày sau khi ghép). Chiều cao cây của ớt
kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng đạt từ 31,74 cm đến 38,13 cm; đường kính
tán cây đạt 32,53 cm đến 38,03. Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro
trấu, ớt kiểng ghép cho số trái nhiều nhất 11,9 trái/cây và số trái thấp nhất là 7,5
trái/cây ở giá thể 100% xơ dừa. Ớt kiểng trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ
dừa + 25% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển có dáng cây cao (34,56 cm
và 38,13 cm, tương ứng), đường kính rộng, xòe (34,82 cm và 38,03 cm) được
chọn trưng bày ở khoảng không gian rộng (đặt trước ngõ, ngoài sân vườn,…).
Trên giá 100% xơ dừa và 50% xơ dừa + 50% tro trấu, ớt kiểng cho chiều cao cây
thấp bé (31,71 cm và 33,66 cm), tán hẹp, gọn (32,53 cm và 33,89 cm) đặt ở vị trí
là để bàn, góc học tập hoặc treo,…

vi


MỤC LỤC
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ............................................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. v
TÓM LƯỢC................................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 2
1.1 Tổng quan về cây ớt kiểng ...................................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng ....................................................... 2
1.1.2 Tình hình sản xuất ớt trong và ngoài nước ........................................................... 3

1.1.3 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh ............................................................ 3
1.1.4 Giống ớt .............................................................................................................. 5
1.2 Tổng quan về giá thể trồng rau................................................................................ 5
1.2.1 Vật liệu làm giá thể trồng rau............................................................................... 5
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu sử dụng giá thể trồng rau ở thế giới và Việt Nam….. . 6
1.3 Biện pháp ghép rau trên họ cà ớt ............................................................................. 7
1.3.1 Khái niệm về biện pháp ghép ............................................................................... 7
1.3.2 Phương pháp ghép rau trên họ cà ớt ..................................................................... 8
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về rau ghép trên họ cà ớt ở thế giới và Việt Nam…….. . 9
1.5 Một số ứng dụng về cây ăn trái và rau làm kiểng .................................................. 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.............................................. 12
2.1 Phương tiện .......................................................................................................... 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian......................................................................................... 12
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 12
2.2 Phương pháp ........................................................................................................ 13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................................ 13
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................... 13
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 17
2.2.4 Phân tích số liệu................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 19
3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................................... 19
3.2 Điều kiện ngoại cảnh ............................................................................................ 19
3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép ............................. 19

vii


3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí ngoài trời và ngoài nhà lưới ................................. 20
3.2.3 Nhiệt độ trung bình của bốn loại giá thể trồng cây ............................................. 21
3.3 Chiều cao thân của ớt kiểng ghép.......................................................................... 22

3.3.1 Chiều cao gốc ghép............................................................................................ 22
3.3.2 Chiều cao cây .................................................................................................... 22
3.4 Đường kính gốc thân của gốc ghép và ngọn ghép ................................................. 24
3.4.1 Đường kính gốc ghép......................................................................................... 24
3.4.2 Đường kính ngọn ghép ...................................................................................... 24
3.4.3 Tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép .......................................................... 25
3.5 Đường kính tán cây .............................................................................................. 25
3.6 Số trái ................................................................................................................... 26
3.7 Đánh giá cảm quan về sinh trưởng, phát triển của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể
trồng……… ......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 30
4.1 Kết luận ................................................................................................................ 30
4.2 Đề nghị................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 31
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho ớt tại nhà lưới rau sạch


16

2.2

Thang đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng phát triển của
nhánh và lá, chiều cao cây, tán của gốc và ngọn ớt kiểng ghép,
màu sắc trái) trên bốn loại giá thể trồng

18

2.3

Thang đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày (treo, đặt trước ngõ,
để bàn) của ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể

19

3.1

Nhiệt độ trung bình của bốn loại giá thể qua các thời điểm khảo
sát

22

3.2

Chiều cao gốc ghép (cm) trên bốn loại giá thể trồng qua các thời
điểm khảo sát

22


3.3

Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép của ớt kiểng ghép trên
bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát

25

3.4

Đường kính tán cây (cm), đường kính tán gốc (cm) của ớt kiểng
ghép trên bốn loại giá thể trồng thời điểm 100 NSKGh

26

3.5

Đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng, phát triển của nhánh
và lá, chiều cao cây, tán của ngọn ớt Hiểm lai F1 207 trên gốc
ghép ớt Thiên ngọc, màu sắc trái và lá của ớt) trên bốn loại giá
thể trồng

28

3.6

Đánh giá vị trí trưng bày (treo, để bàn, đặt trước ngõ) của ớt
kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng

28


ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Ớt dùng trong thí nghiệm (a) ớt Thiên ngọc, (b) ớt Hiểm lai F1 207

12

2.2

Ớt chuẩn bị ghép (a) ớt Hiểm lai F1 207 thời điểm 106 ngày tuổi,
(b) ớt Thiên ngọc thời điểm 45 ngày tuổi

