Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát kỹ thuật trồng, phương pháp xử lý ra hoa và biện pháp hạn chế rụng cánh hoa trên cây hoa giấy (bougainvillea spp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN KIM THOA

KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG, PHƢƠNG PHÁP
XỬ LÝ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG
CÁNH HOA TRÊN CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG, PHƢƠNG PHÁP
XỬ LÝ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG
CÁNH HOA TRÊN CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

Cán bộ hƣớng dẫn:
PGS.TS. Lê Văn Bé



Sinh viên thực hiện:
Trần Kim Thoa
MSSV: 3113392
Lớp: Công Nghệ Rau Hoa Quả
và Cảnh Quan K37

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề
tài:

KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG, PHƢƠNG PHÁP
XỬ LÝ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG
CÁNH HOA TRÊN CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

Do sinh viên Trần Kim Thoa thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS.TS. Lê Văn Bé

i



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
------------------------------------------------------------------------------------------- ----------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề tài:

KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG, PHƢƠNG PHÁP
XỬ LÝ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG
CÁNH HOA TRÊN CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

Do sinh viên Trần Kim Thoa thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.. ..................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: ...........................................
Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2014
Thành viên Hội đồng

PGS.TS. Lê Văn Bé

ThS. Lê Bảo Long

ThS. Phạm Thị Phƣơng Thảo

DUYỆT KHOA

Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Kim Thoa

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Trần Kim Thoa
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 26/07/1993
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Họ và tên cha: Trần Văn Hoàng
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hƣờng
Chổ ở hiện tại: Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học

Thời gian: 1999-2004
Trƣờng: Tiểu học Thới Bình C.
Địa chỉ: ấp 4, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2004-2008
Trƣờng: Trung học cơ sở thị trấn Thới Bình.
Địa chỉ: khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2008-2011
Trƣờng: Trung học Phổ thông Thới Bình.
Địa chỉ: khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
4. Đại học
Thời gian: 2011-2014
Trƣờng: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: đƣờng 3/2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ
Chuyên ngành: Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan (Khóa 37)
Cần Thơ, ngày…...tháng……năm 2014

Trần Kim Thoa

iv


LỜI CẢM TẠ
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê Văn Bé đã tận tình hƣớng dẫn,
dạy dỗ, quan tâm, động viên và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Kính gửi đến Thầy lời cảm ơn sâu sắc
nhất
Gửi lời cảm ơn chân thành đến cố vấn học tập thầy Phạm Phƣớc Nhẫn và

thầy Nguyễn Văn Ây đã luôn quan tâm, chỉ bảo và động viên em cũng nhƣ
toàn thể lớp Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan K37 hoàn thành tốt khóa
học này.
Chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức vô cùng quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng.
Gửi đến gia đình lời yêu thƣơng sâu sắc nhất từ con. Cảm ơn ba mẹ đã sinh
ra con và luôn tạo mọi điều kiện để con đƣợc học tập, luôn bên canh ủng hộ,
động viên, yêu thƣơng, thấu hiểu và thông cảm cho con trên suốt chặng đƣờng
lớn khôn của con.
Gửi lời cám ơn đến cô Lê Thị Điểu, anh Trƣơng Hoàng Ninh và anh
Nguyễn Thành Nhân cùng các bạn Bình, Thanh, Huỳnh, Nga, Đài, các anh chị
em đang thực hiện luận văn tốt nghiệp tại nhà lƣới bộ môn sinh lý sinh hóa,
các bạn lớp Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan K37 đã luôn bên cạnh ủng
hộ, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành luận văn này.

Trần Kim Thoa

v


MỤC LỤC
NỘI DUNG

LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH CHỮ TỪ VIẾT TẮT
TÓM LƢỢC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ Lƣợc Về Cây Hoa Giấy
1.1.1 Nguồn gốc cây hoa Giấy
1.1.2 Phân bố
1.1.3 Phân loại
1.2 Đặc Điểm Hình Thái
1.2.1 Rễ cây hoa Giấy
1.2.2 Thân cây hoa Giấy
1.2.3 Lá cây hoa Giấy
1.2.4 Lá bắc của hoa Giấy
1.2.5 Hoa của hoa Giấy
1.3 Đặc Điểm Sinh Thái
1.3.1 Nhiệt độ, ánh sáng
1.3.2 Đất
1.3.3 Nƣớc tƣới
1.3.4 Phân bón
1.3.5 Sâu bệnh
1.4 Sinh Lý Của Sự Ra Hoa Và Sự Rụng Của Cơ Quan
1.4.1 Sự ra hoa
1.4.2 Sự rụng của cơ quan
1.5 Các giống hoa Giấy phổ biến đã đƣợc xác định
1.5.1 Hoa Giấy hồng
1.5.2 Hoa Giấy cẩm thạch
1.5.3 Hoa Giấy tím
1.5.4 Hoa Giấy mỹ
1.5.5 Hoa Giấy đỏ huyết
1.5.6 Hoa Giấy vàng chanh

1.5.7 Hoa Giấy gạch tôm
1.5.8 Hoa Giấy hai màu
1.6 Giá Trị Của Cây Hoa Giấy
1.6.1 Giá trị cảnh quan
1.6.2 Giá trị y học
vi

TRANG
v
vi
viii
ix
x

1
2
4
3
3
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8

8
8
9
9
9
11
11
11
12
12
13
13
14
14
15
16
16
17


NỘI DUNG
1.7 Các Nghiên Cứu Trên Cây Hoa Giấy
Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng Tiện
2.1.1 Thời gian thí nghiệm
2.1.2 Địa điểm
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phƣơng Pháp Thí Nghiệm
2.2.1 Khảo sát kỹ thuật trồng và phƣơng pháp xử lý ra hoa cây
hoa Giấy tại huyện chợ Lách, tỉnh bến Tre

