Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THANH NHÃ

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG
MOLYBDEN LÊN SỰ HÌNH THÀNH NỐT SẦN
VÀ NĂNG SUẤT TRÊN ĐẬU NÀNH
MTĐ-176

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG HỌC

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG
MOLYBDEN LÊN SỰ HÌNH THÀNH NỐT SẦN
VÀ NĂNG SUẤT TRÊN ĐẬU NÀNH
MTĐ-176

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG HỌC

CBHD:

Sinh viên thực hiện:


TS. PHẠM PHƢỚC NHẪN

Nguyễn Thanh Nhã
MSSV: 3113259
LỚP: NÔNG HỌC K37

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA
----------  ----------

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông Học
ĐỀ TÀI

“KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG
MOLYBDEN LÊN SỰ HÌNH THÀNH NỐT SẦN
VÀ NĂNG SUẤT TRÊN ĐẬU NÀNH
MTĐ-176”

Do sinh viên NGUYỄN THANH NHÃ thực hiện.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, Ngày…….Tháng…….Năm…….
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học

Ts. Phạm Phƣớc Nhẫn



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA
----------  ----------

Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG
MOLYBDEN LÊN SỰ HÌNH THÀNH NỐT SẦN
VÀ NĂNG SUẤT TRÊN ĐẬU NÀNH
MTĐ-176”
Do sinh viên NGUYỄN THANH NHÃ thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội Đồng vào
Ngày……..Tháng……..Năm……..
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc Hội Đồng đánh giá ở mức: ....................................
Ý kiến của Hội
Đồng:………………………………………………………….........
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.....
Cần Thơ, ngày……..tháng……..năm……..
Thành viên Hội đồng

-----------------------

-----------------------

-----------------------


DUYỆT KHOA
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thanh Nhã


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: NGUYỄN THANH NHÃ

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 26/04/1993

Nơi sinh: Tp. Cần Thơ

Nguyên quán: Trung An – Cờ Đỏ - Tp. Cần Thơ

Dân tộc: Kinh

Tên Cha: Nguyễn Văn Diền
Tên Mẹ: Trần Thị Thuý
Quá trình học tập của bản thân:

Tốt nghiệp Trung học Phổ thông niên khóa 2011, tại trƣờng Trung học Phổ thông
Trung an, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, Tp.Cần Thơ.
Trúng tuyển vào trƣờng Đại học Cần Thơ niên khóa 2011; chuyên ngành Di
truyền, giống Nông nghiệp; khóa 37; thuộc khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng.


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng Cha Mẹ những ngƣời suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn những
ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên con suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn thầy Phạm Phƣớc Nhẫn đã tận thình hƣớng dẫn, giúp đỡ và
động viên em suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền cũng nhƣ toàn thể quý
thầy cô Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Vì những kiến thức vô giá mà
quý thầy cô đã truyền dạy lại cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đây
sẽ là hành trang vững chắc giúp em bƣớc vào đời. Gởi lời cảm ơn đến các anh chị
và các bạn sinh viên Nông học Khóa 37, đặc biệt là bạn Mai, Pha, Ánh Nhƣ, Tố
Nhƣ, Truyền đã đóng góp, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.


Thí nghiệm: “KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA HÀM LƢỢNG MOLYBDEN LÊN SỰ
HÌNH THÀNH NỐT SẦN VÀ NĂNG SUẤT TRÊN ĐẬU NÀNH MTĐ-176”. Luận văn
tốt nghiệp Đại học, Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần thơ. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH
NHÃ, Nông học K37
Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. PHẠM PHƢỚC NHẪN

TÓM LƢỢC
Cây đậu nành là cây có giá trị kinh tế cao và dễ trồng đặc việt có khả năng cố

đinh đạm. Trong quá trình cố định đạm thì cần cung cấp Molybden cho sinh
trƣởng và phát triển. Vì vậy đề tài “Khảo sát ảnh hƣỏng của hàm lƣọng molybden
lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành MTĐ - 176” đƣợc thực hiện
nhằm mục đích xác định hàm lƣợng molybden thích hợp cho cây đậu nành để
tăng số nốt sần hữu hiệu và tăng năng suất cho cây đậu nành. Thí nghiệm đƣợc
thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2014, tại nhà lƣới Bộ môn Sinh lý – Sinh
hóa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần thơ. Thí
nghiệm đƣợc trồng trong bầu đất và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm
thức và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đƣợc xử lý
Molybden với nồng độ 60 ppm làm gia tăng số lƣợng nốt sần cao nhất ở giai đoạn
60 ngày hoàn toàn khác biệt so với đối chứng. Ngoài ra còn làm gia tăng lƣợng
sắc tố quang hợp cho cây. Các chỉ tiêu nhƣ chiều cao cây, chiều dài rễ, số lá,
trọng lƣợng khô cũng khác biệt hơn so với đối chứng. Năng suất ở nghiệm thức
này cho kết quả tốt nhất vì số trái trên cây, trọng lƣợng 100 hạt và năng suất thực
tế là đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Molybden làm tăng số lƣợng nốt
sần trên cây, từ đó gián tiếp giúp cây phát triển và nâng cao năng suất vì nốt sần
có khả năng cố định và dự trữ đạm sinh học cho cây sử dụng. Ngoài ra, khi sử
dụng Molybden có thể thay thế cho việc bón phân đạm cho cây khi cây đã có thể
sử dụng lƣợng đạm do vi khuẩn Rhizobium từ đó ta có thể tiết kiệm đƣợc chi phí
khi bón phân. Từ các thí nghiệm trƣớc đó đã chứng minh rằng khi kết hợp
Molybden với Boron thì cho số nốt sần cũng khá cao và gia tăng năng suất cho
cây đậu nành. Tuy nhiên, đây chỉ mới là thí nghiệm đƣợc trồng trong bầu đất
chƣa đƣợc chứng minh hiệu quả ở ngoài đồng ruộng vì vậy mong các thí nghiệm
sau sẽ chứng minh đƣợc hiệu quả khi sử dụng Molybden ngay cả ở ngoài điều
kiện thực tế ngoài đồng ruộng và ở qui mô lớn hơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ......................................................................................................... iv