14

2.3

Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép nối ống cao su: (a) chuẩn bị
cắt gốc ghép, (b) cắt bỏ ngọn gốc ghép, (c) cắt rời ngọn ghép, (d)
gắn ống cao su vào ngọn ghép, (e) ấn ngọn ghép có ống cao su vào
gốc ghép, (f) cây ớt đã ghép xong


15

3.1

Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép ngày
20/07/2013

20

3.2

Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới ngày nắng
19/07/2013

21

3.3

Chiều cao cây (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng
qua các thời điểm khảo sát

23

3.4

Đường kính ngọn (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng
qua các thời điểm khảo sát

24


3.5

Số trái/cây, trái/gốc và số trái/ngọn của ớt kiểng ghép trên bốn loại
giá thể trồng ở thời điểm 100 NSKGh

27

3.6

Ớt kiểng ghép trên 4 loại giá thể trồng thời điểm 100 NSKGh (a)
100% xơ dừa; (b) 50% xơ dừa + 50% tro trấu; (c) 50% xơ dừa +
50% rong biển; (d) 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu

29

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NN & SHƯD: Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
NSKGh: Ngày sau khi ghép
NSKT: Ngày sau khi trồng

xi


MỞ ĐẦU

Hiện nay, diện tích đất trồng trọt dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa,
cùng nền nông nghiệp phát triển thì mức sống của con người ngày được nâng
cao. Nhu cầu trồng các loại rau an toàn trong chậu vừa có thể ăn tươi vừa làm
kiểng với diện tích nhỏ như: góc ban công hoặc sân thượng,… ở những khu dân
cư hay đô thị đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Rau trồng tại nhà
mang đến sự tươi ngon, có giá trị dinh dưỡng cao cho bữa ăn. Bên cạnh đó, nó
cũng mang đến sự thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của cuộc sống. Do
vậy, cây kiểng lưỡng dụng đang có mặt ngày càng nhiều trong các gia đình ở khu
dân cư hay đô thị. Trong đó, ớt kiểng trồng chậu được nhiều gia đình chọn lựa,
bởi nó có thể dùng để ăn trái tươi hoặc làm gia vị, với nhiều hình dạng trái và
màu sắc khác nhau ớt còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Tuy
nhiên, để đảm bảo cho ớt sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái nhiều thì cần kết
hợp rất nhiều yếu tố lại với nhau, song ảnh hưởng của giá thể đóng vai trò quan
trọng hơn.
Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và
phát triển ớt kiểng ghép” được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 0411/2013 nhằm đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng trên bốn loại giá
thể để tìm ra giá thể thích hợp cho ớt kiểng ghép. Xác định tỷ lệ sống sau ghép
của ớt kiểng trong vườn ươm, tạo ra được cây ớt vừa ăn tươi vừa có thể làm
kiểng để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.

1


CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây ớt kiểng
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng
* Nguồn gốc: Ớt (Capasicum spp.) có tên tiếng Anh là Pepper, Chili, là
cây trồng thuộc họ Cà Solanaceae, có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ
(Mai Thị Phương Anh, 1999). Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan

(2005), cây ớt có nguồn gốc từ 1 loài ớt cay ở Nam Mỹ, được thuần hóa rồi trồng
lan sang châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.
* Phân bố: Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt được trồng phổ biến ở
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, sau lan sang nhiều nước trên thế
giới qua thuộc địa được Columbus chuyển sang Tây Ban Nha. Ớt được trồng
nhiều ở các nước châu Phi, khu vực Đông và Nam châu Á (Võ Văn Chi, 2005).
Ớt cay (Hot pepper) được trồng phổ biến ở Ấn Độ, châu Phi và các nước nhiệt
đới khác (Đường Hồng Dật, 2003). Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan
(2005), ớt ngọt (Sweet pepper) được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ và một vài
nước châu Á.
* Phân loại: Ớt có 5 loài được trồng chính trong tổng số 30 loài ớt (Mai
Thị Phương Anh, 1999). Theo Bosland (1996), 5 loài ớt được thuần hóa là C.
annuum, C. baccatum, C. chinense, C. frutescens và C. pubescens. Các loài ớt
được phân loại theo đặc điểm trái, màu sắc, hình dáng, kích thước và mục đích sử
dụng (Bosland, 1996). Mặt khác, Mai Phương Anh (1999), phân biệt chủ yếu bởi
cấu trúc hoa và đặc điểm trái. Ớt cay trái to, dài và ớt ngọt thuộc về loài C.
annuum.
* Công dụng: Cây ớt được xem là cây gia vị nên được tiêu thụ ít. Tuy
nhiên, ớt là một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn
sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu bào chế các thuốc trị
ngoại khoa như thương hàn, cảm phối,… Trong ớt chứa nhiều loại vitamin, đặc
biệt là vitamin C, nhiều nhất trong rau, ngoài ra trong ớt có chứa lượng
Capsaicine (C18H27NO3) là một alkaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi
ăn, kích thích quá trình tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh, 1999). Nhờ vậy diện tích
trồng và nhu cầu sử dụng ớt ở nhiều nước có xu hướng tăng. Theo Võ văn Chi
(2005), trong 100 g ớt, trung bình có 94 g nước; 1,3 g protit; 5,7 g glucid; 1,4 g
chất xơ; 250 mg vitamin C; 100 mg carotene và 29-30 g calo.