2.2.2 Thí nghiệm xử lý ra hoa cây hoa Giấy
2.2.3 Thí nghiệm hạn chế rụng cánh hoa trên cây hoa Giấy

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết Quả Khảo Sát Kỹ Thuật Trồng Và Xử Lý Ra Hoa
Cây Hoa Giấy Tại Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre
3.1.1 Ghi nhận quá trình khảo sát phƣơng pháp trồng và xử lý ra
hoa
3.1.2 Kỹ thuật trồng
3.1.3 Phƣơng pháp xử lý ra hoa
3.1.4 Sâu, bệnh hại
3.2 Thí Nghiệm Xử Lý Ra Hoa Cây Hoa Giấy
3.2.1 Số chồi lá của hoa Giấy sau khi xử lý
3.2.2 Số mầm hoa của hoa Giấy sau khi xử lý
3.2.3 Số hoa của hoa Giấy sau khi xử lý
3.3 Thí Nghiệm Hạn Chế Rụng Cánh Hoa Trên Cây Hoa
Giấy
3.3.1 Tỷ lệ hoa rụng của hoa Giấy sau khi xử lý

Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết Luận
4.2 Đề Nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG
PHỤ LỤC

vii

TRANG

17
18
18
18
18
18
18
18
18
19
21
21
21
22
25
26
29
29
30
31
34
34
36
36
36


DANH SÁCH HÌNH

HÌNH

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
1.13
1.14
1.15
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4

TÊN HÌNH
Rễ cây hoa Giấy
Thân cây hoa Giấy
Lá cây hoa Giấy
Lá bắc và hoa của cây hoa Giấy
Màu sắc của hoa Giấy
Giống hoa Giấy hồng
Giống hoa Giấy cẩm thạch

Giống hoa Giấy tím
Giống hoa Giấy mỹ
Giống hoa Giấy đỏ huyết
Giống hoa Giấy vàng chanh
Giống hoa Giấy gạch tôm
Giống Hoa Giấy hai màu
Các giống hoa Giấy khác
Hoa Giấy trong cảnh quan
Mầm hoa đạt 0,3cm - 0,5 cm
Hoa trên 1 cm
Côn trùng gây hại mầm non trên cây hoa Giấy
Bệnh hại trên cây hoa Giấy
Các nghiệm thức sau 35 ngày xử lý ra hoa
Các nghiệm thức sau 14 ngày xử lý NAA

viii

TRANG
5
5
6
6
7
12
12
13
13
14
14
15

15
16
17
19
19
26
27
33
35


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

3.1

Kinh nghiệm trồng hoa Giấy

21

3.2

Diện tích trồng hoa Giấy tại các địa điểm điều tra

22


3.3

Số chậu trồng hoa Giấy tại các địa điểm điều tra

22

3.4

Tuổi cành giâm có thể xử lý ra hoa tại các địa điểm điều tra

23

3.5

Thời gian tiến hành nhổ gốc cây hoa Giấy tại các địa điểm điều
tra

24

3.6

Loại phân bón sử dụng cho hoa Giấy tại các địa điểm điều tra

24

3.7

Số lần bón phân cho hoa Giấy tại các địa điểm điều tra

25


3.8

Biện pháp chăm sóc cây hoa Giấy sau khi ra hoa tại các địa
điểm điều tra

25

3.9

Số chồi lá/cành của hoa Giấy sau khi xử lý

29

3.10 Số mầm hoa/cành của hoa Giấy sau khi xử lý

30

3.11 Số hoa/cành của hoa Giấy sau khi xử lý

32

3.12 Tỉ lệ hoa rụng/cành của hoa Giấy sau khi xử lý

34

ix


DANH SÁCH CHỮ TỪ VIẾT TẮT

NAA: Naphthaleneacetic acid
GA: Giberellin
ABA: Axit abscisic
NT: Nghiệm thức
NSKXL: Ngày sau khi xử lý

x


TRẦN KIM THOA, 2014. “Khảo sát kỹ thuật trồng, phƣơng pháp xử lý ra
hoa và biện pháp hạn chế rụng cánh hoa trên cây hoa Giấy (Bougainvillea
spp.)”. Luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 36 trang. Cán
bộ hƣớng dẫn: PGs.Ts Lê Văn Bé

TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát kỹ thuật trồng, phƣơng pháp xử lý ra hoa và biện pháp
hạn chế rụng cánh hoa trên cây hoa Giấy Bougainvillea spp.” đƣợc thực hiện
tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và khu nhà lƣới của Bộ môn Sinh Lý Sinh
Hóa từ tháng 6/2013 đến 8/2014. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết nông dân
áp dụng kỹ thuật trồng hoa Giấy ra hoa đúng Tết gồm 3 công đoạn chính nhƣ
sau: (1) Cây con đƣợc trồng ngoài đất đến 8 tháng tuổi thì nhổ lên, lặt lá bỏ,
tỉa cành tạo tán; (2) Bón thúc để cây đâm chồi mới; (3) Bấm đọt vào giai đoạn
45-50 ngày trƣớc tết để cây ra đọt mới và ra hoa đúng vào dịp Tết. Áp dụng
quy trình này vào thí nghiệm cho thấy, cây xiết nƣớc cho số hoa nhiều hơn so
với cây không xiết nƣớc. Ngƣng tƣới nƣớc 15 ngày (bắt đầu tại thời điểm 55
ngày trƣớc tết) + ngắt đọt tại thời điểm 40 ngày trƣớc Tết là phƣơng pháp có
hiệu quả để cây hoa Giấy trổ hoa đồng loạt và đúng vào thời điểm Tết. Hạn
chế rụng cánh hoa bằng cách phun NAA 100-200 ppm đã duy trì tuổi thọ của
hoa và tỷ lệ hoa rụng/cành là 15-25% so với đối chứng là 57,6%. Sự khác biệt

này có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Hoa Giấy, hoa rụng, NAA, Quy trình kỹ thuật

