Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
______________________________________

QUÁCH THANH TOÁN

Đề tài
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU CÓ
BỔ SUNG TRUNG VI LƢỢNG (Mg, Zn, B) LÊN SINH
TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN
VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TRONG ĐIỀU KIỆN
THÍ NGHIỆM NHÀ LƢỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________

Luận văn tốt nghiệp

Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Đề tài:



HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU CÓ
BỔ SUNG TRUNG VI LƢỢNG (Mg, Zn, B) LÊN SINH
TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN
VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TRONG ĐIỀU KIỆN
THÍ NGHIỆM NHÀ LƢỚI

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

QUÁCH THANH TOÁN
MSSV: 3113680
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Xác nhận đề tài “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung vi
lượng (Mg, Zn, B) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc
màu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới” do sinh viên Quách Thanh Toán, lớp
Khoa học đất khóa 37, Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng

dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, thực hiện từ tháng 03 - 2014 đến tháng 07 - 2014.
Nhận xét của Cán bộ hƣớng dẫn: .................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Minh Đông

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận đề tài “Hiệu quả của
phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung vi lượng (Mg, Zn, B) lên sinh trưởng
và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà
lưới” do sinh viên Quách Thanh Toán, lớp Khoa học đất khóa 37, Bộ Môn Khoa
học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, thực
hiện từ tháng 03 - 2014 đến tháng 07 - 2014.
Nhận xét của Hội đồng chấm luận văn: .......................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Quách Thanh Toán

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Lòng biết ơn chân thành tới cha mẹ đã nuôi con khôn lớn nên ngƣời.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến
Thầy Nguyễn Minh Đông cố vấn học tập đồng thời là giáo viên hƣớng dẫn, đã chỉ
dẫn, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
Toàn thể Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian học tập rèn luyện tại trƣờng.
Anh chị Bộ môn Khoa Học Đất đã chia sẽ kinh nghiệm bổ ích, giúp đỡ để em hoàn
thành tốt luận văn.
Sự động viên, cổ v , chia s và giúp đỡ của các bạn lớp Khoa Học Đất khoá 37
trong suốt khóa học và quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chúc tất cả quý Thầy Cô, các anh chị trong Bộ môn Khoa Học Đất cùng các
bạn sức khỏe và thành công.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu
Khí Cà Mau, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi c ng nhƣ các sinh viên khác
hoàn thành tốt đề tài.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2014

QUÁCH THANH TOÁN

iv


LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên:

Quách Thanh Toán

Giới tính: Nam

Ngày sinh:

02/03/1992

Dân tộc: Kinh

Số điện thoại:

0907285592

Họ tên cha: Quách Thanh Quyển
Họ tên mẹ:

Đỗ Thị Tiến

Địa chỉ liên lạc: Số nhà 55, Ấp Ninh Lợi, Xã Ninh Quới A, Huyện Hồng Dân, Tỉnh
Bạc Liêu.

Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1998 – 2003: Trƣờng Tiểu Học Ninh Quới A
Năm 2004 – 2007: Trƣờng Trung Học Cơ Sở Ninh Quới A
Năm 2008 – 2010: Trƣờng Trung Học Phổ Thông Ninh Quới A
2011 - 2015: Sinh viên Ngành Khoa Học Đất Khóa 37, Bộ Môn Khoa học đất,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Email:
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 55, Ấp Ninh Lợi, Xã Ninh Quới A, Huyện Hồng Dân, Tỉnh
Bạc Liêu. Điện thoại: 0907285592.

Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2014

v


Quách Thanh Toán, 2014. “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung
trung vi lượng (Mg, Zn, B) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn và đất
xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học
Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Minh Đông.

TÓM LƢỢC
Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện nay chƣa chú trọng cho việc bón trung vi
lƣợng cho đất. Trong tình trạng thâm canh, tăng vòng quay của đất, đặc biệt là trên
các nhóm đất xám bạc màu và đất phèn khả năng thiếu trung vi lƣợng có thể xảy ra.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm: (i) Đánh giá hiệu quả của phân urea có bổ sung trung
vi lƣợng lên sinh trƣởng và năng suất lúa trên đất xám bạc màu và đất phèn. (ii) So
sánh hiệu quả của sản phẩm urea có bổ sung trung vi lƣợng với sản phẩm urea hạt

