Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fabricius (coleoptera: curculionidae) trên cây dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI
VOI DIOCALANDRA FRUMENTI FABRICIUS
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE)
TRÊN CÂY DỪA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI
VOI DIOCALANDRA FRUMENTI FABRICIUS
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE)
TRÊN CÂY DỪA


Cán bộ hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ts. Lê Văn Vàng

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

Ncs. Châu Nguyễn Quốc Khánh

MSSV: 3113472
Lớp: Bảo vệ Thực vật khóa 37

Cần Thơ, 2014
ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:

Một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi
voi Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera: Curculionidae) trên
cây dừa
Do sinh viên Nguyễn Thị Diễm Quỳnh thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn


Ts. Lê Văn Vàng

Ncs. Châu Nguyễn Quốc Khánh

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:

Một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ vòi
voi Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera: Curculionidae) trên
cây dừa
Do sinh viên Nguyễn Thị Diễm Quỳnh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:..............................................

Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2014

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD


Chủ tịch Hội đồng

...............................................................

.............................................................

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bài trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kì luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Ngày, tháng, năm sinh: 03/07/1993
Dân tộc: Kinh
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Tài
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Minh Tâm

Quê quán: Khu vực Long Thạnh 2, Phƣờng Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành phố
Cần Thơ.
Quá trình học tập:
Năm 1999 – 2004: Cấp 1 tại Trƣờng Tiểu Học Thốt Nốt.
Năm 2004 – 2008: Cấp 2 tại Trƣờng Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thốt Nốt.
Năm 2008 – 2011: Cấp 3 tại Trƣờng Trung Học Phổ Thông Thốt Nốt.
Năm 2011 – 2014: Là sinh viên ngành Bảo vệ Thực vật khóa 37, Khoa Nông
nghiệp & SHƢD, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên ngƣời!
Thành kính biết ơn!
Thầy Lê Văn Vàng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo của
mình; hƣớng dẫn và khắc phục những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Đặc biệt cảm ơn!
Anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã trực tiếp giúp đỡ, động viên, truyền
đạt kinh nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhƣ hỗ trợ giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện bố trí thí nghiệm.
Chân thành cảm ơn!
Các anh Huỳnh Thành Tài, Phạm Văn Sol lớp Cao học Bảo Vệ Thực Vật
K19 đã giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.
Các bạn Hiếu, Hạnh, Khánh, Thƣ, Phƣơng, Đạt, Bình đã giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.
Các anh chị nhà lƣới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã luôn động viên giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 37, lời chúc tất cả sức khỏe, thành đạt.

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc.

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

v


Nguyễn Thị Diễm Quỳnh. 2014. Một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu
chứng gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera:
Curculionidae) trên cây dừa. Trƣờng Đại Học Cần Thơ, 40 trang. Cán bộ
hƣớng dẫn khoa học: Ts. Lê Văn Vàng và Ncs. Châu Nguyễn Quốc Khánh.

TÓM LƢỢC
Đề tài: “Một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ
vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera: Curculionidae) trên cây
dừa” đƣợc thực hiện từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014 tại bộ môn
Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học
Cần Thơ.
Khảo sát và ghi nhận triệu chứng gây hại của ấu trùng và thành trùng bọ vòi voi
trên các bộ phận khác nhau của cây dừa bao gồm trái và bẹ dừa. Ấu trùng gây xì
mủ, rụng trái và mục rỗng mô bẹ, thành trùng gây khô xơ và và nứt nẻ trái, chết
khô bẹ lá.
Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái bọ vòi voi D.frumenti từ giai đoạn trứng đến
giai đoạn vũ hóa thành thành trùng cho thấy đƣợc đặc điểm kiểu biến thái hoàn
toàn, hình dạng, kích thƣớc, màu sắc và thời gian phát triển khác nhau ở từng giai
đoạn.
Kết quả khảo sát đặc điểm sinh học bao gồm thời gian phát triển giai đoạn trứng,

ấu trùng, nhộng và thành trùng. Tỷ lệ thành trùng đực:cái của bọ vòi voi
D.frumenti cho tỷ lệ thành trùng cái cao hơn so với thành trùng đực. Tỷ lệ hóa
nhộng của ấu trùng và tỷ lệ vũ hóa của nhộng bọ vòi voi D.frumenti đạt tỷ lệ cao,
cho thấy ở giai đoạn này khả năng sống sót cao dẫn đến khả năng gây hại lớn do
thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, ít chịu tác động từ môi trƣờng bên
ngoài.
Từ khóa: Diocalandra frumenti, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, triệu
chứng.

vi


MỤC LỤC
Trang

TÓM LƢỢC.........................................................................................................vi
MỤC LỤC...........................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT........................................................................xii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................. 2
1.1 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ DỪA VÀ MỘT SỐ DỊCH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN
DỪA TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................2
1.1.1 Tình hình phân bố dừa trên thế giới ......................................................2
1.1.2 Tình hình phân bố dừa ở Việt Nam .......................................................3
1.1.3 Một số dịch hại phổ biến trên cây dừa tại Việt Nam............................. 3
1.2 TÌNH HÌNH, TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ VÒI VOI Diocalandra frumenti Fabricius ..............5
1.2.1 Tình hình gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius .......5