1


MỞ ĐẦU
Hoa giấy hay còn gọi là “biện lí” (Bougainvillea spp.) là cây thân gỗ có mang gai,
nhánh mọc leo, thân dạng bụi, thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Hoa Giấy đƣợc trồng phổ biến ở những nơi có khí hậu ấm áp
nhƣ Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippin, Bangladesh,
Caribbean, Pakistan, Bangladesh, Úc, miền nam hoa Kỳ…(Kobayashi et al.,
2007)
Hoa Giấy là một trong những loài có hoa đẹp, có nhiều màu sắc khác nhau, cành
nhánh sum xuê, khỏe mạnh, cây dễ trồng, ít tốn kém, bền và thân thiện với nhiều
ngƣời có sở thích về hoa nên rất đƣợc ƣa chuộng. Hoa đƣợc trồng nhiều ở vƣờn
của các hộ gia đình, các công trình đô thị, khu công nghiệp, các khu du lịch, bãi
biển, khu nghĩ dƣỡng, là một loài cây phổ biến trong cảnh quan….Cây có thể
đƣợc trồng thành giàn leo, hàng rào vừa trang trí vừa mang tính an ninh. Cây còn
có thể trồng trong chậu lớn với những kiểu hình đƣợc cắt tỉa gon gàng hay trồng
thành giỏ treo trang trí ở những lan can. Đặc biệt, hoa Giấy cho nhiều cành nhánh
sum xuê kết hợp với những lá bắc mang màu nhiều sắc sặc sỡ và đa dạng, là điều
kiện thích hợp để phát triển thành cây bon sai. Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung
và miền Nam có nhiều nắng nóng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây hoa
Giấy. Càng nắng nóng hoa Giấy càng khoe sắc, vì khả năng chịu khô hạn là lợi
thế lớn nhất của loài hoa này. Để tăng giá trị của cây hoa Giấy cần thiết phải cải
thiện chất lƣợng hoa và tìm biện pháp kéo dài tuổi thọ của hoa. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn chƣa có biện pháp để có thể cải thiện tốt nhất trong vấn đề sản xuất cây
hoa Giấy, kỹ thuật trồng và chăm sóc còn hạn chế, hiệu quả kinh tế còn chƣa cao
cũng nhƣ chƣa có cách xử lý ra hoa đồng loạt và đúng thời điểm yêu cầu. Nhằm

giải quyết các vấn đề nêu trên, đề tài “Khảo sát kỹ thuật trồng, phƣơng pháp
xử lý ra hoa và biện pháp hạn chế rụng cánh hoa trên cây hoa Giấy
(Bougainvillea spp.)” với mục tiêu:
+ Tìm hiểu quy trình trồng, kỹ thuật chăm sóc, cách xử lý ra hoa đồng loạt,
đúng thời điểm Tết.
+ Áp dụng quy trình của nông dân để xử lý ra hoa cây hoa Giấy.
+ Phun NAA lên hoa làm hạn chế sự rụng hoa và kéo dài tuổi thọ của hoa.

2


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC VỀ CÂY HOA GIẤY
1.1.1 Nguồn gốc cây hoa Giấy:
Theo Trần Hợp (2000), hoa Giấy có nguồn gốc từ Braxin (nam Châu Mỹ).
Hoa Giấy đƣợc phát hiện vào năm 1786 tại Rio de Janeiro bởi Tiến sĩ Philibert
Commercon nhà tự nhiên học ngƣời Pháp. Tên cây đƣợc đặt theo tên ngƣời
bạn thân của ông, là ngƣời chỉ huy con tàu La Boudeuse đi thuyền trên toàn
thế giới từ 1766-1769 đô đốc Louis-Antoine de Bougainville và trong đó Tiến
sĩ Philibert Commercon là một hành khách.
Hai mƣơi năm sau phát hiện của Tiến sĩ Philibert Commercon, lần đầu tiên
hoa Giấy đƣợc công bố với tên Buginvillea trong các chi Plantarium của AL
de Jusseau năm 1789. Chi sau đó đã đƣợc chỉnh sửa nhiều lần đến cuối cùng
đổi tên thành Bougainvillea trong Kewensis index năm 1930.
1.1.2 Phân bố
Cây hoa Giấy có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm Nam Mỹ cho đến các vùng
ôn đới nóng, phân bố rộng rãi từ Nam Florida đến California, từ miền Nam
nƣớc Pháp sang Đông Nam Á đến Australia. Đƣợc trồng phổ biến ở những nơi
có khí hậu ấm áp nhƣ: Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Philippin, Việt Nam,

Malaysia, Mexico, miền nam Hoa Kỳ, Hawaii (Kobayashi et al., 2007).
1.1.3 Phân loại
Giới: Plantae
Lớp: Ngọc lan
Bộ: Cẩm chƣớng
Họ: Nyctaginaceae (họ Hoa phấn)
Chi: Bougainvillea
Loài: Bougainvillea spectabilis
Bougainvillea glabra
Bougainvillea peruviana
Là loài thực vật thuộc lớp 2 lá mầm (Đặng Minh Quân, 2007). Các tác giả
khác nhau chấp nhận từ 4 đến 18 loài trong chi (Kobayashi et al., 2007)). Hoa
Giấy có 3 loài phổ biến nhất là Bougainvillea spectabilis, Bougainvillea
glabra và Bougainvillea peruviana.
Bougainvillea spectabilis là loài đầu tiên của chi đƣợc xác định bởi nhà
thực vật học ngƣời Đức Carl Ludwig Willdenow năm 1798 tại Brazil. Lá lớn
và hình oval, có gợn sóng dọc theo bìa lá và lông ở mặt dƣới lá. Lá bắc có màu
đỏ, màu hồng đậm, hay màu hồng nhạt, hoa thật bên trong thƣờng có màu
trắng. Có gai lớn và uốn cong.
3