đục thông thƣờng. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong nhà lƣới Bộ môn Khoa Học
Đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trƣờng Đại học Cần Thơ, từ tháng
3/2014 đến 7/2014. Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm
thức: (1) không bón đạm (0N), (2) bón urea hạt đục, (3) bón urea-TE và 4 lần lặp lại
trên hai nhóm đất, đất xám bạc màu (Mộc Hoá) và đất phèn (Hoà An). Kết quả thí
nghiệm cho thấy, việc bổ sung các nguyên tố trung vi lƣợng vào phân urea hạt đục
Cà Mau ảnh hƣởng chƣa rõ đến các chỉ tiêu nông học (chiều cao, số chồi) và thành
phần năng suất (số bông/m2, trọng lƣợng 1000 hạt, số hạt trên bông, phần trăm hạt
chắc), qua các giai đoạn sinh trƣởng của lúa trên hai nhóm đất. Trọng lƣợng hạt ở
nghiệm thức bón urea-TE (26,8 gram/chậu) có xu hƣớng cao hơn so với nghiệm
thức bón urea hạt đục (26,1 gram/chậu) trên đất phèn. Tuy nhiên, trên đất xám bạc
màu trọng lƣợng hạt giữa hai nghiệm thức bón urea-TE và urea hạt đục tƣơng
đƣơng nhau (27,1 gram/chậu). Bên cạnh đó, hiệu quả nông học của sản phẩm urea
có bổ sung trung vi lƣợng và không bổ sung trung vi lƣợng tƣơng đƣơng nhau (14,8
kg hạt/kg N bón) trên đất xám bạc màu và trên đất phèn (26,4-26,0 kg hạt/kg N
bón). Việc bổ sung trung vi lƣợng (Mg, Zn, B) vào urea hạt đục Cà Mau chƣa
mang lại hiệu quả cao trong canh tác lúa trên nhóm đất xám bạc màu và đất phèn.
Qua đó, cần tiếp tục thử nghiệm sản phẩm urea có bổ sung nhiều loại trung vi
lƣợng, thử nghiệm nhiều vụ liên tiếp trên các nhóm đất khác nhau (đất mặn, đất
đỏ,…) và trên nhiều loại cây trồng khác nhau (bắp, đậu xanh,…) để thấy đƣợc hiệu
quả rõ hơn.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iv
LƢỢC SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................ v
TÓM LƢỢC ............................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1 Chức năng của các nguyên tố vi lƣợng ................................................................. 2
1.1.1 Chức năng các nguyên tố trung vi lƣợng trong đất ....................................... 3
1.1.2 Chức năng của các nguyên tố trung vi lƣợng trong cây ................................ 8
1.2 Một số nghiên cứu về vi lƣợng ở Việt Nam........................................................ 15
1.3 Một số sản phẩm phân bón có bổ sung vi lƣợng (TE). ....................................... 17
CHƢƠNG II. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................................ 18
2.1 Phƣơng tiện ......................................................................................................... 18
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................ 18
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 18
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm .................................................................... 18
2.2 Phƣơng pháp........................................................................................................ 19
2.2.1 Mô tả thí nghiệm .......................................................................................... 19
2.2.2 Phân bón và liều lƣợng bón ......................................................................... 19
2.2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại................................................................................. 19
2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp phân tích ................................................ 20
2.2.5 Tính toán số liệu năng suất và thành phần năng suất .................................. 20
2.2.6 Xử lý số liệu. ................................................................................................ 21
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 22
3.1 Đặc tính đất đầu vụ thí nghiệm ........................................................................... 22
3.2 Diễn biến pH nƣớc sau khi bón phân .................................................................. 22
3.3 Sinh trƣởng và phát triển của lúa ........................................................................ 23

vii


3.3.1 Chiều cao cây lúa ......................................................................................... 23
3.3.2 Số chồi lúa ................................................................................................... 24
3.4. Hiệu quả nông học ............................................................................................. 25
3.5 Thành phần năng suất và năng suất lúa............................................................... 26
3.5.1 Thành phần năng suất .................................................................................. 26
3.5.2 Sinh khối rơm và trọng lƣợng hạt ................................................................ 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Chu kỳ các nguyên tố vi lƣợng trong đất

1.2

Tƣơng quan giữa lƣợng vi lƣợng đƣợc hút thu và sự sinh

trƣởng trên cây trồng

11

1.3

Các mức độ thiếu, bình thƣờng và độc trong thực vật đối với
nhiều nguyên tố vi lƣợng

12

1.4

Vị trí và triệu chứng thiếu của một số trung vi lƣợng trên cây

14

3.1

Diễn biến pH nƣớc sau khi bón phân

22

ix

3


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Các dạng chủ yếu của nguyên tố vi lƣợng trong đất

4

1.2

Các dạng của nguyên tố vi lƣợng chiếm ƣu thế trong dung dịch đất

5

1.3

Chức năng của các nguyên tố vi lƣợng trong thực vật

9

2.1

Liều lƣợng và thời gian bón phân

19

2.2


Chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích

20

3.1

Đặc tính đất đầu vụ thí nghiệm

22

3.2

Chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trƣởng

23

3.3

Số chồi lúa qua các giai đoạn sinh trƣởng

24

3.4

Hiệu quả nông học trên đất xám bạc màu và đất phèn

25

3.5


Thành phần năng suất lúa trên đất xám bạc màu và đất phèn

26

3.6

Sinh khối rơm và trọng lƣợng hạt của lúa thí nghiệm

27

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Từ gốc

AE

Agronomic Efficiency

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EC

Electrical Conductivity


NSS

Ngày sau sạ

TE

Trace Elements

xi


MỞ ĐẦU
Ngày nay, do việc thâm canh trồng lúa trong thời gian dài đã làm cho đất trở nên
bạc màu, thiếu dinh dƣỡng. Bên cạnh đó, nông dân chủ yếu cung cấp dinh dƣỡng
cho đất qua phân hóa học đặc biệt là phân đa lƣợng (đạm, lân, kali), việc bổ sung
thêm các nguyên tố trung vi lƣợng cho đất rất ít đƣợc quan tâm. Điều đó gây nên
tình trạng mất cân bằng dƣỡng chất trong đất, ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây
trồng. Các nghiên cứu gần đây, cho thấy việc bổ sung các nguyên tố trung vi lƣợng
nhƣ (Mg, Zn, B) vào trong viên phân đạm (N) là một trong những hƣớng đi tích cực
vừa làm tăng độ cứng của viên phân, giảm đƣợc sự đóng bánh và vón cục khi bảo
quản, vừa giảm quá trình tan nhanh của urea, giảm lƣợng bụi trong sản xuất và làm
giảm sự mất N nên góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp các nguyên
tố trung vi lƣợng thiết yếu cho cây trồng (Reda Soliman Khalil, 2005). Tuy cây
trồng cần các nguyên tố vi lƣợng với hàm lƣợng rất nhỏ nhƣng nó có vai trò quan
trọng làm gia tăng năng suất và khả năng sinh trƣởng của cây trồng thậm chí với
một sự khác biệt nhỏ hàm lƣợng c ng gây ra sự khác biệt đáng kể cho cây trồng
(Claudio C. Pasion, 2001). Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của phân urea có bổ sung trung vi lƣợng ảnh hƣởng đến cây lúa nhƣ thế nào trên các
nhóm đất khác nhau (đất xám bạc màu, đất phèn). Do đó, đề tài “Hiệu quả của

phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung vi lượng (Mg, Zn, B) lên sinh trưởng
và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà
lưới” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân urea có bổ sung trung vi
lƣợng với phân urea hạt đục thông thƣờng trên hai nhóm đất khác nhau và làm cở
sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá hiệu quả của phân urea có bổ sung trung vi lƣợng lên sinh trƣởng và
năng suất lúa trên đất xám bạc màu (Mộc Hóa) và đất phèn (Hòa An).
- So sánh hiệu quả của sản phẩm urea có bổ sung trung vi lƣợng với sản phẩm urea
hạt đục thông thƣờng trên hiệu quả nông học, sinh trƣởng và năng suất lúa.

1


CHƢƠNG I
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Chức năng của các nguyên tố vi lƣợng
Nguyên tố vi lƣợng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống sinh vật, sự
thiếu vi lƣợng có thể đƣa đến ảnh hƣởng nghiêm trọng trên cây trồng nhƣ: cây
không tăng trƣởng, năng suất thấp và ngay cả cây trồng bị chết. Bổ sung vi lƣợng
trên đất thiếu vi lƣợng có thể đƣa đến sự gia tăng bất ngờ về phẩm chất và năng suất
cây trồng.
Vấn đề thiếu vi lƣợng trên cây trồng đƣợc quan tâm vì các lý do sau:
- Sự tăng năng suất do thâm canh kèm theo là số lƣợng lớn của vi lƣợng sẽ bị
lấy đi khỏi đất từ sản phẩm thu hoạch.
- Công nghệ tinh chế phân bón làm giảm các tạp khoáng mà các tạp khoáng
này lại chứa một lƣợng vi lƣợng có ý nghĩa.
- Kiến thức về dinh dƣỡng cây trồng và phƣơng pháp phân tích trong phòng
thí nghiệm ngày càng đƣợc nâng cao đã giúp chẩn đoán thiếu vi lƣợng tốt
hơn so với trƣớc đây.
- Nông sản đƣợc trồng trên đất thiếu vi lƣợng đƣa đến thiếu khoáng vi lƣợng

trên ngƣời, ngay cho dù cây trồng không có biểu hiện triệu chứng thiếu.
Vấn đề vi lƣợng c ng đƣợc quan tâm về mặt độc tính khi nồng độ cao. Mức
độc của vi lƣợng đối với cây trồng hoặc động vật có thể phát sinh do điều kiện tự
nhiên của đất, do ô nhiễm, hoặc do sử dụng đất không hợp lý. Hàm lƣợng của vi
lƣợng cao trong đất thƣờng đƣa đến ô nhiễm nguồn nƣớc và nhƣ thế sẽ đe doạ đến
sức kho con ngƣời và động vật. (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Mặc khác, các nguyên tố vi lƣợng còn thực hiện những chức năng quan trọng
trong hoạt động sống của cơ thể thực vật. Các nguyên tố vi lƣợng tham gia vào các
quá trình oxy hóa-khử, quang hợp, trao đổi N và cacbonhydrat của thực vật, tăng
tính chống chịu của cơ thể thực vật đối với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng.
Thiếu hụt các nguyên tố vi lƣợng có thể gây nên nhiều bệnh tật và không hiếm
trƣờng hợp cây bị chết ở tuổi cây con. (Nguyễn Nhƣ Khanh và Cao Bằng Phi,
2006).

2


1.1.1 Chức năng các nguyên tố trung vi lƣợng (Cu, Fe, Mn, Mg, Zn, B) trong
đất
Lƣợc đồ tổng quát phản ảnh các đƣờng dẫn khác nhau đối với nguyên tố vi
lƣợng trong đất đƣợc trình bày trong Hình 1.1. Sự chiếm ƣu thế của một tiến trình
nhất định sẽ phụ thuộc vào loại nguyên tố và loại đất. Hàm lƣợng vi lƣợng hoà tan
có thể đƣợc tạo ra từ các nguồn nhƣ sự phong hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, hoặc do
bón vào dạng muối hoà tan. Dạng vi lƣợng hoà tan này có thể trải qua một số phản
ứng. Nhiều chất vi lƣợng hoà tan có thể dễ dàng kết tụ trong đất. Một số có thể bị
hấp thu do cây trồng hoặc vi sinh vật. Sản phẩm của thu hoạch hoa màu qua nhiều
vụ sẽ lấy đi một lƣợng đáng kể của vi lƣợng từ đất. Chất mùn, là sản phẩm của thải
thực vật, c ng là nguồn dự trữ của vi lƣợng mà nó sẽ đƣợc vi sinh vật phân huỷ và
phóng thích chất vi lƣợng hữu dụng lại cho cây trồng.
Sự hấp phụ các vi lƣợng bởi chất hữu cơ hoặc khoáng sét là cơ chế quan trọng

làm giảm nguồn vi lƣợng hoà tan trong dung dịch đất. Cuối cùng, các vi lƣợng có
thể bị rửa trôi khỏi đất. Tuy nhiên, sự mất vi lƣợng trong dung dịch đất qua tiến
trình rửa trôi là không đáng kể.