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... v
TÓM LƢỢC ....................................................................................................................... vi
MỤC LỤC ......................................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................ ix
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 2
1.1 Nguồn gốc cây đậu nành ............................................................................................... 2
1.2 Tình hình sản xuất đậu nành trong nƣớc và trên thế giới.............................................. 2
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới .......................................................... 2
1.2.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam........................................................... 3
1.3 Đặt tính thực vật của cây đậu nành ............................................................................... 4
1.3.1 Rễ ....................................................................................................................... 4
1.3.2 Thân ................................................................................................................... 4
1.3.3 Cành và Lá ......................................................................................................... 4
1.3.4 Hoa và Trái ......................................................................................................... 5
1.3.5 Hạt ...................................................................................................................... 5
1.4 Vi khuẩn Rhizobium japonicum và sự cố định đạm của nốt sần ở rễ ........................... 5
1.4.1 Nguồn gốc và phân loại...................................................................................... 5
1.4.2 Sự xâm nhập của vi khuẩn và sự hình thành phát triển nốt sần ......................... 6
1.4.3 Sự cố định đạm của vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần ..................................... 7
1.4.4 Ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh đến cố định đạm ..................................... 7
1.5 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây đậu nành ............................................ 8
1.5.1 Giai đoạn sinh dƣỡng ......................................................................................... 8
1.5.2 Giai đoạn sinh sản ............................................................................................ 10
1.6 Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng tới năng suất ......................................................... 12
1.6.1 Nhiệt độ ............................................................................................................ 12
1.6.2 Nƣớc ................................................................................................................. 12
1.6.3 Ánh sáng .......................................................................................................... 13
1.6.4 Các yếu tố khác ................................................................................................ 14

1.7 Sâu bệnh hại đối với cây đậu nành .............................................................................. 14
1.7.1 Sâu hại chính trên đậu nành ............................................................................. 14
1.7.2 Bệnh hại chính trên đậu nành ........................................................................... 15
1.8 Ứng dụng hóa chất – dƣỡng chất khoáng Molybden .................................................. 16
1.8.1 Vai trò của Mo đối với cây............................................................................... 16
1.8.2 Thiếu và ngộ độc Molybden ............................................................................ 17
1.8.3 Cách khắc phục triệu chứng thiếu và ngộ độc Mo ........................................... 18
1.8.4 Các dạng Mo và cách sử dụng ......................................................................... 19
1.8.4.1 Các dạng Mo ................................................................................................. 19
1.8.4.2 Cách sử dụng................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .................................................. 22
2.1 Phƣơng tiện ................................................................................................................. 22
2.1.1 Thời gian, địa điểm .......................................................................................... 22
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................... 22


2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ............................................................................................. 22
2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................................... 24
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................... 25
3.1 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều cao cây đậu nành .............................................. 25
3.2 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều dài rễ cây đậu nành ........................................... 27
3.3 Ảnh hƣởng của Molybden lên số lá và số chồi cây đậu nành ..................................... 28
3.4 Ảnh hƣởng của Molybden lên chỉ số SPAD cây đậu nành ......................................... 30
3.5 Ảnh hƣởng của Molybden lên trọng lƣợng khô thân, lá cây đậu nành ....................... 31
3.6 Ảnh hƣởng của Molybden lên trọng lƣợng khô rễ cây đậu nành ................................ 32
3.7 Ảnh hƣởng của Molybden lên số nốt sần cây đậu nành.............................................. 33
3.8 Ảnh hƣởng của Molybden lên số trái và tỷ lệ đậu trái ................................................ 34
3.9 Ảnh hƣởng của Molybden lên các thành phần năng suất cây đậu nành ................... ..36
3.9.1 Số hạt trên cây .................................................................................................. 36
3.9.2 Trọng lƣợng 100 hạt (P100) ............................................................................... 37

3.9.3 Năng suất thực tế .............................................................................................. 37
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39
4.1 Kết luận ....................................................................................................................... 39
4.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 40


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4

1.5
1.6
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tên Bảng
Các nƣớc sản xuất đậu nành chủ yếu khắp thế giới từ
2008/09 đến 2012/13 (triệu tấn)
Sản lƣợng đậu nành Việt Nam 2008-2014

Các giai đoạn phát triển của cây đậu nành
Ảnh hƣởng sự cung cấp đạm N và Mo trên hàm lƣợng
Nitrogen ở lá và năng suất hạt cây đậu nành hình thành nốt
sần và không hình thành nốt sần
Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Mo trong hạt đậu nành và năng
suất hạt vụ sau trồng trên đất thiếu Mo
Các dạng molybden
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Số lá chét cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Số chồi cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Chỉ số SPAD cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG
Trọng lƣợng khô thân, lá cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và
lúc thu hoạch
Trọng lƣợng khô rễ cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc
thu hoạch
Số nốt sần cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Phần trăm trái lép, trái một hạt, trái hai hạt và trái ba hạt của
cây đậu nành lúc thu hoạch
Năng suất và các thành phần năng suất cây đậu nành

Trang
3
4
8

17
18
19
22
29

29
30
32
33
34
36
38


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên Hình
Hình dạng vi khuẩn Rhizobium
Các giai đoạn phát triển cây đậu nành từ giai đoạn VE - V2
Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển cây đậu nành
Chiều cao cây đậu nành lúc 45 NSKG giữa các nghiệm
thức
Chiều cao cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Chiều dài rễ cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu
hoạch
Rễ và nốt sần cây đậu nành ở giai đoạn 60 ngày