Bougainvillea glabra đƣợc xác định bởi nhà thực vật học Thụy Sĩ
Jacques Denys Choisy năm 1850 tại Brazil. Lá hình elip màu xanh lá cây nhẵn
bóng, không có lông mặt dƣới lá. Lá bắc thƣờng có hình tam giác, màu tím
hay màu hoa cà, màu trắng cũng là một màu phổ biến, hoa thật bên trong
thƣờng có màu vàng nhạt. Có gai nhỏ và cong. Loài này tăng trƣởng và phát
triển nhanh, nở hoa nhiều lần trong năm. Bougainvillea glabra đôi khi đƣợc
gọi là giấy hoa vì lá bắc mỏng và mỏng nhƣ giấy (Kobayashi et al., 2007).
Bougainvillea peruviana đƣợc xác định bởi nhà tự nhiên học ngƣời Đức

Alexander Humbolt năm 1810 tại Peru. Lá có hình oval, dài và mỏng, nhẵn,
không có lông. Lá bắc có màu đỏ tƣơi, màu hồng, hoa thật bên trong có màu
vàng. Có gai ngắn và thẳng. Loài này thƣờng tăng trƣởng mạnh về chiều cao
nên cần cắt tỉa thƣờng để thúc đẩy sự phân nhánh, có thể nở hoa vài lần trong
năm nếu cây trong điều kiện khô hạn. Ngoài ra còn có một số giống hoa Giấy
lai nhƣ :
Bougainvillea Xbuttiana (Bougainvillea glabra × Bougainvillea peruviana) là
một giống lai phổ biến nhất đƣợc thực hiện bởi bà R.Butt. Lá lớn hình trứng
hay hình trái tim, có lông tơ ở cả hai mặt trên và mặt dƣới lá. Lá bắc tròn
thƣờng có màu hồng hay màu đỏ, ống hoa có màu sắc nhƣ màu của lá bắc, hoa
thật bên trong thƣờng có màu kem. Có gai thẳng và ngắn. Giống hoa này nở
hoa nhiều lần trong năm.
Bougainvillea Xspectoperuviana (Bougainvillea spectabilis × Bougainvillea
peruviana) cũng là một giống lai phổ biến. Lá lớn có màu xanh đậm, hình
trứng và không có lông. Lá bắc có màu đỏ khi hoa còn nhỏ và chuyển sang
màu đỏ tƣơi hoặc màu hồng khi hoa lớn, hoa thật bên trong thƣờng có màu
kem. Có gai thẳng, giống lai phát triển tăng trƣởng lớn và lan rộng, hoa nở
nhiều lần trong năm
Bougainvillea Xspectoglabra (Bougainvillea spectabilis × Bougainvillea
glabra) là giống lai sau cùng. Lá nhỏ có màu xanh đậm, lá bắc màu tím hay
màu hoa cà, hoa thật bên trong thƣờng có màu trắng. có gai nhiều và cong.
Giống lai này phát triển tăng trƣởng phân nhánh và dày, nở hoa vài lần trong
năm
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1.2.1 Rễ cây hoa Giấy
Cây hoa Giấy có hệ thống rễ phát triển rất mạnh (Schoelhorn và ctv., 2002), có
rễ trụ và nhiều rễ phụ (Đặng Minh Quân, 2007). Rễ cây hoa Giấy cũng rất
giòn và dễ gãy, giữ đất không tốt, không chịu đƣợc điều kiện ngập nƣớc vì rễ
cây dễ bị thối (Hình 1.1, trang 5).


4


Hình 1.1 Rễ cây hoa Giấy

1.2.2 Thân cây hoa Giấy
Cây thân gỗ, dạng leo, mọc đứng hay mọc trƣờn, phân cành nhánh nhiều vƣơn
dài, cây khỏe, mọc nhanh, thân cây hoa Giấy có mang gai dài 2 cm, có vỏ sáng
(Võ Văn Chi, 2003) (Hình 1.2).

Hình 1.2 Thân cây hoa Giấy

1.2.3 Lá cây hoa Giấy
Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc.
Gốc cuống lá có gai hơi cong (Trần Hợp, 2000). Gân lá hình lông chim. Trên
bề mặt của lá thƣờng có lớp lông tơ mịn; có loài trên bề mặt bóng, nhẵn,
không có lông tơ; có loài có lớp lông tơ mịn ở mặt dƣới lá (Hứa Bảo Khanh,
2011). Lá cây hoa Giấy có nhiều hình dạng nhƣ: hình cầu, hình elip, hình oval
hay hình trái tim, có màu xanh lá cây (Hình 1.3 A, trang 6) hay ở một số loài
màu sắc lá loang lỗ biến dạng (Hình 1.3 B) (Kobayashi et al., 2007). Có gai
5


dƣới nách lá giúp cây leo trƣờn dễ dàng. Cây thuộc nhóm bán thay lá nên lá
thƣờng xanh quanh năm, hoặc rụng lá tùy vào điều kiện lạnh ít hay nhiều vào
mùa đông.

A

B


Hình 1.3 Lá cây hoa Giấy; Lá màu xanh (A); Màu sắc lá biến dạng (B)

1.2.4 Lá bắc của hoa Giấy
Hoa Giấy rất đặc trƣng bởi lá bắc nhƣ một cánh hoa mang màu sắc sặc sỡ tạo
thành, với ba lá bắc mỏng xếp trên một chùm, mỗi lá bắc bao lấy hoa thật,
hình ống dài ở bên trong (Trần Hợp, 2000) (Hình 1.4 A). Đặc biệt, màu của lá
bắc cũng là màu của ống hoa bên trong, lá bắc có nhiều màu sắc thay đổi từ
trắng, hồng, đỏ, vàng, cam, tím,…rất đặc sắc.