1.2.2 Triệu chứng gây hại của Diocalandra frumenti Fabricius trên họ Cau
dừa ..................................................................................................................6
1.2.3 Phân loại, ký chủ và đặc điểm hình thái, sinh học của bọ vòi voi
Diocalandra frumenti Fabricius .....................................................................7
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN VỀ NHÂN NUÔI VÀ KHẢO SÁT
KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA BỌ VÒI VOI Dicalandra frumenti F. TRÊN
THẾ GIỚI ...............................................................................................................9
1.3.1 Nhân nuôi trên mía ................................................................................9
1.3.2 Nhân nuôi trên chế độ ăn nhân tạo ......................................................10
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ....................................12
2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................. 12
2.1.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................12
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ..............................................................................12
2.1.3 Nguồn bọ vòi voi .................................................................................12
2.2 PHƢƠNG PHÁP ............................................................................................ 12

vii


2.2.1 Mô tả triệu chứng gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumeni
Fabricius trên các bộ phận của cây dừa trong điều kiện tự nhiên ................13
2.2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái của bọ vòi voi Diocalandra frumenti
Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................................13
2.2.3 Khảo sát đặc điểm sinh học của bọ vòi voi Diocalandra frumenti trong
điều kiện phòng thí nghiệm .................................................................................15
2.2.3.1 Khảo sát tỷ lệ giới tính (đực:cái) của bọ vòi voi Diocalandra
frumenti trong điều kiện phòng thí nghiệm ..................................................15
2.2.3.2 Khảo sát tỷ lệ (%) hóa nhộng của ấu trùng bọ vòi voi
Diocalandra frumenti trong điều kiện phòng thí nghiệm............................. 15
2.2.3.3 Khảo sát tỷ lệ (%) vũ hóa của nhộng bọ vòi voi Diocalandra

frumenti trong điều kiện phòng thí nghiệm ..................................................16
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................ 16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................17
3.1 TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI Diocalandra frumenti Fabricius
TRÊN CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY DỪA TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...17
3.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA BỌ VÒI VOI Diocalandra frumenti
Fabricius................................................................................................................22
3.2.1 Giai đoạn trứng ....................................................................................22
3.2.2 Giai đoạn ấu trùng ...............................................................................24
3.2.3 Giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng............................................28
3.2.4 Giai đoạn thành trùng ..........................................................................30
3.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ VÒI VOI Diocalandra frumenti
Fabricius.............................................................................................................. 34
3.3.1 Tỷ lệ thành trùng (đực:cái) bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius trong
điều kiện PTN .......................................................................................................34
3.3.2 Tỷ lệ (%) hóa nhộng của AT bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius
trong điều kiện PTN .............................................................................................. 34
3.3.3 Tỷ lệ (%) vũ hóa của nhộng bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius
trong điều kiện PTN .............................................................................................. 35
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................36
4.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................36
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................37
PHỤ CHƢƠNG ................................................................................................. xiii
viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích trồng dừa ở một số khu vực trên thế giới (Perley, 1992)

2

1.2

Một số dịch hại phổ biến trên dừa

3

1.3

Thành phần chế độ ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ vòi voi của
González Núñez et al. (2002)

10

3.1

Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của bọ vòi voi D. frumenti
trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 7/2014 đến tháng 10/2014

22


3.2

Thời gian ủ trứng và thời gian phát triển của ấu trùng bọ vòi voi
D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 7/2014 đến
tháng 10/2014

23

3.3

Chiều rộng mảnh vỏ đầu của ấu trùng D. frumenti qua các tuổi
trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2014

24

3.4

Thời gian phát triển của giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng
của D. frumenti trong điều kiện PTN, ĐHCT, tháng 9/2014

28

3.5

Tỷ lệ giới tính (đực:cái) của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti
trong điều kiện PTN, ĐHCT, tháng 10/2014

34

3.6


Tỷ lệ (%) hóa nhộng của ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti trong
điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014

34

3.7

Tỷ lệ (%) vuc hóa của nhộng bọ vòi voi D. frumenti trong điều
kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014

35

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Triệu chứng D. frumenti gây hại trên Phoenix canariensis trong
khu vực Maspaloma (Gran Canary) (González Núñez et al.,
2002)

6


1.2

Các giai đoạn sinh trƣởng của bọ vòi voi (González Núñez et al.,
2002)

8

1.3

Thành trùng bọ vòi voi Diocalandra frumenti F. đƣợc thu tại An
Thạch, Tuy An, Phú Yên ngày 29/08/2012 (Chi cục BVTV Phú
Yên, 31/08/2012)

9

1.4

Thí nghiệm khảo sát của González Núñez et al. (2002)

