Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


NGUYỄN HOÀI NAM

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TÚI Ủ
BIOGAS VỚI NGUYÊN LIỆU NẠP PHÂN HEO
TƯỚI CÂY VẠN THỌ (Tagetes patula L.)

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Việt Nữ

Cần Thơ - 2014
i


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với đề tài “Nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ
biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới cây vạn thọ (Tagetes patula L.)” do
sinh viên Nguyễn Hoài Nam thực hiện và báo cáo và đã được hội đồng chấm luận
văn thông qua.

CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2


Ths. Trần Sỹ Nam

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ths. Phạm Việt Nữ

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, quý Thầy Cô của Trường Đại
Học Cần Thơ, quý Thầy Cô trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên
đặc biệt là Thầy Cô trong bộ môn Khoa Học Môi Trường – những người đã trực
tiếp giảng dạy, hướng dẫn, mang lại cho tôi những kiến thức quý báu, bổ ích về lĩnh
vực chuyên ngành.
Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến
Cô Ths. Phạm Việt Nữ đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, cung cấp những
kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên môn và tận tình hướng dẫn, luôn
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Cô PGs.Ts Bùi Thị Nga đã chỉ dạy tận tình về chuyên môn và giúp tôi đạt
được rất nhiều kiến thức mới để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Bác Lê Hoàng Thanh và chú Nguyễn Văn Tuấn ở Mỹ Khánh - Phong Điền –
Tp. Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí
nghiệm.
Cảm ơn các bạn Đặng Hoàng Vinh, Danh Quốc Thạnh và Nguyễn Thanh
Tùng đã hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian bố trí thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm
và thu mẫu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và cô Cố vấn học tập đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Chân thành !

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp

phân heo để tưới cây Vạn thọ (Tagetes patula L.)” được thực hiện nhằm đánh giá
khả năng phát triển của cây vạn thọ. Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức:
Nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas (NT1), nghiệm thức tưới 75% nước thải
biogas + 25% nước ao (NT2), nghiệm thức tưới 50% nước thải biogas + 50% nước
ao (NT3), nghiệm thức tưới 25% nước thải biogas + 75% nước ao (NT4) và nghiệm
thức đối chứng sử dụng phân hóa học tưới cho cây (ĐC).
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải biogas và nước ao dùng trong thí
nghiệm có giá trị pH trung tính nên thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng dao
động từ 7,15 – 7,51. Các dinh dưỡng chính như đạm, lân và kali trong nước ở mức
độ giàu dinh dưỡng giúp cây trồng dễ hấp thu, nồng độ N-NH4+ trong nước thải
biogas khoảng (166,6 – 167,1 mg/L), N-NO3- (0,14 – 0,15 mg/L), P-PO43- (50,7 –
54,5 mg/L), K+ (50,2 – 51,4 mg/L) và N-NH4+ của nước ao dao động trong khoảng
(0,14 – 1,68 mg/L), N-NO3- (0,16 - 0,26), nồng độ P-PO43- (0,11 - 0,31 mg/L), K+
(3,16 mg/L).
Thí nghiệm trồng cây vạn thọ tưới nước thải túi ủ biogas ở các nghiệm thức
cho thấy khả năng phát triển tốt của cây vạn thọ. Sau 45 ngày sau khi bố trí thí
nghiệm, ta thấy nghiệm thức với 75% biogas cho chiều cao cây, số nhánh và số hoa
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức tưới phân hóa học, trong đó chiều
cao cây trung bình đạt 31,8 ± 1,6 cm, số nhánh đạt 9,8 ± 0,4 nhánh/cây, số hoa là
43,8 ± 4,3 hoa/cây.
Từ khóa: cây vạn thọ, nước thải túi ủ biogas, phân hóa học


iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG I .......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT .......................................................................................... 2
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2
CHƯƠNG II ......................................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................... 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ NƯỚC THẢI BIOGAS.................... 3
2.1.2 Sơ lược về chất thải biogas .................................................................................. 3
2.1.3 Thành phần và đặc tính của nước thải sau túi ủ biogas ....................................... 3
2.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC THẢI BIOGAS ............................. 4
2.3 CÂY VẠN THỌ (TAGETES PATULA L.) ...................................................................... 6
2.3.1 Đặc điểm sinh học ............................................................................................... 7
2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh.............................................................................................. 7
2.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng............................................................................................. 8
2.3.4 Cách trồng ......................................................................................................... 10
CHƯƠNG III ..................................................................................................................... 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 14
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 14
3.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................... 14
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................................................................................. 14
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 14
3.3.2 Bón phân ............................................................................................................ 15
3.3.3 Tưới nước .......................................................................................................... 16
3.3.4 Bấm đọt và tỉa nụ ............................................................................................... 16

3.4 THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY VẠN THỌ ........... 17
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU MẪU, PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC AO............. 17
3.5.1 Thời gian thu mẫu.............................................................................................. 17
3.5.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu.................................................................... 17
3.5.3 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................... 18
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................... 18
CHƯƠNG IV ..................................................................................................................... 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................... 19
4.1 ĐẶC ĐIỂM HÓA, LÝ CỦA NƯỚC THẢI BIOGAS VÀ NƯỚC AO ..................... 19
4.2 SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY VẠN THỌ ........................................................... 20
4.2.1 Chiều cao cây..................................................................................................... 20
4.2.2 Số nhánh ............................................................................................................ 22
4.2.3 Số hoa ................................................................................................................ 24
4.2.4 Đường kính hoa ................................................................................................. 25
4.3 TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI NHUẬN....................................................................... 26
4.3.1 Lợi nhuận về mặt kinh tế ................................................................................... 26
4.3.1 Lợi nhuận về mặt môi trường ............................................................................ 26
CHƯƠNG V ....................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 28
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 28
5.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 28

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa


ĐC

Nghiệm thức tưới hoàn toàn bằng phân hóa học

NT1

Nghiệm thức tưới với 100% nước thải sau túi ủ biogas

NT2

Nghiệm thức tưới với 75% nước thải sau túi ủ biogas

NT3

Nghiệm thức tưới với 50% nước thải sau túi ủ biogas

NT4

Nghiệm thức tưới với 25% nước thải sau túi ủ biogas

vi


DANH SÁCH BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1

Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải biogas ..................................... 4