2



1.1.2 Tình hình sản xuất ớt trong và ngoài nước
* Việt Nam: Theo thống kê của FAOSTAT (2012), diện tích diện tích
trồng ớt của Việt Nam là 64.000 ha, năng suất đạt 1.453 kg/ha và sản lượng đạt
93.000 tấn. Các tỉnh có diện tích trồng ớt nhiều như: Thái Bình (950 ha), Bình
Định (500 ha), Hải Phòng (150 ha), Lâm Đồng-Đà Lạt (100 ha),… và nhiều tỉnh
thành khác diện tích trồng ớt cũng khá cao (Bản đồ ớt Việt Nam, 2011).
* Thế giới: Theo thống kê của FAOSTAT (2011), diện tích trồng ớt cả thế
giới là 2.268.162 ha, năng suất đạt 1.685 kg/ha và sản lượng đạt 3.821.162 tấn.
Trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia có diện tích trồng ớt lớn nhất thế
giới (Ấn Độ có diện tích trồng 869.467 ha chiếm 38,33% và Trung Quốc là
707.215 ha chiếm 31,18%).
1.1.3 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh
* Đặc tính thực vật
- Rễ: Ớt có nhiều rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát
triển thành rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính (Phạm Hồng Cúc và
ctv., 2001). Rễ ớt có nhiệm vụ chống đỡ, hút và vận chuyển nước, chất dinh
dưỡng. Hình dạng rễ do đặc tính di truyền quyết định và bị ảnh hưởng bởi môi
trường đất (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Theo Mai Văn Quyền và
ctv. (2007), cây ớt không chịu được úng, có thể chịu được nóng, nhưng chịu hạn
trung bình, do bộ rễ ăn nông.
- Thân: Ớt là cây bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể
gặp các dạng thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5 m (Mai Thị
Phương Anh, 1999). Theo nhận định của Mai Văn Quyền và ctv. (2007) cũng cho
rằng cây ớt phân cành, phân nhánh nhiều và chiều cao khác nhau phụ thuộc vào
điều kiện canh tác và đặc tính giống. Khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ,
dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh, có nhiều lông hoặc không lông (Phạm Hồng
Cúc và ctv., 2001).
- Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình
trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt có lông hoặc không

lông (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Lá có dạng hình thoi hơi dài về phía ngọn
(Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Lá thường mỏng, có kích
thước trung bình 1,5-12 cm x 0,5-7,5 cm (Mai Thị Phương Anh, 1999). Theo Lê
Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), chức năng của lá là quang hợp và thoát
hơi nước.
- Hoa: Theo Mai Thị Phương Anh (1999), hoa ớt thường có màu trắng,
một số giống có màu sữa, xanh lam và tím. Hoa ớt là loại hoa lưỡng phái, mọc

3


đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa, hoa nhỏ, dài hoa màu xanh có hình chén, lá đài
nhỏ hẹp và nhọn (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
- Trái: Theo Đường Hồng Dật (2003), trên cây ớt có nhiều lứa trái, có trái
đang chín, có trái già và trái còn non. Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ
hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái
khi chín có màu đỏ, cam, vàng; trái không cay hay rất cay (Phạm Hồng Cúc và
ctv., 2001).
- Hạt: Theo Mai Phương Anh (1999), hạt ớt có dạng thận và màu vàng
rơm, chỉ có hạt của C. pubescens có màu đen; hạt có chiều dài khoảng 3-5 mm.
Nhưng theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), hạt có màu
vàng hoặc trắng, đường kính 1-2 mm; hạt cay hơn thịt trái. Còn theo Trần Thị Ba
và ctv. (1999) cho rằng hạt ớt tròn, dẹp, nhỏ có màu nâu sáng và có khả năng cất
giữ lâu (3 năm).
* Điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), ớt là cây
ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của ớt là 25-28oC ban
ngày và 18-20oC ban đêm. Nhiệt độ dưới 15oC và trên 32oC cây sinh trưởng kém,
hoa bị rụng nhiều, ít trái (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007).
- Ánh sáng: Ớt là cây ưa sáng ngày ngắn. Theo Đường Hồng Dật (2003),

