Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

PHẠM NGUYỄN ANH DUY

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU ĐỐI VỚI NHỆN SÓI PARDOSA
PSEUDOANNULATA (ARANEAE: LYCOSIDAE)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ
NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

PHẠM NGUYỄN ANH DUY

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU ĐỐI VỚI NHỆN SÓI PARDOSA
PSEUDOANNULATA (ARANEAE: LYCOSIDAE)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ
NHÀ LƯỚI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S: LĂNG CẢNH PHÚ

SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM NGUYỄN ANH DUY
MSSV: 3113417
LỚP: BVTV K37

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:“Ảnh hưởng của một
số thuốc trừ sâu đến nhện sói Pardosa pseudoannulata (Araneae: Lycosidae)
trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới”.
Do sinh viên là Phạm Nguyễn Anh Duy thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm ......
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Lăng Cảnh Phú

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng đã chấm luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI NHỆN
SÓI PARDOSA PSEUDOANNULATA (ARANEAE: LYCOSIDAE)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI
Do sinh viên Phạm Nguyễn Anh Duy thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:………………………………………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm ….

CHỦ NHIỆM KHOA NÔNG
NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chủ tịch hội đồng

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phạm Nguyễn Anh Duy
Ngày sinh: 29/ 08/ 1993
Nguyên quán: xã Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Họ và tên cha: Phạm Thanh Triều
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lạc Thúy
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1999 – 2004: học tại trường tiểu học Tân Thới 1, xã Tân Thới, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Từ năm 2004 - 2008: học tại trường Trung học cơ sở Tân Thới, xã Tân Thới, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Từ năm 2008 - 2011: học tại trường Trung học phổ thông Phan Văn Trị, thị trấn
Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Từ năm 2011 đến nay học tại trường Đại học Cần Thơ, khu II, đường 3/2, phường
Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Nguyễn Anh Duy

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông bà, cha mẹ, những người đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và
dạy bảo con nên người.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Chí Cương cùng toàn thể các thầy, cô trong bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở giảng đường đại học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Đỗ Thành Đạt lớp Cao học Bảo Vệ Thực Vật K20, anh Nguyễn Minh Đăng,
Nguyễn Trần Phú Minh lớp Bảo Vệ Thực Vật K36… đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K37
cùng các em lớp Bảo Vệ Thực Vật K38 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình điều tra để hoàn thành đề tài.

PHẠM NGUYỄN ANH DUY

v


Phạm Nguyễn Anh Duy, 2014: “Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với
nhện sói Pardosa pseudoannulata (Araneae: Lycosidae) trong điều kiện phòng
thí nghiệm và nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ: Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói Pardosa
pseudoannulata (Araneae: Lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà
lưới” được thực hiện từ tháng 10/2013 đến 12/2014 bằng cách thu mẫu ngẫu nhiên
nhện sói từ ngoài đồng ruộng về nhân nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau
đó sử dụng để thực hiện các thí nghiệm lên thành trùng và ấu trùng của nhện sói
bằng 2 phương pháp phun trực tiếp và gián tiếp với 6 loại thuốc: Abatin 5.4EC,
Proclaim 1.9EC, Chess 50WG, Prevathon 5SC, Kinalux 25EC, Cyperan 10EC kết
quả như sau:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả thu được như sau: Phương
pháp trực tiếp: đối với ấu trùng: thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có độ độc
cao đạt 100%, thuốc Chess có độ độc thấp nhất chỉ đạt 31,65%, các loại thuốc còn
lại có độ độc lần lượt là 50,59% (Abatin 5.4EC), 45,59% ( Prevathon 5SC), 34,80%
(Proclaim 1.9EC); Đối với thành trùng: thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có
độ độc cao, đạt 100%. Thuốc Chess 50WG có độ độc thấp nhất khi chỉ đạt 27,5%.
Các loại có độ độc lần lượt như 67,5% (Abatin 5.4EC) 52,5% ( Prevathon 5SC),
50% (Proclaim 1.9EC). Phương pháp gián tiếp: Đối với ấu trùng: hai loại thuốc
Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết 100%. Thuốc Chess thì có độ độc thấp
nhất với 17,5%, thuốc Abatin 5.4EC (43,75%), Proclaim 1.9EC (32,5%), Prevathon
5SC (30,0%). Đối với thành trùng: thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết
100%. Thuốc Chess thì có tác động thấp nhất với 17,5%. Các loại thuốc còn lại đều
có tác động gây chết ở mức 65,0% (Abatin 5.4EC), 50,0% (Proclaim 1.9EC),
Prevathon 5SC (45,0%).
Trong điều kiện nhà lưới, được kết quả như sau: Phương pháp trực tiếp:
Đối với ấu trùng: thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có độ độc rất cao, đạt
100%. Thuốc Chess có độ độc thấp nhất khi chỉ đạt 16,25%. Các loại thuốc còn lại
có độ độc lần lượt là 92,5% (Abatin 5.4EC), 75% (Proclaim 1.9EC) và 43,75% (
Prevathon 5SC). Đối với thành trùng: thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây
chết cao nhất, đạt 100%. Hai loại thuốc Chess 50WG và Prevathon 5SC gây chết
rất thấp, chỉ đạt 2,5%. Các loại thuốc như Proclaim 1.9EC đạt 12,5%, thuốc Abatin
5.4EC đạt 72,5%. Phương pháp gián tiếp: Đối với ấu trùng: thuốc Cyperan 10EC

và Kinalux 25EC gây chết ở mức rất cao đạt 100%. Các thuốc còn lại gây chết ở
mức 62,5% (Abatin 5.4EC), 31,25% (Proclaim 1.9EC), 26,25% ( Prevathon 5SC).
vi