A

B

Hình 1.4 Lá bắc và hoa của cây hoa Giấy; Lá bắc mang hoa (A); Ống hoa (B)

1.2.5 Hoa của hoa Giấy
Thƣờng mọc thành tụ tán, có ba hoa, mỗi hoa đính lên một lá bắc rất đặc biệt.
Hoa lƣỡng tính, đều, đài dính thành ống, không có cánh hoa (Đặng Minh
Quân, 2007). Ống đài phình, vàng ở trong, có 7-8 nhị, bầu không lông trên
một cuống ngắn (Võ Văn Chi, 2003). Hoa thật của hoa Giấy là hoa hình ống
6


dài ở bên trong lá bắc (Hình 1.4 B, trang 6). Hoa có cánh tràng hợp thành ống
hẹp, trên loe rộng chia thùy đều (Lê Văn Bé, 2012), màu tía và có lông dày ở
phía ngoài, màu vàng (Hình 1.5 B) nhạt phía trong. Một số loài hoa Giấy, hoa
còn có màu kem (Hình 1.5 C) và màu trắng (Hình 1.5 A). Quả bế tròn, hạt
màu nâu hung bóng (Trần Hợp, 2007).


A

C

B

Hình 1.5 Màu sắc của hoa Giấy; Hoa màu trắng (A); Hoa màu vàng
(B); Hoa màu kem (C)

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
1.3.1 Nhiệt độ, ánh sáng
Hoa Giấy là loài cây nhiệt đới, cây ƣa nóng không ƣa lạnh, phát triển mạnh
dƣới ánh nắng mặt trời với nhiệt độ cao và lƣợng mƣa thấp. Hoa Giấy có khả
năng chịu đƣợc những nơi khô nóng nhiệt độ hơn 1000F và ở những nơi nhiệt
độ tối thiểu khoảng 650F vào ban đêm và 75-950F vào ban ngày (Kobayashi et
al., 2007). Càng nắng nóng hoa Giấy càng khoe sắc, càng toát lên vẻ đẹp rực
rỡ vốn có của mình. Ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng trong canh tác cây
hoa Giấy, thời gian tối thiểu để cây ra hoa tốt là nhận đƣợc ánh sáng đầy đủ 5
giờ mỗi ngày, mức độ ánh sáng ít nhất là 4000Fc, thời gian tiếp nhận ánh sáng
mặt trời càng nhiều càng tốt cho cây. Cƣờng độ ánh sáng là một trong những
yêu cầu tăng trƣởng thực vật quan trọng nhất (Tetsuro et al., 2009). Trong
môi trƣờng ánh sáng yếu, lá bắc có màu nhẹ hơn so với lá bắc phát triển
đầy đủ ánh nắng mặt trời. Bóng râm ức chế ra hoa trên cây hoa Giấy. Cây hoa
Giấy cần độ ẩm tƣơng đối trong giai đoạn cây phát triển, và độ ẩm thấp khi
cây trƣởng thành và ra hoa. Theo Hứa Bảo Khanh (2011), hoa Giấy có 2 thời
kỳ sinh trƣởng:
Thời kì sinh dƣỡng kéo dài trong nhiều tuần, khi lá và thân phát triển.
Nếu cây nhận đƣợc đầy đủ ánh sáng mặt trời thì sẽ hình thành chồi trong suốt
thời kì này. Ngƣợc lại, cây sẽ giữ nguyên sinh trƣởng sinh dƣỡng.
Thời kì nở hoa diễn ra trong vài tuần khi không có giai đoạn sinh

trƣởng sinh dƣỡng xuất hiện. Trong giai đoạn này sự ra hoa sẽ phụ thuộc vào
tình trạng của cây và môi trƣờng sống của chúng, thời tiết nắng và nóng là tốt
7


nhất. Tuy nhiên, ngày dài và đêm ngắn sẽ làm cây có khả năng ra hoa mau
hơn.
1.3.2 Đất
Hoa Giấy không kén đất trồng (trừ đất sét), các loại đất ở những nơi cao ráo,
thoáng mát, không bị ngập úng, đặc biệt là có khả năng thoát nƣớc tốt đều có
thể trồng đƣợc hoa giấy. Ở những vùng đất trũng mùa mƣa ngập nƣớc hoặc sử
dụng các loại đất giữ nƣớc sẽ làm cho rễ cây bị thối đồng thời bệnh đốm lá sẽ
xuất hiện, thân cây bị mục, dẫn đến cây sẽ chết. Nếu cây đƣợc trồng trong bồn
hay trong chậu thì cần có lỗ thoát nƣớc. Môi trƣờng tốt nhất để trồng hoa Giấy
là hỗn hợp ít đất, sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh phát triển, côn trùng gây hại
cũng nhƣ sự xuất hiện của cỏ dại sẽ ảnh hƣởng đến cây trồng và cũng là một
môi trƣờng nhẹ và xốp, giúp cây thoát nƣớc tốt và duy trì đƣợc mức ẩm độ
thích hợp. Tránh sử dụng các loại giá thể nhƣ than bùn hay perlite vì chúng
thƣờng hay nén chặt, rất nhẹ và khó giữ nƣớc (Braswell, 2002). Hoa Giấy phát
triển tốt với pH đất 5.5-6.5, có tính axit. Nếu cần thiết, có thể tăng pH đất bằng
cách thêm đất đá vôi nông nghiệp vào đất trồng, giảm pH đất bằng cách kết
hợp đất trồng với lƣu huỳnh. Ngoài ra hoa Giấy còn có khả năng chịu mặn
cao.
1.3.3 Nƣớc tƣới
Nƣớc tƣới có ý nghĩa quan trọng đối với các loài cây hoa cảnh, ngoài việc tƣới
nƣớc nhƣ một sự chăm sóc bình thƣờng thì nƣớc còn đƣợc sử dụng trong việc
tác động cho sự ra hoa, bảo quản hoa (Nguyễn Bảo Toàn, 2012). Theo Đặng
Phƣơng Trâm (2004), trong thời kỳ tƣợng nụ nếu thiếu nƣớc hoa sẽ không
hình thành hoặc không lớn nổi, nụ sẽ rụng bớt để tập trung cho một số nụ
chính. Khi tƣới nƣớc cho cây hoa Giấy cần lƣu ý về loại đất trồng, hệ thống rễ,