Trang
6
10
11
25
26
28
33


MỞ ĐẦU
Đậu nành còn gọi là đậu tƣơng là một cây trồng cạn ngày ngắn và có giá trị kinh
tế cao, chứa nhiều thành phần dinh dƣỡng tốt cho sức khỏe con ngƣời và động
vật. Với hàm lƣợng protein trung bình 40%, hàm lƣợng dầu thực vật ăn đƣợc
20%, hàm lƣợng carbohydrates khoảng 30%, hàm lƣợng đƣờng tổng số khoảng
10% và hàm lƣợng tro khoảng 5% (IITA, 1993; Archival Report, 1988-1992),
đồng thời protein đậu nành còn chứa tất cả 8 acid amin cần thiết cho sức khỏe con
ngƣời; vì thế, đậu nành không những là nguồn thực phẩm giàu dinh dƣỡng cho
con ngƣời mà còn là thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Ngoài ra, cây đậu nành còn có đặc điểm là tự tổng hợp đƣợc đạm của khí trời nhờ
vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong rễ. Bên cạnh đó, thân, rễ, lá đậu nành
có chứa nhiều đạm nên sau khi thu hoạch đã để lại một lƣợng phân đạm và hữu
cơ đáng kể (Nguyễn Phƣớc Đằng, 2014).
Ở Việt Nam, đậu nành là cây trồng quan trọng vì là một cây ngày ngắn, là một
cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm cây đậu
nành đƣợc sử dụng hết sức đa dạng nhƣ sử dụng trực tiếp bằng hạt khô hoặc qua
chế biến nhƣ ép dầu, sữa, nƣớc giải khát, bánh kẹo,...đáp ứng nhu cầu tăng thêm
chất đạm trong bữa ăn chúng ta. Ngoài ra, đậu nành còn đƣợc chế biến để làm
nguồn thức ăn cung cấp đạm chính cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Chính vì
vậy, việc phát triển đậu nành đang là một trong 10 chƣơng trình ƣu tiên ở nƣớc ta,

đặt biệt trong những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất sản xuất
nông nghiệp đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, từ đó tạo điều kiện cho nông dân
có thể chủ động lựa chọn những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao mà đậu
nành là một trong những cây phù hợp nhất trong việc bố trí sản xuất và khai thác
lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới nƣớc ta.
Tuy nhiên, muốn trồng cây đậu nành đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế
thì chúng ta cần nắm đƣợc những đặc trƣng nông học, sinh lý, sinh thái,...của cây
đậu nành để làm cơ sở cho việc áp dụng các biên pháp chăm sóc thích hợp. Để
tăng năng suất đậu nành cao, chúng ta có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật để làm tăng
vi khuẩn cố định đạm cho đậu nành. Nhƣng đồng thời việc bón phân hóa học
nhiều sẽ làm ô nhiễm nguồn đất và nƣớc, đồng thời cũng làm tăng nguồn vốn đầu
tƣ và làm giảm lợi nhuận cho nông dân. Vì vậy đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng của
hàm lƣợng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành
MTĐ-176” đƣợc thực hiện với mục tiêu làm tăng năng suất cho cây đậu nành.


CHƢƠNG 1
LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây đậu nành
Cây đậu nành Glycine max là cây họ đậu đƣợc trồng ở các vùng khí hậu
nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Đậu nành đƣợc trồng rộng rãi để lấy hạt và là
cây có dầu quan trọng bật nhất. Nguồn gốc cây đậu nành ở Trung Quốc và đã
đƣợc biết đến cách đây 5000 năm. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu nành phát triển
sang Triều Tiên, sau đó đƣợc truyền bá sang Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 8.
Sau nhiều thế kỷ, đậu nành đã có mặt ở nhiều nƣớc nhƣ Thái Lan, Malaysia,
Triều Tiên và Việt Nam. Đến thế kỷ 17, đậu nành đã thâm nhập sang Châu Âu
(Nguyễn Phƣớc Đằng, 2014).
1.2 Tình hình sản xuất đậu nành trong nƣớc và trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới
Do giá trị kinh tế và giá trị sử dụng rất cao, vừa là cây xuất khẩu lớn vừa là

thực phẩm bổ dƣỡng, nên nhu cầu tiêu thụ đậu nành rất lớn. Khoảng 85% đậu
nành của thế giới hằng năm đƣợc chế biến hoặc “ép” thành bột xay thô hoặc dầu
đậu nành. Xấp xỉ 98% bột đậu nành xay thô đƣợc tiếp tục chế biến thành thức ăn
cho gia súc và khoảng 2% còn lại đƣợc chế biến thành bột và protein đâu nành
cho mục đích thực phẩm. Riêng phần dầu, 95% đƣợc tiêu thụ nhƣ dầu ăn, phần
còn lại đƣợc sử dụng cho các sản phẩm công nghiệp nhƣ acid béo, xà phòng và
dầu diesel sinh học (Nguyễn Phƣớc Đằng, 2014). Trong năm 2007, dầu đậu nành
chiếm 30% sản lƣợng dầu thực vật đƣợc tiêu thụ trên thế giới chỉ sau dầu cọ
(32%) (USDA, 2008). Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì
sản lƣợng dầu đậu nành chiếm 57% sản lƣợng cây lấy dầu và chiếm 80% dầu ăn
đƣợc tiêu thụ ở Mỹ.
Theo thống kê của USDA, diện tích đậu nành trên thế giới tăng từ 19 triệu
ha trong năm 2001 đến 102 triệu ha trong năm 2010. Năng suất đậu nành bình
quân khoảng 2,5 tấn/ha. Mặc dù cây đậu nành có nguồn gốc ở Châu Á, nhƣng cho
tới nay sản lƣợng chủ yếu tập trung ở Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn
Độ; trong đó Mỹ chiếm sản lƣợng đậu nành lớn nhất thế giới, tiếp đó là Brazil.
Tuy nhiên, từ vụ mùa 2012-2013, Brazil đã vƣợt lên và trở thành nƣớc xuất khẩu
đậu nành hàng đầu thế giới (Statista) (Bảng 1.1).