ớt cần nhiều ánh sáng cho sinh trưởng và phát triển, thiếu ánh sáng nhất là vào
thời điểm ra hoa cây sẽ bị giảm tỷ lệ đậu trái. Đồng thời, nếu thời gian chiếu sáng
trong 9-10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21-24% và tăng
chất lượng trái. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu trái, giảm năng suất (Mai Thị
Phương Anh, 1999).
- Nước và độ ẩm: Tùy điều kiện đất đai cần đảm bảo nước tưới đầy đủ
mỗi ngày trong mùa nắng để ớt phát triển tốt, mùa mưa đảm bảo thoát nước tốt
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan
(2005), ở thời kỳ ra hoa và đậu trái, độ ẩm (đất và không khí) đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành khối lượng và chất lượng trái. Ớt là loại cây chịu hạn
không chịu được ngập úng. Ẩm độ hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành trái
thì trái bị sần sùi, giảm giá trị thương phẩm, 70-80% là ẩm độ thích hợp nhất, ẩm
độ quá cao rễ sinh trưởng kém, cây sẽ còi cọc (Mai Thị Phương Anh, 1999).
- Đất và dinh dưỡng: Theo Trần Khắc Thi và ctv. (2005), với cây ớt đất
nhẹ, giàu vôi là tương đối phù hợp. Cây ớt có thể sinh trưởng trên đất cát, nhưng
phải đảm bảo tưới tiêu và phân bón hợp lý. Đất chua và đất kiềm không thích
hợp cho đất phát triển. Cây ớt nhạy cảm với triệu chứng thiếu canxi, biểu hiện là

4


thối đít hay còn gọi là mày ốc (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Vì vậy, cần phải bón
lót vôi và bổ sung thêm Cloruacaxi (CaCl2) phun trên lá định kỳ từ 7-10 ngày/lần
từ lúc trái non phát triển.
1.1.4 Giống ớt
* Ớt kiểng (Capsicum chinense): Là loài cây thân thảo lâu năm, thường
được trồng như cây 1 năm, gồm nhiều phân nhánh, lá đơn mọc xen kẽ nhau, hình
mác. Cây ưa thích nơi có nhiệt độ cao, khô và có ánh nắng, không chịu rét. Lá
đơn mọc xen kẽ nhau, hình mác. Hoa đơn lẻ mọc tại nách lá hoặc mọc thành cụm
trên đỉnh, hoa nhỏ và có màu trắng (i/Ớt). Theo

Eshbaugh (1993), một số loài ớt có hình dạng trái độc đáo và màu sắc tươi sáng
đã được sử dụng rộng rãi như cây kiểng (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Đằng,
2012). Một nhóm nhỏ của ớt được dùng làm kiểng và có thể ăn được vì có hình
dạng trái khác thường nhiều màu sắc, có tất cả các màu của cầu vồng, thường
hiển thị 4 hoặc 5 màu sắc trái cùng lúc trên cùng 1 cây (Bosland, 1996).
* Ớt cay (Capsium frutescens L): Là loại cây có thể trồng vài năm, cây
bụi dạng nhọn, thân dưới hóa gỗ. Trái ớt được biết đến với nhiều tên gọi khác
nhau như: Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu,… Được trồng nhiều ở Ấn
Độ, châu Phi và các nước nhiệt đới; riêng nước ta ớt cay được trồng phổ biến từ
Bắc chí Nam và được sử dụng làm gia vị, ớt cay có giá trị kinh tế (Đường Hồng
Dật, 2003). Năm 1987, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Hà Nội công bố bộ sưu tập
với 117 giống nội địa, điều này cho thấy nguồn giống ớt phong phú, đa dạng của
nước ta. Theo Phạm Thu Cúc và ctv. (2001), giống trồng phổ biến ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở Miền Trung
có giống Sừng Bò, Chìa Vôi.
1.2 Tổng quan về giá thể trồng rau
1.2.1 Vật liệu làm giá thể trồng rau
* Yêu cầu của vật liệu làm giá thể trồng: Theo Võ Thị Bạch Mai
(2003), giá thể trồng phải là chỗ dựa cho hệ thống rễ, là phương tiện cung cấp
nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, việc lựa
chọn giá thể nào đó dể sử dụng phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của các yếu tố bao
gồm: giá tiền, hiệu quả, tỷ lệ xốp, khả năng giữ nước,… Giá thể không chứa các
vật liệu gây độc, không ảnh hưởng đến môi trường dinh dưỡng, độ pH của môi
trường.

5


* Một số vật liệu sử dụng làm giá thể trồng:
- Xơ dừa (coconut fiber): Xơ dừa có sự thông thoáng cao, khả năng giữ