Hình 1.1 Chu kỳ các nguyên tố vi lƣợng trong đất (Foth et al. 1996)

3


Các dạng vi lƣợng trong đất
Trong đất vi lƣợng tồn tại ở hai dạng. Vi lƣợng dạng vô cơ xuất hiện một cách
tự nhiên trong khoáng chất của đất. Loại mẫu chất mà đất đƣợc phát triển và hình
thành đất xác định nguyên tố vi lƣợng nào có trong đất. Khi những khoáng chất bị
phá huỹ trong quá trình hình thành đất, vi lƣợng dần dần đƣợc phóng thích dƣới
dạng hữu dụng cho cây trồng. Có 2 nguồn vi lƣợng hữu dụng trong đất: Dạng ngoại
hấp trên keo đất (là những phân tử đất rất nhỏ) và dạng muối hoà tan trong dung
dịch đất.
Dạng vô cơ: Dạng của nguyên tố vi lƣợng thay đổi đáng kể trong các loại đất.
Khoảng biến động về hàm lƣợng của các nguyên tố này đƣợc trình bày trong
Bảng 1.1.
Dạng khoáng của các nguyên tố vi lƣợng đƣợc sản sinh từ sự phân huỷ khoáng
và trong tiến trình hình thành đất. Trong một số trƣờng hợp, dạng oxid và sulfide
của các nguyên tố nhƣ Fe, Mn, và Zn đƣợc hình thành (Bảng 1.1). Các khoáng
silicate thứ sinh, bao gồm các khoáng sét có thể chứa số lƣợng đáng kể của Fe và
Mn và một lƣợng nhỏ của Zn.
Bảng 1.1 Các dạng chủ yếu của 4 nguyên tố vi lƣợng, trong đất và hàm lƣợng trong
sản phẩm sau thu hoạch (Brandy N.C và csv.2002)
Nguyên
tố


Dạng
chủ yếu

Khoảng biến
động
kg/ha/15cm

Fe

Oxid,
Sunfide
silicat

Mn

Oxid
silicat
carbonat

Zn

Cu

Hàm lƣợng tiêu biểu
Đất
kg/ha/15cm

20000 - 220000

Cây trồng


Tỷ lệ

kg trong cây/ha

đất/cây

56000

2

28000

45 - 9000

2200

50

4400

Sulfit
carbonat
silicat

25 - 700

110

30


366

Sulfid
carbonat
oxid

4 - 2000

45

10

450

4


Dạng hữu cơ: Chất hữu cơ là nguồn thứ sinh quan trọng của một số nguyên tố
vi lƣợng. Nhiều nguyên tố bị cầm giữ chặt qua phối hợp phức tạp với keo hữu cơ.
Cu bị cầm giữ chặt với chất hữu cơ vì thế độ hữu dụng của nó rất thấp trong đất hữu
cơ (Histosol). Quan sát trên phẫu diện của đất không canh tác, hàm lƣợng cao hơn của
vi lƣợng thƣờng đƣợc tập trung trên lớp đất mặt mà nó nằm trong chất hữu cơ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng chất hữu cơ và Cu,
Mo và Zn. Rõ ràng sự phân huỷ chất hữu cơ là nguồn vi lƣợng quan trọng cho phì
nhiêu đất.
Dạng hòa tan trong dung dịch đất: Các dạng vi lƣợng chiếm ƣu thế trong
dung dịch đất đƣợc liệt kê trong Bảng 1.2. Sự hiện diện của các dạng này đƣợc
quyết định do pH và điều kiện thoáng khí của đất. Các cation đơn giản có khuynh
hƣớng chiếm ƣu thế dƣới điều kiện đất chua. Dạng hydroxy cation càng chiếm ƣu

thế khi pH đất gia tăng. Đối với Mn sự di động đặc biệt bị ảnh hƣởng từ pH.
Bảng 1.2 Các dạng của nguyên tố vi lƣợng chiếm ƣu thế trong dung dịch đất
(Lindsay, 1792)
Nguyên tố vi lƣợng

Dạng chiếm ƣu thế trong dung dịch đất

Sắt

Fe2+, Fe(OH)2+, Fe(OH)2+, Fe3+

Mangan

Mn2+

Kẽm

Zn2+, Zn(OH)+

Đồng

Cu2+, Cu(OH)+

Đồng trong đất: Trong đất đồng hiện diện ở dạng Cu2+. Tuy nhiên sự khử
đồng thành Cu+ hoặc Cu0 có thể xảy ra trong điều kiện khử, nhất là khi có sự hiện
diện của ion sulfite. Đồng có thể kết hợp với sulfite thành dạng Cu2S, CuS. Trong
điều kiện khử, đồng di động kém và có thể bị hấp phụ bởi chất hữu cơ, khoáng sét
silicate, các oxide khi pH tăng. Ở pH cao, đồng có thể bị kết tủa ở dạng hydroxit,
oxide hoặc hydroxid-cacbonate chất hữu cơ tạo phức với đồng chặt hơn bất cứ các
nguyên tố hóa trị 2+ khác. (Mc Bride, 1994). Tổng giá trị hàm lƣợng Cu tổng số

trung bình trong đất những loại khác nhau trên tất cả thế giới thì đƣợc báo cáo dao
động khoảng giữa 20 đến 30 mg/kg (Alloway, 1995). Tuy nhiên, giá trị dƣới
10 mg/kg thì thƣờng đƣợc trích dẫn (cited) phổ biến và nhƣ vậy, phạm vi toàn cầu
hàm lƣợng đồng trung bình đƣợc nói đến (cited) là từ 8 mg/Kg trong đất cát axit
đến 80 mg/Kg trong đất sét nặng (Kabata-Pendias và Pendias 2001). Các nguồn
khác (Aaseth and Norseth 1986; ATSDR 1990) đƣa ra phạm vi toàn cầu hàm lƣợng
Cu trong đất khoảng từ 2-250 mg/Kg.
5