9

2.1

Thành trùng bọ vòi voi bắt cặp trên mía

13

2.2


Tách và nuôi trứng bọ vòi voi trên bông gòn ẩm

14

2.3

Các bƣớc chuẩn bị mía và nuôi ấu trùng

14

3.1

Thành trùng bị thu hút bởi mùi của dịch cây tiết ra từ các vết
thƣơng

17

3.2

Trái dừa non và cuống trái bị thối do ấu trùng bọ vòi voi gây hại

17

3.3

Triệu chứng bọ vòi voi D. frumenti gây hại trên cuống trái dừa

18

3.4


Triệu chứng trên trái do thành trùng bọ vòi voi gây hại

18

3.5

Triệu chứng bọ vòi voi D. frumenti gây hại trên trái

19

3.6

Triệu chứng gây hại trên bẹ non của ấu trùng bọ vòi voi

19

3.7

Triệu chứng gây hại của thành trùng bọ vòi voi trên bẹ già

20

3.8

Triệu chứng gây hại của ấu trùng bọ vòi voi trên bẹ già

20

3.9


Chất nhựa cô đặc tiết ra từ vết thƣơng khi bọ vòi voi D. frumenti
tấn công

21

3.10

Triệu chứng vết đục bên ngoài bẹ dừa

21

3.11

Hình dạng, màu sắc trứng bọ vòi voi D. frumenti (đƣợc quan sát
ở độ phóng đại 4.5)

23

a) Vị trí đẻ trứng của bọ vòi voi D. frumenti trên mía
3.12

23
b) Vỏ trứng sau khi nở
x


3.13

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti tuổi 1


25

3.14

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti tuổi 2

25

3.15

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti tuổi 3

26

3.16

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti tuổi 4

26

3.17

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti tuổi 5

27

3.18

Giai đoạn tiền nhộng của bọ vòi voi D. frumenti


28

3.19

Giai đoạn nhộng bọ vòi voi D. frumenti

29

3.20

Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti sau vũ hóa đƣợc 2 ngày

30

3.21

Hình dạng râu đầu bọ vòi voi D. frumenti

30

3.22

Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti

31

3.23

Đặc điểm cơ thể thành trùng bọ vòi voi D. frumenti


31

3.24

So sánh sự khác nhau giữa bộ phận sinh dục thành trùng đực và
thành trùng cái bọ vòi voi D. frumenti

32

3.25

Sự khác nhau về kích thƣớc và vòi giữa thành trùng trùng cái và
thành trùng đực bọ vòi voi D. frumenti

33

xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

APCC

Asian and Pacific coconut community (Hiệp hội
dừa Châu Á – Thái Bình Dƣơng

AT

Ấu trùng


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

BVTV

Bảo vệ Thực vật

NT

Nghiệm thức

PTN

Phòng thí nghiệm

PTNT

Phát triển nông thôn

SHƢD

Sinh học ứng dụng

TT


Thành trùng

xii


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, diện tích trồng dừa (Cocos nucifera L.) khoảng 155.800 ha tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số tỉnh ven biển miền
Trung; sản lƣợng dừa đạt khoảng 892.000 tấn/năm (Nguyễn Sinh Cúc, 2003).
Cây dừa và các nghề có liên quan đến dừa mang lại giá trị kinh tế cao (Wales và
Sanger, 2001), bên cạnh nguồn thu trực tiếp từ sản lƣợng dừa tƣơi, sản phẩm từ
dừa rất đa dạng: dầu dừa, thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa, than hoạt
tính, kẹo dừa, thạch dừa và nƣớc dừa đóng hộp...(Panwar, 1990). Trong nội dung
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp
& PTNT (9/2001) về cây dừa, sẽ duy trì diện tích trồng dừa khoảng 125.000 đến
130.000 ha ở các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay dịch hại trên
cây dừa, đặc biệt là sự gây hại của các loài côn trùng trong giai đoạn trƣớc và sau
thu hoạch có đến 737 loài, trong đó có 165 loài gây hại trƣớc thu hoạch (Đặng
Xuân Nghiêm, 1991).
Loài bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. gây hại trên cây dừa đƣợc phát
hiện đầu tiên vào năm 1998 ở đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha. Loài này cũng
đã xuất hiện và gây hại ở châu Phi, nhiều nƣớc châu Á nhƣ Bangladesh, Ấn Độ,
Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái
Lan (González Núñez et al., 2002; Salomone et al., 2000b)… Đến thời điểm này
loài bọ vòi voi D. frumenti đã có những mô tả về sự gây hại trên các cây khác của
họ cau dừa trong khu vực ven biển của Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng (Hill,
1983; CAB International, 2001).
Tại Việt Nam, theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam bọ vòi voi
Diocalandra frumenti Fab. đƣợc phát hiện đầu tiên tại Kiên Giang vào tháng