nước và dinh dưỡng tốt nhưng bị biến đổi và có lượng muối cao. Theo Võ Thị
Bạch Mai (2003), xơ dừa là vật liệu rẻ tiền, có khả năng chống phân hủy do vi
khuẩn cao. Ở Việt Nam, xơ dừa rất phong phú (Võ Hoài Chân, 2008) và đã được
sử dụng phổ biến làm giá thể cho ươm cây con, trồng rau mầm, sản xuất rau sạch
trong nhà lưới, nhà kính (Trần Thị Ba, 2010).
- Trấu (rice husks): Có hình dáng nhỏ, rời, tơi xốp và là nguồn nguyên
liệu dồi dào. Trấu rất dễ mốc vì thường có những chất bột, cám còn bám theo,
trước khi sử dụng nên phơi nắng hoặc rửa nước (Tzortzakis and Economikis,
2008). Theo nghiên cứu Đinh Trần Nguyễn (2008), trấu sau khi xử lý chlorin
(2%) trong 24 giờ xả nước 2 lần và phơi khô thì có thể sử dụng làm giá thể rất tốt
đặc biệt là cho hoa cúc. Nó cần thiết để cho hiệu quả cao và tốt khi trộn 30% trấu
vào cát sông (Jim Fah et al., 2000).
- Mùn cưa (sawdust): Là gỗ nghiền, khả năng giữ nước và dinh dưỡng
cao, giá rẻ, bên cạnh đó mùn cưa không có hình dạng nhất định, ít thông thoáng,
dễ phân hủy, khó hút ẩm trở lại. Theo Jim Fah et al. (2000), mùn cưa có chỉ số
C:N cao, có xu hướng ảnh hưởng xấu đến rễ và nhiễm những bệnh về nấm.
- Tro trấu (rice husk ash): Theo Phan Thanh Lương và ctv. (2012) than
tro (biochar) là các loại phế thải thực vật đốt cháy trong không khí tạo thành, nó
làm phân bón để tăng năng suất cây trồng, cải thiện tính chất vật lí và hóa học
của đất. Được sử dụng phổ biến để ươm cây con và làm phân bón cho cây rau,
đặc biệt cây lấy củ (Trần Thị Ba, 2010).
- Tảo biển: Khả năng giữ nước tốt, độ ẩm cao, phù hợp với những cây cấy
mô và ít tuổi tuần, đặc biệt là Hồ điệp và những cây cần độ ẩm cao
().
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu sử dụng giá thể trồng rau trên thế giới và ở
Việt Nam
* Trên thế giới: Theo Lawtence and Newell (1950), ở Anh sử dụng hỗn
hợp đất mùn + than bùn + cát khô có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, 7:3:2 để trồng cây.
Theo kết quả nghiên cứu của Tzorzakis and Economoki (2008), cho rằng giá thể
có hữu cơ cho năng suất cao hơn giá thể không hữu cơ, chất hữu cơ đã làm tăng

khả năng đậu trái và tăng cao nhất ở nghiệm thức thêm 50% chất hữu cơ và trong
giá thể Pelite.

6


* Ở Việt Nam: Giá thể sạch ở Việt Nam có thể sử dụng là mụn xơ dừa,
than bùn, hỗn hợp vỏ cây hoặc mụn cưa với trấu và cát (Nguyễn Quốc Vọng,
2002). Một số kết quả nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ cho thấy trồng rau an toàn
ứng dụng công nghệ cao trên giá thể xơ dừa ở cải ngọt TN23 và xà lách TN518
(Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền, 2007), dưa leo (Võ Chí Hùng, 2007) cho năng
suất thương phẩm cao tương đương trồng trên đất, chất lượng trái cao hơn và
đảm bảo về dư lượng Nitrat (11,3-23,6 mg/kg) thấp hơn rất nhiều về tiêu chuẩn
rau an toàn của Bộ Nông nghiệp (150 mg/kg). Theo nghiên cứu của Nguyễn Linh
Phi (2009), cây vạn thọ lùn trồng trên giá thể rơm rạ có bổ sung trấu và mụn dừa
làm gia tăng số hoa, đường kính hoa và màu sắc so với không có bổ sung.
Việt Nam đã sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới “đất sạch” từ mụn xơ dừa
dùng làm giá thể trồng rau bán thủy canh nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất rau
sạch cho thị trường quốc nội, đồng thời sửa soạn việc xuất khẩu rau sạch cho thị
trường nước ngoài, đặc biệt thị trường Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan (Nguyễn Quốc Vọng, 2002). Hiện nay Bến Tre có công ty sản xuất đất sạch
từ mụn xơ dừa: Công ty Coconut Mekong Bến Tre và công ty trách nhiệm hữu
hạn Đất sạch.
1.3 Biện pháp ghép rau trên họ cà ớt
1.3.1 Khái quát về biện pháp ghép
* Khái niệm ghép: Ghép là một kỹ thuật lâu đời với cây ăn trái, ở châu
Âu nó được ghi nhận vào những năm 327-287 trước công nguyên, còn ở Trung
Quốc sử dụng biện pháp này cách đây 3.000 năm (Lê Thị Thủy, 2000). Ghép là
một trong những phương pháp nhân giống vô tính được bằng cách đem gắn một
bộ phận của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép)

thông qua việc áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép để tạo nên một
cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (Phạm Văn Côn, 2007).
* Cơ sở khoa học: Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), việc
kết hợp giữa gốc ghép và cành ghép như sau: Áp sát phần tượng tầng của gốc
ghép với cành ghép, lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc và cành ghép tạo ra
những tế bào nhu mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo; các tế bào của mô sẹo
phân hóa thành những tế bào tượng tầng mới, kết hợp với tượng tầng nguyên
thủy của gốc và cành ghép; các tế bào tạo ra thành những mô mạch mới, gỗ bên
trong và libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp giữa gốc ghép và cành ghép làm
dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lại với nhau.
* Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép: Gốc và ngọn ghép có kết
hợp chặt chẽ hay không là do sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúng
quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng
7


càng đầy đủ sự tiếp hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc
và ngọn càng dễ dàng. Gốc càng khỏe càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất
đai của địa phương thì sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn,
2007). Theo Phạm Văn Côn (2007), mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể
hiện ở sức tiếp hợp của chúng. Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép
được đánh giá bằng tỷ số tiếp hợp T:
Đường kính gốc ghép
T=