Sắt trong đất: Trong đất, Fe xuất hiện phổ biến ở những dạng oxit và hyđroxit,
nhƣ những hợp chất vô định hình, những phân tử nhỏ, trong keo đất và mạch bao
phủ trên những khoáng chất khác hoặc các hạt. Sự tích l y Fe trong các phiến sét và
nốt sần quan sát thấy phổ biến nhất. Ngoài ra, Fe thƣờng bị kiềm giữ (dạng chelate)
bởi những chất hữu cơ bền vững có mùn và không mùn, đặc biệt trong những lớp
đất mặt (Karczewska, 2002). Những hợp chất hữu cơ và khoáng của Fe thì dễ dàng
chuyển đổi trong đất, và cả vật chất hữu cơ và những vi sinh vật xuất hiện có một
tác động đáng kể trong sự hình thành của những oxit Fe, c ng nhƣ những dạng của
chúng (tinh thể, bán tinh thể, vô định hình).
Đặc biệt một số vi khuẩn (ví dụ: Thiobacillus, Metallogenium sps.) tham gia
trong sự tích l y và chu trình của Fe (Megonigal et al. 2003). Tan (1998) đã nhấn
mạnh rằng cơ chế ràng buộc khác nhau giữa những sinh vật sống, nhƣ vi khuẩn và
nấm, đất sét và chất mùn tham gia vai trò quan trọng trong sự phân bố Fe. Sự lắng
tụ của Fe do sự tích tụ của Fe(OH)3 ở bề mặt tế bào vi khuẩn quá trình tƣơng đối
phổ biến trong đất (Paul và Clark, 2000).
Phần lớn sự thiếu Fe trong đất xuất hiện trong điều kiện khí hậu khô cằn và có
liên quan đến đất vôi hóa và kiềm, hay những loại đất khác. Trong vùng khí hậu ẩm
ƣớt, với những loại đất axit chiếm ƣu thế, sự thiếu hụt Fe phần lớn không xuất hiện.
Tuy nhiên, một số hoạt động của con ngƣời, nhƣ bón phân không đúng cách ảnh
hƣởng đến cân bằng hóa học của đất bởi những hoạt động khắc phục, có thể ảnh

hƣởng đến sự hiện diện Fe thấp trong thực vật. Bocanegra et al, (2004) báo cáo rằng
Fe có thể là một nguồn dễ dàng sẵn có cho thực vật.
Kẽm trong đất: Nguồn gốc kẽm là trong đất, trầm tích sông, nƣớc ngầm,
không khí và sinh vật. Kẽm hiện diện trong môi trƣờng chủ yếu là từ các hoạt động
của con ngƣời trong hoạt động nông nghiệp đƣợc biết để tăng hàm lƣợng Zn của lớp
đất bề mặt. Zn đƣợc phân bố không đều trong đất và nồng độ của nó khoảng giữa 10
đến 300mg/kg, với hàm lƣợng trung bình khoảng 50mg/kg (Malle 1992). Zn di
động chủ yếu tùy thuộc vào sự hòa tan các hydroxid, cacbonat và sulfite kẽm, sự
thay đổi của pH (Đặng Kim Chi, 1999). Mặc dù Zn rất di động trong hầu hết các
loại đất, trong những lớp đất sét khả năng giữ Zn rất mạnh, đặc biệt ở chế độ pH
kiềm và trung tính (Kabata-Pendias và Pendias 2001; Peganova và Edler 2004;
Shtangeeva et al, 2005).
Magiê trong đất: Hàm lƣợng Mg trong đất biến thiên từ 0,1-3,0%, Mg có
hàm lƣợng thấp trên các loại đất cát thô, và cao trên các loại đất có sa cấu mịn (có
thể đạt 4%). Mg trong đất đƣợc tạo thành từ sự phân hủy các loại đá nguyên sinh
nhƣ, dolomite [CaMg(CO3)2], olivine, biotite serpentine [Mg6(OH)8(Si4O16)]. Mg
6


trong các khoáng sét thứ sinh nhƣ chlorite, illite, montmorillonite và vermiculite.
Mg trong khoáng sét thứ sinh hữu dụng chậm và có thể đƣợc giải phóng bởi tiến
trình trực di và do cây trồng hút.
Mg trong đất hữu dụng cho cây trồng dƣới dạng trao đổi hoặc hòa tan trong
nƣớc. Sự hấp thu Mg của cây tùy thuộc vào nồng độ Mg hiện diện trong đất, pH
đất, mức bão hòa Mg, sự hiện diện các cation trao đổi và loại khoáng sét. Cây trồng
thiếu Mg xảy ra trên các loại đất có tỉ lệ Ca/Mg nhỏ hơn 7/1. Trên nhiều vùng khí
hậu ẩm ƣớt, đất có sa cấu thô, sử dụng vôi với liều lƣợng cao có thể dẫn đến cân
bằng Ca/Mg không thích hợp, và triệu chứng thiếu Mg chắc chắn xảy ra trên cây
trồng. Magiê trao đổi thƣờng chiếm từ 4-20% các cation trao đổi trong đất. Nhƣng
trong các loại đất hình thành từ đá serpentine, hàm lƣợng Mg trao đổi trong đất có