11/2011; đến tháng 05/2012, loài bọ vòi voi này đƣợc định danh là loài
Diocalandra frumenti thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ vòi voi
(Curculionidae) đã gây hại nặng ở U Minh Thƣợng trên hai giống dừa xiêm và
dừa lùn. Bọ vòi voi là đối tƣợng gây hại mới trên cây dừa tại Việt Nam, nó gây
thiệt hại trên các vƣờn dừa của các tỉnh ĐBSCL nhƣ Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên
Giang, Trà Vinh, Tiền Giang… và các vƣờn dừa của các tỉnh miền Trung, đã làm
giảm năng suất và chất lƣợng dừa, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân nhƣng việc
phòng trừ gặp nhiều khó khăn do nghiên cứu về loài này ở Việt Nam còn hạn
chế.
Trên cơ sở đó, đề tài: “Một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu
chứng gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera:
Curculionidae) trên cây dừa” đƣợc thực hiện nhằm làm cơ sở khoa học cho
việc đƣa ra biện pháp quản lý loài gây hại này trên các vƣờn dừa.
1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ DỪA VÀ MỘT SỐ DỊCH HẠI PHỔ BIẾN
TRÊN DỪA TẠI VIỆT NAM
1.1.1 Tình hình phân bố dừa trên thế giới
Cây dừa (Cocos nucifera L.) đƣợc trồng nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới, có
khoảng 90% dừa đƣợc tìm thấy trong giới hạn ở vĩ độ 200 Bắc và 200 Nam. Sự
phân bố rộng và phát tán từ vùng này sang vùng khác là do hai tác nhân: con
ngƣời và biển cả. Trái dừa đƣợc nƣớc mƣa đƣa ra biển rồi trôi nổi đi xa hàng
ngàn dặm, chúng bị giữ lại bởi những bờ biển rồi sinh sôi và phát triển tại đó.
Ngoài ra, trong quá trình giao lƣu buôn bán trao đổi hàng hóa, con ngƣời đã
chuyển vận dừa và chúng đƣợc canh tác ở nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới
(Ohler, 1999; Woodroof, 1979).
Theo thống kê của Persley (1992), diện tích dừa đƣợc trồng trên toàn thế

giới chiếm khoảng 11,6 triệu ha (khoảng 50 tỷ trái) gồm 68 quốc gia trồng dừa
chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, chiếm 86% (Bảng 1.1).
Thảm thực vật trên các đảo và bờ biển vùng Nam Thái Bình Dƣơng chủ yếu là
dừa (Apacible, 1968). Bên cạnh đó còn có 3 vùng rộng lớn khác cũng canh tác
dừa là Đông Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Diện tích canh tác dừa trên toàn thế giới
tăng khá nhanh.
Bảng 1.1 Diện tích trồng dừa ở một số vùng trên thế giới (Perley, 1992)
Quốc gia

Diện tích (ha)

Châu Á
Ấn Độ
Indonesia
Philippines
Châu Phi
Tanzania
Ivory Coast
Trung và Nam Mỹ
Mexico
Jamica
Quần đảo Thái Bình Dương
Kiribati
Các nƣớc khác

1.183.000
3.050.000
3.270.000
260.000
32.000

110.000
50.000
36.000
23.000

Theo APCC (2005), cây dừa đƣợc trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, phân bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha,
trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nƣớc Đông Nam Á và Nam Á.

2


1.1.2 Tình hình phân bố dừa ở Việt Nam
Theo thống kê của APCC thì năm 1991 Việt Nam có 330.000 ha dừa đạt
sản lƣợng 1.200 triệu quả, đến năm 2003 chỉ còn 135.800 ha (Niên giám Thống
kê, 2003).
Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích dừa Việt Nam đạt đến
330.000 ha vào cuối thập niên 80, sau đó đã giảm sút nhanh còn 154.000 ha.
Hiện nay, diện tích trồng dừa ở nƣớc ta đạt khoảng 200.000 ha, đƣợc trồng
từ Bắc đến Nam nhƣng nhiều nhất là ở vùng ĐBSCL với trên 70%, kế đến là các
tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng trở vào) chiếm gần 20%. Ở ĐBSCL, diện tích
trồng dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000 ha), kế đến là Trà Vinh (12.418 ha) (Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2009).
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nƣớc, nhƣng cũng không
thoát khỏi tình trạng chung, nên diện tích dừa tỉnh Bến Tre giảm dần từ năm
1990 đến năm 2003, sau đó lại tăng dần lên, đến năm 2007 đạt 44.423 ha, chiếm
gần 34,3% diện tích cả nƣớc (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2007).
Theo Huỳnh Thị Nhƣ Thủy (2010), sản lƣợng dừa của Bến Tre khoảng
297,6 triệu trái, chủ yếu đƣợc sử dụng trong chế biến (mặt hàng chính hiện nay là
cơm dừa nạo sấy) và xuất khẩu. Cây dừa đã đóng góp hơn 40% tỷ trọng xuất

khẩu của cả tỉnh và giải quyết việc làm cho hơn 100 nghìn lao động nông nghiệp
và hơn 15 nghìn lao động công nghiệp. Cây dừa đã chi phối và tác động vào đời
sống của hơn 50% dân số tỉnh Bến Tre.
1.1.3 Một số dịch hại phổ biến trên cây dừa tại Việt Nam
Bảng 1.2 Một số dịch hại phổ biến trên cây dừa tại Việt Nam
STT
1