thời kỳ sinh trƣởng của cây, kích thƣớc của cây, kích thƣớc chậu và điều kiện
môi trƣờng, khí hậu để chọn lựa phƣơng pháp và lƣợng nƣớc tƣới phù hợp cho
cây sinh trƣởng và phát triển tốt nhất. Trong giai đoạn cây con hay việc thay
đất, cây chƣa quen với môi trƣờng mới thì lúc này cây cần nhiều nƣớc để giữ
tốt mầm sống và giúp cây lớn nhanh và phát triển tốt . Khi cây trƣởng thành,
hạn chế lại lƣợng nƣớc tƣới, chỉ cung cấp cho đất trồng vừa đủ ẩm vì trong
điều kiện đất đai khô ráo thì cây sẽ cho nhiều hoa và sức sống mạnh hơn. Cây
cần nhiều nƣớc hơn vào mùa khô và hạn chế tƣới nƣớc vào mùa mƣa, tƣới cây
vào buổi sáng hay chiều có nắng nhẹ cây dễ dàng thoát nƣớc hơn, tránh buổi
chiều tối vì trong điều kiện ẩm ƣớt cây sẽ dễ bị nhiễm sâu bệnh và thối rễ.
1.3.4 Phân bón
Hoa Giấy dễ trồng và dễ chăm sóc, không kén đất trồng nhƣ những loài cây
cảnh khác, do đó việc bón phân cho cây cũng đơn giản hơn. Đối với các loại
đất tốt, đủ dinh dƣỡng thì việc bón phân nhƣ bổ sung thêm dƣỡng chất; đối với
8


đất xấu, không đủ các nguyên tố dinh dƣỡng để nuôi cây thì nên sử dụng phân
chuồng hoai mục bón lót trƣớc khi trồng, hàng tháng bón thêm phân NPK với
lƣợng vừa đủ để bổ sung thức ăn cho cây. Không nên sử dụng phân bón quá
nhiều cho cây vì khi bón quá nhiều sẽ làm cho cây phát triển tăng trƣởng mà
kìm hãm lại sự ra hoa (Schoellorn và Alvarez, 2002). Phân bón có chứa nitơ
và photpho giúp cây khỏe mạnh và thúc đẩy sự nở hoa.
Phân đạm (N): là thành phần dinh dƣỡng quan trọng nhất, thúc đẩy sự tăng
trƣởng về chiều cao cây, sự phát triển của thân và lá, sự hình thành của rễ,hoa
quả và chồi mầm. Bón nitơ với lƣợng vừa đủ, tránh bón quá nhiều sẽ làm cây
tăng trƣởng lá quá mức, hạn chế lại sự ra hoa.
Phân lân (P2O5): thúc đẩy sự ra rễ và ra hoa, làm phân hóa mầm hoa, làm tăng
màu sắc hoa và kích thƣớc hoa.
Phân kali (K2O): thúc đẩy sự tổng hợp xenlulose, giúp cây cứng cáp. Nhu cầu

sử dụng tăng khi đến giai đoạn cây trƣởng thành và chuẩn bị ra hoa (Trần
Thanh Trúc, 2012).
1.3.5 Sâu bệnh
Hoa Giấy tƣơng đối ít bị sâu bệnh phá hoại nhƣng bộ phận của cây có thể bị
tổn thƣơng do rệp, phấn trắng, nhện, bƣớm, ốc, côn trùng tấn công… để lại
trên lá làm giảm sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Loài bƣớm (Asciodes
gordialis) nhỏ, màu xanh lục, ăn lá cây thỉnh thoảng ăn luôn cả hoa là loài phổ
biến gây hại trên cây hoa Giấy. Loài vật này không gây hại nghiêm trọng và
có thể sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt (Welshans, 2001).
1.4 SINH LÝ CỦA SỰ RA HOA VÀ SỰ RỤNG CỦA CƠ QUAN
1.4.1 Sự Ra Hoa:
1.4.1.1 Sinh học của quá trình ra hoa
Theo Bùi Trang Việt (2000) trích dẫn bởi Trần Văn Hâu (2005), hoa thành lập
từ chồi ngọn hay chồi nách qua 3 giai đoạn: sự chuyển tiếp ra hoa: mô phân
sinh dinh dƣỡng thành mô phân sinh tiền hoa - Đánh thức mô phân sinh chờ;
sự tƣợng hoa: sự sinh cơ quan hoa, sự phát triển của sơ khởi hoa làm chồi
phồng lên thành nụ hoa; sự tăng trƣởng và nở hoa: mầm hoa vừa hình thành có
thể tiếp tục tăng trƣởng và nở hoa hoặc vào đi vào trạng thái ngủ.
*Sự nở hoa: phát thể của hoa khi đã hoàn thành, có thể trở về trong trạng thái
nghỉ một thời gian. Sự nở hoa có 2 giai đoạn: sự tăng trƣởng: khi phát hoa tới
giai đoạn nghỉ nói trên thì nó gia tăng chiều dài rất mau. Phát hoa trồi ra khỏi
thân, cuống hoa dài ra; sự ra hoa thật sự: đài và cánh xòe ra, các chỉ của tiểu
nhụy co lại hay ngay ra (Trần Văn Hâu, 2005).