thể cao hơn Ca. Mức giới hạn bảo hòa Mg trong các loại đất cần thiết cho sự sinh
trƣởng của cây, thông thƣờng chỉ số bảo hòa Mg dựa trên đặc tính đất, cây trồng và
các yếu tố khác.
Boron trong đất: B trong đất tồn tại dƣới dạng các hợp chất khoáng, trên bề
mặt khoáng sét và oxit sắt, oxit nhôm, dạng kết hợp với chất hữu cơ và acid boric
(H3BO3) hay B(OH)4- trong dung dịch đất. Mức độ B tổng số của một số loại đất
khoảng 2-100ppm trung bình khoảng 30ppm. Giá trị thấp nhất đƣợc tìm thấy trong
đất xuất phát từ đá hỏa nham axit và trầm tích nƣớc ngọt (đặc biệt là đất có sa cấu
thô), và đất có lƣợng hữu cơ thấp. Ngƣợc lại, đất đƣợc hình thành từ đá phiến sét,
hoàng hổ và đất phù sa giá trị B tổng số cao hơn. Đất chứa vôi chứa hàm lƣợng B
cao bởi vì hàm lƣợng B tập trung cao trong khoáng đá vôi trong suốt quá trình hình
thành đất. B dễ xảy ra hiện tƣợng rửa trôi, trên cơ sở này đất ở những vùng khô hạn
và bán khô hạn hàm lƣợng B cao hơn ở những vùng ẩm. Nƣớc biển chứa B đáng kể
(4,7 ppm) vì vậy, đất bị ảnh hƣởng bởi nƣớc mặn chứa hàm lƣợng B cao.
B tổng số không là chỉ số tốt của B hữu dụng đối với cây trồng. Dạng B dễ
thấy nhất chứa trong đất khoáng là flourin borosilicate-tourmaline. Nó có sức chịu
đựng đối với sự phong phú, sự cung cấp B cho cây trồng từ nguồn này thì không
đáng kể. B đƣợc hiện diện dạng B ngoại hấp (phân tử Boric acid và ion borate
B(OH)42- ). Dạng này đều khiển độ hữu dụng B của cây trồng. B c ng hiện diện
trong phức hệ hữu cơ đất. B hiện diện ở dạng hòa tan trong nƣớc là hữu dụng đối
với cây trồng. B hòa tan trong nƣớc nóng đƣợc xem nhƣ hữu dụng cho cây trồng và
hàm lƣợng của nó nói chung nằm ở khoảng 0,1-3,0 ppm. Tuy nhiên, đất khô hạn thì
có giá trị B cao hơn.Độ hữu dụng của B giảm khi pH đất tăng, ngoại trừ đất mặn
sodic. Đất có vôi có thể thiếu B hoặc do pH của chúng khá cao. Việc bón vôi đƣợc
biết là làm giảm sự hữu dụng của B. Vật liệu hữu cơ ảnh hƣởng mạnh đến B hữu
7


dụng trong đất. Phức hợp B với hữu cơ ngăn ngừa mất B do rửa trôi, và tạo sự tích
l y B trong tầng đất mặt. Chất hữu cơ làm giảm bớt các kết quả xấu do việc gia tăng

pH trên B hữu dụng. Hàm lƣợng B hữu dụng cao trong đất đƣợc bón hữu cơ. Đất có
hữu cơ thấp, có sa cấu thô vốn rất thấp B hữu dụng. Mức độ B hữu dụng thấp trong
đất cát, ở những vùng có lƣợng mƣa cao mà nơi đó B bị rửa trôi xuống phẩu diện.
Khi đất trở nên khô, khả năng cố định lại B ở dạng không hữu dụng tăng lên.
Điều kiện khô hạn tạm thời ngăn chặn rễ hút chất dinh dƣỡng trong tầng đất mặt
giàu B. Trong cả hai trƣờng hợp này đều đƣa đến sự thiếu B. Điều kiện ẩm độ đƣợc
xem là thúc đẩy sự hữu dụng của B. Triệu chứng thiếu B ít xảy ra trên cây trồng
đƣợc tƣới do sự góp phần đáng kể của B từ nƣớc tƣới. Đồng thời B cao (>0,76ppm)
có thể gây độc và làm hại đến cây trồng nhạy cảm. Điều kiện ánh sáng cao có thể
dẫn đến sự thiếu B trong cây trồng bởi vì giá trị ngƣỡng B gia tăng. Canxi đối
kháng với B hữu dụng trong cây trồng.
Vì vậy B hữu dụng rất thấp trên đất kiềm, khi Ca cao đẩy mạnh sự thiếu B,
đồng thời Ca có thể ngăn chăn sự ngộ độc B trên đất có B hữu dụng cao. Các cây
trồng khác nhau nhu cầu cần B của chúng khác nhau. Ng cốc cần nhiều B, tuy
nhiên tính nhảy cảm của chúng đối với B tƣơng đối thấp khi hàm lƣợng B trong đất
giảm. Ngƣợc lại, các cây họ đậu và cây họ cam quýt có nhu cầu B cao và thƣờng
xuyên chịu sự thiếu B.
Mangan trong đất: Hàm lƣợng của Mn hòa tan trong đất thay đổi rất cao phụ
thuộc vào pH của đất và tính chất của đất (Karczewska, 2002). Tất cả những hợp
chất Mn là những thành phần cấu thành rất quan trong của đất. Sự di động của Mn
trong đất thì phụ thuộc rất cao vào pH và tiềm năng oxy hóa khử. Những thay đổi
rất nhỏ của pH c ng có thể ảnh hƣởng đến Mn đƣợc chứa trong dung dịch đất. Hàm
lƣợng của Mn trong các dung dịch đất biến đổi rất cao từ 252000µg/L, phụ thuộc
vào những loại đất và những phƣơng pháp kỹ thuật đạt đƣợc trạng thái hòa tan.
(Kabata-Pendias và Pendias 2001).
1.1.2 Chức năng của các nguyên tố trung vi lƣợng (Cu, Fe, Mn, Mg, Zn, B)

trong cây
Các nguyên tố vi lƣợng đóng vai trò phức tạp trong dinh dƣỡng cây trồng. Một
số vi lƣợng tham gia trong một số hệ thống phân hoá tố (Bảng 1.3). Có sự khác biệt