Đối với thành trùng: thuốc Kinalux 25EC có độ độc cao nhất, gây chết 100%;
Cyperan 10EC gây chết 90%. Thuốc Chess 50WG không có tác động gây chết,
thuốc Prevethon 5SC có độ độc rất thấp (7,5%). Thuốc Abatin 5.4EC đạt 55,0% và
Proclaim 1.9EC (15,0%).

vii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................... 2
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................... 2
1.2 SÂU HẠI CHÍNH TRÊN LÚA ................................................................. 2
1.3 RẦY NÂU NILAPARTAVATA LUGENS (STAL)…………….……….4
1.3.1 Sự phân bố và kí chủ của rầy nâu………………………………..4
1.3.2 Ảnh hưởng của rầy nâu đến tình hình sản xuất lúa……………....4
1.3.3 Đặc điểm hình thái và sinh học…………………………………..6
1.3.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại của rầy nâu………………...8
1.3.5 Thiên địch của rầy nâu…………………………………………...8
1.4 VAI TRÒ CỦA NHỆN THIÊN ĐỊCH TRONG
NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ......................................................... 9
1.4.1 Vai trò của nhện thiên địch ............................................................ 9
1.4.2 Thành phần của nhện thiên địch trên ruộng lúa…………………10

1.4.2.1 Họ Araneidae……………………………………………………….11
1.4.2.2 Họ Clubionidae……………………………………………………..12
1.4.2.3 Họ Linyphiidae……………………………………………………...12
1.4.2.4 Họ Lycosidae……………………………………………………….12
1.4.2.5 Họ Oxyopidae……………………………………………………….13
1.4.2.6 Họ Salticidae………………………………………………………..13
1.4..2.7 Họ Tetragnathidae………………………………………………...14
1.4..2.8 Họ Thomisidae……………………………………………………..14
1.4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên nhện thiên địch……………….14
1.5 NHỆN SÓI PARDOSA PSEUDOANNULATA……..…………………..15
1.5.1 Đặc điểm hình thái và sinh học………………………………….16
1.5.2 Khả năng sử dụng nhện sói Pardosa pseudoannulata
trong phòng trừ sinh học……………………………………….18
1.6 ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI THUỐC SỬ DỤNG
TRONG THÍ NGHIỆM……………………………………………..18
1.6.1Thuốc Abatin 5.4EC…………………...………………………...18
1.6.2 Thuốc Cyperan 10EC………………………………….………..19
viii


1.6.3 Thuốc Proclaim 1.9EC………………………………………….19
1.6.4 Thuốc Kinalux 25EC………………...……………….…............20
1.6.5 Thuốc Chess 50WG……………………………………………..20
1.6.5 Thuốc Prevathon 5 SC…………………………..………..…..21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN……………………22
2.1 PHƯƠNG TIỆN……………………………...………………………….22
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện…………..…………………….22
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm………………………………….22
2.2 PHƯƠNG PHÁP………………………………………………..…….....23
2.2.1 Chuẩn bị thí nghiệm……………………………………………..23

2.2.2 Tiến hành thí nghiệm…………………………………………....24
2.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng thí
nghiệm ………………………………………………………………..24
2.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng
thí nghiệm……………………………………………………………………25
2.2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà
lưới…………………………………………………………………….25
2.2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà
lưới…………………………………………………………………………….26
2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU…………………………………….26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………28
3.1 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU
ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG VÀ THÀNH TRÙNG NHỆN SÓI (P.
PSEUDOANNULATA)
TRONG
ĐIỀU
KIỆN
PHÒNG
THÍ
NGHIỆM………............……………………………………………………..28
3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng thí
nghiệm…………………………………………………………………….…..28
3.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng thí
nghiệm……………………………………………………………………...…32

3.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU
ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG VÀ THÀNH TRÙNG NHỆN SÓI (P.
PSEUDOANNULATA) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI.........................37
ix


3.2.1 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà
lưới.……………………………………………………………………...……37
3.2.2 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà
lưới………………………………………………………………………...….41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………..46
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………....47

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Nồng độ các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm.

24


3.1

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện
sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp, trong
điều kiện phòng thí nghiệm

28

3.2

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện
sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun gián tiếp, trong
điều kiện phòng thí nghiệm.

31

3.3

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng
nhện sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp,
trong điều kiện phòng thí nghiệm.

33

3.4

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng
nhện sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun gián tiếp,
trong điều kiện phòng thí nghiệm.


36

3.5

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện
sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp, trong
điều kiện nhà lưới.

38

3.6

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện
sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun gián tiếp, trong
điều kiện nhà lưới.

40

3.7

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng
nhện sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp,
trong điều kiện nhà lưới.

42

3.8

Hiệu lực gây chết của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng

nhện sói (P. pseudoannulata) bằng phương pháp phun gián tiếp,
trong điều kiện nhà lưới.