9


1.4.1.2 Kiểm soát sự ra hoa
Để kiểm soát sự ra hoa có 5 yếu tố cần lƣu ý: thời gian cây đƣợc chiếu sáng,
chất lƣợng ánh sáng, chất điều hòa sinh trƣởng Gibberellin (GA), cây đã

trƣởng thành và các mùa nở của hoa (trích dẫn bởi Mohammed, 2010).
Hoa Giấy sẽ ra hoa sớm hơn và tốt hơn nếu đƣợc đặt dƣới ánh sáng mặt trời
với cƣờng độ ánh sáng cao, nhiệt độ vừa phải (Kobayashi et al., 2007). Hạn
chế nƣới tƣới hoặc ngừng hẳn nguồn nƣớc để kích thích sự ra hoa. Quá nhiều
phân bón sẽ kích thích cây tăng trƣởng nhƣng ức chế sự nở hoa. Trồng cây
trong giá thể có khả năng thoát nƣớc tốt, tránh những loại giá thể giữ nƣớc sẽ
hạn chế sự ra hoa cho cây. Nitơ và phopho cần thiết cho sự ra hoa của cây hoa
Giấy với lƣợng vừa đủ. Việc cắt tỉa thƣờng sẽ giúp cây giữ đƣợc hình dáng và
kích thƣớc cây nhƣ mong muốn và thúc đẩy sự hình thành hoa. Theo Jame và
Jeffrey (1996), Daminozide gây ra hoa trong khi giảm tốc độ tăng trƣởng thực
vật. Áp dụng hydrazide malic sẽ ức chế chiều cao và tăng phân nhánh sẽ kích
thích cây ra hoa.
1.4.1.3 Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lên cây hoa Giấy
Tỉa có thể đƣợc áp dụng để cải thiện hình dạng cây, sữa chữa những tổn
thƣơng, tăng cƣờng ánh sáng, gây ảnh hƣởng lên sự tăng trƣởng thực vật và
kích thích ra hoa (Jean et al, 2007). Đồng thời, việc cắt tỉa sẽ quản lí tốt mầm
bệnh và côn trùng, cắt tỉa giúp cây trở nên gọn hơn, có thể tạo dáng cây theo ý
thích để cây trở nên thu hút và bắt mắt hơn. Đặc biệt, thuận lợi trong việc phát
triển cho nghệ thuật bon sai cây hoa Giấy. Mục đích quan trọng cuối cùng của
việc cắt tỉa là để phân phối ánh sáng giúp cho tán cây nhận đƣợc diện tích
chiếu sáng nhiều hơn để cây đạt chất lƣợng cao về hoa.
Cắt tỉa là cần thiết cho sự phát triển của cây vì việc cắt tỉa sẽ kích thích
tăng trƣởng mới cho cây, chồi sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng cƣờng hoa.
Tránh việc cắt tỉa quá thƣờng xuyên vì dễ dẫn đến sâu bệnh cho cây. Tỉa nên
thực hiện sau khi cây ra hoa, để kích thích và cây sẽ cho ra một đợt hoa mới.
Tỉa thúc đẩy sự trao đổi chất trong cây làm giảm hàm lƣợng cacbohydrate thúc
đẩy sự phát triển chồi hoa mới (Salakpetch et al. 1990 trích dẫn bởi
Mohammed, 2010).
1.4.1.4 Yêu cầu dinh dưỡng của sự ra hoa
Theo Trần Văn Hâu (2005), thông thƣờng sự dinh dƣỡng giàu đạm kích thích

sự phát triển dinh dƣỡng trong khi sự dinh dƣỡng giàu cacbon kích thích sự ra
hoa. Do đó, cần một tỉ lệ C/N thích hợp cho sự ra hoa, nếu tỉ lệ C/N:
Quá cao: sự phát triển dinh dƣỡng sẽ yếu (Nitơ là yếu tố giới hạn)
Cao: sự ra hoa đƣợc kích thích
Thấp: phát triển dinh dƣỡng mạnh
Quá thấp: phát triển dinh dƣỡng yếu (Carbon là yếu tố giới hạn)
10


1.4.2 Sự rụng của cơ quan
Theo Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu (2005), sự rụng là sự phân
tách một phần của cây khỏi cơ thể mẹ nhƣ sự rụng lá, rụng nụ, rụng quả,...Khi
có các yếu tố cảm ứng sự rụng thì lập tức trong lá và quả tăng cƣờng tổng hợp,
tích lũy ABA và ethylene, tầng rời xuất hiện và gây ra sự rụng. Sự rụng đƣợc
điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin/ABA + ethylene. Sự rụng là một trong những
quá trình sinh lý phức tạp gắn liền với tuổi và sự già hóa của các cơ quan. Quá
trình lão hóa của hoa gây ra bởi một số yếu tố nhƣ: sự căng thẳng về nƣớc; sự
suy giảm carbohydrate; vi sinh vật và các hiệu ứng ethylene (trích dẫn bởi
ABM Sharif Hossain et al., 2007).
1.4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng oxy
Theo Nguyễn Minh Chơn (2004), nhiệt độ và hàm lƣợng oxy ảnh hƣởng quan
trọng đến sự rụng, khi nhiệt độ hay hàm lƣợng oxy tăng cao sẽ làm gia tăng sự
rụng.
1.4.2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự rụng hoa
Auxin: auxin có thể ức chế sự rụng hoặc kích thích sự rụng. Hàm lƣợng auxin
nội sinh trong cơ quan giảm sẽ kích thích sự rụng. Xử lý auxin ngoại sinh ở vị
trí xa tầng rụng sẽ làm giảm sự lão hóa và ngƣợc lại. Auxin có hiệu quả rõ rệt
trong việc ức chế sự hình thành tầng rời vốn đƣợc cảm ứng hình thành bởi các
chất ức chế sinh trƣởng, do đó nó có thể kìm hãm sự rụng của lá, hoa và quả
(Hoàng Minh Tuấn và ctv., 2006). Theo Dimitrios et al. (2008) trích dẫn bởi