đáng kể về chức năng đặc biệt của các nguyên tố vi lƣợng trong cây trồng và trong
tiến trình sinh trƣởng của vi sinh vật. Thí dụ, Cu, Fe, và Mo có khả năng hoạt động
nhƣ là chất mang điện tử trong hệ thống phân hoá tố mà nó đƣa đến các phản ứng
oxy hoá-khử trong cây trồng. Các phản ứng này là các bƣớc cần thiết trong quang
tổng hợp và nhiều tiến trình biến dƣỡng khác.
8


Bảng 1.3 Chức năng của các nguyên tố vi lƣợng trong thực vật
Nguyên tố vi lƣợng

Chức năng thực vật

Kẽm

Hiện diện trong nhiều phân hoá tố: dehydrogenase,
proteinase, peptidase; xúc tiến kích thích tố sinh trƣởng và
hình thành tinh bột; xúc tiến sự chín và hình thành hạt.

Sắt

Hiện diện trong nhiều phân hoá tố: peroxodase, catalase,
và cytochrome oxidase; đƣợc tìm thấy trong ferodoxin mà
chất này tham gia trong phản ứng oxy hoá-khử (thí dụ sự
khử NO3-, SO42- và sự cố định N); quan trọng trong sự
hình thành diệp lục tố.

Đồng

Hiện diện trong phân hoá tố laccase và nhiều oxidase

khác; quan trọng trong quang tổng hợp, biến dƣỡng
carbohydrate và protein, và có lẽ trong cố định đạm.

Mangan

Hoạt hoá các phân hoá tố decarboxylase, dehydrogenase,
và oxidase; quan trọng trong quang tổng hợp, biến dƣỡng
đạm, và đồng hoá đạm.

Nguồn: Brady, N.C. 2002

Đồng trong cây: Hàm lƣợng Cu trong thực vật khác biệt rất lớn và đƣợc kiểm
soát bởi một vài nhân tố làm giảm tính di động của Cu trong đất và đặc tính của
thực vật đóng vai trò tham gia đáng kể. Cây trồng từ những quốc gia khác nhau
chứa hàm lƣợng Cu tƣơng đối giống nhau. Trung bình hàm lƣợng Cu trong lúa mì
khác nhau từ 3,8 đến 6,7 (mg/kg) và trong thực vật chứa hàm lƣợng Cu khoảng
3-8 mg/kg. Trung bình hàm lƣợng Cu trong cây trồng dùng để ăn khác biệt cho thấy
sự biến đổi khá nhỏ giữa các quốc gia. Hàm lƣợng Cu trong cỏ, khoảng từ
2-10mg/Kg và trong cỏ 3 lá, từ 7-15mg/kg. (Alina Kabata-Pendias và Arun
B.Mukherjee, 2007).
Sắt trong cây: Cơ chế của sự hấp thụ Fe bởi thực vật và vận chuyển trong thực
vật, c ng nhƣ chức năng trao đổi chất của nó đã đƣợc ghi nhận từ nhiều nghiên cứu
bởi vì Fe là một kim loại quan trọng trong sự vận chuyển năng lƣợng cần thiết cho
sự tổng hợp và những quá trình sống khác của tế bào. Hiện tại những kiến thức về
vấn đề này đã đƣợc xem xét bởi một số nhà khoa học và đƣợc biên soạn bởi
Kabata-Pendias và Pendias (2001).

9



Kẽm trong cây: Zn tham gia vai trò chuyển hóa thiết yếu trong thực vật, là
một thành phần hoạt động của những trạng thái khác nhau của enzym, nhƣ là
dehydrogenase, proteinases, peptidases, và phosphohyrolases. Nhƣ vậy, chức năng
cơ bản Zn thì có liên quan đến sự chuyển hóa của carbonhydrate, protein và
phosphate và cả những auxin, RNA, và sự hình thành ribomsome. Sự thiếu Zn trong
thực vật đƣợc theo dõi chung khi thực vật chứa ít hơn 20 mg/kg và những ảnh
hƣởng độc tính có thể xảy ra khi hàm lƣợng vƣợt 300–400 mg/kg (Boawn và
Rasmussen 1971; Vitosh et al, 1994). Những giá trị này có khác biệt đáng kể bởi vì:
“Sự thiếu Zn phản ánh cả những yêu cầu của mỗi kiểu di truyền và tác động của sự
tƣơng tác của Zn với yếu tố khác trong mô thực vật” (Kabata-Pendias và Pendias
2001)
Magiê trong cây: Mg có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng vì Mg nằm
trong thành phần cấu tạo nên diệp lục tố, giữ đƣợc khoảng pH thích hợp với hoạt
động sinh lý của cây, có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, Mg cần thiết
cho men RNA polymeraz vì vậy cần cho việc tạo thành RNA trong nhân tế bào.
Thiếu Mg việc tổng hợp RNA ngừng lại. Mg có vai trò quan trọng trong tổng hợp
ATP. Việc tổng hợp ATP (ADP + Pi ATP) cần Mg làm thành phần liên kết giữa
ADP và enzym, Mg góp phần vào việc chuyển hóa năng lƣợng và đồng hóa P của
cây, Mg nằm trong thành phần của phytin nên có ảnh hƣởng đến sự hút và đồng hóa
lân. Mg tạo thuận lợi cho việc hình thành các lipid. Hàm lƣợng Mg trong cây tùy
thuộc vào loại cây và các bộ phận khác nhau của cây.
Boron trong cây: Trong cây trồng, B có vai trò hoạt hóa dehydrogenase, tạo
thuận lợi cho việc chuyển hóa đƣờng và tổng hợp các axit nucleic và kích thích tố
thực vật, cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào. B là nhân tố phụ của nhiều
hệ enzyme. Thiếu B, các điểm sinh trƣởng của thân, rễ, lá chết dần, vì B có vai trò
lớn trong trao đổi glucid. Thiếu B thì trong lá tích l y nhiều đƣờng làm cho đỉnh
sinh trƣởng thiếu glucid sinh ra hiện tƣợng dƣ thừa NH3 vì glucid là chất nhận rất
tốt NH3. Gần đây ngƣời ta cho rằng điểm sinh trƣởng chết vì trao đổi acid nucleic bị
đảo lộn. Thiếu B hàm lƣợng ARN và ATP trong các điểm sinh trƣởng của thân bị
giảm sút rõ rệt do quá trình trao đổi năng lƣợng bị giảm sút.