44

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Lồng chứa nhên sói trong thí nghiệm (A), bố trí thí nghiệm
(B)

27

xii


MỞ ĐẦU
Ngày nay vấn đề phòng trừ dịch hại tổng hợp được xem là thành phần cơ bản
để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, thiên địch đóng vài trò rất quan
trọng trong phòng trừ và quản lý dịch hại tổng hợp. Chúng là tác nhân điều chỉnh,
duy trì mật số các loài gây hại dưới mức gây thiệt hại về kinh tế và không cho bộc

phát thành dịch. Trong các loài thiên địch thì những loài có phổ thức ăn rộng được
sử dụng rộng rãi trong IPM ví dụ như: kiến ba khoang, các loài nhện săn bắt mồi
như nhện lưới, nhện nhảy,… và không thể không kể đến nhện sói (Pardosa
pseudoannulata) mà gần đây rất được quan tâm.
Loài P. pseudoannulata là loài có mặt phổ biến ở các cánh đồng lúa và đồng
cỏ. Có thể tìm thấy nhện trên lá cây lúa trong lúc chúng đang kiếm con mồi. Nhện
cũng có thể được tìm thấy dưới lá khô và đất nứt nẻ. Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ,
Pakistan đến Philippines, Java, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Nhật Bản (Sudhikumar, 2007). Trên đồng lúa ở nước ta, nhện sói (P.
pseudoannulata) là loài thường xuyên gặp với số lượng nhiều và luôn luôn có mặt ở
trong hệ sinh thái ruộng lúa. Vào giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, nhện sói thường
có mật độ không cao. Mật độ nhện sói tăng dần từ khi đẻ nhánh rộ đến lúc lúa đứng
cái, làm đòng trổ bông và đạt mật độ cao nhất là lúc lúa làm đòng trổ bông. Đôi khi
mật độ của nhóm nhện này đạt đỉnh cao về cuối vụ lúa. Nhện sói (P.
pseudoannulata) là loài bắt mồi ăn thịt. Thức ăn chủ yếu của nhện sói là các loài
côn trùng như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng và cả bọ xít mù xanh.
Nhưng nhện sói thích ăn rầy nâu hơn do bọ xít mù xanh di chuyển rất nhanh (Heong
và ctv., 1990).
Tuy nhiên, ở nước ta vẫn còn ít tài liệu nghiên cứu về loài nhện này nên
những hiểu biết còn rất hạn chế, đặc biệt là tác động của các loại thuốc đến nhện
sói. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói
Pardosa pseudoannulata (Araneae: Lycosidae) trong điều kiện phòng thí
nghiệm và nhà lưới” được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn về tác động của một số loại
thuốc lên nhện sói P. pseudoannulata giúp có định hướng sử dụng thuốc để bảo tồn
loài nhện này trong sản xuất.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt
trong giai đoạn 1955 – 1980, trong khoảng thời gian đó diện tích trồng lúa tăng
trung bình 1,36 triệu ha/năm. Từ năm 1980 diện tích trồng lúa tăng chậm và đạt cao
nhất vào năm 1999 (156,77 triệu ha). Trong đó, châu Á chiếm 90% diện tích trồng
lúa trên thế giới. Các nước có diện tích lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam đứng thứ 6 trước Miến Điện.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích sản xuất lúa trọng
điểm của cả nước, do áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Trong
khoảng 4 triệu ha diện tích trồng lúa cả nước, ĐBSCL đã chiếm hơn 2,5 triệu ha.
Hằng năm, vùng ĐBSCL sản xuất hơn 18 triệu tấn lúa (tương đương 12 triệu tấn
gạo), chiếm 53% sản lượng lúa gạo cả nước (2008) đóng góp 90% sản lượng lúa
gạo xuất khẩu cho cả nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Từ vùng lúa nổi mênh mông, An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng
Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa, năng suất bấp
bênh….nay đã chuyển dần thành các vùng lúa 2 - 3 vụ ngắn ngày, năng suất cao, ổn
định; cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, điều đó đã góp phần rất đáng kể
vào sản lượng năng suất lúa cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng
bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) và 4,8 tấn/ha (2004),
cá biệt có huyện có thể đạt được năng suất 6,5 tấn/ha/vụ và 12 - 17 tấn/ha/năm với 2
- 3 vụ lúa. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2 SÂU HẠI CHÍNH TRÊN LÚA
Khi việc sản xuất lúa phát triển, việc thâm canh tăng vụ được đẩy mạnh, cây
lúa hầu như có mặt trên đồng ruộng quanh năm với đầy đủ các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau. Việc sử dụng phân bón, nhất là phân đạm để nâng cao năng suất
của ruộng lúa. Lượng phân không hợp lí, không phù hợp với các giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa đã tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng và bệnh hại phát triển
gây hại cho ruộng lúa.