Bảng 1.1: Các nƣớc sản xuất đậu nành chủ yếu trên thế giới từ 2008/09 đến 2012/13 (triệu
tấn)

2008/09

2009/10

2010/11

2011/12*


2012/13**

Hoa kỳ

80,7

91,4

90,6

84,2

82,1

Brazil

57

69

75,5

66,5

83,5

Argentina

32


54,5

49

40,1

53

Trung Quốc

15,5

15

15,1

14,5

12,6

Ấn Độ

9,1

9

9,8

11


11,5

CIS

1,5

2

2,9

4

4,3

Canada

3,3

3,5

4,4

4,2

4,9

EU-27

0,7


0,9

0,9

1,3

0,8

Nguồn: Sign Up for Free Basic Account © Statista 2014

1.2.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu nành đã đƣợc phát triển rất sớm, ngay từ thời vua
Hùng (Phạm Văn Biên và ctv., 1996). Theo số liệu thống kê năm 1995, cả nƣớc
hình thành bốn vùng sản xuất đậu nành chính: vùng núi và trung du Bắc Bộ
(48.700 ha), vùng đồng bằng sông Hồng (30.100 ha), vùng Đông Nam Bộ
(26.400 ha) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (15.400 ha). Trong đó, vùng
ĐBSCL là vùng có năng suất đậu nành cao nhất nƣớc (trung bình 1.880 kg/ha), cá
biệt có nơi đạt 3.000 kg/ha (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998).
Trong những năm gần đây, sản lƣợng và diện tích đậu nành đang giảm
mạnh. Năm 2008 với diện tích là 192,100 ha trồng đậu nành thì có năng suất 1,39
tấn/ha và tổng sản lƣợng khoảng 267,600 tấn. Đến năm 2012 thì diện tích giảm
mạnh chỉ còn 120,800 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha và tổng sản lƣợng còn
175,300 tấn. Theo dự báo của USDA thì diện tích và sản lƣợng cây đậu nành ở
Việt Nam sẽ có sự tăng trƣởng đáng kể cụ thể, diện tích là 200,000 ha tăng
khoảng 80,000 ha so với năm 2012, sản lƣợng là 300,000 tấn tăng gần gấp đôi so
với 2012 (Bảng 1.2).


Bảng 1.2: Sản lƣợng đậu nành Việt Nam 2008-2014


Diện tích gieo
trồng (nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng sản lƣợng
(nghìn tấn)

2008

2009

2010

2011

2012

2013*

2014**

192,1

146,2

197,8

181,1


120,8

180

200

1,39

1,46

1,51

1,47

1,45

1,5

1,5

267,6

213,6

298,6

266,9

175,3


270

300

Nguồn: tổng cục thống kê * số liệu dự báo của USDA

1.3 Đặt tính thực vật của cây đậu nành
1.3.1 Rễ
Bộ rễ bao gầm rễ chính phát triển từ rễ mầm và bốn hàng rễ phụ phân bố
dọc rễ chính, từ các rễ phụ mọc ra các rễ phụ nhỏ hơn. Sự phát triển của rễ phụ
thuộc vào điều kiện môi trƣờng và canh tác. Bộ rễ có thể ăn sâu 2 m và lan rộng
2,5 m (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Đặt điểm của rễ đậu nành là tự tạo ra đạm để nuôi cây. Ngay từ giai đoạn
cây mọc đƣợc vài tuần thì rễ cái rồi đến rễ con mọc lên các nốt sần nhỏ, bên trong
chứa vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với rễ.
1.3.2 Thân
Cây đậu nành có thân thảo gần hóa mộc (bên trong có mô gỗ, có tế bào gỗ),
thân nhỏ và yếu, có lông bao phủ. Tùy loại giống thì có cây mọc thẳng hay mọc
nghiêng, số lóng nhiều hay lóng ít, kiểu phân bố cành, màu sắc lông bao phủ và
màu sắc hoa (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.3.3 Cành và lá
Các cành mọc ra từ lóng ở thân cây, chỉ chồi từ lóng thứ hai đến thứ năm
mới phát triển thành cành. Các cành sẽ tạo thành tán, có nhiều kiểu tán xòe, tán
chụm hay tán hẹp, tùy kiểu tán mà trồng với mật độ thích hợp.
Đậu nành có hai loại lá là lá đơn và lá kép. Lá đơn sinh ra từ lóng thứ hai
trên thân cây, hai lá đơn mọc đối xứng với nhau. Lá kép sinh ra từ lóng thứ ba của
thân cây, mỗi lá kép thƣờng có ba lá chét. Tùy vào giống mà hình dạng lá chét
khác nhau (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).



1.3.4 Hoa và trái
Đậu nành có hoa nhỏ dạng cánh bƣớm, mọc ra từ nách của các lá và cả
ngọn cây. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 10 hoa, hoa có màu tím
hoặc trắng tùy giống. Tùy giống mà thời gian ra hoa khác nhau, có giống khoảng
30 ngày thì ra hoa, có giống đến 40 – 45 ngày mới ra hoa.
Sau khi nở hoa khoảng 1 tuần thì bắt đầu có trái, trái có lớp lông bao phủ,
trái có dạng kẹp hay hơi tròn. Đậu nành của có hiện tƣợng tách vỏ khi chín nhƣng
không “trầm trọng” bằng đậu xanh, đậu đen,... (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.3.5 Hạt
Tùy giống mà kích thƣớc hạt khác nhau từ 4 – 55 g/100hạt. Hình dạng hạt
thay đổi từ hình cầu đến tròn dẹp, bầu dục, hơi dài, tuy nhiên phần lớn thƣờng có
dạng bầu dục. Màu sắc có thể thay đổi từ vàng lợt, vàng đến xanh, nâu đen (Ngô
Thế Dân và ctv., 1999).
1.4 Vi khuẩn Rhizobium japonicum và sự cố định đạm của nốt sần ở rễ
1.4.1 Nguồn gốc và phân loại
Giới

Bacteria

Ngành

Proteobacteria

Lớp

Alphaproteobacteria

Thứ

Rhizobiales


Họ

Bradyrhizobiaceae

Chi

Bradyrhizobium

Loài

Bradyrhizobium japonicum

Rhizobium japonicum là vi khuẩn gam âm, hiếu khí, có khả năng hình thành
một cách đặc hiệu nốt sần trong rễ đậu nành. Trong nốt sần vi khuẩn biến đổi cả
về hình thái và sinh lý tạo nên một dạng chuyên hóa gọi là bactetoid, có khả năng
sử dụng sản phẩm quang hợp từ thực vật làm nguồn năng lƣợng để cố định nitơ
(Đào Văn Tấn và ctv., 2008).
Vi khuẩn Rhizobium sử dụng nhiều loại đƣờng, một vài acid hữu cơ, thậm
chỉ cả tinh bột làm nguồn cung cấp năng lƣợng. Rhizobium có thể phát triển trong
môi trƣờng nghèo đạm, nguồn đạm chủ yếu là pepton, acid amin,...