Bảng 3.1

Thời gian và lượng phân bón cho nghiệm thức đối chứng ........................... 15

Bảng 3.2

Thời gian và lượng nước thải tưới cho các nghiệm thức .............................. 16

Bảng 3.3

Các chỉ tiêu cần theo dõi ............................................................................... 17

Bảng 3.4

Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu ....................................................... 18

Bảng 3.5

Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 18

Bảng 4.1

Chất lượng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân heo và nước ao ...... 19

vii



DANH SÁCH HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 4.1

Diễn biến chiều cao cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian ......... 21

Hình 4.2

Diễn biến số nhánh của vạn thọ giữa các nghiệm thức qua thời gian ........... 23

Hình 4.3

Diễn biến số hoa cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian………...24

Hình 4.4

Biểu đồ so sánh đường kính hoa Vạn Thọ giữa các nghiệm thức ................. 25

viii


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào phát triển kinh tế địa
phương và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là chăn nuôi heo. Tuy nhiên, trong quá
trình chăn nuôi, một lượng lớn chất thải không qua xử lý được thải ra mương, ao,
sông, rạch… làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước mặt, cản trở
dòng chảy, ô nhiễm vi sinh vật, gây khó khăn cho việc sử dụng nước để sinh hoạt và
hoạt động sản xuất của cộng đồng. Từ thực trạng đó, công nghệ khí sinh học được
áp dụng để giải quyết các vấn đề trên vì chất thải chăn nuôi hiện nay được xem là
nguyên liệu phổ biến để sử dụng sản xuất khí sinh học và được áp dụng với nhiều
hình thức khác nhau (Đỗ Thành Nam, 2009). Quản lý chất thải chăn nuôi thông qua
hệ thống biogas hiện nay có thể là giải pháp có hiệu quả cao và mang lại lợi ích như
giảm tác nhân gây ô nhiễm, vì tận dụng được nguồn chất thải của chăn nuôi để làm
phân bón hữu cơ cho cây trồng, nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các loài thủy sản,
vừa tạo năng lượng phục vụ cho sản xuất. Nhưng nước thải từ hầm ủ biogas vẫn gây
ô nhiễm môi trường do lượng nước thải này vẫn chứa nhiều thành phần đạm, lân
với nồng độ cao làm ô nhiễm môi trường nước ở nguồn tiếp nhận (Nguyễn Thị Kiều
Phương, 2011). Nước thải sau hầm ủ biogas không được xử lý đúng cách khi thải
vào môi trường với lượng quá lớn sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong
nước, làm giảm lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước mặt gây ảnh hưởng
đến hệ sinh thái thủy vực và đời sống thủy sinh vật
Hiện nay, ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu xử lý nước thải sau
hầm ủ, túi ủ biogas như: sử dụng một số dòng vi khuần nitrate hóa nghiên cứu bởi
Phạm Quang Sáng (2011); khả năng hấp phụ đạm, lân trong nước thải biogas bằng
tro trấu, tro than đá được nghiên cứu bởi Nguyễn Thị Kiều Phương (2011) và đã rất
thành công. Tuy nhiên, nước thải sau túi ủ biogas có hàm lượng đạm cao, chủ yếu ở
dạng dễ sử dụng đối với cây trồng như N-NO3, N-NH4, lân dễ tiêu và kali hữu hiệu,
cho nên đây là nguồn phân bón quý cho sản xuất nông nghiệp, nước thải biogas có
đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, vi lượng có thể sử dụng đối với các loại cây
trồng (Cao Kỳ Sơn và ctv., 2008), nếu loại bỏ đi gây lãng phí nguồn phân hữu cơ.
Vì vậy, đã có nghiên cứu về việc tận dụng nguồn dinh dưỡng này trong trồng trọt

như Quách Hải Lợi (2010) khả năng đáp ứng của rau xà lách đến nguồn phân bón tự
chế từ nước thải biogas, nhưng việc sử dụng nước thải biogas để tưới lên rau xà lách
vẫn còn tiềm ẩn rủi ro về vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh rau màu thì việc trồng hoa
cảnh bằng nước thải biogas là một mô hình hoàn toàn mới, đặc biệt là cây vạn thọ
rất thích hợp với các loại phân hữu cơ hoai, phân rác mục và cho lợi nhuận cao gấp

1


2 - 3 lần rau màu, với việc tưới vạn thọ bằng nước thải biogas có thể mở ra một
hướng đi mới cho người nông dân lâu nay chỉ dựa vào phân hóa học. Do đó đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp phân heo tưới
cây vạn thọ (Tagetes patula L.)” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Sử dụng nước thải túi ủ biogas tưới cho cây vạn thọ (Tagetes patula L.)
nhằm hạn chế sử dụng phân hóa học và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nông thôn.
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ
Đánh giá sự sinh trưởng của cây vạn thọ (Tagetes patula L.) khi tưới nước
thải biogas với các mức độ pha loãng là 100% biogas, 75% biogas, 50% biogas và
25% biogas.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Phân tích và đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống biogas và
nước ao với các chỉ tiêu: pH, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-, K+.
 Bố trí thí nghiệm với các nghiệm thức có mức độ pha loãng nước thải biogas
100%, 75%, 50% và 25%.
 Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây vạn thọ (Tagetes patula L.) về
chiều cao cây, số nhánh, số hoa, đường kính hoa.