2

Loài gây
hại
Bọ vòi voi

Tên khoa học
Diocalandra
frumenti
Fabricius

Kiến vƣơng Oryctes
một sừng
rhinoceros
Linneus

Phân loại
Bộ: Coleoptera
Họ: Curculionidae

Bộ: Coleoptera
Họ: Scarabaeidae


3

Đặc điểm gây hại
Gây hại thân, bẹ lá làm
vàng, khô héo, đổ gãy
(Salomone Suárez et al.,
2000a). Gây rụng trái
non, biến dạng trái già,
chảy mủ trên trái và thân,
bẹ lá (Vanderplank,
1953).
Chu kỳ sinh trƣởng trung
bình từ 337 ngày. Đục
theo đƣờng ngang vào
trung tâm, phần cuối bẹ
lá, cắn ngang cuốn lá đục


theo đƣờng dọc ăn sâu
vào phần củ hủ (Nguyễn
Bảo Vệ, Trần Văn Hâu
và Lê Thanh Phong,
2005).
3

Đuông dừa

Rhynchophorus Bộ: Coleoptera
ferrugineus

Họ: Curculionidae
Oliver

Vòng đời 100-120 ngày,
ấu trùng và thành trùng
đều gây hại phần non và
thân dừa. Có những lỗ
đục trên thân với chất
nhựa dẻo chảy ra. Chồi
ngọn phát triển cằn cỗi,
lá nón nhỏ không mở ra
đƣợc sau đó khô héo rồi
chết khi cây bị phá hại
nặng (Nguyễn Bảo Vệ,
Trần Văn Hâu và Lê
Thanh Phong, 2005).

4

Bọ cánh
cứng

Brontispa
longgissima
Gestro

Bộ: Coleoptera

Thành trùng và ấu trùng
đều gây hại trên lá. Ăn

phá, tạo thành những vết
trên lá có màu nâu, khô
héo và cong queo, cháy
khô, rách (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2001).

Rệp dính

Aspidiotus
destructor
Signoret

Bộ: Homoptera

Sâu đục
bông

Tirathaba
rufivena
Walker

Bộ: Lepidoptera
Họ: Pyralidae

Sâu ăn bông, đục vào
cuống trái non khi sâu
lớn (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2003).

Bọ xít


Amplypelta sp.

Bộ: Hemiptera

Thành trùng và ấu trung

5

6

7

Họ: Chrysomelidae

Họ: Coccidae

4

Chích hút nhựa lá, làm lá
vàng, hạn chế sự phát
triển của trái, gây hại trên
cây dừa tơ (Nguyễn Bảo
Vệ, Trần Văn Hâu và Lê
Thanh Phong, 2005). Rệp
gây hại mọi lứa tuổi của
cây dừa nhƣng trầm
trọng nhất là ở vƣờn
ƣơng và cây mới trồng
(Nguyễn Văn Huỳnh và

Lê Thị Sen, 2003).


8

9

Sâu rộm

Sâu sừng

Họ: Coreidae

chích hút trái dừa non,
làm rụng trái, tạo vết
hình thoi xếp khít nhau
phía đầu trái non
(Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2003).

Setora nitens
(Rộm ngứa),
Parasa lepida
(Sâu nái)

Bộ: Lepidoptera

Gậm phiến lá, ăn bìa lá,
gây hại không đáng kể
nhƣng mật số cao, cần

phòng trị (Nguyễn Bảo
Vệ, Trần Văn Hâu và Lê
Thanh Phong, 2005).

Amathusia
phidippus
Linnaeus

Bộ: Lepidoptera

Họ: Limacodidae

Họ: Nymphalidae

Sâu ăn lá nhƣng gây hại
không nghiêm trọng
(Nguyễn Bảo Vệ, Trần
Văn Hâu và Lê Thanh
Phong, 2005).

1.2 TÌNH HÌNH, TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ VÕI VOI Diocalandra frumenti
Fabricius
1.2.1 Tình hình gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius
Vào tháng 3 năm 1998, Dicalandra frumenti Fabricius (Coleoptera:
Curculionidae), một dịch hại trên họ cau dừa nhiệt đới đã đƣợc phát hiện trong
khu vực Maspalomas, Gran Canaria, quần đảo Canary (Salomone Suárez et al.,
2000b).
Bọ vòi voi D. frumenti có phân bố rộng ở các nƣớc giáp với Ấn Độ Dƣơng
và Thái Bình Dƣơng, trên khắp vùng nhiệt đới Châu Á, phía bắc Châu Úc và ở