Ngoài ra, vi khuẩn Rhizobium có thể đồng hóa photpho, kali, canxi và các
nguyên tố khác từ hợp chất vô cơ và hữu cơ. Một số nguyên tố vi lƣợng nhƣ:
đồng, sắt, coban, mangan, bo, molybden cũng cần cho sự phát triển của chúng.

Hình 1.1 Hình dạng vi khuẩn Rhizobium (Ngô Thế Dân và ctv., 1999
(Chụp dƣới kính hiển vi điện tử độ phóng đại 17.000 lần)


1.4.2 Sự xâm nhập của vi khuẩn và sự hình thành phát triển nốt sần
Cây đậu nành có khả năng kỳ diệu là sống cộng sinh với vi khuẩn
Rhizobium và cố định nitơ khí trời. Nhờ vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở
rễ mà cây đậu nành có thể “tự túc” đƣợc phần lớn nhu cầu đạm trong quá trình
sinh trƣởng và phát triển (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Để có đƣợc lƣợng đạm thì cây đậu và vi khuẩn cộng sinh với nhau và đƣợc
lƣu trữ lại dƣới dạng nốt sần (Ferguson et al., 2010). Rễ cây cung cấp môi trƣờng
sống và che chở cho vi khuẩn, vi khuẩn thì cung cấp nitơ khí trời cho cây. Sự
tƣơng tác đƣợc bắt đầu giữa cây họ đậu và vi khuẩn bằng tín hiệu đƣợc gọi là
“Nod Factor” (NF) đƣợc phát ra bởi Rhizobia (Dénarié et al., 1996). NF đƣợc
cảm nhận bởi LysM, một loại thụ thể trong có trong cây (Madsen et al., 2003;
2007).
Trong vùng rễ cây họ đậu, gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn Rhizobium sinh
sản rất nhanh. Chúng tiết ra một số hoạt chất làm mềm lớp biểu bì lông hút, sau
đó vi khuẩn Rhizobium xâm nhập vào kẽ nốt của lông hút trên biểu bì và tiếp tục
phát triển tạo thành “sợi xâm nhiễm”. Lông hút quấn lại. “Sợi xâm nhiễm” ăn sâu
vào vỏ rễ, kích thích vỏ rễ phát triển tạo ra lớp mô phân sinh để từ đó hình thành
vỏ nốt sần. Bên trong nốt sần hình thành hệ trống mạch dẫn vận chuyển dinh
dƣỡng đến nốt sần và đƣa đạm từ quá trình cộng sinh cố định nitơ khí quyển đến
các bộ phận của cây (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Sự cộng sinh còn đƣợc xảy ra ở nhiều loại thực vật ôn đới và nhiệt đới với
các lại nấm và vi khuẩn. Giúp cây hấp thu các chất dinh dƣỡng nhƣ N, P và Mg.
Các sợi nấm xuất hiện xung quanh các gốc cây và phát triển vào bên trong. Mặc


dù sự cộng sinh cũng bị ảnh hƣởng bởi một loạt các tín hiệu hóa học nhƣ:
flavonoid, phytohormones (Felten et al., 2009; 2012).
Nốt sần có 2 loại là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu. Nốt sần hữu hiệu
phân bố chủ yếu trên rễ chính và rễ ngang to, nốt sần loại này có trọng lƣợng và
kích thƣớc cực đại ở giai đoạn sau ra hoa rộ. Nốt sần có màu đỏ sẫm. Trong điều

kiện bón quá nhiều phân đạm vô cơ, nốt sần hữu hiệu không phát huy đƣợc tác
dụng và giữ nguyên kích thƣớc, hình dạng giống nhƣ nốt sần vô hiệu. Khi lƣợng
đạm trong đất giảm, nốt sần lại tiếp tục phát triển và hoạt động bình thƣờng. Nếu
thiếu chất Molybden thì nốt sần hữu hiệu có màu xanh và có dạng già cỗi (Ngô
Thế Dân và ctv., 1999). Vì vậy khi có đủ lƣợng Molybden thì nốt sần phát triển
cung cấp lƣợng đạm cần thiết cho cây và do đó ta không cần bón lƣợng đạm vô
cơ quá nhiều cho cây đậu nành. Loại nốt sần còn lại là nốt sần vô hiệu thƣờng nhỏ
hơn nốt sần hữu hiệu rất nhiều và thƣờng phân bố ở khắp các loại rễ, có màu xanh
nhạt. Loại nốt sần này không có khả năng cố định nitơ (Ngô Thế Dân và ctv.,
1999).
Tuổi thọ của nốt sần bị hạn chế và nó có thể tăng trƣởng đến 60 ngày sau
khi hình thành nốt sần. Sau đó bắt đầu giảm tuổi thọ từ giữa nốt sần và tiến dần ra
ngoài và cuối cùng là bị thối.
1.4.3 Sự cố định đạm của vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần
Có thể chia quá trình hoạt động và cố định đạm của nốt sần làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của nốt sần. Các nốt sần
chƣa có khả năng cố định đạm nên dựa hoàn toàn vào các sản phẩm do cây cung
cấp. Giai đoạn này bắt đầu khoảng 18 – 20 ngày sau khi gieo.
Giai đoạn 2: Quá trình cố định đạm bắt đầu với cƣờng độ tăng dần. Lúc đầu chỉ
đủ đáp ứng nhu cầu của nốt sần, về sau một phần đạm cố định dƣ thừa thì có thể
cung cấp cho cây.
Giai đoạn 3: Giai đoạn cố định đạm tích cực. Phần lớn lƣợng đạm cố định đƣợc
chuyển cho cây.
Giai đoạn 4: Nốt sần thái hóa, cƣờng độ cố định giảm dần và từ từ bị phân hủy.
Khoảng 55 – 65 ngày sau khi gieo.
Việc cố định đạm của vi khuẩn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác
nhƣ môi trƣờng, chăm sóc, phân bón,...
1.4.4 Ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh đến cố định đạm
Yếu tố cần thiết để đảm bảo sự cố định đạm là quang hợp. Tuy nhiên cây
đậu nành có thể chịu đƣợc thời gian tối tƣơng đối dài với điều kiện là nhiệt độ