Heinrichs và Barion (2004) và Li (1982) cho biết có hơn 800 loài sâu hại trên
ruộng lúa đã được ghi nhận trên ruộng lúa. Ở Đông Nam Á có hơn 100 loài sâu hại
đã được ghi nhận trên ruộng lúa. Việt nam có 133 loài gây hại trên ruộng lúa đã
được ghi nhận. Trong đó, chỉ có 10 loài sâu hại chính, gồm có: rầy nâu, sâu đục
thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, bọ trĩ, bọ xít dài, sâu năn (muỗi

2


hành), sâu cuốn lá lớn, bọ xít đen, rầy xanh đuôi đen, sâu cắn gié và sâu keo (Phạm
Văn Lầm, 2000).
Thiệt hại do côn trùng gây ra trên lúa ở châu Á trung bình là 34,4%, trong thí
nghiệm của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế là khoảng 40% (Phạm Văn Lầm, 2000).
Do đó, côn trùng là nguyên nhân gây ra thiệt hại chính trên lúa.
 Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal).
Là loài hiện diện phổ biến trên ruộng lúa. Rầy nâu có kích thước nhỏ, màu nâu.
Xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Rầy nâu sinh sản và sinh trưởng rất
nhanh. Mỗi lứa rầy đẻ hàng trăm trứng trong bẹ lá.
Tác hại trực tiếp của rầy nâu là chích hút nhựa, làm cho cây suy yếu, phát triển
kém, lúa vàng úa, rụi dần và khô héo đi tạo thành hiện tượng “cháy rầy”. Tác hại
gián tiếp của rầy nâu là tác nhân truyền các bệnh siêu vi khuẩn cho lúa như bệnh lúa
cỏ, lùn xoắn lá, vàng lùn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
 Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera)
Rầy lưng trắng rất giống với rầy nâu về hình dạng, kích thước và tập quán sinh
sống, khác nhau ở chỗ rầy lưng trắng trưởng thành có cánh màu trắng đục và có một
vệt trắng giữa lưng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
 Rầy xanh (Nephotettix spp.)
Rầy xanh lớn hơn rầy nâu đôi chút, toàn thân và cánh có màu xanh, cuối cùng có
vệt đen nên gọi là rầy xanh đuôi đen. Ở con cái có một chấm đen to ở giữa cánh rất
dễ nhận biết. Có 3 loại rầy xanh phổ biến ở ruộng lúa nhiệt đới là N. virescens, N.

cincticepa, và N. nigropictus. Chúng sống trên lá lúa, cũng hút chích nhựa và gây
cháy rầy. Rầy xanh có thể truyền bệnh siêu vi khuẩn: Tungro và vàng lùn (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
 Bọ xít đen (Scotinophora lurida )
Bọ xít đen thường sống ở phần bẹ và gốc lúa. Thành trùng bọ xít đen hút chích
nhựa cây lúa làm cây lúa suy yếu dần, lá và bẹ lúa bị khô héo, rồi chết. Lá non có
thể bị cuốn tròn dọc theo gân lá. Bọ xít đen ưa khí hậu ẩm thấp nên không hoạt
động lúc khí hậu khô lạnh hay quá nóng. Trứng thường được xếp thành 2-4 hàng
dọc trên phiến lá hay bẹ lá. Trứng mới nở màu nhợt, biến thành màu cam đậm khi
gần nở, thời gian từ lúc đẻ đến lúc trứng nở khoảng 6 ngày. Bọ xít non mới nở ở
quanh gần ổ trứng, dần dần tiến về phía gốc lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenée)
Sâu có kích thước nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi gần hóa nhộng có màu hồng.
Bướm có 3 sọc ngang màu đen. Bướm đẻ trứng rời rạc trên phiến lá. Sâu thường
cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt trắng dài nằm dọc theo
gân lá. Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phần nhu mô mà không cuốn lá lại. Cây lúa bị sâu
3


tấn công sẽ bị còi cọc, diện tích lá quang hợp giảm làm tỷ lệ lép cao, bông ít hạt.
Sâu thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp thiếu ánh sáng. (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.3 RẦY NÂU NILAPARVATA LUGENS (STAL)
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens (Stal), thuộc họ Rầy thân
(Delphacidae), bộ cánh đều (Homoptera).
1.3.1. Sự phân bố và kí chủ của rầy nâu.
Rầy nâu xuất hiện ở những khu vực trồng lúa trên khắp thế giới, tập trung
nhiều ở các nước đồng bằng nhiệt đới ở châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan,
đảo Solomon, Indonesia, Nhật Bản, Fiji, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Triều
Tiên, New Guinea, Trung Quốc,…

Kí chủ chính của rầy nâu là cây lúa (Oryza sativa L.), bên cạnh đó, rầy nâu
còn sử dụng các loài lúa hoang, cỏ Leersia japonica, cỏ gấu, cỏ lồng vực,…như là
một kí chủ phụ khi trên đồng ruộng không có quần thể lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2004).
1.3.2. Ảnh hưởng của rầy nâu đến tình hình sản xuất lúa
Rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) trở thành dịch hại nguy hiểm gây ra
những thiệt hại nặng nề đến những nơi canh tác lúa gạo ở châu Á. Những thiệt hại
đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Philippines với nhiều mức
độ khác nhau (Dyck và Thomas, 1979).
Với mật số cao rầy nâu sẽ làm cây lúa chết đi nhanh chóng và khi đó hiện
tượng cháy rầy xuất hiện, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Rầy nâu là tác nhân
truyền bệnh vàng lùn, một tác nhân khác cũng gây ảnh hưởng đến năng suất.
1.3.2.1. Thiệt hại ở một số nước trên thế giới
Rầy nâu được ghi nhận có mặt ở Nhật Bản từ rất lâu và gây ra những thiệt
hại đầu tiên từ thế kỉ thứ VII sau công nguyên. Trong thế kỉ XX, những thiệt hại do
rầy nâu được ghi nhận vào các năm 1912, 1926, 1929, 1935, 1940, 1944, 1948,
1960, 1966, và 1969 (Dyck và Thomas, 1979).
Vào các năm 1966 và 1969, hơn một phần ba diện tích lúa của Nhật Bản bị
ảnh hưởng nghiêm trọng do rầy nâu, thất thoát đến hơn 349.000 tấn (1966) và