2



Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ NƯỚC THẢI BIOGAS
2.1.2 Sơ lược về chất thải biogas
Chất thải túi ủ biogas bao gồm cả chất rắn và nước thải. Đó là sản phẩm của
quá trình lên men yếm khí nhờ các vi sinh vật. Đặc điểm của chất thải hầm ủ biogas
là giàu dưỡng chất như đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác với hàm lượng hữu
cơ khá cao và vi sinh vật có khả năng phân hủy sinh học để sản xuất phân hữu cơ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường (Huỳnh Thị Mỹ
Duyên, 2010).
- Chất thải lỏng: gồm các chất hòa tan và lơ lững
- Chất thải đặc: phần váng và phần lắng đọng ở đáy thiết bị.
Hầu hết các thiết bị khí sinh học quy mô nhỏ hoạt động theo kiểu liên tục nên
bã thải lỏng được đẩy ra thường xuyên với số lượng nhỏ, hàm lượng chất khô vào
khoảng 6 -10% nên có thể sử dụng trực tiếp hoặc tích trữ lại một thời gian. Bã thải
đặc nằm trong thiết bị và được lấy ra theo định kỳ bảo dưỡng hầm biogas.
Chất thải khí sinh học là một loại phân hữu cơ nên nó không những có những
đặc tính của loại phân hữu cơ truyền thống mà còn có nhiều ưu điểm khác do kết
quả của quá trình phân hủy kỵ khí. Trong quá trình này các chất dinh dưỡng về cơ
bản được bảo tồn trong chất thải ngoại trừ một số các nguyên tố như carbon, hydro
và oxy được chuyển hóa thành khí methan và dioxyt carbon. Một số chất dinh
dưỡng dễ hoà tan vẫn còn lại trong chất thải lỏng, đồng thời một số chất thải rắn
hữu cơ và vô cơ đã phân hủy hấp thụ được một lượng lớn các chất dinh dưỡng hữu
ích. Vì vậy, các chất dinh dưỡng có trong chất thải khí sinh học cao hơn so với phân
chuồng và phân ủ theo phương pháp thông thường, ngoài các nguyên tố dinh dưỡng
như N, P, K, chất thải khí sinh học còn chứa nhiều chất hữu cơ và các nguyên liệu
cần thiết cho cây trồng như là các axit Humic, Cellulose, Hemicellulose, lignin nên
nó có tác dụng cải tạo đất tốt hơn phân ủ.

2.1.3 Thành phần và đặc tính của nước thải sau túi ủ biogas
Hiện nay, ở Việt Nam nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hầm
phân hủy yếm khí (hầm biogas), sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi
trường vẫn còn ở mức rất cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi
thải ra môi trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô
nhiễm, đặc biệt là chất hữa cơ, nitơ và phốt pho.

3


Bảng 2.1: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải biogas
Chỉ tiêu

Đơn vị

Biogas phân heo

Biogas phân bò

TN

%

0,07

0,05

TP

%


0,024

0,08

K2Ots

%

0,122

0,103

CFU/ml

5,79 x 106

2 x 106

Trứng ký sinh trùng

Trứng/25ml

1,7 – 3,7

3,7

Vi sinh vật gây bệnh

CFU/ml


KPH

KPH

Coliform

(Nguồn: Cao kỳ Sơn và ctv., 2008)

Chất thải sau túi ủ biogas được người dân sử dụng vào mục đích khác nhau
như trồng hoa (2%), làm phân bón cho cây trồng (3%), thải vào ao cá (42%). Tuy
nhiên, còn tỉ lệ cao nông hộ không sử dụng chất thải biogas do chưa hiểu hết dưỡng
chất có trong nước thải và chất thải biogas, điều này gây lãng phí nguồn phân hữu
cơ. Túi ủ biogas chỉ đóng vai trò chuyển chất thải từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô
nhiễm khác.
2.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC THẢI BIOGAS
Việc sử dụng nước thải của bể phân huỷ khí sinh học ngày càng được người
dân quan tâm cùng với sự phát triển xây dựng hệ thống phân huỷ khí sinh học.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng nước thải khí sinh học
và gần đây việc sử dụng nước thải khí sinh học càng trở nên phổ biến ở các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác trong khu vực Nam Á. Nước thải khí
sinh học có thể được sử dụng như là nguồn phân bón cho cây trồng (Châu, 1998;
Rodriguez và Preston, 1996; Francese và ctv, 2000), nguồn thức ăn trong chăn nuôi
cá (Chan, 1996) và hệ thống khí sinh học này cũng góp phần đáng kể trong giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, theo nghiên cứu của một số tác giả như
Kajarern và ctv (1983), Rodriguez và Preston (1996), Chowdhury (1999), nước thải
khí sinh học sau quá trình phân huỷ kị khí các chất thải từ lợn, trâu bò hay gia cầm
có thể sử dụng được an toàn làm thức ăn bổ sung cho gia súc như một nguồn cung
cấp protein (2,94% nitơ tính trên vật chất khô), khoáng đa vi lượng và vitamins.
Năm 2004, Giang và Len đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nước thải khí sinh

học trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn ở lợn lai F2. Tác giả
cho biết nước thải khí sinh học nạp phân lợn với mức thích hợp nhất là 1 – 2 lít
nước xả/1kg thức ăn hỗn hợp đã giúp làm tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng
trọng của lợn. Và kết quả cũng chỉ ra rằng khi trộn nước thải khí sinh học vào thức

4


ăn hỗn hợp, lợn không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào về bệnh đường hô hấp
cũng như bệnh đường tiêu hoá. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước thải khí sinh
học trước khi cho lợn sử dụng cũng như phương thức cho lợn sử dụng như thế nào
để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao thì ít được nghiên cứu rộng rãi.
Cao Kỳ Sơn và ctv (2008) đã nghiên cứu đánh giá chất lượng nước thải khí
sinh học (biogas) để sử dụng phân bón cho cây trồng. Nội dung nghiên cứu đánh giá
các chỉ tiêu: P2O5, K2O dễ tiêu, NH4+, NO3-, Na+, Ca2+, Mg2+, S, Fe, Cu, Zn, Mn,
Mo, Bo, E.coli, Samollena, trứng giun sán,…Nghiên cứu được thực hiện tại 9 hộ
gia đình xã Thanh Xuân và Bắc Phú huyện Sóc Sơn, Hà Nội có công trình khí sinh
học đạt tiêu chuẩn, thiết kế phù hợp với loại gia súc, qui mô chăn nuôi và vận hành
theo đúng qui trình của dự án. Phương pháp nghiên cứu là lấy mẫu chất thải, nước
thải từ hệ thống biogas của 9 hộ gia đình theo 2 đợt, cách nhau 45 ngày. Thu mẫu
bảo quản và phân tích theo sổ tay phân tích đất - nước - phân bón và cây trồng của
Viện thổ nhưỡng văn hóa. Kết quả nghiên cứu đã kết luận nước xả từ hệ thống
biogas là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng, có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng
đa lượng, trung lượng, vi lượng và không có vi sinh vật gây bệnh tả, thương hàn có
thể sử dụng an toàn đối với tất cả các loại cây trồng bằng cách tưới vào đất hoặc
phun qua lá.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2010) về khả năng hấp phụ đạm, lân
trong nước thải biogas bằng than đước, than tràm và tái sử dụng để trồng rau xà lách
đã đạt được hiệu suất hấp phụ đạm Nitrat của than đước là 76%, than tràm 61% và
hiệu suất hấp phụ lân của loại than khoáng 4,7-5,3%.