một số nƣớc của Châu Phi và ở Ecuador. Theo Lepesme (1947), loài này dƣờng
nhƣ có nguồn gốc ở lƣu vực biển Ấn Độ. Bọ vòi voi gần đây đã đƣợc phát hiện
trong khu vực Eppo thuộc quần đảo Canary (Salomone Suárez et al., 2000b).
Tại Nhật Bản, nguyên nhân để lây lan dịch hại đƣợc xác định là do gieo
trồng các cây dừa bị nhiễm (Morimoto, 1985) và có thể điều này cũng xảy ra
trong quần đảo Canary (Salomone Suárez et al., 2000b). Gieo trồng các cây dừa
bị nhiễm cũng đƣợc coi nhƣ một cách để lây lan dịch hại ở nƣớc Úc (NGIA,
1998).
Hill (1983) ghi nhận D. frumenti là một dịch hại chính trên cây dừa (Cocos
nucifera) và cọ dầu (Elaeis guineensis). Bọ vòi voi D. frumenti có nguy cơ gây
hại các vùng dừa cảnh quan và chúng đã gây chết các vùng cau cảnh ở Úc
(Giblin-Davis, 2001). Ngoài ra, hoạt động gây hại của bọ vòi voi làm mô cây bị
5


tổn thƣơng tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại xâm nhập. Các nấm
Gliocladium vermoeseni, Thielaviopsis paradoxa, Fusarium spp., Aspergillus
spp., Cladosporium spp. và Penicillium spp. đƣợc phát hiện trong mô của các cây
dừa bị hại bởi bọ vòi voi ở đảo Canary (Salomone và Caballera Ruano, 2008).
Ở Đài Loan, Liao và Chen (1997) đã báo cáo sự tấn công của bọ vòi voi
trên cây Mascarena verchaffeltii, Roystonea regia với thiệt hại từ 5-20%, trong
khi thiệt hại trên cây Phoenix loureiri ƣớc tính thấp hơn 5%.
1.2.2 Triệu chứng gây hại của Diocalandra frumenti Fabricius trên họ Cau
dừa
Theo González Núñez et al. (2002) khi bọ vòi voi tấn công vào các bẹ lá
phía bên ngoài gần phần thân của cây Phoenix canariensis sẽ làm lá bị khô héo,
bẹ lá đỗ ngã, phần bẹ lá chảy nhựa do sự tấn công từ bên ngoài của thành trùng
và phần gốc thân khô, xơ xác, mục rỗng do sự ăn lòn bên trong thân của ấu trùng
bọ vòi voi (Hình 1.1).


Hình 1.1 Triệu chứng D. frumenti gây hại trên Phoenix canariensis
trong khu vựa Maspaloma (Gran Canary)
(González Núñez et al., 2002)

Vết đục của ấu trùng có thể gây biến vàng và đổ gãy lá dừa, bắt đầu từ
những lá bên ngoài đi dần vào lá bên trong (Salomone Suárez et al., 2000a). Sự
gây hại đƣợc ghi nhận khi xuất hiện các hốc 1-2 mm ở mô lành lặn của các bẹ lá
già và non (NGIA, 1998; Salomone Suárez et al., 2000a). Bọ thƣờng tấn công ở
phần bị thƣơng, yếu và già của cây, đặc biệt ở phần gốc lá già (Zimmerman,
1993). Mủ chảy ở miệng lỗ đục có thể thấy rõ. Ở Úc, những gốc bẹ lá bị cắt
ngang hay các bẹ bị gãy do gió thƣờng là nơi bị tấn công đầu tiên. Ấu trùng đục
từ ngoại biên của cuống lá vào trong (NGIA, 1998; Howard et al., 2001).
Bọ vòi voi có thể gây hại trên trái, làm rụng trái non và gây biến dạng trái
già. Vanderplank (1953) cho rằng sâu non có thể gây chảy mủ và rụng trái dừa
6


non. Ngƣợc lại, bọ vòi voi cũng có thể bị hấp dẫn bởi chất nhựa của vết thƣơng
hay vết cắn của các loài côn trùng khác (Kalshoven, 1981).
1.2.3 Phân loại, ký chủ và đặc điểm hình thái, sinh học của bọ vòi voi
Diocalandra frumenti Fabricius
a. Phân loại:
+ Bộ: Coleoptera.
+ Họ: Curculionidae.
+ Giống: Diocalandra
+ Loài: Diocalandra frumenti (Fabricius, 1801).
b. Ký chủ:
+ Ký chủ chính: Dừa Cocos nucifera, Cau cảnh nhƣ là Phoenix canariensis
và các giống lai của nó (P. dactylifera, Washingtonia spp.) (Kahlshoven, 1981;
Salomone Suárez et al., 2000b).

+ Ký chủ phụ: Archontophoenix alexandrea, Bismarckia sp., Caryota sp.,
Chrysalidocarpus lutescens, Dypsis lutescens, D. lucebensis, Elaeis guineensis,
Howea belmoreana, Mascarena verschaffeltii, Metroxylon sagu, Nypa fruticans,
P. canariensis, P. loureirii, P. roebelenii, Ptychosperma macarthurii, Ravenea
rivularis, Roystonea regia, Sabal palmetto và Wodyetia bifurcata, (Lepesme,
1947; NGIA, 1998; Salomone và Caballero Ruano, 2008).
c. Đặc điểm hình thái, sinh học:
Vòng đời
Tại Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có tài liệu nghiên cứu về bọ vòi voi D.
frumenti. Theo một số tài liệu nƣớc ngoài cho biết: vòng đời của bọ vòi voi
Diocalandra frumenti từ 2-3 tháng, trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng
và thành trùng. Ký chủ: cây dừa, dừa nƣớc và cây cọ dầu (Chi cục BVTV Cần
Thơ, 2012).
Theo Hill (1983), vòng đời bọ vòi voi kéo dài 10-12 tuần, bao gồm trứng 49 ngày, ấu trùng 8-10 tuần và nhộng 9-10 ngày (trong tự nhiên). Gần đây, theo
báo cáo của Liao và Chen (1997), vòng đời các pha trứng, sâu non và nhộng lần
lƣợt là 6-10, 35-40 và 10-16 ngày. Thời gian của thành trùng là 15-22 ngày. Theo
González Núñez et al. (2002), thời gian của các giai đoạn cũng đƣợc tìm thấy
tƣơng tự trong điều kiện phòng thí nghiệm (25±1°C, 70%±10 HR), sử dụng mía
làm nguồn thức ăn.