B còn có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase, B đảm bảo O2 cho
rễ, B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng chống lốp đổ. B
làm tăng sự hút cation trong quá trình dinh dƣỡng, thúc đẩy sự vận chuyển P trong
cây. Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm xuống, làm rối loạn quá trình hình thành
vách tế bào. Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng B có ảnh hƣởng đến quá trình

10


tổng hợp sắc tố, ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp, dinh dƣỡng khoáng, trao đổi
đạm, quá trình thụ phấn và đậu quả của cây.
Mangan trong cây: Mn là nguyên tố cần thiết cho sự chuyển hoá N trong một
số vi sinh vật và cây trồng. Nồng độ của Mn khá dao động trong các loại thực vật,
từng bộ phận và trong suốt giai đọan sinh trƣởng. Thông thƣờng hàm lƣợng tăng
cao ở những bộ phận của cây lâu năm. Giữa những thực vật làm thức ăn, hàm lƣợng
Mn cao hơn trong hạt ng cốc, trung bình 27–50 mg/kg (Kabata-Pendias và
Pendias, 2001).
Mn và Fe là thành phần của nitrogenase, là chất cần thiết cho tiến trình cố định
N cộng sinh và không cộng sinh. Zn đóng vai trò trong tổng hợp protein, trong sự
hình thành một số kích thích tố sinh trƣởng thực vật và trong tiến trình sinh sản của
một số cây trồng. Cu có liên quan đến quang tổng hợp và hô hấp và trong sử dụng
Fe. Nó c ng kích thích sự gỗ hoá của vách tế bào.
Mọi thứ đều trở thành độc nếu sử dụng với lƣợng lớn. Khi hàm lƣợng dinh
dƣỡng trong đất thấp, sinh trƣởng cây trồng sẽ giảm (khoảng thiếu) (Hình 1.2). Khi
hàm lƣợng dinh dƣỡng gia tăng, cây trồng hút nhiều hơn và gia tăng sinh trƣởng
(khoảng đủ), nếu hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất cao hơn nữa, cây trồng sẽ hút quá
nhiều đƣa đến các phản ứng sinh lý trái nghịch (khoảng thừa).

Hình 1.2 Tƣơng quan giữa lƣợng vi lƣợng đƣợc hút thu và sự sinh trƣởng trên
cây trồng (Brady N.C và csv. 2002)


11


Đối với các nguyên tố đại lƣợng, khoảng đủ thì rất rộng và khả năng gây độc
hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên đối với vi lƣợng, sự khác nhau giữa mức độ thiếu và độc
thì rất hẹp. Thí dụ trƣờng hợp của Bo và Mo, sự ngộ độc trầm trọng có thể xảy ra do
bón phân chỉ ở lƣợng 3 đến 4 kg/ha mà trƣớc đây đất thiếu các vi lƣợng này. Do đó
việc bón vi lƣợng cần phải thận trọng, đặc biệt trong duy trì cân bằng dinh dƣỡng.
Hàm lƣợng vi lƣợng trong cây trồng rất nhỏ, tuỳ theo loại vi lƣợng mà cấp độ của
nó so với nguyên tố đại lƣợng thì rất khác nhau (Viets, 1965).
Khoảng giới hạn hàm lƣợng nhiều loại vi lƣợng trong mô thực vật đƣợc xem
là thiếu, đủ và độc đƣợc trình bày trong Hình 1.3

Hình 1.3 Các mức độ thiếu, bình thƣờng và độc trong thực vật đối với nhiều
nguyên tố vi lƣợng (Brady N.C và csv. 2002)
Sự xuất hiện triệu chứng thiếu thì hơi khác nhau đối với mỗi loại cây trồng và
loại dinh dƣỡng. Tuy nhiên, có sự xác định về một số đặc tính di truyền về triệu
chứng thiếu cho mỗi loại dƣỡng chất. Mỗi triệu chứng thiếu dƣỡng chất đều có sự
khác nhau về: màu sắc, vị trí thiếu trên cây, lá úa và sự chết hoại rìa lá.
Triệu chứng thiếu thƣờng đƣợc biểu hiện khi cung cấp không đủ dinh dƣỡng
và điều này đƣợc sử dụng trong chẩn đoán. Hầu hết các vi lƣợng là tƣơng đối bất
động trong cây là vì cây không thể vận chuyển hiệu quả chất dinh dƣỡng từ lá già
sang lá non. Do đó, triệu chứng thiếu thƣờng thể hiện rõ nét nhất trong lá non
(Hình 1.4).

12



×