không thay đổi. Theo Ngô Thế Dân, cố định đạm sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ thấp
(< 10oC) và cao (> 40oC). Vì vậy, yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng trong việc cố
định đạm của nốt sần. Quá trình cố định đạm củng bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu


nƣớc trong đất. Nếu 20% lƣợng nƣớc trong nốt sần bị mất đi thì quá trình cố định
đạm sẽ bị kìm hãm (Ngô Thế Dân và ctv., 1999). Tuy nhiên, nốt sần có khả năng
hấp thụ nƣớc từ rễ vì vậy việc cố định đạm vẫn tiếp tục khi nốt sần trong điều
kiện khô hạn mà trong rễ vẫn có nƣớc.
1.5 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây đậu nành
Theo Williams et al (2004) đã đề nghị các giai đoạn sinh trƣởng của cây
dựa vào số lóng trên thân chính (Bảng 1.3). Qua các giai đoạn có sự thay đổi về
hình thái, sự tạo thành các cơ quan, đặt điểm sinh lý và nhu cầu dinh dƣỡng trong
qua trình sinh trƣởng và phát triển của cây.
Bảng 1.3: Các giai đoạn phát triển của cây đậu nành

Các giai đoạn sinh dƣỡng

Các giai đoạn sinh sản

VE: giai đoạn mọc mầm.

R1: bắt đầu ra hoa đầu tiên. Có ít nhất 1 hoa xuất
hiện trên thân.
R2: ra hoa hoàn toàn, hoa nở 1 trong 2 đốt trên ngọn.

VC: giai đoạn tử diệp.
V1: giai đoạn lá kép đầu tiên.
V2: giai đoạn lá kép thứ hai.
V3: giai đoạn lá kép thứ ba.

Vn: giai đoạn lá kép thứ n.
V6: hoa sắp nở.

R3: bắt đầu tạo trái. Trái dài 0.5 cm ở 1 trong 4 đốt
trên thân.
R4: tạo trái hoàn toàn. Trái dài 2 cm ở 1 trong 4 đốt
trên thân.
R5: hạt phát triển. Hạt dài 5 mm ở 1 trong 4 đốt trên
thân.
R6: hạt phát triển kích thƣớc đầy đủ.
R7: trái bắt đầu chín. Trái có màu nâu hoặc vàng trên
thân.
R8: trái chín hoàn toàn. 95% trái đã đạt đến màu trái
chín.
Nguồn McWilliams et al, 2004

1.5.1 Giai đoạn sinh dƣỡng
Giai đoạn mọc mầm (VE): sự mọc mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của
chu kỳ sinh trƣởng dƣới sự ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài, trong
đó quan trọng nhất là độ ẩm, nhiệt độ, nƣớc và oxy. Sự mọc mầm bắt đầu khi hạt
hút nƣớc và trƣơng nở nhanh chóng hàm lƣợng nƣớc trong hạt khoảng 50%. Ở
giai đoạn đầu, rễ sơ cấp đầu tiên mọc ra từ hạt, sau đó rễ thứ cấp cũng mọc ra từ
rễ so cấp để hút nƣớc và chất dinh dƣỡng nuôi cây con. Sau 3 ngày, cây đậu nành
có thể mọc nhô lên khỏi mặt đất. Khi độ ẩm của đất thấp, giống đậu nành có cỡ


hạt nhỏ sẽ mọc nhanh và đều hơn giống có cỡ hạt lớn. Rễ cái có thể mọc sâu
khoảng 1 – 2 m, rễ phụ lan rộng khoảng 2,5 m, tuy nhiên hầu hết chúng đều nằm
ở tầng đất mặt khoảng 15 – 30 cm (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).
Giai đoạn tử diệp (VC): Giai đoạn này lá đơn bắt đầu phát triển hoàn toàn.

Các tử diệp xòe ra, hai lá thật mọc đối nhau và đạt kích thƣớc tối đa. Kích thƣớc
và màu sắc của tử diệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện với môi trƣờng bên
ngoài. Một mặt chất dinh dƣỡng dự trữ trong tử diệp cũng đƣợc huy động cho qua
trình nảy mầm và tăng trƣởng của cây con. Mặc khác, tử diệp cũng có thể quang
hợp, tuy không nhiều nhƣng cũng đóng góp vào sự phát triển của cây (Trần
Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).
Giai đoạn lá kép đầu tiên (V1): khoảng 1 tuần kể từ giai đoạn tử diệp thì lá
kép đầu tiên bắt đầu xuất hiện và mở hoàn toàn. Các lá chét (lá phụ) mọc từ mắt
thứ hai kể từ đỉnh trục hạ diệp. Các lá kép mọc đối xứng nhau qua trục thân (Trần
Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).
Giai đoạn lá kép thứ hai (V2): ở giai đoạn này thì rễ phát triển mạnh cả về
chiều sâu lẫn chiều ngang. Các nốt sần bắt đầu có khả năng cố định đạm. Tuy
nhiên, sự cố định đạm của nốt sần chƣa nhiều nên có thể cung cấp thêm N cho
cây để cây tăng trƣởng nhanh nhƣng không nên bón dƣ N sẽ dẫn đến cây có xu
hƣớng sử dụng đạm từ phân cung cấp hơn là đạm từ nốt sần cung cấp. Giai đoạn
này cây cao khoảng 20 cm và có ba đốt với hai lá chét đã mở (Trần Thƣợng Tuấn
và ctv., 1983).
Giai đoạn lá kép thứ ba đến thứ năm (V3 – V5): cây cao khoảng 20 – 25
cm, có bốn đốt ở V3 và cao 25 – 30 cm, có sáu đốt ở V5. Số lƣợng cành gia tăng.
Tốc độ cố định đạm của nốt sần tăng nhanh (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).
Giai đoạn V6: giai đoạn này cây bắt đầu ra hoa và hoa chuẩn bị nở. Các lá đơn và
từ diệp già đi nhanh chóng (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1983).