7


Hình 1.2 Các giai đoạn sinh trƣởng của bọ vòi voi
(González Núñez et al., 2002)

Khả năng sinh sản trung bình là 0,13 trứng/bọ cái/ngày trong suốt thí
nghiệm trên mía (González Núñez et al., 2002). Khả năng này là thấp để tạo sự
cân bằng với thời gian sống dài của thành trùng, dù thành trùng sống chỉ 15-20
ngày.

Liao và Chen (1997) cho rằng với số lƣợng từ 10 hay nhiều hơn sâu non có
thể phát triển trong mỗi bẹ lá và theo Salomone Suárez et al. (2000b) ƣớc tính có
hàng trăm cá thể đƣợc tìm thấy trong mỗi cây dừa.
Trứng: Trứng màu trắng, thon dài, kích thƣớc 0,9x0,3 mm (Liao và Chen,
1997). Trứng đƣợc đẻ ở những vị trí khác nhau nhƣ chùm hoa, cuống hoa, gốc
cuống lá hay trong các kẽ hở (nứt) ở phần gốc của những rễ bất định (Hill, 1983).
Ở Đài Loan, bọ cái đục lỗ bằng miệng để đẻ trứng gần bề mặt của bẹ lá
chƣa mở trên cây cau Mascarena verchaffeltii (Liao và Chen, 1997), trong khi
đó González Núñez et al. (2002) báo cáo trong một thí nghiệm với mía làm thức
ăn, thì bọ cái đẻ trứng ở độ sâu 1-2,5 mm và không có dấu hiệu của sự đẻ trứng
đƣợc thấy từ bên ngoài cây mía.
Ấu trùng: Sâu non màu trắng, cong thon, dài khoảng 7 mm khi tăng trƣởng
hoàn toàn. Hàm trên màu nâu đen và thân có phần bụng phình to và thon ở hai
đầu cơ thể (Liao và Chen, 1997). Sâu non có thể đục lòn vào bất kỳ phần nào của
cây nhƣ rễ, cuống lá, chùm hoa, lá chét, bẹ lá, trái và ở tất cả độ cao của thân
(González Núñez et al., 2002; Hill, 1983). Chúng đục sâu vào thân cây, việc chảy
mủ thƣờng đƣợc thấy ở miệng lỗ đục.
Nhộng: nhộng màu trắng, dài 6-7 mm (Liao & Chen, 1997). Sự hóa nhộng
diễn ra ngay trong lỗ đục. González Núñez et al. (2002) nhận thấy rằng trên mía,
ổ nhộng đƣợc tạo gần biểu bì của mía, một hốc tròn đƣờng kính 1,5 mm đƣợc tạo
8


cho bọ chui ra. Hốc này đƣợc lấp đầy bằng mảnh vụn và lớp biểu bì mỏng của
mía nhằm bảo vệ nhộng bên trong. Tƣơng tự, Liao & Chen (1997) chỉ ra rằng
sâu non di chuyển hƣớng tới gốc bẹ lá để hóa nhộng, thành trùng dời những
mảnh vụn trong hốc bằng vòi để chui ra ngoài.
Thành trùng: cơ thể thành trùng nhỏ, có chiều dài từ 6-8 mm, bọ có màu
nâu đen sáng bóng đến mờ với 4 đốm vàng nâu đến vàng đỏ ở cánh trƣớc. Cũng
nhƣ với nhiều loại bọ (weevil) khác, đặc điểm phân biệt giới tính bởi hình dạng

của chỏm đuôi sau lƣng, độ dài và dày của vòi, thành trùng đực có vòi ngắn hơn,
dày hơn. Thời gian sống của trƣởng thành 15-22 ngày (Hill, 1983). Trƣởng thành
bọ vòi voi bị lôi cuốn bởi dịch tiết từ vết thƣơng trên mô cây dừa (Kalshoven,
1981) hoặc từ cuống hoa (Lepesme, 1947).