Nghiên cứu về khả năng hấp phụ đạm, lân trong nước thải biogas bằng tro
trấu, tro than đá của Nguyễn Thị Kiều Phương (2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy
tro trấu và tro than đá đã hấp phụ đạm, lân trong nước thải và đem phối trộn với đất
tiến hành trồng rau cải xanh cho kết quả tốt và năng suất 420,48g/chậu (tro, trấu) và
344,32g/chậu (tro, than đá).
Nước thải biogas có hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài việc nghiên cứu áp
dụng vào trồng trọt bên cạnh đó người ta còn có thể ứng dụng trong các nghiên cứu
khác như Lê Hữu Nhân (2009) đã nghiên cứu sử dụng nước thải từ hầm ủ biogas để
nuôi tảo Chlorella. Nội dung nghiên cứu là khả năng sử dụng nước thải từ hầm ủ
biogas (nguồn nước thải có từ hầm ủ biogas 4,5 m3 với 75% phân heo và 25% bèo
lục bình) để nuôi tảo Chlorella được xác định qua 2 thí nghiệm. Trong thí nghiệm 1
xác định nước thải từ hầm ủ biogas thích hợp để nuôi tảo Chlorella với các nghiệm
thức sử dụng nước thải có hàm lượng đạm lần lược là 2ppm N/ngày, thay đổi (5
ngày đầu: 1 ppm N/ngày; Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 là 3ppm N/ngày; Từ ngày
thứ 11 đến ngày thứ 16 là 2ppm N/ngày), 1ppm N/ngày, Wanle (đối chứng). Thời

5


gian thí nghiệm là 7 ngày, mật độ tảo đạt cao nhất là 7,85 ± 0,28 triệu tb/ml (ngày
thứ 5 của thí nghiệm) ở nghiệm thức sử dụng nước thải từ hầm ủ biogas là 2ppm
N/ngày khác biệt rất có ý nghĩa (P<0,01) so với các nghiệm thức khác. Trong thí
nghiệm 2 sử dụng nước thải từ hầm ủ biogas là 2ppm N/ngày với 4 nghiệm thức có
tỉ lệ thu hoạch khác nhau: 10%, 30%, 50% và không thu hoạch. Thí nghiệm tiến
hành trong 10 ngày, khi mật độ tảo đạt trung bình khoảng 6,39 ± 0,47 triệu tb/ml
(ngày thứ 4 của thí nghiệm) thì tiến hành thu hoạch. Kết quả cho thấy tỉ lệ thu hoạch
30% là phù hợp vì mật độ tảo cao, ổn định. Có thể ứng dụng nuôi tảo Chlorella
trong ao đất bằng nước thải từ hầm ủ biogas (2ppm N/ngày) với tỉ lệ thu hoạch 30%
để nuôi luân trùng, Moina.
2.3 CÂY VẠN THỌ (Tagetes patula L.)

Cây hoa cúc loài vạn thọ thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylaenae), phân lớp cúc
(Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống Tagetes (Võ Phương Chi
và Dương Đức Tiến, 2004). Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản du nhập
sang Đài Loan và nhập nội về Việt Nam.
Trên thế giới, hoa vạn thọ chia làm ba loài nguyên và ba loài lai (hybrids) sau
đây:
+ Loài vạn thọ Phi Châu
Tên khoa học là Tagetes, tiếng Anh gọi là Affrican Marigold. Đây thường là
giống vạn thọ cây cao nhất và to nhất.
Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to nở tròn xoa, không cồi ngọn gọi là
Ánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40cm và mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm
như các giống vạn thọ lai vậy.
+ Loài vạn thọ Pháp
Tên khoa học là Tagetes patula L., tên tiếng Anh là French Marigold. Loài
này thường hấp dẫn hơn loài Châu Phi, hoa cũng nhỏ hơn. Nhưng hoa đủ màu đủ
kiểu. Như giống Oai Vệ, cây lùn cao độ 30 - 35cm, hoa vàng đơn cánh sọc nâu hay
sọc màu gỗ đỏ, cồi vàng. Loài trồng ở vùng đồng bằng nước ta có thể cao đến
60cm.
+ Loài vạn thọ nhỏ.
+ Loài vạn thọ lai có tên American Maigold.
+ Loài lai Antigua Yellow là loài vạn thọ vàng tươi, hoa kép to 7 - 8cm. Sau
60 ngày gieo hạt là đã trổ hoa, và hoa nở liên tiếp vài tháng, lâu nhất trong các loài
hoa vạn thọ. Cây mọc khít và cao 30 - 50cm có khi gọi là Inca lùn.

6


+ Loài lai Inca Hybrid hoa kép và rất to, 10 - 13cm. Cây cao 50 - 70cm, cũng
ra hoa sớm và vụ hoa kéo dài, vẫn còn hoa khi các vạn thọ khác đã tàn. Chịu nhiệt
độ lên đến 39 - 40oC.