VE – Mọc mầm

V1 – Lá kép đầu tiên phát triển

VC – Tử diệp


V2 – Lá kép thứ 2 phát triển

Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển cây đậu nành từ giai đoạn VE - V2

1.5.2 Giai đoạn sinh sản
Theo Trần Thƣợng Tuấn (1983), thời gian bắt đầu trổ hoa của cây đậu nành
tùy thuộc vào đặc tính di truyền của giống và ảnh hƣởng của môi trƣờng bên
ngoài, nhất là điều kiện ánh sáng và nhiệt độ.
Giai đoạn bắt đầu ra hoa đầu tiên (R1): khoảng 28 – 34 ngày sau khi gieo.
Thời kỳ này đƣợc tính khi một nửa số cây trên ruộng có ít nhất một hoa nở. Đậu
nành thƣờng trổ hoa đầu tiên tại đốt thứ 3 đến thứ 6 trên thân chính.
Giai đoạn ra hoa hoàn toàn (R2): giai đoạn bắt đầu khi có một hoa nở tại
một trong hai đốt trên cùng của thân chính. Nếu mất 50% số lá trong giai đoạn
này sẽ làm giảm năng suất khoảng 6% vì cây cần nhiều nƣớc để chuẩn bị cho quá
trình tạo trái và khá nhạy cảm khi bị mất nƣớc. Nếu cây bị stress sẽ làm tăng số
hoa rụng làm giảm năng suất.
Giai đoạn bắt đầu tạo trái (R3): vì thời gian trổ hoa kéo dài, có số hoa còn
trên cây, một số trái nhỏ xuất hiện nên không có một giới hạn phân biệt giữa giai
đoạn trổ hoa và giai đoạn tạo trái. Ở giai đoạn này chiều cao cây đạt gần nhƣ tối
đa khoảng 70 – 100 cm. Giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi
trƣờng, điều kiện thuận lợi cây phát triển tốt có thể làm gia tăng số trái và cho


năng suất cao hơn. Trong giai đoạn này cây cần nhiều nƣớc. Sự mất cân bằng
nhiệt độ và nƣớc ảnh hƣởng đến năng suất thông qua tổng số trái của cây và kích
thƣớc hạt.
Giai đoạn tạo trái hoàn toàn (R4): giai đoạn này biểu hiện rất nhanh từ khi
tƣợng trái và bắt đầu tạo hạt. Giai đoạn này bắt đầu khi có trái dài 2 cm tại 1 trong
4 đốt trên cùng của thân chính. Tùy loại giống mà phần trăm số trái 1 hạt, 2 hạt, 3
hạt khác nhau cá biệt có giống có tới 4 hạt trên trái. Nếu điều kiện môi trƣờng

thuận lợi, đầy đủ dinh dƣỡng thì số trái sẽ nhiều vì vậy cần chăm sóc cây để
không bị stress và các điều kiện bất lợi khác.
Giai đoạn hạt phát triển (R5): giai đoạn này bắt đầu khi có một hạt dài 5
mm ở 1 trong 4 đốt trên cùng của thân chính. Ở giữa giai đoạn này, số trái và diện
tích lá đạt gần nhƣ tối đa. Càng về cuối quá trình đồng hóa dinh dƣỡng ở lá cực
mạnh để tập trung dinh dƣỡng nuôi hạt. Vì thế cây cần nhiều nƣớc và dinh dƣỡng.
Giai đoạn hạt chắc (R6): giai đoạn này bắt đầu khi có một trái chắc trên cây.
Ở giai đoạn này dinh dƣỡng chủ yếu cung cấp cho hạt để hạt chắc và chín. Trọng
lƣợng trái đạt cực đại. Lá cây bắt đầu vàng và rụng từ từ. Rễ ngừng phát triển.
Giai đoạn trái bắt đầu chín (R7): trái trên cây bắt đầu chuyển sang vàng
hoặc nâu. Lúc này hạt đạt hàm lƣợng chất khô cao nhất. Khi chín sinh lý hạt đạt
ẩm độ 60%. Đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch vì hạt sẽ mất độ ẩm rất
nhanh nếu thời tiết nóng và khô. Ảnh hƣởng của môi trƣờng không đáng kể và
năng suất không giảm khi cây bị stress.
Giai đoạn trái chín hoàn toàn (R8): 95% trái trên cây chín, có màu sắc đặt
trƣng của từng giống.