Hình 1.3 Thành trùng bọ vòi voi Diocalandra frumenti F. đƣợc thu
tại An Thạch, Tuy An, Phú Yên ngày 29/08/2012 (Chi cục BVTV
Phú Yên, 31/08/2012)

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN VỀ NHÂN NUÔI VÀ KHẢO SÁT
KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA BỌ VÕI VOI Dicalandra frumenti F. TRÊN
THẾ GIỚI
1.3.1 Nhân nuôi trên mía
Theo nghiên cứu của González et al. (2002) thực hiện nhân nuôi bọ vòi
voi D. frumenti trên mía nhằm theo dõi sự bắt cặp giữa những cá thể đực-cái và
sự đẻ trứng của con cái vào trong lớp mô của cây mía (Hình 1.4a).

Hình 1.4 Thí nghiệm khảo sát của González et al. (2002).
a) Nuôi trên mía

b) Nuôi trên chế độ ăn nhân tạo

9


Theo kết quả nghiên cứu của González et al. (2002) cho thấy qua khảo sát
sự đẻ trứng của thành trùng cái trên mía, có thể nhân nuôi bọ vòi voi trên mía với
khả năng đẻ trứng và sống sót của bọ vòi voi cao vì có tổng cộng 140 mẫu mía có
sự sinh sản của bọ vòi voi D. frumenti. Đối với mía đƣợc bóc tách, kiểm tra định
kỳ và ghi nhận những thông tin về sự phát triển cũng nhƣ hành vi của bọ vòi voi

trong môi trƣờng nhân nuôi này có những kết quả cụ thể nhƣ con cái đẻ trứng sâu
1-1,2 mm để trứng không tiếp xúc với môi trƣờng, trứng đƣợc đặt vào trong phần
xơ mía trong khi không có sự hiện diện của cá thể thành trùng bên trong. Sau 710 ngày trứng nở, ấu trùng đục lòn thành các đƣờng bên trong thân mía. Một khi
ấu trùng đã phát triển đến kích thƣớc tối đa, chúng sẽ bắt đầu tạo đục gần lớp
biểu bì mía và hóa nhộng ngay tại đó, do đó sẽ để lại những lỗ tròn nhỏ 1,5-2mm
trên bề mặt lớp biểu bì và bên trên lỗ tròn có nhiều mảnh vụn lấp đầy miệng lỗ để
nhằm bảo vệ chúng. Khi nhộng hóa thành trùng, thành trùng sẽ chui ra ngoài.
1.3.2 Nhân nuôi trên chế độ ăn nhân tạo
Nghiên cứu đƣợc González Núñez et al. (2002) thực hiện nhằm kiểm tra
khả năng sống của ấu trùng bọ vòi voi trong môi trƣờng thức ăn nhân tạo (Hình
1.4b).

Bảng 1.3 Thành phần chế độ ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ vòi voi của
González Núñez et al. (2002)
Thành phần
NT1 NT2 NT3 NT4
Nƣớc (ml)
757
800
750
800
Agar (g)
20
45
30
45
Đƣờng (g)
76
60
60

75
Men bia (hèm bia) (g)
20
15
15
20
Cám lúa mì (g)
53
20
50
40
Dừa vụn (g)
60
0
30
0
Axit Ascorbic (Vitamin C) (g)
0
5
5
5
Axit Sorbic (C6H8O2) (g)
1
0
0
0
Methyl p-hydroxybenzoate (C8H8O3)
1,4
1
1

1
(g)
Formaldehyd (CH2O) (ml)
0
2,5
2,5
2
Sales Wesson (g)
2
6
5
6
Vitamin hỗn hợp (mg)
20
30
30
30
Theo kết quả khảo sát khả năng sống của ấu trùng bọ vòi voi D.
frumenti trong điều kiện PTN, nhiệt độ 251oC và ẩm độ 70%  10HR
của González et al. (2002) cho thấy tỷ lệ ấu trùng còn non tử vong cao,
nhƣng tỷ lệ thành trùng thay đổi chỉ ít. Chứng tỏ ấu trùng tuổi đầu dễ
10


chết có thể do các độc tố nhƣ Formaldehyd (CH2O) và Methyl phydroxybenzoate (C8H8O3) hoặc do quá trình thay đổi thức ăn hoặc
thao tác thí nghiệm dễ làm chúng chết. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể
nhƣ sau:
- NT1: không thuận lợi dù thử nghiệm thành công trên Rhynchophorus
ferrugineus Oliver (Rehalkar et al., 1985), ấu trùng D. frumenti chết do sự hiện
diện của axit Sorbic trong chất bảo quản, qua nhiều tài liệu có ghi nhận đây là

chất có độc tính đối với côn trùng (Dunkel và Read, 1991).

NT2 à NT3 : tỷ lệ sống lần lƣợt rất thấp, tỷ lệ chết cao, số lƣợng thành
trùng sau vũ hóa ít. Trọng lƣợng thành trùng thấp hơn ở NT4.
NT4: số lƣợng thành trùng tồn tại vẫn thấp nhƣng cao hơn ở NT2 và
NT3, trọng lƣợng và kích thƣớc thành trùng to hơn so với NT2 và
NT3. Thời gian phát triển của ấu trùng đạt 60,9 ngày thuận lợi hơn so
với 73,2 và 69,2 ngày của NT2 và 3 tƣơng ứng.

11


×