Đường kính ngọn ghép
T = 1: Cây sinh trưởng tốt, bình thường do thế sinh trưởng của gốc ghép
và ngọn ghép tương đương nhau.
T > 1: Cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân) biểu hiện cây
ghép cằn cỗi chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép bị nứt vỏ do thế sinh trưởng

của ngọn ghép yếu hơn thế sinh trưởng của gốc ghép.
T < 1: Cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân), cây ghép
kém sinh trưởng, tuổi thọ ngắn, phần ngọn bị nứt vỏ do thế sinh trưởng của ngọn
ghép mạnh hơn thế sinh trưởng của gốc ghép (Phạm Văn Côn, 2007).
1.3.2 Phương pháp ghép rau trên họ cà ớt
Trước ghép 1-2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng
cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt; chọn cành, mắt
ghép tốt: Cành được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất
với những cây mang đầy đủ đặc tính của tính của giống muốn nhân (Phạm Văn
Côn, 2007).
* Kỹ thuật ghép nối ống cao su: Dùng dao lam cắt ngọn ghép xiên góc
30 so với phương thẳng đứng của cây ở vị trí lá thật đầu tiên. Tương tự cắt ngọn
ghép ở vị trí lá mầm cũng thành lát xiên 1 góc 30o. Dùng ống cao su hoặc ống
nhựa lồng vào ngọn ghép rồi lồng ống cao su hoặc ống nhựa có mang theo ngọn
ghép vào gốc ghép đã cắt vát sao cho vết cắt của ngọn và gốc ghép tiếp xúc nhau.
Thao tác ghép cần nhanh, chính xác, được tiến hành ở nơi râm mát, khuất gió,
gần phòng bảo quản (Trần Thị Ba, 2010).
o

* Chăm sóc cây ghép: Cây ghép cần chuyển ngay vào phòng phục hồi và
điều chỉnh điều kiện phòng ở nhiệt độ 27-29oC, độ ẩm không khí 90% (sao cho
không có nước đọng trên lá, cường độ ánh sáng yếu). Thời gian bảo quản 7-10
ngày. Trong điều kiện phòng phục hồi đơn giản: Gồm vòm che bằng nilong
trắng, lưới đen phía trên (3-5 lớp) giảm cường độ ánh sáng, nền phòng được trải

8


ny lông để đựng nước tạo độ ẩm, giá đặt cây cần cao hơn mặt nước. Trong ngày
đầu sau khi ghép, thường xuyên phun nước cho cây để cây luôn tươi (chỉ phun

mù rất ít trên lá, không phun nhiều làm cho nước dính vào vết ghép). Từ ngày
thứ 2, thứ 3 tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn. Trong 3
ngày đầu sau khi ghép, cây ghép phải được che mát để có cánh sáng nhẹ. Từ
ngày thứ 4 tăng dần ánh sáng, đến ngày thứ 7 cho cây sống trong điều kiện đủ
sáng. Khoảng 12-15 ngày sau khi ghép có thể đem đi trồng, khi trồng cây cần
chú ý không vun đất quá cao giáp với vết ghép (Trần Thị Ba, 2010).
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ghép
- Ưu điểm: Theo Phạm Văn Côn (2007), cây ghép vẫn giữ được đặc tính
muốn nhân, tăng hấp thu nước và dinh dưỡng; rút ngắn thời gian chọn giống,
chống lại những bất lợi của môi trường. Một kết quả nghiên cứu của trường Đại
học Cần Thơ tại Bạc Liêu cho thấy tỷ lệ sống của cây cà chua ghép khá cao (8692%) ở tất cả gốc ghép cà chua và cà tím (Phạm Hoàng Sỹ, 2008). Cà chua
Savior ghép trên gốc cà tím EG203 hoàn toàn không bị bệnh héo tươi (Nguyễn
Văn Tạo, 2011). Theo Lâm Anh Nghiêm (2008), thì khả năng tương thích tốt
giữa ngọn ghép cà chua Red Crown 250 và gốc ghép cà tím EG203 cao tỷ lệ
sống sau ghép cao từ 89,89-93,24%.
- Hạn chế: Dụng cụ ghép phải sạch, thao tác phải nhanh gọn (Nguyễn
Mạnh Chinh, 2007). Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép và thời
gian sinh trưởng cây ghép lâu hơn cây trồng trực tiếp từ 1-2 tuần (Trần Thị Ba,
2010).
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về ghép rau ghép gốc họ cà ớt ở thế giới và
Việt Nam
* Trên thế giới: Việc sử dụng gốc ghép để cây trồng chống chịu được với
điều kiện bất lợi của môi trường đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy
nhiên sử dụng máy móc để ghép rau thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước đầu
tiên (Masic and Jaske, 2010). Ở Nhật Bản, năm 1990 có 31,5% cà chua, 49,9%
cà tím ứng dụng trồng bằng kỹ thuật ghép gốc kháng bệnh (Oda, 1993; trích dẫn
bởi Trần Thị Ba, 2010). Viện nghiên cứu rau châu Á (AVRDC), đã nghiên cứu
biện pháp ghép cà chua từ năm 1992. Các nhà di truyền chọn giống trên thế giới
cũng ứng dụng phương pháp ghép vào công tác nghiên cứu; năm 1961, Yagishita
(1961), đã sử dụng phương pháp ghép để nghiên cứu cơ chế di truyền các dạng

trái trên ớt.