2.3.1 Đặc điểm sinh học
Vạn thọ có hoa màu vàng cam hoặc vàng nhạt. Vạn thọ là loại cây thân cỏ,
có thân mềm, nhiều nhánh. Lá chia thùy xẻ lông chim như lá kép, nhẫn, mép có
tuyến lớn và răng cưa. Cụm hoa hình đầu lớn, ở tận cùng của thân, màu vàng tươi
hoặc cam. Quả bế có 2 giai ngắn, sinh sản bằng hạt hoặc bằng ngọn. Vạn thọ là cây
mọc hàng năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, ưa ánh sáng. Cây sinh trưởng tốt trong
điều kiện ánh sáng đầy đủ, chịu nóng tốt. Cây dễ trồng bằng cách tách bụi hoặc gieo
hạt. Trồng bằng cách gieo hạt cây sẽ ra hoa sau 60 - 70 ngày, bằng cách tách bụi
khoảng 30 - 35 ngày (Đặng Phương Trâm, 2005).
2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Ánh sáng: là loại cây ngắn ngày, ưa sáng. Thời kỳ đầu các mầm non mới ra
rễ cây cần ít ánh sáng, có khi không cần, bởi vì cây còn sử dụng các chất dinh
dưỡng dự trữ. Sau khi tiêu hao hết các chất dinh dưỡng cây chuyển sang giai đoạn
tự dưỡng, đặc biệt là vào thời kỳ chuẩn bị phân cành cây cần nhiều ánh sáng để
quang hợp tạo nên chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây, nhưng ánh
sáng quá mạnh cũng làm cho cây chậm lớn.
Ngoài ra đối với cây vạn thọ thời gian chiếu sáng rất quan trọng hay nói cách
khác ngày đêm dài hay ngắn có tác dụng khác nhau đối với các cây vạn thọ. Trong
giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, hầu hết các giống vạn thọ cần ánh sáng ngày dài
trên 13 giờ, còn trong thời gian trổ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn từ 10 - 11
giờ và nhiệt độ không khí thấp trên dưới 20oC. Thời gian chiếu sáng dài, cây sinh
trưởng mạnh, cây cao, hoa to, đẹp. Bởi vậy vạn thọ rất thích hợp với thời tiết thu
đông.
Nhiệt độ: cây vạn thọ có nguồn gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 20 - 22oC, có thể chịu ở nhiệt độ từ 10
- 35oC, nhưng nhiệt độ trên 35oC và dưới 10oC sẽ làm cho vạn thọ sinh trưởng phát
triển kém. Ở thời kỳ cây con yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Đặc biệt trong thời kỳ ra
hoa, đảm bảo cho vạn thọ nhiệt độ cần thiết thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cần nhiệt
độ cao hơn để quang hợp, còn ban đêm nếu nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô
hấp làm tiêu hao chất dự trữ trong cây.

Ẩm độ: độ ẩm trong đất từ 60 - 70% và độ ẩm không khí 60 - 65% là rất
thuận lợi cho vạn thọ sinh trưởng. Nếu độ ẩm trên 80% cây sinh trưởng mạnh
nhưng lá dễ mắc một số bệnh nấm. Đặc biệt vào thời kỳ thu hoạch hoa cần thời tiết
trong xanh và khô ráo, nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho hoa bị thối do nước
7


đọng lại trong các tuyến mật của hoa và cây chứa nhiều nước dễ bị đổ non, lá dập
nát, thu hoạch gặp nhiều khó khăn.
Đất đai: do cây vạn thọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất cao, thoát nước, tơi
xốp và nhiều mùn. Trồng ở những vùng đất nặng, úng thấp cây sinh trưởng kém,
hoa nhỏ.
2.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng
Đối với cây hoa nói chung cũng như hoa vạn thọ nói riêng phân bón phải
đảm bảo đầy đủ và cân đối. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc và hoa nhỏ dễ bị sâu bệnh
phá hoại. Nhưng nếu bón thừa, cây sẽ vống cao, dễ bị đổ, khả năng chống chịu kém.
Các loại phân mà cây cần bao gồm phân vô cơ như: đạm, lân, kali, phân hữu cơ
như: phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh và các loại phân vi lượng như: Cu, Fe,
Zn, Mn,..
 Phân vô cơ
Đạm (N): là thành phần cơ bản của chất nguyên sinh trong tế bào, quyết định
sự sinh trưởng của cây, tham gia cấu tạo chất diệp lục của lá, thành phần chính cho
sự quang hợp. Vai trò của đạm đặc biệt quang trọng nhất là trong thời kỳ sinh
trưởng và phát triển, liên quan đến màu sắc và kích thước của hoa. Thiếu đạm cây
cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu, nhưng nếu bón nhiều đạm cho vạn thọ thì cành
nhánh sẽ phát triển nhiều, thân béo mập có thể không ra hoa. Cây cần đạm vào thời
kỳ cây chuẩn bị phân cành và phân hóa mầm hoa. Tùy theo đất nghèo hay giàu dinh
dưỡng mà có thể tăng hay giảm lượng phân bón mà cũng tùy theo loại đạm mà cách
sử dụng cũng khác nhau.
Đạm Urê thường để bón thúc hoặc phun lên lá, do tỉ lệ N cao (chiếm 46% N

nguyên chất) nên không được bón nhiều, bón tập trung một chỗ vì có thể gây tổn
thương đến rễ cây. Nếu dùng Sunfat đạm (NH4)2SO4 (chiếm 20% đạm nguyên chất)
thì đây là loại phân chua nên bón vôi vào nước nếu sử dụng cho đất chua. Còn
Nitrat đạm tuy không gây chua cho đất, nhưng không nên bón khi đất quá ẩm ướt vì
loại phân này dễ bị rửa trôi. Lượng đạm dùng cho 1ha đất trồng từ 280 - 300kg/ha.
Lân (P): rất cần thiết để hình thành chất nucleoproteit của nhân tế bào, toàn
bộ cơ thể hoa đều cần lân. Cây đủ lân bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỉ lệ sống
cao, thân cứng, chóng ra hoa, hoa bền màu, sắc đẹp, giúp cho cây hút đạm nhiều
hơn và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân bộ rễ kém phát triển, cành nhánh
ít hoa, hoa ra muộn, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt. Đất có nhiều mùn, nhiều chất
hữu cơ thì hàm lượng lân thường cao hơn. Vạn thọ yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào
thời kỳ sau khi hình thành nụ và ra hoa.