4


176.500 tấn (1969), dù đã sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ rầy nâu (Dyck và
Thomas, 1979).
Rầy nâu từng là một dịch hại nhỏ ở Malaysia vì không phát hiện được tổn
thất nào được gây ra. Vào năm 1967 rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và rầy lưng
trắng (Sogatella furcifera) đã cùng nhau tấn công và làm thiệt hại hơn 5000 hecta
diện tích trồng lúa ở phía tây Malaysia, gây tổn thất khoảng 1 triệu USD. Gần đây
(1975), một vài khu vực báo cáo có sự xuất hiện của sự cháy rầy nhưng với diện

tích nhỏ (Dyck và Thomas, 1979).
Ở Indonesia, có những cuộc điều tra vào các năm 1931, 1939 và 1940 cho
thấy các côn trùng chích hút đã gây ra những thiệt hại trực tiếp lên cây trồng trên
đồng ruộng. Năm 1951, diện tích bị ảnh hưởng do rầy lá và rầy thân ở Java ở mức
50 – 150 ha. Những ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ bắt đầu xuất hiện từ vụ mùa 1974
– 1975 và 1975 – 1976, bao gồm những ảnh hưởng trực tiếp do sự chích hút của rầy
và ảnh hưởng gián tiếp từ dịch bệnh vàng lùn với hơn 200.000 ha trồng lúa bị ảnh
hưởng, thiệt hại ước tính khoảng 30 triệu USD (Dyck và Thomas, 1979).
1.3.2.2. Thiệt hại ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), tại Việt Nam rầy nâu đã
xuất hiện từ rất lâu nhưng không gây ra những trận dịch lớn. Từ năm 1965, việc du
nhập giống lúa cao sản ngắn ngày từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được thực
hiện, làm tăng vụ trong năm do đó làm duy trì kí chủ cho rầy gia tăng mật số và gây
ra những dịch cháy rầy nặng ở Phan Rang và một số tỉnh miền Trung vào năm
1969.
Trong giai đoạn 1971 – 1974, rầy nâu đã gây hại mạnh cho các vùng sản
xuất lúa ở nhiều tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, diện tích
bị ảnh hưởng lên đến 94.800 ha (1974). Giai đoạn 1977 – 1979, rầy nâu đã gây
thành dịch tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bị gây hại lên đến
một triệu hecta, thất thu hàng triệu tấn lúa.
Từ vụ Hè Thu năm 1988 đến vụ Đông Xuân năm 1990, rầy nâu đã phát
thành dịch và gây hại nặng nề ở một số tỉnh thành phố như Hồ Chí Minh, An Giang,
Tiền Giang, Minh Hải,…Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long đã có khoảng 237.820
ha lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.
Vụ Hè Thu năm 1978, cùng với sự bùng phát của rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá đã bắt đầu xuất hiện trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long (bị ảnh
hưởng trên 40.000 ha), miền Đông Nam Bộ và các tỉnh duyên hải miền Trung.
5



Vụ lúa Đông Xuân năm 1992 – 1993 các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Vĩnh
Long xuất hiện bệnh lùn xoắn lá đến hơn 40% diện tích lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2004).
Trong các năm từ 1999 – 2001, ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh lùn xoắn
lá bùng phát trở lại cùng với rầy nâu. Vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006, cùng với
rầy nâu bệnh lùn xoắn lá đã bùng phát trở lại với diện tích bị nhiễm khoảng 3.000
hecta. Vụ Hè Thu năm 2006, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm rầy
13.402 hecta trên tổng số 300.000 hecta mới xuống giống (Phạm Văn Lầm, 2006).
1.3.3. Đặc điểm hình thái và sinh học
Rầy nâu (Nilapartava lugens Stal) là loài biến thái không hoàn toàn. Phát
triển qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và thành trùng. Ấu trùng có 5 tuổi, mỗi tuổi
kéo dài từ 2 – 3 ngày. Vòng đời trung bình của rầy nâu từ 25 – 30 ngày (Mochioda
và Heinrichs, 1982).
a) Trứng
Trứng rầy nâu có hình hạt gạo (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993; Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen 2004), hay hình trụ dài, cong, một đầu thon, dài 0,3 – 0,4
mm. Trứng mới đẻ có màu trắng trong, sắp nở màu vàng. Phía trên đầu trứng có bộ
phận che trứng gọi là nấp trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Trứng rầy nâu được đẻ thành hàng vào bên trong bẹ lúa, mỗi hàng có từ 8 –
30 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004), xếp theo kiểu úp thìa bên trong
mô bẹ lá lúa, hơi nhô đầu ra ngoài (Phạm Văn Lầm, 2006).
Khoảng 3 ngày sau khi trứng được đẻ vào bên trong bẹ lá lúa, các vết đẻ bị
thấm nước, nấm bệnh xâm nhập vào làm các vết này có màu nâu. Thời gian trung
bình để trứng nở từ 6 – 9 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
b) Ấu trùng
Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Phạm
Văn Lầm, 2006), khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, từ từ chuyển sang màu nâu
nhạt khi lên tuổi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Phạm Văn Lầm (2006), các đặc điểm hình thái cơ bản của các tuổi rầy
nâu như sau: Rầy tuổi 1 có màu đen xám, có đường thẳng trên lề ngực sau, cơ thể

dài 1,1 mm. Rầy tuổi 2 có màu nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, cơ thể
dài 1,5 mm. Rầy tuổi 3 có màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, cơ thể dài 2 mm.
6