Mohammed et al. (2009), NAA là một hormone thực vật thuộc họ auxin, NAA
đƣợc sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết và còn đƣợc dùng để
nhân giống sinh dƣỡng của cây từ thân cây và lá cắt.
Cytokinin: cytokinin có tác dụng kích thích sinh trƣởng và làm giảm sự rụng.
Xử lý cytokinin ở vị trí trên tầng rụng hoặc trực tiếp sẽ ức chế sự rụng, xử lý
cytokinin ở vị trí xa tầng rụng sẽ kích thích sự rụng (Nguyễn Minh Chơn,
2004).
1.5 CÁC GIỐNG HOA GIẤY PHỔ BIẾN ĐÃ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH
Theo Kobayashi et al. (2007), Braswell (2002), Trần Hợp (2000) và áp dụng
phƣơng pháp hình thái học so sánh đã xác định đƣợc tên loài của 7 giống hoa
Giấy sƣu tập đƣợc, trong đó có 1 giống chƣa xác định đƣợc tên loài (Hứa Bảo
Khanh, 2011).
1.5.1 Hoa Giấy Hồng (Bougainvillea spectabilis)
Lá lớn dạng hình oval (Hình 1.6 A, trang 12), có gợn sóng dọc theo hai bên
bìa lá và có lớp lông tơ bao phủ, gân lá hình lông chim. Lá bắc (Hình 1.6 B,
trang 12) rộng hình oval mép lá bắc gợn sóng và có màu hồng. Hoa thật bên
trong có màu trắng, ống hoa có màu xanh pha chút hồng nhạt, bên trong ống
hoa màu xanh lục chứa 7-8 chỉ nhị màu xanh, bao phấn màu vàng.
11


A

B

C

Hình 1.6 Giống Hoa Giấy hồng; Lá cây hoa Giấy (A); Lá bắc
mang hoa (B); Chùm tụ tán ba hoa (C)


1.5.2 Hoa Giấy cẩm thạch (Bougainvillea spectabilis)
Lá dày dạng hình oval có đuôi nhọn, mép lá dợn sóng. Lá hoa Giấy cẩm thạch
có hai màu: xanh và vàng nhạt. Khi cây sắp ra hoa, lá non sẽ có màu xanh bên
trong và viền màu đỏ bên ngoài. Lá bắc hình oval tròn có màu hồng đỏ giống
màu của hoa Giấy đỏ huyết (Hình 1.7). Ống hoa có màu giống màu lá bắc,
trên thân ống có lớp lông tơ bao phủ, bên trong ống hoa mang 7-8 chỉ nhị màu
xanh.

Hình 1.7 Giống hoa giấy cẩm thạch

1.5.3 Hoa Giấy tím (Bougainvillea glabra)
Lá nhỏ dạng hình elip, đuôi lá nhọn. Lá non có màu xanh nhạt, có viền
nâu đỏ hai bên mép lá. Lá trƣởng thành có màu xanh lục đậm. Bề mặt lá nhẵn,
bóng và không có lớp lông tơ, mặt dƣới là có màu xanh nhạt và có gân nổi
màu xanh lục. Lá bắc nhỏ có hình tam giác, lá bắc mọc dọc theo nhánh. Hoa
thật bên trong có màu vàng nhạt, ống hoa có màu xanh phớt tím. Bên trong
ống hoa có màu xanh lục và 8 chỉ nhị (Hình 1.8, trang 13).

12


A

B

C

Hình 1.8 Giống hoa Giấy tím; Lá cây hoa Giấy (A); Lá bắc mang
hoa (B); Chùm tụ tán ba hoa (C)


1.5.4 Hoa Giấy mỹ (Bougainvillea glabra)
Lá nhỏ dạng hình tim, mép lá thẳng, mặt trên lá có lớp lông tơ bao phủ.
Lá mọc dày và khoảng cách giữa các mắt lá ngắn. Lá bắc nhỏ hình tim, mép lá
bắc thẳng, lá bắc có màu hồng tím. Lá bắc mọc thành chùm dày ở đầu mỗi
nhánh. Hoa thật bên trong có màu trắng, ống hoa giống với màu của lá bắc. Có
gai mập và ngắn (Hình 1.9).

A

B

C

Hình 1.9 Giống hoa Giấy mỹ; Lá cây hoa Giấy (A); Lá bắc mang hoa
(B); Hoa Giấy mỹ (C)

1.5.5 Hoa Giấy đỏ huyết (Bougainvillea Xbuttiana)
Lá dạng hình trứng tròn, mọc xen kẽ. Lá non có màu nâu đỏ, lá trƣởng
thành có màu xanh lục. Có lớp lông tơ bao phủ ở cả hai mặt trên và mặt dƣới
lá. Lá bắc mỏng dạng oval tròn, lá bắc có màu hồng đỏ. Lá bắc thƣờng mọc
thành chùm ở đầu mỗi nhánh. Hoa thật bên trong có màu kem, ống hoa có
màu giống với màu của lá bắc. Trên ống hoa có 5 đƣờng gân chia ống hoa
thành 5 phần, thân ống hoa có lớp lông mịn bao phủ (Hình 1.10, trang 14).

13


×