8


Cần chú ý nếu sử dụng Supe lân (chứa 16 - 18% lân nguyên chất) có thể bón
với lượng nhiều vì phân này dễ tan trong nước, đối với đất chua nên sử dụng phân
lân nung chảy, còn Apatit dùng để bón cho đất chua mặn. Lượng phân cần bón cho
1ha đất từ 500 - 550kg/ha. 3/4 dùng để bón lót còn 1/4 dùng để bón thúc.
Kali (K): giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây,
giúp cho cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Cùng với lân, kali đảm bảo
quá trình quang hợp của cây có hiệu quả. Thiếu kali màu sắc của hoa sẽ không tươi
thắm, mau tàn. Cây vạn thọ cần kali vào thời kỳ kết nụ và ra hoa. Nếu sử dụng
Cloruakali thì phải có biện pháp khắc phục đất chua, còn Sufat kali có thể bón cho
nhiều loại đất (chứa 40% kali nguyên chất). Ngoài ra nên sử dụng tro bếp vì đây là
loại phân có kali tốt dưới dạng Cacbon kali (K2CO3) cây dễ hấp thu và trong tro còn
có cả canxi nên có thể khử chua cho đất. Lượng kali cho 1ha đất trồng từ 200 - 250
kg, 2/3 lượng phân này dùng để bón lót, còn 1/3 dùng để bón thúc. Việc sử dụng
phân vô cơ cây hấp thu dễ dàng cho hiệu quả nhanh, nhưng bón không hợp lý sẽ

ảnh hưởng xấu đến đất, làm cho đất chua và chai cứng, bởi vậy cần phải sử dụng
phối hợp cả phân hữu cơ.
Canxi (Ca): rất cần cho sự phát triển của bộ rễ vạn thọ, giúp cho cây tăng
khả năng chịu nhiệt, ngoài ra canxi có tác dụng giảm chua, tăng độ phì cho đất.
Canxi được bón cho vạn thọ thông qua vôi bột. Lượng vôi bột cho 1ha đất trồng từ
300 - 400kg.
 Phân hữu cơ
Bao gồm các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, khô dầu, xác bã của các
loại động thực vật. Loại phân này vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa cung
cấp các chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc có hiệu quả nhanh vì đạm ở dạng
dễ tiêu nhưng cần chú ý bón phân bắc trong nhiều năm sẽ làm cho đất chua và cứng,
nên phải kết hợp phân bắc với phân chuồng và hầu hết các loại phân này đều phải
được ủ hoai để loại bỏ các mầm mống gây bệnh và không làm ảnh hưởng đến môi
trường sống. Sử dụng phân hữu cơ có nhược điểm cây hút chậm nên chủ yếu dùng
để bón lót.
 Phân vi lượng
Tuy cây cần rất ít, nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được. Đối
với loại phân này không nên bón thẳng vào đất vì ít có lợi mà thường bón qua lá
vào thời kỳ cây con, với nồng độ thấp từ 0,01 - 0,02%. Hiện nay loại phân này được
dùng dưới dạng dung dịch để tưới phun qua lá rất dễ sử dụng như Komix, Thiên
Nông, Futonik,...
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2012)

9


2.3.4 Cách trồng
Chuẩn bị đất
 Đất gieo hạt (giá thể phải tơi xốp, nhuyễn, thoát nước nhanh để rễ phát triển
tốt.

 Đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con.
 Hỗn hợp đất gồm 3 phần: tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn,
đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai.
 Có thể dùng bầu nilon, lá chuối hay bầu giấy kích thước 4cm x 6cm, chuyên
nghiệp hơn thì dùng khay chuyên dụng. Hiện nay đa số gieo trực tiếp trên liếp.
 Tưới nước vào bầu hay đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ cho một hạt
nếu gieo từng hạt thì chú ý cắm đầu nhỏ của hạt xuống đất. Khi gieo xong thì chỉ
tưới nhẹ lại cho đủ ẩm (nên dùng béc xịt thuốc để tưới).
 Bầu/khay/liếp được đặt cách mặt đất 20 - 25cm. Giàn đỡ bầu nên có kẽ hở để
thoát nước tốt
 Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3 - 5
ngày hạt sẽ nẩy mầm, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. 5 ngày sau khi gieo
thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc ra đến 10 giờ đậy lại.
Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt.
 Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay
xát cây con.
Trồng vào chậu (giỏ tre)
 Loại giỏ: tre hoặc nhựa. Có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây, kích thước chậu
thông dụng 20 - 25cm sử dụng trồng 1 hay 2 cây đối với vạn thọ lùn. Trồng nhiều
cây hơn thì cần chậu lớn hơn.
 Vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25 - 30cm hay lớn hơn tùy số cây.
 Giỏ tre thì dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ
cắt đáy để thoát nước.
 Đất trồng trong giỏ có thể sử dụng giá thể gieo trồng nhập khẩu EU trộn với
đất sạch theo tỷ lệ 50:50, hoặc có thể phối trộn như sau: 500kg đất thịt + 300 kg
phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn + 300kg tro trấu, tỷ lệ trên
dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoảng 1/2 giỏ, phần còn lại khi bón
thúc sẽ lấp đầy.
 Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp
đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới trước khi

10


trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới
nhiều), 10 giờ sáng tưới lần 2 và 16 giờ chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ).
Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước tối đa.
Bón phân
10 ngày sau gieo nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường,
pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200g phân NPK 16:16:8 tưới cho 1000
giỏ, sau đó là cứ 10 ngày tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu
lên 6 lít.
Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra giỏ, bón thúc lần đầu tỉ lệ bón như sau:
100kg tro trấu + 10kg phân chuồng khô hoai + 10kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7
ngày bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2, 3 thì
tăng lượng bánh dầu lên 11-12kg. Lần bốn bằng lần đầu.
Tưới nước
Do đặc điểm cây vạn chịu hạn hơn chịu úng, nên phải trồng vạn thọ ở những
nơi cao thoát nước, tránh nơi trũng thấp và ứ nước. Việc tưới nước cũng chỉ cần vừa
phải đễ giữ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều vì sẽ làm cho cây phát triển cành lá,
hoa bé và xấu. Ngoài ra tưới nhiều làm cho đất mùn dễ bị rửa trôi, hoặc thấm sâu
xuống các tầng đất xa rễ hoặc khi tưới nhiều nước thoát không kịp làm cho cây bị
bệnh vàng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa của cây. Thông thường việc tưới
nước thường kết hợp với bón phân. Có 2 cách tưới nước cho vạn thọ .
- Tưới rãnh: cho nước vào các rãnh luống, ngâm từ 1 – 2 giờ để nước ngấm
dần vào bề mặt luống, sau đó rút nước ra, chú ý chỉ để nước ngập 2/3 rãnh không
cho ngập đến bề mặt luống. Cách tưới này đất giữ ẩm được từ 7 – 10 ngày.
- Tưới mặt: dùng vòi sen tưới nhẹ lên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão
hòa trong đất. Nếu tưới thừa, nước sẽ chảy ra ngoài rãnh làm rửa trôi phân bón.
Cách tưới này dễ làm cho bề mặt luống bị đóng ván, mức độ giữ ẩm ít hơn nên cần
phải tưới nhiều lần hơn.