Rầy tuổi 4 có màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh sau nhọn, cơ thể dài 2,4 mm. Rầy
tuổi 5: có màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh trước dài hơn mầm cánh sau, cơ thể
dài 3,2 mm.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống rầy nâu cánh ngắn, nhưng cánh đục,
trong khi cánh của rầy nâu cánh ngắn thì trong suốt với các gân cánh màu đậm.
Thời gian để rầy non phát triển từ khi nở đến khi lớn hoàn toàn từ 14 – 20 ngày
(Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
c) Thành trùng
Rầy nâu trưởng thành thường có 2 dạng cánh: Dạng cánh dài: có cánh che phủ
hết cả thân và chủ yếu dùng cánh để bay đi tìm thức ăn. Dạng cánh ngắn: cánh chỉ
che phủ đến hết hết đốt thứ sáu của bụng, dạng cánh này chỉ phát sinh khi đầy đủ
thức ăn, thời tiết thích hợp. Dạng cánh này đẻ trứng với số lượng rất lớn (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trưởng thành cánh dài có kích thước cơ thể lớn
hơn trưởng thành cánh ngắn, chân và máng đẻ cũng dài hơn (Phạm Văn Lầm,
2006).
Rầy nâu trưởng thành có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước.
Phần gốc râu có hai đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau
của mỗi cánh có một đốm đen. Khi hai cánh xếp lại hai đốm này chồng lên nhau tạo
thành một đốm đen to trên lưng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Phần
bụng nở rộng, cuối bụng có rãnh (Phạm Văn Lầm, 2006), có bộ phận đẻ trứng sắc,
nhọn, màu đen (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Trưởng thành dạng cánh dài có chiều dài cơ thể từ 3,6 – 4,0 mm (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Đa số thành trùng đực có cơ thể màu nâu tối,
phần cuối bụng có dạng loa kèn (Phạm Văn Lầm, 2006). Tuổi thọ trung bình của
rầy nâu trưởng thành khoảng 10 – 20 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,

2004). Trong điều kiện mùa đông, nhiệt độ thấp ở các tỉnh phía Bắc (15 - 17ºC)
chúng có thể sống tới 40 – 50 ngày (Nguyễn Văn Luật, 2002).
Rầy nâu thường vũ hóa vào buổi sáng và bắt cặp ngay sau khi lột xác vũ hóa
(Phạm Văn Lầm, 2006). Một rầy đực có thể bắt cặp với 9 rầy cái trong 24 giờ.
Trong suốt vòng đời rầy cái có thể giao phối trên 2 lần (Nguyễn Xuân Hiển, 1979).
Thành trùng cái có thể đẻ trứng vào ban đêm (Phạm Văn Lầm, 2006) hoặc buổi
chiều (Nguyễn Xuân Hiển, 1979). Theo Nguyễn Văn Luật (2002), một con cái có
thể đẻ từ 50 – 600 trứng, trung bình hơn khoảng 150 – 300. Rầy cái cánh dài đẻ ít
hơn rầy cái cánh ngắn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

7


1.3.4. Tập quán sinh sống và cách gây hại của rầy nâu
Rầy nâu thường sống ở những nơi ruộng ẩm và đất trũng. Ấu trùng và thành
trùng thường thấy ở tán cây lúa, nơi có bóng râm và độ ẩm cao. Chúng phát triển
thích hợp trên ruộng lúa có nước hoặc đất ẩm (Nguyễn Văn Luật, 2002). Rầy có tập
quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn tránh
khi bị khuấy động (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Dạng cánh ngắn ăn và sinh sản cố định ở một nơi, dạng cánh dài bay đi khắp
nơi (Reissig và ctv., 1982). Đầu vụ rầy cánh dài di cư từ lúa chét, cỏ dại vào ruộng
lúa, gặp lúa chúng sinh ra rầy non, đa số sau này thành rầy cánh ngắn (Lê Lương
Tề, 2005; Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Rầy trưởng thành cánh dài thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn và vào đèn
nhiều lúc trăng tròn, bay vào đèn nhiều từ 8 đến 11 giờ đêm (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004). Rầy nâu cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch bẹ lá hoặc gân chính
của phiến lá, gần cổ lá. Khi mật số cao, rầy đẻ trứng vào trong mô cây thành từng
hàng, thường tập trung đẻ ở gốc lúa, cách mặt nước từ 10 – 15 cm (Phạm Văn Kim
và Lê Thị Sen, 1993).
Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút cây lúa bằng cách dùng vòi