9


* Ở Việt Nam: Kỹ thuật ghép cà chua đã bắt đầu nghiên cứu năm 1999 tại
Viện nghiên cứu Rau hoa quả Hà Nội (Lê Thị Thủy, 2000) và Viện khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2002-2003 (Trần Thị Ba, 2010). Theo Ngô
Quang Vinh và ctv. (2004), đã tập trung nghiên cứu về ghép cà chua (từ tháng
11/2002-02/2004) đạt được kết quả: Trồng cà chua ghép có khả năng phòng tránh
được bệnh héo rũ và hiệu quả hơn các biện pháp có ở nước ta. Viện nghiên cứu
cây ăn trái Miền Nam (2004) cũng có nghiên cứu về cà chua ghép áp dụng cho
ĐBSCL. Nông dân tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long đã trồng thử nghiệm cà chua Red
Crown 250 ghép gốc cà tím và gốc ghép cà chua hoang dại và cà chua Đà Lạt.
Kết quả cho thấy rằng cà chua Red Crown 250 ghép gốc cà tím chống chịu tốt
với bệnh héo xanh (trung bình 2,5%), sau đó là gốc ghép cà chua hoang dại
(trung bình 16,6%), kế đó là cà chua Đà lạt (trung bình 23,4%), cà chua không
ghép bị nhiễm bệnh nặng (63,4%) (Trần Thị Ba, 2010). Qua kết quả nghiên của
Lư Anh Tuấn (2008) về đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
của cà Cherry TN359 ghép trên gốc cà chua và cà tím vụ Thu Đông 2007, cho
thấy cà Cherry ghép trên gốc cà tím EG203 và EG195 đều chống chịu với bệnh
héo xanh cao, tỷ lệ bệnh thấp (1,47%), đồng thời gốc cà tím EG203 cho năng
suất cao nhất.
- Ớt cay ghép: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bốn loại gốc ghép đến
sinh trưởng và năng suất của Hiểm lai 207, cho thấy tỷ lệ sống của ớt Hiểm
trắng, Hiểm xanh, Đà Lạt và ớt Cà đều cao hơn 75% (Trần Thị Cẩm Dung,
2013). Tỷ lệ sống sau ghép của các giống ớt Dài tím, ớt Dài trắng, ớt Trắng tam
giác và ớt Cà trên gốc Thiên ngọc cho tỷ lệ sống cao (63,66-100%) ở 12 NSKGh
(Nguyễn Thị Kim Đằng, 2012). Theo nghiên cứu Dương Văn Rẻ (2014), cho
thấy tỷ lệ sống giai đoạn 12 NSKGh của Hiểm lai 207 trên năm gốc ghép có tỷ lệ

sống khá cao (trên 80%) và cho năng suất trung bình cao gấp 1,58 lần so với đối
chứng không ghép. Tỷ lệ sống sau ghép của ớt Hiểm lai 207 ghép gốc Hiểm xanh
cao (100%), năng suất thương phẩm cao, dao động từ 158,48-242,41% so với đối
chứng không ghép (Đỗ Thành Phát, 2014).
- Ớt kiểng ghép: Ớt cà ghép gốc Hiểm trắng có tỷ lệ sống cao (84,81%),
sinh trưởng tốt, giai đoạn 110 NSKGh chiều cao cây đạt 67,50 cm, đường kính
tán lớn (90,95 cm), số trái cao nhất 122,00 trái/cây và được đánh giá là tổ hợp
ghép khá đẹp, bắt mắt (Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2013). Theo nghiên cứu của
Đặng Thị Thảo (2013), cho rằng tỷ lệ sống của các tổ hợp ớt kiểng ghép rất cao
(95-100%), ớt kiểng Trắng tam giác ghép gốc Hiểm lai F1 phát triển tốt hơn so
với không ghép.