Vun xới, làm cọc giàn
Trong quá trình trồng phải tiến hành xới đất, vun gốc kết hợp với làm cỏ.
Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ làm khi cây vạn thọ còn nhỏ, còn khi cây đã lớn,
lúc này cây đã phân cành nhánh mạnh, nên hạn chế việc xới đất vì vạn thọ có bộ rễ
chùm ăn ngang, phát triển nhiều rễ phụ. Nếu xới xáo sâu và nhiều sẽ làm đứt rễ ảnh
hưởng đến việc hút chất dinh dưỡng của cây. Lúc này chỉ nên nhổ cỏ, vun hoặc tỉa
các lá già xung quanh gốc. Nhưng cũng không nên vun gốc quá cao vì sẽ làm phát
sinh nhiều mắc rễ, khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng đến chất lượng
cành mang hoa.

11


Song song với việc vun xới cần cắm cọc đỡ hoặc lưới đỡ cho cây khỏi đổ.
Đối với những cây để hoa nhiều có đường kính tán rộng, tùy theo sinh trưởng của
cây mà cắm từ 1 – 3 que, rồi dùng dây mềm ràng buộc nhẹ xung quanh cả khóm để
không làm gãy cành, giập hoa. Có thể làm giàn lưới để đỡ hoa mọc thẳng đều. Lưới
có thể làm bằng thép nhỏ hoặc dây nilon.
Bấm đọt
Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3
cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt ở giai đoạn này để cây không vượt quá mức và
giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5
- 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. (Lưu ý là đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12
âm lịch và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch).
Tỉa chồi, bấm nụ
Trong quá trình sinh trưởng, các cành nhánh vạn thọ phát sinh rất nhiều ở
nách lá và các mầm chồi mọc nhiều ở gốc cây. Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả
các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông
chính để khỏi ảnh hưởng đến sức cây và tập trung dinh dưỡng để nuôi hoa thì hoa
mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm, tránh

để lạm phân bón làm cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.
Kỹ thuật xử lý ra hoa
Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần giảm tốc độ nở hoa bằng cách
tưới thêm phân Urê theo tỉ lệ 10g/10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều)
để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày
tuổi.
Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách
ngưng tưới nước 1 đến 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa
héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo nước
tưới đậm pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển
sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrate Kali (KNO3) theo nồng độ
khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.
Phòng trừ sâu bệnh
Các bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền
virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi
mưa lớn hoặc tưới nước mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại
thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, foraxyl phòng trừ các bệnh do nấm gây hại,
dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn. Trường hợp do virus nên nhổ bỏ cây bệnh để
tránh lây lan.

12


Vạn thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart,
Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá.
Để hoa nở đẹp, đầy đặn và lâu tàn nên dùng phân bón lá hữu cơ Supermes phun
định kỳ 10 ngày một lần để cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp.
Vạn thọ nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần
theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào
giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng

(Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng vào hoa gây hư
hoa làm hoa không đẹp. Cần sử dụng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes để giúp
cây sinh trưởng tốt, hoa nở đều đặn, tươi đẹp và lâu tàn.
(Nguồn: Đặng Phương Trâm, 2005)

13


Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được bố trí tại hộ gia đình bác Lê Hoàng Thanh (ấp Mỹ Thuận,
xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) và tiến hành trong 5 tháng, từ tháng
8/2014 đến tháng 12/2014.
3.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Vạn thọ (Tagetes patula L.) được mua tại vườn ươm của hộ gia đình chú
Nguyễn Văn Tuấn ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Nước thải biogas được lấy trực tiếp từ đầu ra của túi ủ biogas ở hộ gia đình
bác Lê Hoàng Thanh (ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần
Thơ). Nước thải này được lấy liên tục cho tới khi đầy túi trữ thì ngưng không lấy
nữa và sử dụng để tưới cho vạn thọ tới lúc kết thúc thí nghiệm.
Nước tưới lấy từ ao cạnh bên khu đất bố trí thí nghiệm có diện tích khoảng
70 m trong ao có bèo, nước ao ít có sự lưu thông với khu vực bên ngoài.
2

Đất trồng vạn thọ chủ yếu được phối trộn gồm: Rơm, tro trấu, đất (tỉ lệ
1:1:1). Mỗi chậu khoảng 1.5 kg chất nền.
Vật dụng bố trí thí nghiệm: chậu tre, túi nilon khổ 1,4m (dùng để trữ nước
thải), thùng vòi sen (dùng để tưới), dụng cụ làm vườn (cuốc, xẻng, dao), thùng chứa
nước thải, ca định lượng thể tích. Các dụng cụ, thiết bị thu và phân tích mẫu nước

thải và nước ao, thước đo chỉ tiêu cây, máy ảnh,…
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Do đặc tính của cây vạn thọ mà thí nghiệm phải được bố trí ở nơi thoáng, có
nhiều ánh nắng, đặc biệt đất phải thoát nước tốt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 6 cây tương ứng
với 6 lần lặp lại, các cây trong cùng nghiệm thức được bố trí cách nhau khoảng
30cm để đảm bảo không gian và lượng ánh sáng cho cây phát triển, các nghiệm
thức thì cách nhau 1m để dễ dàng phân biệt.
 Đối chứng (ĐC): trong nghiệm thức này hoa được trồng và bón hoàn toàn
phân hóa học.
 Nghiệm thức 1 (NT1): nghiệm thức trồng hoa tưới bằng nước thải biogas
không pha loãng (100% nước thải).
 Nghiệm thức 2 (NT2): nghiệm thức trồng hoa tưới bằng nước thải biogas
pha loãng 75% (3 nước thải + 1 nước ao).