chích chọc vào cây lúa và hút nhựa để sống (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Trong khi chích hút nhựa từ thân cây, rầy tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành
một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển của nhựa nguyên và nước
lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng cháy rầy
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ,
nhưng nếu mật số cao có thể gây hại trên mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:
Giai đoạn lúa đẻ nhánh: rầy chích nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc
theo thân.Giai đoạn lúa từ làm đòng đến trổ: rầy tập trung chích hút ở phần cuốn
đòng non. Lúa chín: rầy thường tập trung lên phần thân non.
Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như: Mô
cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do sự xâm nhập
của một số loài vi khuẩn và nấm. Phân rầy tiết ra có thế thu hút nấm đen đến đóng
quanh gốc lúa, cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.3.5. Thiên địch của rầy nâu
Có nhiều loài côn trùng kí sinh, ăn thịt và nấm bệnh gây hại mọi giai đoạn
tăng trưởng của rầy nâu. Các loài thiên địch quan trọng này là:
8


Bọ rùa: có nhiều loài bọ rùa tấn công rầy nâu. Mỗi ngày một con bọ rùa (cả
thành trùng lẫn ấu trùng) có thể ăn từ 5 – 15 con rầy nâu (cả ấu trùng lẫn thành
trùng).
Kiến ba khoang: có 2 loài kiến ba khoang thường gặp trên ruộng lúa là:
Paederus fuscipes (Curtis) thuộc họ Staphylinidae và Ophionea indica (SchmidtGoebel) thuộc họ Carabidae. Cả ấu trùng và thành trùng các loài kiến ba khoang kể
trên đều ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Một con kiến ba khoang có thể ăn từ 3
– 5 rầy nâu mỗi ngày.
Bọ xít nước: có 2 loài thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa là: Microvelia
atrolineata Bergroth (họ Veliidae) và Mesovelia sp. (họ Mesoveliidae). Cả hai loài
trên đều thuộc bọ cánh nửa cứng (Hemiptera). Ấu trùng và thành trùng các loài bọ

xít nước đều chích hút chất dịch bên trong cơ thể ấu trùng và thành trùng của rầy
nâu. Một bọ xít có thể tấn công 4 – 7 ấu trùng và thành trùng rầy nâu mỗi ngày.
Bọ xít mù xanh: tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis Reuter (họ
Miridae, bộ cánh nửa cứng Hemiptera). Ấu trùng và thành trùng bọ xít mù xanh săn
bắt ấu trùng rầy nâu để ăn. Mỗi ngày một con bọ xít mù xanh có thể ăn từ 7 – 10
trứng rầy hoặc từ 1 – 5 con rầy.
Các loài nhện lớn: phổ biến là loài Pardosa (Lycosa) pseudoannulata
(Boesenberg-Strand), một con nhện có thể ăn từ 5 – 15 con rầy nâu mỗi ngày.
Các loài vi sinh vật: trong tự nhiên có nhiều loài nấm, vi khuẩn hoặc vi rút
có thể gây chết cho rầy nâu với tỉ lệ rất đáng kể; tùy mùa vụ, tỉ lệ này có thể lên đến
30%. Ba loài nấm gây bệnh cho rầy nâu thường gặp trên ruộng lúa là: Metarhizum
sp., Hirsutella sp. và Beauveria bassiana.
1.4. VAI TRÒ CỦA NHỆN THIÊN ĐỊCH TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
1.4.1. Vai trò của nhện thiên địch
Tác động của các côn trùng thiên địch (ăn mồi, ký sinh) rất lớn, có thể nói
không có gì mà con người làm có thể so sánh với tác động của côn trùng thiên địch.
Với nhiều ưu điểm nổi trội so với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng
trừ dịch hại, trong ba thập kỷ qua đã có sự gia tăng vượt bậc về các công trình
nghiên cứu và ứng dụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ sinh học (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2009).

9


Thành phần thiên địch trên đồng lúa khá phong phú. Một trong những nhóm
thiên địch quan trọng của sâu hại lúa là nhện lớn bắt mồi ăn thịt. Nhện lớn bắt mồi
ăn thịt có vai trò lớn trong hạn chế số lượng sâu hại lúa (Phạm Văn Lầm, 2002).
Theo Rajeswaran và ctv., (2005) thì nhện thuộc bộ Araneae, lớp Arachnida
và thuộc ngành Arthropoda là bộ lớn nhất của nhóm động vật chân đốt thuộc ngành