Hình 1.3 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển cây đậu nành
Source: University of lllinois, 1999


1.6 Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng tới năng suất
Để năng suất toàn phần thu đƣợc cao thì các điều kiện môi trƣờng xung
quanh phải tƣơng đối thuận lợi ở tất cả các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của
cây. Các yếu tố bất lợi nếu xảy ra ở giai đoạn đầu sẽ ảnh hƣởng đến số lá, chiều
cao cây và số lƣợng nốt sần của cây đậu nành. Còn nếu xảy ra ở giai đoạn sau sẽ
ảnh hƣởng tới số trái trên cây và kích thƣớc hạt vì thế có thể làm giảm năng suất.
1.6.1 Nhiệt độ
Đậu nành là cây ƣa nhiệt nên yêu cầu tổng tích ôn của cây là 2.400oC. Ở các
tỉnh ĐBSCL có tổng tích ôn là 3.000oC nên rất phụ hợp với yêu cầu của cây đậu

nành. Nhiệt độ tối ƣu trong thời kỳ sinh trƣởng là 20 – 28oC, thời kỳ ra hoa thích
hợp là 22 – 28oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không quá nhiều
(Garner et al., 1930). Theo Major (1975) cây đậu nành sinh trƣởng và phát triển
tốt ở nhiệt độ không khí là 23 – 34oC và nhiệt độ trong đất là 22 – 27oC. Nhiệt độ
dƣới 17oC và trên 34oC sẽ làm giảm trọng lƣợng khô của cây. Nhiệt độ tối ƣu cho
đậu nành chín là 20oC vào ban ngày và 34oC vào ban đêm. Nhiệt độ quá cao trong
thời gian quả chín làm giảm chất lƣợng nảy mầm của hạt (Green et al., 1965). Ở
các tỉnh ĐBSCL, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa vụ không lớn nên ảnh
hƣởng của nhiệt độ đến sự sinh trƣởng và phát triển không đáng kể.
1.6.2 Nƣớc
Nƣớc là một trong những yếu tố hàng đầu của môi trƣờng, có ý nghĩa quan
trọng đối với sự sinh trƣởng và phát triển của đậu nành. Theo Trần Kim Ba
(2008), trong thực tế sản xuất mặc dù hiếm có trƣờng hợp đậu nành chết vì hạn
nhƣng nƣớc là một yếu tố giới hạn năng suất đậu nành, nhất là trong điều kiện
mùa khô của miền Nam. Nƣớc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây bao gồm cả về
mặt sinh lý, sinh hóa, hình thái và giải phẩu của cây nên có thể dẫn đến làm giảm
năng suất.
Đậu nành không chịu đƣợc hạn lẫn ngập úng. Bộ rễ của cây tập trung ở tầng
đế cày nên khả năng sử dụng nƣớc ở tầng đất sâu khó hơn, muốn cho quá trình
sinh trƣởng của cây không bị kiềm hãm thì ẩm độ trong đất trong trong khoảng 75
– 90%, ẩm độ giới hạn ngoài đồng ở tầng đất 1 – 20 cm. Ẩm độ đất dƣới 75% ẩm
độ ngoài đồng sẽ kiềm hãm sinh trƣởng của cây đậu nành nhƣng mức độ thay đổi
tùy điều kiện khí hậu, nhiệt độ và giai đoạn sinh trƣởng của cây (Trần Thƣợng
Tuấn và ctv., 1983).


Quá trình nẩy mầm của hạt yêu cầu nhiều nƣớc và hô hấp. Tỷ lệ nẩy mầm
của hạt trong đất khô bị giảm nhiều hơn so với đất ƣớt. Để đảm bảo nẩy mầm thì
hàm lƣợng nƣớc trong hạt đạt 50%. Hoạt động cố định đạm giảm khi thế nƣớc
giảm và ngừng hoạt động khi trọng lƣợng khô nốt sần giảm dƣới 80% so với khi

đủ nƣớc. Phần lớn sự biến động về năng suất là do biến động về lƣợng nƣớc cho
cây trong thời kỳ ra hoa và đậu quả. Sự thiếu nƣớc dẫn đến rụng hoa, quả và giảm
kích thƣớc hạt. Nếu thiếu nƣớc xảy ra ở giai đoạn hạt phát triển (R6), sau đó đủ
nƣớc thì quang hợp có thể hồi phục, sinh trƣởng có thể trở lại bình thƣờng và hạt
có thể phát triển tới kích thƣớc bình thƣờng. Trong trƣờng hợp thừa nƣớc vào giai
đoạn hạt phát triển R6 thì sẽ làm chậm thời gian trái chín và làm chậm thời điểm
thu hoạch.
Theo Phạm Văn Biên (1996) để tạo ra 1 g chất khô cây đậu nành lấy đi 648
g nƣớc. Theo kết quả nghiên cứu của AVRDC (1976), để tạo 1 tấn chất khô cây
đậu nành cần 400 tấn nƣớc/ha để cho năng suất 3,1 tấn/ha. Nhƣ vậy việc trồng ở
mật độ dày vào mùa nắng có thể hạn chế sự bốc thoát hơi nƣớc cho việc canh tác
cây đậu nành ở ĐBSCL.
1.6.3 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hƣởng tới sinh trƣởng và phát triển của cây chủ yếu qua
quang hợp. Cây đậu nành là cây ngày ngắn, nên quang hợp là yếu tố quan trọng
hàng đầu. Tuy nhiên, ngày nay nó phân bố rất rộng trên thế giới với những giống
có phản ứng rất khác nhau với quang kỳ. Theo Trần Thƣợng Tuấn (1983) cho biết
trong điều kiện miền Nam nƣớc ta các giống ít quang cảm và không quang cảm tỏ
ra thích hợp hơn, chúng có khả năng thích nghi rộng và trồng đƣợc nhiều mùa vụ
khác nhau.
Cƣờng độ chiếu sáng bão hòa đối với tán cây đậu nành khoảng 60.000 lux
vào đầu thời kỳ trổ hoa, sau đó giảm xuống còn khoảng 40.000 lux ở giai đoạn
tạo hạt ở cây (Sakamoto et al., 1971).
Tuy nhiên bức xạ mặt trời cũng có thể là điều kiện bất lợi, nó làm tăng nhiệt
độ lá do đó dẫn đến tăng độ thoát hơi nƣớc so với tốc độ nƣớc hút qua rễ (Boyer
et al., 1980). Bức xạ mạnh vào những tháng đầu mùa hè thƣờng làm giảm quang
hợp và năng suất do tăng nhiệt độ lá và thoát hơi nƣớc. Vì vậy, khi trồng đậu
nành ở vụ Hè – Thu thì chú ý mật độ trồng và khoảng cách các cây với nhau sao
cho cây vừa đủ ánh nắng để quang hợp mà còn có thể che mát cho nhau nếu bức
xạ mặt trời quá cao để tránh mất nƣớc.



×