14


 Nghiệm thức 3 (NT3): nghiệm thức trồng hoa tưới bằng nước thải biogas
pha loãng 50% (1 nước thải + 1 nước ao).

 Nghiệm thức 4 (NT4): nghiệm thức trồng hoa tưới bằng nước thải biogas
pha loãng 25% (1 nước thải + 3 nước ao).
3.3.2 Bón phân
Nghiệm thức đối chứng (ĐC): tưới hoàn toàn bằng phân hóa học như thực
tế của người nông dân, tưới 5 ngày/lần:
Bảng 3.1: Thời gian và lượng phân bón cho nghiệm thức đối chứng

Ngày

sau khi
trồng

Liều lượng phân (g)

Cách bón

Ure

DAP

NPK

Lượng
Khối
nước
lượng
phân/cây phân/cây
(ml)
(g)

1 - 15

Tưới (1)

35

-

-


200

1,17

16 - 30

Tưới (2)

-

50

-

230

1,64

31- 45

Tưới (3)

-

-

60

250


2,00

Chú thích:
Tưới (1): Pha loãng trong 6 lít tưới cho 30 cây
Tưới (2): Pha loãng trong 7 lít tưới cho 30 cây
Tưới (3): Pha loãng trong 7,5 lít tưới cho 30 cây
Ure: 46% N
DAP: 18% N, P2O5 46%
NPK: 16% N, 16% P2O5, 8% K2O

Đối với nghiệm thức tưới nước thải biogas
Sử dụng túi nilon buộc cố định vào đầu ra của hệ thống biogas để lấy và trữ
nước thải.
Nước thải biogas trước khi tưới lên nghiệm thức sẽ được lấy ra từ túi trữ
(trước khi lấy phải khuấy đều) và cho vào thùng nhựa trữ trong 24 giờ (chủ yếu là
cho bay bớt chất độc VD: H2S,…). Sau 24 giờ thì tiến hành tưới cho các nghiệm
thức với các mức độ pha loãng khác nhau. Nước dùng để pha loãng là nước ao
(cũng được phân tích nồng độ dinh dưỡng như nước thải), thời gian tưới cho cây là
buổi chiều mát khoảng 17 giờ.
Việc tưới nước thải biogas sẽ tiến hành cùng lúc với tưới phân hóa học, chu
kỳ mỗi lần tưới cũng là 5 ngày/lần

15


Bảng 3.2: Thời gian và lượng nước thải tưới cho các nghiệm thức

Ngày sau khi trồng


Cách bón

Lượng tưới/cây (ml)

1 - 15

Tưới

200

16 - 30

Tưới

230

31 - 45

Tưới

250

3.3.3 Tưới nước
Tất cả các nghiệm thức được tưới nước ao, ngày 2 buổi sáng sớm và chiều
mát, tưới bằng thùng vòi sen toàn bộ cây. Khi cây ra hoa, buổi chiều sẽ tiến hành
tưới bằng ca vào gốc cây để tránh làm ướt hoa dễ bị nấm và sâu hại xâm nhập tưới
vừa đủ lượng nước (một thùng vòi sen 7 lít tưới cho 30 - 40 cây tùy theo thời tiết).
3.3.4 Bấm đọt và tỉa nụ
Bấm đọt
Khi cây trồng được 20 ngày, quan sát kỹ ta thấy cây thường có 5 hay 6 cặp lá

tính từ gốc tới trước cặp lá đọt non. Đợi cặp đọt non vươn cao khoảng 1 – 1,5cm
mới nên bấm đọt; vì nếu bấm sát quá sẽ bị hỏng cặp đọt kế phía dưới, cũng có thể
làm gãy mất một đọt nhánh nhỏ làm mất cân đối tán vạn thọ. Làm sao cho tán vạn
thọ xoay đều, các đọt nhánh đâm ra các hướng đều nhau.
Tỉa nụ
Giai đoạn cây từ 30 – 35 ngày sau khi trồng, cây đã phát triển nụ. Để đảm
bảo cho chất lượng hoa nở to và đẹp thì phải tỉa bớt số nụ trên cây, cụ thể là trên
mỗi nhánh chính chỉ chừa một nụ chính và một nụ phụ, tất cả các nụ còn lại sẽ bị tỉa
bỏ, tức là mỗi cây sẽ có khoảng 18 – 22 nụ sau khi tỉa.

16


3.4 THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY VẠN THỌ
Cây được đo các chỉ tiêu về chiều cao, số nhánh, số hoa, đường kính hoa.
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu cần theo dõi

Chỉ tiêu

Phương pháp đo

Tần suất đo

Thời gian đo

Chiều cao

Dùng thước 50cm (khi
cây lớn thì sử dụng
thước hộp) đo từ gốc

thân đến ngọn cao nhất
Đếm trực tiếp trên từng
cây
Đếm trực tiếp trên cây

15 ngày/lần

Ngày 1, ngày 15, ngày
30, ngày 45 sau khi trồng

15 ngày/lần

Ngày 15, ngày 30, ngày
45 sau khi trồng
Ngày 30, ngày 45 sau khi
trồng
Khi hoa nở hoàn toàn

Số nhánh
Số hoa
Đường kính
hoa

15 ngày/lần

Dùng thước 20cm đo
1 lần
đường kính mặt cắt
ngang, phần lớn nhất của
hoa


3.5 PHƯƠNG PHÁP THU MẪU, PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC AO
3.5.1 Thời gian thu mẫu
Mẫu nước thải biogas và nước ao được thu 2 đợt. Mẫu bắt đầu được thu khi
bố trí thí nghiệm và đợt 2 cách đợt 1 là 15 ngày.
3.5.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Sử dụng chai nhựa 1lít, tráng chai bằng nước tại hiện trường. Khuấy trộn và
thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, sau khi lấy đầy thể tích chai đậy kín
nắp lại ghi rõ lý lịch mẫu đã thu sau đó bảo quản mẫu theo bảng sau:

17


×