không xương sống. Nó có hơn 30.000 loài, trên 60 họ phân bố trên toàn thế giới.
Nhện sống gần như trong tất cả các môi trường. Nhện là động vật ăn thịt phong phú
nhất đối với côn trùng của hệ sinh thái trên cạn và tiêu thụ lớn lượng côn trùng gây
hại mà không làm tổn hại đến cây trồng. Mật độ và sự phong phú của các loài nhện
trong khu vực trồng trọt có thể cao như trong hệ sinh thái tự nhiên và có khả năng
kiểm soát sự gia tăng mật số của côn trùng gây hại trên khu vực chúng sinh sống.
Nhện có nhiều đặc tính tiềm năng đáng chú ý như: khả năng giết nhiều côn
trùng trên một đơn vị thời gian, khả năng tìm kiếm mồi tốt (đặc biệt là nhện săn
mồi), có phổ kí chủ rộng, thích ứng theo điều kiện thức ăn hạn chế, dễ dàng nhân
nuôi và phát triển trong tự nhiên, đặc biệt sống được ở những môi trường hay bị xáo
trộn do con người. Có khoảng 19 loài nhện trong hệ sinh thái lúa, 13 loài nhện trong
hệ sinh thái bắp, 57 loài nhện trong hệ sinh thái mía, 13 loài nhện trong hệ sinh thái
rau màu, 11 loài nhện trong hệ sinh thái cây ăn trái và 26 loài nhện trong hệ sinh
thái dừa (Rajeswaran và ctv., 2005).
Trong những năm gần đây, việc sử dụng nhện trong quản lý và phòng trừ
sinh học ngày càng được phổ biến vì nhện có khả năng bắt mồi và ăn thịt rất thành
công. Các nhà khoa học đã khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững, họ đã tháo gỡ nhiều thắc mắc về nhện trong việc định danh, bảo tồn, phân
loại, sự sinh sản, trao đổi tín hiệu và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia
trên thế giới vẫn chưa sử dụng nhện như là một phương pháp quản lí và phòng trừ
dịch hại (Rajeswaran và ctv., 2005).
Một số ví dụ điển hình về sử dụng nhện để quản lí và phòng trừ dịch hại: “Ở
Mỹ, Úc và Trung Quốc, nhện được đưa vào chương trình phát triển sinh học một
cách có hiệu quả. Riêng Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hà Bắc, việc sử dụng nhện
thay cho thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm lượng thuốc hóa học từ 70 - 90%. Ở
Hàn Quốc, nếu mật độ nhện cao đủ để quản lí các loài côn trùng thuộc họ rầy thân
và rầy lá thì hiệu quả của nhện cũng giống như hiệu quả thuốc trừ sâu”. Hiệu quả
của việc sử dụng nhện như tác nhân sinh học được đánh giá là khả thi và đầy triển
vọng (Rajeswaran và ctv., 2005).
1.4.2. Thành phần nhện thiên địch trên ruộng lúa

10


Nhện được biết đến về vai trò quan trọng của chúng trong việc kiểm soát
dịch hại trên đồng ruộng vì các con mồi của nhện phần nhiều là các loài côn trùng
gây hại và nhện bắt mồi có vai trò khống chế đối với quần thể côn trùng hại lúa (Bùi
Hải Sơn, 1995).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh (2002) thì có 8 họ nhện thiên địch
hiện diện trên ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Araneidae,
Clubionidae, Linyphiidae, Lycosidae, Oxyopidae, Salticidae, Tetragnathidae và
Thomisidae.
1.4.2.1 Họ Araneidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: mắt đều, trán thấp hơn hàng mắt giữa
trước. Bụng nhện đa dạng, đôi khi dẹp và có nhiều u gai, thường có màu sắc sặc sỡ,
kích thước rất thay đổi từ 2 - 40 mm. Nhện giăng lưới phẳng, đứng, rất hoàn chỉnh.
Trong họ này có ba chi: Araneus, Argiope và Hyposinga hiện diện trên ruộng
lúa.
a) Chi Araneus: Đặc điểm nhận dạng của chi này là: Đầu ngực có rãnh ngang
chia phần đầu phân biệt với ngực. Mắt ngoài rất gần nhau và lồi. Chân khá dài.
Trong chi này chỉ có một loài Araneus inustus Koch hiện diện trên ruộng lúa.
b) Chi Argiope: Đặc điểm nhận dạng của chi này là: nhện tương đối lớn, màu
sắc sặc sỡ gồm đen, xanh lơ, đỏ cam, giăng lưới rất hoàn chỉnh. Đầu dẹp và phủ
lông dày, mịn màu trắng. Vùng tứ giác mắt rộng sau hẹp trước. Hàng mắt sau rất
cong về phía sau, hai mắt giữa sau gần nhau hơn so với hai mắt bên sau. Hai chân
trước dài và to, thường xếp gần và song song nhau lúc nhện nghỉ. Bụng nhện tương
đối dẹp và hình bầu dục. Lưới thường trang trí ở 4 góc băng tơ hình chữ Z màu
trắng. Trong chi này chỉ có một loài Argiope catenulate Doleschall hiện diện trên
ruộng lúa.
c) Chi Hyposinga: Đặc điểm nhận dạng chi này là: nhện nhỏ, con cái có
chiều dài 3 - 4 mm, con đực dài 2 - 3 mm. Nhện có màu nâu hơi vàng. Bụng tròn và

to so với phần đầu ngực. Đầu ngực màu nâu vàng với phần ngực màu nhạt hơn. Mắt
có viền đen, xếp thành hai hàng với mắt giữa sau lớn nhất và tứ giác mắt hẹp trước
rộng sau. Hàm ngắn với bốn gai mặt ngoài và ba gai mặt trong. Chân dài trung bình,
màu nâu nhạt hơi vàng. Bụng hình bầu dục dài, màu nâu vàng, đặc sắc là ở bụng
của nhện cái có hai sọc đen lớn chạy dọc hai bên và gãy khúc thành hàng đốm đen
lớn tập trung ở hai đầu của bụng. Chính giữa có một sọc trắng lớn, gợn sóng chạy
dọc. Bốn ống nhả tơ không nhìn thấy từ phía trên.
11


×