10


1.5 Một số ứng dụng cây ăn trái và rau làm kiểng
Một số nhà vườn ở nước ta có sáng tạo trồng và điều chỉnh cây ăn trái
thành cây kiểng lưỡng dụng, vừa làm thực phẩm, vừa có thể trang trí (Phạm Văn
Duệ, 2005). Ở các làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Phú Thọ (Cần Thơ) nhiều
người đã đưa các giống cây ăn trái như: Đu đủ, mận, khế vào chậu, tạo dáng, xử
lý ra trái đúng dịp tết mang lại hiệu nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Theo Lê
Hoàng Vũ (2014), nhiều nhà vườn đã trồng các loại rau màu như cải bắp, bắp
trái, ớt trong chậu vừa chưng tết vừa phục vụ bữa ăn góp phần tăng thu nhập cho
người nông dân và đa dạng hóa các loại hoa kiểng ngày tết. Bên cạnh đó, một số
nhà đã tận dụng cạnh cửa sổ, kệ bếp trồng một số loại rau mùi, bạc hà, hành lá
vừa trang trí nhà cửa, vừa cung cấp rau sạch cho các bữa ăn của gia đình.
* Cà chua làm kiểng: Nghiên cứu của Trần Viết Vương (2011), về cà
chua làm kiểng cho kết quả sự kết hợp Ruby + Rulow có chiều cao thân chính
(137,21 cm), số trái trên cây (188,50 trái/chậu) cao nhất, được đánh giá đẹp về về
sự kết hợp màu sắc trái hay kết quả của Lâm Cảnh Hạc (2011), khảo sát sự sinh

trưởng của ba giống cà chua (Ruby, Rulow và Savior) lên ba độ tuổi gốc ghép cà
tím EG 203 tạo cây cà kiểng cho độ tuổi cà chua mang hoa ghép trên cà tím độ
tuổi trung bình có tỷ lệ sống cao (97,56%), số trái trên cây 59,8 trái và dạng tán
sum xuê tạo nên cây cà kiểng đẹp, lạ mắt thích hợp đặt trước ngõ. Khảo sát sự
sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua qua hai kiểu trồng dùng làm kiểng cho
rằng cây cà kiểng trồng trong chậu đặt dưới đất: Tổ hợp Ruby + Rulow ở kiểu
trồng chụm được đánh giá rất đẹp về sự kết hợp giữa giống, màu sắc trái (màu đỏ
và màu vàng) được trưng bày trên bàn là thích hợp; đối với cà kiểng trồng trong
chậu treo: Tổ hợp giống Ruby + Rulow ở cả 2 kiểu trồng chụm và tách đều rất
đẹp dùng để treo rất phù hợp (Trần Trung Hậu, 2013).
* Ớt ghép làm kiểng: Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Minh Thư (2014)
về sự sinh trưởng và phát triển của 4 tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt Thiên
ngọc, cho thấy rằng tổ hợp ớt Đà Lạt 4 ghép trên gốc Thiên ngọc tỷ lệ sống cao,
cây ghép cao (20,6 cm) cho trái nhiều (9,6 trái/cây), dáng cây cân đối, màu sắc
trái đẹp và được khách thưởng ngoạn chọn để trưng bày trên bàn hoặc treo là rất
phù hợp. Tổ hợp ớt Tròn tím ghép gốc ớt Cà cho dáng cây, tán cây rộng, màu sắc
trái đối lập nhau nên được đánh giá đẹp nhất để trưng bày trên bàn, tổ hợp ớt
Hiểm lai 207 ghép gốc ớt Cà với dáng cây cao, tán cây đều nên được đánh giá
đẹp khi đặt trước ngõ (Nguyễn Quốc Lâm, 2014). Theo nghiên cứu của Đặng Thị
Thảo (2013), tổ hợp ớt Trắng tam giác + ớt Cà ghép gốc Hiểm lai F1 phù hợp đặt
trước cửa ngõ hay lối ra vào trên ban công để tăng vẻ đẹp của ngôi nhà, tổ hợp ớt
Dài tím + ớt Trắng tam giác ghép gốc Đà Lạt để bàn trang trí là phù hợp nhất.

11


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Nhà lưới nghiên cứu rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học

Ứng dụng (NN & SHƯD), trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT)
- Thời gian: Tháng 04-11/2013
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống: Ớt Hiểm lai F1 207, ớt Thiên ngọc
 Gốc ghép: Ớt Thiên ngọc (giống địa phương), cây thấp, tán xòe,
trái tròn chỉ thiên với nhiều màu sắc, trái non màu trắng ngả vàng, rồi chuyển
sang cam đến đỏ khi trái chín hoàn toàn.
 Ngọn ghép: Ớt Hiểm lai F1 207 do công ty giống Việt Nông phân

phối. Cây cao, tán rộng, trái non có màu xanh khi chín có màu đỏ tươi, trái chỉ
thiên, sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt.

(a)

(b)

Hình 2.1 Ớt dùng trong thí nghiệm (a) ớt Thiên ngọc, (b) ớt Hiểm lai F1 207

- Giá thể:
 Xơ dừa: Được chế biến từ vỏ của trái dừa bao gồm cả phần bụi và
sợi (chỉ) xơ dừa, có khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng tốt.
 Rong biển: Độ ẩm cao, khả năng giữ nước tốt thích hợp cho những
cây ưa nước, do công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy Cam phân phối.
 Tro trấu: Nhẹ, xốp và được sử dụng từ rất lâu ở nước ta. Dùng để
ươm cây con và cải thiện tính vật lý của đất.

12



×